Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH






PHIMVOHAN ANORATH







ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ
THUỘC BỘ CÁ NHEO (SILURIFORMES)
Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI









LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC












Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH






PHIMVOHAN ANORATH





ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC LOÀI CÁ
THUỘC BỘ CÁ NHEO (SILURIFORMES)
Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI





Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG ĐỨC ĐẠT





Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS
Hoàng Đức Đạt, người thầy đã trức tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn
thành bản luận văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình
của quý thầy, cô cùng tập thể cán bộ Phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện sinh
học nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt ThS. Nguyễn Xuân Đồng đã góp nhiều ý
kiến và sự giúp đỡ trong quá trình thu thập mẫu và làm việc trong Phòng thí nghiệm.
Xin trân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến, động viên và giúp đỡ của các thầy cô
trong Khoa Sinh học, phòng Khoa học Công nghệ -Sau đại học trường Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian học
tập, nghiên cứu và cho sự thành công bản luận văn này.
Xin cảm ơn đến cơ quan, đơn vị, bà con ngư dân trong vùng nghiên cứu (tỉnh Tây

Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và huyện Cần Giờ Tp Hồ Chí Minh) đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình thu mẫu và phân tích mẫu phục vụ cho bản luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình từ nước CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO, người thân và bạn bè trong lớp Cao học chuyên ngành Sinh thái
học Khóa 20 khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 25,tháng 08, năm 2011.
Tác giả
Anorath PHIMVOHAN









MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES Ở KHU
VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI 5

DANH MỤC HÌNH CẢNG QUAN Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ 7
MỞ ĐẦU 8

Chương 1: TỔNG QUAN 10
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM 10
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 10
1.1.2. Thời kỳ trước từ năm 1945 đến 1975 10
1.1.3. Thời kỳ từ 1975 đến nay 12
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 12
1.3. Tình hình nghiên cứu về bộ cá Nheo (Siluriformes) ở hạ lưu sông Đồng Nai. 13
1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG
ĐỒNG NAI 14

1.4.1. Đặc điểm địa hình 14
1.4.2. Đặc điểm khí hậu – thuỷ văn 14
1.4.3. Độ mặn 16
1.4.4. Thủy triều 16
1.4.5. Tài nguyên đất 18
1.4.6. Đặc điểm kinh tế–xã hội 19
1.4.7. Dân số và đơn vị hành chính 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 21

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN 21
2.2 NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG VIẾT LUẬN VĂN 22
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.3.1. Khảo sát thực địa 23
2.3.1.1. Thu thập mẫu cá 23
2.3.1.2. Điều tra ngư dân 23
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 23
2.3.2.1. Phương pháp định loại xác định tên khoa học các loài cá nghiên cứu 23
2.3.2.2. Tương quan chiều dài, khối lượng cá khai thác 24
2.3.2.3. Nghiên cứu sinh sản 24

2.3.2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI BỘ CÁ NHEO ( SILURIFORMES ) Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG
SÔNG ĐỒNG NAI 27

3.1.1. Thành phần loài 27
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài 31
3.1.3. Các loài cá có giá trị kinh tế thuộc bộ cá Nheo 32
3.1.4. Các loài cá di cư 34
3.2. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES Ở
VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 36

3.2.1. Họ cá lăng Bagridae 37
3.2.2. Họ cá nheo Siluridae 39
3.2.3. Họ cá tra Pangasiidae 40
3.2.4. Họ cá trê Clariidae 41
3.2.5. Họ cá úc Ariidae 42
3.2.6. Họ cá ngát Plotosidae 43
3.3 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ Ở VÙNG HẠ LƯU HỆ
THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 43

3.3.1. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực 43
3.3.2. Phân bố theo nồng độ muối 44
3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–SINH THÁI CÁ CHỐT MUNTI– MYSTUS
MULTIRADIATUS ROBERTS, 1992 45

3.4.1. Tổng quan về giống Mystus 45
3.4.2. Đặc điểm chung về hình thái cá chốt mun ti 46
3.4.3. Đặc điểm sinh học-sinh thái cá chốt mun ti 47
3.4.3.1. Tương quan chiều dài–khối lượng cá khai thác 47

3.4.3.2. Các đặc điểm về sinh sản 49
3.4.3.3. Phân bố 52
3.4.3.4. Sự di cư 53
3.4.3.5. Dinh dưỡng 54
3.4.3.6. Tập tính sống 56
Chươnh 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
4.1. KẾT LUẬN 57
4.2. KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 62
DANH MỤC HÌNH CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI
1. Cá Chốt bông Leiocassis siamensis Regan, 1913
2. Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877)
3. Cá Lăng nha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840)
4. Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949)
5. Cá Lăng vàng Mystus wolffii (Bleeker, 1851)
6. Cá Chốt át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937
7. Cá Chốt trắng Mystus keletius (Valenciennes, 1840)
8. cá Chốt mun ti Mystus multiradiatus Roberts, 1992
9. Cá Chốt mít ti Mystus mysticetus Roberts, 1992
10. Cá Chốt giấy Mystus singaringan Bleeker, 1846
11. Cá Chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994
12. Cá Trèn răng Belodontichthys dinema ( Bleeker, 1851)
13. Cá Leo Wallago attu (Bloch &Schneider,1801)
14. Cá Sơn đài
Wallago micropogon (Vaillant, 1902)
15. Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)
16. Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945
17. Cá Trèn lá Kryptopterus cheveyi Durand, 1940

18. Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Günther, 1864)
19. Cá Ba sa Pangasius bocourti Sauvage, 1880
20. Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851
21. Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942
22. Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852
23. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878)
24. Cá Sát bay Pteropangasius pleurotaenia (Sauvage, 1878)
25. Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)
26. Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Gunther,1864
27. Cá Úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)
28. Cá Úc Arius arius (Hamilton, 1822)
29. Cá Úc dispa Arius dispar Herre, 1926
30. Cá úc trắng: Arius microcephalus Bleeker, 1931
31. Cá úc chấm: Arius maculatus (Thunberg, 1791)
32. Cá nghệ trun ca: Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840
33. Cá úc xanh: Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)
34. Cá úc nâu: Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)
35. Cá vồ chó: Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822)
36. Cá úc quạt: Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840)
37. Cá ngát nam: Plotosus canius Hamilton, 1822
38. Cá ngát sọc: Plotosus lineatus (Thunberg, 1791)

DANH MỤC HÌNH CẢNG QUAN Ở KHU VỰC HẠ LƯU SÔNG ĐỒNG NAI
1. Sông Sài Gòn ở đoạn TX Thủ Dầu Một
2. Sông Đồng Nai ở đoạn Tp. Biên Hòa
3. Sông Lòng tàu ở TamThôn Hiệp
4. Sông Soài Rạp đoạn An Thơí Đông
5. Kênh,rạch ở Phú Hòa Đông
6. Hồ Dầu Tiếng trong đầu tháng 8/2011
7. Dụng cụ khai thác cá của ngư dân ở vùng cửa sông huyện Cần Giờ

8. Phỏng vấn người bán cá ở Biên Hòa
9. Phỏng vấn người bán cá ở Bình Khánh
10. Phỏng vấn ngư dân ở bến đò Đồng Hòa
11. Dùng điện để bắt cá ở sông Sài Gòn
12. Dùng điện để bắt cá ở huyện Củ Chì
13. Xử lý mẫu cá mới thu được
14. Xử lý mẫu cá mới thu được
15. Hình cá Chót sọc mun ti còn tươi
16. Hình cá Chót sọc mun ti đã ngâm formol
17. Hình cá Úc còn tươi
18. Hình cá Úc đã ngâm formol



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu thực địa và thu mẫu cá
Bảng 3.1: Thành phần loài bộ cá Nheo ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai
Bảng 3.2: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau
Bảng 3.3: Cấu trúc thành phần giống, loài cá thuộc bộ cá Nheo
Bảng 3.4: Danh lục các loài cá có giá trị kinh tế
Bảng 3.5: Danh lục các loài cá di cư
Bảng 3.6: Kích thước, khối lượng cá chốt mun ti khai thác
Bảng 3.7: Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá chốt mun ti khai thác
Bảng 3.8: Chiều dài, khối lượng, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối của cá
chốt mun ti khai thác
Bảng 3.9: Chiều dài cơ thể, chiều dài ống tiêu hoá và % giữa chiều dài ống tiêu hoá
và chiều dài cơ thể trung bình của cá chốt mun ti
Bảng 3.10: Thành phần thức ăn tự nhiên của cá chốt mun ti

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1.1 : Bản đồ khu vực nghiên cứu
Hình 2.1 : Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá chốt sọc (theo W. J. Rainboth, 1996)
Biểu đồ 3.1: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau
Hình 3.1. Cá Chốt giấy Mystus keletius (Valenciennes, 1840)
Hình 3.2. Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)
Hình 3.3. Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)
Biểu đồ 3.2: Số lượng giống trong các họ cá thuộc bộ cá nheo
Biểu đồ 3.3: Số lượng loài trong các họ cá thuộc bộ cá nheo
Hình 3.4: Cá Chốt sọc mun ti Mystus multiradiatus Roberts, 1992
Hình 3.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác của cá chốt mun ti
Biểu đồ 4.1: Số lượng thành phần loài cá thuộc bộ cá nheo

MỞ ĐẦU
Hệ thống sông Đồng Nai là một trong ba hệ thống sông lớn của Việt Nam (sau hệ
thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
-xã hội của các tỉnh Đông Nam Bộ và các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận, Long An
trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Hệ thống sông Đồng Nai gồm dòng chính sông
Đồng Nai và các phụ lưu: sông Đa Nhim, sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm
Cỏ, trong đó sông Sài Gòn là phụ lưu lớn nhất nên cũng có tên gọi hệ thống sông Sài Gòn -
Đồng Nai.
Tài nguyên nước của hệ thống sông này đã và đang được khai thác phục vụ cho phát
triển công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh của các tỉnh trong lưu vực: hàng chục nhà máy
thủy điện, hệ thống các hồ chứa thủy lợi, đã và đang được xây dựng. Vùng hạ lưu có hệ
thống cảng sông là cảng biển, đường giao thông thủy quan trọng cho phát triển kinh tế của
khu vực.
Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học thủy sinh vật trong đó có đa dạng sinh học các
loài cá trong hệ thống sông Đồng Nai có giá trị rất lớn. Tuy vậy trong khoảng 20 năm qua
sự phát triển kinh tế–xã hội trong lưu vực hệ thống sông Đồng Nai với tốc độ cao và qui mô
lớn đã tác động mạnh đến môi trường của lưu vực: rừng che phủ đầu nguồn bị suy giảm, các
dòng sông bị chia cắt, chế độ thủy văn biến đổi, nguồn chất thải từ các khu công nghiệp,

