BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-------
LÊ THỊ THANH
CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG)
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI
1
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THEO
CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THỊ THANH
Khóa: 38
MSSV: 1353801011214
GVHD: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
3
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
4
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Huyền, đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
CISG
Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa
quốc tế
Cơng ước
Công ước Viên
UCC
Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ
NXB
Nhà xuất bản
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển chung của tồn thế giới, giao thương hàng hóa quốc tế ngày
càng phát triển. Pháp luật điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực này vì thế cũng được hoàn
thiện theo thời gian. Một trong những văn bản quốc tế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến giao
thương tồn cầu là Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, tên tiếng Anh là the United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods (hay cịn gọi tắt là Cơng ước CISG), được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp
Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng
4 năm 1980 tại Hội nghị của UNCITRAL với sự có mặt của đại diện 60 quốc gia và 8 tổ chức
quốc tế, Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1988. Mục đích của Cơng ước
là nhằm hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố quốc
tế1. Tính đến 30 tháng 5 năm 2016, CISG là sự cam kết của 85 thành viên trên tồn thế giới2.
Khơng những được lựa chọn là luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên,
CISG còn được lựa chọn là nguồn luật áp dụng trong nhiều thỏa thuận quốc tế giữa các
thương nhân đến từ các quốc gia không là thành viên trên toàn thế giới. CISG với những quy
định pháp luật mềm dẻo và linh hoạt, dung hòa được mâu thuẫn trong thói quen áp dụng pháp
luật của các quốc gia, đang ngày càng trở thành nguồn luật có tầm ảnh hưởng hàng đầu trong
thương mại quốc tế. Ngày 18/12/2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cơng ước Viên về Hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của
Công ước này. Cơng ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày
01/01/2017. Trước khi trở thành thành viên của Công ước, pháp luật Việt Nam với nhiều đặc
điểm của hệ thống pháp luật Dân luật đã có nhiều điểm tương đồng với quy định của CISG
chẳng hạn quy định về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Thực tế, trong quá trình hợp tác
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhiều thương nhân Việt Nam đã lưu ý tham chiếu và
thỏa thuận CISG là nguồn luật áp dụng giải quyết tranh chấp.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng (specific performance) là một chế tài nổi bật trong hệ
thống chế tài của CISG quy định tại Điều 46 và 62, tương ứng lần lượt cho quyền của bên
mua và bên bán. Khi một bên trong hợp đồng có hành vi vi phạm, bên cịn lại có quyền buộc
bên này thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Chế tài này dựa trên nền tảng là nguyên tắc thiện
chí. Sự hợp tác giữa hai thương nhân nói chung và hai thương nhân đến từ hai quốc gia khác
nhau nói riêng là q trình tạo dựng lịng tin từ những sự xa lạ. Sự thiện chí và khoan dung,
hỗ trợ lẫn nhau là những gì cần được cân nhắc hàng đầu khi xảy ra bất kỳ sự cố trong quá
trình thực hiện hợp đồng như vi phạm nghĩa vụ của một bên. Từ đó, chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng cho thấy sự phù hợp với xu thế thúc đẩy mối quan hệ thương mại “trên cơ sở
hợp tác cùng có lợi” của thương mại quốc tế.
1 Tờ trình “về việc gia nhập Cơng ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế” của Chính phủ gửi Ban Thường vụ Quốc hội ngày 22 tháng 4 năm 2015.
2 Note by the Secretariat (2016), Introduction to the Digest of Case Law on the United Nations Convention on
Contracts for the International Sale of Goods, />truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
7
Việc chuẩn bị kiến thức nhất định về điều kiện áp dụng chế tài, các quy định liên quan
cũng như sự đánh giá để quyết định có nên áp dụng nó vào một vụ việc cụ thể nào đó hay
khơng là yếu tố quyết định để vận dụng thành công chế tài này vào các vụ việc cụ thể. Tuy
nhiên, cũng giống như nhiều quy định pháp luật khác, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong CISG có nhiều quy định mang tính linh hoạt, việc vận dụng chế tài này trong thực tiễn
xét xử cũng có nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Do đó, tìm hiểu thực tế chế tài này đã được áp
dụng như thế nào trong các vụ việc đã được xét xử của các cơ quan tài phán là vấn đề quan
trọng. Tác giả lựa chọn đề tài này vì nhu cầu cấp thiết tìm hiểu thông tin liên quan đến chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế phục
vụ cho cơng tác học tập, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn vào hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trải qua một thời gian dài soạn thảo và từ khi Cơng ước Viên chính thức có hiệu lực
(1988) đến nay, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề
tài, sách báo, tạp chí trong và ngồi nước. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Cơng ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế có thể kể
đến luận văn thạc sỹ:
Đặng Hoa Trang (2015), Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo cơng ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: luận văn đã làm rõ những vấn đề lý
luận chung về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật thương mại Việt Nam và
công ước Viên 1980 đồng thời đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng của pháp luật thương mại Việt Nam dưới góc độ giải thích và áp dụng pháp
luật.
