Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình nghiên cứu qua trường hợp MC phan anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.75 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
NGHIÊN CỨU QUA TRƯỜNG HỢP MC PHAN ANH

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã ngành: 60.22.02.40

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Đà Nẵng – Năm 2017


Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Sư Phạm – ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Trọng Ngoãn

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Phản biện 2: TS. Trần Văn Sáng

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
ngày 30 tháng 9 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ giao tiếp của người dẫn chương trình là một dạng giao
tiếp đặc thù, đó là giao tiếp giữa MC với khách mời, giữa MC với
khán giả tại chỗ trong hội trường và MC với người xem cả nước
(người xem truyền hình). Dạng giao tiếp đặc thù đó địi hỏi người
dẫn chương trình phải sử dụng ngơn ngữ như thế nào hoặc ở những
nhân vật dẫn chương trình thành cơng thì yếu tố ngơn ngữ đóng vai
trị gì, có tác động như thế nào đến sự thành cơng đó lại chưa có câu
trả lời. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm ngơn ngữ của người
dẫn chương trình truyền hình nghiên cứu qua trường hợp MC
Phan Anh.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các cơng trình phong cách học, báo chí học, các đề tài nghiên
cứu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp cũng đã
có nhiều tài liệu nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí. Tuy nhiên, hiện
vẫn chưa có cơng trình đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ của
người dẫn chương trình truyền hình trên các bình diện: ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của một người dẫn chương
trình truyền hình qua trường hợp cụ thể là MC Phan Anh như chúng
tôi.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này chúng tơi xác định 2 mục tiêu nghiên cứu chính
là:
- Miêu tả các đặc điểm ngôn ngữ của MC Phan Anh.
- Phân tích vai trị của ngơn ngữ đối với người dẫn chương

trình truyền hình.


2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm ngôn ngữ MC truyền hình
Phan Anh. Trong luận văn chúng tơi đã đặt tồn bộ lời dẫn của Phan
Anh trong khơng gian giao tiếp của từng chương trình cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu trên các chương trình truyền
hình do MC Phan Anh dẫn được sưu tập từ internet và do Phan Anh
cung cấp. Chúng tôi khơng đi vào tìm hiểu ngơn ngữ truyền hình mà
là ngơn ngữ của người dẫn chương trình dựa trên các phương tiện
ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng,
người dẫn đã thể hiện cách ăn nói của mình như thế nào trong các
chương trình giao lưu gặp gỡ truyền hình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, khảo sát
Chúng tôi sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, video clip do MC
Phan Anh phụ trách dẫn chương trình.
5.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các đặc
điểm trên các bình diện: chính âm, từ vựng, ngữ pháp… trong ngôn
ngữ của MC Phan Anh.
5.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ
Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc
điểm ngơn ngữ của MC Phan Anh, từ đó đi đến khái quát và đưa ra
những nhận xét, đánh giá về đặc điểm ngơn ngữ của người dẫn
chương trình truyền hình.



3
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Lần đầu tiên đưa ra những đóng góp, nhận định về đặc điểm
ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình và sự kết hợp giữa
ngơn ngữ và các yếu tố ngồi ngơn ngữ để tạo nên thành cơng cho
một chương trình truyền hình hoặc một người dẫn chương trình
truyền hình.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần: mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa
Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ
BÁO CHÍ
1.1.1. Các loại hình báo chí
Báo chí là phương tiện thơng tin đại chúng nhanh nhất, hiệu
quả nhất và có nhiều cơng chúng nhất. Tuy nhiên, mỗi loại hình báo
chí đều có những phương thức riêng, hướng tới các đối tượng, tầng
lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau.
a. Loại hình báo in
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng báo in là loại hình báo chí ra
đời sớm nhất, tuy nhiên báo in đã mất dần vị trí, thậm chí có thể nói
là đã bước vào giai đoạn suy tàn.
b. Loại hình truyền hình
Trần Bảo Khánh chia truyền hình làm 5 loại tác phẩm cơ bản:



4
Loại thuyết trình, loại phỏng vấn, loại thảo luận, loại kịch bản, loại
sản xuất trực tiếp.
TS Trần Đăng Tuấn chia truyền hình thành hai nhóm chính:
Loại truyền hình sản xuất theo phương thức trường quay và loại
truyền hình sản xuất theo phương thức điện ảnh.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
a. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí
a1) Đặc điểm ngơn ngữ báo chí trong các giáo trình phong
cách học
Hữu Đạt phân chia đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo chí
thành 8 đặc trưng cơ bản: Chức năng thơng báo, chức năng hướng
dẫn dư luận, chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, tính chiến
đấu mạnh mẽ, tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục,
tính ngắn gọn và biểu cảm, đặc điểm về cách dùng từ, ngữ.
a2) Đặc điểm ngơn ngữ báo chí trong các cơng trình ngơn ngữ
báo chí
(1) Tính chính xác khách quan
Tính chính xác là yêu cầu chung đặt ra đối với ngôn ngữ của
bất kỳ phong cách nào. Đối với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
(2) Tính cụ thể
Tính cụ thể được thể hiện ở chỗ cái mảng hiện thực được nhà
báo miêu tả, tường thuật phải cụ thể, phải cặn kẽ tới từng chi tiết nhỏ.
(3) Tính phổ cập đại chúng
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người
trong xã hội, khơng phân biệt nghề nghiệp, trình độ, nhận thức, địa vị
xã hội, lứa tuổi, giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí.



