Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tài liệu ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.99 KB, 40 trang )

Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


ĐỀ ÁN MÔN HỌC:
TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Ts.Võ Thúy Anh
Sinh viên thực hiện: Đỗ Nguyễn Hòa Phương
Lớp: 35K07.1

ĐÀ NẴNG , THÁNG 4 - 2011
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 1
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay mỗi nước sẽ có kết cấu sản
nghiệp, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ phải đối mặt với
nhiều thách thức, khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế nhưng một
trong những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là vấn đề lạm
phát. Trong lịch sử, đã cho thấy nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy của lạm phát cao
không thể kiểm soát được mà hậu quả kéo theo là một sự sụt giảm kinh tế và tình trạng
mất ổn định chính trị trong nước. Lạm phát là quá trình tăng lên giá cả của các loại
hàng hóa, sự mất giá của tiền tệ, mọi thứ đều trở nên khan hiếm trừ tiền. Lạm phát


chính là vấn đề quan tâm của mọi nước, mọi nền kinh tế và Việt Nam cũng không phải
là ngoại lệ.
Sau khi tiến hành cải cách vào năm 1986, đặc biệt việc gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO vào ngày 1/1/2007, Viêt Nam đã có những bước tiến nhanh
chóng về phát triển kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 7%/năm và
vào năm 2007 đạt mức 8,5%/năm,có nền chính trị ổn định lại nằm trong khu vực đang
có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nên Việt Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn
của các nhà đầu tư. Tuy vậy, bên cạnh tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam vẫn
đang gặp phải vô vàn khó khăn trong quá trình hội nhập và phát triển. Và một trong
những khó khăn lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt đó chính là tình trạng lạm phát.
Lạm phát có tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, nó vừa có thể giúp
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. Ở nước ta hiện
nay chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu
rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Việt Nam đã trải qua những khoản thời gian mà lạm phát trở thành vấn đề cực
kỳ nghiêm trọng đó là vào những năm 1987 (lạm phát đến 700% - 1000% một năm),
hiện nay dù không trầm trọng như năm 1987 nhưng cũng đã ở mức 2 con số vào năm
2007, 2008 gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, nhất
là tầng lớp nhân dân lao động, đe dọa tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tác động
không tốt đến môi trường kinh doanh đã và đang làm đau đầu các nhà làm chính sách
khi đưa ra các quyết định về kinh tế - xã hội.
Chính vì những lẽ đó và để có thể tìm hiểu một cách thấu đáo, sâu sắc hơn về
lạm phát Việt Nam hiện nay em đã lựa chọn đề tài:" Tình hình lạm phát Việt Nam
trong giai đoạn 2005-đến nay".
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm để hiểu rõ hơn và sâu sắc hơn về
những lý luận cơ bản của lạm phát và từ đó có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về
thực trạng của tình hình lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2010.
Nội dung của đề án được kết cấu thành 3 phần :
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát.

Chương 2 : Thực trạng lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2005 – đến nay.
Chương 3 : Dự báo về tình hình lạm phát Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 4 : Kết Luận.
Do thời gian nghiên cứu đề án có hạn, và với những lý do khách quan cũng như
chủ quan khác, đề án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận
được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 2
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của cô Ts.Võ Thị Thúy Anh đã hướng dẫn em hoàn
thành đề án này.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2011
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 3
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
1.1.Khái niệm lạm phát :
1.1.1. Lạm phát :
Lạm phát là hiện tượng vốn có của các nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là hiện
tượng kinh tế phổ biến đối với các nền kinh tế trên thế giới. Nó tồn tại ở cả những nước
phát triển, đang phát triển và chậm phát triển, cả trong thời kì phát triển, hưng thịnh lẫn
trong thời kì suy thoái. Lạm phát ở mức độ nhất định có vai trò thúc đẩy sản xuất lưu
thông hàng hóa, giúp giảm thất nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế nhưng nếu lạm phát
vượt ra khỏi tầm kiểm soát và tăng nhanh chóng có thể gây ra nhiều nguy hại cho đời
sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu lạm phát có nhiều trường phái kinh tế, các
khái niệm và cách khác nhau như:
Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C.Mác đã nêu lên quy luật lưu
thông tiền tệ. Quy luật đó là: " Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số
lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi

khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần
cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
Theo định nghĩa của V.I.Lênin: Dựa trên quan điểm của C.Mác nhưng Lênin
lại lập luận rằng sở dĩ khối lượng tiền tệ lưu thông tăng lên là do nhà cầm quyền phát
hành tiền để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu chính phủ cũng như bộ máy nhà nước.
Vậy lạm phát theo quan điểm của Lênin là sự gia tăng khối lượng tiền tệ do sự
phát hành thêm tiền của bộ máy nhà nước.
Theo quan điểm của Paul Samuelson thì cho rằng "lạm phát xảy ra khi mức
chung của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì ,dầu xăng ,xe ô tô tăng ,tiền lương ,giá
đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng “.Ông thấy rằng lạm phát chính là biểu thị sự tăng
lên của giá cả.
Quan điểm đối lập của Milton Friedman và quan điểm của các nhà kinh tế
thuộc trường phái Keneys :
Chống lại quan điểm lạm phát của các nhà kinh tế theo trường phái Keneys,
Friedman đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ thuyết lượng tiền tệ (quaility theory of
money) xuất bản năm 1956. Ông cho rằng nếu tăng cung tiền sẽ làm tăng mặt bằng giá
hay nói rõ hơn về lâu dài tăng tiền sẽ làm tăng giá các loại mặt hàng khiến mặt bằng giá
mới sẽ được thiết lập và sẽ không làm tăng sản lượng. Tuy về ngắn hạn nó có ảnh
hưởng như thuyết Keneys là giúp tăng sản lượng nhưng trong dài hạn lại làm giảm sản
lượng do giá đã thiết lập mặt bằng mới. Friedman cho rằng ngân hàng trung ương đều
đặn tăng cung tiền cùng với mức độ tăng (theo giá cố định) thì lạm phát sẽ biến mất.
Friedman cho rằng nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 là do sai
lầm của ngân hàng trung ương trong việc siết chặt tiền tệ quá mức làm thiếu hụt lượng
cung vốn cho thị trường được đề cập đến trong cuốn Money History Of United States
xuất bản năm 1963.
Vào giai đoạn 1960 – 1970, lý thuyết Keneys về vai trò chi phối nhà nước trong
nền kinh tế thị trường thông qua ngân sách chi (
sách giáo khoa Economics của Paul
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 4

Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
Samuelson từ ấn bản năm 1960 đến năm 1985). Ông cho rằng có sự đánh đổi giữa
lạm phát và tình trạng thất nghiệp. Nếu một đất nước có tốc độ phát triển cao, tỉ lệ
thất nghiệp thấp thì phải chấp nhận mức lạm phát cao, còn ngược lại muốn lạm phát
thấp thì phải chấp nhận thất nghiệp cao. Vậy đâu là lý do khiến giá tăng cao mà sản
xuất phát triển. Đó là do khi lạm phát tăng cao nhưng tiền lương không tăng hoặc
tăng chậm hơn so với mức độ lạm phát nên các chủ doanh nghiệp sẽ được lợi trong
quá trình bán hàng, họ sẽ nhận được lượng lợi tức cao hơn và có nhiều vốn hơn để
mở rộng sản xuất nhưng Friedman lại cho rằng người dân sẽ không "ngu lâu", khi
lạm phát tăng cao sức mua của đồng lương giảm xuống người dân sẽ đòi hỏi lương
cao hơn khiến chi phí sản xuất tăng cao hơn trong khi cầu vẫn không đổi gây ra tình
trạng nền kinh tế vừa suy thoái, vừa lạm phát cao do nguyên nhân chi phí đẩy (nước
Anh năm 1979 đã áp dụng chính sách kinh tế của Friedman để giả quyết tình trạng
vừa lạm phát vừa suy thoái lúc đó).
Friedman đã cố gắng giải thích lại thuyết lượng tiền tệ cổ điển mà những
người theo trường phái Keneys đã phá như sau. Theo lý thuyết cổ điển ta có:
(1) M.V = P.Q trong đó M (khối lượng tiền), V (vòng quay đồng tiền),P (mặt bằng
giá), Q (sản lượng nền kinh tế). Từ định nghĩa (1) ta có thể suy ra những hệ quả như
sau:
(2) Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng quay ≈ tỷ lệ thay đổi giá
+ tỷ lệ thay đổi sản lượng
(3) Tỷ lệ thay đổi giá ≈ Tỷ lệ thay đổi lượng tiền + tỷ lệ thay đổi vòng
quay – tỷ lệ thay đổi sản lượng
Các nhà kinh tế cổ điển dựa vào định nghĩa (1) và (3) cho rằng vòng quay V
của đồng tiền là không đổi nên khi ta tăng M thì chỉ làm tăng P chứ không tăng Q.
Họ cho rằng Q chịu ảnh hưởng bởi sức sản xuất nên không bị ảnh hưởng, cung chỉ
tạo ra cầu.
Việc chỉ sử dụng lý thuyết để giải thích sự vận động của nền kinh tế nên
những người theo trường phái thuyết lượng tiền tệ cổ điển đã bị quan điểm Keneys
đưa ra phá vỡ, ông cho rằng

