Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC


NGUYỄN THỊ HIỀN







ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
SỬ DỤNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG
(THEO QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01





Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT











HÀ NỘI, 2009


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích diễn ngôn hiện là một lĩnh vực đang được các nhà ngôn
ngữ học trên thế giới quan tâm. Nhiều người coi đây là ngữ pháp văn bản
giai đoạn 2 để phân biệt với ngữ pháp văn bản giai đoạn 1 của những năm
đầu thập niên 70. Sự khác biệt của hai giai đoạn này là ở chỗ: trong khi ngữ
pháp văn bản giai đoạn 1 tập trung vào khái niệm liên kết về hình thức
(cohesion), thì ngữ pháp văn bản giai đoạn 2 lại tập trung vào khái niệm
liên kết về nội dung, tức mạch lạc (coherence) của diễn ngôn. Với những
công trình mẫu mực của Leech (1974), Widdowson (1975), Brown và Yule
(1983)…lý luận về phân tích diễn ngôn đã trở thành một trong những lĩnh
vực mũi nhọn của ngôn ngữ học ứng dụng.
Ở Việt Nam, so với các lĩnh vực khác của ngôn ngữ học như: ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp và ngữ nghĩa thì cho đến nay, số lượng các công trình
nghiên cứu về diễn ngôn còn chưa nhiều. Tuy vậy, trong những năm gần đây,
lĩnh vực này đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
và đã thu được những kết quả ban đầu rất quan trọng. Có thể nói đây chính là
hướng đi mới của ngôn ngữ học.
Trong những nghiên cứu về diễn ngôn, đã có một vài công trình nghiên
cứu quan tâm đến diễn ngôn văn bản hành chính bởi tính cần thiết của loại
hình văn bản này trong hoạt động xã hội. Văn bản nói chung và văn bản hành

chính nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ
giữa các cá nhân, các đơn vị với nhau. Có thể thấy một điều rằng, xã hội ngày
càng phát triển thì vai trò của các văn bản hành chính ngày càng lớn. Các giao
dịch giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với nhân
dân đều lấy văn bản hành chính làm sợi dây liên lạc. Mọi hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội từ lĩnh vực kinh tế đến lĩnh vực chính trị
đều được điều hành thông qua các loại văn bản này. Do đó, soạn thảo và xử lý
văn bản có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong mỗi
ngành nghề nói riêng. Hiện nay, vai trò đó ngày càng được nâng cao hơn do
nhu cầu phát triển của công tác quản lý xã hội. Điều đó càng cho thấy rằng
việc rèn luyện kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản đối với người Việt nói
chung đòi hỏi cần được quan tâm.

2
Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ tập trung văn những văn bản
hành chính pháp quy còn việc nghiên cứu công văn hành chính (CVHC) -
một loại hình văn bản hành chính thuộc loại văn bản hành chính phi pháp
quy - với tư cách là đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn vẫn chưa
được quan tâm. Là một loại hình văn bản, ngôn ngữ trong CVHC có những
đặc điểm của ngôn ngữ văn bản nói chung. Nhưng nó cũng có những đặc
điểm khác biệt. Và việc nghiên cứu các CVHC dưới góc độ phân tích diễn
ngôn còn chưa có vị trí thích đáng.
Khi chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính
ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn ngôn) với đối tượng
nghiên cứu chính là các CVHC ngành giao thông, chúng tôi mong muốn góp
phần làm sáng tỏ lý thuyết về phân tích diễn ngôn đồng thời góp phần làm
phong phú thêm phần thực hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn hướng vào việc khảo sát đặc trưng ngôn ngữ của các CVHC

sử dụng trong ngành giao thông. Điều cần nhấn mạnh ở đây là luận văn không
đi sâu vào phân tích các CVHC theo lĩnh vực quản lý hành chính mà phân
tích theo địa hạt ngôn ngữ học. Nói cách khác, luận văn đặt các CVHC trên
bình diện các diễn ngôn và phân tích chúng. Theo Brown & Yule (1983), thực
chất của việc phân tích diễn ngôn là bao gồm việc phân tích ngữ pháp và phân
tích ngữ nghĩa. Đồng thời, khi đặt quá trình phân tích đó trên cơ sở ngữ dụng,
chúng tôi chú ý đến hiệu lực ngôn ngữ trong giao tiếp, gắn với vấn đề dụng
học. Nói cách khác, nó liên quan đến người ban hành diễn ngôn, người tiếp
nhận diễn ngôn, mục đích của diễn ngôn và những nhân tố tình huống khác.
Như vậy, người tiến hành phân tích diễn ngôn phải xử lý tư liệu của mình vừa
như là công cụ, vừa như là sản phẩm của một quá trình mà trong đó ngôn ngữ
được sử dụng như một công cụ giao tiếp mang tính tình huống để thể hiện
nghĩa và đạt được đích giao tiếp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là
300 công văn hành chính của các cơ quan khác nhau: Công ty cổ phần Tư
vấn xây dựng giao thông 8, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Ban Quản

3
lý dự án Thăng Long, Công ty cổ phần Thuỷ điện Zahưng, Sở Giao thông vận tải
Điện Biên
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đặt cho luận văn những nhiệm
vụ sau đây:
- Nghiên cứu khung lý thuyết phân tích diễn ngôn phù hợp với đối
tượng nghiên cứu là các CVHC sử dụng trong ngành giao thông.
- Xác định đặc điểm của CVHC trong tương quan với các thể loại văn
bản hành chính pháp quy khác.
- Tập trung miêu tả các phương tiện từ vựng, cú pháp được sử dụng
trong các CVHC nhằm phục vụ cho mạch lạc trong diễn ngôn.

- Miêu tả cấu trúc hình thức của các CVHC với tư cách là diễn ngôn
hành chính phi pháp quy.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Các phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ”, ngôn ngữ học có hai phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh. Trong luận văn này, phương
pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi đã sử dụng là phương pháp miêu tả. Cụ
thể chúng tôi đã sử dụng những thủ pháp chính sau:
- Thủ pháp thống kê toán học: chúng tôi đã tiến hành thống kê các
CVHC nhằm phân loại chúng, thống kê các loại hành vi ngôn ngữ được
sử dụng trong các CVHC mà chúng tôi thu thập được trong ngành giao
thông dựa trên những tiêu chí nhận diện mà chúng tôi đã đưa ra trong
phần lý luận chung
- Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: dựa trên những tư liệu thống kê, chúng
tôi tiến hành phân tích các CVHC đó dựa trên ngôn cảnh (một loại môi trường
phi ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được sử dụng).
- Thủ pháp miêu tả chuẩn phong cách – một trong những thủ pháp xã
hội học: dựa trên những tư liệu mà chúng tôi đã phân loại được, chúng tôi tiến
hành miêu tả cụ thể những tư liệu đó xem chúng đã đúng với phong cách hành
chính – công vụ chưa.