5
(4) Tính ngắn gọn, hàm súc
Báo chí là thơng tin nhanh. Muốn thông tin được nhanh, người
viết buộc phải lựa chọn con đường ngắn nhất bằng cách loại bỏ tất cả
những cách diễn đạt dài dịng mang tính hoa mỹ.
(5) Tính định lƣợng
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngơn từ, vì thế,
việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý
để phản ánh được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung
cho phép về không gian và thời gian.
(6) Tính bình giá
Ngồi việc thơng tin các sự kiện đến cơng chúng, các tác phẩm
báo chí cịn cơng khai thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả đối
với sự kiện thơng qua sự bình giá.
(7) Tính biểu cảm
Tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí gắn liền với việc sử
dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân
tạo được sự sinh động hấp dẫn hoặc gây được ấn tượng đối với độc
giả.
(8) Tính khn mẫu
Tính khn mẫu là những cơng thức ngơn từ có sẵn, được sử
dụng lặp đi, lặp lại nhằm tự động hố quy trình thơng tin, làm cho nó
trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn.
b. Đặc điểm ngơn ngữ truyền hình
Để ngơn ngữ truyền hình đạt hiệu quả cao nhất, giữa hình ảnh,
âm thanh và lời bình ln có mối quan hệ tương hỗ cho nhau. Các
chương trình truyền hình thường tạo nên sự khơng đồng nhất trong
việc xuất hiện giữa lời và hình, cụ thể có 3 dạng: Hình thay cho lời,

lời thay cho hình và lời thuyết minh cho hình.


6
1.2. NGƢỜI DẪN CHƢƠNG TRÌNH TRONG TRUYỀN HÌNH
HIỆN ĐẠI
1.2.1. Ngƣời dẫn chƣơng trình truyền hình
Người đẫn chương trình truyền hình là người chịu trách nhiệm
để bảo đảm chắc chắn sự kiện, chương trình đó sẽ xảy ra sng sẻ,
đúng giờ, đúng mục đích u cầu đề ra.
1.2.2. Ngơn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình trong mối
quan hệ với các yếu tố khác
Tơi chưa tìm được những tư liệu phân tích về mối quan hệ giữa
ngôn ngữ của người dẫn chương trình với các yếu tố khác. Có thể
hình dung đó là mối quan hệ giữa lời của người dẫn chương trình với:
kịch bản chương trình truyền hình, thời lượng chương trình, các nhân
vật tham gia vào chương trình và tương tác giữa người dẫn với người
tham gia vào chương trình đó và với khán giả tiềm năng.
a)Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình trong
mối quan hệ với kịch bản chương trình truyền hình
Kịch bản truyền hình được hiểu là một văn bản miêu tả trình tự
diễn ra của một chương trình truyền hình. Vai trị cốt lõi là người dẫn
chương trình phải cố gắng dẫn dắt để chương trình đi theo đúng mục
đích, u cầu, mong muốn mà kịch bản đưa ra.
b)Ngơn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình trong
mối quan hệ với thời lượng chương trình
Thời lượng chương trình là yếu tố tác động và gây khó khăn
nhất đối với người dẫn chương trình truyền hình. Bất kỳ chương trình
truyền hình nào cũng yêu cầu người dẫn chương trình tuân thủ theo
đúng thời lượng đưa ra. Thời lượng chương trình tạo sức ép cho

người dẫn chương trình trong việc lựa chọn câu nói, cách nói.


7
c) Ngơn ngữ của người dẫn chương trình trong mối quan hệ
với các nhân vật tham gia vào chương trình
Đối với mỗi chương trình, MC cần phải xác định rõ đối tượng
là ai, cần phải nói gì, nên và khơng nên nói gì, cách sử dụng ngơn
ngữ ra sao, phong cách như thế nào thì mới đem lại được hiệu quả
ngôn ngữ cao nhất.
d)Tương tác giữa người dẫn với người tham gia vào chương
trình đó và với khán giả tiềm năng
d1) Tương tác giữa người dẫn chương trình truyền hình với
người tham gia vào chương trình
Trong các chương trình truyền hình hiện đại, việc diễn ra
tương tác giữa người dẫn chương trình truyền hình và người tham gia
vào chương trình là yêu cầu tất yếu nhằm tạo nên tính hấp dẫn, lơi
cuốn cho chương trình.
d2) Tương tác giữa người dẫn chương trình truyền hình với
khán giả tiềm năng
Trong bất kỳ chương trình nào, ngồi giao tiếp với khán giả tại
chỗ, MC còn khéo léo giao tiếp với khán giả trường quay một cách
gián tiếp, tạo sự tương tác đặc biệt giữa người dẫn chương trình
truyền hình với khán giả tiềm năng.
1.3. MC PHAN ANH VÀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH DO PHAN ANH DẪN
1.3.1. MC Phan Anh
Phan Anh tên thật là Hoàng Phan Anh, sinh ngày 30/7/ 1981 tại
Hà Nội, Việt Nam. Anh là một MC, diễn viên, người mẫu ảnh và nhà
hoạt động xã hội nổi tiếng tại Việt Nam.

