Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta cùng thế giới đã bước vào thế kỷ 21 và chúng ta đang chứng kiến
quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển như một xu thế khách quan. Đó là
quá trình mà các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia và khu vực, lan
tỏa ra phạm vi toàn thế giới trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất với trình độ công nghệ cao và sự phân công lao động quốc tế ngày càng đi
vào chiều sâu, đan xen mật thiết,tùy thuộc lẫn nhau.
Tiềm năng kinh tế của nước ta hay của một quốc gia nào khác,thì phụ
thuộc vào trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ khoa học và công nghệ phụ
thuộc vào các điều kiện giáo dục.Nước ta đã có một bài học thất bại, khi mà đất
nước vừa được giải phóng, nhà nước có chủ trương phát triển công nghiệp nặng
trong khi nước ta lại thiếu cơ sở vật chất, thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học
công nghệ và quản lý,thiếu đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề.Do
vậy, không còn sự lựa chọn nào khác là nước ta phải đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực quý giá cho đất nước để phát triển tránh tụt hậu so với các nước
khác.
Chúng ta đang trong quá trình CNH- HĐH đất nước nên nhu cầu tiêu dùng
của con người ngày được nâng lên. Con người không chỉ chú ý đến nhu cầu ăn
ngon mặc đẹp nữa mà con người còn chú ý đến vấn đề học tập nhiều hơn vì vậy
mà các công cụ phục vụ cho nhu cầu học tập ngày một tăng lên. Ý thức đựơc
nhu cầu đó cùng với các chính sách đầu tư thông thoáng của Nhà nước nói
chung và của Thành phố Hải Phòng nói riêng. Công ty TNHH Thương Mại và
Dịch Vụ Thịnh An thành lập nhằm đáp ứng một phần nhu cầu đó.
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An doanh nghiệp trẻ có
nhiều triển vọng hoạt động kinh doanh với các sản phẩm chính như:các trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học trong các nhà trường như sách giáo khoa,
vở ghi, bút, mực, bàn, ghế …. Tuy thời gian hoạt động chưa dài công ty đã từng
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
bước vươn lên để khẳng định mình gây chữ tín đối với khách hàng trong và
ngoài Thành phố nhờ chất lượng sản phẩm và thời gian phục vụ.
Hiện nay, áp lực cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt và
quyết liệt hơn.Mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường
này buộc phải có chiến lược riêng của mình, biết tự tạo ra cho doanh nghiệp
mình những cơ hội phát triển và những mặt lợi thế trong cạnh tranh.Doanh
nghiệp ngoài việc đầu tư vào phát triển trang thiết bị và dây truyền sản xuất,
các yếu tố khác, thì yếu tố có ý nghĩa quyết định khả năng cạnh tranh là đội ngũ
công nhân có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được bồi dưỡng kiến
thức, có tinh thần trách nhiệm, quan tâm đến kết quả sản xuất, được bảo đảm
việc làm ổn định.
Chính vì vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong sự phát triển
của doanh nghiệp, mà Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An phải
chú ý thường xuyên trang bị cho đội ngũ cán bộ công nhân viên chức những kỹ
năng mới của thời đại. Đây là việc đầu tư có ý nghĩa và mang lại lợi ích lớn.
Do vậy, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở doanh nghiệp trở nên cấp bách và
cần thiết.
Từ ý nghĩa trên mà em chọn đề tài “ Nâng cao chất lượng công tác Đào
tạo nhân viên trong doanh nghiệp” làm chuyên đề môn học của mình.
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 phần:
Chương I: Giới thiệu chung về công ty TNHH TM và Dịch Vụ Thịnh An
Chương II: Phân tích thực trạng công tác đào tạo nhân viên tại công ty
TNHH TM & DV Thịnh An
Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác đào
tạo nhân viên tại công ty TNHH TM & DV Thịnh An.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM VÀ DỊCH
VỤ THỊNH AN
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THỊNH
AN
1. Quá trình hình thành và phát triển của C.ty TNHH Thịnh An.
- Tên gọi : Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An. Đăng ký
kinh doanh số: 0202005372 Do sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng cấp ngày
06/01/2000 căn cứ qui định số: 90QĐ UB của UBND Thành Phố Hải Phòng
- Trụ sở chính : Số 26/193 Văn Cao - Đằng Lâm - Quận Hải An - Thành
Phố Hải Phòng.
- Số điện thoại : 0313.557.008 - 0313.286.989
- Là một công ty TNHH có tư cách pháp nhân đầy đủ ,có con dấu riêng
được mở tài khoản tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Hải Phòng, được tự
chủ kinh doanh ,thực hiện hạch toán kinh tế độc lập.
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thịnh An khởi nghiệp từ một cửa
hàng sách nhỏ. Sản phẩm chủ yếu là các loại sách và đồ dùng học tập phục vụ
cho nhu cầu học của học sinh và sinh viên.
Đến năm 2000 với sự bùng nổ của thông tin. Công ty đã mạnh dạn đổi mới
cơ chế quản lý và mở rộng kinh doanh cả những sách tư liệu tham khảo, tham
mưu cho ngành trang bị những thiết bị dạy học hiện đại chất lượng cao góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố Hải Phòng. Sản phẩm của
công ty đi vào đa dạng hơn phù hợp theo nhu cầu của thị trường giáo dục trong
Thành Phố.
Cơ sở vật chất của công ty đã được đầu tư xây dựng khang trang bao gồm
văn phòng làm việc nhà cao tầng nhà đa năng ,siêu thị sách. Đời sống của cán
bộ công nhân viên của công ty ngày một nâng cao, doanh số của năm sau bao
giờ cũng cao hơn năm trước.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An là một đơn vị kinh tế
được hạch toán độc lập. Tuy mới được thành lập xong công ty đã có nhiều bước
đi khẳng định vị thế của mình. Ngoài chức năng kinh doanh thu lợi nhuận, công
ty đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân nâng mức thu nhập của người
dân. Từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển giàu đẹp.