4
5. Dự kiến đóng góp
Về mặt lý luận, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ một số
vấn đề về lý luận phân tích diễn ngôn. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ không chỉ
ở bình diện cấu trúc thuần tuý mà là trên bình diện giao tiếp. Hay nói cách
khác, việc nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với việc nghiên cứu giao tiếp. Ngôn
ngữ ở đây được sử dụng trong giao tiếp nói chung và trong giao tiếp hành
chính nói riêng. Nếu như trước đây, nhiều nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu các
văn bản hành chính dưới góc độ cấu trúc thì hiện nay một số nhà nghiên cứu

đã bắt đầu đi vào nghiên cứu các văn bản hành chính dưới góc độ giao tiếp.
Và để góp phần vào kết quả nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu một số loại CVHC được sử dụng trong một ngành cụ thể - ngành
giao thông - để góp phần làm sáng rõ một số vấn đề về phân tích diễn ngôn
nói chung và lý thuyết giao tiếp nói riêng.
Về phương diện thực tiễn, bên cạnh việc góp phần làm sáng tỏ lý thuyết
phân tích diễn ngôn, kết quả của luận văn còn làm phong phú thêm phần thực
hành cho công tác soạn thảo văn bản hành chính. Thông qua việc tìm hiểu các
cấu trúc điển hình và các phương tiện chức năng biểu nghĩa của các CVHC,
luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm của thể loại ngôn bản này. Từ đó,
có tác dụng hướng dẫn công tác soạn thảo và xử lý chúng trong hoạt động
hành chính của ngành giao thông nói riêng và trong hoạt động hành chính của
xã hội nói chung. Nói cách khác, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần
vào hai phương diện: soạn thảo văn bản một cách chuẩn mực và xử lý văn bản
một cách có hiệu quả.
6. Bố cục của luận văn: Luận văn có 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận.
Phần mở đầu: Phần này có nhiệm vụ giới thiệu về: lý do chọn đề tài,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dự kiến đóng góp
và bố cục của luận văn.
Phần nội dung: Phần này được chia thành 03 chương. Trong Chương
thứ nhất – Lý luận chung, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lý luận chính về
diễn ngôn và phân tích diễn ngôn; lý thuyết giao tiếp; lý thuyết hành vi ngôn
ngữ; liên kết và mạch lạc và lý thuyết về lập luận. Trong Chương thứ hai –
Phân tích đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn CVHC ngành giao thông, chúng

5
tôi dựa trên những cơ sở lý luận đi vào phân tích các diễn ngôn CVHC ở bình
diện hình thức, thống kê những đặc trưng định lượng về các loại CVHC, đưa
ra mô hình cấu trúc hình thức chung của diễn ngôn CVHC, từ đó rút ra những

cấu trúc điển hình của diễn ngôn CVHC ngành giao thông. Trong Chương thứ
ba - Phân tích đặc điểm ngôn ngữ sử dung trong diễn ngôn CVHC ngành
giao thông, chúng tôi đi vào miêu tả những phương thức liên kết về nội dung,
những hành vi ngôn ngữ qua đó tìm hiểu lực ngôn trung trong các diễn ngôn
CVHC; đồng thời chúng tôi đi vào miêu tả mạch lạc trong CVHC và phương
thức lập luận sử dụng trong các loại công văn này với tư cách là một biểu hiện
của tính mạch lạc.
Phần kết luận: Phần này chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt lại nội dung của
luận văn, những luận điểm chính và những đóng góp cơ bản của luận văn
trong việc nghiên cứu phân tích diễn ngôn, trong việc soạn thảo CVHC.











6
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Diễn ngôn và phân tích diễn ngôn
1.1.1. Diễn ngôn (DN) và phân tích diễn ngôn (PTDN).
Có nhiều quan niệm khác nhau về DN và PTDN tuỳ theo các phương
diện nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu.
Theo tác giả G. Cook, “DN là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là
trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [dẫn theo 2; tr 20].

Tác giả D. Crystal lại định nghĩa “DN là một chuỗi nối tiếp của ngôn
ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh
thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo có tính tranh luận, truyện
vui hoặc truyện kể” [dẫn theo 2; tr 20]
Trong bài “Ngôn ngữ học diễn ngôn” (1970) của mình, tác giả R. Barthes
định nghĩa “chúng ta sẽ gọi cái khách thể của xuyên ngôn ngữ học là diễn ngôn –
tương tự với văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu và chúng ta sẽ định nghĩa nó
(hãy còn là sơ bộ) như là một đoạn lời nói hữu tận bất kỳ, tạo thành một thể
thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với những mục đích
giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với những mục đích này, vả
lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hoá khác nữa, ngoài những
nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ” [dẫn theo 2; tr 18-19]
David Nunan [32] cho rằng DN như là một chuỗi ngôn ngữ gồm một
số câu, những câu này được nhận biết là có liên quan theo một cách nào
đó hay DN chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh và PTDN
là nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng. Ông viết “…Phân tích DN liên
quan đến phân tích ngôn ngữ trong sử dụng - so sánh với phân tích các
thuộc tính cấu trúc của ngôn ngữ bị tách khỏi các chức năng giao tiếp của
chúng” [32]. Tác giả George Yule [4] cho rằng PTDN tập trung vào cái
được ghi lại (nói và viết) của quá trình theo đó ngôn ngữ được dùng trong

