Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 35 trang )

Hồ Dzếnh (1916 - 1991)
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Báo chí Việt Nam ra đời từ thế kỷ XVIII đến nay đã phát triển ở một mức
độ nhất định và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Sự phát triển của báo chí
nước nhà có được do nhiều nhân tố trong đó nhân tố khách quan là sự ra đời và
phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân tố chủ quan đó là sự đóng góp to lớn của
những nhà báo tài năng có tên tuổi, hoặc Ýt người biết đến, hoặc thậm chí còn
không có tên tuổi. Họ có thể là những người đam mê thực sự và nuôi dưỡng
nghề nghiệp từ lâu, nhưng cũng có những người đến với báo chí từ những ngành
nghề gần gũi với báo chí, thậm chí khác xa với báo chí. Và Hồ Dzếnh là một
trường hợp nh thế.
Hồ Dzếnh là một nhà thơ, nhà văn làm báo. Trong lịch sử báo chí nước
nhà, trường hợp nhà văn, nhà thơ làm báo là rất phổ biến nhưng điểm đặc biệt ở
Hồ Dzếnh ông là người lai Việt, gốc Trung Quốc chuyên sáng tác thơ văn đăng
báo và làm biên tập cho một số tờ báo lớn cùng thời ông sinh sống. Chưa bao
giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn, nhà báo, Hồ Dzếnh đến với văn học và báo
chí như để phơi trải tâm sự, để nói lên nỗi niềm của mình trước cuộc đời và con
người. Hố Dzếnh viết nh mình đang thở, rất âm thầm và lặng lẽ. Ông được bạn
bè cùng thời và cả sau này rất ngưỡng mộ.
Với sự âm thầm và lặng lẽ đó, không phải ai cũng biết đến những đóng
góp to lớn của Hồ Dzếnh với sự nghiệp văn học nước nhà đặc biệt là sự nghiệp
báo chí. Việc lựa chọn Hồ Dzếnh để làm sáng rõ những đóng góp của ông, cá
nhân người làm tiểu luận muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
đặt đúng Hồ Dzếnh vào vị trí mà ông xứng đáng được hưởng. Ông là một nốt
trầm trong bản nhạc giao hưởng của báo chí nước nhà, nhưng không có những
nốt trầm như ông bản nhạc Êy không bao giờ hoàn chỉnh.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
2


Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Trong thực tế có rất nhiều tài liệu nói về Hồ Dzếnh nhưng chủ yếu họ đề
cập đến những đóng góp thơ văn của ông, còn sự nghiệp báo chí nói rất Ýt thậm
chí không đả động đến quá trình làm báo của ông.
Có mét số Ýt tài liệu nói rất ngắn ngọn, qua loa về quá trình làm báo của
ông đó là: Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc (Nhà xuất bản Văn hoá- Hà Nội 1988),
Từ điển Văn học (tập 1, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 1983).
Những tài liệu trên vẫn chủ yếu đề cập đến sự nghiệp thơ văn của ông, nói
về quá trình làm báo của ông rất vụn vặt và chắp nhặt, không có hệ thống. Vì vậy
đề tài nghiên cứu này là một hướng đi hết sức độc lập, là quá trình tìm tòi, hệ thống
lại gần như toàn bộ cuộc đời đến với báo chí, đóng góp cho báo chí của Hồ Dzếnh.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề tài:
Nhằm làm sáng rõ những đóng góp của Hồ Dzếnh với sự nghiệp báo chí
nước nhà ở thời đại của ông và cho tận đến ngày nay. Từ đó góp phần cho chóng
ta có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về một con người âm thầm, lặng lẽ mà rất
tài năng.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là cuộc đời và những đóng góp của Hồ Dzếnh với
báo chí Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo
chí, những đánh giá nhận xét của những nhân vật cùng thời và sau này, nhận xét
và đánh giá của cá nhân về những đóng góp đó của ông.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, chủ yếu
là thu thập tài liệu, gặp gỡ những nhân vật có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, điều tra để đề tài nghiên cứu
cố gắng được hoàn chỉnh nhất.
6. Ý nghĩa:
3

Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Ý nghĩa khoa học: góp phần làm đầy đủ hơn những tên tuổi có đóng góp
nhất định cho nền báo chí nước nhà, trả lại những vị trí xứng đáng cho những
tên tuổi đóng góp cho nền báo chí nói riêng và nền văn hoá dân tộc nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và khách quan hơn về
những đóng góp của Hồ Dzếnh không chỉ trong sự nghiệp văn học như chúng ta
thường vẫn hay biết, mà quan trọng hơn là sự nghiệp báo chí; nơi mà chúng ta
tưởng như Hồ Dzếnh Ýt thể hiện mình nhất thì lại là nơi bộc lộ rõ tài năng của
ông nhất.
7. Kết cấu tiểu luận:
Kết cấu của tiểu luận nh sau:
PhÇn I: Mở đầu
Phần II: Nội dung chính:
Chương 1: Hồ Dzếnh – cuộc đời 2 dòng máu Hoa Việt.
Chương 2: Những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí.
Phần III: Kết luận.
Phần IV: Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần V. Phụ lục.

4
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
Hồ Dzếnh là một người có cuộc đời đặc biệt. Ông có bố là người Hoa, mẹ
là người Việt. Sự pha trộn hai dòng máu đã làm nên một Hồ Dzếnh rất riêng biệt
trong thơ văn và báo chí.
Nhà thơ Trịnh Đường đã nói rằng: “Sẽ có nhiều thi nhân trong viện bảo
tàng văn học của chúng ta, trong đó không thể không có Hồ Dzếnh. Anh biệt lập
một văn tài, một thi tài với tinh thần một người gốc Hoa lại xem Việt Nam là

Trung Quốc của chính mình.”(8/9/1991 Trích Tạp chí văn học số 6 – 1991).
Kết lại của bài trích trên nhà thơ Trịnh Đường khẳng định vị trí của Hồ
Dzếnh trên văn đàn: “ Anh đã ghi lại sự xếp hạng của đời vào một đoạn trong
bài “Nhớ tiếc Thanh Tịnh”:
Đời xếp anh, tôi và Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu hội văn đàn
Chao ôi, chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi với thế gian.”
Sở dĩ phải nói qua về vị trí của Hồ Dzếnh trong văn đàn Việt Nam vì ông
vốn là một nhà thơ, nhà văn làm báo, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến phong
cách viết của ông trên báo chí. Chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn, nhà
báo, Hồ Dzếnh đến với báo chí như một lẽ rất tự nhiên. Ýt ai biết rằng ông tham
gia viết cho rất nhiều tờ báo phần lớn là những tờ báo rất nổi tiếng với rất nhiều
bút danh khác nhau. Ông viết văn, viết báo như chính suy nghĩ của mình do đó
các bài báo của ông đa dạng về thể loại, số lượng rải rác trên các báo, không tập
trung vào báo nào nhưng điểm đặc biệt là ông vẫn giữ cho mình một phong cách
rất riêng. Dưới đây là những tổng hợp của tác giả về đề tài nghiên cứu trên.
5
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Chương1
HỒ DZẾNH – CUỘC ĐỜI HAI DÒNG MÁU HOA VIỆT
1.1. Cha Hoa, mẹ Việt – những con người ảnh hưởng lớn đến cuộc đời
và sự nghiệp của Hồ Dzếnh.
Một số sách báo cũ nói Hồ Dzếnh là người Minh Hương. Không đúng
hẳn. Minh Hương (quê hương của người Minh) là danh từ chỉ một vùng đất
thuộc Quảng Nam, nơi có nhiều người Trung Quốc chạy sang ta từ thời nhà
Minh. Hồ Dzếnh không có liên quan gì đến người Minh Hương này.
Cha ông là Hà Kiến Huân di cư từ Quảng Đông Trung Quốc sang Việt
Nam vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, gặp mẹ ông là Đặng Thị Văn,

