Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu cương chi tiết Lịch Sử lớp 12 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.86 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LỊCH SỬ LỚP 12.
Đề cương này em chỉ viết theo ý kiến chủ quan của em, nó chỉ là hệ
thống lại kiến thức chứ không nhằm vào mục đích khác. Với cô em cũng
tâm sự, em làm cũng chỉ để tốt cho các em học sinh, chỉ là một sinh viên
đại học chưa có đủ trình độ bằng các thầy cô trong trường mình nên em
không dám múa rìu qua mắt thợ, mong cô hiểu và lựa lời nói với các em
học sinh theo đề cương này chỉ mang tính chất tham khảo còn kiến thức
thầy cô giảng trên lớp phải chú ý lắng nghe, trong lời thầy cô giảng cũng
có ý nhấn mạnh trong đó. Cô đọc trước rồi hãy hướng dẫn các em theo
đề cương này, mong cô hiểu cho em.
Lưu ý, những phần nào em in đậm là những phần quan trọng của bài
phải học chắc, những phần nào em ghi sách giáo khoa tức là trong sách
viết rất đầy đủ và rõ ràng nên em không viết lại, những phần nào dưới
50% đó là những phần tham khảo, từ 50%-70% là những phần có liên
quan đến nội dung trước hoặc nội dung sau( các sự kiện lịch sử có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau) nên những nội dung này cũng phải biết để
vận dụng trong trả lời câu hỏi, từ 80%-95% là những phần có thể sẽ ra(
vì không ai đoán trước được điều gì), những phần không bôi đen nhưng
ghi những gì chính hoặc theo trong vở thì cũng phải nắm vững vì những
phần bôi đen chỉ là những nội dung khi học lịch sử phải biết về nó.
Đối với các em thi đại học thì phải học hết trong sách giáo khoa.
Lịch sử thế giới:
Bài 1:
• Hội nghị Ianta(2.1945) và những thỏa thuận của 3 cường
quốc: chỉ cần nắm bối cảnh lịch sử, thành phần tham dự, những thỏa
thuận quan trọng.
• Sự thành lập Liên hợp quốc: mục đích và những nguyên
tắc hoạt động của Liên hợp quốc, bộ máy hoạt động của Liên hợp
quốc, vai trò của Liên hợp quốc.
• Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập: tham khảo 85%.
Bài 2:


• Liên Xô: công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục xây
dựng chủ nghĩa xã hội( nhấn mạnh ở những thành tựu cơ bản:
trong công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỉ thuật, xã hội, chính
trị, đối ngoại.)
• Các nước Đông Âu: 60%
• Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu: 85%(sự ra
đời,mục tiêu,vai trò trong quan hệ kinh tế khoa học kỉ thuật, quan hệ
chính trị,quân sự.)
• Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến 1991:
tham khảo 70%,chú ý đến nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
• Liên bang Nga từ 1991 đến 2000: 40%.
• Lưu ý nếu có hỏi nguyên nhân tan rã thì các em trình bày
hoàn cảnh rồi sau đó mới đưa ra nguyên nhân, đối với tốt nghiệp
phần hoàn cảnh chỉ nêu sơ lược về tình hình của Liên Xô và Đông
Âu, đối với đại học thì nắm rõ hoàn cảnh lịch sử.
Bài 3:
• Nét chung về khu vực Đông Bắc Á: 40%
• Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thành
tựu…: diễn biến cuộc nội chiến, ý nghĩa, thành tựu.
• Trung Quốc những năm không ổn định: 85%
• Công cuộc cải cách mở cửa: bối cảnh lịch sử, đường lối,
những biến đổi.
Bài 4:
• Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập: 40%
• Lào: 3giai đoạn: tuyên bố độc lập(10-1945), kháng chiến
chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ.
• Campuchia: Kháng chiến chống Pháp, giai đoạn hòa bình
trung lập(1954-1970), kháng chiến chống Mỹ, sự thống trị của tập
đoàn Khơme đỏ và cuộc đấu tranh của nhân dân để lật đổ, cuộc