7
một số ngữ cảnh để diễn đạt ý định và cùng với Brown [4], ông khẳng định
PTDN nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức. Nhất thiết không giới
hạn nó ở việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ tách biệt với các mục đích
hay chức năng mà các hình thức này sinh ra để đảm nhận trong xã hội loài
người. Còn tác giả Diệp Quang Ban thì lại cho rằng DN là các sản phẩm
của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói có mạch lạc và liên kết
Ở đây chúng tôi không đi sâu vào trình bày quá trình phát triển theo thời
gian về khái niệm DN và PTDN cũng như đi vào phân tích những góc độ nghiên

cứu những khái niệm này, mà chúng tôi chỉ muốn trình bày một số khái niệm
trên để có một cái nhìn tóm lược về những quan điểm về DN và PTDN. Tuy
nhiên theo chúng tôi, quan điểm của tác giả Nguyễn Hoà [20] cho rằng DN là
một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ
thể là phù hợp với hướng nghiên cứu của chúng tôi về các diễn ngôn CVHC. Vì
thế, trong luận văn, chúng tôi chấp nhận quan điểm này và lấy quan điểm này
làm căn cứ để tiến hành phân tích các diễn ngôn CVHC ngành giao thông.
DN không chỉ đơn thuần là những cấu trúc ngôn ngữ mà nó là tổng thể
của ngôn ngữ (những đặc điểm của cấu trúc, phương tiện ngôn ngữ), người sử
dụng ngôn ngữ (trình độ, nghề nghiệp, vốn kiến thức văn hoá, sự chi phối của
quan hệ xã hội, hoàn cảnh, điều kiện sống ), hoàn cảnh giao tiếp xã hội (tình
huống, kiến thức nền, văn hoá, mục đích phát ngôn) Như vậy, PTDN là
nghiên cứu, phân tích tính mạch lạc, những hành động nói sử dụng kiến thức
nền trong quá trình tạo và hiểu diễn ngôn.
1.1.2. Những đặc tính của diễn ngôn và phân loại diễn ngôn.
1.1.2.1. Những đặc tính của diễn ngôn.
Đặc tính cơ bản của DN là tính mạch lạc, tính giao tiếp, ký hiệu và tính
quan yếu.
a. Tính mạch lạc
Mạch lạc được Nguyễn Thiện Giáp [16] coi là cái quyết định để một
tác phẩm ngôn ngữ trở thành một DN. Như vậy, cơ sở của mạch lạc là những

8
cái gì quen thuộc, kiến thức văn hoá chung, kiến thức nền. Có thể hiểu một
cách ngắn gọn rằng mạch lạc là mạch nối DN cho phép hiểu DN trong các
hoàn cảnh giao tiếp xã hội. Mạch lạc không phải là các phương tiện liên kết
hình thức của văn bản mà nó là một phần nội dung thực của văn bản. Nó được
thể hiện qua những phương tiện ngôn ngữ và phương tiện ngoài ngôn ngữ
(hình thức tổ chức văn bản, quan hệ nghĩa - lôgic giữa các từ ngữ trong văn
bản, quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống

từ bên ngoài văn bản )
Mạch lạc còn thể hiện trong cấu trúc hay cách thức tổ chức các yếu tố
quan yếu của DN theo một cách thức hay trình tự nhất định nào đó nhằm thể
hiện những ý tứ tạo thành mục đích nói. Như vậy, có thể thấy tính cấu trúc
của DN mang tính chủ quan của người viết.
b. Tính giao tiếp và tính ký hiệu.
Xuất phát từ quan điểm ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu được dùng
làm công cụ giao tiếp, mà DN trước hết là sự kiện giao tiếp, tính giao tiếp và
tính ký hiệu là những đặc tính không thể thiếu của DN. Tuy nhiên, DN là một
đơn vị ngôn ngữ chứa hành động ngôn từ, do đó, tính giao tiếp và tính ký hiệu
của nó còn có thêm phần ý nghĩa lời nói (ngữ nghĩa) và ý nghĩa dụng ngôn
(ngữ dụng).
Ý nghĩa lời nói được hiểu là nội dung biểu hiện hay nội dung mệnh đề, nó
được thể hiện qua các tham thể và mối quan hệ giữa các tham thể. Nội dung
mệnh đề thay đổi khi có sự thay đổi của một trong những yếu tố này. Xét về mặt
nội dung biểu hiện, ý nghĩa của DN bao gồm ý nghĩa của ký hiệu từ ngữ trong
ngữ cảnh văn hoá và ngữ cảnh tình huống trong việc tạo và hiểu lời.
Nội dung dụng học là ý nghĩa rút ra từ ý định của người nói. Dụng học
quan tâm đến lực ngôn trung của DN.
Tính giao tiếp và tính ký hiệu của DN còn thể hiện ở sự tham gia vào
hai quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ học. Đó là quan hệ hệ hình và quan hệ cú
đoạn. Nó được phản ánh qua khả năng kết hợp và lựa chọn DN tuỳ theo tình

9
huống giao tiếp, chủ đề giao tiếp cũng như việc cấu tạo thành những đơn vị
DN lớn hơn.
c. Tính quan yếu
Xét về hình thức, DN là một cấu trúc các yếu tố quan yếu tạo nên mạch
lạc của DN. Theo tác giả Nguyễn Hoà [20], các yếu tố quan yếu là các đóng
góp thể hiện tính giao tiếp của DN. Các yếu tố quan yếu có chức năng biểu

hiện một sự thể bao gồm các tham thể, quá trình, mối quan hệ giữa các tham
thể cũng như ý nghĩa dụng học kèm theo. Các yếu tố quan yếu tham gia vào
DN với hình thức là những đơn vị từ ngữ. Những đơn vị từ ngữ lại bị quy
định bởi hoàn cảnh giao tiếp xã hội, mục đích phát ngôn và thể loại DN.
Với tư cách là một quá trình giao tiếp tương tác, nội dung của DN được
tổng hợp từ nhiều phương diện, trong đó mạch lạc là yếu tố quan trọng nhất.
Mạch lạc là sự hiện thực hoá của liên kết, cấu trúc, sự dung hợp giữa các hành
động nói và tính quan yếu.
Tính quan yếu của DN cũng chịu sự quy định của yếu tố văn hoá và
những thông tin ngữ cảnh.
1.1.2.2. Phân loại DN.
DN là sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể.
Như vậy, trong mỗi hoàn cảnh, chúng ta lại có một thể loại DN. Điều này cho thấy
việc phân loại DN không phải là việc làm dễ dàng, có tính thuyết phục. Có nhiều
quan điểm khác nhau về phân loại DN: dựa vào phương thức biểu đạt, chúng ta có
DN nói và DN viết. Sự phân biệt này đã được nêu lên từ lâu và có tầm quan trọng
nhất định đối với quan điểm sư phạm như dạy đọc, dạy viết, dạy nói. Một hướng
phân loại khái quát khác là phân biệt DN đối thoại với DN đơn thoại. Cách phân
loại này liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày và cả
ngôn ngữ trong văn học. Tuy nhiên theo tác giả Hausenblas [dẫn theo 2] thì muốn
có sự phân loại có hệ thống và thoả đáng thì phải cần đến sự hợp tác của cả hai bộ
phận cùng quan tâm đến việc miêu tả ngôn ngữ. Đó là ngữ pháp và phong cách
học. Từ đó, tác giả đưa ra các cách phân loại DN như sau:

