Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN KẾT QUẢ VÀ LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG “SỐNG ẢO” CỦA MỘT BỘ PHẬN GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.99 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Triết học Mac- Lenin

ĐỀ TÀI: Quan điểm duy vật biện chứng về mối
quan hệ nguyên nhân- kết quả và liên hệ với thực
trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Giảng viên hướng dẫn
Lớp

: Vũ Thị Thu Hiền
: K24.KDQTD
:
:

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2021


2

M ỤC L ỤC
Ni dung
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 3
NỘI DUNG........................................................................................................... 5
Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguyên nhân- kết
quả......................................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm Nguyên nhân- kết quả ......................................................................... 5
1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân- quả .................................................................... 6
1.3. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận ....................................... 7



Phần 2: Thực trạng “sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ hiện nay .......... 10
2.1. Thực trạng “sống ảo” của mt b phận giới trẻ hiện nay ................................... 10
2.2. Nguyên nhân ....................................................................................................... 12
2.3. Giải pháp............................................................................................................. 13
2.4. Liên hệ bản thân ................................................................................................. 14

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 16


3

LỜI NÓI ĐẦU
Cho đến trước năm 1876 việc giao tiếp giữa những người có khoảng cách
về địa lý tưởng chừng là khơng thể thì tới ngày 10/03/1876 nhà phát minh
Alexander Graham Bell đã cùng trợ lý của mình thực hiện cuc gọi đầu tiên trong
lịch sử, chính thức đánh dấu sự ra đời của điện thoại liên lạc. Theo dòng chảy của
lịch sử, xã hi ngày càng phát triển, điện thoại giờ đây không chỉ dừng lại ở chức
năng nghe và nói, bây giờ nó đã tích hợp nhiều tiện ích: chụp ảnh, gọi video, chơi
games… điều này cho phép mọi người sẻ chia nhiều hơn, gắn kết hơn. Cuc cách
mạng 4.0 mang lại cho ta nhiều tiện ích, song bên cạnh đó các giá trị văn hố
đang bị thách thức. Cùng với sự phát triển của Internet và các mạng xã hi trực
tuyến, mt lối sống mới đã hình thành: “sống ảo”- đây là xu hướng sống quá yêu
bản thân của b phận giới trẻ hiện nay.
Là sinh viên sống trong thời đại Công nghệ số, tôi hiểu được sự cám dỗ và
sự hứng thú mà không gian mạng mang lại cho các bạn trẻ, nên tôi quyết định
làm đề tài nghiên cứu về “thực trạng sống ảo của mt b phận giới trẻ hiện nay”.
Khi nghiên cứu chúng ta cố gắng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc đ khác
nhau để thấy đặc trưng cơ bản và tìm ra hướng giải quyết. Để tìm hiểu rõ vấn đề

này ta cần hiểu rõ nguyên nhân hình thành nên lối sống ảo, từ đó xây dựng hệ
thống giải pháp khắc phục các nguyên nhân. Để làm được điều đó, chúng ta cần
nắm vững các quan điểm Duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân- kết
quả là cần thiết.
“Sống ảo” là căn bệnh của xã hi thời đại công nghệ, chúng ta cần đặc biệt
lưu tâm vì đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất lại chính là b phận giới
trẻ chưa có nhận thức đầy đủ về xã hi, còn coi nhẹ thuần phong mỹ tục, giá trị
đạo đức tốt đẹp bao đời. Với mục đích nhìn nhận và đánh giá những tác hại của
lối sống lệch lạc này để giảm thiểu những tác hại gây hậu quả nặng nề.


4

Đối tượng nghiên cứu: “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ
nguyên nhân- kết quả và liên hệ với thực trạng “sống ảo” của mt b phận giới trẻ
hiện nay”. Phạm vi nghiên cứu: mt b phận giới trẻ hiện nay có lối sống ảo.
Ý nghĩa lý luận: Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quan điểm duy vật biện
chứng về mối quan hệ nguyên nhân- kết quả.
Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng quan hệ nhân quả vào thực trạng lối
sống ảo của b phận giới trẻ hiện nay để ta hiểu rõ đâu là nguyên nhân và tìm ra
giải pháp để giải quyết thực trạng xã hi.