nội chiến ở Campuchia.
• Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN: công nghiệp hóa thay thế
nhập khẩu( mục tiêu, thời gian thực hiện, nội dung chủ yếu, thành
tựu đạt được, hạn chế), công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ
đạo( mục tiêu, thời gian, nội dung, thành tựu)
• Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN: bối cảnh ra
đời, sự thành lập tổ chức ASEAN, mục tiêu, sự phát triển, hoạt
động.
• Cuộc đấu tranh giành độc lập: cuộc đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ giai đoạn 1945-1947, kết quả, hậu quả, cuộc đấu tranh
giành độc lập hoàn toàn của nhân dân Ấn Độ.
• Công cuộc xây dựng đất nước: thành tựu trên các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, văn hóa, khoa học kỉ thuật, chính sách đối ngoại.
Bài 5:
• Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước châu
Phi: những sự kiện chính trong sách giáo khoa.
• Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở châu Phi: 50%
• Vài nét về đấu tranh và giành độc lập ở các nước Mỹ
Latinh: tình hình khu vực Mỹ Latinh có điểm gì khác so với châu
Á, châu Phi, những sự kiện chính trong sách giáo khoa.
• Tình hình phát triển kinh tế xã hội: 50%
Bài 6:
• Nước Mỹ từ 1945-1973: sách giáo khoa.
• Nước Mỹ từ 1973-1991: 60%
• Nước Mỹ từ 1991-2000: 80%
• Lưu ý: trong bài này có thể ra đường lối đối ngoại của Mỹ
qua các đời tổng thống nên các em nên chú trọng đối ngoại của
Mỹ trong 2 giai đoạn 1973-1991 và 1991-2000.
Bài 7:
• Tây Âu từ 1945-1950: 95%

• Tây Âu từ 1950-1973: sách giáo khoa
• Tây Âu từ 1973-1991: 80%
• Tây Âu từ 1991-2000: 70%
• Lưu ý: đối ngoại qua các thời kì.
• Liên minh châu Âu: những sự kiện chính.
Bài 8:
• Nhật Bản từ 1945-1952: sách giáo khoa.
• Nhật Bản từ 1952-1973: những thành tựu phát triển, sự
phát triển của khoa học kỉ thuật, nguyên nhân, chính trị, đối
ngoại.
• Nhật Bản từ 1973-1991: 40%
• Nhật Bản từ 1991-2000: 70%
Bài 9:
• Mâu thuẫn đông tây và khởi đầu của chiến tranh lạnh:
nguồn gốc của mâu thuẫn đông tây, tham vọng và âm mưu thống
trị của Mỹ, “những khúc dạo đầu của chiến tranh lạnh” đó là học
thuyết Truman,kế hoạch Macsan,sự ra đời của khối NATO, đối
lập với các hoạt động của Mỹ,Liên Xô(hội đồng tương trợ kinh tế,
tổ chức hiệp ước Vacsan)
• Sự đối đầu đông tây và các cuộc chiến tranh cục bộ: 40%
• Xu thế hòa hoãn đông tây và chiến tranh lạnh kết thúc: thời
điểm bắt đầu, những biểu hiện, sự chấm dứt chiến tranh lạnh.
• Thế giới sau chiến tranh lạnh: sự tan rã của Liên Xô và hệ
thống xã hội chủ nghĩa, tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh, xu
thế phát triển hiện nay.
Bài 10:
• Cuộc cách mạng khoa học công nghệ: nguồn gốc, đặc điểm,
những thành tựu tiêu biểu, tác động tích cực và tiêu cực.
• Xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó: khái
niệm, bản chất, quá trình diễn tiến, biểu hiện, tích cực và hạn chế.