10
a) Phân loại DN theo cấu trúc
* Về khuôn hình văn bản:
Do tính chất quá phức tạp của DN và tính quá đa dạng của các DN cụ
thể, cho nên để khái quát được người ta chỉ có thể chia tất cả các DN thành
hai nhóm lớn:

- Thuộc nhóm thứ nhất là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn hình
cứng nhắc, đã được định sẵn: các văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ
và một số văn bản pháp lý thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
- Thuộc nhóm thứ hai là các diễn ngôn xây dựng theo những khuôn
hình mềm dẻo, bao gồm:
+ Nhóm nhỏ có những khuôn hình thông dụng: các văn bản khoa học
(bài báo, luận án khoa học) và một số văn bản báo chí
+ Nhóm nhỏ có khuôn hình tự do: các tác phẩm văn chương
* Phân loại DN theo cấu trúc nội tại:
Dựa vào những tiêu chuẩn: tính đơn giản/tính phức tạp trong cấu trúc
văn bản của DN, tính độc lập/ tính lệ thuộc của các DN, tính liên tục/ tính
gián đoạn của các diễn ngôn, ông tiến hành phân loại các DN:
- Các DN có độ phức tạp khác nhau trong cấu trúc
- Các DN tự do và các DN lệ thuộc
- DN liên tục và DN gián đoạn
b) Phân loại DN trong phong cách học
Một lĩnh vực chú ý nhiều đến sự khác biệt trong các kiểu loại DN khác
nhau là phong cách học nhất là phong cách chức năng.
* Tác giả Morohovski đã đưa ra bản phân loại diễn ngôn với các tiêu
chí sau: Trước hết, tác giả phân định phong cách học thành ba bậc lớn từ đó
đưa ra các loại hình diễn ngôn cụ thể:
- Phong cách học ngôn ngữ: có 2 kiểu lớn:
+ Ngôn ngữ phi nghệ thuật
+ Ngôn ngữ nghệ thuật

11
- Phong cách học hoạt động lời nói: hoạt động lời nói được xem xét
trong các khu vực ít nhiều có tính chất chuyên môn trong đời sống xã hội và
nhờ đó đưa ra 5 phong cách chức năng:
+ Chính thức – công vụ

+ Khoa học
+ Công luận
+ Hội thoại văn học
+ Hội thoại đời thường
- Phong các học lời nói: có sự phân định các lớp văn bản từ chung đến
riêng theo trình tự sau:
+ Phong cách chính thức công vụ có các kiểu loại văn bản: chỉ đạo,
pháp lý, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế
+ Phong cách khoa học: khoa học xã hội, khoa học kĩ thuật
+ Phong cách công luận: chính trị, kinh tế, luật, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo
* Theo tác giả Hữu Đạt [13], tiếng Việt có 6 phong cách chức năng khác
nhau, đó là phong cách sinh hoạt hằng ngày, phong cách hành chính công vụ,
phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí và phong cách
văn học nghệ thuật. Mỗi loại phong cách có các thể loại DN khác nhau
* Tuy nhiên, cách phân loại dựa vào trường DN, tính chất DN và cách
thức DN được quan tâm hơn cả vì tính hợp lý của nó. Hay nói cách khác là
dựa vào chủ đề được đề cập, nội dung mệnh đề, mối quan hệ giữa các cá nhân
tham gia (bao gồm cả ý nghĩa dụng học) và phương tiện thể hiện ngôn ngữ
(nói hoặc viết), người ta phân chia thành các ngữ vực, tiếp đó trong các ngữ
vực, có những thể loại DN cụ thể. Chẳng hạn, trong ngữ vực báo chí, có các
thể loại DN như: tin, bình luận, tin vắn, phóng sự, ký Trong ngữ vực văn
chương, có các thể loại DN như: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ lục bát, thơ văn
xuôi, cổ tích, truyền thuyết Trong hội thoại hàng ngày, có các thể loại DN
như: hội thoại, phiếm đàm, tâm sự, chào hỏi, phóng vấn

12
1.2. Khái quát về lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ
Việc nghiên cứu về giao tiếp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm
từ khoảng giữa thể kỷ XX. Một số nhà nghiên cứu như Shannon khi nghiên
cứu về mô hình truyền thông nói chung cũng đã đưa ra mô hình về hoạt động

giao tiếp. Nhưng đó chỉ là mô hình hoạt động giao tiếp diễn ra trên truyền
thông và mạng điện báo chứ không phải là hoạt động giao tiếp của con người.
Mãi đến năm 1960, trong công trình nghiên cứu "Ngôn ngữ và thi ca"
(Linguistics and poetics) của mình, R. Jacobson - được coi là người đầu tiên
nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ quá trình giao tiếp của con người - đã
đưa ra mô hình hoạt động giao tiếp. Theo mô hình đó, hoạt động giao tiếp của
con người chịu sự chi phối của 6 nhân tố. Đó là người phát, người nhận, thông
điệp, ngữ cảnh, tiếp xúc và mã ngôn ngữ. Mô hình giao tiếp đó như sau:
Ngữ cảnh
Người phát Thông điệp Người nhận
Tiếp xúc

Mô hình này của Jacobson được coi là mô hình cổ điển về giao tiếp bởi
nó đã thể hiện khá đầy đủ các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Và hoạt đông
giao tiếp ở đây được hiểu theo một nghĩa rộng, đó là tất cả các dạng của quá
trình trao đổi thông tin giữa con người với nhau. Mô hình này đã được nhiều
nhà nghiên cứu ngôn ngữ sau này kế thừa và phát triển theo nhiều cách khác
nhau như Halliday (1973), Leech (1974)
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [7], hoạt động giao tiếp luôn bị chi phối bởi
các nhân tố giao tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp đó.
Nhân tố đầu tiên là nhân vật giao tiếp gồm người phát và người nhận.
Khi phát ra một thông điệp nào đó, người phát luôn phải lựa chọn nội dung và
cách thức để thể hiện thông điệp đó. Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp, người
phát chỉ có một người nhưng người nhận có thể là một nhưng cũng có thể là
nhiều người. Chính điều này cũng quy định hình thức và nội dung thông điệp.

13
Trong trường hợp người nhận là số đông thì người phát phải phân biệt được
người nhận đích thực và người nhận nói chung. Như vậy, thông điệp bị quy
định bởi cả hai chiều: người phát và người nhận.