5

NỘI DUNG
Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguyên nhân- kết
quả
1.1. Khái niệm Nguyên nhân- kết quả
Nguyên nhân và kết quả là mt cặp phạm trù trong phép biện chứng duy

vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ
và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên.
Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các
mặt trong mt sự vật, hiện tượng với nhau, gây nên những biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương
tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên.
Ví dụ: Chính sự tác đng qua lại giữa tiềm lực kinh tế so với số lượng thuc
địa sở hữu của các nước tư bản chủ nghĩa là những nguyên nhân gây nên cuc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai.
Như vậy ta có thể thấy nguyên nhân- kết quả là mối quan hệ ràng buc với
nhau, có nguyên nhân ắt sẽ có kết quả; nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng
không nằm bên ngồi sự vật, hiện tượng đó. Từ quan điểm duy vật biện chứng
về mối quan hệ nguyên nhân- kết quả ta khắc phục được thiếu sót coi nguyên
nhân cuối cùng của sự vận đng, chuyển hố của tồn b thế giới vật chất nằm
ngồi nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
Tuy nhiên, để có mt sự vật hay hiện tượng nào đó, nó khơng đơn thuần chỉ
là cần ngun nhân, bên cạnh đó nó cịn có ngun cớ và điều kiện cùng tác
đng. Bình thường ta hay nghĩ nếu sự tác đng của hiện tượng A làm biến đổi,
hay kéo theo nó làm xuất hiện hiện tượng B thì A sẽ được gọi là ngun nhân
cịn B được gọi là kết quả. Nhưng thực chất sự xuất hiện của hiện tượng B là do
sự tác đng của A với C, D, E… nào đó mới chính là nguyên nhân dẫn đến sự
xuất hiện của hiện tượng B.


6

Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy “nguyên nhân” là sự tương tác giữa các mặt
trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định làm
xuất hiện “kết quả”. Còn “Nguyên cớ” là những sự vật, hiện tượng xuất hiện
đồng thời với nguyên nhân, nhưng chỉ là bề ngồi, ngẫu nhiên, khơng sinh ra kết

quả; “điều kiện” là những sự vật, hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, tác đng
vào nguyên nhân, làm nguyên nhân phát huy tác dụng và điều kiện không trực
tiếp sản sinh ra kết quả.
Ví dụ: Để có con ếch, là do quá trình giao phối của ếch đực và ếch cái sản
sinh ra trứng, từ trứng phát triển lên nịng nọc rồi thành ếch (ngun nhân),
nhưng phải có những điều kiện như nhiệt đ, khí hậu, khơng bị lồi khác ăn mất
trứng và nịng nọc…thì mới có kết quả là chú ếch được.
Năm 1279, việc nhà Nguyên mượn đường đi từ Đại Việt sang đánh
Chiêm Thành chỉ là nguyên cớ cho việc đường đường chính chính dẫn quân vào
nước ta để ni ứng ngoại hợp, xâm chiếm nước ta.
1.2. Tính chất của mối liên hệ nhân- quả
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, mối quan hệ nhân- quả
có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.
Thứ nhất, quan hệ nhân- quả có tính khách quan: mối liên hệ nhân - quả là
mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngồi ý muốn của con
người, khơng phụ thuc vào việc ta có nhận thức được nó hay khơng. Nó là mối
liên hệ của bản thân sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất không do ai sáng tạo
ra, con người chỉ có thể tìm ra mối liên hệ nhân - quả ấy trong giới tự nhiên khách
quan, chứ khơng phải tạo ra nó từ trong đầu óc.
Ví dụ: Dù ta có muốn hay khơng thì những cơn gió tự nhiên nó được hình
thành từ sự chênh lệch áp suất khí quyển. Khi mt sự khác biệt trong áp suất khí
quyển tồn tại, khơng khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến vùng có áp
suất thấp hơn, dẫn đến những cơn gió có tốc đ khác nhau.