Về sách chuyên khảo, có thể kể đến sách chuyên khảo của các tác giả:
Peter Huber và Alastair Mullis (2007), The CISG – a new textbook for students and
practioners, Sellier European publisher: Cuốn sách phân tích chi tiết các quy định tương ứng
theo cấu trúc của CISG đồng thời tổng hợp, phân tích ý kiến, quan điểm của nhiều học giả về
các vấn đề liên quan từ đó rút ra quan điểm của tác giả về từng vấn đề. Các tác giả đã giải
thích cách mà CISG được vận dụng trên thực tế, lưu ý đến các vấn đề phát sinh liên quan.
Phần 10 của cuốn sách (viết bởi tác giả Peter Huber) đã cung cấp những phân tích sâu sắc về
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng qua các khía cạnh: vi phạm hợp đồng, bảo hộ pháp luật
quốc gia Điều 28, miễn trừ, các yêu cầu chung và yêu cầu thay thế, sửa chữa hàng hóa khơng
phù hợp, vi phạm cơ bản, nghĩa vụ chứng minh. Các nghiên cứu, phân tích được đặt trong
tương quan các quy định khác (cũng được trình bày cụ thể trong cuốn sách) để mang lại kiến
thức nền tảng cơ bản chính xác nhất.
8
United Nations Commission on International Trade Law3 (2016), Digest of Case Law
on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, United
Nation publisher: cuốn sách là sản phẩm nghiên cứu, tổng hợp của nhiều học giả, chuyên gia
về CISG và thư ký Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế - tập hợp thông tin và
bình luận của người biên soạn về các vụ việc đã được các cơ quan tài phán giải quyết áp dụng
tương ứng theo cấu trúc các điều của CISG. Các vụ án được cung cấp để minh họa chi tiết cho
từng yếu tố, quy định của mỗi điều luật. Cuốn sách mang lại cái nhìn rõ nét cụ thể đến từng
tình tiết về cách mà CISG được áp dụng trên thực tế.
Chengwei Liu & Marie Stefanini Newman (2007), Remedies in International Sales:
Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL, Juris Net publisher: cuốn sách
nghiên cứu về các chế tài áp dụng cho việc không thực hiện hợp đồng trong mua bán hàng
hóa quốc tế, cụ thể trong các văn bản CISG, Bộ quy tắc Unidroit và PECL4. Cuốn sách phân
tích cụ thể về từng chế tài, nghiên cứu so sánh điều kiện, cách thức áp dụng chúng trong ba
công ước quốc tế có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế: CISG,
Unidroit và PECL. Chương III về buộc thực hiện đúng hợp đồng (specific performance, tác
giả Chengwei Liu) đã phân tích, đối chiếu các quy định chi tiết về chế tài này trong ba công
ước trên, đồng thời đưa ra nhận xét đánh giá về sự hợp lý, hạn chế trong quy định của mỗi
công ước.
Một số bài viết trong các tạp chí chuyên khảo liên quan đến việc phân tích, đánh giá chế
tài buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Theodore Eisenberg & Geoffrey P. Miller (2013), "Damages versus Specific
Performance: Lessons from Commercial Contracts", New York University Law and
Economics Working Papers, vol. 12 (334): Bài viết phân tích các hợp đồng trên thực tế để rút
ra kết luận về tương quan tỷ lệ áp dụng trên thực tế chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và
bồi thường thiệt hại, từ đó nhận xét, đánh giá và lý giải chúng. Bài viết là nguồn tham khảo để
đánh giá vai trò và một số vấn đề pháp lý liên quan của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
trong tương quan với các chế tài khác.