- Thực hiện kế hoạch trách nhiệm và nghĩa vụ của một nhà kinh tế là sử
dụng hợp lý lao động, tài sản, vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả cao trong kinh
doanh. Chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân
sách nhà nước, bảo toàn và phát triển tiền vốn. Nghiêm chỉnh chấp hành các
chính sách chế độ và pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy đủ hợp đồng kinh tế
ký kết với bạn hàng.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng lực và mạng lưới kinh doanh,
nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, kỹ thuật công nghệ mới
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được nhu cầu sản xuất
kinh doanh của công ty, thực hiện các chính sách chế độ về tiền lương, tiền
thưởng BHXH và an toàn lao động đối với công nhân viên, tận dụng máy móc
thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực lao động sản xuất phụ. Dịch vụ tạo
nên công ăn việc làm đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An có một cửa hàng chính
đang phục vụ cho khách hàng từ Thành Phố đến các huyện thị trong tỉnh. Cửa
hàng này được chia thành 6 quầy mỗi quầy do một nhân viên bán hàng quản lý,
ở lĩnh vực này công ty đang thực hiện chế độ khoán doanh thu theo kế hoạch đã
được giao.
Công ty sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng kinh tế giữa công ty với các đơn vị
bán (kể cả việc bán buôn và bán lẻ)
Đối với cửa hàng của công ty thì tiền bán hàng hàng ngày phải nộp cho thủ
quỹ đồng thời làm báo cáo quỹ hàng ngày. Còn đối với tuyến huyện thì công ty
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
4
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đặt ở mỗi huyện là hai nhân viên bán hàng và nhân viên bán hàng chuyển tiền
vào ngân hàng .
Để phù hợp với đặc điểm kinh tế của ngành và chức năng nhiệm vụ của
Công ty được giao, cơ cấu tổ chức của Công ty như sau
Sơ đồ 2: Sơ đồ về công tác tổ chức của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trên là một hệ thống bao gồm những bộ
phận phòng, tổ. Các bộ phận này luôn có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau.
• Giám đốc: Là người có toàn quyền quản lý tất cả các bộ phận phụ
trách bao gồm các phó giám đốc phụ trách từng mảng, các phòng chức năng và
quyết định mọi vấn đề để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình và là người lãnh
đạo cao nhất của công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng kế
hoạch, đúng chính sách chế độ, đúng pháp luật của nhà nước.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG
TÀI VỤ
KHO HUYỆN CÁC CỬA
HÀNG LẺ
ĐẠI LÝ
XUNG QUANH
ĐẠI LÝ
HUYỆN
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cán bộ công nhân viên của đơn
vị và trước nhà nước về kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng
như là xây dựng công ty thành một cơ sở vững mạnh, đoàn kết cao,có đủ diều
kiện cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường, tạo tín nhiệm đối với các
cấp quản lý với khách hàng. Thường xuyên chăm lo cải thiện nâng cao đời sống
vật chất, tăng mức thu nhập cho cán bộ, Giám đốc có các quyền hạn sau:
+ Có quyền quyết định việc thu, chi sử dụng các nguồn tài chính để phục
vụ hoạt động của đơn vị.
+ Quyết định các chủ trương ,biện pháp liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty kể cả việc phát triển cơ sở vật chất mua sắm trang thiết
bị nhằm phục vụ cho yêu cầu theo nhiệm vụ của công ty.
+ Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật, nâng lương đề nghị bổ nhiệm
đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
+ Quyết định các nội dung hợp đồng trong sản xuất kinh doanh dịch vụ
tuyển dụng và cho thôi việc, có quyền uỷ nhiệm cho phó giám đốc khi giám đốc
đi vắng nhưng giám đốc phải chịu trách nhiệm về các quyết định của người
được uỷ quyền.
Ngoài giám đốc còn có phó giám đốc đi chuyên sâu phụ trách từng mảng
và mình đảm nhận công việc trước giám đốc về việc chỉ đạo các bộ phận thuộc
quyền của mình phụ trách.
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
• Phòng tổ chức:
Có chức năng tham mưu với giám đốc những định hướng về tổ chức cán
bộ phục vụ công ty chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ xây dựng các phương án tổ chức quản lý, quy hoạch bố trí cán
bộ của công ty phù hợp với nhu cầu xây dựng kinh doanh.
Xây dựng các chế độ chính sách, lao động tiền lương cho cán bộ công
nhân trong công ty trên cơ sở chính sách pháp luật của nhà nước.
Soạn thảo các văn bản theo yêu cầu cho sản xuất kinh doanh làm tốt công
tác văn thư lưu trữ tài liệu của công ty
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
• Phòng kế hoạch kinh doanh:
Chức năng xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
+Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+Dự thảo và chỉnh lý các hợp đồng kinh tế .
+Điều động hàng về công ty từ nơi này đến nơi khác cho hợp lý
+Tổ chức tốt công tác thống kê báo cáo .
+Đẩy mạnh công tác tiếp thị, xây dưng mạng lưới tiêu thụ của công ty
+Tính chất kinh doanh có hiệu quả.
- Nhiệm vụ kiểm tra giám sát cửa hàng các đại lý trong việc chấp hành các quy
định của công ty trong giá mua giá bán,Thanh toán tiền hàng .
+Tổ chức mua hàng đảm bảo cho kinh doanh liên tục.
