BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
============
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó
trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”
Họ và tên
Mã số sinh viên
Lớp tín chỉ
GV hướng dẫn
Hà Nội – Tháng 5 năm 2022
0
TIEU LUAN MOI download :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
============
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ
giữa nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu
quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”
Hà Nội – Tháng 5 năm 2022
TIEU LUAN MOI download :
MỤC LỤ
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
NỘI DUNG....................................................................................................................................... 2
PHẦN I: Quan điểm biện chứng về hình thức và nội dung.................................. 2
1. Nội dung và hình thức là gì?........................................................................................ 2
a. Nội dung............................................................................................................................ 2
b. Hình thức.......................................................................................................................... 2
c. Một số ví dụ...................................................................................................................... 3
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức...................................... 3
a. Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau. . .3
b. Nội dung quyết định hình thức.............................................................................. 4
c. Hình thức khơng thụ động mà tác động trở lại nội dung..........................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận........................................................................................... 5
a. Khơng được tách rời nội dung với hình thức.................................................. 5
b. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật.............................. 6
c. Phải theo dõi sát sao mối quan hệ giữa nội dung và hình thức..............6
d. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật........................................... 7
PHẦN II: Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu,
học tập của sinh viên................................................................................................................ 7
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 9
TIEU LUAN MOI download :
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các hoạt động nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng,
mỗi chúng ta có những phương pháp nghiên cứu khác nhau dựa vào cách nhìn
nhận các sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù quan sát ở hệ
quy chiếu nào đi chăng nữa, chúng ta cũng cần nắm bắt được bản chất và nguồn
gốc của vấn đề. Đó là điểm chính của bức tranh về các sự vật và hiện tượng, nếu
nắm rõ ta có thể đánh giá một cách chính xác về đối tượng mà ta nghiên cứu.
Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng.
Do vậy để nắm bắt được các quy luật, mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận
động của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, chúng ta cần một
học thuyết để dễ dàng nghiên cứu và tiếp cận nó. Học thuyết của Mác – Lênin đã
đề cập các vấn đề này thông qua phép biện chứng duy vật. Đến nay, học thuyết
này vẫn cịn mang tính thời sự, vẫn được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu về tự nhiên, về các hoạt động của xã hội của con người…
Trong chủ đề này, phép biện chứng duy vật đã chứng minh mối quan hệ
của 6 cặp phạm trù. Trong đó, có một cặp phạm trù có mối quan hệ rất gần gũi
với thực tiễn và đời sống của chúng ta, cặp phạm trù đó chính là “Nội dung” và
“Hình thức”. Chính nó đã giúp con người chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống vật
chất và biết nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về các thế giới quan.
Học tập, tiếp thu tri thức nhân loại là một q trình dài vơ tận, kéo dài suốt
cuộc đời của mỗi con người. Nhưng khơng phải ai cũng có cơ hội và khả năng
tích lũy cho mình một vốn kiến thức lớn và thích hợp với bản thân. Cho nên, việc
thành thạo, hiểu rõ các quan điểm Triết học là cực kỳ cần thiết để học sinh, sinh
viên có những suy nghĩ đúng, hạn chế có những nhận thức sai lầm.
Bài tập lớn dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về mối quan hệ của cặp pham trù
“Nội dung” và “Hình thức” dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
đồng thời cũng nêu lên cách để có thể áp dụng mối quan hệ này vào đời sống,
vào quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên.
1
TIEU LUAN MOI download :
NỘI DUNG
PHẦN I: Quan điểm biện chứng về hình thức và nội dung
1. Nội dung và hình thức là gì?
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mỗi
liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chúng giữa Nội dung tức phạm trù
chỉ tổng họp tất cả những mặt,những yếu tố,những quá trình tạo nên sự vật và
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật,là hệ thống
các mỗi liên hệ tương dối bên vững giữa các yếu tố của sự vật đó
a. Nội dung
Nội dung là phạm trù dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, những yếu tố tạo
nên sự vật, hiện tượng. Hay nói một cách khác, nội dung là những phần, những bộ
phận cấu thành nên sự vật, nên hiện tượng trong thế giới của chúng ta
Cần phải biết nhìn nhận chính xác vì nội dung thường bị bỏ quên do sự đa
dạng, phong phú của nó trong mỗi sự vật, hiện tượng. Việc nhận định chính xác
và rõ ràng bản chất nội dung của một sự vật, hiện tượng sẽ giúp mỗi cá nhân có
một cái nhìn khác nhau về sự vật tùy vào nội dung họ thấy được bởi nội dung
chinh là yếu tố tạo nên sự vật.