Ulrich Magnus (2010), “The Vienna Sales Convention (CISG) between Civil And
Common Law - Best of All Worlds?”, Journey for Civil Law Students, vol. 03 (67): Bài viết
bàn về mục đích, tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của CISG trong bối cảnh thương mại quốc
tế hiện đại đồng thời đưa ra và phân tích nguồn gốc một số quy định trong CISG (trong đó có
chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng) xuất phát từ pháp luật quốc gia hay hệ thống pháp luật
nào. Bài viết cũng lý giải và có sự so sánh nhất định với các điều ước quốc tế khác như
Unidroit, PECL. Tác giả bài viết nhận định rằng dù khơng hồn hảo nhưng CISG là luật mẫu
khả thi tốt nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại5.
3 Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế, viết tắt: UNCITRAL
4 PECL - Các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng châu Âu, tên tiếng Anh: Principles of European Contract Law.
5 Ulrich Magnus (2010), “The Vienna Sales Convention (CISG) between Civil And Common Law - Best of All
Worlds?”, Journey for Civil Law Students vol. 03, tr.95
9
Bradford Stone & Santiago Gonzcilez Luna M., “Aggrieved Buyer's Right to
Performance or Money Damages under the CISG, U.C.C., and Mexican Commercial Code”,
Journal of Law and Commerce, vol. 30 (23): Bài viết cho thấy mối quan hệ giữa chế tài bồi
thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định của CISG, U.C.C và bộ luật
Thương mại Mexico, là cơ sở cho thấy tương quan và lý giải được nguyên nhân ưu thế, hạn
chế khi so sánh hai chế tài này.
Ngồi ra, cịn một số luận văn, luận án, các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách
chun khảo và các bài viết đăng trên tạp chí trong và ngồi nước có liên quan đến các vấn đề
cụ thể trong chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng như quy định chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng trong các văn bản pháp luật khác nhau. Nhưng nhìn chung, các tài liệu nói trên
chưa mang tính tổng hợp và riêng biệt về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo CISG,
cũng như chưa có sự chọn lọc án lệ để minh họa thực tiễn cụ thể cho sự đánh giá, lựa chọn và
áp dụng chế tài này. Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng theo CISG một cách riêng biệt, đầy đủ, có sự liên hệ thực tế đồng thời đưa ra đánh giá
khách quan về vai trò, ưu thế và khó khăn trong áp dụng chế tài này là cần thiết, mang lại ý
nghĩa quan trọng cũng như có giá trị tham khảo trong thực tiễn.
3.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong đề tài này được làm rõ qua sự phân tích,
liên kết các quy định liên quan của CISG đồng thời có liên hệ thực tiễn để minh họa cho mỗi
quy định. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức nền
tảng về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, dựa vào những phân tích, đánh giá vai trị, ưu
thế và một số vấn đề pháp lý trong việc áp dụng của chế tài này để có sự lựa chọn thích hợp
cho việc xử lý vi phạm hoặc tự đưa ra chế tài tự mình thực hiện đúng hợp đồng khi có vi
phạm để đạt được lợi ích kinh tế hợp pháp cao nhất. Tác giả hi vọng đề tài sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo có giá trị cho áp dụng thực tiễn cũng như các nghiên cứu sau này.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Để làm rõ thông tin về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước Viên
1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các quy
định liên quan trực tiếp đến chế tài và từ đó đưa ra những đánh giá về chế tài này. Cụ
thể, đề tài “chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm: điều kiện áp dụng chế tài, các trường
hợp miễn trừ áp dụng chế tài, các quy định liên quan đến chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng trong CISG như gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ hoặc tự khắc phục thiệt
hại.
- Vai trò hài hòa hóa pháp luật của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo
Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
10
- Một số ưu thế của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng so với các chế tài khác
trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Một số vấn đề pháp lý trong việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
so với các chế tài khác trong Công ước Viên 1980 hợp đồng về mua bán hàng hóa
quốc tế.