7

Thứ hai, quan hệ nhân- quả có tính phổ biến: Tất cả mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên và xã hi đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định.
Khơng có sự vật, hiện tượng nào khơng có nguyên nhân của nó. Vấn đề là chúng

ta đã phát hiện, tìm ra được ngun nhân hay chưa. Đây chính là nội dung cơ
bản của nguyên tắc quyết định luận -một nguyên tắc quan trọng của nhận thức
khoa học.
Ví dụ: Trước kia mọi người luôn nghĩ hoạt đng núi lửa phun trào là do thần
linh giận dữ nên trừng phạt. Nhưng sau khi các nhà khoa học làm các cuc thí
nghiệm, chúng ta biết có hai ngun nhân làm núi lửa phun trào: do áp suất
magma tăng cao và do áp suất vỏ trái đất giảm.
Thứ ba, quan hệ nhân- quả có tính tất yếu: Thực tiễn cho thấy rằng: mt
nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất
định. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân- quả trong những điều kiện nhất định có
tính tất yếu.
Ví dụ: Ngồi khơng gian vũ trụ, do khơng có tác dụng của trọng lực nên con
người và đồ vật ở đó có xu hướng lơ lửng và bay bổng.
Như vậy, mt nguyên nhân nhất định trong hồn cảnh nhất định chỉ có thể
gây ra mt kết quả nhất định; bởi vậy, nếu các nguyên nhân càng ít khác nhau bao
nhiêu thì kết quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.
1.3. Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận
*Mối quan hệ biện chứng:
Quan hệ nhân quả là mối quan hệ biện chứng khách quan, bao hàm tính tất
yếu: Khơng có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại
khơng có kết quả nào khơng có ngun nhân, thể hiện trên các phương diện:
Trong mối quan hệ nguyên nhân- kết quả, nguyên nhân sinh ra kết quả,
nguyên nhân ln có trước kết quả, kết quả lúc nào cũng xuất hiện sau nguyên
nhân.


8

Ví dụ: Ta vãi hạt rau cải, qua thời gian chăm bón ta sẽ được rau cải để ăn.
Tuy nhiên, cần phân biệt mối quan hệ nhân quả với mối quan hệ trước- sau

về mặt thời gian. Không phải sự liên hệ trước sau nào về thời gian đều nằm
trong mối quan hệ nhân quả mà chỉ những sự tác đng lẫn nhau gây ra biến đổi
nhất định nào đó mới được coi là quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Ta khơng thể nói mùa xn là ngun nhân của mùa đơng, hay ngày
là ngun nhân của đêm… Mà đó là kết quả của nguyên nhân trái đất xoay
quanh mặt trời. Như vậy ta cần phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp
về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau.
Thực tiễn cho thấy mối quan hệ nhân quả diễn ra phức tạp:
Thứ nhất, cùng mt nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau
tùy thuc vào hồn cảnh cụ thể. Ví dụ: cùng ngun nhân là điểm bài kiểm tra
thấp, có người sẽ coi đó là đng lực để học tập siêng năng hơn nhưng có người
lại coi nó là rào cản, mất niềm tin vào bản thân rồi ngày càng sa sút.
Thứ hai, cùng mt kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân
khác nhau tác đng riêng lẻ. Ta có nguyên nhân bên trong (sự tác đng qua lại
của các mặt, các yếu tố của cùng sự vật) và nguyên nhân bên ngoài (sự tác đng
của các vật gây ra những biến đổi nhất định của sự vật, hiện tượng ấy), ngun
nhân chủ yếu (thiếu thì sẽ khơng xảy ra) và nguyên nhân thứ yếu (quyết định
đặc điểm nhất thời của sự vật, hiện tượng), nguyên nhân chủ quan (xuất hiện và
phụ thuc vào ý chí của con người) và nguyên nhân khách quan (xuất hiện và
tác đng đc lập với ý chí của con người). Ví dụ: Cùng bị cận nhưng có người là
do tật bẩm sinh, có người do sử dụng nhiều thiết bị điện tử, người lại do ngồi
học sai tư thế…
Sự tác đng trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Kết quả do nguyên
nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại với
nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: hoặc thúc đẩy sự
hoạt đng của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt đng của