khu chế xuất, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư, đô thị đổ vào dòng sông ngày
càng lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là vùng hạ lưu, nước sông bị ô nhiễm, đe dọa
thiếu hụt nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của cả vùng Đông Nam bộ, nguồn
lợi thủy sản bị suy giảm. Vì vậy, ngày 03 tháng 12 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 187/QĐ-TTg “ Đề án tổng thể về bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai đến năm 2020 ”.
Bảo vệ môi trường hệ thống sông Đồng Nai không chỉ bảo vệ nguồn nước mà phải
bảo vệ cả cảnh quan, đất, tài nguyên đa dạng sinh học và con người trong lưu vực. Ngày 13
tháng 08 năm 2010, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra Quyết Định số 1479/ QĐ-TTg “Phê duyệt
Quy hoạch hê thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020”. Theo Quyết định này
sông Đồng Nai- hồ Trị An và cửa sông Đồng Nai là 2 trong số 25 khu bảo tồn vùng nước
nội địa được phê duyệt quy hoạch xây dựng giai đoạn 2011- 2015.
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ngư loại học trên hệ thống sông
Đồng Nai. Tuy nhiên, những nghiên cứu này phần lớn thuộc sông Sài Gòn, phần hạ lưu cửa
sông của toàn hệ thống sông Đồng Nai chưa có nhiều nghiên cứu, trong lúc đó khu vực này
chịu tác động rất lớn của các hoạt động kinh tế - xã hội của các tỉnh và thành phố vùng hạ
lưu- cửa sông. Vụ gây ô nhiễm môi trường ở lưu vực sông Thị Vải những năm qua của
Công ty Vedan gây thiệt hại nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản đã phản ánh một phần tình
trạng ô nhiễm ở vùng hạ lưu, cửa sông hệ thống sông Đồng Nai. Vì vậy, trong phạm vi đề
tài luận văn cao học chúng tôi chọn thực hiện đề tài
: “Đa dạng sinh học các loài cá
thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) hạ lưu-cửa sông hệ thống sông Đồng Nai”
nhằm
cập nhật, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo, góp phần xây
dựng cơ sở dữ liệu cho hai khu bảo tồn vùng nước nội địa “sông Đồng Nai- hồ Trị An” và
“Cửa sông Đồng Nai”.













Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM
Việt Nam có tài nguyên sinh học đa dạng và phong phú. Những nghiên cứu về cá nước
ngọt đầu tiên được tiến hành khi các nhà khoa học phương Tây đến Việt Nam vào những
năm 80 của thế kỷ XIX. Từ đó đến nay việc nghiên cứu trải qua nhiều thời kỳ, gắn liền với
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945
Các nghiên cứu ngư loại học thời kỳ này phần lớn do các nhà nghiên cứu nước ngoài
thực hiện. Công trình nghiên cứu đầu tiên là của Sauvage H.E (1881), nghiên cứu về khu hệ
cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương, thống kê 139 loài cá chung cho toàn
Đông Dương, và mô tả 02 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; Tirant G. (1883) đã mô tả 70 loài
cá nước ngọt sông Hương (Huế) trong đó có 05 loài mới được mô tả. Những năm tiếp theo
có nhiều công trình công bố về thành phần loài cá ở các khu vực khác nhau như: Sauvage
H.E (1881), thu thập 10 loài cá ở sông Hồng vùng Hà Nội trong đó có 07 loài mới được mô
tả; Vaillant L (1891) đã thu thập và mô tả 06 loài , có 04 loài mới ở Lai Châu, 05 loài ở sông
Kỳ Cùng có 01 loài mới; Pellegrin J(1905, 1906): Cá Vịnh Hạ Long; Chabanaud P (1924);
Gruvel A (1925): Đông Dương, nguồn lợi cá biển và cá nước ngọt; Fowler H.W (1939):
Sưu tập cá nước ngọt Sài Gòn; Chevey P. & Lemasson J. (1937) đã công bố các loài cá
nước ngọt ở Bắc Bộ Việt Nam gồm 98 loài với 17 họ. Đây là công trình nghiên cứu lớn nhất
thời kỳ này [16,17]
1.1.2. Thời kỳ trước từ năm 1945 đến 1975
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945-1954) việc nghiên cứu cá bị

gián đoạn. Từ khi hòa bình lập lại (1954) miền Bắc hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên
cứu cá được tiếp tục, chủ yếu do các nhà khoa học trong nước tiến hành.
Ở miền Bắc Việt Nam các công trình nghiên cứu chủ yếu do người Việt Nam công tác
ở các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu thực hiện: Khoa Sinh học trường Đại học tổng
hợp Hà Nội, trạm Nghiên cứu thủy sản Đình Bảng thuộc Tổng cục Thủy sản (nay là Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) và trường Đại học Thủy sản nay là trường Đại học Nha
Trang. Các cơ quan nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái Đông
Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và khu Bốn cũ đến vĩ tuyết 17, ở các loại hình thủy vực
khác nhau như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao, ruộng… Đối với mỗi loại hình
thủy vực riêng biệt công tác điều tra được tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau. Các công
trình nghiên cứu tiêu biểu ở thời kỳ này như: Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1959):
Thành phần các loài cá ở ngòi Thia (nhánh sông Hồng ) thuộc tỉnh Yên Bái; Mai Đình Yên
(1961): Điều tra và nghiên cứu nguồn lợi và sinh vật ở Hồ Tây; Mai Đình Yên (1962):Sơ bộ
điều tra thành phần loài, nguồn gốc và phân bố của chủng quần cá sông Hồng; Nguyễn Văn
Hảo (1976) : Kết quả điều tra cá nguồn lợi cá hồ Ba Bể; Đoàn Lệ Hoa, Phạm Văn Doãn
(1971): Nghiên cứu phân họ cá Mương. Cùng với những nghiên cứu về khu hệ, các công
trình nghiên cứu về sinh học , sinh thái học cũng được chú ý hơn bởi các tác giả: Đào Văn
Tiến, Mai Đình Yên (1964): Sinh học và giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Hoàng Đức Đạt
(1964): Nghiên cứu về hình thái, sinh thái của một số loài cá sông Lô - Gâm. Vũ Trung
Tạng (1971): Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Mòi (Clupanodon thrissa) di cư vào cửa
sông Hồng.
Ở miền Nam có một số công trình do người Việt Nam hoặc cộng tác với người nước
ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Cháu (1964): Lé Poison D’Importance
Commerciale au Vietnam, Extrait du Bulletin de la Société dé Etudes Indochinoises,
Nouvelle Serie, Tome XXIX; Noboyki Kawamoto, Nguyễn Viết Trương and Trần Thị Túy
Hoa (1972) : Illustrations of some freshwater fishes of the Mekong Delta, Vietnam…[30]
1.1.3. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Trong thời kỳ này các công trình nghiên cứu không những thực hiện ở các thủy vực đã
điều tra mà còn tiến hành rộng rãi ở nhiều thủy vực với quy mô lớn trên phạm vi cả nước.
Các kết quả điều tra về khu hệ cá ngày càng đầy đủ hơn, những công trình nghiên cứu tiêu