Những nội dung này sẽ được tác giả nghiên cứu, phân tích chủ yếu và tập trung
trong phạm vi các quy định của Cơng ước Viên. Thói quen áp dụng pháp luật của hệ
thống pháp luật thông luật và dân luật, Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ (UCC)
cũng là nguồn luật để tác giả tham khảo, đối chiếu trong đánh giá chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng theo CISG.
5.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đối với các nội dung trong đề tài, tác giả sử dụng
phối hợp và riêng lẻ các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích và bình luận: nhằm giải thích, làm rõ vấn đề. Phương pháp phân
tích được áp dụng chủ yếu cho chương 1 để làm sáng tỏ, dễ hiểu các quy định về việc áp dụng
buộc thực hiện đúng hợp đồng. Bên cạnh đó, phương pháp bình luận được áp dụng chủ yếu
tại chương 2, song song với những vấn đề đã được phân tích ở chương 1 để rút ra được những
đánh giá về vai trò, ưu thế và khó khăn của chế tài này.
Phương pháp thống kê: được sử đụng để tìm hiểu về thực tiễn xét xử, các vụ án liên
quan đến mỗi yếu tố của việc áp dụng chế tài được phân tích. Từ đó, phương pháp chọn lọc
được vận dụng để xác định vụ việc nào mang tính liên quan, điển hình và gần với thời gian
nghiên cứu nhất để tăng tính thuyết phục cho mỗi ví dụ minh họa thực tiễn đồng thời góp
phần làm sáng tỏ vấn đề được phân tích.
Phương pháp so sánh: được tác giả vận dụng trong lựa chọn bản án và xác định ưu thế,
khó khăn trong tương quan giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và chế tài khác trong
Công ước. Phương pháp so sánh đồng thời góp phần tìm ra sự thật khách quan, tính chính xác
cho lý luận, thực tiễn và đánh giá chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Phương pháp quy nạp, tổng hợp: từ những phân tích, đánh giá chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng, kết luận về việc áp dụng và đánh giá đó sẽ được rút ra. Kết luận cuối mỗi
chương và cuối đề tài sẽ được cung cấp qua phương pháp tổng hợp để có cái nhìn bao quát,
rút gọn về đối tượng nghiên cứu của đề tài.
6.
Bố cục tổng quát của khóa luận
Đề tài được kết cấu với bố cục như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Một số đánh giá về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
11
Kết luận Chương 1
Chương 2: Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Kết luận Chương 2
Kết luận chung
12
CHƯƠNG 1: ÁP DỤNG CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG
Để áp dụng chính xác và có hiệu quả chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công
ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, hiểu biết về các điều kiện áp dụng, các lưu ý cụ
thể và các vấn đề liên quan là cực kỳ quan trọng. Chương 1 vì thế sẽ cụ thể hóa việc áp dụng
chế tài theo các nhóm: điều kiện chung, các điều kiện cụ thể cho các biến thể của chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng và các quy định đáng lưu ý về gia hạn thực hiện nghĩa vụ, tự khắc
phục vi phạm.
1.1
Điều kiện chung cho việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng
CISG nổi tiếng với số lượng lớn các thành viên đến từ nhiều hệ thống pháp luật khác
nhau. Các quy định của CISG đã được áp dụng phổ biến ngay cả giữa các thương nhân đến từ
các quốc gia không là thành viên Công ước Viên, thể hiện bởi lượng án lệ đồ sộ6 áp dụng
Công ước này. Khi một bên vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng, có nhiều chế tài mà bên
cịn lại có thể lựa chọn áp dụng để bù đắp tổn thất của mình. Bên có quyền có thể hủy bỏ hợp
đồng, tìm một đối tác khác, tính tốn thiệt hại để u cầu bồi thường, cũng có thể yêu cầu
giảm giá hay lãi chậm trả. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, bồi thường thiệt hại, hủy bỏ hợp
đồng hay các chế tài khác không thể bù đắp hết những tổn thất gây ra cho bên có quyền cũng
như không thể đáp ứng những mong muốn ban đầu mà họ mong đợi từ việc giao kết. Buộc
thực hiện đúng hợp đồng trong CISG cho thấy ưu thế trong nhiều trường hợp mà bên có
quyền muốn duy trì mối quan hệ hợp đồng và quyền mà bên này đáng được hưởng không thể
thay thế bởi bất cứ biện pháp khắc phục hay chế tài nào khác.