• Phòng tài vụ
Để phù hợp với đặc điểm kinh tế của ngành và tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.Trong quy trình nghiên cứu các mô hình tổ chức bộ
máy kế toán. Hiên tại công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung tập trung,
nhằm đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất tập trung, rất thuận tiện cho việc phân
công lao động và chuyên môn hoá cán bộ kế toán sau này.
Tuy mới được thành lập nhưng về cơ bản công ty đã hoàn thành nhiệm vụ
cũng như chức năng hoạt động của mình. Trong năm gần đây hoạt động kinh
doanh của công ty có kết quả rõ rệt doanh thu các loại sản phẩm tăng qua các
năm . Sự thay đổi trong chiến lược hoạt động kinh doanh và trong quản lý nhân
sự đã có hiệu quả đáng kể trong 3 năm gần đây.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm gần đây.
Hoạt động kinh doanh của công ty trong năm gần đây đã có hiệu quả rõ
ràng cụ thể doanh thu các sản phẩm tăng nhanh chóng đặc biệt là các snả phẩm
sách giáo khoa , thiết bị dậy học. Lợi nhuận tăng lên đều qua các năm điều đó
chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty có hiệu quả , bên cạnh đó là các
chiến lược thay đổi cơ cấu nhân sự cũng tác động mạnh đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Vai trò của công tác đào tạo nhân sự đã chiếm vị trí
quan trọng .
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bảng 1. Kết quả hoạt động của công ty trong năm (2004,2006)
(Đv: 1000)
Chỉ tiêu Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
So sánh 05 với 04 So sánh 06 với 05
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1. Tổng doanh
thu
1,051 1,213 1,594 162 15.41 381 31.41
2. Khoản giảm
trừ
3. Tổng doanh
thu thuần
1,051 1,213 1,594 162 15.41 381 31.41
4. Trị giá vốn
hàng bán
719 675 850 - 44 - 61.19 175 25.92
5. Lợi nhuận
gộp
332 538 744 206 62.04 206 38.29
6. CPBH 125 132 157 7 5.6 25 18.94
7. CPQLDN 98 127 149 29 29.59 22 17.32
8. LN từ
HĐKD
109 291 438 182 166.97 147 67.12
9. LN trước
thuế
109 291 438 182 166.97 147 67.12
10. Thuế thu
nhập
30.52 81.48 122.64 50.96 166.97 40.8 49.85
11. LN sau
thuế
78.48 209.52 315.36 131.04 166.97 105.84 50.51
Nguồn : Phòng tài chính kế toán
Nhận xét:
Qua bảng đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm ta thấy hầu như
là các chỉ tiêu tăng dần qua các năm. Cụ thể là;
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Tổng doanh thu năm 2004 đạt 1,015 triệu đồng, đến năm 2005 đạt là 1,213
triệu đồng tăng 162 triệu so với năm 2004 với tỷ lệ tương ứng là 15,41%. Năm
2006 đạt 1,594 triệu đồng tăng 381 triệu so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ
tăng là 31,41% . Tổng doanh thu thuần tăng tương ứng.
- Trị giá vốn hàng bán ta thấy có sự tăng giảm không đều, cụ thể: Năm 2004
đạt 719 triệu đồng, năm 2005 đạt là 675 triệu đồng giảm 44 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm là 61,91%. Năm 2006 đạt 850 triệu đồng tăng 175 triệu đồng
so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,92%. Sở dĩ có sự tăng giảm
không ổn định này là do năm 2004 hàng nhập về của công ty còn tồn đọng với
khối lượng lớn đã chuyển dịch đến năm 2005.
- Lợi nhuận gộp của công ty tăng đều qua các năm như; năm 2004 đạt 332
triệu đồng, năm 2005 đạt là 538 triệu đồng tăng 206 triệu so với năm 2004
tương ứng với tỷ lệ tăng là 62,04%. Năm 2006 đạt 744 triệu đồng tăng 206
triệu so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,29%.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dần qua các
năm. Đối với chi phí bán hàng năm 2004 đạt 125 triệu đồng, năm 2005 đạt là
132 triệu đồng tăng 7 triệu so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.6%.
Năm 2006 đạt 157 triệu đồng tăng 25 triệu so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ
tăng là 18,94%. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 đạt 98 triệu
đồng, năm 2005 đạt là 127 triệu đồng tăng 29 triệu so với năm 2004 tương ứng
với tỷ lệ tăng là 29,59%. Năm 2006 đạt 149 triệu đồng tăng 22 triệu so với năm
2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 17,32%.
- LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng dần qua các năm cụ thể là:
năm 2004 đạt 109 triệu đồng, năm 2005 đạt là 291 triệu đồng tăng 182 triệu so
với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 166,97%. Năm 2006 đạt 438 triệu
đồng tăng 147 triệu so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 67,12%.
- Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng dần theo tỷ lệ tăng của lợiu
nhuận trước thuế và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2004 đạt
78,48triệu đồng, năm 2005 đạt là 209 triệu đồng tăng 131,04 triệu so với năm
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 166,97%. Năm 2006 đạt 315,36 triệu đồng
tăng 105,84 triệu so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,51%.
Qua bảng phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm ta
thấy doanh nghiệp đã có sự tiến bộ phát triển qua các năm, như vậy doanh
nghiệp đã thực hiện tốt công việc kinh doanh của mình, đó là kết quả đáng
mừng cho doanh nghiệp.