Cung = cầu + tồn kho (cầu không nhất thiết phải bằng cung).
Một khi cầu bé hơn cung vì lo ngại trong tương lai hàng hóa sẽ tồn kho nhiều
nếu cứ sản xuất như bây giờ các doanh nghiệp buộc phải giảm sản lượng nhằm điều
chỉnh cho cung bằng cầu ở mức thấp hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế có thể
đạt được, lúc đó Keneys cho rằng sự can thiệp nhà nước trong giai đoạn này là cần
thiết để giải quyết khủng hoảng, nhưng chính phủ lại gặp khó khăn vì không thể tăng
chi tiêu giúp đường tổng cầu sang trái liên tiếp được vì gặp phải giới hạn trong gia
tăng chi tiêu và giảm thuế. Chủ trương này của Keynes tất nhiên không nên hiểu là
phê phán cách giải thích của Friedman về nguyên nhân sự kéo dài cuộc đại khủng
khoảng năm 1929. Vây đâu là nguyên nhân của trạng thái tâm lý lưỡng lự của dân
chúng trong giai đoạn khủng hoảng "cầu" thì Keynes không giải thích được.
Friedman vẫn dùng định nghĩa của các nhà theo trường phái kinh tế cũ nhưng
ông cho rằng V là thay đổi, cầu cũng không tất yếu bằng cung, nhưng phương trình
để V ổn định là phải chịu nhiều nhân tố khác nhau tác động như lãi suất, mặt bằng giá
P, sản lượng Q và cả kì vọng lạm phát trong tương lai của dân chúng. Nếu M cứ tăng
đều đặn qua các năm khiến các biến số khác như lãi suất, mặt bằng giá tăng cao qua
mức khiến người dân có xu hướng quay vòng đồng tiền nhiều hơn khiến V tăng lên,
làm lạm phát tăng lên dù lượng tiền tăng lên không nhiều. Kiềm chế lạm phát không
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 5
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
phải chỉ kiềm chế lượng tiền mà còn phải giữ ổn định V, thay đổi kì vọng của người
dân về lạm phát cao thì mới bình ổn được giá cả.
Qua nhiều định nghĩa ở trên ta có thể rút ra kết luận như thế nào về lạm
phát?
Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu
cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên.
Các đặc trưng của lạm phát
+ Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến
đồng tiền bị mất giá.

+ Mức giá cả chung tăng lên, đặc biệt là các loại hàng hóa thiết yếu.
+ Sự mất giá các loại chứng khoán có giá.
+ Sự giảm giá của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ.
+ Sản xuất đình trệ, hàng hóa dịch vụ khan hiếm.
+ Cán cân thương mại giảm sút, nhập siêu tăng nhanh.
1.1.2. Lạm phát cơ bản :
Lạm phát cơ bản là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá xu hướng cơ bản
hay diễn biến chung của giá tiêu dùng bình quân. Lạm phát cơ bản nắm bắt xu hướng
dài hạn hoặc phổ biến của giá cả hàng hóa hay dịch vụ bằng cách loại trừ những cơn lốc
hay biến động nhất thời trong mức giá tiêu dùng bình quân.
1.2. Phân loại lạm phát :
1.2.1. Dựa vào tỉ lệ tăng giá :
1.2.1.1. Lạm phát vừa phải :
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một con số
hàng năm (dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát nước kiệu
hay lạm phát 1 con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất
xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.2.1.2. Lạm phát cao :
Loại lạm phát này xảy khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ hai, ba con số
hàng năm (10%, 50%, 200%, 500%, 800% một năm). Lạm phát này được gọi là lạm
phát phi mã… đồng tiền trở nên mức giá nghiêm trọng, lãi suất thực thường là âm,
trong điều kiện đó không ai cho vay với lãi suất bình thường, không ai muốn nắm giữ
lượng tiền mặt quá lớn mà thay vào đó là các loại hàng hóa lâu bền. Loại lạm phát này
gây ra nhiều tác hại cho đời sống kinh tế - xã hội.
1.2.1.3. Siêu lạm phát :
Loại lạm phát này có tỉ lệ tăng giá trên 1000% một năm. Không có điều gì là
tốt khi nền kinh tế khi xảy ra tình trạng này, nó như căn bệnh ung thư chết người, tốc độ
lưu thông tiền tệ tăng nhanh chóng, giá cả các mặt hàng tăng nhanh không ổn định, tiền
lương thực tế giảm mạnh, đồng tiền mất giá, thông tin không còn chính xác, các yếu tố
thị trường biến dạng. Lịch sử lạm phát đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát như ở Đức

năm 1920-1923 tốc độ tăng lên tới 1 triệu lần, Bôlivia năm 1985 với mức 50.000%
năm.
1.2.2. Dựa vào tính chất lạm phát :
1.2.2.1. Lạm phát dự kiến được :
Là loại lạm phát mà đã được dự tính một các chính xác sự tăng giá tương đối
đều đặn của nó. Loại này ít gây ra tổn hại thực cho mọi người và nền kinh tế mà gây ra
những phiền toái đòi hỏi các giao dịch thường xuyên phải được điều chỉnh (thông tin
kinh tế, tiền lương…).
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 6
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh

1.2.2.2. Lạm phát không dự kiến được :
Mọi người bị bất ngờ về tốc độ tăng giá của các loại mặt hàng. Nó không chỉ
gây ra những phiền toái cho mọi người như lạm phát dự kiến được mà còn gây ảnh
hưởng không tốt không chỉ nền kinh tế mà còn là nền chính trị xã hội của quốc gia đó.
1.2.3. Dựa vào định tính :
1.2.3.1. Lạm phát công bằng :
Tốc độ tăng của lạm phát tương ứng với tốc độ tăng tiền lương và phù hợp với
sự phát triển của các ngành sản xuất. Lạm phát loại này là không ảnh hưởng đến người
dân và nền kinh tế nói chung.
1.2.3.2. Lạm phát không công bằng :
Lạm phát tăng nhanh không tương ứng với tốc độ tăng của tiền lương và sự
phát triển của nền kinh tế. Trên thực tế loại này cũng hay xảy ra.
1.3. Cách tính lạm phát :
1.3.1. Lạm phát :
1.3.1.1. Dựa vào chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) :
CPI (Consunmer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số này phản ánh mức
thay đổi giá cả hàng hóa trong một giỏ hàng so với năm gốc cụ thể.
CPI thường được dùng để chỉ mức độ lạm phát tiền tệ trong xã hội. Thông thường

các nhóm chính trong giỏ hàng hóa để tính CPI thường là thực phẩm, quần áo, nhà cửa,
chất đốt, vận tải và y tế. Tùy theo tình hình phát triển – kinh tế xã hội, thị hiếu tiêu dùng
của người dân mỗi nước mà chủng loại hàng hóa sẽ thay đổi sao cho phù hợp.
Việc tính CPI bao gồm các bước:
Bước 1: cố định giỏ hàng hóa: ước lượng các hàng hóa và dịch vụ người tiêu
dùng điển hình mua
Bước 2: xác định giá cả của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại mỗi
thời điểm.
Bước 3: tính chi phí để mua giỏ hàng: sử dụng các mức giá và lượng để tính
chi phí mua giỏ hàng trong mỗi năm
Bước 4: Lựa chọn năm cơ sở và tính chỉ số giá.



==
100
2000
2000
2000
2000
2000
100
x
t
t
t
p
p
D
pq

pq
CPI
x
Trong đó:
CPI
t
: chỉ số CPI năm t
p
t ;
giá kỳ báo cáo;

.2000
D
: quyền số cố định kỳ gốc năm 2000
t : kỳ báo cáo; 2000: năm gốc.