Nhân tố thứ hai là thực tế được nói tới hay nội dung giao tiếp. Về bản
chất, đây là những nhận thức chủ quan của người phát về hiện thực được đưa
vào nội dung thông điệp để truyền đạt cho người nhận nhằm đạt một mục đích
giao tiếp nào đó. Do đó, người nhận có quyền nhận hay từ chối tiếp nhận
những nội dung của thông điệp đó. Vì vậy, trước khi phát đi thông điệp của
mình, người phát không thể không tính đến khả năng này ở người nhận để
quyết định lựa chọn nội dung và hình thức của thông điệp định truyền đi.
Nhân tố thứ ba là hoàn cảnh giao tiếp. Hiểu theo nghĩa rộng, hoàn cảnh
giao tiếp bao gồm hoàn cảnh tự nhiên xã hội, lịch sử văn hoá của cộng đồng
quốc gia mà các nhân vật giao tiếp đang có mặt. Hoàn cảnh này chi phối cả
nội dung và hình thức của thông điệp. Tuy nhiên, chúng không trực tiếp tham
gia vào giao tiếp mà chỉ tham gia gián tiếp dưới dạng những hiểu biết, những
kinh nghiệm tiềm ẩn trong tư duy người phát và người nhận trước khi cuộc
giao tiếp diễn ra. Chúng được gọi là các tiền giả định giao tiếp. Nếu hiểu theo
nghĩa hẹp, hoàn cảnh giao tiếp chỉ nơi chốn cụ thể diễn ra hoạt động giao tiếp.
Nó được gọi là môi trường giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và
hình thức của thông điệp và hiệu quả của cuộc giao tiếp.
Tập hợp ba yếu tố trên được gọi là ngữ cảnh. Đây chính là ngữ cảnh mà
Nunan [32] gọi là ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ. Khái niệm ngữ cảnh được hiểu là
một tập hợp của nhiều yếu tố và khá phức tạp, được tính từ khi cuộc giao tiếp
diễn ra. Vì vậy, có thể thấy, trong một cuộc giao tiếp, ngữ cảnh không phải là
bất biến mà trái lại nó luôn vận động. Sự vận động của ngữ cảnh và sự tương
ứng của nó trong từng thời điểm giao tiếp được gọi là tình huống giao tiếp.
Nhân tố thứ tư là hệ thống tín hiệu được sử dụng trong giao tiếp. Đó có
thể là ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết, các yếu tố kèm ngôn ngữ như: ánh mắt,
giọng điệu hoặc các tín hiệu phi ngôn ngữ. Đối với các nhân vật tham gia giao

14
tiếp, mỗi loại tín hiệu sẽ có hiệu quả và chất lượng giao tiếp khác nhau.
Nhân tố cuối cùng là đích của hoạt động giao tiếp. Khi phát ra một thông

điệp, bao giờ người phát cũng hướng đến một mục đích nhất định. Đó là đích
của hoạt động giao tiếp. Đích này được thể hiện ở hai loại mục đích của thông
điệp: đích nhận thức và đích tác động. Mục đích nhận thức của thông điệp là làm
cho người nhận sau khi tiếp nhận nội dung của thông điệp sẽ có cùng nhận thức
với người phát. Mục đích tác động của thông điệp là mục đích làm cho người
tiếp nhận phải có những biến đổi nhất định trong trạng thái tâm lý, tình cảm từ
đó có hành động phù hợp với mong muốn của người phát. Hai loại mục đích này
luôn tương tác, hỗ trợ cho nhau, cái này là chỗ dựa cho cái kia.
Trước đây, ngôn ngữ học có một hạn chế rất lớn là chưa phát hiện ra
bản chất của quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. Chỉ đến khi ngữ dụng học ra
đời, giao tiếp ngôn ngữ mới được quan tâm như là địa hạt thể hiện và thực thi
các hành vi ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp. Theo đó, nói năng là một
loại hành động thực hiện bằng ngôn từ. Như vậy, giao tiếp ngôn ngữ thực chất
là sự trao đổi hành động bằng ngôn từ và lý thuyết ngôn giao thực chất là lý
thuyết của ngữ dụng học mà nòng cốt của nó là lý thuyết hành vi ngôn ngữ
(các đại diện là Austin, Searle). Trọng tâm nghiên cứu của lý thuyết ngôn giao
là nghiên cứu ngôn ngữ ở dạng hành chức, trong mối quan hệ với người sử
dụng nó, với hiện thực được nói tới, với hoàn cảnh giao tiếp trong đó sự giao
tiếp đang diễn ra.
1.3. Sơ lƣợc về lý thuyết hành vi ngôn ngữ
1.3.1. Hành vi ngôn ngữ là gì?
Lý thuyết hành vi ngôn ngữ hay hành động ngôn từ mà người đầu tiên
đi tiên phong là Austin [8], người kế thừa và phát triển là Searle (và các tác
giả sau này) đã chỉ ra bản chất hành động của lời nói: Khi ta nói là ta đã thực
hiện một hành vi ngôn ngữ. Theo Austin có ba loại hành vi ngôn ngữ: hành vi
tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời.
Hành vi tạo lời: là hành vi sử dụng các yếu của ngôn ngữ như: âm, từ,

15
các kiểu kết hợp từ thành câu để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội

dung. Một bộ phận của hành vi tạo lời đã là đối tượng nghiên cứu của ngôn
ngữ tiền dụng học
Hành vi tại lời: là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói
năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, nghĩa là chúng
gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về
hành vi tại lời: hỏi, yêu cầu, ra lệnh, mời, hứa hẹn, khuyên bảo Khi chúng ta
hỏi một ai về điều gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta
dù trả lời là không biết. Không trả lời, không đáp lại người nghe vị xem là
không lịch sự. Hành vi tại lời có ý định quy ước và có thể chế dù rằng quy
ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được
mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có
thể nói, nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được ngữ âm, từ ngữ,
câu của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được những quy tắc để điều khiển các
hành vi tại lời ở ngôn ngữ đó, nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn”,
“mời” sao cho đúng lúc, đúng chỗ, thích hợp với ngữ cảnh và với người
được hỏi.
Hành vi mượn lời: là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ, nói
đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào
đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính nguời nói. Chức năng hành động
của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có
những hiệu quả mượn lời là đích ở lời của một hành vi ở lời nhưng có những
hiệu quả không thuộc đích của hành vi ở lời. Những hiệu quả mượn lời
thường rất phân tán và không thể tính toán được.
Trong dụng học, người ta thiên về tập trung nghiên cứu hành vi thứ hai,
tức là hành vi tại lời.Do vậy, khi nói đến hành vi ngôn ngữ là hành vi tại lời:
Một hành vi ngôn ngữ được tạo ra khi người nói trao một phát ngôn cho
người nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Mỗi hành vi ngôn ngữ đều chuyển
tải một lực tại lời gọi là lực ngôn trung.