Một sự vật có thể tồn tại một hay nhiều nội dung. Chính sự đa dạng này đã
dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau khi ta chưa tìm hiểu rõ hết nội dung của sự vật
đó, từ đó gây ra hiểu sai và sẽ có một cái nhìn phiến diện về sự vật, hiện tượng
đang tìm hiểu. Nhận biết đầy đủ về nội dung là một yêu cầu quan trọng mà triết
học đã vạch ra cho chúng ta. Vì khi chúng ta nhận thức rõ được tồn bộ nội dung
thì chúng ta mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự vật mà chúng ta đang nghiên
cứu, đang hướng đến. Một điều nữa là khi tạo nên nội dung, chúng ta cần phải chú
trọng vào nó bởi vì chinh nội dung sẽ tác động ngược lại lên hình thức của sự vật,
hiện tượng.
b. Hình thức
Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của
sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa những
yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng, và không chỉ là cái biểu hiện ra
bên ngồi, mà cịn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng. Hay
nói một cách đơn giản, hình thức là kết cấu, là mối liên kết giữa các yếu tố nội
sinh để tạo ra một sự vật mà chúng ta có thể quan sát thấy sự tồn tại của sự vật,
2
TIEU LUAN MOI download :
hiện tượng đó trong thế giới của chúng ta nếu như đó là một vật thể, một dạng
vật chất.
Một sự vật cũng có thể có một hay nhiều cách thể hiện hình thức. Có thể
hình thức được thể hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng hoặc bên trong của sự
vật, hiện tượng đó. Hình thức chính là đặc điểm đầu tiên giúp ta nhận biết sự vật,
hiện tượng. Việc nhìn nhận hình thức ra sao cũng khiến chúng ta có một cách nhìn
khác về sự vật, hiện tượng mà ta đang nghiên cứu. Câu tục ngữ “Đừng bao giờ
đánh giá sách qua bìa” đã thể hiện rõ ràng quan điểm này, khi mà chúng ta vội
vàng đánh giá phiến diện nội dung của cuốn sách khi chỉ mới thông qua đánh giá,
nhìn nhận trực tiếp vào mặt hình thức của nó. Vậy nên việc nhìn nhận hình thức
một cách phiến diện như vậy rất đáng bị phê phán. Thay vào đó, chúng ta nên
nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách tồn diện hơn.
c. Một số ví dụ
Ví dụ 1: Một cơ thể sống có các tế bào, các cơ quan đoàn thể khác nhau. Để là
một cơ thể sống thì các cơ quan đồn thể cần phải sắp xếp theo một cách hợp lý,
cách sắp xếp đó gọi là Hình thức. Nội dung trong trường hợp này chính là các tế
bào, các cơ quan đồn thể.
Ví dụ 2: Một ngơi nhà để ở có Nội dung là các yếu tố cơ sở hạ tầng như tường
bao, kính, gỗ, ... ở trong ngơi nhà. Hình thức của ngơi nhà chính là kết cấu của
nó được thể hiện trong bản thiết kế của các kiến trúc sư, sau đó những người thợ
sẽ liên kết những nguyên vật liệu với nhau để tạo ra ngơi nhà.
Ví dụ 3:Hình thức của chiếc xe hơi là các bộ phận được làm từ thép, nhựa, cao
su…, động cơ được bố trí ở phần trước của xe, có nút đề khởi động động cơ, có
ghế lái xe và ghế ngồi đệm mút…
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
a. Nội dung và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với
nhau
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, tất cả sự vật tồn tại đều phải tồn tại 2
mặt về cả nội dung và hình thức. Khơng có sự vật, hiện tượng nào chỉ tồn tại nội
dung hoặc chỉ tồn tại hình thức. Vậy nên nội dung và hình thức là 2 thể thống
nhất chặt chẽ với nhau, tạo nên sự tồn tại của sự vật. Ta có thể nói rằng sự vật
được tạo nên từ muôn vàn yếu tố khác nhau, những thứ này không hề tách rời
riêng lẻ với nhau mà luôn ở một thể thống nhất tuyệt đối.