CISG không quy định theo cách liệt kê danh sách các chế tài được phép áp dụng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như không quy định tập trung các điều kiện áp
dụng, các ràng buộc của mỗi chế tài, mà thay vào đó CISG được cấu trúc với các điều luật
nằm khá rời rạc nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau. Điều 46(1) và Điều 62 cho phép lần lượt
bên mua và bên bán yêu cầu bên kia thực hiện đúng các nghĩa vụ tương ứng như đã cam kết
trong hợp đồng. Ngoài quyền buộc thực hiện đúng hợp đồng nói chung, bên mua trong các
trường hợp cụ thể, cịn có thể u cầu sửa chữa hàng hóa khiếm khuyết hoặc yêu cầu giao
hàng thay thế nếu vi phạm của bên bán cấu thành vi phạm cơ bản. Việc áp dụng chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng ràng buộc các điều kiện nhất định như được trình bày dưới đây, bao
gồm:
- Chứng minh tồn tại vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và tính hợp lý của yêu cầu;
- Thông báo cho bên kia theo đúng quy định tại Điều 39;
- Nghĩa vụ không được miễn trừ do bất khả kháng (Điều 79) hoặc do hoàn cảnh
thay đổi cơ bản (hard ship);
- Bên có quyền khơng áp dụng các chế tài mâu thuẫn;
6 Tính đến tháng 12 năm 2016, có hơn 4500 vụ việc liên quan đến CISG đã được giải quyết, xem: Digest of
Case Law on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
13
- Không bị từ chối áp dụng theo Điều 28;
- Thời hạn bổ sung hợp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm;
- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất theo Điều 77; và
- Vi phạm cơ bản trong trường hợp cụ thể theo Điều 25 và Điều 46(2).
1.1.1 Vi phạm của một bên
Trong quan hệ hợp đồng, vi phạm của một bên là điều kiện quan trọng và cơ bản
nhất, là cơ sở cho bên bị vi phạm quyết định loại chế tài cần phải thực hiện. Để yêu
cầu bên vi phạm thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, trước hết bên bán
hoặc bên mua phải chứng minh được bên kia có một nghĩa vụ cần phải thực hiện theo
cam kết trong hợp đồng và bên đó đã vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ này.
Tiền thân của CISG - Công ước về luật hợp đồng mua bán quốc tế thống nhất
(“ULIS”) quy định điều kiện khá chặt chẽ cho quyền buộc thực hiện đúng hợp đồng
của bên mua. Theo Điều 25 ULIS, bên mua nếu có thể mua hàng hóa thay thế trong
khả năng hợp lý và phù hợp với tập quán thì khơng có quyền buộc bên bán thực hiện
đúng hợp đồng7. Tuy nhiên, đến khi CISG chính thức ra đời, Cơng ước đã khơng cịn
giới hạn quyền này chỉ dành cho bên mua hay quy định áp đặt điều kiện thực hiện như
trước đó nữa. Vi phạm hợp đồng của một bên, bất kể bên bán hay bên mua, là điều
kiện để bên còn lại thực thi quyền yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng.
CISG không đưa ra định nghĩa thế nào là vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, tiếp cận từ các
điều luật quy định về các chế tài: buộc thực hiện đúng hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, bồi
thường thiệt hại thì vi phạm hợp đồng được hiểu bao gồm tất cả các hành vi không tuân thủ
cam kết hợp đồng mà khơng phân biệt đó là nghĩa vụ chính hay phụ, kể cả những trường hợp
được miễn trách nhiệm. Tìm hiểu về các dạng vi phạm hợp đồng là tiền đề cho việc tìm hiểu
điều kiện và cơ chế áp dụng của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong CISG.
Theo CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa quy định cho bên mua nghĩa vụ thanh tốn
tiền và nhận hàng8, cịn bên bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ và chuyển giao quyền
sở hữu cho bên mua9. Bất kỳ hành vi nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các
nghĩa vụ trên, chẳng hạn bên mua khơng thanh tốn tiền, thanh tốn chậm, thanh tốn thiếu,
khơng nhận hàng hoặc bên bán khơng giao hàng, giao hàng trễ, giao hàng thiếu, giao hàng
không phù hợp (tương tự trong trường hợp giao chứng từ và việc chuyển giao quyền sở hữu
cho bên mua) là vi phạm hợp đồng. Trên cơ sở các vi phạm đó, Điều 46 và Điều 62 CISG cho
phép bên còn lại buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng.