9


ngun nhân (hướng tiêu cực). Ví dụ: Trình đ dân trí thấp do kinh tế kém phát
triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp
dụng tiến b khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát
triển. Ngược lại, trình đ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế
và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác đng tích cực đến sự phát
triển kinh tế và giáo dục.
Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: Mối quan hệ biện
chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: mt sự vật, hiện tượng
nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại
là kết quả và ngược lại. Mt hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do mt
nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở thành ngun nhân sinh ra
hiện tượng thứ ba... Và quá trình cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo
nên mt chuỗi nhân quả vơ cùng tận. Trong chuỗi đó khơng có khâu nào có thể
trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng. Vì vậy, các chuỗi nhân - quả là
“không đầu”, “không đuôi”, và mt hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân
hay kết quả bao giờ cũng phải ở trong mt quan hệ xác định, cụ thể. Ví dụ: mối
quan hệ giữa con gà- quả trứng- con gà, ta chỉ có thể xác nhận nhân- quả trong
mối quan hệ nhất định nếu lấy quả trứng làm nguyên nhân thì con gà là kết quả
và nếu lấy con gà làm nguyên nhân thì quả trứng sẽ là kết quả.
*Ý nghĩa phương pháp luận:
Thứ nhất, Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa
là khơng có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại khơng có ngun
nhân. Để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra nguyên
nhân xuất hiện; muốn loại bỏ sự vật, hiện tượng nào đó khơng cần thiết, thì phải
loại bỏ ngun nhân sinh ra nó. Nhưng khơng phải con người có thể nhận thức
ngay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra
nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hi và tư duy để giải thích
được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện
thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ



10

khơng được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện
thực. Ví dụ: Thành tích học tập kém thì ta có các ngun nhân như: chưa chăm
học, mải chơi, phương pháp học tập chưa đúng, do chủ quan mình đã giỏi… Ta
xác định được các ngun nhân thì cần loại bỏ nó để có kết quả cao hơn.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, ngun nhân ln ln có trước kết quả nên
muốn tìm nguyên nhân của mt hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện
những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Ví dụ: Vì buổi sáng
trời mưa to nên bây giờ đường vẫn ướt. Mưa là hiện tượng xảy ra trước, nó làm
cho đường ướt (hiện tại).
Thứ ba, mt kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định.
Những nguyên nhân này có vai trị khác nhau đối với việc hình thành kết quả,
nên khi nghiên cứu sự vật hiện tượng ta khơng vi kết luận ngun nào gây ra
nó. Trong hoạt đng thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra
nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên
nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan,… Đồng thời phải nắm được chiều
hướng tác đng của các ngun nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện
cho ngun nhân có tác đng tích cực đến hoạt đng và hạn chế sự hoạt đng
của nguyên nhân có tác đng tiêu cực. Ví dụ: Hạt giống phát triển thành cây to:
nguyên nhân chính là hạt cây đó tích trữ đủ chất dinh dưỡng để có thể nảy mầm
và phát triển. Bên cạnh đó cịn có các ngun nhân khách quan: khí hậu, được
chăm sóc cẩn thận…
Phần 2: Thực trạng “sống ảo” của một số bộ phận giới trẻ hiện nay
2.1. Thực trạng “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Những lợi ích to lớn mà internet mang lại chúng ta khơng thể phủ
nhận, ví như nó giúp mọi người từ khắp nơi xa từ lạ thành quen; nó là nguồn tìm
kiếm thơng tin hữu ích, phong phú, luôn được cập nhật mới; hay ở trên đó chúng
ta cịn có thể kinh doanh….Song bên cạnh đó ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận

vào những mặt tối, mặt trai mà mạng xã hi mang lại. Công nghệ phát triển,


11

facebook nói riêng và các trang mạng xã hi nói chung trở nên phổ biến hơn, thu
hút sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, nó dẫn tới mt trào lưu
mới trong b phận giới trẻ- “lối sống ảo”. “Sống ảo” là khái niệm mới xong nó
khơng xa lạ với chúng ta trong thời đại cơng nghệ số này. Đó là từ dùng để chỉ
phong cách sống của mt người nào đó xa rời với thực tế, thậm chí họ cịn có
phần thái q và lố bịch trên mạng xã hi. Nói tóm lại, những người sống ảo
thường rất mơ mng về cuc sống thực tại, họ có xu hướng quá yêu bản thân và
rất chú tâm vào thế giới ảo.
Sống ảo- mt “căn bệnh” dần phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Họ dùng
phần lớn thời gian của mình để “đu đưa” cùng các diễn đàn, các trang mạng.
Biểu hiện của “lối sống ảo” mà ta dễ dàng nhận thấy là họ quá quan tâm và lệ
thuc vào mạng xã hi. Vui cũng đăng face, buồn cũng đăng face, đơi khi khơng
có việc gì làm cũng đăng face kèm dòng trạng thái “rảnh ib”... tất cả nhằm thu
hút sự quan tâm của dư luận. Họ cịn là những “nơ lệ” của số like, số cmt hay là
lượt share; mỗi khi có sự kiện mới, có bữa ăn đẹp hay đơn giản là có người yêu,
được người yêu mua quà họ đều “cúng” lên facebook trước để phô ra với thiên
hạ rằng họ đủ đầy; họ thích lượt tương tác nhiều, lấy đó làm thú vui, nó làm cho
mọi người ảo tưởng về “giá trị ảo” của mình. Ngày xưa cha ơng ta cần đánh
đơng dẹp bắc, có những nghĩa cử cao đẹp thì mới được xưng là “anh hùng”.
Nhưng ngày nay có vơ kể những kẻ “anh hùng bàn phím”, “anh hùng mạng”,
“Phật online”... là bởi họ ngồi trước màn hình vi tính, điện thoại, họ thoả sức
bình luận dạo, nói những lời khơng hợp thuần phong mỹ tục, nói cho sướng cái
mồm dẫu là đúng hay không; đôi khi họ không cần biết thực hư câu chuyện ra
sao nhưng vẫn hiển nhiên mà hùa vào với mọi người, họ chỉ trích, họ lên án vì
nghĩ nếu mọi người làm mình mà khơng làm thì khơng hợp thời, kéo theo đó là