=
20002000
20002000
2000
pq
pq
D
+ Tính lạm phát:
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 7
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh

Trong đó:

CPI
t
: chỉ số CPI năm t
CPI
t-1
: chỉ số năm t-1
1.3.1.2. Dựa vào chỉ số giảm lạm phát GDP :
Chỉ số giảm lạm phát GDP hay chỉ số điều chỉnh GDP thường được kí hiệu là
D
GDP
( viết tắt tiếng anh là GDP deflator ) đo lường GDP theo giá hiện hành và giá cố
định cùng các thành phần của nó. Ví dụ nếu GDP tăng theo mức cố định là 3% và theo
mức giá danh nghĩa hiện hành là 8%, nó hàm ý mức lạm phát trong nền kinh tế là 5%.
GDP
danh nghĩa
phản ánh giá trị bằng tiền của sản lượng được nền kinh tế tạo ra.
GDP
thực tế
phản ánh khối lượng sản phẩm – tức là sản lượng được đánh giá theo giá năm
cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của một đơn vị điển hình so với giá của nó
trong năm cơ sở. Điểm khác biệt giữa D
GDP
và chỉ số CPI là ở chổ: (1) giá của giỏ hàng
hóa tính chỉ số này khác nhau, trong đó D
GDP
sử dụng giá của tất cả hàng hóa sản xuất
trong nước còn CPI lại sử dụng giỏ hàng hóa cố định không kể nơi sản xuất để tính
CPI. (2) D
GDP
sử dụng giỏ hàng hóa dịch vụ sản xuất trong kì nghiên cứu vì thế giỏ

hàng hóa này được thay đổi mỗi năm còn CPI lại sử dụng giỏ hàng hóa cố định qua mỗi
năm và chỉ thay đổi khi cục thống kê hay chính phủ điều chỉnh.
1.3.1.3. Dựa vào chỉ số giá cả sản xuất ( PPI ) :
PPI (producer price index) là chỉ số giá người sản xuất hay còn gọi là chỉ số giá sản
xuất được dùng để đo chi phí nguyên vật liệu sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm
đánh giá mức độ biến động của một lĩnh vực sản xuất trong thời kì nào đó.
PPI là chỉ số quan trọng để các cấp lãnh đạo ra các chính sách kinh tế tài chính hay
hạch toán nền kinh tế quốc dân.
1.3.1.4. Dựa vào chỉ số giá cả hàng hóa :
Đó là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong
trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử
dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
1.3.2. Lạm phát cơ bản :
Phương pháp tính toán lạm phát cơ bản được nhiều quốc gia sử dụng là phương
pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ tính toán lạm phát cơ bản bằng cách loại trừ giá cả
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Chỉ số lạm phát năm
t so với năm t-1
=
CPI
t
– CPI
t-1
CPI
t-1
1
Chỉ số giảm lạm
phát GDP
=
GDP

thực tế
GDP
danh nghĩa
Trang 8
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
của một số nhóm mặt hàng khỏi rổ CPI.Các thành phần hay được loại trừ là loại hàng
hóa dễ bị biến động nhất đó là nhóm hàng lương thực – thực phẩm, năng lượng.
Phương pháp thống kê thuần túy để tính bao gồm: tính trung vị, trung bình lược bỏ
có quyền số/không có quyền số hay phương pháp tính lại quyền số mới hay phương
pháp bình quân gia quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn hoặc phương sai (những phương
pháp này thường sử dụng nội bộ để nghiên cứu và phân tích).
Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng trong phân tích, tính toán và dự báo
lạm phát cơ bản cũng nên tính thử nghiệm sử dụng nội bộ để nghiên cứu và phân tích.
1.4. Nguyên nhân lạm phát :
1.4.1. Lạm phát theo số lượng tiền tệ :
Khi đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và tiền tệ, Friedman cho rằng "lạm phát
luôn và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ". Lúc đó lạm phát được định nghĩa như là
một sự tăng giá nhanh và liên tục.
- Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ:






Đồ thị lạm phát theo số lượng tiền tệ
Ban đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao nhau giữa AD
1
và AS
1

với mức giá
ban đầu là P
1
, trùng với mức sản lượng tiềm năng. Nếu cung tiền gia tăng (tăng lương,
tăng chi tiêu công…) sẽ khiến cho tổng cầu dịch qua bên phải trở thành đường AD
2
,
trong ngắn hạn mức sản lượng của nền kinh tế sẽ dịch sang Y
1
cắt đường AS
1
tại điểm
1' nhưng cùng với đó việc mở rộng sản xuất khiến chi phí gia tăng, giá cả các nguyên
liệu tăng cao khiến cung giảm xuống làm đường AS
1
dịch chuyển song song sang trái
cắt đường AD
2
tại điểm số 2 thiết lập mức giá mới P
2
và sản lượng trở về mức tiềm
năng như cũ
,
. Cứ như vậy, nếu cung tiền cứ gia tăng thì quá trình diễn ra tuần tự và giá
sẽ đươc thiết lập ở mức cao hơn ban đầu và lạm phát xảy ra. Trong quan điểm của các
nhà thuộc trường phái tiền tệ thì cung tiền là yếu tố duy nhất gây ra lạm phát.
1.4.2. Sự thiếu hụt tài khóa :
Khi xảy ra thiếu hụt tài khóa chính phủ có thể tài trợ bằng việc: (1) tăng thuế, (2)
vay nợ bằng phát hành trái phiếu và in tiền. Thiếu hụt tài khóa (DEF) chính là khoản
chênh lệch giữa chi tiêu chính phủ (G) vượt quá thuế (T) và sẽ bằng tổng

MB

và thay
đổi trái phiếu chính phủ mà công chúng nắm giữ (
B∆
)
DEF= G - T =
BMB
∆+∆
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 9
AS
3
AS
2
3
2'
AS
1
AD
3
AD
2
AD
1
Y
(Tổng sản phẩm)
Y
n
1'

1
P
P
3
P
2
P
1
0
(Tổng mức giá)
Y
1
2
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
Nếu xảy ra thiếu hụt tài khóa chính phủ tài trợ bằng việc phát hành tiền liên tục và
kéo dài, tất nhiên sẽ làm tăng cung tiền và lạm phát. Hiện nay, các quốc gia không được
phát hành tiền mà thông qua phát hành trái phiếu. Tuy không làm tăng cơ số tiền nhưng
nếu thâm hụt kéo dài thì đến hạn phải trả số tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi có thể vượt quá
số tiền cần lưu thông và gây ra lạm phát, hoặc người dân có thể bán lại cho ngân hàng
trung ương thông qua nghiệp vụ thị trường mở và làm tăng cung tiền khiến lạm phát
xảy ra.
Nói chung nếu để trình trạng thâm hụt kéo dài xảy ra và tài trợ bằng tiền có tính
lỏng cao thì sẽ dẫn đến mức gia tăng cung tiền làm tổng cầu dịch chuyển sang phải, dẫn
đến giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra.
1.4.3. Lạm phát do cầu kéo :
Sự gia tăng các khoản chi tiêu công của chính phủ (chính sách trợ cấp xã hội,các
dự án đầu tư xây dựng ), việc tiêu dùng nhiều hơn của dân cư (thu nhập tăng lên, thuế
được giảm) dẫn đến sự mở rộng, gia tăng sản xuất của các doanh nghiệp khiến tổng cầu
gia tăng nhanh chóng nhưng với nguồn lực, công suât có giới hạn tổng cung không thể
tăng lên một cách tương xứng dẫn đến sự mất cân đối trong quan hệ cung cầu và theo

cơ chế thị trường nó sẽ được lấp đầy bằng sự gia tăng giá cả.
Đồ thị lạm phát do cầu kéo
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại điểm 1 (giao nhau giữa đường AD
1
và AS và khi
có sự gia tăng tổng cầu (tăng lương, giảm thuế, tăng chi tiêu công) thì đường AD
1
dịch
chuyển sang phải thanh đường AD
2
rồi đến AD
3,
trong khi đường tổng cung không thay
đổi làm cho điểm cân bằng dich chuyển từ 1 rồi đến 2 và 3 và cứ tiếp tục như vậy nếu
cầu vẫn tiếp tục tăng lên, hàng hóa thiết lập mức giá sau cao hơn mức giá trước và lạm
phát xảy ra.
1.4.4. Lạm phát do chi phí đẩy :
Nền sản xuất được đảm bảo bởi sự kết hợp giữa nguồn lực tự nhiên, tư bản và lao
động và một khi một trong những yếu tố đó có xu hướng tăng giá sẽ làm cho giá cả
hàng hóa tăng lên. Vậy lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát xảy ra khi chi phí gia tăng
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
AD
1
AD
2
AD
3
ASP
Y
1

2
3
Trang 10
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
một cách độc lập với tổng cầu (ví dụ như tỷ giá hối đoái thay đổi,đồng nội tệ bị mất giá
so với ngoại tệ làm nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao, thay đổi giá cả hàng hóa,
những cú sốc từ bên ngoài như cú sốc về dầu mỏ, thép , sự thiếu hụt các nguồn tài
nguyên hay do sự gia tăng tiền lương cơ bản do quy định của chính phủ). Và một khi
giá cả hàng hóa gia tăng, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, các khoản chi tiêu
chính phủ đắt đỏ hơn càng khiến giá hàng hóa bị đẩy lên cao hơn. Vì thế lạm phát chi
phí đẩy có thể xảy ra nếu đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải, tổng cầu chỉ có
thể dịch chuyển sang phải khi có sự gia tăng mức cung tiền tệ (chính phủ chi nhiều hơn,
người dân mua hàng tích trữ). Vậy lạm phát do chi phí đẩy là một hiện tượng tiền tệ bởi
vì nó không thể xảy ra nếu không có các chính sách tiền tệ đi kèm theo.