3
TIEU LUAN MOI download :
Ngồi ra, nội dung và hình thức cịn thể hiện sự gắn bó khăng khít với
nhau. Các mặt, yếu tố, chất liệu, … cấu thành nên nội dung của sự vật cũng góp
phần tham gia vào q trình định hình cho sự vật đó hình thức riêng của nó. Như
việc nội dung của sách được ghi trên giấy, chinh giấy cũng là một yếu tố để làm
ra bìa cho quyển sách đó.
KẾT LUẬN: Vì vậy, khơng có một hình thức nào khơng chứa đựng nội dung,
và cũng khơng có một nội dung nào lại khơng tồn tại trong hình thức.
Ví dụ 1: Một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại
có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả
kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có
thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau.
Ví dụ 2: Dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh
nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó địi hỏi phải thay
đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo
toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
b. Nội dung quyết định hình thức
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung được xây dựng,
tích lũy tạo nên cái nền, cái khung của sự vật cho hình thức dựa vào. Nội dung
ln là mặt động nhất, tức là nội dung luôn luôn biến đổi, tồn tại nhiều dáng vẻ
thể hiện trong sự vật.
Đối lập với nội dung, hình thức hầu như chỉ được xây dựng, thể hiện sau
khi nội dung đã được hoàn thành một hoặc nhiều phần. Nếu như khơng có nội
dung thì hình thức khơng thể tồn tại một minh được như đã nói ở phần trên. Một
quyển sách khơng thể trình bày bìa khi chúng ta chưa biết được quyển sách đó là
sách nói về nội dung, chủ đề gì. Hơn nữa, nội dung cuốn sách quyết định hình
thức của nó, chính là bìa. Nếu cuốn sách đó là tác phẩm kinh dị, lời kể hồi hộp,
lơi cuốn thì bìa sách sẽ phải đen tối và phần bí ẩn, đáng sợ. Cịn đối với sách viết
dành cho thiếu nhi thì lối viết văn sẽ trong sáng, dễ đọc dễ hiểu nên màu sắc của
phần bìa sẽ có phần sặc sỡ, đa dạng về các hình thù để tạo sự thích thú, cuốn hút
cho các bạn nhỏ. Như vậy, chúng ta có thể rút ra rằng hình thức là phần ít động,
tương đối ổn định.
Sự biến đổi, phát triển của sự vật luôn bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của
nội dung. Chính bởi mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nội dung và hình thức
nên khi nội dung thay đổi, phát triển, hình thức cũng bắt buộc phải biến đổi
4
TIEU LUAN MOI download :
và phát triển dựa theo nội dung. Tốc độ thay đổi, phát triển của nội dung sẽ ln
nhanh hơn hình thức, vì thế hình thức cần phải đẩy nhanh quá trinh biến đổi của
mình để bắt kịp với nội dung.
Ví dụ 1: Nội dung quan hệ giữa anh A và chị B là quan hệ bạn bè, khi đó hình
thức quan hệ giữa hai người khơng có “giấy chứng nhận”. Khi anh A và chị B
kết hôn, nội dung quan hệ đã thay đổi, thì hình thức quan hệ buộc phải thay đổi
khi hai người buộc phải có “giấy chứng nhận kết hơn”.
Ví dụ 2: Thực tế, trong mối quan hệ giữa người với người, nội dung năm 2020
của em là học sinh cấp ba, được thể hiện dưới hình thức đi học tại trường THPT
Hai Bà Trưng – Vĩnh Phúc. Hiện tại, em đã trở thành sinh viên của trường Kinh
tế quốc dân từ tháng 7 năm 2021 khi đủ điểm trúng tuyển. Khi đó nội dung đã
phát triển trước cịn hình thức lúc này chỉ tồn tại khi em được cầm trên tay giấp
nhập học chính thức của trường vào tháng 10 năm 2021.
c. Hình thức khơng thụ động mà tác động trở lại nội dung
Dù đã được ta nêu ở phần trên rằng hình thức ln phải chạy theo sự biến
đổi, phát triển của nội dung nhưng khơng có nghĩa rằng hình thức là thụ động,
mà ngược lại, hình thức ln tác động trở lại cho nội dung.
Khi mà đã phù hợp với nội dung, hình thức sẽ kích thích sự phát triển của
nội dung khiến nó tạo ra những nội dung mới dựa vào hình thức đã được thể hiện
khi trước. Ngược lại, khi có sự xung khắc giữa nội dung và hình thức, chinh hình
thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung. Sự tác động qua lại lẫn nhau này xảy
ra trong suốt quá trình biến đổi và phát triển của sự vật. Cặp phàm trù này thể hiện
sự độc đáo nhất định khi nó vừa đưa sự vật đi lên, tạo nên điểm nhấn cho sự vật,
vừa khiến sự vật tụt hậu đi.