1.3.2. Các chƣơng trình truyền hình do MC Phan Anh dẫn
MC Phan Anh đã tham gia làm người dẫn chương trình cho


8
các chương trình nổi tiếng như:
- Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (mùa 3, 5, 7)
- Giọng hát Việt (2012 - 2015)
- 12 cá tính lên đường xuyên Việt
- Cặp đơi hồn hảo (mùa 3) (2014)
- The Amazing Race Vietnam: Cuộc đua kỳ thú 2015 (2015)
- Không giới hạn - Sasuke Việt Nam (2015)
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM
Mỗi âm tiết trong tiếng Việt đ ư ợ c cấu tạo bởi những âm
tố - đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và âm vị. Chính vì vậy mà ngơn ngữ
có chính âm, ngữ điệu rất rõ ràng.
2.1.1. Chính âm trong lời dẫn của MC Phan Anh
Trong chính âm của MC Phan Anh, chúng tơi khảo sát:
- Đơn vị siêu đoạn tính
- Đơn vị đoạn tính
a)Đơn vị siêu đoạn tính
Được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, nên Phan Anh có thể phát
âm chuẩn 6 thanh điệu.
Ví dụ: Thấy khán giả cổ vũ giất là nồng nhiệt cho những cái tên vừa
xướng lên làm tôi cảm thấy giất là ghen tỵ”.
b)Đơn vị đoạn tính
b1) Phụ âm đầu
(1) Khơng phân biệt /ʂ / và /s /

Trong phương ngữ Bắc, 2 phụ âm đầu /ʂ / và /s / đều được phát
âm thành /s/.


9
Đối với MC Phan Anh, hiện tượng này được biểu hiện khá rõ
trong các phát ngơn của mình.
Ví dụ: “Hàng ngàn thí xinh đăng kí thử giọng khu vực phía Nam
đang có mặt tại khách xạn Tân Xơn Nhất – Xài Gòn.”
- xinh – sinh: /siŋ1/ - /ʂiŋ1/
- xạn – sạn: /san6/ - /ʂan6/
- xơn – sơn: /sɤn1/ - /ʂɤn1/…
(2) Không phân biệt /ʑ/ và /z/
Trong tất cả các chương trình do MC Phan Anh dẫn, khơng hề
xuất hiện phụ âm đầu /ʑ/, mà thay vào đó là /z/.
Ví dụ: “…mỗi lần khi những nghệ thuật chuyền thống được xử giụng
chên xân khấu thì giõ giàng xự ủng hộ là giất lớn từ phía các bạn
chẻ.”
- giõ giàng – rõ ràng: /zɔ3 zaŋ2/ - /ʐɔ3 ʐaŋ2/
- giất – rất: /zɤt5/ - /ʐɤt5/
(3) Không phân biệt /ʈ/ và /c/
Đây là hiện tượng phổ biến của phương ngữ Bắc, phụ âm đầu
/ʈ / và /c/ khơng có sự phân biệt trong phát âm, đa số phụ âm /ʈ /
được phát âm thành /c/.
Và Phan Anh cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, anh
cũng mắc phải trường hợp trên.
Ví dụ: “Chong chiếc vali này có 130 chiệu, và đây là mật thư để các
bạn nhận nhiệm vụ tiếp theo.”
- Chong – trong: /cɔŋ1/ - /ʈɔŋ1/
- chiệu – triệu: /cieu6/ - /ʈ ieu6/

b2) Âm đệm
Trong ngữ âm tiếng Việt, âm đệm “o” (/-o-/) và “-u-” (/w/)
được phát âm tròn và đầy đủ nhất trong phương ngữ Bắc. Ttrong phát


10
âm của MC Phan Anh, âm đệm được phát âm khá chuẩn, rõ ràng.
Ví dụ: “Giồi, thẳng người lên, thoải mái, tự tin hiên ngang, chúc
may mắn nhá!”
b3) Âm chính
Vấn đề âm chính của MC Phan Anh nổi lên khá rõ là phát âm
giữa 2 nguyên âm /-ɯ-/ trong vần /-ɯu1-/ và /-ɯɤ-/ trong vần /ɯɤu1-/. Đây cũng là trường hợp nổi bật trong phát âm của phương
ngữ Bắc.
Ví dụ: “….nhạc xĩ Anh Quân anh cũng giành giất nhiều tình cảm iu
ái cho Ngân Hà… …”.
- ưu – iu: / ɯu1/ - /ʔiu1/
b4) Âm cuối
Phương ngữ Bắc có đủ số lượng âm cuối, khơng mắc phải bất
kỳ tình trạng nào đối với này. Chính vì vậy MC Phan Anh cũng
khơng mắc phải tình trạng nào.
2.1.2. Ngữ điệu trong lời dẫn của MC Phan Anh
Về ngữ điệu, chúng tôi tập trung phân tích lời dẫn của MC
Phan Anh theo 2 khía cạnh là:
 Giọng điệu - âm sắc của MC Phan Anh
 Nhịp điệu trong câu nói của MC Phan Anh
a)Giọng điệu, âm sắc
Khảo sát chương trình do MC Phan Anh dẫn, chúng tơi đưa ra
một số phân tích về giọng điệu – âm sắc của MC Phan Anh như sau:
Ví dụ: Chuẩn bị …. Đua …(↑)
- Khi nào cần tạo trường độ cho phát ngôn, MC Phan Anh