5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM & DV Thịnh An
5.1 Sản phẩm của công ty.
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh An là một đơn vị kinh
doanh có đặc điểm riêng là : Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là những sản phẩm
chuyên phục vụ cho hoạt động dạy và học của các trường phổ thông trong tỉnh
với yêu cầu chất lượng cao phải được kiểm duyệt chặt chẽ sản phẩm cơ bản đã
được định hướng trước, thị trường cơ bản đã được định hình mà trách nhiệm
cũng như nhiệm vụ chủ yếu là phải đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu có
tính thời điểm, thời vụ của khách hàng. Thiết bị phục vụ dạy và học ,trang bị cơ
sở vật chất cho các trường vừa phải đảm bảo tốt về chức năng góp phần nâng
cao hiệu quả học tập đồng thời phải được chọn lựa để đảm bảo hoạt động kinh
doanh của công ty do vậy công ty phải có kế hoạch nắm chắc nhu cầu thị
trường và khảo sát nắm bắt chắc thị trường cung cấp tìm được những sản phẩm
đáp ứng nhiều nhu cầu khắt khe cả của kinh doanh cũng như công tác phục vụ.
- Sản phẩm chủ yếu của công ty là:
+ Sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 cùng các tài liệu tham khảo cho các
cấp đến ôn thi Đại học với số lượng hàng triệu bản trên một năm.
+ Các lợi dụng cụ thí nghiệm, thực hành , dạy chữ phục vụ đủ cho từ lớp 1
đến lớp 12.
+ Các loại ấn phẩm phục vụ cho ngành Giáo dục.
+ Các loại bàn ghế, bảng đen, tủ, giá sách, giá thư viện phục vụ cho nhà
trường.
+ Các thiết bị điện tử, tin học, TDTT phục vụ cho dạy và học.
+ Các loại văn phòng phẩm phục vụ cho dạy và học.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Do đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty là các thiêt bị dùng cho
giáo dục do vậy đòi hỏi nhân viên của công ty phải hiểu về các loại sách , cách
dùng , cách sử dụng. Nếu nhân viên mà không am hiểu không có trình độ thì
khó có thể thuyết phục khách hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty. Chính
vì vậy trước nhu cầu cạnh tranh như hiện nay chiến lược đầu tiên mà công ty
thực hiện là đào tạo nguồn nhân lực cho công ty.
5.2. Khách hàng.
Hàng hoá của công ty là hàng hoá chuyên ngành phục vụ cho hoạt động
giáo dục của thành phố và các huyên thị. Loại hình sản phẩm đã được định
trước,công ty phải nắm bắt chính xác nhu cầu giới thiệu cho khách hàng nắm
bắt và đặt hàng,tư vấn, cho khách hàng những sản phẩm mới phù hợp với điều
kiện của khách hàng và không bị lạc hậu so với môi trường xung quanh. Nắm
bắt được điều đó mà khách hàng của công ty luôn được giữ vững, ổn định và
phát triển. Công ty luôn lấy chữ tín làm đầu không ngừng đổi mới, nâng cao
công tác phục vụ vì thế mà đã được các bạn hàng gần xa biết đến. Đối tượng
khách hàng chủ yếu là các trường học trong thành phố và các trường trong các
huyện thị nơi mà công ty đặt địa điểm kinh doanh tại đó. Cụ thể có các khách
hàng thường xuyên mua hàng của công ty với khối lượng lớn như: trường
PTTH Minh Khai, trường PTTH Ngô Quyền, trường THCS Trần Phú,
5.3 Đối thủ cạnh tranh
Với môi trường kinh doanh hiện nay nói chung và kinh doanh sách và đồ
dùng học tập nói riêng thì việc chịu sức ép với môi trường cạnh tranh là rất cao.
Công ty TNHH TM & DV Thịnh An cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Với
loại vật phẩm là sách, báo, đồ dùng học tập thì bất cứ hộ kinh doanh cá thể nào
cũng có thể cung cấp được tại các địa điểm nơi trường học. Ngoài ra Công ty
còn chịu sức ép rất lớn từ các công ty sách lâu năm trên thị trường. Họ có sẵn
kinh nghiệm cũng như sự thao túng thị trường là rất lớn. Để tồn tại và phát triển
trên thị trường thì công ty luôn có những bước đi phù hợp với tình hình xu thế
chung. Các đối thủ cụ thể là : Siêu thị sách thành phố, công ty sách The Sun,
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
cửa hàng sách tự chọn Minh Hoà, Công ty TNHH Tuấn Ngọc, Công ty TNHH
Hồng Vân
5.4 Thị trường tiêu thu sản phẩm
Thị trường của công ty là các trường phổ thông và các trường khác trong
trong thành phố và các huyện thị như vậy thị trường cơ bản đã được định hình
mà trách nhiệm cũng như nhiệm vụ chủ yếu là phải đáp ứng nhanh chóng kịp
thời nhu cầu có tính thời điểm, thời vụ của khách hàng. Thiết bị phục vụ dạy và
học ,trang bị cơ sở vật chất cho các trường vừa phải đảm bảo tốt về chức năng
góp phần nâng cao hiệu quả học tập đồng thời phải được chọn lựa để đảm bảo
hoạt động kinh doanh của công ty do vậy công ty phải có kế hoạch nắm chắc
nhu cầu thị trường và khảo sát nắm bắt chắc thị trường cung cấp tìm được
những sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu khắt khe cả của kinh doanh cũng như
công tác phục vụ.