LỊCH SỬ VIỆT NAM
Bài 12:
• Những chuyển biến mới về kinh tế,chính trị,văn hóa xã hội
ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất: hoàn cảnh quốc tế,
các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục, chương trình khai
thác thuộc địa dẫn đến phân hóa giai cấp.
• Hoạt động của Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh và một số
người Việt Nam sống ở nước ngoài: 80%
• Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, và công nhân Việt Nam: 40%
• Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: nêu những mốc thời gian
như 1917,1919,1920,1921,1923,1924.
Bài 13:
• Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên: hoàn cảnh ra đời,mục
đích, tôn chỉ, tổ chức, hoạt động, vai trò.
• Tân Việt cách mạng đảng: hoàn cảnh ra đời, mục đích, tôn chỉ,
tổ chức, hoạt động,vai trò.
• Việt Nam quốc dân đảng: hoàn cảnh ra đời, mục đích, tôn chỉ,
tổ chức, hoạt động, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.
• Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: bối cảnh lịch sử( sự xuất
hiện các tổ chức cộng sản năm 1929), diễn biến hội nghị, kết quả,
ý nghĩa.
Bài 14:
• Việt Nam trong những năm 1929-1933: 70%
• Phong trào cách mạng 1930-1931: bối cảnh lịch sử, diễn
biến, kết quả.
• Xô viết Nghệ-Tĩnh: đây là tên gọi chính quyền tiền thân, các
xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành
mọi mặt của đời sống xã hội thể hiện trên các mặt chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội, kết quả, ý nghĩa.
• Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời

đảng cộng sản việt nam: (chú ý: mặc dù đây là hội nghị của ban
chấp hành trung ương nhưng nó có ý nghĩa như 1 đại hội đảng vì
nó đã quyết định những vấn đề quan trọng như đổi tên đảng,
thông qua luận cương chính trị, cử ban chấp hành trung ương
chính thức và tổng bí thư do vậy nếu có câu hỏi vì sao hội nghị lần
thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời đảng cộng sản việt
nam được xem như là 1 đại hội đảng thì các em lấy những ý đó ra
để chứng minh.). Nội dung luận cương: chiến lược, sách lược của
cách mạng Đông Dương, động lực của cách mạng, lãnh đạo cách
mạng, hình thức và phương pháp đấu tranh, mối quan hệ giữa
cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới, hạn chế.
• Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách
mạng 1930-1931: 90%
• Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng: 65%
• Đại hội đại biểu lần thứ nhất đảng cộng sản đông dương: 50%
Bài 15:
• Tình hình thế giới và trong nước: sách giáo khoa.
• Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đông
Dương tháng 7-1936: sách giáo khoa.
• Những phong trào đấu tranh tiêu biểu: trình bày những ý
chính theo như trong vở thầy cô cho ghi.
• Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân
chủ 1936-1939: 95%
Bài 16:
• Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945: sách giáo
khoa.
• Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đông
dương tháng 11-1939: sách giáo khoa.
• Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới: 40%
• Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội

nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương đảng cộng sản đông
dương(5-1941): sách giáo khoa.
• Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: trình bày
những ý chính theo như trong vở thầy cô cho ghi.
• Khởi nghĩa từng phần: trình bày những ý chính theo như
trong vở thầy cô cho ghi.
• Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày tổng khởi nghĩa: trình
bày những ý chính theo như trong vở thầy cô cho ghi.
• Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945: trình bày những ý chính
theo như trong vở thầy cô cho ghi.
• Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập: 90%
• Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm: sách giáo khoa.
Bài 17:
• Tình hình nước ta sau cách mạng tháng 8-1945: thuận
lợi(thế giới, trong nước), khó khăn( chính quyền cách mạng, kinh
tế, tài chính, văn hóa)
• Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn
đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính: chỉ cần các em hiểu phần
này nhằm giải quyết những khó khăn của nước ta sau cách mạng
tháng 8 thì sẽ dễ hiểu và dễ học nữa.
• Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam
Bộ: dã tâm của Pháp, nhân dân ta chiến đấu chống lại quân xâm
lược Pháp.
• Đấu tranh với quân THDQ và bọn phản cách mạng ở miền
Bắc: âm mưu của quân THDQ, chủ trương của ta, kết quả, ý
nghĩa.
• Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân THDQ ra khỏi nước ta:
nguyên nhân, nội dung hòa hoãn, ý nghĩa.
Bài 18:

• Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ: sách giáo
khoa.
• Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16: 90% (phần
này đã từng thi tốt nghiệp)
• Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài: 40%
• Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947: hoàn cảnh lịch sử, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
• Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện: 40%
• Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu đông
1950: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
Bài 19:
• Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông
Dương: 90%
• Đại hội đại biểu lần thứ hai của đảng: sách giáo khoa.
• Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt: sách giáo
khoa.
• Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên
chiến trường: 40%
Bài 20:
• Âm mưu mới của Pháp-Mỹ ở Đông Dương: hoàn cảnh ra đời kế
hoạch Nava, nội dung kế hoạch Nava, Pháp-Mỹ triển khai kế hoạch
Nava.
• Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954: nhiệm
vụ, phương hướng, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
• Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: : hoàn cảnh lịch sử, diễn
biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
• Hiệp định Giơnevơ 1954…: trình bày những ý chính theo
như trong vở thầy cô cho ghi.
• Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm: sách giáo khoa.

Bài 21:
• Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương: sách giáo khoa.
• Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế,
cải tạo quan hệ sản xuất(1954-1960): sách giáo khoa.
• Đấu tranh chống chế độ Mỹ-Diệm, giữ gìn và phát triển lực
lượng cách mạng: 80%
• Phong trào Đồng Khởi: hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa lịch sử.
• Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của đảng: 80%
• Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm: sách giáo
khoa.
• Miền nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt:
sách giáo khoa( chú ý: phần miền nam chiến đấu chống chiến lược
chiến tranh đặc biệt các em nhóm theo 3 mũi quân sự, chính trị,
binh vận thì sẽ dễ hiểu hơn,học cũng dễ nữa.)
Bài 22:
• Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc
Mỹ ở miền nam(1965-1968): trình bày những ý chính theo như
trong vở thầy cô cho ghi.
• Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của Mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương: sách
giáo khoa.
• Chiến đấu chống chiến lược việt nam hóa chiến tranh và
đông dương hóa chiến tranh của Mỹ: trình bày những ý chính
theo như trong vở thầy cô cho ghi.
• Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế…: sách giáo khoa.
• Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lặp lại hòa
bình ở Việt Nam: trình bày những ý chính theo như trong vở thầy
cô cho ghi.

Bài 23:
• Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội,ra sức chi
viện cho miền Nam: trình bày những ý chính theo như trong vở
thầy cô cho ghi.
• Miền Nam đấu tranh chống bình định lấn chiếm…: 95%
• Giải phóng hoàn toàn miền Nam,giành toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc: trọng tâm 3 chiến dịch lớn.
• Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh
nghiệm: sách giáo khoa.
Bài 24:
• Tình hình hai miền bắc nam sau 1975: sách giáo khoa.
• Khắc phục hậu quả chiến tranh…: 70%
• Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước: tình
hình chính quyền 2 miền nam bắc, chủ trương, quá trình thực
hiện, ý nghĩa.
Bài 25:
• Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976-1980: 50%
• Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981-1985: 50%
• Đấu tranh bảo vệ tổ quốc: sách giáo khoa.
Bài 26:
• Đường lối đổi mới của đảng: sách giáo khoa.
• Thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990: sách giáo khoa.
• Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995: 50%
• Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000: trình bày những ý chính
theo như trong vở thầy cô cho ghi.
Vì do em nghĩ chuyển qua mail sẽ nhanh hơn nên em gửi qua mail
nhưng do gửi qua yahoo của Quỳnh không được nên không thể gửi nhanh
nhất có thể được, mấy hôm nay vì làm một số chương trình từ thiện nên
em chưa có thời gian gửi qua thư, hôm nay mới có thời gian in ra để gửi,
mong cô và các em thông cảm.


×