Ban đầu, những biến đổi về mặt nội dung chưa ảnh hưởng nhiều tới mối
liên hệ bền vững của cặp phạm trù. Nhưng khi những biến đổi đó tiếp tục diễn ra
thì tới một thời điểm nào đó, mối liên hệ vững chắc, chặt chẽ đó sẽ trở nên chật
hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức sẽ khơng cịn phù
hợp với nội dung nữa.
Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức sẽ diễn ra những xung đột sâu
sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ và trên cơ sở đó, hình thức mới sẽ
được tạo ra. Với sự xuất hiện của hình thức mới, nội dung sẽ tiếp tục phát triển
và chuyển sang trạng thái mới về chất.
5
TIEU LUAN MOI download :
3. Ý nghĩa phương pháp luận
a. Không được tách rời nội dung với hình thức
Như đã trình bày ở mục trên rằng nội dung và hình thức gắn bó một cách
chặt chẽ với nhau trong mọi hoạt động của cuộc sống, vậy nên chúng ta cần phải
chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức. Ở đây cần chống
lại hai thái cực sai lầm là:
+ Tuyệt đối hóa nội dung, xem thường hình thức: Việc coi nội dung là chủ
đạo để tạo nên hình thức khơng có gì sai nhưng khi chúng ta quá tập trung chú
trọng vào nội dung, cố gắng nhồi nhét nhiều đặc điểm cho nó mà qn mất cái
hình thức biểu hiện ra ngồi thì sự vật có thể sẽ tồn tại 1 cách rời rạc, lỏng lẻo
hoặc khơng tồn tại được.
Ví dụ: Trong cuộc sống, một số người chỉ coi trọng vật chất xa hoa mà coi nhẹ
tâm hồn, sức khỏe con người của họ.
+ Tuyệt đối hóa hình thức, coi nhẹ nội dung: Như đã nói ở trên thì nội
dung là yếu tố tiên quyết để quyết định hình thức của một sự vật, sự việc, vậy
việc coi thường nội dung mà chỉ chú ý, tạp trung đến hình thức cũng khơng nên
bởi vì sự vật chỉ tồn tại được khi nó có được ý nghĩa, nội dung và mục đích, từ
đó chúng mới có tiền đề để thiết lập nên hình thức của sự vật, sự việc.
Ví dụ: Trong cuộc sống, một bộ phận người chỉ chú ý rèn luyện nhân cách, tâm
hồn mà không để ý đến phương tiện vật chất tối thiểu.
b. Cần căn cứ trước hết vào nội dung để xét đoán sự vật
Nội dung là vật thứ yếu, quyết định và tác động tới hình thức, vì vậy khi
nhìn vào một sự vật, hiện tượng nào đó để phán xét, đánh giá thì chúng ta phải
nhìn vào nội dung, phải hiểu được sự vật, hiện tượng đó đang truyền tải gì cho ta
chứ khơng phải hình thức. Nếu muốn làm một sự vật biến đổi, phát triển hay tiến
hóa thì trước hết cần phải thay đổi vào nội dung của nó.
c. Phải theo dõi sát sao mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Hình thức có
thể kìm hãm sự phát triển của nội dung nếu hình thức khơng phù hợp, hoặc kích
thích, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nội dung. Vậy nên
việc điều tiết hình thức sao cho phù hợp với nội dung là một yếu tố quan trọng để
kịp thời can thiệp vào sự phát triển sao cho đem lại nhiều lợi ích nhất. Nếu sự vật,
hiện tượng cần sự phát triển thì chúng ta cần phải thay đổi, loại bỏ hình thức cũ
(hình thức khơng cịn phù hợp) để tạo điều kiện cho nội dung phát triển, tiếp thu
vấn đề mới. Mặt khác, nếu nội dung phát triển quá mức làm xảy ra sự mất
6
TIEU LUAN MOI download :
cân bằng thì hình thức cần phải thay đổi để kìm hãm sự phát triển này của nội
dung.