Thị trường chính của công ty chủ yếu là thị trường Hải Phòng đây là thị
trường mà có thể nói là hấp dẫn đối với công ty. Doanh thu hàng năm của công
ty phần lớn là ở thị trường này. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là các loại sách giáo
khoa , sách nâng cao , sách tiếng anh , …. Ngoài ra thiết bị điện tử tin học tiêu
thụ cũng khá mạnh ở thị trường này. Đây là thị trường mục tiêu chính của công
ty. Mục tiêu của công ty là chiếm toàn bộ thị phần ở thị trường này.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bảng 2. Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm của công ty trong 3 năm qua
(2004, 2006)
(Đơn vị tính : Sản phẩm )
Stt Loại sản
phẩm
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
So sánh 05/ 04 So sánh 06 /05
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệ
đối
1 Sách
giáo
khoa
25.123 27.415 31.145 2.292 109,12% 3.730 113,6%
2 Sách
tiếnganh 15.216 18.46
5
21.907 3.249 121,35% 3.442 118,64%
3 Thiết bị
điện tử 10.04
5
12.141 13.651 2.096 120,86% 1.510 112,43%
4 Văn
phòng
phẩm
26.83
2
38.639 41.133 11.807 144% 2.494 106,45%
Qua bảng số liệu sản phẩm tiêu thụ trong 3 năm qua của công ty ta thấy
số lượng các sảnphẩm tiêu thụ tăng qua các năm. Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của công ty , sự thay đổi cơ cấu nhân
sự đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công đặc biệt là năm gần đây.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, yếu tố con người công
ty đang từng bước thay đổi cơ cấu đào tạo nhân lực . Để đạt được kết quả đó
công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty chiếm vai trò quan trọng đem lại
thành công cho công ty. Sự thành công là một minh chứng chứng minh đường
lối đúng đắn của công ty trong năm gần đây.
6. Công tác đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp.
Công tác tổ chức đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp được thực hiện theo qui
trình sau
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sơ đồ 1: Quy trình đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
6.1 Xác định nhu cầu đào tạo.
- Xác định nhu cầu đào tạo là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng
trong tiến trình đào tạo nhân sự của doanh nghiệp. Nếu việc xác định nhu cầu
đào tạo nhân sự không chính xác, đầy đủ có thể gây ra nhiều lãng phí trong việc
sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, khi đó công tác đào tạo nhân sự sẽ
không mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
- Để xác định chính xác nhu cầu đào tạo cho công nhân viên, doanh nghiệp
thực hiện các công tác sau:
- Phân tích nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung như:
Phân tích doanh nghiệp, phân tích tác nghiệp, phân tích nhân viên.
- Xác định nhu cầu đào tạo công nhân viên của doanh nghiệp, để xác định
chính xác các doanh nghiệp phải áp dụng các phương pháp như:
+ Phương pháp trực tiếp.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
15
Xác định nhu cầu đào tạo
Xây dựng kế hoạch chương
trình đào tạo
Triển khai thực hiện chương
trình đào tạo
Đánh giá hiệu quả đào tạo
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Phương pháp tính toán căn cứ vào số lượng máy móc, trang thiết bị kỹ
thuật cần thiết cho quá trình sản xuất, mức độ đảm nhận của một lao động và hệ
số làm việc của máy móc thiết bị.
+ Phương pháp tính toán theo chỉ số: gồm có xác định nhu cầu tuyển sinh
đào tạo lao động và xác định nhu cầu phát triển năng lực cho các nhà quản trị.
- Xác định nhu cầu đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp, cần căn cứ vào các
yếu tố như:
+ Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Sẽ cho biết mục tiêu kinh doanh
của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển. Mục tiêu này đặt ra các yêu
cầu khác nhau về trình độ, năng lực chuyên môn đối với tất cả các thành viên
trong doanh nghiệp để thích ứng với sự thay đổi của tổ chức nhằm thực hiện tốt
mục tiêu đề ra. Mục tiêu của đào tạo để nhằm thực hiện mục tiêu của doanh
nghiệp.
+ Kế hoạch nhân sự của doanh nghiệp: Sẽ cho biết sự thay đổi trong cơ cấu
tổ chức như số lượng lao động cần tuyển dụng mới, tỷ lệ thuyên chuyển công
tác , kế hoạch nhân sự giúp nhà quản trị nhân sự nắm được tình hình lao
động một cách chi tiết về số lượng, chất lượng lao động hiện tại từ đó xác định
được nhu cầu đào tạo sát với thực tế hơn.
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp: Được áp dụng để nâng
cao trình độ của người lao động để ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới
của khoa học kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Vấn đề này chỉ có thể đạt được thông qua đào tạo nhân sự thường
xuyên trong doanh nghiệp.
+ Tiêu chuẩn thực hiện công việc: Được đặt ra nội dung là cần phải đào tạo
đối với người lao động. Thông thường doanh nghiệp thường dựa vào tiêu chuẩn
thực hiện công việc để xác định nhu cầu đào tạo công nhân viên mới hoặc đào
tạo nhân viên mới thực hiện công việc lần đầu.
+ Nguyện vọng của người lao động: Trong doanh nghiệp, nhu cầu đào tạo
của mỗi người là khác nhau, nhu cầu thay đổi đối với từng người. Do đó, để xác
định chính xác nhu cầu từ đó triển khai thực hiện quá trình đào tạo nhân sự có
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hiệu quả, cần phải nghiên cứu nhu cầu đào tạo, nguyện vọng của người lao
động.
6.2 Kế hoạch chương trình đào tạo.
Kế hoạch đào tạo nhân sự của công ty được xây dựng căn cứ vào tình
hình cụ thể của công ty và yêu cầu của từng loại công việc. Nhà quản trị sẽ xây
dựng chương trình đào tạo cụ thể phù hợp với từng đối tượng mà công ty sẽ
đào tạo.