một cô gái chở đò ngang trên sông bằng buôn bán, đổi chác sau định cư ở làng
Đông Bích xã Hoà Trường (nay là xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương,
Thanh Hoá). Hồ Dzếnh ra đời tại đây vào năm 1916, tên hồi nhỏ là Hà Triệu
Anh theo giọng Quảng Đông.
Người cha của ông khi mới sang, vốn liếng chỉ còn mấy đồng bạc “tay
xách gói vải xanh đầu chụp chiếc mũ rơm đã vàng óng”, mặc bộ quần áo bằng
lĩnh Quảng Đông màu đen đã ngả màu xám bệnh. Ông ta lấy vợ rồi định cư ở
vùng Quảng Xương. Cũng như nhiều người Trung Hoa vào cảnh Êy, kiên nhẫn
và cần kiệm, có “ tài làm giàu”, chẳng mấy chốc ông ta đã có nhà cửa đàng
hoàng, kinh doanh bề bộn giữa đồng bào miền thượng du Thanh Hoá, không có
chức tước gì nhưng cũng được vị nể, làm bạn với những người tai to mặt lớn,
với các ông tri châu, và có “cái oai thầm của người Trung Hoa khiến kẻ bênh
cạnh phải sợ và những kẻ gian phi phải xa lánh”. Nguyên nhân chính làm cho
ông ta nổi nhanh như thế là ông ta có biết một Ýt tiếng Pháp, “ nói được tiếng
Tây giả cầy”, lúc đầu làm thông ngôn cho một viên chức nhà Đoan, rồi xoay ra
lập đại lý muối, dần dần góp cổ phần buôn gỗ, do đó “ toé ra tiền, nảy ra bạc”.
Hồ Dzếnh cho biết thêm gia đình ông ở bên Tàu cũng “ hùng dũng” lắm, có một
6
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
dinh cơ rộng lớn với một khu vườn mênh mông, xung quanh là một thành tường
chắc chắn dày gần nửa thước, trong nhà có súng để giữ cửa! Rõ ràng thuộc hàng
“ quan liêu địa chủ”. Nhưng rồi “ quân cách mạng” đÕn chiếm mất. Có một lần
Hồ Dzếnh hái cha tại làm sao ông ta lại sang đây, “ tại làm sao người Tàu không
ở bên Tàu lại cứ sang bên nước Nam”, thì ông ta trả lời:
- Tại vì người Tàu thích đi ra ngoài. Tại vì người Tàu nghèo, dân nhiều, gạo
Ýt. Tại vì ở bên Tàu lắm cướp. Cướp nó ở rừng, cướp ở đâu cũng có, vì nó ăn cướp!
Sang Việt Nam, ông ta giàu nhanh nhưng cũng sa sót nhanh. Ông ta
nghiện thuốc phiện, lại lấy vợ hai, cũng người Việt Nam, bà này bòn rút hết.
Mẹ của Hồ Dzếnh là một người phụ nữ bình thường, bà tên là Đặng Thị

Văn lái đò trên sông quê ở Quảng Xương, Thanh Hoá. Bà kết hôn với một người
đàn ông Trung Quốc. Sau khi chồng chết, bà dắt díu con cái về quê sinh sống.
Bà là một người đàn bà nghèo, số phận hẩm hiu, giàu lòng hi sinh vì chồng vì
con nhưng gặp tình cảnh Ðo le, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Trong một
đoạn văn trữ tình, nhà văn đã nói lên điều đó:
“Hỡi nước Việt Nam, tôi nghiêng lòng xuống Người, trên những luống
cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và nói tiếng nói
của Người, vì tôi đã thề yêu Người trên bậc tuyệt vời của tôn giáo. Trên giải đất
súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng lịch sử, tôi còn ghi cả
bóng dáng người xưa tôi thương yêu ” (Chị Yên).
Sở dĩ phải nói qua về hai vị thân sinh của Hồ Dzếnh vì họ là những người
có ảnh hưởng rất đặc biệt đến phong cách văn phong của ông trong văn học
cũng nh trong báo chí. Không phải ngẫu nhiên mà ông có lòng gắn bó sâu sắc
với quê hương Việt Nam, không phải ngẫu nhiên mà ông rất Ýt nhắc đến quê
nội của mình. Chính bởi sự pha trộn hai dòng máu Hoa Việt đó mà đã làm nên
một Hồ Dzếnh đặc biệt, không giống ai.
1.2. Cuộc đời bình lặng mà sóng gió, tài hoa bừng nở trong yên lặng:
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh sinh năm 1916, cho đến nay chưa có
một tài liệu nào nói rõ được ngày tháng sinh của ông. Có một số tài liệu còn nói
7
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
ông sinh năm 1919 nhưng con số đó không chính xác. Ông mất ngày 13/8/1991
thọ 75 tuổi, mất vì bệnh hen suyễn.
Thời thơ Êu, Hồ Dzếnh có mấy năm lên vùng rừng núi huyện Như Xuân
sống với bố lúc bấy giờ làm quản lý cho một cơ sở xẻ gỗ chở về xuôi cho các
nhà buôn gỗ người Hoa. Dấu vết những năm tháng ở vùng rừng núi đã in dấu
trong một số truyện ngắn đầu tay đăng báo của ông.
Ông bố lấy vợ hai. Bà mẹ đem con về sống ở làng Đông Bích rồi chuyển
ra thị xã Thanh Hoá, Hồ Dzếnh đã lớn lên ở bên cạnh mẹ. Tình cảm sâu đậm

buổi đầu đời của ông là tình mẹ con, chính từ đây nó chi phối văn phong trong
sáng tác các tác phẩm báo chí của ông.
Ở thị xã Thanh Hoá, Hồ Dzếnh theo học trường nhà Chung. Vì nhà
trường hồi đó mới chỉ dạy chương trình bổ túc năm thứ nhất trung học, nên Hồ
Dzếnh ra Hà Nội học tiếp trung học và bắt đầu kiếm sống bằng nghề kèm học
trong các tư gia và làm công cho các hiệu buôn người Hoa.
Năm 1937 Hồ Dzếnh bắt đầu viết một số bài thơ và truyện ngắn đăng rải
rác trên một số tờ báo nổi tiếng. Sau đó tập truyện đầu tay Chân trời cũ và tập
thơ đầu tay Quê ngoại được một người bạn thân đứng chủ nhà in á Châu nhận in
giúp mà không lấy tiền công in và tiền giấy. Có sách của mình gửi bán ở đại lý
các tỉnh, Hồ Dzếnh có dịp và có điều kiện đi nhiều nơi trên bán đảo Đông
Dương, thực hiện cái mộng hồi Êy gọi là “ giang hồ”.
Buổi đầu sáng tác, Hồ Dzếnh không có ý định trở thành nhà văn, nhà báo.
Ông không thuộc một văn đoàn nào, một tổ chức văn nghệ nào, một cơ quan báo
chí nào trước Cách mạng. Sau ngày tiếp quản thủ đô 1954, trong Đại hội văn nghệ
toàn quốc, ông được bầu vào Ban chấp hành Hội liên hiệp văn hoá nghệ thuật một
khoá, rồi đi thâm nhập thực tế, làm thơ, làm báo sống với anh em công nhân.
Thời Kháng chiến chống Pháp, Hồ Dzếnh về sống ở Thanh Hoá. Năm
1948, ông lập gia đình với một nữ sinh giác ngộ Cách mạng, thoát ly gia đình từ
năm 1942 làm công tác tuyên truyền cho Mặt trận Việt Minh, tên là Nguyễn Thị
Huyền Nhân. Năm 1950 bà Huyền Nhân mất để lại cho ông một đứa con trai
8
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
mới 4 tháng tuổi. 1953, Hồ Dzếnh được chính quyền Cách mạng cấp giấy phép
về Hà Nội chữa bệnh cho con và tìm kiếm gia đình, tức người anh ruột thứ 2,
nhưng lúc đó ông này đã vào Sài Gòn làm ăn.
Thời gian trở về Hà Nội, ông gặp lại bà Nguyễn Thị Hồng Nhật, vợ goá
của cố thi sĩ Trần Trung Phương là một thanh niên hoạt động Cách mạng từ năm
1930, viết nhiều thơ trào phúng đả kích quan trường, gây phong trào yêu nước