thường kéo dài giọng. Ở những phát ngơn có trường độ, anh thường
dùng để gây sự tò mò, hồi hộp cho người nhân vật tham gia chương
trình hoặc khán giả.


11
b) Nhịp điệu
Ví dụ: “Chúc mừng 2 bạn đã về đích. Đội nâu/ các bạn tiến bộ qua
từng chặng đua/ Xin chúc mừng đội nâu/ các bạn là đội về đích / thứ
5.”
MC Phan Anh đã biết tận dụng giọng nam trung đầy cuốn
hút người nghe của mình để tập hợp khán giả, điều khiển khán giả
theo ý muốn của mình. Và khả năng tập hợp đó đã được chúng tơi
chứng minh qua 2 phần đó là chính âm và ngữ điệu.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
Đối với đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ của MC Phan Anh,
chúng tôi tập trung khảo sát các lớp từ vựng thuộc về: Từ vựng toàn
dân, từ vựng địa phương, từ vựng văn hóa, từ vựng khẩu ngữ, từ mới,
từ vay mượn và tiếng lóng. Về bình diện ngữ nghĩa trong luận văn,
chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề trường nghĩa biểu vật và phạm vi
biểu vật trong hệ thống từ vựng của MC Phan Anh.
2.2.1. Trƣờng nghĩa biểu vật và phạm vi biểu vật trong hệ
thống từ vựng của MC Phan Anh
Trong phát ngôn của MC Phan Anh xuất hiện rất nhiều
trường nghĩa biểu vật. Trong đó, các từ vựng thuộc trường nghĩa biểu
thị về người, nghề nghiệp, hoạt động nghệ thuật, trạng thái tâm lý và
thái độ đánh giá xuất xuất hiện rất nhiều, ta thấy được rằng người nói
rất hoạt ngơn, sử dụng đa dạng từ vựng trong các phát ngơn của
mình.
2.2.2. Từ vựng tồn dân và từ vựng địa phƣơng trong ngôn

ngữ MC Phan Anh
Khảo sát trên 5 tập (3A, 3B, 3C, 3D và 4A) của chương trình
Cặp đơi hồn hảo, chúng tơi có bảng dưới đây:


12
Bảng 2.2. Thống kê từ vựng toàn dân và từ vựng địa phương trong
phát ngôn của MC Phan Anh
Số lƣợng

Tỷ lệ

4008

99,4%

Từ vựng địa phương

24

0,6%

Tổng số

4.032

100%

STT
1

2

Các lớp từ vựng
Từ vựng toàn dân

a) Từ vựng tồn dân trong ngơn ngữ của MC Phan Anh
Ví dụ: “Thưa q vị, nhóm 2 chúng ta cịn lại 4 thí xinh và chong
đêm nay chúng ta có 2 thí xinh phải nói lời chia tay chương chình.”
b) Từ vựng địa phương trong ngơn ngữ của MC Phan Anh
Ví dụ: “Mặc giù tơi biết giằng đến ngày 16 cơ, đúng khơng ạ?”
- “cơ” = kia, kìa
2.2.3. Từ mới, từ vay mƣợn và tiếng lóng trong ngơn ngữ
MC Phan Anh
a) Từ mới trong ngôn ngữ MC Phan Anh
Khảo sát các cứ liệu chương trình truyền hình do MC Phan
Anh dẫn, chúng tơi đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ: Tổng đài của chúng tơi bắt đầu mở từ thời điểm này và mọi
tin nhắn khi Phan Anh công bố mở tổng đài đều hợp lệ.
b) Từ vay mượn trong ngơn ngữ MC Phan Anh
Ví dụ: “Cảm ơn Mỹ Tâm và tôi khuyên bạn giằng lần xau mà có tiếp
cận Mỹ Tâm thì nên có nụ hôn bất ngờ xẽ ép phê hơn ạ.”
- “ép phê” = “effect” - hiệu quả hơn, có tác động hơn
c) Tiếng lóng trong ngơn ngữ MC Phan Anh
Ví dụ: “Các bạn bám nhau xát nút, giường như là cố chờ nhau.”
Khảo sát ngẫu nhiên 5 tập (3A, 3B, 3C, 3D và 4A) chương
trình Cặp đơi hồn hảo, chúng tơi có bảng thống kê sau:


13
Bảng 2.3. Thống kê từ mới, từ vay mượn và tiếng lóng trong phát

ngơn của MC Phan Anh
STT

Các lớp từ vựng

Số lƣợng (từ)

Tỷ lệ (%)