biểu như: Mai Đình Yên và nnk (1978, 1992); Nguyễn Thái Tự (1983); Mai Đình Yên và
Nguyễn Hữu Đực (1991); Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Đực (1994); Nguyễn Văn Hảo
(1998, 2001, 2005); Võ Văn Phú (1993, 1994, 1995, 1996, 1997, 1998, 2000, 2004, …);
Nguyễn Thị Thu Hè (1999, 2003); Nguyễn Thái Tự và Nguyên Xuân Khoa (1998); Võ Văn
Phú, Vũ Thị Phương Anh (2003); Võ Văn Phú và Phan Đỗ Quộc Hùng (2004); Hoàng Đức
Đạt (1993, 1994, 1997, 1998, 1999, 2001, 2003, 2005, 2007, 2008, 2009, 2010); Thái Ngọc
Trí (1998, 1999, 2001, 2003, 2005, 2007, 2008, 2009, 2010); Nguyễn Xuân Đồng (2005,
2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011); Tống Xuân Tám (2004, 2005, 2008); …
[3,4,5,6,7,8,9,10].
Đặc biệt công trình của Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sĩ Vân (2001): Cá nước ngọt Việt Nam
tập I, và Nguyễn Văn Hảo (2005): Cá nước ngọt Việt Nam tập II và III, là công trình được
xem là đầy đủ nhất về cá nước ngọt Việt Nam được công bố. Công trình này đã lập danh lục
thành phần loài, khóa định loại, mô tả hình thái, phân bố của hơn 1047 loài cá ở các thủy
vực nội địa của đất nước Việt Nam [11,12,13].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
Tính đến nay các nghiên cứu liên quan đến hệ thống sông Đồng Nai cũng khá nhiều,
trong đó đáng chú ý nhất là các nghiên cứu về môi trường và chất lượng nước hệ thống sông
này. Các nghiên cứu về thuỷ sản còn bị hạn chế. Một vài kết quả nghiên cứu liên quan như:
“Bộ sưu tập cá nước ngọt sông Sài Gòn” của Fowler (1939); “Ngư loại học sông Sài Gòn”
của Lê Hoàng Yến (1985); “Thành phần loài cá khu vực Tp. Hồ Chí Minh” của Hoàng Đức
Đạt (1991); “Định loại cá nước ngọt Nam Bộ” của Mai Đình Yên và nnk (1992); “Thành
phần loài cá hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai” của Hoàng Đức Đạt (1993), “Khảo sát sơ bộ tình
hình khai thác và hiện trạng nguồn lợi thủy sản trên sông Thị Vải ( thuộc Đồng Nai, Bà Rịa-
Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh” của Hoàng Đức Đạt (1997); “Thành phần loài cá sông
Sài Gòn và các phụ lưu của nó” của Tống Xuân Tám (2005); “Thành phần loài và quy
hoạch kinh tế thuỷ sản hồ Dầu Tiếng” của Nguyễn Thanh Tùng (2005); “Dẫn liệu về thành
phần loài cá và hiện trạng nghề cá ở vùng hạ lưu cửa sông ven biển thuộc huyện Cần giờ,
Tp. Hồ Chí Minh” của Thái Ngọc Trí (2008); “Đặc điểm sinh học cá mè lúi ở sông Sài
Gòn” Nguyễn Xuân Đồng (2009); “Đặc điểm sinh học cá chốt mun ti ở lưu vực sông Sài
Gòn-Đồng Nai” Nguyễn Xuân Đồng (2010);