Đồ thị lạm phát do chi phi đẩy
Nếu do một nhân tố nào đó tác động, ví dụ như trường hợp nguyên vật liệu đầu
vào tăng giá làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên do chi phí sản xuất tăng tại một
mức giá cho trước, ít nhà cung ứng hơn nên lượng cung hàng hóa và dịch vụ giảm, nếu
tổng cầu được giữ nguyên không đổi thì nền kinh tế sẽ di chuyển từ điểm 1 đến điểm 2,
mức giá tăng lên từ P
1
đến P
2
, sản lượng giảm từ Y
0
đến Y
1.
. Đó chính là hiện tượng suy
thoái kinh tế đi kèm lạm phát, vì nền kinh tế phải rơi vào trạng thái sản lượng giảm mà

phải gánh chịu lạm phát.
1.4.5. Lạm phát do quán tính :
Lạm phát do quán tính là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp
tục trong tương lai. Tỷ lệ này được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các giao dich mua
bán hằng ngày, và chính vì điều này mà lạm phát trở thành hiện thực.
Một ví dụ về lạm phát quán tính đó là khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao dẫn đến
người dân có xu hướng chỉ giữ một số lượng tiền ít để tiêu dùng còn lại người ta sẽ tích
trữ hàng hóa, mua vàng, các loại ngoại tệ mạnh khác khiến số lượng tiền lưu thông càng
nhiều hơn và làm lạm phát thêm trầm trọng.

Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
YY
1
Y
0
Y
0
P
2
AD
AS
2
AS
1
1
Trang 11
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
1.4.6. Lạm phát do sự thay đổi tỷ giá hối đoái :
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăng cũng là
nguyên nhân gây ra lạm phát.

Thứ nhất, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý
những người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá hối
đoái.
Thứ hai, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu cũng tăng cao, đẩy
chi phí về phía nguyên liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phát phí đẩy như đã phân tích
trên đây. Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng hoá nhập khẩu thường gây ra phản
ứng dây chuyền, làm tăng giá cả ở rất nhiều các hàng hoá khác, đặc biệt là các hàng hoá
của những ngành có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau (nguyên liệu của ngành này là sản phẩm của ngành khác,điển hình
như xăng dầu là nguyên liệu chính, trực tiếp liên quan đến các ngành sản xuất…)
1.4.7. Lạm phát do cơ cấu :
Trong nền kinh tế, khi một ngành kinh doanh có hiệu quả sẽ tăng tiền công cho
công nhân làm việc, còn đối với ngành kinh doanh không hiệu quả dù không muốn vẫn
phải tăng lương cho người lao động (chính sách tăng lương cơ bản của chính phủ)
nhưng để đảm bảo lợi nhuận công ty phải tăng giá thành sản phẩm, nhu cầu tăng lên
nhưng cung lại không đáp ứng đủ nên lạm phát xảy ra hay do cơ cấu nền kinh tế quá tập
trung vào một lĩnh vực sản xuất mà không quan tâm đến nghành khác dẫn đến sự rời bỏ
ngành của doanh nghiệp (đầu tư công nghiệp không chú trọng nông nghiệp dẫn đến
khan hiếm thực phẩm) khiến mức cân đối trong cung cầu thị trường gây ra tâm lý thiếu
hàng trong dân chúng khiến nạn đầu cơ có điều kiện bộc phát gây nên tình trạng lạm
phát cao.
Hiện tượng kinh tế này chủ yếu phổ biến ở các nước đang phát triển do tình trạng
mất cân đối trong nền kinh tế khiến sản xuất kém hiệu quả, cung không đủ cầu gây ra
lạm phát.
Các dạng mất cân đối chủ yếu trong nền kinh tế:
+ Mất cân đối trong cơ cấu ngành trong nền kinh tế (nông nghiệp lạc hậu chiếm
tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế), mất cân đối trong cơ cấu trong nội bộ ngành kinh
tế (chú trọng công nghiệp nặng, luyện kim, khai khoáng ít chú trọng đến phát triển
những ngành công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp nhẹ đòi hỏi lượng chất xám cao
như chip điện tử, sản xuất hàng điện tử).

+ Mất cân đối giữa mức tích lũy thấp nhưng đầu tư cao.
+ Cơ cấu ngoại thương bất hợp lý.
+ Cơ cấu tiêu dùng bất hợp lý.
1.4.8. Lạm phát do xuất khẩu :
Việc xuất khẩu tăng cao khiến tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung, hoặc sản phẩm
được huy động cho xuất khẩu khiến tổng cung mặt hàng trong nước thấp hơn tổng cầu
trong nước. Sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu khiến lạm phát nảy sinh.
1.4.9. Lạm phát do nhập khẩu :
Do các sản phẩm không thể sản xuất trong nước mà phải nhập từ bên ngoài nên
khi có sự gia tăng giá cả của mặt hàng nhập khẩu (như việc tăng giá dầu của OPEC, giá
nhập khẩu phôi thép) khiến giá hàng trong nước phải tăng lên. Lạm phát hình thành do
giá nhập khẩu đội lên.
1.4.10. Lạm phát do tâm lý người tiêu dùng :
Ngoài ra, lạm phát cũng có thể xảy ra do tâm lý người tiêu dùng (với chiến thuật
quảng cáo rầm rộ các công ty sẽ kích thích những nhu cầu chưa thực sự của người dân
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 12
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường, đẩy giá lên cao) hay do
yếu tố chính trị, bất ổn định, chiến tranh, tình trạng thiếu thông tin thị trường, chính
sách nhà nước cũng tác động đến tâm lý người dân.
1.5. Tác động của lạm phát :
Lạm phát ảnh hưởng đến nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội, nó cũng có thể
đem lại những lợi ích bên cạch những tác hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội
của đất nước. Vậy tác động của nó như thế nào ?
1.5.1. Tác động tích cực :
1.5.1.1. Tác động phân phối lại thu nhập của cải :
Nó phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của người
dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đi vay nợ là có lợi nhất
vì giá cả các loại hàng hóa nói chung đều tăng lên theo mức tăng lạm phát trong khi giá

trị của đồng tiền lại giảm xuống khiến những người nắm giữ tiền mặt, người làm công
ăn lương, những người cho vay là bị thiệt hại.
1.5.1.2. Tác động phát triển kinh tế :
Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức sản lượng tối ưu hay mức toàn
dụng thì lạm phát vừa phải cũng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế vì nó có tác dụng
làm tăng khối lượng tiền tệ lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh, kích thích quá trình tiêu dùng người dân và chính phủ.
1.5.1.3. Tác động đến thất nghiệp :
Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều nhau: khi lạm phát tăng thì
sẽ giúp thất nghiệp giảm và ngược lại. Nhà kinh tế học A.W.Phillips đã đưa ra" Lý
thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm" đó là một nước có thể có một tỉ lệ thất
nghiệp thấp hơn nếu nước đó sẵn sàng trả một tỉ lệ lạm phát cao hơn. Điều này giúp các
nhà lãnh đạo có thể có thê đưa ra các chính sách kinh tế để đảm bảo tăng trưởng kinh
tế, người dân có thêm việc làm nhưng lạm phát được giữ ở mức chấp nhận được.
Đồ thị mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp
Như chúng ta đã biết chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa đều có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Do đó chính sách tiền tệ và tài khóa
có thể làm dịch chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Nếu chính phủ tăng cung
tiền, tăng chi tiêu chính phủ và cắt giảm thuế sẽ làm tăng tổng cầu và di chuyển nền
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Lạm
Phát
%
Thât nghiệp
AD
Trang 13
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
kinh tế dịch về phía bên trái trên đường Phillips sao cho ở đó lạm phát cao hơn và thất
nghiệp ít hơn. Còn chính phủ thực hiện biện pháp cắt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu
chính phủ và tăng thuế sẽ làm tổng cầu giảm xuống và nền kinh tế sẽ dịch chuyển về