1

Từ mới

457

11,33%

2

Từ vay mượn

75

1,87 %

3

Tiếng lóng

1


0,02%

4.032

100%

Tổng số

2.2.4. Từ vựng văn hóa và từ vựng khẩu ngữ trong ngôn
ngữ MC Phan Anh
Đinh Trọng Lạc chia từ vựng tiếng Việt cũng được chia thành
2 loại:
- Từ vựng khẩu ngữ tương ứng với phong cách khẩu ngữ tự
nhiên
- Từ vựng văn hóa tương ứng với phong cách ngơn ngữ gọt
giũa như: phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách
báo chí – cơng luận, phong cách hành chính – cơng vụ.
a) Từ vựng văn hóa
Với vai trị là MC truyền hình, Phan Anh đã sử dụng linh
hoạt hai loại từ vựng văn hóa và từ vựng khẩu ngữ.
Ví dụ: “Xin chào mừng quý vị khán giả đến với chương chình
thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5.”
b) Từ vựng khẩu ngữ
Từ vựng khẩu ngữ là từ vựng được dùng trong phong cách
ngơn ngữ tự nhiên hay cịn gọi là từ vựng sinh hoạt. Đây là những từ
vựng được dùng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân.
Ví dụ: “Và quý vị cũng đừng quên giằng mổi thí xinh chỉ có 15 phút
để nhận được tin nhắn của quý vị thông qua tổng đài 6358 thời gian
được tính khi phần chình giễn của thí xinh bắt đầu quý vị nhá!”.



14
Chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng 5 tập (3A, 3B, 3C, 3D và
4A) chương trình Cặp đơi hồn hảo, chúng tơi có bảng sau:
Bảng 2.3. Thống kê từ vựng văn hóa và từ vựng khẩu ngữ
trong phát ngơn của MC Phan Anh
STT

Các lớp từ vựng

Số lƣợng

Tỷ lệ

1

Từ vựng văn hóa

413

10,24%

2

Từ vựng khẩu ngữ

208

5,15%


4.032

100%

Tổng số

2.2.5. Các phƣơng tiện tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong
ngôn ngữ MC Phan Anh
Với đối tượng là ngôn ngữ của MC Phan Anh, chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu về: phương tiện tu từ từ vựng và phương tiện tu
từ ngữ nghĩa của MC Phan Anh.
a) Phương tiện tu từ từ vựng
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát về: từ nghề
nghiệp, từ láy, từ hội thoại trong ngôn ngữ của MC Phan Anh.
a1) Từ nghề nghiệp
Ví dụ: “….và người xẽ biểu giễn tiếp theo đó chính là Phương
Linh.”
a2) Từ láy
Ví dụ: Tập 1, chương trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ
5, MC Phan Anh sử dụng liên tiếp 2 từ láy trong 1 phát ngơn của
mình.
“Làm gì mà bẽn lẽn như thế, xẵn xàng chưa, vậy thì vào đi,
cố gắng lên nhá!”
a3) Từ hội thoại
Ví dụ: “Chúng tơi chưa chưa cứ để cho mọi người thong thả một
chút xíu nữa ạ.”


15

-

“Và cũng xin chia xẻ giêng với cả Minh Thùy và Nhật Thủy

là tôi đã nhắn tin cho cả 2 bạn, chỉ có điều là xố lượng tin nhắn
giành cho mỗi người là khác nhau mà thôi.”
b) Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
Khảo sát các cứ liệu MC Phan Anh dẫn, chúng tôi chỉ tập trung
vào 2 phương tiện tu từ ngữ nghĩa là: ẩn dụ và hoán dụ.
b1) Ẩn dụ
Ví dụ: Tập 4A chương trình Cặp đơi hồn hảo, MC Phan Anh đã
hốn dụ hình ảnh của một người con gái mạnh mẽ, bốc lửa với hình
tượng “rock” như sau:
“Chơng nàng rock vậy hóa cho ta thành rocker đi.”
b2) Hốn dụ
Ví dụ: Tập 6, chương trình Cuộc đua kỳ thú, MC Phan Anh đã ẩn dụ
đội xanh lá để chỉ đội chơi mặc áo có màu xanh lá như sau:
“Đội xanh lá thân mến, ở chặng đua này, cho đến thời điểm
này, các bạn là đội về đích thứ 6, xin chúc mừng các bạn.”
2.3. TIỂU KẾT
Thực chất ngôn ngữ của Phan Anh là ngơn ngữ nói trong một
hồn cảnh giao tiếp cụ thể, nếu có chuẩn bị thì đó là chuẩn bị kịch
bản, nói theo kịch chứ khơng thể nào chuẩn bị cho từng câu, từng lời.
Dù không thể tùy hứng, nhưng trong lời dẫn chương trình đặc điểm
cơ bản vẫn là ứng khẩu trong hoàn cảnh cụ thể, do đó trong chính âm
của Phan Anh và trong ngơn điệu của Phan Anh vẫn có những hiện
tượng “lệch chuẩn”, nhưng điều chúng tơi muốn tìm hiểu là khảo sát
toàn bộ những yếu tố thuộc về ngữ âm trong lời dẫn của MC này. Vì
thế phần phân tích luận giải chỉ dừng lại ở những nhận xét khái lượt.
Phần từ vựng ngữ nghĩa được chúng tôi khảo sát cả trên 2 bình