Như vậy, vi phạm hợp đồng với tính chất là cơ sở để yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp
đồng, có thể được chia làm 4 nhóm chính:
7 UNCITRAL (1977), "Report of the Committee of the Whole I Relating to the draft Convention on the
International Sale of Goods", UNCITRAL Yearbook, VIII, tr 42.
8 Điều 53 CISG: “Bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của
Công ước này”.
9 Điều 30 CISG: “Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền
sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và của Công ước này”.
14
(1)
(2)
(3)
(4)
Không thực hiện nghĩa vụ;
Chậm thực hiện nghĩa vụ;
Thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ; và
Thực hiện nghĩa vụ không phù hợp.
Việc không thực hiện nghĩa vụ (1) trong hợp đồng biểu hiện qua thực tế là các trường
hợp bên bán không giao hàng, không giao chứng từ, không chuyển giao quyền sở hữu cho bên
mua. Về phía bên mua, đó là việc khơng thanh tốn hoặc khơng nhận hàng. Trong vụ án
“đồng hồ đeo tay”, hợp đồng của các bên được ký vào ngày 30 tháng 3 năm 1994 (Bên mua
1) và ngày 15 tháng 5 năm 1994 (Bên mua 2) về phân phối độc quyền đồng hồ đeo tay (hàng
hóa hợp đồng nói trên) trên tồn Mexico. Nhưng cho đến tháng 12 năm 2000, bên mua vẫn
chưa thực hiện thanh tốn cho bên bán. Bên bán sau đó đã viện dẫn Điều 62 và Điều 78 yêu
cầu bên mua thực hiện đúng hợp đồng là thanh toán cho bên bán đồng thời yêu cầu lãi chậm
trả10.
Khác với các vi phạm khác cùng nhóm, đối với vi phạm khơng nhận hàng của bên mua,
bên bán thường không buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng như cơ quan tài phán hiếm khi
đưa ra phán quyết buộc bên mua nhận hàng. Chế tài được áp dụng thường là hủy bỏ hợp đồng
và đòi bồi thường thiệt hại. Thực tế, bên bán đã không lựa chọn chế tài buộc bên mua nhận
hàng hóa là “ơ tơ” khi bên mua thơng báo rằng bên này khơng thể nhận hàng vì sự dao động
cực đoan của tỉ giá hối đối. Thay vào đó, bên bán yêu cầu thanh toán tiền bảo lãnh và bồi
thường thiệt hại, mặc dù cuối cùng, phán quyết của Tòa là không chấp nhận yêu cầu của bên
bán11. Vụ án “áo khốc Lambskin” là minh chứng cho việc Tịa án đã không đưa ra phán
quyết buộc bên mua nhận hàng khi bên mua từ chối nhận hàng hóa khơng phù hợp và đưa ra
thông báo cho bên bán không đúng thời điểm12.
Nhóm thứ (2) - chậm thực hiện nghĩa vụ - điển hình bởi các vi phạm của bên bán như
chậm giao hàng, chậm giao chứng từ, chậm chuyển giao quyền sở hữu. Còn với bên mua, các
vi phạm cụ thể sẽ là chậm thanh toán tiền hay chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng. Thơng
thường, bằng thiện chí của các bên, bên bị vi phạm sẽ gia hạn thêm thời gian thực hiện nghĩa
vụ cho bên kia13. Tuy nhiên, với việc mất đi các lợi ích trong kinh doanh và thiệt hại trong
nhiều trường hợp, bên vi phạm sẽ áp dụng các chế tài khác cùng với chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng.