Có thể ví dụ như việc ra đời của laptop. Về vấn đề chung, laptop và máy
tính đều mang nội dung là thiết bị điện tử hỗ trợ con người làm việc, giải trí, …
Giờ đây do sự phát triển của xã hội, con người đòi hỏi thêm sự nhỏ gọn, mang
vác được của chiếc máy tính để phù hợp với cơng việc, thì nội dung giờ đây đã
được bổ sung sự gọn nhẹ, di động. Để thích nghi được với điều này thì hình thức
hiện giờ của máy tính cần phải thay đổi, không thể cồng kềnh như trước nữa. Giờ
đây, các bộ phận của máy tinh được nối liền chứ không tách rời nhau như trước.
Chính sự thay đổi về hình thức đã tạo ra sự cải tiến, phát triển vượt bậc của nội
dung, cụ thể ở đây là ngành công nghiệp máy tính.
d. Cần sáng tạo lựa chọn các hình thức của sự vật
Vì cùng một nội dung, nên trong bối cảnh phát triển khác nhau, có thể tồn
tại nhiều cách thể hiện hình thức khác nhau, hoặc một hình thức có thể áp dụng
cho nhiều nội dung khác nhau. Vậy nên cần sử dụng đúng cách, linh hoạt hình
thức cả mới và cũ để phục vụ cho nhu cầu và mục đích hiệu quả, sáng tạo của
thực tiễn.
Ở đây chúng ta cũng cần phải cố gắng để hạn chế mắc phải 2 vấn đề sai
lầm:
+ Chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thù, trì trệ mà khơng tiếp thu cái mới.
Quan điểm này là sai lầm khi xã hội luôn luôn vận động phát triển để tạo ta
những thị hiếu mới, những hình ảnh mới. Vậy nên việc níu kéo quá khứ sẽ khiến
cho hình thức bị lỗi thời, lạc hậu và khơng cịn phù hợp với hiện tại.
+ Phủ nhận hoàn toàn sự hiện diện, tồn tại của những hình thức cũ; chủ
quan, nóng vội thay đổi hình thức mà khơng có căn cứ. Đây cũng là một quan
điểm sai lầm, việc xem xét kĩ lưỡng sự tồn tại của hình thức cũ cũng giúp ta có
một cài nhìn sâu sắc hơn về việc thay đổi hình thức này, liệu nó đã đủ tốt hay
chưa, liệu nó có cịn phù hợp nữa hay khơng.
PHẦN II: Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó trong nghiên cứu, học
tập của sinh viên
Là một tân sinh viên K63 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em cho
rằng việc áp dụng Triết học vào đời sống thực tiễn như là một sự định hướng cho
sự nghiệp, công việc của minh. Như đã tìm hiểu ở Phần một, Triết học được tạo
ra để hỗ trợ con người ta chúng ta định hướng, có một cái nhìn khách quan, tổng
7
TIEU LUAN MOI download :
thể và toàn diện về thế giới. Sang đến phần Chủ nghĩa Duy vật duy vật biện
chứng, sự thực tế và gần gũi của cặp phàm trù Nội dung và Hình thức đã giúp
em có một cái nhìn mới về thế giới và cuộc sống xung quanh chúng ta.
Có thể nói rằng Mối quan hệ của cặp phạm trù Nội dung và Hình thức được
áp dụng với tất cả mọi khía cạnh trong cuộc sống, từ quá khứ tới hiện tại và kể cả
tương lai. Trong quá khứ, ông cha ta đã có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhằm
ám chỉ rằng vẻ hào nhống bên ngồi chưa chắc đã là người tốt, người trong sạch.
Có thể thấy rằng sự hiện diện của cặp phàm trù Nội dung - Hình thức đã đi sâu
vào trong lịch sử của dân tộc, đất nước ta qua những bài học mà ông cha để lại
cho thế hệ sau. Hiện nay, ta có thể cảm thấy rõ sự đa dạng, phong phú của cặp
phàm trù này trong cuộc sống. Nội dung và Hình thức vốn không thể tách rời, cho
nên khi xây dựng, nuôi nấng lên một con người, chúng ta đầu tiên phải nên chú
trọng chăm sóc, ni dưỡng một tâm hồn, một ý thức đẹp, sau đó mới đến vẻ hình
thức bên ngồi. Bởi chính mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức đã cho
em thấy được tầm quan trọng trong rèn luyện đức tính, nhân cách con người. Mặc
dù chú trọng xây dựng nhân cách con người là tốt, nhưng chúng ta cũng khơng thể
vì thế mà bỏ qua hình thức bên ngồi được. Với xã hội hiện nay, vẻ bề ngồi cũng
đóng một vai trị quan trọng khơng kém phẩm chất bên trong bởi nó tạo ra ấn
tượng ban đầu của mình đối với mọi người. Ngồi ra, sự quan trọng của hình thức
cịn được áp dụng trong chinh bài tập lớn này, nếu như em lựa chọn trình bày
bằng một bằng một hình thức khác như làm video hay bài trình chiếu có lẽ bài
làm đó sẽ khơng được chấp nhận là hợp lệ. Hoặc nếu như em làm bài với một
hình thức sơ sài, khơng chăm chút cho bài làm của mình, thì chắc chắn số điểm
mà em nhận được sẽ không cao.