trong giới học sinh trên báo Tin Mới. Ông Trần Trung Phương bị Pháp bắt, tra
tấn và chết 1945, để lại cho vợ một đứa con trai 5 tháng tuổi.
Gia đình bà Hồng Nhật là cơ sở Cách mạng, đón tiếp, che giấu một số
đồng chí hiện nay trong TW Đảng, từ thời tiền khởi nghĩa cho đến Cách mạng
Tháng Tám. Thời kỳ chống Pháp, gia đình bà vẫn là một cộng sản Cách mạng.
Hồ Dzếnh và bà Hồng Nhật gặp nhau trong cùng cảnh ngộ và trở thành
đôi bạn đời. Trong buổi họp mặt cùng thân thích, bạn bè, có người ra câu đối : “
Vợ goá nhà văn lấy nhà văn goá vợ.”Trong số khách dự, đã có người đối lại: “
Con nuôi nước Việt, nhờ nước Việt nuôi con.”
Tác phẩm văn học của Hồ Dzếnh trên báo chí đăng rất rải rác, không tập
trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trầm lặng, ông luôn luôn
khiêm tốn nhận tự cho mình như là người mới bước đầu bước vào nghề viết.
Tuy nhiên trong thực tế ông là một cây bút viết văn và viết báo rất khoẻ, ông
tham gia viết rất nhiều vào những tờ báo nổi tiếng. Không chỉ dừng lại ở việc
viết thơ văn đăng báo, ông còn viết nhiều thể loại tác phẩm báo chí khác nhau
với số lượng tác phẩm rất đáng kể. Trong quá trình hoạt động báo chí ông sử
dụng rất nhiều bút danh nên nhiều người không biết đó là Hồ Dzếnh và tác
phẩm báo chí của Hồ Dzếnh.
Với những gì ông làm được trong sự nghiệp văn học và báo chí ông
không chỉ xứng đáng là một nhà văn có chân tài mà còn là một nhà báo tài năng
thực sự. Những đóng góp với báo chí của ông được thể hiện dưới đây sẽ chứng
minh cho điều đó.
9
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26




Chương 2

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HỒ DZẾNH VỚI BÁO CHÍ
2.1. Nói qua những đóng góp về văn chương của Hồ Dzếnh
Hồ Dzếnh viết văn, làm thơ mà không có ý định trở thành nhà văn, nhà
thơ. Ông sáng tác Ýt. Trong 30 năm kể từ ngày hoà bình lần trước, ông không
có tác phẩm nào; nhưng ông là người nước ngoài viết văn Việt Nam, lại có
những trang hồi ký hay về xã hội cũ Việt Nam nên rất đáng trân trọng. Cái thời
Hồ Dzếnh bước vào văn học, văn xuôi Việt Nam đang còn thịnh hành lối chau
chuốt nhịp điệu và cách gợi cảm bằng từ Hán Việt. Câu văn đẹp cho dù có vơi đi
sự hồn nhiên. Văn Hồ Dzếnh cũng nằm trong tình trạng đó. Hồ Dzếnh viết như
giãi bày, như tự thú, như xám hối về những câu chuyện của gia đình, “ viết cho
vợi” như lời ông nói.
Truyện ngắn Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình. Nhân vật chính xuyên qua
tất cả mọi truyện chính là tác giả. Những lúc diễn biến cốt truyện bị ngưng lại
nhường cho người viết bộc lộ. Đó là những đoạn ông ca ngợi người mẹ, người
chị hoặc ca ngợi mảnh đất Việt Nam, quê mẹ của mình. Lòng yêu đất nước Việt
Nam của Hồ Dzếnh gắn bó khăng khít với lòng yêu mẹ, yêu những người thân
yêu. Ông yêu Tổ quốc từ những người dân lao khổ, thiệt thòi; tình yêu chân thực
xót đau Êy đã tạo nên âm hưởng ngân nga của văn ông mà ai đọc qua một lần
đều nhận thấy.
Thơ Hồ Dzếnh không hay bằng văn xuôi. Những bài làm vào những năm
70 cũng có bóng dáng anh bộ đội giải phóng, chiếc cầu phao nhưng không chứa
nỗi vui nỗi buồn thật sự của người Việt Nam khoảng thời gian Êy. Nhà văn có
10
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
cái nhìn và những cảm xúc của người đứng ngoài. Những bài rút trong tập Quê
ngoại xuất bản 1943, là những bông hoa cuối mùa đã héo hon, vàng úa. Quả
vậy, thơ khoảng Êy không hấp dẫn nữa. “Thơ Mới” đã qua nhiều khúc quành,
đã đổi đề tài, đổi phong cách. Về thơ, Hồ Dzếnh là người đi chậm.
Sở dĩ nói qua những đóng góp của Hồ Dzếnh về văn chương vì nh trên đã

nói ông là nhà thơ, nhà văn làm báo; do đó nó ảnh hưởng rất nhiều đến phong
cách viết báo của ông. Từ đó giúp ta có nhận xét đúng đắn và sát thực về những
đóng góp của ông với báo chí. Đây chính là đòn bẩy, là bước đệm để là sáng tỏ
vấn đề chính của đề tài: Đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí.
2.2. Những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí:
Thời thơ Êu, Hồ Dzếnh sống với bố. Nhưng đến năm 10 tuổi bố mất, Hồ
Dzếnh sống bên cạnh mẹ mình và ông cảm nhận rất sâu sắc tình mẫu tử. Cuộc
sống tuổi thơ bình lặng nhưng cũng không Ýt biến động đã làm nên một Hồ
Dzếnh đa sầu đa cảm và sớm tìm đến cây bút. Ông đến với văn chương không
có gì là bất ngờ, đồng thời đến với văn chương là Hồ Dzếnh đồng thời đến với
báo chí. Ông làm văn, viết báo nh một lẽ dĩ nhiên.
Theo đa số tài liệu thì Hồ Dzếnh chính thức đến với báo chí từ năm 1937
với những tác phẩm thơ và truyện ngắn đăng trên các báo lớn thời bấy giờ là “
Trung bắc chủ nhật”, “ Tiểu thuyết thứ bảy”, Tập san “ Mùa gặt mới”
Nhưng mét số tài liệu lại khẳng định ông đến với báo chí từ rất sớm, từ
năm 1931, khi Êy ông mới 15 tuổi. Nhưng có lẽ lúc bấy giờ ông làm thơ, viết
báo cho những tờ báo còn Ýt người biết đến hoặc giả chăng bản tính vốn trầm
lặng khiêm tốn nên một cậu thanh niên trẻ tuổi chưa thể gây được sự chú ý.
Nhưng giả thiết sau đây có lẽ là thích hợp và chính xác hơn cả: một tài liệu cũ
nói rằng từ năm 1931 trên một số tờ hồi đó có sự xuất hiện nhiều của bút danh
Lưu Thị Hạnh, có lẽ do bót danh là tên con gái nên nhiều người không biết đó là
Hồ Dzếnh (tại sao ông lại lấy bút danh đó, xin phép được lý giải ở phần sau của
tiểu luận), và mãi sau này người ta mới biết đó chính là Hồ Dzếnh.
11
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Điều đó có thể khẳng định Hồ Dzếnh đã đến với báo chí rất sớm và nhanh
chóng được nhiều người biết đến. Cho đến khi tên tuổi của ông được xuất hiện
trên một số báo lớn nh đã kể trên thì thời bấy giờ với những tác phẩm thơ văn đó
ông đã trở thành một cây bút tiền chiến nổi tiếng. ở cái tuổi ngoài đôi mươi, trở