bên phải trên đường Phillips sao cho tại đó thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn.
Vì thế qua đường Phillips chính phủ sẽ có chính sách phù hợp nhằm tạo được sự kết
hợp tối ưu nhất giữa lạm phát và thất nghiệp.
1.5.1.4. Tác động làm tăng số thuế nhà nước thu được :
Nếu thuế được đánh theo hệ thống thuế lũy tiến thì tỉ lệ lạm phát cao sẽ đẩy người
ta nhanh qua mức thuế cao hơn phải nộp, và như vậy chính phủ có thể thu được nhiều
thuế hơn mà không phải thông qua luật.
1.5.2. Tác động tiêu cực :
1.5.2.1. Đối với lĩnh vực sản xuất :
Trong điều kiện lạm phát cao và không dự kiến được thì mọi hoạt động sản xuất
đều bị thay đổi, giá cả hàng hóa tăng cao và biến động không ngừng gây nên tình trạng
mất ổn định trong nền kinh tế. Quá trình hạch toán của các công ty trở nên vô hiệu do
tốc độ thay đổi giá cả của hàng hóa gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
đối với những công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp thì dẫn đến tình trạng phá sản. Cơ cấu
nền kinh tế bị thay đổi vì khi đó các nhà kinh doanh tập trung đầu tư vào các ngành sản
xuất có chu kì ngắn, khả năng thu hồi và quay vòng vốn cao thay vì đầu tư vào các
ngành có điều kiện ngược lại khiến tình trạng cung ứng hàng mất cân đối khiến lạm
phát trầm trọng thêm.
1.5.2.2. Đối với lĩnh vực lưu thông :
Trong lĩnh vực lưu thông, khi giá cả hàng hóa tăng nhanh thì tình trạng đầu cơ,
tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến khiến tình trạng khan hiếm hàng hóa
trở nên trầm trọng. Do đó người tham gia vào quá trình lưu thông trở nên hỗn loạn.
Tiền trong tay người này vừa bán xong lại nhanh chóng được đẩy ra lưu thông, tốc độ
lưu chuyển tiền mặt nhanh chóng khiến tình trạng lạm phát thêm trầm trọng.
1.5.2.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ , tín dụng :
Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, lạm phát tăng cao khiến tỷ giá
hối đoái tăng lên. Sự mất giá của đồng tiền khiến xuất khẩu có lợi thế nhưng lại gây
thiệt hại đối với hàng hóa nhập khẩu. Lạm phát cao, siêu lạm phát làm giảm số lượng
người dân đi gửi tiền, khả năng thanh khoản của ngân hàng kém đi khiến nhiều ngân
hàng bị phá sản. Lạm phát tăng nhanh khiến người dân không muốn nắm giữ tiền mặt

trong tay, họ chuyển sang tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh khiến tình trạng lạm phát càng
trầm trọng.
1.5.2.4. Đối với chính sách kinh tế tài chính quốc gia :
Lạm phát tăng nhanh, sự biến động giá cả tăng nhanh khiến các giá trị thông tin
bao hàm trong giá cả bị phá vỡ, tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều, thông tin bị nhiễu
loạn khiến mọi người không thể phán đoán doanh nghiệp nào lãi, doanh nghiệp nào lỗ
để có hướng đầu tư cho chính xác. Lạm phát cao và lâu dài gây ra sự bào mòn đối với
ngân sách nhà nước, các khoản chi tiêu trở nên đắt đỏ hơn, nhà nước phải giảm bớt các
khoản phúc lợi xã hội, thu hẹp danh mục đầu tư đối với các dự án, ngân sách bị suy
giảm do sản xuất bị đình đốn khiến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra từ
trước phải thay đổi.
1.5.2.5. Làm méo mó số thuế phải nộp :
Lạm phát tăng cao khiến người nộp thuế theo thuế suất lũy tiến nhanh chóng
chuyển qua mức nộp thuế cao hơn trong khi lương thực tế lại giảm mạnh khiến đời
sống của người dân bị xáo trộn, thay đổi và khó khăn hơn. Không những thế việc lạm
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 14
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
phát quá cao cũng khiến chi phí các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến doanh
nghiệp khó khăn trong khâu tiêu thụ làm sản xuất bị đình đốn nhiều doanh nghiệp phá
sản hơn cũng khiến cho số thuế thu được của nhà nước cũng giảm đi.
1.5.2.6. Lạm phát không chắc chắn làm đầu tư ở trung và dài hạn giảm :
Vì lạm phát tăng cao các nhà đầu tư không thể dự kiến chính xác nguồn vốn cần
là bao nhiêu tiền cho các dự án trong tương lai, các công trình đang xây dựng phải
ngừng thực hiện do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến doanh nghiệp không
đủ nguồn lực thực hiện gây ảnh hưởng xấu đến các mục tiêu kinh tế trung dài hạn, các
mục tiêu xã hội không thực hiện được khiến tăng trưởng kinh tế của đất nước giảm
xuống.
1.5.2.7. Lạm phát khiến người dân quan tâm đến lợi ích trước mắt :
Thay vì gửi tiền vào ngân hàng người dân sẽ dùng số tiền đầu tư, tích trữ các loại

hàng hóa, chuyển qua các loại đồng ngoại tệ mạnh, các kim loại quý (vàng, bạch kim )
và đẩy mạnh tích trữ hàng hóa do kì vọng lạm phát tăng trong tương lai khiến dòng tiền
lưu thông nhanh hơn, giá cả hàng hóa tăng cao hơn và lạm phát tăng nhanh hơn trước.
1.5.2.8. Lạm phát và nợ quốc gia :
Lạm phát khiến giá trị đồng tiền quốc nội giảm giá mạnh so với ngoại tệ, các
khoản vay trước đây tăng cao hơn gây sức ép lên nền kinh tế quốc gia. Tuy được lợi
trong các khoản vay vốn trong nước nhưng chính phủ lại bị thiệt trong các khoản vay
ngoại tệ nước ngoài.
1.5.2.9. Các chi phí xã hội của lạm phát :
Lạm phát vừa có thể gây ra những tác hại mà ta có thể dễ nhận biết nhưng cũng
đồng thời gây ra những tác hại mà ta khó có thể nhận biết đó chính là chi phí xã hội của
lạm phát.
- Chi phí mòn giày: Lạm phát cao hơn làm tăng lãi suất danh nghĩa mà hệ quả
mọi người sẽ giảm số tiền nắm giữ. Nếu mọi người giữ số dư tiền thực tế ít hơn, thì họ
phải thường xuyên đến ngân hàng rút tiền. Điều này làm bạn phải đi rút tiền nhiều hơn
(giầy bạn mòn hơn).
- Chi phí thực đơn: Lạm phát cao hơn làm cho doanh nghiệp thay đổi giá cả
thường xuyên hơn. Việc này là tốn kém nếu họ in lại biểu giá và cataglo.
- Giá cả tương đối biến động mạnh hơn. Nếu trong giai đoạn ổn định các doanh
nghiệp không thay đổi giá cả thường xuyên thì lạm phát sẽ làm cho giá cả tương đối
biến động mạnh hơn mà nền kinh tế thị trường lại phân bổ nguồn lực dựa trên giá cả,
lạm phát dẫn đến tính phi hiệu quả của nền kinh tế.
- Thay đổi gánh nặng về thuế. Nhiều luật thuế không tính đến tác động của lạm
phát. Do đó, lạm phát có thể làm thay đổi gánh nặng về thuế của các cá nhân và doanh
nghiệp, ngoài dự kiến ban đầu của các nhà hoạch định gây ra cản trở tiết kiệm và phát
triển kinh tế.
- Sự nhầm lẫn bất tiện: Lạm phát tăng cao khiến giá của hàng hóa biến động liên
tục, giá trị của đồng tiền giảm xuống và thước đo lợi nhuận của các doanh nghiệp trở
nên khó khăn và việc lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp trở nên phức tạp và dễ
nhầm lẫn hơn.