16

1.3.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Có hai hướng để phân loại hành vi ngôn ngữ.
1.3.2.1. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Austin (1962)
Theo Austin [8], các hành vi ngôn ngữ được chia thành 05 nhóm là:
<1> Phán định: đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một
sự kiện hay một giá trí dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ
vững chắc như: xem là, tính toán,
<2> Hành sử: đây là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi
hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, khẩn cầu, đặt hàng
<3> Cam kết: đây là những hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi
những hành động nhất định: hứa hẹn, giao ước, thề nguyền
<4> Trình bày: đây là những hành vi được dùng để trình bày quan
điểm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định,
trả lời, nhượng bộ
<5> Ứng xử: đây là những hành vi phản ứng với cách cư xử của người
khác, đối với sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối
với hành vi hay số phận người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chống lại,
thách thức, nghi ngờ
1.3.2.1. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle
Searle chính là người đầu tiên chỉ ra hạn chế của bảng phân loại hành vi
ngôn ngữ của Austin. Theo Searle, có 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn
ngữ được dùng làm tiêu chí phân loại như sau: đích tại lời; hướng khớp lời với
hiện thực mà lời đề cập đến; trạng thái tâm lý được thể hiện; sức mạnh mà đích
được trình bày ra; tính quan yếu của mối quan liên hệ cá nhân giữa người nói và
người nghe; định hướng; câu hỏi và trả lời; nội dung mệnh đề; Tuy nhiên, Searle
chỉ dùng bốn trong số 12 tiêu chí để phân loại các hành vi ngôn ngữ. Đó là các
tiêu chí: đích tại lời, hướng khớp ghép, trạng thái tâm lý, nội dung mệnh đề. Dựa
trên các tiêu chí đó, Searle [8] phân lập được năm loại hành vi tại lời. Đó là các
hành vi: Tái hiện hay xác tín; điều khiển; cam kết; biểu cảm và tuyên bố


17
Mặc dù trong bảng phân loại của Austin còn nhiều điều không thoả
đáng: có chỗ còn chồng chéo, có chỗ mơ hồ, nhưng cho đến nay, những quan
niệm của Austin cũng như lý thuyết hành vi ngôn ngữ và bảng phân loại của
ông vẫn được các nhà nghiên cứu coi trọng và xem là kim chỉ nam cho các
nghiên cứu về ngữ dụng học.
1.4. Khái lƣợc về lý thuyết lập luận
1.4.1. Lập luận là gì?
Trước đây, lập luận (arguementation) được nghiên cứu trong tu từ học
và trong lôgic học. Theo các hiểu của lôgic học, “lập luận là là một hoạt động
ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt
người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (/một số) kết luận hay
chấp nhận một (/một số) kết luận nào đó.” [10; tr 165]
Như vậy, một lập luận bao giờ cũng gồm 3 thành tố lôgic: tiền đề (luận
cứ), kết đề và lí lẽ. Tiền đề là một hoặc nhiều dữ kiện xuất hiện làm căn cứ
cho lập luận, từ đó suy ra kết đề. Kết đề là một khẳng định đích hay là một
khẳng định mục tiêu. Lí lẽ (còn gọi là luật suy diễn hay luận chứng) là những
yếu tố mà nhờ đó từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề. Những yếu tố này có thể là
những nguyên lí, quy luật tự nhiên, những định lí, định luật, quy tắc trong các
ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, và cũng có thể là những lí lẽ trong lôgic
đời thường. Ví dụ
“ - Đã 7 giờ tối rồi. Họ không lên nữa đâu
- Căn cứ vào đâu mà cậu nói như vậy?
- Chiều mai họ bay ra Hà Nội rồi. Không ai từ Sài Gòn lên Đà Lạt thăm
bạn bè vài tiếng để rồi vội vã quay về thành phố cả”
Trong đoạn trên, tiền đề là “Đã 7 giờ tối rồi”, kết đề là “Họ không lên
nữa đâu”. Lí lẽ là “Không ai từ Sài Gòn lên Đà Lạt thăm bạn bè vài tiếng để
rồi vội vã quay về thành phố cả”. Đây là lí lẽ trong lôgic đời thường.
Quan điểm về lập luận nêu trên là quan điểm về lập luận trong lôgic


18
học. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ muốn tìm hiểu bản chất ngữ dụng học của
lập luận. Từ đó, áp dụng nó vào nghiên cứu các lập luận trong CVHC.
Theo Đỗ Hữu Châu, “lập luận là đưa ra các lí lẽ nhằm dẫn dắt người
nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói
muốn đạt tới.” [8; tr 155]. Có thể biểu diễn quan hệ lập luận giữa các phát
ngôn (nói đúng hơn là giữa nội dung các phát ngôn) như sau:
p > r
Trong đó, p là lí lẽ, r là kết luận. Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi
là luận cứ. Vậy có thể nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ với kết
luận. Và các luận cứ có thể là một thông tin miêu tả hay một định luật, một
nguyên lí xử thế. Ví dụ:
Cái áo này rẻ mà lại đẹp, nên mua
p ở đây là 2 thông tin miêu tả: cái áo này đẹp (p1), cái áo này rẻ (p2).
r ở đây là “nên mua”
Như vậy, từ hai luận cứ p1 và p2, người nói đã đưa ra kết luận r. Có thể
biểu diễn lập luận này như sau:
p 1
r
p 2
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [8], xét về bản chất ngữ dụng, lập luận là một
hành động ở lời. Lý do là vì hành vi lập luận cũng làm thay đổi tư cách pháp
nhân của những người tham gia lập luận. Điều này được thể hiện ở chỗ: khi
đưa ra một lập luận, người lập luận phải tin vào và chịu trách nhiệm về những
luận cứ và kết luận mà mình đưa ra. Đối với người tiếp nhận, thì sự thay đổi về
tư cách pháp nhân thể hiện ở chỗ người này đang ở trạng thái vô can chuyển
sang trạng thái chờ đợi lập luận, tức là chờ đợi hoặc kết luận hoặc luận cứ.
Trong luận văn này, chúng tôi dựa theo quan điểm về lập luận của Đỗ Hữu
Châu để đi vào phân tích lập luận trong diễn ngôn CVHC ngành giao thông.