Ngoài các kết quả nghiên cứu kể trên, lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai còn là khu vực
được nhiều sinh viên chọn làm khoá luận tốt nghiệp. Có thể kể một số kết quả nghiên cứu
của các sinh viên của trường Đại học Nông Lâm,Tp. Hồ Chí Minh như: "Ngư loại sông Sài
Gòn" (đoạn từ Dầu Tiếng tới nguồn) của Huỳnh Kỳ Hiệp (1979); "Ngư loại sông Sài Gòn"
(đoạn từ Dầu Tiếng tới ngả ba sông Nhà Bè) của Trần Quang Huy (1979); “Thành phần loài
cá hồ Dầu Tiếng” của Lê Tuấn Kiệt (1999).
Như vậy cho đến nay các nghiên cứu về khu hệ cá hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai
cũng khá nhiều và tiến hành khá đồng bộ. Tuy nhiên các nghiên cứu về hạ lưu hệ thống
sông này còn có phần hạn chế. Trong tất cả các nghiên cứu kể trên thì kết quả nghiên cứu
của Hoàng Đức Đạt (1997); Tống Xuân Tám (2004); Thái Ngọc Trí (2008) Nguyễn Xuân
Đồng (2009, 2010, 2011) là liên quan đến hạ lưu sông Sài Gòn-Đồng Nai, và hầu như chưa
có nghiên cứu nào chuyên sâu về một nhóm loài hay một bộ cá nào đó ở khu vực này.
Mặt khác, những năm gần đây, nguồn lợi cá ở khu vực này đang bị khai thác một cách
triệt để. Khai thác quanh năm với cường độ cao và bằng mọi hình thức mang tính chất hủy
diệt như cào điện, đánh bắt bằng lưới mắt nhỏ, đánh bắt lúc cá còn giai đoạn cá con hay
đang mùa sinh sản. Tất cả những điều này đã làm ảnh hưởng tới thành phần và số lượng các
loài cá. Nhiều loài cá đang bị đe doạ và một số có nguy cơ tuyệt chủng, từ đó sẽ dẫn đến sự
mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học.
1.3. Tình hình nghiên cứu về bộ cá Nheo (Siluriformes) ở hạ lưu sông Đồng Nai.
Như đã trình bày ở trên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về một
nhóm loài cá sông Sài Gòn Đồng Nai. Các kết quả nghiên cứu trên đều là những nghiên cứu
về tính đa dạng chung của khu hệ. Và đặc biệt không tìm thấy nghiên cứu nào về bộ cá
nheo một cách chuyên sâu, cụ thể.
Mặc dầu vậy, dựa trên những kết quả nghiên cứu đã công bố thì một số loài cá thuộc
bộ cá nheo ở khu vực này đã được công bố. Một số kết quả nghiên cứu có thể kể như: Theo
Lê Hoàng Yên (1985) ở khu vực sông Sài Gòn, bộ cá nheo (Siluriformes) có 07 họ, 12
giống, 24 loài; Theo Tống Xuân Tám (2005), ở sông Sài Gòn và các phụ lưu của nó thì bộ
cá nheo (Siluriformes) có 07 họ, 12 giống, 32 loài; Theo Thái Ngọc Trí (2008), ở khu vực
huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh, bộ cá nheo (Siluriformes) có 04 họ, 05 giống và 08 loài;
Như vậy, số lượng họ, giống, loài thuộc bộ cá nheo đối với mỗi nghiên cứu rất khác nhau.

Hơn nữa, mỗi nghiên cứu tiến hành trên một phạm vi nhất định và các phạm vi nghiên cứu
của các đề tài chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống sông Đồng Nai nên không phản ánh được
một cách tổng thể các loài cá thuộc bộ cá này ở hệ thống sông lớn. Với những lý do trên, tôi
thực hiện đề tài: “Đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) hạ lưu-
cửa sông hệ thống sông Đồng Nai” với mong muốn góp phần điều tra được tính đa dạng
sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo ở vùng hạ lưu-cửa sông và từng bước làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp theo.
1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG
ĐỒNG NAI
1.4.1. Đặc điểm địa hình
Hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai được tính từ sau đập thủy điện Trị An đối dòng chính
sông Đồng Nai và từ sau đập hồ Dầu tiếng đối với phụ lưu lớn- sông Sài Gòn đến cửa sông
Lòng tàu, cửa sông Cái Mép đổ ra vịnh Gành Rái và cửa sông Soài Rạp, cửa sông Đồng
Tranh đổ ra vịnh Đồng Tranh có chiều dài 180 km tính từ đập Trị An và 208 km tính từ sau
đập Dầu Tiếng đi qua nhiều vùng đồng bằng, lòng sông mở rộng ra và sâu thêm, độ dốc
nhỏ dần. Chính vì vậy mà thủy triều ảnh hưởng đến tận chân đập Trị An và đập Dầu tiếng.
Tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống sông Đồng Nai đổ ra biển Đông là 32 tỷ m
3
.
1.4.2. Đặc điểm khí hậu – thuỷ văn
Nhiệt độ trên lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn tương đối cao và ổn định. Nhiệt độ bề
mặt tháng 9 và 10 cho thấy nhiệt độ của lớp bề mặt là 28°C-31,5°C, vào tháng 3-5 là 29°C-
32°C.
Độ ẩm biến đổi phụ thuộc theo mùa, với độ ẩm tương đối trung bình năm từ 78%-
86%, tháng lớn nhất xảy ra vào các tháng nửa cuối mùa mưa (tháng 8-tháng 10). Tháng 2 và
tháng 3 có độ ẩm tương đối nhỏ nhất trong năm.
Trong lưu vực sông có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài từ cuối
tháng 4 đến trung tuần tháng 11. Thời gian còn lại trong năm là của mùa khô. Lượng mưa
hàng năm trên lưu vực khá lớn, nhiều nơi đặt trên 2.000mm, nhưng tập trung nhiều vào mùa
mưa.

Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn phụ thuộc nhiều chế độ mưa và
chế độ triều từ biển Đông, thủy triều mạnh thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất
liền, khi triều kém thì ngược lại. Đồng thời, còn chịu sự tác động của chế độ dòng chảy từ
thượng lưu xuống, đặc biệt là sự điều tiết của hồ chứa [20].
Hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn có mô đun dòng chảy nhỏ khoảng 15-20
l/s/km
2
. Dòng chảy mùa lũ ở lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn thường bắt đầu vào tháng 6-7
và kết thúc vào tháng 9.
Vào mùa lũ, lượng nước cao nhất trên các sông thường xảy ra vào tháng 8, tháng 9,
tháng 11. Trong mùa khô lượng mưa rất ít nên dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ, lưu lượng kiệt
nhất trên các sông thường rơi vào tháng 3 và tháng [14].
Chế độ dòng chảy ở hạ lưu chịu sự tác động khác nhau theo không gian và thời gian
của các yếu tố sau đây:
- Chế độ dòng chảy từ thượng lưu xuống.
- Chế độ thủy triều biển Đông.
- Các khai thác có liên quan đến dòng chảy và dòng sông ngay ở hạ lưu.
Vùng hạ lưu-cửa sông Đồng Nai-Sài Gòn có thể chia thành 2 khu vực: khu vực ngập
thường xuyên và khu vực bán ngập: khu vực ngập thường xuyên: chủ yếu là vịnh Gành Rái
với chiều dài mặt nước 20 km và chiều rộng 11 km; khu vực bán ngập: chiếm diện tích lớn,
chủ yếu là diện tích tự nhiên của huyện Cần Giờ, ( thành phố Hồ Chí Minh ) phía Nam
huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành ( tỉnh Đồng Nai ) và huyện Tân Thành ( tỉnh Bà rịa
–Vũng tàu ) [14].
Chế độ dòng chảy ở hạ lưu -cửa sông sông Đồng Nai-Sài Gòn chịu ảnh hưởng trực
tiếp của chế độ bán nhập triều từ biển Đông (mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều rút).
Biên độ triều khoảng 3-4m trong thời kỳ nước cường, trong khi nước kém, triều vẫn lên
xuống khá mạnh, độ triều lớn có thể lên đến 1,5-2m. Quan hệ giữa dòng triều và dòng chảy
sông rất chặt chẽ và luôn biến đổi, có khi thì dòng triều chiếm ưu thế, có khi thì dòng chảy
sông lấn áp.
Khi chưa có công trình hồ Trị An, Dầu Tiếng thì trên sông Đồng Nai thủy triều lên đến

