Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ LÝ THUYẾT BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA A.SMITH CHỨNG MINH LÝ THUYẾT CÂN BẰNG CỦA L.WALRAS LÀ SỰ KẾ TỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA A.SMITH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.19 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần : LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

ĐỀ TÀI: Phân tích lý thuyết bàn tay vơ hình của A.Smith. Chứng minh
rằng lý thuyết cân bằng của L.Walras là sự kế tục và phát triển lý thuyết
bàn tay vơ hình của A.Smith

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt
Lớp
: 201ECO06A05

Hà nội, ngày 19 tháng 01 năm 2021

1


LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………3
NỘI DUNG……………………………………………………………4
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ADAM SMITH…………………..4
II. PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT BÀN TAY VƠ HÌNH CỦA ADAM
SMITH………………………………………………………………...4
NHẬN XÉT…………………………………………………………...7
Ý NGHĨA……………………………………………………………..7
III.LÝ THUYẾT CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG CỦA L.WALRAS…..8
ĐIỂM KẾ THỪA……………………………………………………..9
IV.VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀO NỀN KIH TẾ THỊ TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………...10
KẾT LUẬN…………………………………………………………..14
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………15



2


LỜI MỞ ĐẦU
Nửa cuối thế kỉ XVII, chủ nghĩa trọng thương dần lụi. Ở nước Anh và
Pháp, trường phái kinh tế chính trị tư sản cổ điển dần xuất hiện để thay
thế. Họ đã đưa ra những lý thuyết làm mới cơ sở lý luận cho kinh tế của
giai cấp tư sản, hướng lợi ích của họ vào lĩnh vực sản xuất. Trong 3 nhà
kinh tế học quan trọng nhất thế giới là Adam Smith, Karl Marx và John
Maynard Keyness thì Adam Smith là một trong những học giả đại diện
của trường phái chính trị tư sản cổ điển. Ơng nổi tiếng với tác phẩm vĩ đại
“Tìm hiểu về bản chất và của cải của các quốc gia” – một tác phẩm đã
dẫn đường cho nền kinh tế ngày nay. Trong tác phẩm của mình ơng đã
chỉ ra có một “ bàn tay vơ hình” chi phối tài sản và cách thức của nền
kinh tế. Ông biện luận rằng mỗi một cá nhân đều muốn thu lại lợi nhuận
lớn nhất cho mính sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống
như việc cộng toàn bộ tất cả lợi ích của từng cá nhân lại.
Lý thuyết này của ơng đã có ảnh hường rất lớn đối với chủ nghĩa tư bản,
nó đã chế ngự trong suốt thế kỉ XIX. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về kĩ
thuật, sự ra đời của máy móc làm cho hang hóa được sản xuất hàng loạt
dường như khơng có điểm dừng để thỏa mãn nhu cầu chạy theo tỉ suất lợi
nhuận của các nhà tư bản, và sự giãn nở của kinh tế đã vượt quá tầm kiểm
soát của “ bàn tay vơ hình”. Nền sản xuất mất cân đối, cung lớn hơn cầu,
ngồi ra cịn do sự tác động của “trạng thái giả tạo” cùng với sự ích kỉ của
các ngân hàng, tất yếu sẽ đẩy nền kinh tế tới tình trạng khủng hoảng tồn
cầu. Đó chính là nhược điểm của lý thuyết “bàn tay vơ hình”.
Do đó, lý thuyết cân bằng thị trường của L.Walras được coi là sự kế tục
và phát triển lý thuyết bàn tay vơ hình của A.Smith. Lý thuyết cân bằng
tổng quát được các nhà kinh tế học tư sản đánh giá cao.


3


Nhận thấy sự quan trọng của vấn đề trên, em đã quyết định chọn đề tài
7 : “Phân tích lý thuyết bàn tay vơ hình của A.Smith. Chứng minh rằng lý
thuyết cân bằng thị trường của L.Walras được coi là sự kế tục và phát
triển lý thuyết bàn tay vô hình của A.Smith”.