diện từ vựng và ngữ nghĩa. Ở phần từ vựng, một mặt chúng tôi khảo sát


16
các lớp từ theo phân chia của từ vựng học, một mặt chúng tôi khả sát
chúng về phương diện phong cách học những góc nhìn khác nhau về hệ
thống từ vựng của Phan Anh đã cho thấy quyền năng của MC này trong
khả năng dùng từ. Hầu như không sử dụng thành ngữ, cũng ít sử dụng
hình ảnh nhưng từ ngữ của Phan Anh vẫn có một sức hấp dẫn riêng. Có
lẽ đó là do cách dùng từ chính xác trong từng hoàn cảnh cụ thể.
CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN
ANH
3.1.1. Các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngơn
Chúng tơi phân chia câu theo mục đích phát ngơn theo 4 loại:
a) Câu trình bày
Phan Anh rất hay sử dụng câu trần thuật với ngữ điệu kết thúc
câu đi xuống. Bên cạnh đó, anh thường sử dụng các tình thái từ tạo
nên thái độ tơn trọng, thân mật, suồng sã đối với người nghe.
Ví dụ: “Đội hồng đã tạo một ấn tượng giất là tốt.”
b) Câu nghi vấn
Trong các phát ngơn của mình, MC Phan Anh sử dụng kiểu
câu nghi vấn rất nhiều.
Ví dụ: “Các bạn mong giằng xẽ có bao nhiêu lần mình về đích đầu
tiên nữa?”
- “Xao các bạn lại nghĩ các bạn về chót?”
c) Câu cầu khiến
Ví dụ: “Hãy cố gắng giành tấm vé vàng nha!”
- “Giồi, thẳng người lên, thoải mái, tự tin hiên ngang, chúc

may mắn nhá!”


17
d) Câu cảm thán
Diệp Quang Ban chia câu cảm thán thành 5 loại: Câu cảm thán
dùng thán từ; câu cảm thán dùng thiểu từ thay, nhỉ; câu cảm thán
dùng các phụ từ lạ, thật, quá, ghê, thế…; câu cảm thán dùng tổ hợp từ
tình thái tính; câu cảm thán dùng ngữ điệu.
Ví dụ: “Oh Oh Oh, tự tin quá nha!”
e) Câu có hiện tượng thay đổi mục đích phát ngơn
Khảo sát phát ngôn của MC Phan Anh, hiện tượng thay đổi
mục đích phát ngơn chủ yếu xảy ra ở câu có hình thức là câu hỏi
nhưng lại là câu cảm thán.
Ví dụ: “Đó gọi là xống chọn từng giây với âm nhạc đúng không ạ?”
Đếm ngẫu nhiên 5 tập (1, 2, 3, 4, 5) của chương trình Thần
tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 5, chúng tơi có kết quả sau:
Bảng 3.1. Thống kê các kiểu câu chia theo mục đích phát ngơn
STT
1
2
3
4
5

của MC Phan Anh
Các kiểu câu chia theo
Số
mục đích phát ngơn
lƣợng

Câu trần thuật
96
Câu nghi vấn
78
Câu cầu khiến
12
Câu cảm thán
28
Câu có hiện tượng thay đổi mục
23
đích phát ngơn
Tổng số
237

Tỷ lệ
40,50%
32,91%
5,06%
11,81%
9,70%
100%

3.1.2. Các kiểu câu phân chia theo cấu trúc
a) Câu đơn
Trên cơ sở lý thuyết trên, chúng tôi tập trung phân tích về các
câu đơn trong phát ngơn của MC Phan Anh.


18
Ví dụ:


Các bạn // vẫn về đích thứ 2.
C

V

Phát ngơn trên của MC Phan Anh là một câu đơn được cấu tạo
bởi hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
b) Câu phức
Diệp Quang Ban đưa ra định nghĩa: “Câu phức là câu chứa hai
(hoặc hơn hai) kết cấu chủ vị, trong số đó chỉ có một kết cấu chủ - vị
làm nòng cốt câu, (những) kết cấu chủ vị còn lại bị bao hàm bên
trong kết cấu chủ vị làm nịng cốt đó.” [5, tr.162]
Ví dụ: “Tơi / thấy

giám khảo Mỹ Tâm
C

giất là hưng phấn”
V

BN
C

V

c) Câu ghép
Trong đề tài này, chúng tơi tập trung phân tích câu ghép bình
đẳng và câu ghép chính phụ trong các phát ngơn của MC Phan Anh.
c1) Câu ghép bình đẳng