thành một cây bút tiền chiến nổi tiếng, quả thực không Ýt người có được.
Nói đến sự nghiệp làm báo của Hồ Dzếnh mọi người thường nghĩ rằng Hồ
Dzếnh là một nhà thơ, nhà văn chuyên sáng tác thơ văn đăng báo; nhưng qua tìm
hiểu thực tế cho thấy Hồ Dzếnh không chỉ sáng tác thơ văn đăng báo mà ông còn là
cây bút thực thụ được trải nghiệm trên rất nhiều thể loại tác phẩm báo chí khác nhau.
Thơ văn, truyện ngắn đăng báo của ông chủ yếu nói về cảm xúc của Hồ
Dzếnh trước con người, thiên nhiên đặc biệt là về tình yêu, lòng cảm thương sâu sắc
với những thân phận con người nhỏ bé trong cuộc sống đặc biệt là người phụ nữ.
Còn về các thể loại khác, ông viết rất khoẻ, rất mạnh bạo với nhiều phát hiện
mới lạ. Những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí được thể hiện cụ thể nh sau:
2.2.1. Là một trong những người manh nha cho thể loại ký:
Gia đình và tuổi thơ có ảnh hưởng rất lớn đến văn phong của Hồ Dzếnh;
từ đó nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn thể loại để thể hiện tác phẩm báo chí của
Hồ Dzếnh. Điều đáng chú ý ở Hồ Dzếnh với một cội nguồn và hoàn cảnh như
vậy mà Hồ Dzếnh trở thành một người viết báo Việt Nam, sử dụng tiếng Việt rất
nhuần nhuyễn. Người Trung Hoa sinh sống ở Việt Nam thời bấy giờ do bác sĩ,
kỹ sư cũng nhiều nhưng chưa người nào nghĩ chuyện viết văn, viết báo bằng chữ
quốc ngữ, một thứ chữ cách đây nửa thế kỷ, chưa được nhiều người coi trọng, kể
cả một số người Việt Nam vào hàng trí thức. Nhưng Hồ Dzếnh viết truyện, làm
thơ bằng tiếng Việt đăng báo. Chỉ có thể giải thích tình cảm của ông đối với
tiếng nói Việt Nam, bằng chính tình cảm của Hồ Dzếnh đối với người mẹ Việt
Nam của mình.
Văn xuôi in trong “Tác phẩm chọn lọc” của Hồ Dzếnh lấy trong tập
“Chân trời cũ” (Á Châu 1942) có 12 truyện. Hồ Dzếnh kể chuyện mình, chuyện
gia đình mình thời thơ Êu. Mỗi chuyện là chân dung một người thân: cha mẹ,
12
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
anh chị em, mấy người hàng xóm. Những năm Êy, ở ta chưa ai viết hồi ký, trừ
Nguyên Hồng với “ Những ngày thơ Êu”(1940). Không rõ cuốn hồi ký này có

gợi ý cho Hồ Dzếnh viết “ Chân trời cũ” không, nhưng quả có nét giống. Nhất là
đức tính trung thực hết sức cần cho thể loại này. Hồ Dzếnh không giấu cái
không hay của những người mà ông thương mến. Kể về người em gái 13, 14
tuổi đã theo trai và trở thành hư đốn, ông viết rất tỉ mỉ, bằng một giọng đau xót
thật tình. Ông thương em, không tán thành việc em làm nhưng không khinh bỉ,
không nặng lời. Mở đầu truyện, ông viết:
“Trong số những người đọc tôi hôm nay, Ýt nhất cũng có đến một trăm
người quen em gái tôi. Tôi muốn nói đến một trăm vì muốn để cho em tôi đỡ tủi,
khi mưa xuân lướt về trên những mái nhà đầm Êm và nắng xuân chợt bung qua
kẽ lá như ánh sáng chiếu lại từ những tấm lòng của những thiếu nữ đương tơ”
(Em Lìn). Còng nh khi kể về người anh cả bỏ nhà đi lên miền ngược vì vừa đói
cơm trắng lại vừa đói cơm đen, cuối cùng chết dọc đường, vùi xác trong một góc
rừng, ông cũng viết những câu không dối lòng mình:
“Tôi thương anh tôi khi anh tôi còn sống hơn là khi đã chết. Chết nh thế là
thoát. Tôi thương những giọt nước mắt của mẹ tôi chắt ra từ đáy lòng để khóc lần
cuối cùng đứa con dại dột” (Người anh xấu số). Nêm nhớ là có lần, người anh
này, trong một cuộc xô xát với bà mẹ, đã cầm thanh mác lao về phía trước đâm
một nhát. Mũi mác cắm phập vào tủ đứng, và người mẹ la lên: “ Nó giết, nó giết
tôi, các ông các bà ơi!”. Còn Hồ Dzếnh thì vớ được hòn gạch ném về phía anh!
Cái gia đình Êy phức tạp thật! Nào là chuyện xung đột giữa bà mẹ và bà
dì Hai; chuyện chú nhì từ Trung Quốc mò sang bòn của, chuyện ông cậu hiếp cô
con gái nuôi Những truyện nh thế, nhà văn kể hết, bằng giọng thật thà, hồn
nhiên, giống nh Nguyên Hồng kể về ông bố và bà mẹ mình!
Nếu nh đúng những gì người khác nhận xét về Hồ Dzếnh ông viết văn,
viết báo nh thở thì rõ ràng khi viết những tác phẩm đó ông cũng không ý niệm
mình viết theo thể loại nào. Thậm chí thời ký đó chưa ai viết ký, ký văn học và
ký báo chí rất gần nhau, sự xuất hiện của ký văn học mới dẫn đến sự xuất hiện
13
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26

của ký báo chí, cũng giống như những thế kỷ trước văn sử bất phân. Hồ Dzếnh
vô hình chung đã manh nha cho một thể loại ký. Ông không phải là người trực
tiếp sáng tạo nhưng ông đã góp phần bắc một cái cầu cho ký báo chí sau này
được phát triển.
Bằng chứng trong cuộc đời sáng tác và đến với báo chí, ông rất hay viết
về thể loại phóng sự (cụ thể nh thế nào phần sau sẽ rõ); viết cả hồi ức đăng trên
mấy tạp chí. Không rõ đó là những tạp chí nào, nhưng đó là một điều chắc chắn.
Trong cuốn “Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc” (NXB Văn hoá Hà Nội 1988), Vũ
Quần Phương đã nói về cảm xúc của mình khi được gặp Hồ Dzếnh có đoạn như
sau: “Ông có viết mấy truyện ngắn, một Ýt bài thơ và khá nhiều bài báo (với
nhiều bút danh khác nhau) Bây giờ tuổi đã cao vận hội đổi mới của đất nước
có làm nao nức lên cái khoảng đã tĩnh lặng trong tâm hồn ông. Nhưng vốn điềm
tĩnh và hiền, đúng nh ở các hồi ký của nhiều người đã viết về ông, ông chỉ bình
tĩnh nhìn lại mình, cả nghiệp văn lẫn nghiệp đời một số mẩu hồi ức của ông đã
đăng trên mấy tạp chí.” Thực tế trong đời sống báo chí hiện tại, thể ký báo chí
trên báo in rất phát triển, trên truyền hình phóng sự, chân dung về người thật,
việc thật (bằng cách để nhân vật trong phóng sự tự kể) đã gây xúc động bao
nhiêu công chúng, vậy nguồn gốc sâu xa của nó có phải từ thể loại ký?
Trong thực tế việc phân chia các loại hình báo chí cũng chỉ mang tính
chất tương đối, miễn sao người sáng tạo tác phẩm báo chí truyền tải hết thông
điệp của mình đến công chóng một cách hiệu quả nhất. Hồ Dzếnh viết những gì
mình nghĩ rất thật và tự nhiên. Sự giản dị và chân thành trong lối viết của Hồ
Dzếnh đã góp phần manh nha lên thể thể loại ký. Không bao giờ tự định hình
cho mình một phong cách riêng nhưng chính cái lối “ viết như nghĩ” của ông đã
tạo nên một Hồ Dzếnh riêng, đó chính là đóng góp của ông với báo chí mà có lẽ
chính ông nghĩ rằng mình chưa hề làm được.
2.2.2. Tham gia vào rất nhiều tờ báo trong đó chủ yếu là những tờ báo
rất có tên tuổi.
14
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường

- TH K26
Theo một số tài liệu từ năm 1937, Hồ Dzếnh đã có nhiều truyện ngắn và
thơ đăng trên một số báo nổi tiếng lúc bấy giờ. Đó là tờ Thanh Nghệ Tĩnh tân
văn, Trung bắc chủ nhật, Tiểu thuyết thứ bảy, Tập san mùa gặt mới. Có một số
tài liệu cho rằng ông còn viết bài cho báo Phụ nữ tân văn, mà tờ phụ nữ tân văn
bị đình bản năm 1934, chứng tỏ trước năm 1937 ông đã có bài đăng báo, điều đó
càng chứng tỏ việc ông đến với báo chí từ 1931 là có căn cứ.
Phụ nữ tân văn là báo “ Tin tức mới của phụ nữ”.Tuần san này số 1 xuất
bản ngày thứ năm 2.5.1929. Toà soạn đặt tại số 42 đường Catinat (nay là đường
Đồng Khởi). Chủ nhiệm là bà Nguyễn Đức Nhuận, tức Cao Thị Khanh(1900 –
1960). Chủ bút là ông Đào Trinh Nhất.
Ban biên tập Phụ nữ tân văn gồm những cây bút nữ nổi tiếng, Chủ nhiệm
Cao Thị Khanh, và các nữ kí giả Hướng Nhựt, Trần Thanh Nhàn, Phạm Vân
Anh, Thu Tâm nữ giáo, Cao Thị Ngọc Môn, Nguyễn Thị Kiêm và các cây bút
nam giới như Phan Khôi, Trịnh Đình Rư, Hồ Biểu Chánh, Trần Văn Đôn, Trịnh
Đình Thảo Ngoài ra, tờ báo cũng có các cây bút gần xa cộng tác như Phạm Thị
Bạch Vân, Vân Đài, Thiếu Sơn, Quách Tấn, Thượng Tân Thị, Tản Đà, á Nam
Trần Tuấn Khải, Trần Thanh Mại, Lưu Trọng Lư
Hầu nh bìa tất cả các số của báo Phụ nữ tân văn đều có hình ba cô gái
tượng trưng phụ nữ ba miền Bắc Trung Nam. Dưới có câu thơ: “ Phấn son tô
điểm sơn hà, Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam.”
Phụ nữ tân văn tuyên bố không làm chính trị, chỉ bênh vực quyền lợi phụ
nữ, nhưng thỉnh thoảng lại đăng bài chống chính quyền. Năm 1934, phụ nữ tân
văn phát giác và đưa tin tên tư bản thực dân Homberg đút lót Bùi Quang Chiêu.
Do đó, chính quyền thực dân ghép phụ nữ tân văn vào tội “mạ ly” và buộc đình
bản ở số 271, ra ngày 20/12/1934.
Tê Trung bắc chủ nhật nguyên là Trung bắc tân văn chủ nhật, đổi thành
trung bắc chủ nhật , từ số 93 bis ngày 31/1/1943. Còn trung bắc tân văn chủ nhật
năm thứ nhất số 1 ngày 3/3/1940; số cuối cùng 257 ngày 12/08/1945. Quản lý tờ
15

Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
này là Dương Phượng Dực sau là Nguyễn Doãn Vượng rồi Nguyễn Văn Luận;
toà soạn 36, phố Hăng ri Đooc lê ăng, in ở nhà in riêng.
Theo một số tài liệu thì Hồ Dzếnh viết rất nhiều thơ văn cho tờ báo này
nhưng các tác phẩm bị thất lạc cũng nhiều; tiêu biểu còn lại có thể kể ra như sau:
Đường kế mãnh (truyện ngắn, Trung bắc chủ nhật, số 187, 12- 12- 1943), Nhà
nhiều con (truyện ngắn, Trung bắc chủ nhật, số 206, 11/6/1944)
Tờ tiểu thuyết thứ bảy năm thứ nhất, số 1, ngày 2- 6- 1934; số cuối cùng
năm 1945. Chủ nhiệm tờ báo là Nguyễn Thị Hợi sau là Vũ Đình Long; toà soạn
ở 93, phố Hàng Bông Hà Nội. Tờ Tiểu thuyết thứ bảy được in ở nhà in Tân Dân.
Trong tiểu thuyết thứ bảy chủ yếu đăng tải những truyện ngắn của ông
trong tập “ Chân trời cũ”, một số bài thơ trong tập thơ “ Quê ngoại”
Tê Thanh Nghệ Tĩnh tân văn- Vinh, lúc đầu xuất bản mỗi ngày một kỳ; khi
đổi là Thanh Nghệ Tĩnh, mỗi tuần một kỳ, năm thứ nhất, số 1 ngày 1- 7- 1930.
Giám đốc tờ Thanh Nghệ Tĩnh tân văn là ông Nguyễn Văn Luận (từ sè 1 đến 210),
ngày 27/7/1934 Lê Hữu Nhơn thay Nguyễn Văn Luận làm giám đốc, đánh số lại,
ngày 3/8/1934 đổi tên Thanh Nghệ Tĩnh, số cuối cùng: số 54, tháng 3/ 1936.
Tê Thanh Nghệ Tĩnh tân văn cũng chủ yếu đăng những bài thơ của Hồ
Dzếnh.
Năm 1950 Hồ Dzếnh bắt đầu viết bài cho báo Thần Chung. Cơ duyên cụ
thể của việc ông đến với báo Thần Chung nh sau:
Năm 1950 khi vợ của ông bà HuyÒn Nhân mất vì dịch tả, để lại cho ông
một đứa con trai mới 4 tháng tuổi. Còn thiếu sữa, ông phải bế con đi khắp nơi
xin bú chực. Thông cảm hoàn cảnh khó khăn của ông, chính quyền Cách mạng
cấp giấy phép để ông về Hà Nội chữa bệnh cho con và tìm kiếm gia đình, tức
người anh ruột thứ hai, ông Bích nhưng lúc đó ông này đã vào Sài Gòn, nên Hồ
Dzếnh vào Sài Gòn tìm anh. ở đây ông viết bài cho báo Thần Chung.
Tờ Thần Chung này do ông Nguyễn Văn Kỳ làm tổng lý, sè ra mắt, ngày
19.12.1948. Toà soạn và quản lý: 4- 6- 8 đường d’ Ormay, Sài Gòn. Thần