bao sự việc đáng tiếc. Ví như “vào tháng 6.2013, P.U.N., nữ sinh lớp 12 của mt
trường THPT ở Đà Nẵng đã uống thuốc an thần tự tử”.
Cùng với sự hỗ trợ của các ứng dụng làm đẹp (lightroom, B621, Snow,...),
sự phát triển của các trang mạng xã hi (IG, Tiktok, facebook, Youtube…) ta


12

thấy ngày càng nhiều người có “lối sống ảo”. Dạo chơi trên các trang mạng ta dễ
dàng bắt gặp bài viết của những người tự xưng hay được mệnh danh là “hot
boy”, “hot girl” vì bài ảnh của họ sở hữu hàng nghìn,trăm nghìn lượt like hay
hàng chục nghìn người theo dõi facebook, chẳng cần tham gia bất cứ hoạt đng
xã hi, hoạt đng cơng ích nào mà những con người ấy nghiễm nhiên trở thành
người nổi tiếng. Hay có người nổi danh sau mt đêm vì mt scandal, mt phát
ngơn gây sốc, hay đơi khi là có những hành đng phản cảm. Mấy năm gần đây
ta thấy xuất hiện nham nhảm những hiện tượng mạng: hot girl “trứng rán cần
mỡ”, giang hồ mạng tự xưng là “thầy Huấn”, Ngân 98, Trần Đức Bo… Họ dùng
tai tiếng để được mọi người chú ý rồi họ kiếm tiền dựa trên tai tiếng đó. Ai cũng
có quyền sử dụng mạng xã hi, ai cũng có quyền kinh doanh để kiếm tiền.
Nhưng họ dùng con đường “tai tiếng” này thì ta cần lên án. Bởi mạng xã hi có
lượt truy cập rất lớn, các em học sinh, các bạn trẻ khi chưa có nhận thức đúng và
đẩy đủ về xã hi thì rất dễ tam quan bị lệch lạc, hình thành nên những suy nghĩ
sai trái, không hợp chuẩn, để lại những hệ lụy đáng tiếc về sau.
2.2. Nguyên nhân
Hiện tượng sống ảo bắt nguồn từ việc công nghệ thông tin bùng nổ. Thời
đại 4.0- thời đại của “chạm”. Chỉ cần chạm lên màn hình ta có lời giải bài tốn,
chạm lên màn hình ta trở thành người xa lạ, và chạm lên màn hình ta bỗng trở
thành những “anh hùng”...Các trang mạng xã hi là để kết nối, và ở đó giới trẻ
ham muốn thể hiện bản thân, khát khao được nổi tiếng, tự biến mình thành cá
biệt để nhận lại sự chú ý của mọi người. Họ không chọn con đường học tập, làm

việc tốt việc có ích cho xã hi để tơ đẹp bản thân, mà họ chọn cách có những
phát ngôn gây sốc những hành đng kệch cỡm, hay những bức ảnh được chỉnh
sửa quá đà.
Bên cạnh đó là sự hi nhập và giao lưu văn hoá. Nền kinh tế thị trường
giúp chúng ta cởi mở hơn trong tư duy, làm cho ta biết đến chân trời tri thức mới
nhưng cũng là nguyên nhân làm mai mt đi truyền thống văn hoá cao đẹp bao
đời nay. Các bạn trẻ ưa tìm tịi cứ nghĩ cái mới là tốt, nhưng rồi a dua làm theo