+ Các chính sách đào tạo nhân sự: Các chính sách này qui định các loại
hình đào tạo, huấn luyện, các điều kiện dành cho người lao động khi tham gia
vào quá trình đào tạo, chi phí cho các khoá đào tạo
+ Các chương trình đào tạo nhân sự: Được xây dựng trên các nội dung
như xác định rõ mục tiêu đào tạo nhân sự trong từng thời kì, xác định chính xác
đối tượng đào tạo, lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với từng đối
tượng, xây dựng nội dung đào tạo nhân sự
+ Ngân quĩ cho đào tạo nhân sựđược thiết lập một cách đầy đủ và chính
xác trên cơ sở khả năng tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, lợi ích của
mỗi chương trình nhân sự.
+ Các kế hoạch chi tiết về đào tạo nhân sự, bao gồm việc xác định cụ thể
đối tượng học viên, xây dựng nội dung chương trình cho từng đối tượng trong
từng giai đoạn, xác định địa điểm đào tạo tại doanh nghiệp hay bên ngoài
doanh nghiệp.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự, các nhà quản trị xác
định được hình thức và phương pháp đào tạo cho các đối tượng khác nhau. Căn
cứ để xác định hình thức và phương pháp đào tạo nhân sự bao gồm: Mục tiêu
đào tạo nhân sự, đối tượng được đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
đào tạo, ngân quĩ đào tạo nhân sự của doanh nghiệp và tính chất công việc của
người lao động trong doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo nhân sự đã được xác định, các hình thức,
phương pháp đào tạo nhân sự đã được lựa chọn, triển khai theo đúng kế hoạch
đề ra. Quá trình triển khai thực hiện này thể hiện rõ vai trò tổ chức điều phối
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
hướng dẫn, động viên của nhà quản trị trong việc tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện tốt nhất mục tiêu đào tạo nhân sự đã vạch ra.
Doanh nghiệp lựa chọn các đối tác để nhằm đưa người lao động tham gia
các khoá đào tạo, huấn luyện khác nhau. Sau khi đã lựa chọn đối tác thích hợp,
doanh nghiệp kí hợp đồng để triển khai kế hoạch đề ra, các nhà quản trị thường
xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, sự thay đổi trong nội dung, hình thức và
phương pháp giảng dạy, sự tham gia của người được cử đi học để đảm bảo cho
quá trình đạt được mục tiêu đã xác định.
Dù đào tạo bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp, các nhà quản trị kiểm
soát sát sao quá trình triển khai thực hiện. Ngoài các điều kiện vật chất cần
quan tâm tới cách thức tổ chức khoa học, cung cấp các thông tin phản hồi, động
viên khuyến khích người tham gia đào tạo.
II: MỘT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THỤÂT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY.
2.1 Đặc điểm về vốn.
Vốn kinh doanh là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mới có đủ khả năng, điều kiện dự trữ hàng hoá, hỗ trợ kế hoạch
trong thanh toán, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phát triển kinh doanh. Để tiến hành
kinh doanh đạt kết quả thì vốn kinh doanh cũng là phần không thể thiếu, mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều cần đến vốn và dựa vào vốn để
hoạt động.
Để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có
công ty đã huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Nguồn vốn tự có : 1.270.000.000đ
+ Vay tín dụng : 600.000.000 đ
+ Vay ưu đãi : 300.000.000 đ
Hiện nay tổng số vốn công ty là : 2.170.000.000đ
+ Vốn cố định là : 1.270.000.000đ
Nhà xưởng vật kiến trúc : 399.000.000đ
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Máy móc thiết bị : 721.000.000đ
Chi phí đào tạo công nhân : 150.000.000đ
+ Vốn lưu động : 900.000.000đ
Nguyên vật liệu phụ:
Tiền công người lao động
Chi phí điện nước, phụ tùng thay thế
Chi phí quản lý
Vốn bằng tiền
Chi phí dự phòng
Chi phí vốn lưu động trong các năm được tính toán căn cứ vào số lượng
sản phẩm sản xuất trong năm và vòng quay vốn.Nguồn vốn cũng ảnh hưởng khá
lớn đến công tác đào tạo nhân lực của công ty , mặt khác chi phí cho đào tạo
khá lớn do vậy hàng năm công ty đều phải đầu tư khá lớn cho công tác đoà tạo
nhân lực. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản trị của công ty quan tâm.
2.2 Đặc điểm về lao động
Nguồn lao động , lao động của công ty chủ yếu là những lao động ở các
tỉnh lân cận như : Thái Bình , Hà tây , Hưng Yên , Hải Dương đây là những khu
vực có nguồn lao động dồi dào mặt khác chi phí cho lao động này cũng không
cao . Đây là thế mạnh để công ty cạnh tranh về chi phí , nhưng về lao động kỹ
thuật lại đòi hỏi rất cao và công ty cũng phải chi phí khá lớn cho bộ phận công
nhân này. Do nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực hàng năm công ty tổ
chức đào tạo nâng cao tay nghề cho nguời lao động đặc biệt là công nhân bộ
phận kỹ thuật , bộ phận xử lý tin học , bộ phận sửa chữa. Một phần lớn lao động
của công ty là lao động phổ thông , lao động có kỹ năng nghề nghiệp khá thấp.
Do vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động trong công ty là
vấn đề mà các nhà quản trị quan tâm nhất hiện nay.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Bảng 3 . Bảng phẩn bổ lao động của công ty trong năm qua
( ĐVT: Nguời )
Bộ phận Quản lý Kỹ thuật Nhân viên
bán hàng
Nhân viên
thị trường
Số lượng 8 12 112 8
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Trong đó: Trình độ Đại học + Cao đẳng : 12
Trung cấp : 15
Công nhân kỹ thuật : 50
Trình độ chuyên môn của người lao động trong công ty đã có sự thay đổi
trong năm qua. Cơ cấu lao động cũng thay đổi cán bộ giữ vai trò chủ chốt của
công ty đều có bằng đại học và cao đẳng . Nhân viên bán hàng cũng được đào
tạo về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng , cán bộ kỹ thuật chủ yếu là các kỹ
sư và những người có kinh nghiệm . Cán bộ quản lý hàng năm đều được gửi đến
các trường kinh tế để đào tạo nâng cao kinh nghiệm trong quản lý.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THỊNH AN.