Trị An cách biển 180km, còn trên sông Sài Gòn thủy triều lên đến Dầu Tiếng cách biển
208km [14].
Nhưng sau khi có công trình Trị An, Dầu Tiếng để tích nước vào mùa lũ và xả nước từ
hồ ra khi trên sông có lưu lượng nhỏ thì lưu lượng trung bình tháng của mùa kiệt (tháng
2,3,4) có tăng lên 4–5 lần so với trước, nhưng lưu lượng mùa lũ (tháng 8,9,10) lại giảm, chỉ
còn 50% so với trước khi có công trình và sự xâm nhập mặn ở vùng cửa sông huyện Cần
Giờ lại tăng hơn trước, cho nên sự ảnh hưởng thủy triều biển Đông trên sông Sài Gòn–Đồng
Nai có khác đi so với trước đây, đặc biệt là do sự điều tiết hai hồ Trị An và Dầu Tiếng [14].
1.4.3. Độ mặn
Trong mùa khô 2010-2011, độ mặn tăng do nước mặn lấn sâu, lượng mưa ít làm cho
nguồn nước ngọt ở trên sông và hồ Trị An xuống quá thấp, vào mùa khô thì thủy triều lên,
thượng nguồn không có nước ngọt xả xuống để đẩy mặn nên nước mặn lấn sông. Kết quả
quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai của trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường
Đồng Nai trong tháng 2/2011: độ mặn ở đoạn 3 của sông Đồng Nai (từ cầu Hóa An đến cầu
Đồng Nai) có nhiều khu vực tăng trên 1 lần so với trước đó 1 tháng. Nếu tháng 01/2011, độ
mặn được tại cầu Hòa An, chợ Biên Hòa, nhà máy nước Biên Hòa, cầu Ghiền, giữa cù lao
Hiệp Hòa, hợp lưu sông Đồng Nai-Sài Gòn, cù lao Ba Xê vào lúc triều xuống chỉ dao động
từ 0,1– 0,2mg/lít. Nhưng sang tháng 2, độ mặn ở một số đoạn như: cầu Giềnh tăng lên 242
mg/lít, cù lao Hiệp Hòa (gần hợp lưu sông Đồng Nai-Sông Cái) 485mg/lít, cù lao Ba Xê
1.200 mg/lít.[14]
1.4.4. Thủy triều
Hệ thống sông Sài Gòn-Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh mẽ chế độ thủy triều biển
Đông. Chế độ thủy triều ở vùng biển này thuộc loại bán nhật triều không đều, với biên độ
khá lớn, trong ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống. Tính chất không đều thể hiện
qua ở độ cao mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau, trị số này có
thể đạt được 4,0 m trong một ngày.
Diễn biến thủy triều từ Mũi kè gà đến mũi Cà Mau không đồng nhất, có xu thế chung
là biên độ triều tăng lên và thời gian xuất hiện chân đỉnh triều chậm dần (Gành Hào chậm
hơn ở Vũng Tàu khoảng hai giờ). Chính vì vậy mà triều truyền vào các cửa sông trong lưu
vực bị lệch pha.

Chu kỳ triều ngày: trong một ngày thường có hai giao động. Hai giao động này luôn
biến thiên, trung bình là 24 giờ 50 phút, thời gian nước lên và nước xuống bằng nhau là 12
giờ 25 phút.
Chu kỳ triều nửa tháng: trong một chu kỳ triều nửa tháng có một kỳ triều cường và
một kỳ triều kém. Ngày triều cường nhất xuất hiện vào những ngày thượng huyền và hạ
huyền (khoảng ngày 7 và 23 âm lịch hàng tháng). Trong chu kỳ triều nửa tháng đỉnh triều
cao và chân triều cao biến động không lớn, còn chân triều thấp và đỉnh triều thấp biến đổi
lớn hơn, đặc biệt là chân triều thấp có thể dao động lớn hơn 2,0m. Trong kỳ triều cường, hai
đỉnh triều lệch nhau nhỏ, nhưng hai chân triều thì chênh lệch nhau lớn nhất. Ngược lại, vào
thời chu kỳ triều kém, hai đỉnh triều lệch nhau đạt cực đại, còn hai chân triều lệch nhau đạt
cực tiểu.
Chu kỳ tháng: trong mỗi tháng âm lịch có hai kỳ triều cường và triều kỳ kém. Thủy
triều còn có chu kỳ 19 năm, nhưng độ lệch thủy triều trong chu kỳ này tương đối nhỏ.
Về cơ bản thủy triều vào trong sông vẫn giữ được tính chất triều của biển Đông-bán
nhật triều đều nhưng đã biến dạng do tác động địa hình sông. Các công trình nghiên cứu,
cũng như các số liệu quan trắc cho thấy một số tính chất sau:
Về mùa cạn, độ cao của đỉnh triều càng vào sâu trong sông thì càng giảm, ngược lại,
chân triều càng cao vào sâu càng tăng cao.
Dao động mực nước trên các sông, rạch khá phức tạp dưới tác động của thủy triều và
dòng chảy. Ở đây dao động mực nước vừa mang tính chất cơ chế thủy triều, vừa mang tính
chất dao động theo sự biến đổi lưu lượng từ thượng nguồn đổ về.
Dao động mực nước ở gần cửa sông chủ yếu chịu sự tác động của thủy triều, tuy nhiên
khi triều rút thì vai trò dòng chảy thượng nguồn đổ về rất lớn, còn cách cửa sông càng xa thì
tác động thủy triều kém đi mà tác động lưu lượng thượng nguồn (dòng chảy) càng tăng hơn.
Tuy cùng một tính chất triều biển Đông truyền vào sông Đồng Nai-Sài Gòn, nhưng do
những tác động khác nhau về lưu lượng nước sông ở thượng nguồn, địa hình lòng sông,
phân bố mạng lưới sông, rạch v.v nên hình dạng triều, biên độ triều, tốc độ truyền triều
trên mỗi sông, rạch thậm chí trên từng đoạn sông đều mạng sắc thái riêng [14].
1.4.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất thì lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có