- Tái phân phối một cách tùy tiện: Ví dụ khi các điều kiện cho vay nói chung được
tính theo giá trị danh nghĩa dựa theo một tỉ lệ lạm phát dự kiến nhất định. Nhưng nếu
lạm phát tăng cao so với dự kiến, người đi vay được lợi vì chỉ hoàn trả lại cho người
cho vay một số tiền có sức mua thấp hơn dự kiến còn người cho vay lại bị lỗ. Ngược
lại, nếu lạm phát thấp hơn dự kiến thì người cho vay sẽ được lợi do họ sẽ thu về được
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 15
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
những đồng tiền có sức mua cao hơn trước. Vì thế lạm phát đã gây ra hiện trượng tái
phân phối một cách tùy tiện.
1.6. Biện pháp kiềm chế lạm phát :
1.6.1. Biện pháp cấp bách :
1.6.1.1. Biện pháp chính sách tài khóa :
Biện pháp tài khóa có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát vì
trong nhiều trường hợp lạm phát có nguyên nhân xuất phát từ thâm hụt ngân sách Nhà
Nước. Vậy nếu nguyên nhân này được giải quyết thì tiền tệ sẽ ổn định, lạm phát sẽ
được kiềm chế. Chính phủ có thể sử dụng một số biện pháp sau.
- Thực hành tiết kiệm triệt để, hạn chế chi tiêu công, giảm bớt các hạng mục xây
dựng cần vốn lớn mà chưa thấy cần thiết, hoàn thành nhanh chóng triệt để các dự án
xây dựng trọng điểm, tránh kéo dài lâu gây thất thoát lãng phí cho Nhà Nước.
- Tăng thuế trực thu, đặc biệt là đối với những cá nhân và doanh nghiệp có thu
nhập cao, chống thất thu thuế.
- Kiểm soát chặt chẽ các chương trình tín dụng của nhà nước như chương trình vay
vốn hỗ trợ sinh viên nghèo, tránh trường hợp sinh viên không nghèo vẫn được vay
- Tiến hành vay nợ trong và ngoài nước để giảm bội chi ngân sách.
1.6.1.2. Biện pháp thắt chặt tiền tệ :
Chính sách tiền tệ là một trong những biện pháp cấp bách mà chính phủ cần phải
sử dụng trong tình hình nền kinh tế có lạm phát cao, khó có thể điều tiết được bằng "
bàn tay vô hình" của thị trường. Với tư cách là "ngân hàng của các ngân hàng" ngân
hàng trung ương cần phải điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ,

kết hợp hài hòa linh hoạt tỷ giá và lãi suất, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ban
ngành, sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nâng cao công tác
thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và
ngoài nước, đảm báo tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích kiềm
chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Và một trong những biện pháp quan trọng kiềm chế lạm phát mà ngân hàng trung
ương phải làm đó là giảm lương tiền trong lưu thông bằng các biện pháp khác nhau
như:
- Đóng băng tiền tệ : ngân hàng trung ương thắt chặt việc thực hiện các nghiệp vụ
tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng, giới hạn tăng trưởng tín dụng
ngân hàng nhằm mục đích giảm bớt lượng tiền đang lưu thông trên thị trường
- Nâng lãi suất : khi lãi suất tiền gửi tăng cao sẽ thu hút người dân gửi tiền hơn
thay vì giữ tiền lưu thông, hay chuyển sang cất trữ vàng và đổi sang ngoại tệ, các doanh
nghiệp sẽ gửi các khoản tiền không kì hạn vào ngân hàng khiến dòng tiền lưu thông
trên thị trường ít lại. Việc tăng mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương cũng làm
giảm khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại làm giảm lượng tiền lưu thông trên
thị trường, giảm sức ép tăng giá.
- Tiến hành vay nợ bên ngoài nhằm đảm bảo các nguồn lực nhằm đối phó với lạm
phát (giữ ổn định đồng nội tệ, nhập khẩu các mặt hàng trọng yếu nếu xảy ra tình trạng
khan hiếm).
Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hành các công cụ vay nợ cho chính phủ như trái
phiếu nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Trong thời kì lạm phát cao
tâm lý người dân sẽ hoang mang và sẽ thực hiện việc bảo toàn tài sản của mình bằng
việc rút tiền ồ ạt nhằm chuyển sang đầu tư các loại hàng hóa có giá khác nên ngân hàng
trung ương cần hỗ trợ vốn nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng thương
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 16
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
mại, tránh để xảy ra tình trạng mất thanh khoản gây ra tình trạng hoảng loạn trong dân
chúng càng khiến tình trạng lạm phát tồi tệ hơn

1.6.1.3. Biện pháp kiềm chế giá cả :
Muốn kiềm chế lạm phát ở mức cao, nhà nước có thể thực hiện một số chính sách sau:
- Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài nhằm điều tiết cung cầu trong lưu thông hàng
hóa.
- Đẩy mạnh quá trình áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng cung cho
thị trường, xuất hàng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường.
- Nhà nước bán vàng, xuất quỹ dự trự ngoại hối nhằm thu hút tiền mặt trong lưu
thông, ổn định giá vàng, tỷ giá hối đoái tạo tâm lý ổn định cho các mặt hàng.
- Kiểm soát thị trường chặt chẽ, chống nạn đầu cơ tích trữ nhằm lũng đoạn thị
trường, thực hiện việc kiềm chế không tăng một số nguyên liệu đầu vào chủ yếu của
nhiều ngành sản xuất như điện, xăng dầu
1.6.2. Biện pháp chiến lược :
1.6.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh tế xã hội đúng đắn :
Tiền tệ chỉ rối loạn một khi nguồn cung hàng hóa bị thay đổi, vì thế để có thể giữ
ổn định quá trình lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ chúng ta cần có một quỹ hàng
hóa với số lượng nhiều, chất lượng cao, phong phú về chủng loại. Và thực hiện được
điều đó, nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý, điều chỉnh cơ cấu nền
kinh tế theo xu hướng thị trường, khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong
để nâng cao sản lượng và chất lượng, tăng cường đầu tư trong lĩnh vực công nghệ sạch
nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng phải bền vững.
Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách giáo dục, phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng thông qua các biện pháp như đưa ra các chính sách phù hợp hiệu quả nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trong trường học,
phân bổ đào tạo sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo lại và
phát triển nguồn nhân lực cấp cao, có chính sách đãi ngộ xứng đáng nhằm giữ chân
nhân tài, phát triển nhân lực trong các ngành khoa học – kĩ thuật, một số ngành công
nghiệp phụ trợ.
Một chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn không thể không đề cập đến chính sách
an sinh – xã hội nhằm đảm bảo công bằng và phát triển đất nước thông qua việc trợ cấp
đối với người già, người cao tuổi, trợ cấp vốn đào tạo nghề cho người thất nghiệp, đẩy

mạnh công tác y tế cho người nghèo Việc đảm bảo an sinh – xã hội cũng là một yếu
tố quan trọng giúp phát triển kinh tế, xã hội ổn định và ngăn chặn lạm phát.
1.6.2.2. Đổi mới chính sách quản lý tài chính công :
Đẩy mạnh tăng cường quản lý các khoản thu, tăng thu từ thuế dựa trên cơ sở mở
rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu về thuế. Trong việc thực hiện ngân sách
nhà nước phải thực hành tiết kiệm, đảm bảo chi phải hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát
triển, chống thất thoát lãng phí trong các dự án đầu tư của chính phủ nhằm đảm bảo cân
đối ngân sách chính phủ. Giảm bội chi là nhân tố quan trọng trong chống lạm phát.
1.6.2.3. Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh hoàn hảo :
. Phấn đấu đến việc xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Vì trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, mọi doanh nghiệp đều công bằng như nhau về các chính sách nên
các doanh nghiệp phải cố gắng hết sức để cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất vừa tăng
chất lượng nhưng cũng đảm bảo chất lượng vì thế tình hình lạm phát cao sẽ ít xảy ra do
thiếu nguồn cung hay do sự lũng đoạn thị trường. Vì thế các chính phủ cần xây dựng
các bộ luật sao cho thúc đẩy việc cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, chống
độc quyền
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 17
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
1.6.2.4. Dùng lạm phát chống lạm phát :
Những quốc gia hiện tại vẫn còn tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai, con
người, chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng có thể gia tăng chi cho đầu tư phát triển,
có thể sử dụng lâu dài như công trình cầu đường, sân bay nhằm đem lại lợi ích kinh tế
trong tương lai.
1.6.2.5. Tạo lòng tin người dân vào Chính Phủ :
Đẩy mạnh công tác quản lý giá thị trường, xây dựng các quỹ dự trự hàng hóa
nhằm xuất dùng những lúc cần thiết, chống nạn đầu cơ lũng đoạn thị trường tạo tâm lý
tốt cho người dân về các biện pháp của nhà nước cũng là yếu tố quan trọng chống nạn
lạm phát cao.
1.7. Hiện tượng giảm phát :