19
1.4.2. Một số khái niệm trong lập luận
a) Kết tử lập luận:
Kết tử lập luận là những yếu tố phối hợp hai hay một phát ngôn riêng rẽ
thành một lập luận duy nhất. Nói cách khác, chính kết tử lập luận đã biến các
phát ngôn thành luận cứ hoặc kết luận trong một lập luận nào đó.
Ví dụ: từ các phát ngôn riêng lẻ:
- Trời đẹp
- Tôi bận học
- Tôi không thể đi chơi được
Từ những phát ngôn đó, nếu chúng ta thêm những kết tử lập luận thì
chúng ta sẽ có được một lập luận hoàn chỉnh.
Trời đẹp nhưng tôi bận học nên tôi không thể đi chơi được.
ở phát ngôn này, kết luận là: Tôi không thể đi chơi được
Hai luận cứ là: Trời đẹp
Tôi bận học
Các kết tử lập luận là: nhưng, nên
b) Tác tử lập luận:
Tác tử lập luận là những yếu tố mà khi đưa vào phát ngôn nào đó sẽ làm thay
đổi tiềm năng lập luận mà không làm thay đổi thông tin miêu tả của phát ngôn.
Ví dụ :
(1) Cái áo này mới (miêu tả)
(2) Cái áo này mà mới (đã xuất hiện thái độ của người nói)
Trong ví dụ (2) ta thấy sự đánh giá của người nói: cái áo đấy không
mới và hướng về kết luận: chê áo đấy cũ. Trong tiếng Việt, những tác tử lập
luận thường là những phụ từ: đã, rồi, mà, cứ, thôi
Có những loại tác tử lập luận sau:
- Tác tử về thời gian
Ví dụ: Mới hai giờ thôi (hãy còn sớm)
Đã hai giờ rồi à? (muộn quá rồi)


20
- Tác tử chỉ lượng:
Ví dụ: Chỉ mỗi thế thôi à? (ít quá)
Những năm cân cơ à? (nhiều quá)
c) Định hướng lập luận :
Trong một lập luận, các luận cứ có quan hệ định hướng với nhau,
hướng về kết luận. Cụ thể, các luận cứ đồng hướng với kết luận là các luận cứ
cùng hướng về kết luận. Còn các luận cứ nghịch hướng là các luận cứ không
cùng hướng về kết luận. Nhân tố tạo nên định hướng lập luận chính là các tác
tử lập luận. Trong trường hợp luận cứ mang hai định hướng ngược nhau thì vị
trí của chúng quyết định hướng của lập luận.Ví dụ:
Cá này tươi nhưng đắt (chị không nên mua)
Cá này đắt nhưng tươi (chị nên mua)
1.5. Mạch lạc và liên kết trong văn bản
Một chuỗi câu nối tiếp có liên kết vẫn có thể không làm thành một văn
bản (diễn ngôn). Thế nhưng một sản phẩm ngôn ngữ không có liên kết vẫn có
thể trở thành một văn bản (diễn ngôn). Điều mâu thuẫn này cho thấy vai trò
của liên kết hình thức rất mờ nhạt trong nhiệm vụ làm một sản phẩm ngôn
ngữ trở thành một văn bản đích thực. Hay nói cách khác, cái làm cho một sản
phẩm ngôn ngữ trở thành một văn bản (diễn ngôn) hoàn chỉnh là mạch lạc.
Vậy mạch lạc là gì? Liên kết là gì?
1.5.1. Mạch lạc
Mạch lạc không phải là khái niệm quá mới mẻ, nhưng việc ứng dụng
chúng vào việc nghiên cứu trong văn bản hành chính lại chưa được nhiều
người quan tâm.
Trong ngôn ngữ học hiện đại, vấn đề mạch lạc được đề cập khá thường
xuyên, hầu như trong các công trình nghiên cứu về DN, dù là trực tiếp hay
gián tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định mạch lạc là một khái niệm
phức tạp, không dễ xác định. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên

cứu về mạch lạc, có thể kể đến công trình của các tác giả G. Cook, D. Crystal,

21
G. Brown, G. Yule, David Nunan Tuy nhiờn cỏc cỏch hiu v mch lc cho
n nay vn cha cú s thng nht. Di õy, chỳng tụi xin trớch dn mt s
nh ngha tiờu biu:
Cỏc tỏc gi M.A.K. Halliday & R. Hasan cho rng: mch lc c coi
nh phn cũn li (sau khi tr liờn kt) thuc v ng cnh ca tỡnh hung
(context of situation) vi nhng du hiu ngha tim n (registers). Mch lc
c coi l phn b sung cn thit cho liờn kt, l mt trong nhng iu kin
to thnh cht vn bn [dn theo 18; tr 11].
Theo tỏc gi D.Togeby, mch lc (coherence), hiu mt cỏch chung
nht, l c tớnh ca s tớch hp vn bn, tc l cỏi c tớnh bo m cho cỏc
yu t khỏc nhau trong mt vn bn khp c vi nhau trong mt tng th
gn kt [dn theo 18; tr 11].
Tỏc gi Nunan thỡ cho rng mch lc l tm rng m ú DN c
tip nhn nh l cú mc vo nhau ch khụng phi l mt tp hp cõu hoc
mt phỏt ngụn khụng cú liờn quan nhau [dn theo 8; tr 71].
Vit Nam, cú nhiu nh nghiờn cu quan tâm nhiều đến vic nghiờn
cu cỏc vn v mch lc nhng cng mi ch dng li vic gii thiu
nhng khỏi nim ban u ch cha i sõu vo nghiờn cu tng hin tng c
th. Chng hn nh cỏc tỏc gi: Nguyn Thin Giỏp vi Dng hc Vit ng,
Đỗ Hữu Châu vi Ng phỏp vn bn, Dip Quang Ban vi Vn bn v liờn
kt trong ting Vit, Bờn cnh y, mt s tỏc gi nh inh Trng Lc,
Nguyn Th Vit Thanh, Trn Ngc Thờmcũng đã ít nhiều đề cập đến mạch
lạc trong cỏc công trình nghiên cứu của mình.
Tuy nhiờn, trong cụng trỡnh nghiờn cu ca mỡnh, Vn bn v liờn kt
trong ting Vit (1998), tỏc gi Dip Quang Ban ln u tiờn ó cp n
mch lc mt cỏch tng th v chi tit. T gúc dng hc, Diệp Quang Ban
[2] ó phỏt biu rng: mch lc chớnh l s ỏp dng cỏc qui tc to hnh ng

v hiu hnh ng núi. ông ó khỏi quỏt mch lc thnh ba kiu nh sau.