các nhóm đất chính như sau:
Nhóm đất phù sa với diện tích 490.000 ha được phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu hệ
thống sông Đồng Nai-Sài Gòn.
Nhóm đất xám (sialit feralit) phát triển trên bồi tích cổ có diện tích khoảng một triệu
ha được phân bố có các thềm cao các triền sông đặc biệt là tỉnh Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai thích hợp trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Tp. Hồ Chí Minh.
Nhóm đất đỏ là đất feralit phát triển trên đất Bazan cổ, diện tích khoảng 1.300.000 ha
được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng Bình Phước, Đồng Nai thích hợp với cây trồng
chủ yếu là cây cao su, cà phê, tiêu, trà, cây ăn trái.
Hệ thống rừng đầu nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn nước ở lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai. Nhưng trong những năm qua đã bị tàn phá và khai thác nhiều nên khả
năng điều tiết tự nhiên của lưu vực kém đi, việc rửa trôi diễn ra càng nhanh. Rừng đầu
nguồn giúp duy trì nguồn nước vào mùa khô, chống lũ quét vào mùa mưa và là nơi bảo tồn
đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nhiệt đới, đặc biệt là các nguồn gen quý hiếm. Trong
lưu vực hiện có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị sinh thái và kinh tế cao như Vườn
Quốc gia Cát Tiên, khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (là khu Dự trữ sinh
quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2001) Khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích vùng lõi: 4.721 ha, vùng đệm: 37.339 ha, vùng
chuyển tiếp: 29.310 ha, là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái
nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông
Đồng Nai- Sài Gòn, cùng với ảnh hưởng của bán nhật triều ở khu vực cửa sông đã tạo nên
hệ thực vật, động vật nơi đây rất phong phú trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ
của rất nhiều loài động vật hoang dã và các loài động vật thủy sinh, cá và các động vật
không xương sống khác.
1.4.6. Đặc điểm kinh tế–xã hội
Lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn nằm ở vị trí giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn
đường thủy với các vùng trong nước và với các nước khác trong khu vực, có nhiều cảng lớn
giúp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đặc biệt Tp. Hồ Chí Minh chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công

nghiệp của cả quốc gia. Đồng thời việc khai thác, nạo vét để thu cát trên sông Đồng Nai và
sông Sài Gòn không đúng quy định làm gia tăng việc sạt lở, làm thay đổi dòng chạy của
sông, chất lượng nước ngày càng xấu đi.
Ngoài các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất của các tỉnh trong lưu vực cũng rất đa
dạng như: sản xuất nông nghiệp,thủ công nghiệp quy mô sản xuất nhỏ, thủ công nên hầu
hết các cơ sở này đều không có hệ thống xử lý chất thải. Nước thải được xả thẳng xuống
kênh, rạch, gây ô nhiễm nặng. Trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có rất nhiều cơ sở công
nghiệp và khu công nghiệp nằm xen kẻ giữa các khu dân cư và chưa có biện pháp xử lý ô
nhiễm hợp lý.
Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có
đoạn sông Thị Vải từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả– sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ
Xuân dài hơn 10km đã trở thành “sông chết”, là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực. Ở
đây nước bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối, kẻ cả khi
thủy triều lên và xuống.
Vùng châu thổ của hệ thống sông Đồng Nai được biết đến là nơi sinh sản của các loài
thủy sản, trong đó sản phẩm từ thủy sản đóng góp một phần đáng kể vào kinh tế địa
phương. Trong lưu vực hiện có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị sinh thái và kinh tế
cao, lớn nhất là khu dữ trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ có những giá trị về mặt cảnh
quan, sinh thái, mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, bảo vệ nguồn nước
trong lưu vực, là nơi cu trú của nhiều động vật hoang dã thu hút khách du lịch tham quan,
các nhà nghiên cứu khoa học Việc xây dựng các khu công nghiệp và các công trình xây
dựng, các công trình phục vụ công nghiệp hóa nhất là vùng cửa sông ven biển tác động đến
các hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, tài nguyên thủy sản nhất là khu bảo tồn thiên nhiên đất
ngập nước, rừng ngập mặn ở Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
1.4.7. Dân số và đơn vị hành chính
Khu vực nghiên cứu gồm 03 tỉnh và 01 thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương và Tây Ninh với tổng diện tích là 14.713,3 km
2
. Mật độ dân số ở Tp. Hồ Chí Minh:
2.422 người/km