13

để rồi lãng quên đi vẻ đẹp văn hoá bao đời, giá trị đạo đức đang dần bị xem nhẹ
ở mt b phận người trẻ, họ dần thờ ơ để rồi bỏ qua những chuẩn mực đạo đức,
truyền thống vốn là nền tảng cốt cách của mỗi con người.
Đó cịn là do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường, và cả bạn bè xung
quanh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các bạn trẻ. Điều này làm nên
rào cản ngại giao tiếp. Và các bạn trẻ tìm đến cho mình nguồn chia sẻ khác- bạn
qua mạng. Những con người xa lạ, dùng những thân phận xa lạ để trị chuyện về
nỗi niềm riêng, họ sẽ khơng ngại vì bên kia khơng thực sự biết họ là ai. Cứ như
vậy, càng ngày họ lại thu hẹp lòng mình lại, đắm chìm trên khơng gian ảo nhiều
hơn.
Nhận thức lệch lạc của mỗi người cũng là mt trong những nguyên nhân
dẫn tới lối sống ảo. Họ cho rằng sống ảo là lối sống thời thượng, rất phù hợp với
thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nếu mình khơng chạy theo
dịng liền biến thành lạc hậu, là tối cổ. Sở thích ham hư vinh cng với sự nhận
thức chưa đúng, đủ, sâu sắc về xã hi là mt trong nguyên nhân thúc đẩy cho lối
sống ảo của các bạn ngày phát triển.
2.3. Giải pháp
Sau khi đã làm rõ thực trạng và nguyên nhân của “lối sống ảo” của b phận
giới trẻ hiện nay, tơi có những đề xuất giải pháp như:

Một là, mỗi người chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống đẹp, lành
mạnh, phát huy lối sống vì mọi người, hình thành cho bản thân lối sống tự chủ,
biết tự trọng, hành đng có chừng mực và ý thức được giá trị của chính mình ở
ngay cuc sống hiện tại, khơng cần phải tìm ở thế giới “ảo” xa vời.
Hai là, ta cần có các chế tài, luật định nghiêm khắc hơn đối với hành vi trên
khơng gian mạng để vừa có thể giải trí, học tập lại vẫn giữ nét đẹp trong văn hố
ứng xử và truyền thống đạo đức mà ơng cha ta gìn giữ bao đời.
Ba là, cần tăng cường cơng tác giáo dục văn hoá ứng xử ngay từ các cấp
dưới cho các bạn học sinh; phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng dư


14

luận, giá trị thẩm mĩ, lan tỏa truyền thống văn hoá dân tc, nhân lên tấm gương
người tốt việc tốt.
Bốn là, thẳng tay bài trừ, lên án, phê phán những hành vi lệch chuẩn, những
bài báo giật gân câu view sai sự thật nhằm trong sạch hơn không gian mạng.
2.4. Liên hệ bản thân
Ngay cả bản thân tôi cũng không tránh khỏi sự cám dỗ của lối sống này. Tôi
cũng đã từng dành phần lớn thời gian rảnh để ngồi lướt face, chat cùng bạn, tham
gia vào các hi nhóm để cùng bàn luận vấn đề mình quan tâm. “Sống” ở trên
mạng lâu không chỉ làm mắt tôi mỏi dần, tăng đ cận mà làm cho tơi có tâm thế
ngại giao tiếp ở ngồi đời thực, tơi dần thu mình lại ở trong nhà với chiếc điện
thoại iphone, dạo chơi trên khắp nền tảng từ facebook sang tiktok rồi ghé qua
youtube nghe vài bài nhạc.
Và bản thân tơi, có thời kỳ rơi vào tình trạng sống ảo, nhưng bây giờ tơi đã
tìm ra giải pháp cho chính mình:
Vì khá thích đọc sách nên tôi mua thêm những quyển sách để đọc vào thời
gian rảnh, tơi u thích những quyển có thể thay đổi trong tư duy và cách nhìn
nhận vấn đề : “Yêu mình trước đã, yêu đời để sau (Vex King); “Cân bằng cảm