“Là câu ghép trong đó có quan hệ từ bình đẳng về ngữ pháp
nối các vế câu của câu ghép với nhau.”
- Câu ghép liệt kê
Ví dụ: “Nghệ xĩ ghi ta Giũng Đà Lạt // tình cảm và tiếng đàn của
nghệ xĩ //đã làm cho tiếng hát của Uyên Linh thăng hoa hơn”
- Câu ghép nối tiếp
Ví dụ: “Đội vàng, các bạn//vẫn cịn ở lại cuộc đua và các bạn//về
đích ở vị chí thứ 5.
- Câu ghép đối chiếu”
Ví dụ: “Họ // đều đang giất là thoải mái 1 tinh thần mà chúng tôi //
chờ đợi ở những người đàn ông”


19
- Câu ghép lựa chọn
Ví dụ: “Cịn đạo giễn Nguyễn Quang Giũng //với vai chò lặng thầm
hơn hay là anh // chốn đấy ạ?”
c2) Câu ghép chính phụ
Ví dụ: “Và vì Đơng Hùng// nhận được giất là nhiều lời động viên
nên tôi // hỏi bạn 1 điều này”
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ MC PHAN
ANH
3.2.1. Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ MC Phan Anh
a) Hàm ý hội thoại
“Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn
cãi, bất tất phải đặt lại vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc
nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường
minh trong phát ngơn của mình”, “Hàm ngơn là những hiểu biết hàm
ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa
tường minh. Nếu khơng có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của

nó, khong thể suy ra được hàm ngơn thích hợp.”[57, tr.367]
b) Hàm ý hội thoại trong ngơn ngữ MC Phan Anh
Ví dụ 1: Trong Tập 10 chương trình Cuộc đua kỳ thú, bối cảnh hội
thoại là Đội hồng là đội về cuối cùng và phải tuyên bố loại đội này
khỏi cuộc chơi MC Phan Anh đã sử dụng hàm ý hội thoại như sau:
“….. Và ngày hôm nay tất cả các bạn đứng ở đây, vẫn có thể
giữ với nhau nụ cười thật tươi khi chúng ta phải nói lời chia tay ai
đó, đó là điều mà tơi muốn cảm ơn các bạn, ….”
-

“hôm nay tất cả các bạn đứng ở đây”: hàm ý có thể lần

sau các bạn không đứng ở đây nữa và dù thế nào thì khơng thể cay cú
mà trái lại vẫn cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ.


20
- “khi chúng ta phải nói lời chia tay một ai đó”: Tại sao lại
phải cảm ơn các bạn, vì rằng đây là lần cuối mà các bạn đứng ở đây.
Như vậy ngay trong phát ngôn trên của Phan Anh có ít nhất hai
hàm ý như vừa phân tích.
3.2.2. Một số hành vi ngôn ngữ của MC Phan Anh
a) Một số hành vi ngôn ngữ
Dựa vào Searle và các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân
xác định 4 tiêu chí để phân tích hành vi tại lời là: Đích ở lời, hướng khớp
ghép, trạng thái tâm lí được thể hiện và tiêu chí nội dung mệnh đề.
Dựa vào 4 tiêu chí trên, Searle phân lập được 5 lớp hành vi ở
lời: Lớp tái hiện, lớp điều khiển, lớp cam kết, lớp biểu cảm và lớp
tuyên bố.
b) Hành vi ngôn ngữ của MC Phan Anh

Trong ngôn ngữ của Phan Anh có đầy đủ 5 lớp hành động
ngơn ngữ theo cách phân loại của Searle.
b1) Lớp tái hiện
Ví dụ: “Bạn có những câu hát mà khiến tôi đứng ở kia mà tới bây
giờ tơi vẫn cịn giun giất giất là tuyệt vời, và tôi không biết giằng là
xự đồng cảm của 3 vị giám khảo thế nào?”
b2) Lớp điều khiển
Ví dụ: “Và có lẽ là anh Giũng chẳng cần nói gì đâu ạ.”
b3) Lớp cam kết:
Ví dụ: “Cịn bây giờ thì chúng tơi xẽ hẹn gặp lại q vị xau ít phút.”
- “Xin cảm ơn 1 lần nữa xự ủng hộ của tất cả quý vị và hẹn
gặp lại quý vị vào tối chủ nhật tuần xau.”
b4) Hành động biểu cảm:
Ví dụ: “Chúc mừng đội xanh lá, hai chàng chai điển chai của chúng
tơi, các bạn là đội về đích thứ 3.”


21
b5) Hành động tuyên bố
Ví dụ: “Cả 3 đội đã về đích liên tiếp, đội tím, tơi giất tiếc, các bạn là
đội về đích cuối cùng chong chặng đua này, và đây là chặng đua có
đội bị loại.”
3.3. TIỂU KẾT
Nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ dụng qua
ngơn ngữ nói của một MC truyền hình là một vấn đề khó. Vì phải
theo dõi cách phát âm của MC đó mới có thể tách được thành các
điểm ngừng để xác định đâu là câu, đâu là vế câu. Do đó, chúng tơi
hiểu rằng sự chia cắt các câu trong diễn ngôn của Phan Anh mà
chúng ta đã làm chưa hẳn đó thật sự là chính xác. Tuy nhiên trên cơ
sở xác định các cấu trúc câu trong diễn ngôn của Phan Anh, chúng tôi