Chung là nhật báo in khổ lớn 40 * 60 cm, có 4 trang.
16
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Đến năm 1949, ông Nguyễn Văn Hiếu và Bùi Đức Tịnh cùng các kí giả
Lê Thọ Xuân, Phi Vân, Thê Húc lãnh toàn bộ công tác biên tập của nhật báo
Thần chung. Lê Thọ Xuân làm chủ bút, Phi Vân làm thư ký toà soạn. Lê Thọ
Xuân và Bùi Đức Tịnh (thay phiên nhau viết xã luận cho báo ký tên chung là
Thần chung). Thê Húc phụ trách dịch các bản tin của AFP và các báo nước
ngoài. Nguyễn Văn Hiếu viết chuyện châm biếm hàng ngày với bút hiệu Phong
Tử và vẽ biếm hoạ ký hoạ sĩ Nho. Ngoài ra, nhà báo Thiếu Sơn, ở chiến khu về
cũng tham gia viết cho Thần chung. Đến cuối 1949, công việc biên tập báo giao
lại cho ông Nam Đình.
Báo Thần chung ngay sè ra mắt đã công bố mục tiêu của báo là tranh đấu
để phụng sự Tổ quốc:
“Tổ quốc phải được độc lập hoàn toàn
Tổ quốc phải được thống nhất hoàn toàn.”
Vào năm 1969, Thần chung là tờ báo có số lượng phát hành ở Sài Gòn
nhiều nhất.
Trong hồi ức của Thanh Nam (tên thật là Trần Đại Việt chồng nhà văn
Tuý Hồng, tác giả những tác phẩm Hồng Ngọc, Người Nữ danh ca, Giấc ngủ cô
đơn, Buồn ga nhỏ ) có kể về cuộc gặp gỡ với Hồ Dzếnh tại Sài Gòn vào năm
1953. Ông nói: “ Đó là vào đầu năm 1953, tôi mới từ Hà Nội vào Sài Gòn. Anh
Hồ Dzếnh lúc đó đang viết cho báo Thần chung của ông Nam Đình, vừa dịch tin
vừa viết feuilleton”. Tác giả còn kể: “Anh Hồ Dzếnh giới thiệu tôi với ông Nam
Đình lúc đó đang bận rộn với mấy hàng tít lớn trên báo chí, khẽ gật đầu cái chào
lại tôi rồi lại cắm cúi xuống trang bài vở còn ướt mực trên bàn.”
Thanh Nam còn kể Hồ Dzếnh đưa ông đi ăn tại một quán cóc ở đường
Nguyễn Văn Thịnh, Sài Gòn, tác giả còn kể tỉ mỉ bữa ăn là hai vắt mì tôm khô
và một chai lavi. Sau đó Hồ Dzếnh còn kể cho ông nghe về cách viết feuilleton

ở miền Nam sao cho ăn khách qua kinh nghiệm làm báo của ông cho Thần
chung.
17
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Sau hiệp định Giơnevơ Hồ Dzếnh về Bắc, theo nh hồi ức của Thanh Nam
là về Bắc lấy vợ. Nh vậy có nghĩa là ông viết cho báo Thần chung được 4 năm.
Những năm 60 Hồ Dzếnh viết bài cho báo Thời Mới (sau này hợp nhất
với báo Thủ đô Hà Nội thành báo Hà Nội Mới)
Gặp gỡ nhà văn Thọ Cao, ông cho hay vào một buổi tối mùa hè năm
1961, Hồ DzÕnh đến nhà ông chơi. Lúc đó Hồ Dzếnh đang viết bài cho báo
Thời Mới. Hồ Dzếnh đến gặp Thọ Cao để đặt vấn đề về công tác, viết bài về sản
xuất nông nghiệp - phần việc mà Thọ Cao đang theo dõi trên báo Thời Mới.
Rõ ràng có một thực tế cho thấy Hồ Dzếnh đã tham gia vào rất nhiều tờ
báo, đó là những tờ báo rất có tên tuổi. Dù viết không tập trung vào một tờ báo
hay đặc san nào, nhưng việc tham gia viết rất nhiều tờ báo trong một khoảng
thời gian như thế đã cho thấy Hồ Dzếnh nắm bắt rất tốt gu của các tờ báo khác
nhau, có như thế bài của ông mới được đăng thường xuyên và được các tạp chí,
đặc san tin tưởng. Bằng chứng là việc ông không chỉ tham gia viết cho các tờ
như Tiểu thuyết thứ bảy, Phụ nữ tân văn, Trung bắc chủ nhật- những tờ mang
hơi hướng văn nghệ; mà ông còn là cây bút đắc lực cho tê Thần chung- tờ báo
mà tôn chỉ mục đích của nó khác xa những tờ báo đã kể trên.
2.2.3. Viết nhiều thể loại khác nhau với số lượng tác phẩm đáng kể và
với rất nhiều bút danh.
Nếu nh chóng ta chỉ nghĩ đơn giản rằng Hồ Dzếnh viết Ýt mà chủ yếu là
viết thơ văn đăng báo thì chúng ta không sai nhưng chúng ta đã nhầm. Ông
không những làm báo mà còn là một cây bút viết khoẻ, sung sức, âm thầm nhẹ
nhàng mà đầy sức thuyết phục.
• Hồ Dzếnh viết rất nhiều thể loại khác nhau với số lượng tác phẩm
đáng kể:

Thứ nhất là về viết thơ văn đăng báo:
Theo thống kê riêng thơ ông có tổng cộng 50 bài thơ đăng rải rác trên các
báo nổi tiếng. Đó là còn chưa kể những tác phẩm bị thất lạc. Ta có thể lấy một ví
dụ về bài thơ của ông được đăng báo nh sau:
18
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Tặng Vợ Tôi Khi Còn Sống
Tặng em vì biết yêu em,
Em còn tin tưởng ít nhiều ở anh
Mùa đời rụng hết vàng xanh
Nỗi đau thương cũ nay thành máu thơ.
Em ơi, giữa tiệc sông hồ,
Lại đây, sống lại mấy giờ bên nhau!
Mất, còn có nghĩa gỡ đõu
Trong vui cao cả, trong sầu mênh mông
1950
Về truyện ngắn ông có khoảng 20 truyện ngắn và tiểu thuyết đăng trên
các báo (sau này được đưa vào “Hồ Dzếnh- tác phẩm chọn lọc” (Nhà xuất bản
văn hoá Hà Nội 1988). Trong đó phải kể đến “Đường kế mãnh” (Truyện ngắn,
Trung bắc chủ nhật, số 187, 12- 12- 1943), “Nhà nhiều con” (Truyện ngắn,
Trung bắc chủ nhật, số 206, 11- 06- 1944), “Một truyện tình 15 năm về trước”
(tiểu thuyết, ký bót danh là Lưu Thị Hạnh), “Dĩ vãng” (Đoản thiên tiểu thuyết),
“Cô gái Bình Xuyên” (tiểu thuyết)
Các tác phẩm thất lạc đó là 30 bài thơ Baudelaire (dịch) 1940, Fống làn
(tiểu thuyết) viết năm 1944
Những tác phẩm thơ văn đăng báo của Hồ Dzếnh góp phần làm cho
những tạp chí, tờ báo có nội dung khai sáng tinh thần đó được công chúng đón
nhận rất nhiệt liệt. Chúng ta có thể chứng minh bằng việc vào thời tiền chiến,
tập thơ “ Quê ngoại” của Hồ Dzếnh ra đời, và nhà Á Châu Ên cục đã ưng ý tác

phẩm khi giới thiệu cùng độc giả những lời sau đây: “Lần đầu tiên thi ca Việt
Nam được tô điểm một cách trau chuốt bằng ngọn bút linh diệu của nhà thơ
ngoại quốc”. Sự giới thiệu của nhà á Châu Ên cục ta ngỡ là lối quảng cáo một
Ên phẩm vừa xuất bản, nhưng thực chất của tập “Quê ngoại” không làm cho độc
giả thất vọng khi báo Tri Tân viết như sau: “Tên tuổi người Minh Hương Êy,
19
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
văn học quốc ngữ không nề hà gì mà chẳng đón tiếp như đã đón tiếp bao nhiêu
nhà văn hữu tài.”
“Quê ngoại” của Hồ Dzếnh đã thử thách qua sự chấp nhận xuất bản của á
Châu Ên cục và lời phê bình của tuần báo Tri Tân, một tạp chí chuyên bình luận
văn học lúc bấy giờ. Một dẫn chứng nữa để chứng minh đó là trong tạp chí Tri
Tân số 67 ra ngày 13/06/1942 nhà văn Kiều Thanh Quế viết: “ Ngòi bút Hồ
Dzếnh đã có được lắm đặc tánh khả quan trong khi phô diễn. Nó nên tỏ ra có
sức mạnh trong những tiểu thuyết dày dặn”.
Tất cả những điều trên chứng tỏ những tác phẩm thơ văn đó của Hồ
Dzếnh đã làm thay đổi Ýt nhiều bộ mặt của một số tờ báo tạp chí văn học lúc
đó. Đó cũng chính là đóng góp to lớn của Hồ Dzếnh với báo chí dù đó là những
tạp chí văn nghệ.
Thứ hai ông là cây bút khá có kinh nghiệm khi viết về phóng sự và bài
phản ánh:
Có lẽ rất Ýt người biết Hồ Dzếnh còn là một cây bút viết nhiều về phóng
sự và bài phản ánh trong mét gian dài.
Cá nhân tôi đã trực tiếp đến gặp nhà văn Thọ Cao. Dù tuổi đã rất cao
nhưng ông vẫn bồi hồi xúc động khi kể cho tôi nghe về sau ngày Hồ Dzếnh mất:
“Sau ngày Hồ Dzếnh mất, sáng nào bà Hồng Nhật vợ ông, cũng đặt tách cà phê
đặc và bao “ba số” lên bàn thờ chồng. Đó là cái thú của ông. Đến ngày tứ cửu,
bàn thờ ông mang đậm màu sắc của một người cầm bút. Ngoài câu đối, trướng
treo kín trên tường, rất nhiều hương hoa, cam, táo, rượu của họ hàng, bạn bè