NỘI DUNG
I- GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ADAM SMITH
Adam Smith (1723-1790), sinh ở Scotland tại thành phố nhỏ Kirkaldy, là
con của một viên chức ngành thuế. Ông là một người có tài năng bẩm
sinh, năm 14 tuổi ơng đã vào trường đại học Glasgow, sau đó tiếp tục
theo học đại học Oxford và trở thành nhà lý luận kinh tế chính trị học cổ
điển nổi tiếng của Anh. Sau khi tốt nghiệp đại học, ơng có 13 năm nghiên
cứu và giảng dạy về kinh tế, thần học, luật học, chính trị học, logic học ở
các trường đại học Glasgow và Edinburgh.
Các tác phẩm nổi tiếng của ơng:
• Lý luận về những tình cảm đạo đức - 1759
• The Wealth of Nations (sự giàu có của các quốc gia) – 1776
II. PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT BÀN TAY VƠ HÌNH CỦA ADAM
SMITH
Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế
giới, là tiền bối lớn nhất của Mác. Ơng có nhiều lý luận rất có giá trị trong
đó chúng ta phải nhắc đến lý thuyết “bàn tay vơ hình” của ơng. Học
thuyết “bàn tay vơ hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị

4



trường cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà
kinh tế học cổ điển.
Bàn tay vô hình đó chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối
hành động của con người. Adam Smith gọi hệ thống các quy luật khách
quan đó là một trật tự thiên định. Ông chỉ ra các điều kiện cần thiết để
cho các quy luật hoạt động là: phải có sự tồn tại và phát triển sản xuất
trao đổi hàng hóa, nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, tự
do mậu dịch. Quá trình ấy được thực hiện bởi chính q trình cạnh tranh
giữa các lợi ích cá nhân. Khơng ai cần kế hoạch, khơng ai cần mệnh lệnh,
thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
A.Smith cho rằng mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao
cho có được sản phẩm có giá trị cao nhất. Thơng thường, cá nhân này
khơng có chủ định củng cố lợi ích cơng cộng, mà cũng chẳng biết mình
đang củng cố lợi ích này ở mức độ nào. Cá nhân này chỉ có mục đích bảo
vệ sự an tồn và thành quả riêng của mình. Khi chạy theo lợi ích cá nhân
thì lợi ích cơng cộng cũng được hình thành bởi một bàn tay vơ hình dẫn
dắt mọi người phục vụ cho lợi ích cơng, phục vụ cho lợi ích xã hội. Bàn
tay vơ hình đó khơng nằm trong ý muốn ban đầu của con người.
A.Smith đã đề cao hiệu quả của lợi ích cá nhân, theo ông: con người
bao giờ cũng cần đến những đồng loại của mình và thật vơ ích khi chờ
đợi sự tử tế duy nhất của họ… Anh hãy đưa cho tơi cái tơi cần, và anh sẽ
có được ở tơi cái mà chính anh cần. Thị trường sẽ tạo ra sự hài hồ giữa
các lợi ích bằng phương cách của nó, ơng cho rằng: cứ để cho một cá
nhân nào đó chạy theo lịng ham lợi của mình, anh ta sẽ thấy mọc lên
những kẻ cạnh tranh làm anh ta mất nghề. Cứ để một người nào đó bán
hàng hố của mình q đắt, hoặc khơng muốn trả cơng cho cơng nhân của
mình như những kẻ khác, anh ta sẽ mất khách trong trường hợp thứ nhất
và khơng có người làm trong trường hợp thứ hai. Như vậy, những động