Nhóm thứ (3) - thực hiện nghĩa vụ khơng đầy đủ - có thể được nhận diện qua các trường
hợp: giao thiếu hàng (chẳng hạn số lượng là 100 cái nhưng chỉ giao 80 cái trong thời gian đã
thỏa thuận), giao thiếu chứng từ liên quan hay chuyển giao quyền sở hữu khơng đầy đủ (ví dụ,
10 Quyết định của Tòa Thương mại Bern (Thụy Sỹ) ngày 22 tháng 12 năm 2004, số HG 02 8934/STH/STC,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
11 Quyết định của Tòa Phúc thẩm München (Đức) ngày 08 tháng 02 năm 1995, số 7 U 1720/94,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
12 Quyết định của Tòa Thương mại Zürich (Thụy Sỹ) ngày 30 tháng 10 năm 1998, số HG 930634/O,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017
13 Chi tiết được trình bày ở mục 1.3.1 Gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ, tr. 24 của đề tài này.
15
bán 100 cái xe ô tô nhưng chỉ chuyển giao quyền sở hữu cho 80 cái) hoặc nghĩa vụ nhận
hàng, thanh tốn khơng đầy đủ của bên mua.
Đối với nhóm vi phạm hợp đồng số (4), thực hiện nghĩa vụ không phù hợp, thường liên
quan đến nghĩa vụ giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng của bên bán, sẽ được phân tích rõ hơn
ở phần dưới đây.
Một vấn đề cần lưu ý liên quan đến việc bên bán giao thiếu chứng từ hoặc giao chứng
từ không phù hợp. Điều 30 CISG cho thấy ngoài nghĩa vụ giao hàng, bên bán cịn có nghĩa
vụ giao chứng từ. Vậy thì, nếu bên bán vi phạm một trong các nhóm vi phạm vừa nêu thì sao?
Bên mua có quyền u cầu bên bán sửa chữa hay thay thế các chứng từ này hay không? Theo
tác giả, bên mua không thể viện dẫn quy định tại Điều 46 (2) và 46 (3) để yêu cầu bên bán
thay thế hay sửa chữa chứng từ khơng phù hợp, đơn giản vì các quy định này chỉ áp dụng cho
đối tượng là hàng hóa. Theo quan điểm của tác giả, bên mua trong trường hợp này không mất
đi quyền buộc thực hiện đúng hợp đồng mà vẫn có thể viện dẫn Điều 46 (1) - áp dụng cho các
trường hợp chung để yêu cầu bên bán thực hiện đúng hợp đồng.
14
Lưu ý rằng hợp đồng được xem xét trong trường hợp này phải thuộc phạm vi áp dụng
của CISG và các bên không thỏa thuận từ chối áp dụng CISG hoặc quy định vào hợp đồng
loại trừ việc áp dụng một số điều khoản tương ứng liên quan đến chế tài buộc thực hiện đúng
hợp đồng trong CISG.
1.1.2 Thông báo của bên bị vi phạm cho bên vi phạm
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nếu có vi phạm xảy ra, việc khắc
phục phải được xem xét trong hồn cảnh cụ thể, có tính đến các yếu tố liên quan như
khoảng cách địa lý, tính thuận tiện, hợp lý và thiện chí giữa các bên nhằm quyết định
biện pháp khắc phục, đặc biệt là buộc thực hiện đúng hợp đồng. Thông báo của bên có
quyền cho bên vi phạm là một trong những điều kiện cơ bản để áp dụng biện pháp
buộc thực hiện đúng hợp đồng. Nếu bên bị vi phạm phát hiện ra việc vi phạm hợp
đồng nhưng lại không thông tin cho bên kia thì bên vi phạm khó lịng biết và thực hiện
yêu cầu buộc thực hiện của bên đó. Đồng thời, thông báo được đưa ra vào thời điểm
nào, trong thời hạn bao lâu, nội dung và hình thức như thế nào cần được cân nhắc qua
các yếu tố được đề cập trong những hoàn cảnh cụ thể.
Vấn đề đặt ra là liệu bên có quyền yêu cầu buộc thực hiện có thể khơng đưa ra
thơng báo cho bên kia được hay không. Câu trả lời là không, bởi lẽ việc “buộc thực
hiện” đã cho thấy sự bắt buộc đưa ra “yêu cầu” cho bên kia biết và thực hiện.