Em sẽ vận dụng cặp phàm trù Nội dung và Hình thức vào trong cuộc sống
bằng cách cố gắng chú ý quan sát, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện.
Với nội dung là bản thân em đã trở thành một sinh viên K63 của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, em sẽ phải rèn luyện, bồi dưỡng cho bản thân về cả đạo đức,
phẩm chất cũng như trí tuệ để có thể biểu hiện ra hình thức bên ngồi rằng mình
xứng đáng là một sinh viên “Stanford Phố Vọng”. Thêm nữa, việc vận dụng đúng
mối quan hệ của cặp phàm trù Nội dung và Hình thức sẽ giúp em cân bằng được
cuộc sống giữa việc học tập, rèn luyện trí óc và nâng cao sức khỏe bản thân. Em
thực sự có ấn tượng rất sâu sắc với câu nói của ông cha ta là “đừng đánh giá một
quyển sách qua bìa”, đó là vì câu nói ấy đã đúng cả về mặt tích cực và tiêu cực,
nó đã chỉ rất rõ sự gần gũi, thực tế của cặp phàm trù này trong cuộc sống và trong
quá trinh học hỏi, nhận thức của bản thân em.
8
TIEU LUAN MOI download :
Cuối cùng, bản thân em sẽ phải cố gắng vận dụng thành thạo những
phương pháp trên để có thể tiếp thu một cách tốt và hiệu quả nhất những tri thức
thời đại, rồi vận dụng những tri thức đó vào thực tế. Chính điều đó sẽ góp phần
xây dựng xã hội của chúng ta ngày càng phồn vinh, tươi đẹp và phát triển. Bên
cạnh đó, sinh viên chúng em nói chung cần phải rèn luyện bản thân về phẩm
chất, để có những quan điểm, nhận thức đúng đắn hơn trong cuộc sống.
KẾT LUẬN
Qua phần phân tích và phần trình bày bên trên, theo quan điểm của Chủ
nghĩa Duy vật biện chứng, từ mối liên hệ phổ biến và mối liên hệ phát triển, cặp
phạm trù Nội dung và Hình thức đã được tạo ra. Nội dung chính là thứ cốt lõi quy
định cơng dụng, tác dụng, là sự hịa quyện của các mặt với nhau để tạo nên sự
vật, hiện tượng. Cịn Hình thức là phương thức biểu hiện tất cả các mặt của sự vật
đó ra bên ngồi thế giới vật chất. Hai mặt Nội dung và Hình thức của cặp phàm
trù này luôn đi chung, kết hợp chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau.
Chúng đã tạo nên những nhận định, quan điểm mới, cũng như đã nêu ra cho
chúng ta những bài học, suy luận về các thế giới quan. Từ những lý thuyết về mối
quan hệ của cặp phạm trù Nội dung - Hình thức trên, em có thể vận dụng nó vào
trong cuộc sống thực tiễn, với rất nhiều các vấn đề cần giải quyết. Triết học Mác Lênin nói chung và cặp phạm trù Nội dung – Hình thức nói riêng có vai trò cực
kỳ quan trọng đối với sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, … Nếu như
chúng ta có thể vận dụng linh hoạt và thành thạo mối quan hệ của cặp phạm trù
này trong cuộc sống, chúng
9
TIEU LUAN MOI download :
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2020), “Giáo trình “Triết học Mác – Lênin” (sử dụng
trong các trường Đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị, tài liệu dùng tập
huấn giảng dạy năm 2019), NXB Chính trị Quốc gia
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), “Giáo trình “Những ngun lí cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, NXB
Chính trị Quốc gia
10
TIEU LUAN MOI download :