Theo phương trình của Fisher M.V = P.Y, giảm phát là hiện tượng xảy ra khi vì lý
do nào đó mà M trong lưu thông giảm xuống kéo theo P giảm. Trong đó có khả năng
gây nên tình trạng phá sản các doanh nghiệp, thất nghiệp tràn lan, nhu cầu tiêu dùng
giảm xuống. Còn theo J.M.Kernes thì giảm phát là hiện tượng khi nhà nước bơm thêm
tiền vào lưu thông mà giá cả hàng hóa không tăng lên.
* Biểu hiện của giảm phát:
+ Giá các mặt hàng liên tục giảm, GDP tăng trưởng âm.
+ Ngân hàng thương mại khó khăn trong cho vay, lãi suất huy động tiết kiệm thấp
khiến người dân không muốn gửi tiền ngân hàng, các nhà đầu tư thì cân nhắc kĩ khi vay
tiền ngân hàng vì lãi suất thực tế cao hơn nhiều lãi suất danh nghĩa khiến dòng tiền
trong lưu thông bị tắt nghẽn, ứ đọng lượng cung tiền trong ngân hàng.
+ Lạm phát thấp khiến tiền công của công nhân cao hơn, họ sẽ giảm cung sản
xuất và dùng nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, do giá của nhiều mặt hàng xuống thấp
các doanh nghiệp không muốn đầu tư sản xuất, hoạt động sản xuất trong nền kinh tế trở
nên chậm chạp không sôi động.
Giảm phát là hiện tượng kinh tế ngược với lạm phát và có ảnh hưởng xấu đến nền
kinh tế nếu chúng ta không biết cách khắc phục.
* Nguyên nhân của giảm phát:
+ Việc chính phủ đề ra các biện pháp chống lạm phát quá liều, biện phát thắt chặt
tiền tệ quá mức, giảm chi tiêu triệt để khiến lượng cầu giảm xuống nhanh, các ngành
kinh tế thiếu vốn trong sản xuất khiến sản xuất kém linh động, nhu cầu nguyên liệu đầu
vào giảm làm giá giảm nhanh.
+ Các biện pháp phòng lạm phát xảy ra quá cứng nhắc, điều hành quản lý giá các
mặt hàng một cách cứng nhắc không tuân theo quy luật thị trường khiến nhà sản xuất
không muốn đầu tư.
+ Do kì vọng của dân chúng, doanh nghiệp là giá cả trong tương lai và giảm cầu
trong hiện tại khiến giá cả giảm nhanh.
+ Sai lầm trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ.
* Hậu quả: Giảm phát có tác động mạnh đến tình hình kinh tế trong nước không
kém lạm phát.

+ Do nhu cầu giảm xuống nên khiến sản xuất bị đình trệ, doanh nghiệp không
muốn đầu tư gia tăng sản xuất gây lãng phí nguồn tài nguyên, tình trạng xuất khẩu suy
giảm do các nước trên thế giới giảm cầu.
+ Tình hình sản xuất trong nước ảm đạm do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa suy giảm,
giá cả giảm xuống, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tình trạng sản xuất bị đình đống
gây nguy hại đến nền kinh tế trong nước
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 18
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2005 – ĐẾN NAY
2.1. Thực trạng :
Kể từ khi giải phóng thông nhất đất nước đến nay, Việt Nam đã trải qua những
cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, lạm phát tăng cao như giai đoạn 1976 – 1990 đạt
mức đỉnh điểm vào năm 1987 với mức tăng 700%-1000%, đồng tiền mức giá trầm
trọng, đời sống nhân dân lâm vào cảnh khó khăn. Nhằm xoay chuyển tình thế Việt Nam
thực hiện nhiều biện pháp trong chính sách tài khóa và tiền tệ và đã đưa giúp lạm phát ở
Việt Nam giảm xuống chỉ còn 5,3% năm 1993. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, tác động của cú sốc về giá năm 2007 và cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu bắt đầu năm 2008 đã làm chỉ số lạm phát Việt Nam đang có những diễn biến
phức tạp với mức tăng 2 con số trở thành nỗi lo đối với các nhà làm chính sách trong
việc điều hành nền kinh tế vĩ mô.
2.1.1. Giai đoạn 2005 – 2008 :
Bảng 1 : CPI qua các năm 2006 , 2007 , 2008
Như được "tiếp sức" từ năm 2007, lạm phát tại Việt Nam bùng phát mạnh đạt
mức tăng cao kỉ lục với mức tăng đến 22,97% vào năm 2008 do ảnh hưởng cuộc cơn
bão giá đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra mối nguy lớn cho
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhìn vào biểu đồ CPI trên hình ta nhận thấy có những điểm đáng lưu ý trong chỉ

số CPI của năm 2008.
Thứ nhất: Đây là năm tăng giá CPI cao nhất từ năm 2000 đến nay với mức tăng 2
con số , có 2 tháng đạt mức tăng cao kỉ lục 3,91% vào tháng 5 và 3,56% vào tháng 2.
Thứ hai: Ngoài mức tăng cao kỉ lục vào tháng 5 (3,91%), khoảng cách tăng giữa
tháng cao nhất và tháng thấp nhất cũng rất lớn đạt gần 5% ( so sánh giữa mức tăng
3,91% và mức tăng -0,76%).
Thứ ba: Biểu đồ lạm phát năm 2008 rất đặc biệt khác xa so với đa số cùng kì
nhiều năm trước như năm 2006, 2007 lạm phát thường có xu hướng tăng cao vào những
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 19
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
tháng đầu năm (trùng dịp tết Nguyên Đán) sau đó trở lại bình thường rồi lại tiếp tục
tăng cao vào những tháng cuối năm nhưng trong năm 2008 diễn biến lại thay đổi, tháng
tăng cao nhất không nằm ở đầu năm hay cuối năm mà lại nằm vào tháng giữa năm
(tháng 5 với mức tăng 3,91%) do ảnh hưởng của cú sốc dầu mỏ tăng mạnh từ giữa năm
2007 và đạt đỉnh vào ngày 11/7/2008 với mức 147 USD/thùng làm giá xăng trong nước
tăng cao từ mức 13000 đồng/lít cuối tháng 2 năm 2008 "vọt" lên mức 19000 đồng/lít
vào giữa tháng 7/2008 cộng thêm tại thời điểm đó giá gạo thế giới tăng cao đạt mức
1005 USD/ tấn, giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới tăng mạnh trở thành mối đe
dọa an ninh lương thực toàn cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng 23,6%:
40,4% và 26,7% trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008. Ngay cả đối với cường
quốc xuất khẩu gạo như Việt Nam,việc thiếu thông tin thị trường đã gây tâm lý hoang
mang cho người dân tạo thời cơ thuận lợi cho nạn đầu cơ trục lợi hoành hành còn các
cơ quan chức năng lại dự báo sai tình hình thế giới nên yêu cầu các doanh nghiệp
ngừng xuất khẩu gạo dù giá thế giới đang cao, giá phôi thép tăng cao đạt 1150 – 1200
USD/tấn đẩy giá trong nước tăng đến 19-20 triệu đồng một tấn, giá xi măng đạt
80000đồng – 90000đồng/1 bao, nhập siêu nửa đầu năm 2008 đã cao hơn mức nhập siêu
của cả năm 2007.
* Tình hình tỷ giá hối đoái Việt Nam cũng diễn biến rất phức tạp :
- Trong 3 tháng đầu năm 2008, tỷ giá VND/USD trên thị trường liên ngân hàng

liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 VND có thời điểm xuống mức thấp là 15.560 VND).
Trên thị trường tự do, tỷ giá VND/USD dao động mức 15.700 – 16.000 VND/USD.
Nguyên nhân là do đây là giai đoạn gần tết Dương lịch, lượng kiều hối đổ về khá lớn,
bên cạnh đó kì vọng VND sẽ tăng giá so với USD, chênh lệch giữa lãi suất VND và
USD cũng khiến giới đầu tư tập trung bán ngoại tệ đổi lấy tiền đồng cộng thêm việc
ngân hàng nhà nước không mua ngoại tệ nhằm kiềm chế lượng tiền trong lưu thông,
hạn chế bơm tiền ra bên ngoài phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.
- Trong giữa tháng 3 đến giữa tháng 7/2008, tỷ giá tăng dần đều và tăng vọt vào
giữa tháng 6/ năm 2008, đỉnh điểm lên đến 19.400 VND vào ngày 18/6/2008. Tâm lý
hoang mang, cộng thêm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ cũng khiến tỷ giá tăng cao.
- Từ nửa cuối tháng 7/2008: tỷ giá giảm và dần đi vào ổn định. Nhờ có sự can
thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước nên tỷ giá đã được bình ổn giảm từ 19.400 đồng
xuống còn 16.400 đồng và giao dịch quanh mức 16.600 VND trong giai đoạn từ tháng
8 đến tháng 11/2008.
Với diễn biến như vậy, tỷ giá hối đoái đã gây ra tình trạng hoang mang trong dân
chúng khiến giới đầu cơ có cơ hội trục lợi tăng giá các mặt hàng làm tình hình lạm phát
càng biến động theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của
người dân.
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 20
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
Bảng 2 : Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á
Dù đang tăng trưởng cao nhưng khả năng sử dụng nguồn vốn của Việt Nam lại rất
thấp, hiệu quả đầu tư không cao bằng chứng là hệ số ICOR tăng qua các năm (năm
2005 là 4,6, năm 2006 là 5,01, năm 2007 là 5,2, năm 2008 là 6,66).
Nền kinh tế Việt Nam đang mấp mế bờ vực khủng hoảng với những bong bóng
kinh tế chực chờ nổ tung trên thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị
trường bất động sản. Chỉ số CPI tăng cao trên mức 2 con số ảnh hưởng xấu đến đời
sống kinh tế xã hội của người dân.