xúc cả lúc bão giông” (Richard Nicholls)….
Hơn nữa bây giờ dịch bệnh diễn biến phức tạp và đang học online nên tơi lập
cho mình thời gian biểu tập thể dục nhằm nâng cao sức khoẻ; dành ra nhiều thời
gian để trò chuyện cùng bố mẹ, với người thân ở nơi xa.
Và đặc biệt, tôi chọn cách dọn sạch bảng tin của mình bằng cách huỷ kết bạn
với người có lối sống chưa đẹp, mang lại nguồn năng lượng xấu, tiêu cực; tôi lựa
chọn facebook là kênh học online nên tơi có theo dõi các blogger :Sunhuyn,
Giang Ơi, Nguyễn Hữu Trí… để lắng nghe trải nghiệm của người đi trước; tôi
theo dõi AlexD Music Insight, The Anh English, The IELTS Workshop… để học
thêm tiếng anh.


15

KẾT LUẬN
Theo số liệu thống kê tính tới tháng 06/2021 của Napoleon Cat (công cụ đo
lường các chỉ số Mạng Xã Hi), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là
gần 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, tăng 31 triệu người dùng so
với năm 2019 và vẫn dẫn đầu danh sách các Mạng Xã Hi phổ biến tại Việt Nam.
Ta có thể thấy mạng xã hi nói chung và facebook nói riêng là mt phần khơng
thể thiếu trong thức ăn tinh thần của mỗi người, vì vậy hãy biến facebook và các
nền táng xã hi thực sự trở thành “món ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng”. Ta sống
như nào là quyền, cách ta tiếp cận với xã hi là sở thích riêng, đừng để điều đó
trở nên vơ bổ và xấu xí trong mắt mọi người. “Sống ảo” là hiện tượng xấu, chúng
ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận vào vấn đề để đưa ra những giải pháp phù hợp
chứ không phải dùng thực trạng để lấp liếm đi vấn đề còn tồn đọng. Để giải quyết
vấn đề này mt cách triệt để, chúng ta nên học cách quan tâm nhau nhiều hơn,
dành cho nhau những cử chỉ thân thương để những người xung quanh mình
khơng cần phải tìm hai chữ “yêu thương ở nơi xa vời”. Cha ông ta đúc kết bao
đời “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- quan trọng hơn cả vẫn là vẻ đẹp từ chính bản thân

ta tốt ra, nhưng điều đó khơng phủ nhận đi vẻ đẹp hình thức bên ngồi. Mt sản
phẩm tốt là vừa phải tốt cả bản chất bên trong lại đẹp hình thức, chứ khơng phải
là mải chạy theo tiêu chuẩn phù phiếm mà đánh mất vẻ đẹp bản thân mình. Mình
là bản thể, đừng sống như bản sao, hãy cứ là mình, sống cuc sống thực, tự tin
khoe cá tính.
Bài viết của em đã hồn thành, do năng lực của em còn hạn chế nên còn
nhiều chỗ thiếu sót, chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của thầy cơ, mong thầy cơ góp
ý để em sửa chữa và hoàn thiện ạ. Qua đây em cũng xin cảm ơn cô Vũ Thị Thu
Hiền- giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã giải đáp các thắc mắc của em, em xin cảm
ơn bạn bè và gia đình tạo điều kiện để em hoàn thành bài tiểu luận tốt nhất có thể.


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1.Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị-hành chính (2014), Nhà xuất bản Lý
luận chính trị, Hà Ni.
2. B Giáo dục và Đào tạo (2021),Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Ni.
3. Khoa Lý luận chính trị, Học viện Ngân hàng, (2021), “Bài tập triết học MácLênin, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Ni.
Tài liệu trực tuyến
1. Phạm Kim Oanh, Luật Hoàng Phi (2021), “Ni dung cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả”, truy cập lúc 23:16, 23/12/2021.
2. Nguyễn Văn Phúc (2012), “Những cặp phạm trù cơ bản của triết học MácLênin,

/>
cua-triet-hoc.html , truy cập lúc 01:12, 24/12/2021.
3. Xuân Phương, Báo Thanh Niên (2015), “Tự tử vì mạng xã hi”,
truy cập lúc 08: 09,

25/12/2021.
4. Hri Tech “Cập nhật số liệu mới nhất 2021 về người dùng mạng xã hi Việt
Nam” ,
truy cập lúc 10h, 25/12/2021.



×