1. Các hình thức đào tạo.
Đào tạo nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kĩ năng của người lao động
chuẩn bị cho họ theo kịp với những thay đổi của cơ cấu tổ chức và của bản thân
công việc. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên do đó
công ty đã áp dụng các hình thức đào tạo sau:
Bảng 4.Các hình thức đào tạo nhân sự tại công ty.
Hình thức đào tạo Thường xuyên KhôngThường
xuyên
Không
• Theo đối tượng
- Đào tạo nhân viên x
- Đào tạo nhà quản trị x
• Theo địa điểm
- Đào tạo nhân sự tại công ty
+ Đào tạo lần đầu x
+ ĐTtrong quá trình làm việc x
- Đ.T nhân sự bên ngoài công ty x
• Theo cách tổ chức
- Đào tạo trực tiếp x
- Đào tạo từ xa x
- Đào tạo qua Internet x
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.1. Theo đối tượng.
Căn cứ vào cơ cấu, số lượng lao động trong công ty, công ty tiến hành áp
dụng hai hình thức đào tạo: Một hình thức dành cho nhân viên và một hình thức
khác dành cho nhà quản trị.
- Đào tạo nhân viên: Hình thức đào tạo này giúp cho nhân viên nâng cao
trình độ tay nghề và các kĩ năng cho phù hợp để thực hiện công việc theo yêu
cầu hiện tại và tương lai, nhưng công việc đào tạo cho nhân viên không được
tiến hành thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức do đó không mang
lại hiệu quả cao.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Đào tạo nhà quản trị: Công ty ít sử dụng hình thức này đối với đào tạo
nhà quản trị. Những nhà quản trị ở công ty thường là người đã có kinh nghiệm
làm việc do vậy mà công ty không sử dụng hình thức này.
1.2. Theo địa điểm.
- Đào tạo nhân sự tại công ty. Đây là các hình thức đào tạo nhân sự được
thực hiện ngay trong công ty, bao gồm các hình thức sau:
+ Đào tạo lần đầu: Hình thức đào tạo này được công ty áp dụng đối với
các nhân viên mới nhằm giúp họ hội nhập và thích nghi một cách nhanh chóng
vào môi trường làm việc của công ty, bao gồm giúp cho nhân viên mới biết về
công ty, tôn chỉ hoạt động, chuyên môn, giới thiệu nhân viên mới với người phụ
trách và các đồng nghiệp khác, các giá trị văn hoá tinh thần, các truyền thống tốt
đẹp, các chính sách nội quy, các yếu tố về điều kiện làm việc; các chế độ khen
thưởng, kỷ luật Công ty rất chú trọng tới hình thức đào tạo này, vì khi nhân
viên mới vào làm việc họ thường có tâm lý lo sợ, chán nản, thất vọng nhưng nếu
có sự quan tâm, giúp đỡ của công ty, của các đồng nghiệp sẽ giúp nhân viên mới
mau chóng thích nghi và cảm thấy tin tưởng thoải mái với môi trường làm việc
mới.
+ Đào tạo trong quá trình làm việc. Đây là hình thức đào tạo mà công ty
thường áp dụng đối với công nhân học nghề nhằm mục đích bổ sung những kiến
thức, kĩ năng cho người lao động để họ có thể thực hiện tốt hơn công việc hiện
tại và tương lai.
Các hình thức đào tạo này trong công ty thường là do các bộ phận chức
năng trong công ty thực hiện. Người đào tạo, huấn luyện ở đây có thể là nhà
quản trị, các chuyên gia kỹ thuật, người lao động có tay nghề cao trong công ty.
Hình thức đào tạo nhân sự này không được công ty tiến hành thường xuyên vì số
lượng các nhà quản lý còn hạn chế, trong khi khối lượng công việc phải làm quá
nhiều.
- Đào tạo nhân sự bên ngoài doanh nghiệp. Đây là hình thức đào tạo
nhân sự được thực hiện ở các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp. Khi người lao
động có nhu cầu cần đào tạo để thăng tiến sẽ tự đi tìm hiểu về nơi đào tạo,
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
chuyên ngành cần đào tạo và khi tham gia vào những khoá học này người lao
động sẽ phải tự trả học phí cho khoá học đó. Công ty chỉ trả học phí cho người
lao động khi họ tham gia vào những khoá học chính trị. Tuy nhiên, số người
được cử đi học theo hình thức này là không nhiều.
1.3. Theo cách tổ chức.
Do đặc điểm hoạt động của công ty, công ty chỉ sử dụng hình thức đào tạo
trực tiếp chứ không sử dụng hình thức đào tạo từ xa hay hình thức đào tạo qua
mạng Internet. Hình thức đào tạo tại chỗ thường được áp dụng đối với công
nhân học nghề. Hình thức này sẽ giúp người được đào tạo tiếp thu vấn đề nhanh
hơn và có hiệu quả hơn.
2 Kế hoach đào tạo nguồn nhân lực của công ty.
Hàng năm công ty đầu tư khá lớn cho công tác đào tạo nhân lực của công
ty . Hàng năm công ty đều trích 10% doanh thu dành cho công tác đào tạo nhân
lực , tuỳ theo đối tượng được đào tạo mà công ty lập kế hoạch đầu tư ngân sách .