5


cơ vị kỷ của con người điều khiển trò chơi, và sự tác động qua lại giữa họ
sẽ tạo ra những kết quả bất ngờ nhất, đó là sự hài hồ của xã hội.
Ơng đã nhận thức rõ vai trị điều tiết của thị trường qua sự tác động của
cung – cầu và giá cả, ơng kết luận: lợi ích cá nhân sẽ khôi phục sự cân
bằng.
Lý thuyết bàn tay vơ hình dựa trên sự thúc đẩy của lợi ích cá nhân và sự
điều tiết của thị trường tự do cạnh tranh. Ơng đã giải thích việc để giá cả
thị trường được cân bằng, phải khơng xa rời chi phí sản xuất thực tế hàng
hố. Ơng đã giải thích việc xã hội làm như thế nào để hướng những người
sản xuất hàng hoá phải cung cấp những hàng hoá mà xã hội cần, sự tương
đồng cơ bản trong thu nhập ở dân chúng ở mỗi trình độ sản xuất của một
quốc gia. Nghĩa là ơng đã tìm ra trong cơ chế thị trường một hệ thống tự
điều tiết việc cung ứng cho xã hội một cách có trật tự.
Theo ơng quan hệ giữa người và người là quan hệ phụ thuộc về kinh tế
chỉ có chủ nghĩa tư bản mới là xã hội bình thường, nó được xây dựng trên
cơ sở các quy luật tự nhiên. Ông cho rằng các chế độ xã hội trước đó là
khơng bình thường. Từ đó ơng cho rằng nhà nước khơng nên can thiệp
vào kinh tế, nhà nước chỉ nên có chức năng bảo vệ quyền sở hữu tư bản,
đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài, chống tội phạm trong nước. Nhà nước
chỉ nên can thiệp vào các chức năng kinh tế khi nó vượt ra ngồi khả
năng của các chủ doanh nghiệp. Ơng cho rằng chính sách kinh tế tốt nhất
của nhà nước là tự do kinh tế.
Nói tóm lại, theo những gì em hiểu về thuyết bàn tay vơ hình, là nhà
nước không cần thiết can thiệp vào nền kinh tế. Thị trường sẽ tự động
giải quyết tất cả. Nhưng tại sao thị trường lại có thể giải quyết được? Đó
là vì mỗi một con người ln ln chạy theo lợi ích cá nhân của mình,
nhưng họ khơng biết rằng mình đã vơ tình bảo vệ lợi ích xã hội. Và chính

cái mong muốn theo đuổi lợi ích cho mình nó như một động lực, như một
bàn tay vơ hình nào đó thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Đó chính là
6


quan điểm của A.Smith về lý thuyết bàn tay vô hình.
NHẬN XÉT:
• Lý thuyết bàn tay vơ hình là lý thuyết kinh tế vĩ mô trong điều kiện tự
do cạnh tranh.
• Trong một nền kinh tế cạnh tranh khơng hồn tồn thì lý thuyết này vẫn
là cơ sở của lý thuyết kinh tế vĩ mơ hiện đại.
• Quan điểm kinh tế của ông phản ánh phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của chủ nghĩa tư bản vào thời kỳ đó. Vào thời kỳ đó, trong lĩnh vực
sản xuất cơng nghiệp thì tự do cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu và phổ
biến vì lúc đó quy mơ các doanh nghiệp cịn nhỏ, số lượng các doanh
nghiệp cịn ít. Sự lựa chọn của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp là có hiệu
quả nhất và thích hợp nhất.
• Phương pháp lý luận của ơng có tính rõ rệt khoa học và tầm thường:
➢ Khoa học: quan sát các mối liên hệ bên trong, các phạm trù kinh tế
hoặc cơ cấu bị che lấp của hệ thống kinh tế tư sản.
➢ Tầm thường: lý luận của ơng cịn nhiều mâu thuẫn, ông đặt các mối
quan hệ trên như mối liên hệ bề ngồi của hiện tượng cạnh tranh.
Ý NGHĨA:
• Tơn trọng quy luật kinh tế khách quan.
• Tơn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh, tự do sản xuất, tự do
cạnh tranh, thọtrường tự do...)
• Nhà nước đơi khi cũng có chức năng kinh tế.