đem tới, còn nhiều tờ báo, nhiều cuốn sách từ Bắc tới Nam xuất bản sau khi nhà
văn qua đời. Báo, sách bày trên bàn thờ- những trang đăng bài đều mở ra-
nhưng vẫn không hết, phải xếp xuống giường ông vẫn nằm ở kẻ ngay bên cạnh.
Nhiều bài viết hay, xúc động trong đó có bài Hoa mẫu đơn của Hồ Dzếnh được
nhạc sĩ Liên Bình Định phổ nhạc, đăng trên một tờ báo tiếng Việt ở Mỹ gửi về.”
Thọ Cao còn bồi hồi kể thêm: “Anh con trai Hồ Dzếnh mở cuốn băng
vang lên giọng Hồ Dzếnh ngâm bài thơ “Ngập ngừng” làm hồi còn trẻ. Nhạc sĩ
20
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Hành Nhân, người Hoa hát bài “Thăm quê” do anh phổ nhạc bài thơ của Hồ
Dzếnh. Nhà văn Ngô Linh Ngọc đọc bài thơ “Khói huyền” quê ngoại buồn
mênh mang, anh vừa làm đêm trước đến tận khuya. Nhà thơ Phạm Hổ nói đôi
lời xúc động, xem Hồ Dzếnh như một cây bút có chân tài. Tiết mục diễn ra tù
nhiên, chân thành, không định sẵn, không cả người giới thiệu”.
Tất cả những gì Thọ Cao kể lại đã chứng tỏ còn đương thời Hồ Dzếnh đã
để lại rất nhiều tác phẩm báo chí mà không chỉ là thơ văn đăng báo, những gì mà
người khác nhận xét về ông đã càng chứng tỏ ông là một cây bút rất có tài.
Ta có thể chứng minh thêm như sau: Thọ Cao đã được gặp trực tiếp Hồ
Dzếnh vào một buổi tối năm 1961, ông kể cụ thể rằng Hồ Dzếnh đến nhà ông
chơi, khi Êy Hồ Dzếnh tham gia viết bài cho báo Thời Mới, đến gặp ông đặt vấn
đề công tác viết bài về sản xuất nông nghiệp- phần việc mà Thọ Cao phụ trách ở
tờ Thời Mới. Điều bất ngờ là Hồ Dzếnh đã vui chuyện kể cho ông nghe những
năm 1939- 1945, ông thực hiện được cái mộng đi giang hồ, đem tập văn “ Chân
trời cũ” và tập thơ “ Quê ngoại” từ Hà Nội vào bán ở các đại lý các tỉnh phía
Nam, sang cả Cao Miên. ở Sài Gòn, ông viết báo rất nhiều, viết khoảng mấy
chục phóng sự về cuộc đời những dân nghèo thành thị đăng trên các báo Bạn
Dân, Thần Chung
Hồ Dzếnh còn kể thêm thời Êy Hồ Dzếnh phải làm gia sư và thư ký cho
hiệu buôn tơ lụa lớn của người Hoa ở Hàng Ngang, mỗi tháng ngoài cơm nuôi,

được trả công bốn đồng Đông Dương. Còn vào những năm 60, để đời không
gián đoạn, ông chọn cho mình hướng vào nhà máy thâm nhập thực tế để làm
thơ và viết báo “lấy ngắn nuôi dài” như ông tâm sự. Ông làm việc ở nhà máy
chế tạo công cụ số 1 (lúc đó là nhà máy Trung qui mô), sau chuyển sang làm
thợ nguội ở nhà máy xe lửa Gia Lâm. Những năm sau này, ông còn đi và sống
nhiều nơi khác: nhà máy cơ khí C.70, công trường xây dựng 105 (Sở Kiến trúc),
nhà máy cơ khí Nam Hồng. Hồ Dzếnh sống với công nhân, lặng lẽ làm việc,
lặng lẽ ghi chép. Từ cuộc sống thực tế, đều mỗi tháng ông đưa tới toà soạn vài
bài báo, có khi tăng năng suất thêm vài bài nữa.
21
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Nhà văn Thọ Cao cho hay Hồ Dzếnh là một người viết rất khoẻ, hai thể
tài ông thường dùng là phóng sự và bài phản ánh, thỉnh thoảng viết cả ký. Thọ
Cao kể: “Hồ Dzếnh viết khoẻ và nhanh. Khi lấy tài liệu, tôi biết ông chủ yếu
chuyện trò với người tiếp mình và nhập tâm, chỉ ghi những số liệu cần. Không
tham dài, ông thường viết hơn 1000 từ, dù đề tài có hay, có cần đến mấy”.
Như vậy thực tế cho thấy Hồ Dzếnh đã từng viết rất nhiều phóng sự và
bài phản ánh đăng báo. Đến với báo chí như một lẽ tự nhiên và đôi khi cũng vì
kế sinh nhai, nhưng rõ ràng những đóng góp của Hồ Dzếnh rất đáng ghi nhận.
Điều đặc biệt là lúc nào ông cũng làm việc rất âm thầm, không bao giờ nhận
mình là người cầm bút nhưng với những gì làm được, ông xứng đáng được đánh
giá là cây bút khoẻ.
Thứ ba, Hồ Dzếnh còn thể nghiệm ngòi bút của mình ở các thể loại khác
Trong hồi ức của Thanh Nam hồi Hồ Dzếnh viết bài cho báo Thần Chung
(những năm đầu năm 50), Hồ Dzếnh dịch tin cho báo Thần Chung, vừa viết
feuilleton. Feuilleton là một danh từ trong tiếng Anh chỉ mục giải trí trên một tờ
báo. Tức là Hồ Dzếnh phụ trách hẳn mảng này trên báo Thần Chung. Hồi đó báo
Thần chung là tờ báo ăn khách và số lượng xuất bản nhiều nhất Sài Gòn.
Trong hồi ức Thọ Cao, Hồ Dzếnh viết cả ký nhưng Ýt, ông còn kể rõ hai