• Đối tượng đào tạo:
+ Nhà quản trị : Mỗi năm công ty cử đi học tại các trường quản lý học từ
15 đến 20 ngày để nâng cao kinh nhiệm trong quản lý bao gồm : Các trưởng
phòng , phó giám đốc , tổ trưởng .
+ Đối với lao động phổ thông công ty sẽ tổ chức các lớp học về kỹ năng
chuyên môn , an toàn lao động , học cách sử dụng thiết bị kỹ thuật mới mỗi
năm công ty tổ chức hai lần để cho người lao động trong công ty học
+ Đối với nhân viên thị trường và nhân viên bán hàng công ty gửi đi học ở
các lớp chuyên môn huấn luyện mỗi năm 1 lần
• Ngân sách dùng cho công tác đào tạo nhân lực của công ty.
+ Dùng cho đào tạo nhà quản trị mỗi năm là : 50.00.000
+ Dùng nhân viên bán hàng và nhân viên thị trường là .150.000.000 ồng)
+ Dùng cho người lao động phổ thông là : 150.000.000 (đồng
3. Nội dung đào tạo nhân viên của Công ty TNHH Thịnh An.
Bảng 3: Nội dung đào tạo nhân viên tại công ty TNHH TM&DV Thịnh An.
Nội dung đào tạo Áp dụng Không
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1. Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật
- Đào tạo các tri thức về nghề nghiệp x
- Kĩ năng nghề nghiệp x
- Phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp x
2. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp
- Các giá trị và quan điểm x
- Lối ứng xử và phong tục x
- Các quy định và quy tắc nội bộ x
-Truyền thống và thói quen trong doanh nghiệp x
- Tác phong làm việc x
3. Đào tạo về chính trị lý luận
- Chính trị x
- Lý luận x
4. Đào tạo phương pháp công tác x
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
3.1. Đào tạo năng lực chuyên môn kỹ thuật.
+ Do đặc điểm kinh doanh của công ty là hoạt động thương mại các sản
phẩm của công ty nhập về phải đúng chủng loại chất lượng vì vậy mà cán bộ
phụ trách chuyên môn là rất quan trọng trong việc lựa chọn và đánh giá chất
lượng sản phẩm vì thế mà Công ty cần phải tiến hành đào tạo năng lực chuyên
môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên của công ty mình. Việc đào tạo năng
lực chuyên môn kỹ thuật là rất cần thiết vì nó giúp cho cán bộ công nhân viên
nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật để thực hiện tốt nhất công
việc hiện tại. Nhân viên có nắm vững chuyên môn, kĩ thuật mới thực hiện tốt
được các nhiệm vụ được giao. Có nắm vững chuyên môn, kỹ thuật mới có thể
làm cho sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ của mình đáp ứng tốt nhất nhu cầu
khách hàng, làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp.
Các nội dung đào tạo mà công ty thường sử dụng là:
+ Đào tạo các tri thức về nghề nghiệp. Công ty nhận thức được rằng để
trở thành một nhân viên giỏi hay trở thành một nhà quản lý giỏi thì người lao
động không chỉ có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực mà họ đang làm mà họ
phải có chuyên môn sâu về nghề nghiệp, do vậy mà những người có kinh
nghiệm thường chỉ bảo cho những người mới để họ nắm vững và hiểu biết về
công việc mà họ đang và sẽ làm.
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
+ Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp. Để thực hiện tốt nhất các công việc
được giao, mỗi người lao động phải có các kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Để
có được kĩ năng trong nghề nghiệp thì ngoài việc có kinh nghiệm sau một quá
trình làm việc thì người lao động phải được đào tạo về kĩ năng. Có như vậy thì
hiệu quả sản xuất sẽ được nâng cao. Nhưng vấn đề này chưa được chú trọng vì
công ty cho rằng kĩ năng là cái mà người lao động có được sau một quá trình
làm việc, chứ không nhất thiết là phải đào tạo.
+ Đào tạo phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong công ty, mỗi người
lao động có những phẩm chất riêng khác nhau, tuỳ thuộc vào ngành nghề mà họ
lựa chọn. Công ty chưa có áp dụng các hình thức, phương pháp đào tạo thích
hợp để cán bộ công nhân viên của mình có các phẩm chất cần thiết cho công
việc của họ, thường là người lao động rút ra kinh nghiệm và tự học những phẩm
chất đó để làm tốt công việc được giao. Đối với nhà quản lý thì ngoài phẩm chất
chính trị còn phải rèn luyện các phẩm chất khác như: Dám đương đầu, tinh thần
trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, hướng tới tương lai, khả năng giao tiếp
với người khác , người bán hàng phải có đức tính nhẫn nại kiên trì, trung thực,
chân tình.
3.2. Đào tạo văn hoá doanh nghiệp.
Đào tạo văn hoá công ty giúp cho người lao động hiểu và nhận thức đúng
đắn về tổ chức của công ty nơi họ làm việc, từ đó thích ứng với tổ chức, hội
nhập với môi trường làm việc của công ty. Nhận thức được vấn đề này, công ty
rất chú trọng tới công tác đào tạo văn hoá công ty cho các thành viên.
Tại công ty TNHH Thịnh An, việc đào tạo văn hoá công ty cho người lao
động tập trung vào các nội dung sau:
+ Các giá trị và quan điểm. Đây là những yếu tố quan trọng đặc trưng cho
văn hoá công ty. Cán bộ công nhân viên trong công ty mới vào công ty sẽ được
hướng dẫn về những chuẩn mực chung của công ty, những quan điểm của công
ty
+ Lối ứng xử và phong tục (thói quen). Mỗi công ty có cách ứng xử khác
nhau trong công việc và trong các hành động hàng ngày, tạo nên những thói
Ph¹m ThÞ Linh K7- QTTH
25