7



III. LÝ THUYẾT CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG CỦA L.WALRAS:
Theo Leon Walras, trong cơ cấu nền kinh tế thị trường, có ba loại thị
trường: thị trường sản phẩm, thị trường tư bản và thị trường lao động. Thị
trường sản phẩm là nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các
loại hàng hóa là giá cả của chúng. Thị trường tư bản là nơi hỏi và vay tư
bản, lãi suất tư bản cho vay là giá tư bản. Thị trường lao động là nơi thuê
mướn công nhân, tiền lương hay tiền công là giá lao động.
Ba thị trường này độc lập với nhau, song nhờ hoạt động của doanh nhân
nên có quan hệ với nhau. Doanh nhân là người sản xuất hàng hóa để bán.
Muốn sản xuất, doanh nhân phải vay vốn trên thị trường tư bản và thuê
công nhân trên thị trường lao động, trên thị trường này doanh nhân là sức
cầu. Sản xuất được hang hóa doanh nhân mang bán nó trên thị trường sản
phẩm, ở đây doanh nhân là sức cung. Để vay tư bản, doanh nhân phải trả
lãi suất, để thuê công nhân doanh nhân phải trả tiền lương, lãi suất và tiền
lương gọi là chi phí sản xuất.
Nếu giá bán hàng hóa trên thị trường sản phẩm của doanh nhân cao hơn
chi phí sản xuất thì anh ta sẽ có lãi, doanh nhân có xu hướng mở rộng sản
xuất. Để mở rộng sản xuất, anh ta phải vay thêm tư bản, thuê thêm công
nhân. Như vậy, sức cầu của doanh nhân tăng lên, làm cho giá cả tư bản và
lao động tăng lên, tức là chi phí sản xuất tăng lên. Ngược lại, khi có thêm
hàng hóa, doanh nhân sẽ tăng thêm sản phẩm trên thị trường, do đó giá cả
hàng hóa trên thị trường này sẽ giảm xuống, dẫn đến thu nhập của doanh
nhân bị giảm xuống.
Khi thu nhập của những hàng hóa sản xuất tăng thêm giảm xuống ngang
với chi phí sản xuất để sản xuất ra chúng, thì doanh nhân sẽ khơng có lời
trong việc sản xuất thêm, nên khơng th thêm công nhân và không vay
thêm tư bản nữa. Nhờ vậy, giá cả hàng hóa tư bản và lao động, tức là lãi
suất và tiền lương ổn
Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn

định (tiền cơng, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị
trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng
tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được
thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị
trường trong điều kiện tự do cạnh tranh.Điều kiện để có cân bằng tổng

8


quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi
phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).
Điểm kế thừa:
• Nội dung lý thuyết thể hiện sự tập trung quan điểm về cơ chế thị trường
tự điều tiết trong nền kinh tế hàng hóa TBCN.
• Hoạt động của các doanh nhân không phải do tự phát mà bị chi phối bởi
các quy luật kinh tế khách quan, theo biến động của quan
hệ cung cầu và giá cả hàng hóa.
• Theo ơng, cơ chế tự điều tiết của “Bàn tay vơ hình” sẽ làm cho tái sản
xuất diễn ra bảo đảm đc tỉ lệ cân đối và duy trì đc sự phát
triển bình thường.
Thuyết “cân bằng thị trường” của L.Walras phản ánh sự phát triển tư
tưởng “bàn tay vơ hình” của A.Smith về tư tưởng tự do kinh tế, nhưng ở
đây ông cũng đề cập đến việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý để
can thiệp vào kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm
bảo đảm ổn định giá, hạn chế đầu cơ, đưa ra giá hàng phù hợp với các
yếu tố đầu vào cũng như tiền lương của người lao động.
Dựa vào lý thuyết này không thể giải quyết các vấn đề khủng hoảng.
Giải thích:
Vì nó q đề cao vai trò của cơ chế thị trường, đặt niềm tin tuyệt đối vào
cơ chế đó, mà chưa biết đến mặt trái, tác động tiêu cực và những thất bại

mà tự cơ chế đó sinh ra. Ơng khơng thừa nhận khủng hoảng kinh tế,
không thấy nguồn gốc và tác động của khủng hoảng kinh tế cũng như
khơng thấy được vai trị của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Lịch sử đã chứng minh bản thân khủng hoảng kinh tế là một khuyết tật
của cơ chế thị trường, tự bản thân cơ chế thị trường khơng thể giải quyết
được địi hỏi bàn tay nhà nước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật
của cơ chế thị trưởng.
Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và tăng
lãi suất tiển lương cho công nhân thường không tương xứng với nhau dẫn
đến “khủng hoảng thừa”. Hàng hóa sản xuất ra q nhiều, người cơng
nhân tuy có nhu cầu về hàng hóa nhưng tiền lương ít ỏi khơng đủ chi trả
nên không thể mua được.
9