đã nghiên cứu các cấu trúc câu này theo hai bình diện là mục đích
phát ngơn và cấu tạo ngữ pháp của chúng. Từ đó có thể nói cách
dùng, các kiểu câu trong lời nói của Phan Anh rất uyển chuyển.
Ngoài những kiểu câu được phân chia theo mục đích phát ngơn thơng
thường, ở Phan Anh vẫn có hiện tượng dùng hình thức của kiểu câu
này nhưng mục đích phát ngơn là của kiểu câu khác. Đồng thời, khi
nghiên cứu ngơn ngữ nói chúng tơi đã có chủ ý phân tích về hàm ý
hội thoại và một số hành vi ngôn ngữ trong lời Phan Anh. Vì mục
đích chung của đề tài là khảo sát tồn bộ những đặc điểm cơ bản
trong ngơn ngữ của Phan Anh nên chúng tơi chưa có dịp để đào sâu
về các phương diện vừa nói; nhưng ở cái nhìn bao quát, những khảo
sát như vừa kể vẫn là một sự cần thiết không thể thiếu được.


22
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu lý thuyết ở về ngơn ngữ báo chí ở chương 1,
khảo sát về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa trong các phát ngôn của MC
Phan Anh ở chương 2, phân tích về ngữ pháp và ngữ dụng ở chương
3, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Lý thuyết về ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là ngơn ngữ truyền
hình vẫn cịn hết sức mới mẻ. Trong nhiều khía cạnh khác của vấn
đề, vẫn chưa tìm được tiếng nói chung của các nhà ngơn ngữ học,
nhiều bình diện vẫn chưa có nhà ngơn ngữ học nào đào sâu và đưa ra
quan điểm của mình. Trong khn khổ của luận văn, chúng tơi đã cố
gắng tiếp cận các hướng nghiên cứu khác nhau của các nhà ngôn
ngữ, đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân về những vấn đề chưa được
các nhà ngôn ngữ đề cập. Trong đó vến đề về đặc điểm của ngơn ngữ
người dẫn chương trình trong mối quan hệ với các yếu tố: kịch bản,
thời lượng, người tham dự và khán giả truyền hình được chúng tơi

phân tích dựa trên những những khảo sát, kiến thức cá nhân và thực
tiễn nghề nghiệp. Từ đó chúng tơi đã đưa ra cái nhìn cụ thể nhất, góp
phần bổ khuyết để bức tranh nghiên cứu về ngơn ngữ truyền hình
một cách hồn chỉnh hơn.
2. Ngơn ngữ truyền hình là ngơn ngữ nói trong một hòan cảnh
giao tiếp cụ thể. Đối với các chương trình truyền hình hiện đại, khả
năng ứng khẩu của MC truyền hình là yếu tổ then chốt, quyết định
cho sự thành cơng của từng chương trình. Trong các phát ngơn của
mình, MC Phan Anh có những hiện tượng “lệch chuẩn” rất rõ, tuy
nhiên, anh đã thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt trong từng điều
kiện, hoàn cảnh giao tiếp. Chính điều này đã giúp Phan Anh tạo được


23
dấu ấn riêng về phong cách và về ngôn ngữ, anh ln biết tỏa sáng
cùng với chương trình của mình.
Các khảo sát về từ vựng và ngữ nghĩa đã cho thấy khả năng
dùng từ của MC này khá đa dạng, phong phú. Trong phát ngơn của
mình, tần suất sử dụng từ láy, từ Hán Việt, từ vựng văn hóa…rất cao,
đồng thời việc sử dụng đa dạng các trường nghĩa biểu vật cho thấy
MC Phan Anh rất giỏi trong việc sử dụng từ ngữ. Với vai trị là người
dẫn chương trình, MC Phan Anh luôn biết điều tiết cảm xúc của
người chơi, khéo léo mở những nút thắt do chính người chơi mang
lại. Nhờ đó các chương trình do anh dẫn luôn đem đến cho khán khả
cảm giác vui tươi, nhẹ nhàng nhưng không kém phần gay cấn, hấp
dẫn.
3. Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng, MC Phan Anh sử
dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp tạo cảm giác cách dẫn của Phan Anh
linh hoạt, không nhàm chán và theo bất cứ quy trình nào. Việc sử
dụng rất nhiều câu hỏi đã tạo được sự giao lưu, tương tác giữa người

dẫn chương trình và người chơi, từ đó giúp người chơi thoải mái chia
sẻ những cảm xúc cá nhân trên sóng truyền hình.
Với vai trị là người dẫn chương trình, thường là các chương
trình trị chơi truyền hình, MC Phan Anh đã khôn ngoan trong việc sử
dụng hàm ý hội thoại trong những trường hợp buộc phải nói ra ai là
người thắng và ai là kẻ thua. Vì vậy những lời tuyên bố, những cuộc
chia tay trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều, tránh được những phản ứng
tiêu cực từ người chơi và khán giả truyền hình.
4. Trong khn khổ luận văn chúng tơi chỉ mới tập trung phân
tích dựa trên cứ liệu các chương trình do MC Phan Anh dẫn. Luận
văn vẫn chưa thể nghiên cứu sâu về từng khía cạnh ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của MC Phan Anh. Nhưng là đề tài


×