2
, Đồng Nai: 339 người/km
2
, Bình Dương: 267 người/km
2
và tỉnh Tây Ninh
là 240 người/km
2
. Do dân số tăng nhanh và tốc độ đô thị hóa cao góp phần tác động xấu đến
không chỉ môi trường sống của con người mà đến cả hệ sinh thái và các loài sinh vật.
Biểu đồ 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu



Địa điểm thu mẫu; Tỷ lệ 1:500.000km
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN
Thành phần loài cá của bộ cá Nheo (Siluriformes ), phân bố, sinh học, sinh thái, giá trị
tài nguyên, hiện trạng khai thác, vấn đề bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững nguồn lợi cá
trên hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Phạm vi khảo sát thực địa từ phía sau hồ Dầu Tiếng (sông Sài Gòn) và hồ Trị An (sông
Đồng Nai) đến cửa biển Soài Rạp và Đồng Tranh.
Phân tích mẫu được tiến hành tại Viện sinh học nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu 1 năm từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 08 năm 2011. Thời gian
khảo sát thực địa tiến hành 04 đợt chính (ký hiệu từ 1-4) và 6 đợt phụ (ngắn ngày tại một số
điểm – ký hiệu từ 5-10). Thời gian và địa điểm khảo sát được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu thực địa và thu mẫu cá

TT
Thời gian
Các địa điểm nghiên cứu
1
05-07/08/2010
Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
8-10/08/2010
Huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)
11-12/08/2010
Dầu Tiếng, Bến Cát, Thủ Dầu Một (Bình Dương)
2
22-26/09/2010
Trảng Bàng, Dương Minh Châu (Tây Ninh)
01-05/10/2010
Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hoà (Đồng Nai)
3
05-07/04/2011
Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
08-09/04/2011
Huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)
10-12/04/2011
Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương)
Trảng Bàng, Dương Minh Châu (Tây Ninh)
4
12-14/06/2011
Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hoà (Đồng Nai)
15-16/06/2011
Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương)
Trảng Bàng, Dương Minh Châu (Tây Ninh)
17-19/06/2011

Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
5
29/03/2011
Hòa Hiệp, H. Cần Giờ,Tp HCM
6
20/06/2011
Đồng Hoà, Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh
7
8
30/03/2011
01/07/2011
Dầu Tiếng, Trảng Bàng (Tây Ninh)
Thủ Dầu Một, Bến Cát (Bình Dương)
9
04/07/2011
Tân Thạnh Đông, Cần Giờ,Tp HCM
10
11
21/07/2011
28/07/2011
Biên Hòa, Đồng Nai
Huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh)

2.2 NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG VIẾT LUẬN VĂN
Luận văn được viết trên cơ sở các tư liệu sau:
Toàn bộ mẫu vật cá chúng tôi thu thập được và tiến hành phân tích, định loại trong
thời gian thực hiện đề tài là 300 mẫu.
Nhật ký thực địa: Ghi chép các dẫn liệu điều tra phỏng vấn ngư dân địa phương, các
hiện tượng quan sát ngoài thực địa; thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng
thủy văn, môi trường và về kinh tế–xã hội ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai do các cơ quan

cung cấp hoặc từ các tài liệu đã xuất bản.
Tài liệu khoa học: Tham khảo, sử dụng tất cả tài liệu đã được liệt kể trong danh lục tài
liệu tham khảo, công trình khoa học của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố
liên quan đến đề tài luận văn.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Khảo sát thực địa
2.3.1.1. Thu thập mẫu cá
Trực tiếp đánh bắt cùng với ngư dân; đặt thẩu thu mẫu tại các hộ ngư dân chuyên làm
nghề đánh bắt cá để mua mẫu; Mua mẫu ở các chợ gần sông từ các hộ thu gom cá ở các
điểm đánh bắt trong vùng nghiên cứu;
Tất cả số mẫu này được đánh bắt từ sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo thuộc vùng hạ
lưu sông Đồng Nai.
Mẫu được xử lý ngay khi cá còn tươi, số lượng mẫu thu để phân loại từ 3–5 cá thể có
hình thái còn nguyên vẹn cho mỗi loài. Mẫu được định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó
chuyển sang định hình cố định trong formalin nồng độ 5%–8% (tiêm formol 40% vào phần
thịt và ruột cá đối với cá lớn) kèm theo nhãn ghi rõ tên gọi phổ thông, tên địa phương, thời
gian thu mẫu, nơi thu mẫu, tên người thu mẫu. Tất cả mẫu được đưa về phòng thí nghiệm để
phân tích, định loại và lưu giữ tại phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học
Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1.2. Điều tra ngư dân
Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rueral Appraisal-RRA) tiếp
cận và điều tra ngư dân trong vùng nghiên cứu (chủ yếu tại các điểm khảo sát) về các loài
cá, tình hình khai thác
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.2.1. Phương pháp định loại xác định tên khoa học các loài cá nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định loại dựa vào đặc điểm hình thái là phương pháp đang được
các nhà ngư loại học trong nước và nước ngoài sử dụng phổ biến hiện nay. Các chỉ số dùng
trong định loại: các số đo và tỷ lệ, các số đếm, các dấu hiệu về hình thái được mô tả theo
Pravdin (1972). Sử dụng các khóa định loại các loài cá trong các công trình nghiên cứu khu
hệ cá của Việt Nam như: Mai Đình Yên, Nguyễn văn Trọng, Lê Hoàng Yến, Nguyễn văn

Thiện, Hứa Bạch Loan (1992); Nguyễn văn Hảo (2001, 2005); Nguyễn Nhật Thi (1991; …
và các tài liệu tiếng nước ngoài như Smith H.M (1945; Rainboth W.J (1996); Mekong River
Commission (2008); Smith (1999); Wongratanna, T. A. Munroe and Nizinski (1999);

×