IV. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VÀO NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY:
Trước hết, muốn biết được Đảng ta đã vận dụng những hạt nhân hợp lý
trong “lý thuyết bàn tay vơ hình” vào nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta như thế nào, trước tiên ta cần nắm được thế
nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã 8 hội chủ nghĩa. Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được
Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại Việt Nam
từ thập niên 1990.
Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa
có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích ngun lý chung rằng, đó là
một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình

trạng này là hệ thống kinh tế này là hồn tồn mới, chưa có tiền lệ trong
lịch sử. Thêm vào đó, cơng tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế
này còn chưa theo kịp thực tiễn. Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây
dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các
thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ.
Mãi tới hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30
tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Và, mãi tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính
phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.
Không nên lầm tưởng kinh tế thị trường chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản,
cịn chủ nghĩa xã hội thì khơng. Quan niệm này xuất phát từ mơ hình kinh
tế bao cấp của Liên Xơ và Đơng Âu trước kia, song chính Liên Xơ trong
giai đoạn lãnh đạo của Lenin cũng có nền kinh tế thị trường. Thực ra,
theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ
nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Trong đó mơ hình kinh tế là hỗn
hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư
nhân. Theo đó, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà
nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà
nước đó sẽ hồn tồn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Sau
khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mơ hình kinh tế kế
hoạch, khiến nhiều người lầm tưởng chủ nghĩa xã hội chỉ gắn liền với
10


kinh tế bao cấp.
“Trước đổi mới, kinh tế Việt Nam dựa trên 2 hình thức tổ chức chủ yếu là
xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Nhà nước điều hành nền kinh tế
thơng qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chế độ bao cấp hiện vật. Với

cơ chế này, người ta thường chỉ nghĩ đến và nhấn mạnh đến vai trị của
“bàn tay hữu hình” - bàn tay quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
Hài hịa cả hai bàn tay
Các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí một số lĩnh vực của các hợp tác xã
(như cung ứng vật tư, phân phối sản phẩm trong nội bộ, tiêu thụ sản
phẩm,…) nhưng cũng chỉ như phân xưởng, đội sản xuất, cửa hàng, mà
giám đốc gần như khơng có quyền tự chủ như Quản đốc, Đội trưởng, Cửa
hàng trưởng hiện nay. Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu,
giá cả thế nào, lao động tiền lương ra sao, cùng với tem phiếu định lượng,
lấy vốn ở đâu, xử lý lãi do nhà nước thu, lỗ đều do cấp trên (Nhà nước)
định.
Do nhà nước “ơm” nhưng “ơm” khơng xuể, cịn các chủ thể sản xuất kinh
doanh khơng những khơng phát huy được tính chủ động sáng tạo, trái lại
cịn trơng chờ, ỷ lại vào nhà nước. Kết quả dẫn đến tăng trưởng kinh tế
chậm, các quan hệ chủ yếu của kinh tế vĩ mô bị mất cân đối.
Khi nền kinh tế chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần,
hoạt động theo cơ chế thị trường, thì cơ chế thị trường đã thổi một luồng
sinh khí mới vào nền kinh tế, có tác động giải phóng sức sản xuất, đổi
mới phân phối, đổi mới quản trị doanh nghiệp và đổi mới tư duy quản lý
kinh tế và cũng xuất hiện “bàn tay vô hình” tham gia vào việc điều tiết
nền kinh tế.
Nhưng trong kinh tế thị trường cũng xuất hiện nhiều rủi ro do những
khuyết tật bản thân của nó, do rủi ro tác động từ bên ngoài trong điều
kiện mở cửa hội nhập, tồn cầu hóa. Khuyết tật của cơ chế thị trường đã
tạo ra hai cuộc đại khủng hoảng trên thế giới, cùng những cuộc khủng
hoảng chu kỳ cứ khoảng 5 năm một lần. Trong và sau các cuộc đại khủng
hoảng này, nhà nước đã phải đưa ra những giải pháp giải cứu, kích thích,
với số tiền khổng lồ, Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã 10 phải đưa
ra lãi suất với mức cực thấp trong thời gian khá dài – sự can thiệp này nếu
đem so sánh thì cịn lớn hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế chuyển