2.1.2. Giai đoạn 2009 – đến nay :
Nhờ chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình hình lạm phát
nên đến năm 2009 tỉ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88%. Tình hình giá cả trong năm 2009
được giữ khá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình
quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.Chỉ số giá vàng tháng 12/2009
tăng 10,49% so với tháng trước; tăng 64,32% so với cùng kỳ năm 2008. Chỉ số giá đô
la Mỹ tháng 12/2009 tăng 3,19% so với tháng trước; tăng 10,7% so với cùng kỳ năm
2008. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta vừa đạt mức
tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, đây là thành
công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 21
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
Bảng 3 : Diễn biến chỉ số CPI theo tháng giai đoạn 2008 – 2010
Nguồn : Tổng cục thống kê

Nguyên nhân chỉ số CPI tăng mạnh trong năm 2010 là tổng hòa của các nhân tố
như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá, thâm hụt ngân sách
kéo dài, nhập siêu cao , nhưng nguyên nhân sâu xa có thể tìm thấy trong việc lựa chọn
thứ tự ưu tiên các mục tiêu phát triển kinh tế. Đối với nhiều nước đang phát triển như
Việt Nam thì tăng trưởng vẫn là ưu tiên số một. Do vậy, suốt một thời gian dài, Việt
Nam đã chấp nhận lạm phát cao để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính
sách tiền tệ và tài khóa về cơ bản là nới lỏng. Thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm
qua là điều đáng ghi nhận, song lạm phát cao, kéo dài so với nhiều nước trong khu vực
là một bất ổn, ảnh hưởng đến tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Nhờ gói kích cầu của chính phủ nhằm chống suy giảm kinh tế đưa ra ngày
12/5/2009 trị giá 8 tỷ đô la (khoảng 143.000 tỷ đồng) nền kinh tế Việt Nam đã dần bước
qua giai đoạn khủng hoảng với việc phục hồi một số ngành sản xuất quan trọng (giá

trị sản xuất công nghiệp tăng 13,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 23,3% , nhìn chung hầu
hết các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế trong 10 tháng đầu năm 2010 đều tăng so
với cùng kì năm 2009).Nhưng vấn đề lo ngại nhất trong năm 2010 là vấn đề lạm phát.

Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 22
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
Bảng 4 : Chỉ số giá tiêu dùng đầu năm 2010 đến tháng 2 – 2011


Bảng 5 : CHỈ SỐ CPI THÁNG 2 QUA CÁC NĂM
Nguồn : Tổng cục thống kê

Trong 10 năm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã có 8 năm vượt mức tăng
2% và tháng 2 năm nay cũng đạt mức tăng thấp nhất trong 8 năm vừa nêu.Tuy nhiên, so
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 23
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh
sánh trong ngắn hạn, CPI tháng 2/2011 đã tăng cao hơn mức của khoảng hơn 30 tháng
liền trước.So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 3,87%; so với
cùng kỳ tăng 12,31%. CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ đã tăng
12,24%.Luôn là nguyên nhân tiêu dùng tăng tháng Tết dẫn đến chỉ số giá tăng cao. Các
mức “định lượng” được công bố gần đây về tổng cầu, mức độ mua sắm của khu vực dân
cư… cũng cho thấy điều này.132 nghìn tỷ đồng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng
thương mại; tổng tiền gửi giảm trong khi tín dụng tăng trên dưới 3% hai tháng liên tiếp
trước Tết Nguyên đán; kiều hối về nhiều; thưởng Tết cao hơn năm ngoái… rõ ràng đã tạo
ra tổng cầu lớn trong tháng 2.Bộ Tài chính ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu
dịch vụ tiêu dùng thiết yếu đã tăng khoảng 20-25% so với năm ngoài trong khoảng thời
gian trước Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong khi đó, chi phí đầu vào sản xuất tăng trong tháng qua, dưới sự tác động của

nhiều nguyên nhân. Về phía chi phí đầu vào sản xuất là lương, thưởng, đều tăng hơn
cùng với giá nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chênh lên so với trước.Với chi phí vốn,
việc tăng lãi suất cho thấy tác động rõ ràng, trong khi tỷ giá thay đổi vừa áp đặt mức chi
phí mới cho sản xuất, vừa khiến cho khoản trích lập dự phòng có thể đã phình to hơn ở
một số doanh nghiệp…Sản xuất nông nghiệp cũng vướng giai đoạn khó khăn về thời tiết,
đặc biệt là ở miền Bắc. Gia súc chết, rau quả giảm tăng trưởng… cũng khiến nguồn cung
bị ảnh hưởng trong tháng vừa qua. Nguyên nhân này có thể đã gây ra thiếu hàng hóa ở
một số nơi, một vài thời điểm.Với rất nhiều yếu tố tác động đến tăng giá như vừa nêu,
trên thị trường người bán “đo” túi tiền người mua để ra giá. Biến động mạnh của giá cả
trong khoảng thời gian trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy điều này, nếu nhìn vào các
mặt hàng thịt gia súc gia cầm, rau xanh, dầu ăn, bánh mứt kẹo, đường, sữa Điểm lại
các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng chính, CPI tháng 2 có sự đóng góp lớn của nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống khi nhóm này tăng tới 3,65%. Trong con số này, CPI lương
thực tăng 1,51%; thực phẩm tăng mạnh 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%.
Cũng do nhu cầu tiều dùng lớn trong dịp Tết, CPI nhóm đồ uống thuốc lá tháng này đã
tăng 2,14%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,38%; giao thông tăng 1,01% (do tăng giá
vé của nhiều loại hình vận tải); nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,83% (do tiêu dùng điện,
nước tăng trong khi giá xi măng, thép… cũng đã cao hơn trước); thiết bị và đồ dùng gia
đình tăng 0,64% Chỉ số giá USD tháng này đã tăng 0,94% so với tháng trước. Ngược
lại, chỉ số giá vàng giảm 0,35%.

Bảng 6 : Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 1 – 2011 :
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 24
Đề án : Tài Chính – Tiền Tệ GVHD : Võ Thúy Anh


SỐ
CHỈ SỐ GIÁ THÁNG 01 NĂM 2011 SO
VỚI

Kỳ gốc
năm 2009
Tháng 1
năm 2010
Tháng 12
năm 2010

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG C 118,63 112,09 101,86
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 01 123,19 116,30 102,61
1- Lương thực 011 129,31 115,27 102,42
2- Thực phẩm 012 121,99 117,46 102,84
3- Ăn uống ngoài gia đình 013 119,26 112,87 101,91
II. Đồ uống và thuốc lá 02 115,94 110,08 101,72
III. May mặc, mũ nón, giầy dép 03 114,37 108,56 101,88
IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng (*) 04 124,34 113,63 101,11
V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 05 109,91 106,84 100,84
VI. Thuốc và dịch vụ y tế 06 105,55 104,30 100,38
VII. Giao thông 07 115,31 103,80 100,74
VIII. Bưu chính viễn thông 08 90,73 94,18 99,92
IX. Giáo dục 09 131,97 124,81 103,88
X. Văn hoá, giải trí và du lịch 10 105,62 103,51 100,65
XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 11 117,77 109,54 101,02



(*) Nhóm này bao gồm: tiền thuê nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
2.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam :
2.2.1. Nguyên nhân khách quan :
2.2.1.1. Sự gia tăng đột biến giá các mặt hàng thiết yếu trên toàn cầu :
Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nhập siêu với khối lượng hàng hóa cần nhập

lớn lại chủ yếu là các nguồn nguyên liệu, vật liệu chính cho nền sản xuất trong nước vì
thế khi giá cả thế giới tăng vọt (chỉ trong năm 2008 giá dầu đã tăng đến 72% đạt mức
đỉnh 147,27 đô la vào tháng 7 năm 2008, sắt thép tăng 114%, phân bón tăng 59,6%) đã
kéo theo giá lương thực thế giới tăng cao. Dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng nhì
thế giới nhưng với giá gạo tăng cao như vậy, tình trạng thu mua gạo đã xảy ra khiến giá
gạo trong nước cũng tăng theo gây khó khăn cho đến đời sống của người dân và hoạt
động sản xuất trong nước bị đình đốn do giá các nguyên vật liệu tăng quá cao.
2.2.1.2. Do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu :
Bắt đầu từ năm 2007, hàng loạt ngân hàng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới
buộc phải phá sản do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp tại Mỹ buộc
Đỗ Nguyễn Hòa Phương – Lớp : 35k07.1
Trang 25

×