22
1- Mạch lạc trong triển khai mệnh đề.
2- Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ (mạch lạc trong DN).
3- Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.
Từ những định nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy rằng: mặc dù khái niệm
mạch lạc trong văn bản chưa được hiểu thống nhất giữa các tác giả song họ
đều coi mạch lạc là điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất của một văn bản đích
thực.Nói cách khác, mạch lạc là yếu tố quyết định việc làm cho một chuỗi câu
trở thành văn bản.
1.5.2. Liên kết
Liên kết là một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực nghiên cứu văn
bản. Tuy nhiên cách hiểu về liên kết cũng không hoàn toàn giống nhau ở các
nhà nghiên cứu. Sau đây là một vài quan niệm tiêu biểu:
Tác giả Trần Ngọc Thêm [34] coi văn bản là một hệ thống mà trong
đó các câu mới chỉ là các phần tử. Ngoài các câu, trong hệ thống văn bản
còn có cấu trúc. Cấu trúc văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối
quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn
văn bản nói chung. Và tác giả kết luận: “Sự liên kết là mạng lưới của
những quan hệ và liên hệ ấy” [34; tr 19].
Tác giả Diệp Quan Ban định nghĩa liên kết là thứ quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu theo kiểu giải thích nghĩa cho nhau.
Theo ông, liên kết phải được đặt trên cơ sở ngữ nghĩa, do quan hệ ý nghĩa và
quan hệ đó phải được diễn đạt bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất rằng liên kết chính là một
thuộc tính tất yếu của văn bản. Liên kết là những mối quan hệ, liên hệ giữa
các câu trong văn bản. Những mối liên hệ, quan hệ ấy biểu hiện cả vể mặt
hình thức lẫn mặt nội dung.
Cho đến nay, có hai quan niệm lớn về liên kết. Hướng thứ nhất coi liên

kết văn bản thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ. Hướng thứ hai coi liên
kết không thuộc mặt cấu trúc của hệ thống ngôn ngữ.

23
Trong hướng thứ nhất, ở giai đoạn đầu, liên kết chủ yếu giới hạn trong
phạm vi các dấu hiệu hình thức. Sang giai đoạn hai, người ta bắt đầu chú ý nhiều
hơn đến liên kết về mặt ngữ nghĩa. Bởi theo nhiều nhà nghiên cứu, các đơn vị
ngôn ngữ vốn có hai mặt nội dung và hình thức với quan hệ mật thiết “như hai
mặt của một tờ giấy” nên tính liên kết cũng có hai mặt: liên kết nội dung và liên
kết hình thức. Hai mặt này cũng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau,
liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương thức liên kết hình
thức và liên kết hình thức chủ yếu để diễn đạt liên kết nội dung.
Hướng thứ hai thịnh hành vào giữa những năm 70 và ngày càng được
phổ biến rộng rãi. Theo quan niệm này, liên kết với tư cách là một khái niệm
chuyên môn, không thuộc về cấu trúc ngôn ngữ, mặc dù bản thân các yếu tố
cấu trúc ngôn ngữ có thuộc tính liên kết. Liên kết không thuộc về cấu trúc mà
thuộc về ý nghĩa và chỉ các phương tiện hình thức của ngôn ngữ thực hiện
chức năng đó mới thuộc liên kết. Với cách hiểu này, liên kết không giữ vai trò
yếu tố quyết định một sản phẩm ngôn ngữ là văn bản. Cái quyết định đó là
“mạch lạc” (như chúng tôi đã nói ở trên)
Từ các quan điểm khác nhau đó mà có cách giải thuyết liên kết khác
nhau, cách phân loại liên kết khác nhau. Hai hướng này chỉ gặp nhau khi xem
xét các phương tiện liên kết cụ thể.
1.6. Văn bản hành chính và phân loại văn bản hành chính
1.6.1. Khái niệm văn bản hành chính
Văn bản hành chính là một thể loại văn bản được sử dụng để trao đổi
những công việc hành chính sự vụ hằng ngày giữa các cơ quan hành chính
đoàn thể các cấp từ Trung ương xuống địa phương với các thành viên và bộ
phận xã hội có liên quan. Theo tác giả Hữu Đạt [13], văn bản hành chính
thuộc phong cách hành chính công vụ.

1.6.2. Phân loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên
các hướng nghiên cứu khác nhau.

24
1.6.2.1. Phân loại văn bản hành chính theo hướng nghiên cứu của khoa
học hành chính
Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Văn Thông [36] đã chia văn
bản hành chính thành các loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào chức năng của văn bản: có thể chia văn bản thành hai loại:
văn bản quản lý và văn bản thường
- Căn cứ vào tính chất của văn bản: có thể phân biệt văn bản mang tính
quyền lực nhà nước và văn bản không mang tính quyền lực nhà nước.
- Căn cứ vào hình thức: văn bản hành chính được chia thành các loại:
văn bản luật, văn bản dưới luật và văn bản khác luật.
- Căn cứ vào yêu cầu, mục đích của văn bản: có các loại văn bản sau:
văn bản trao đổi, văn bản truyền đạt, văn bản trình bày, văn bản thống kê, văn
bản ban hành mệnh lệnh
Qua cách phân loại trên, ta có thể thấy rằng các văn bản hành chính có
thể phân chia thành các tiêu chí khác nhau, song có điểm chung là chúng
thường được chia thành hai hệ thống lớn, đó là các văn bản có chứa các quy
phạm pháp luật và các văn bản thông thường, không chứa các quy phạm pháp
luật. CVHC là loại văn bản nằm trong hệ thống thứ hai, là các văn bản không
chứa các quy phạm pháp luật. Đi vào hệ thống nhỏ, chúng lại được chia thành
những loại văn bản khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng, tuỳ theo từng hoàn
cảnh cụ thể.
1.6.2.2. Phân loại văn bản hành chính theo hướng nghiên cứu của
phong cách học.
Tác giả Hữu Đạt [13] cho rằng người ta có thể đứng từ nhiều góc độ
khác nhau để phân chia văn bản thuộc phong cách hành chính – công vụ

thành các nhóm khác nhau:
* Phân chia theo khu vực quản lý hành chính và ngành nghề:
- Văn bản hành chính
Đơn đề nghị, giấy mời, quyết định, giấy triệu tập, công văn, điện báo,

×