đổi hoặc các nước có nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển chậm hơn.
Nếu khơng có sự can thiệp kịp thời, khá đồng bộ với liều lượng lớn lao,
11


thì các nước dù có lớn cũng sẽ bị rơi vào vịng xốy của cuộc khủng
hoảng, hoặc là nhiều cơng ty “siêu khủng” bị sụp đổ, hoặc nhiều nước có
thể cịn rất lâu mới thốt khỏi khủng hoảng. Ở các nền kinh tế này, Chính
phủ đang phải xem xét lại để thay đổi cơ chế tài chính sau khủng hoảng,
chắc chắn sẽ phải tăng cường vai trò của nhà nước, của “bàn tay hữu
hình” để hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường.
Hiện nay, trong tư duy của một số nhà quản lý hoặc chuyên gia đã xuất
hiện hai trạng thái, hai thái cực: một thái cực cho rằng phải tiếp tục duy
trì hoặc muốn trở lại sử dụng “bàn tay hữu hình” một cách thái quá gần
như khi còn cơ chế cũ; một thái cực khác là bỏ “bàn tay hữu hình”, cứ để
cho “bàn tay vơ hình” của thị trường điều tiết.
Cả hai thái cực này đều khơng đúng và đều khơng có khả năng thực hiện
được. Nếu chỉ sử dụng bàn tay hữu hình như nhà nước đã từng “ôm”
nhưng “ôm” không xuể, không đủ nguồn lực để có thể “giải cứu” tất cả,
khơng đủ sức chống đỡ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, cơ chế xin – cho
lại tiếp tục hoành hoành, làm méo mó thị trường… Dù có tung ra hết biện
pháp hành chính này đến biện pháp hành chính khác, thì “vá” được chỗ
này, sẽ “bục” ra ở chỗ khác… Nhưng nếu chỉ trơng chờ vào “bàn tay vơ
hình”, thì sẽ có khơng ít ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn,
khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu tràn đến và
tác động xấu làm rung động đến cả hệ thống; hàng loạt doanh nghiệp vừa
và nhỏ, làng nghề sẽ chết và có thể lặp lại tình trạng “chết khơng có chỗ
chơn” như cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Số người
mất và thiếu việc làm sẽ không thể dùng đơn vị tính bằng nghìn, bằng
trăm nghìn người mà phải tính bằng đơn vị tính là triệu người, chục triệu

người. Kinh tế sẽ không chỉ suy giảm tốc độ tăng trưởng, mà cịn bị suy
thối (tăng trưởng âm); mơ hình tăng trưởng kinh tế không phải là chữ V
(xuống đáy một lần rồi lên ngay), mà là chữ W 11 (xuống đáy 2 lần- còn
gọi là khủng hoảng “kép”), hay là chữ U (xuống đáy khá lâu rồi mới phục
hồi), thậm chí là chữ L (xuống đáy rồi nằm đó rất lâu, chưa biết đến bao
giờ mới phục hồi).
Hiệu quả từ việc kết hợp linh hoạt
Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường, có sự quản
lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các đặc trưng dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Kinh tế thị trường có mục tiêu chính là lợi nhuận, tất yếu có “bàn tay vơ
hình” điều tiết thị trường thông qua các quy luật khách quan, như quy luật
cung – cầu, quy luật giá trị, thơng qua cạnh tranh tự do và có tính chất tự
12


điều chỉnh.
Kinh tế thị trường có mục tiêu chính là lợi nhuận, tất yếu có “bàn tay vơ
hình” điều tiết thị trường thông qua các quy luật khách quan, như quy luật
cung – cầu, quy luật giá trị, thông qua cạnh tranh tự do và có tính chất tự
điều chỉnh.
Trong điều kiện bất ổn từ bên ngoài, giá cả thế giới leo thang, cộng
hưởng với thiên tai, dịch bệnh và một số yếu kém trong nước thì việc kết
hợp chặt chẽ giữa “bàn tay hữu hình” và “bàn tay vơ hình” lại càng cần
thiết.
Sự kết hợp này trong thời gian qua, cũng như hiện nay ở nước ta đã được
thực hiện thông qua nhiều việc: Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường
đối với một số mặt hàng như điện, xăng dầu, một số dịch vụ quan trọng
như học phí,… Khơng thả nổi tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước điều hành
thông qua tỷ giá liên ngân hàng, cùng với tăng, giảm biên độ giao dịch