bài ông còn nhớ của Hồ Dzếnh là bài “ 365 ngày đêm tưng bừng hoa lửa” viết
về ngày thứ bảy cộng sản chủ nghĩa ở nhà máy xe lửa Gia Lâm dưới dạng ký và
bài “Chị lao công bình thường” ở công cầu đường. Chị này được Bác Hồ thưởng
huy hiệu của Người.
Như vậy có thể thấy Hồ Dzếnh không chỉ viết thơ văn đăng báo với số
lượng đáng kể mà ông còn viết phóng sự, bài phản ánh, ký, dịch tin, phụ trách
một mảng nội dung cho một tờ báo lớn thời bấy giờ. ở lĩnh vực nào ông cũng có
những đóng góp nhất định.
• Hồ Dzếnh có rất nhiều bút danh:
22
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Sở dĩ người ta không biết Hồ Dzếnh làm báo nhiều mà chỉ nghĩ đơn thuần
ông viết thơ văn đăng báo vì Hồ Dzếnh sử dụng rất nhiều bút danh. Cá nhân tôi dám
khẳng định trong thực tế không có nhiều người có nhiều bút danh như Hồ Dzếnh.
Trước hết là về cái tên Hồ Dzếnh:
Hồ Dzếnh tên thật là Hà Triệu Anh. Hồ Dzếnh là một trong những bút
danh ông thường sử dụng. Người ta biết nhiều đến ông bởi cái tên này nhưng
không chắc mấy ai biết được nguồn gốc cái tên Hồ Dzếnh.
Hồ Dzếnh nếu phát âm theo giọng Quảng Đông là Hồi- Tsìu- Díng, thu
gọn lại là Hồi- Díng, chắc vì khi phiên âm sang tiếng Việt, hai tiếng Hồi- Díng
nghe không được hay lắm nên ông đã ghi lại là Hồ Dzếnh. Tuy vậy anh em vẫn
cứ trêu đùa gọi anh là Hồ Dính, có người còn đặt một vế đối: “ Hồ Dính dính hồ
hồ chẳng dính” để thách đối. Lúc đó có người đối lại là: “ Ngọc Giao giao ngọc
ngọc không giao” mượn tên nhà văn Ngọc Giao. Cũng có người đối lại: “ Vũ
Bằng bằng vũ vũ chưa bằng”, mượn tên nhà văn Vũ Bằng, nhưng đều chưa
chỉnh.
Bót danh Lưu Thị Hạnh:
Bót danh này được ông dùng ngay từ những ngày đầu ông bước vào văn
chương và báo chí. Sau này ông cũng sử dụng nó rất nhiều, nhất là viết thơ và

truyện ngắn, tiểu thuyết đăng báo. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào giải thích
được rõ ràng vì sao ông lại lấy bút danh này, nhưng phần lớn khả năng ông lấy
bút danh này là vì ông có Ên tượng sâu sắc và sâu đậm về hình ảnh một người
phụ nữ trong đời ông. Đó có thể là một người con gái thuở thiếu thời của ông
nhưng thuyết phục hơn cả có lẽ đó chính là hình ảnh người mẹ của ông. Cả tuổi
thơ ông gắn bó sâu sắc với người mẹ khổ hạnh giàu đức hi sinh. Từ “ hạnh” là
trong chữ “ đức hạnh”, “ khổ hạnh”.
Bót danh Hoàng Liên:
Bót danh được ông sử dụng vào những năm 50 khi ông tham gia viết bài
cho báo Thần Chung. Ông lập gia đình với cô nữ sinh giác ngộ Cách mạng,
thoát ly gia đình từ năm 1942 làm công tác tuyên truyền cho Mặt Trận Việt
23
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
Minh tên là Nguyễn Thị Huyền Nhân. Năm 1950, bà Huyền Nhân mất vì dịch tả
để lại cho ông một đứa con trai mới 4 tháng tuổi. Còn thiếu sữa, ông đã phải bế
con đi khắp nơi xin bú chực. Thông cảm trước hoàn cảnh khó khăn của ông,
chính quyền Cách mạng cấp giấy phép để ông về Hà Nội chữa bệnh cho con và
tìm kiếm gia đình, tức người anh ruột thứ hai của ông, nhưng lúc đó ông này đã
vào Sài Gòn nên Hồ Dzếnh vào Sài Gòn tìm anh. ở đây ông viết bài cho báo
Thần chung với bút danh Hoàng Liên. Hoàng Liên ngụ ý chỉ “ ngậm đắng nuốt
cay” để kiếm sống. Điều đó lý giải vì sao ông có tâm sự với Thanh Nam là làm
thế nào viết feuilleton cho ăn khách ở miền Nam (Điều này khiến cho Thanh
Nam rất thất vọng vì ông vốn rất ngưỡng mộ Hồ Dzếnh, nhưng ngay sau đó mấy
năm Hồ Dzếnh trở về Bắc)
Bót danh Trung Cường, Chính Cường:
Hai bót danh trên được ông thường sử dụng khi viết bài cho báo Thời Mới
vào những năm 60. Rất nhiều người không biết ông viết cho báo Thời Mới vì
ông sử dụng rất nhiều bút danh trong đó hay dùng nhất là hai bót danh trên.
Trung Cường, Chính Cường là tên hai người con trai của ông.

2.2.4. Phong cách văn phong báo chí của Hồ Dzếnh:
Như ngay từ đầu đã nói gia đình, tuổi thơ ảnh hưởng rất lớn đến văn
phong của Hồ Dzếnh. Hồ Dzếnh có lối viết rất giản dị, tự nhiên, chân thành; ông
viết như để phơi trải tâm hồn mình, nói như Vũ Quần Phương ông có lối viết “
như nghĩ, như thở”. Chính sự mộc mạc, giản dị đó làm nên sức thuyết phục của
những tác phẩm của ông trên báo chí dù đó là văn thơ hay thể loại tác phẩm báo
chí khác.
Có lẽ thật thiếu sót nếu không nói qua về ngoại hình của Hồ Dzếnh, vẻ bên
ngoài của ông đã toát lên văn phong giản dị sâu sắc đó. Trong Ên tượng của nhiều
người ông “có dáng phong trần, nước da bánh mật, nhưng mái tóc chải ngược quần
áo là thẳng nếp. Ông hay cười, để lộ hàm răng trắng đều.” (Thọ Cao).
Nhiều người kể rằng chữ của Hồ Dzếnh rất đẹp, chân phương, đều tăm
tắp, không “ ăn gian” một nét nào, rất Ýt dập xoá, vòng lên kéo xuống, chứng tỏ
24
Bài tiểu luận Lịch sử báo chí Việt Nam Lê Thị Thu Hường
- TH K26
ông nghĩ kỹ trước khi đặt bút và viết liền một hơi. Ông thường viết bằng bút
máy, dùng thứ mực xanh đen, trên giấy pơ-luya trắng, có khi màu xanh của Pháp
thời xưa còn giữ được. Cầm bản thảo, đã thấy cảm tình, “khiến có lúc tôi cứ
nghĩ đó là một bức thư tình, chỉ thiếu mùi nước hoa” (Thọ Cao).
Trong nhận xét của nhiều người, khi viết báo văn ông trong sáng, nhẹ
nhàng, tránh được cái “ khô như ngói” lối kể lể dài dòng của một bài viết về
kinh tế. Người ta thường đọc được ở bài của ông một đoạn văn hay hay những
câu văn đẹp mà có cảm giác thứ văn chau truốt gợi cảm này đã được bắt gặp ở
những truyện ngắn của ông.
Thiết nghĩ đâu cứ phải đao to búa lớn, dẫn chứng hùng hồn mới làm lay
cảm công chúng. Lối viết chân thật, giản dị, nhẹ nhàng của ông đã thu phục lòng
người; bằng chứng ông đã thu được nhiều thành công trên nhiều thể loại báo chí
mà ông thể nghiệm.
2.3. Đánh giá chung về những đóng góp của Hồ Dzếnh với báo chí:

Qua tất cả những gì mà Hồ Dzếnh đóng góp cho báo chí có thể khẳng
định Hồ Dzếnh là một cây bút thực sự có tài.
Những tác phẩm văn thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết đăng báo của ông Ýt
nhiều góp phần làm cho những tạp chí, tờ báo, những Ên phẩm đó được công
chúng đón nhận nhiệt liệt; có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị tinh
thần con người, đảm bảo tốt mét trong những chức năng của báo chí đó là chức
năng khai sáng, giải trí.
Những bài phóng sự, phản ánh, ký của ông viết với nhiều bút danh khác
nhau chứng tỏ ông là một cây bút linh hoạt, có khả năng thể hiện tác phẩm báo
chí bằng nhiều thể loại khác nhau.
Tác phẩm truyện ngắn của ông là sự hồi tưởng lại gần như toàn bộ cuộc
sống gia đình, người thân vô hình chung đã khiến ông trở thành một trong những
người manh nha cho thể loại ký vào những năm 40, chính sau này thể ký góp
phần làm đa dạng các thể loại tác phẩm báo chí trên báo in, góp phần hình thành
25

×