được phép; yêu cầu các tập đồn, Tổng cơng ty lớn của Nhà nước bán
ngoại tệ cho ngân hàng. Yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái
phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước; tăng/giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
tăng/giảm lãi suất cơ bản, cấp phép xuất/nhập khẩu vàng, dừng sàn vàng,
cho vay cấp bù lãi suất.
Kết hợp sử dụng “bàn tay hữu hình”, “bàn tay vơ hình” và “cân bằng thị
trường” là một trong những bài học kinh nghiệm quý, góp phần đạt được
những kết quả tích cực, quan trọng trong những năm gần đây.
Có thể thấy rằng,các lý thuyết nên áp dụng nhưng khơng áp dụng hồn
hồn, khơng áp dụng máy móc. A.Smith chủ trương là nhà nước khơng
nên can thiệp vào nền kinh tế. Điều này theo em là không thể được bởi
không thể nào vỗ tay bằng một bàn tay, nghĩa là khơng thể chỉ có tự do
kinh tế hoặc khơng thể chỉ có nhà nước quản lý. Phải có sự kết hợp linh
hoạt, hài hồ với nhau thì nền kinh tế mới phát triển tốt được. Thực tiễn
đã chứng minh nếu chỉ có tự do kinh tế mà khơng có nhà nước quản lý thì
nền kinh tế sẽ bị trì trệ, khủng hoảng. Đây cũng chính là hạn chế của lý
thuyết “ bàn tay vơ hình” của A.Smith. Do đó, lý thuyết cân bằng thị
trường của L.Walras được coi là sự kế tục và phát triển lý thuyết “ bàn
tay vơ hình” của A.Smith. Thực tế thì dầu nhờn của lợi ích cá nhân khơng
thể làm cho bánh xe kinh tế hoạt động một cách trơn tru, kỳ diệu như ông
lầm tưởng.

13


KẾT LUẬN
Tựu trung lại, lý thuyết bàn tay vơ hình đề cập đến vấn đề tự do cho nền
kinh tế, để tự thân nền kinh tế vận động và điều hồ mà khơng cần tới sự
can thiệp, quản lý của nhà nước. Sở dĩ có thể làm được như vậy là vì mỗi
người đều theo đuổi lợi ích của riêng mình, từ đó vơ tình thúc đẩy, phát

triển lợi ích cho tồn xã hội. Tuy cịn một số hạn chế, nhưng khơng thể
phủ nhận những đóp góp to lớn của A.Smith. Ông được xem là cha đẻ
của nền kinh tế thị trường mà cho đến ngày nay vẫn cịn có giá trị. Thuyết
“cân bằng thị trường” của L.Walras phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn
tay vơ hình” của A.Smith về tư tưởng tự do kinh tế, nhưng ở đây ông
cũng đề cập đến việc nhà nước thực hiện chức năng quản lý để can thiệp
vào kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm bảo đảm
ổn định giá, hạn chế đầu cơ, đưa ra giá hàng phù hợp với các yếu tố đầu
vào cũng như tiền lương của người lao động Vận dụng lý thuyết vào nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta cần có sự
chọn lọc, đó là vẫn để nền kinh tế hoạt động một cách tự do tương đối,
nhưng nhất thiết phải có vai trị điều tiết và quản lý ở tầm vĩ mô của nhà
nước. Nhà nước có thể đề ra những đường lối, chủ trương để kích thích
hoặc kiềm chế nền kinh tế.

14


Danh mục tài liệu tham khảo
Chu Văn Cấp (Chủ biên): Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1997.

Mai Ngọc Cường (Chủ biên): Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Thống
Kê, Hà Nội, 1996
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP.
HCM.
Vũ Văn Trình – Nguyễn Tiến Dũng – Vũ Văn Nghinh, Lịch sử các học
thuyết kinh tế, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và các website tham khảo: Google, tài

liệu online, các bài báo.. .

15



×