Từ ngữ trong Điều 46 (1) và Điều 62 không nhắc đến nghĩa vụ thông báo. Tuy
nhiên, như đã phân tích ở trên, chế tài này khơng thể được áp dụng nếu bên bị vi phạm
không được thông báo về vi phạm của mình cũng như yêu cầu của bên kia để thực
hiện đúng nghĩa vụ. Điều 46 (2), Điều 46 (3) quy định nghĩa vụ thông báo hợp lệ của
14 Theo Điều 34 CISG: chứng từ được nhắc đến trong đề tài hiểu chung là chứng từ liên quan đến hàng hóa.
16
bên mua đối với bên vi phạm khi hàng hóa được bên bán giao cho bên mua không phù
hợp với hợp đồng khi đưa ra yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng. Điều 39 CISG
cho thấy bên mua bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa khơng phù hợp hợp đồng
nếu bên mua không thông báo cho bên bán. Trường hợp ngoại lệ duy nhất cho trường
hợp bên mua gửi thông báo cho bên bán yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng không
đáp ứng các điều kiện tương ứng (được trình bày dưới đây) nhưng bên bán khơng có
quyền viện dẫn quy định về thơng báo này để từ chối yêu cầu là khi sự không phù hợp
của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà bên bán đã biết hoặc không thể không biết
và họ đã không thông báo cho bên mua15.
Thực tế cho thấy Tòa án đã từng bác bỏ lập luận của bên mua về việc bên bán
giao hàng không phù hợp và chấp nhận u cầu thanh tốn của bên bán vì thông báo
mà bên mua đưa ra không đáp ứng điều kiện về thời gian như quy định tại Điều 39.
Trong vụ việc “dưa hấu”, Tòa án đã xác định rằng bên mua khơng có căn cứ để khẳng
định rằng bên bán biết hoặc phải biết về khiếm khuyết của hàng hóa để loại bỏ quyền
viện dẫn Điều 39 của bên bán, đồng thời cũng khơng có lý do hợp lý khác để giải thích
cho việc khơng đưa ra thơng báo hợp lý. Cùng với những căn cứ khác, Tòa đã chấp
nhận yêu cầu thanh toán theo Điều 62 của bên bán và bác bỏ việc dựa vào sự thiếu sót
hàng hóa của bên mua16.
1.1.2.1 Nội dung của thơng báo
Cơng ước Viên không quy định minh thị những nội dung nào cần được đề cập
trong thông báo. Điều 39 chỉ ngụ ý rằng, nội dung của thông báo phải bao gồm “tin tức
về sự không phù hợp”. Nên hiểu “tin tức về sự khơng phù hợp” này bao gồm cái gì,
nhiều quan điểm đã được đặt ra trong nghiên cứu.
Trong vụ án “chăn Acrylic”, Tịa án đã xác định rằng thơng báo của bên mua cho
bên bán không đủ chi tiết để từ chối yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng của bên
mua. Bên mua đã thông báo về 5 cuộn chăn bị thiếu nhưng lại không đề cập đến nội
dung muốn bên bán khắc phục như thế nào theo Điều 3917. Như vậy, yêu cầu cụ thể
của bên bán khắc phục hàng hóa khiếm khuyết như thế nào được xem là một trong
những nội dung quan trọng của thông báo.
Nêu ra tính chất hay chính là việc mơ tả hàng hóa khiếm khuyết như thế nào
cũng được xem là một trong những nội dung quyết định tính hợp lệ của thơng báo.
Theo Tịa án, bên mua đã thất bại trong việc thông báo cho bên bán khi thông báo
15 Điều 40 CISG: “Bên bán khơng có quyền viện dẫn các quy định của các điều 38 và 39 nếu như sự khơng phù
hợp của hàng hóa liên quan đến các yếu tố mà bên bán đã biết hoặc không thể không biết và họ đã không thông
báo cho bên mua”.
16 Quyết định của Tòa án Quận Breda (Hà Lan) ngày 16 tháng 01 năm 2009, số 197586 / KG ZA 08-659,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
17 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Koblenz (Đức) ngày 31 tháng 01 năm 1997, số 2 U 31/96,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
17
khơng có nội dung mơ tả đầy đủ tính chất của sự khơng phù hợp. Tịa án khơng tìm
thấy bức thư mà bên mua gửi cho bên bán mang nội dung là sự khiếu nại về điều kiện
thực tế của hàng hóa, nhưng chúng được hiểu là lời nhắc nhở cài đặt thiết bị. Dựa vào
Điều 8(2) CISG để diễn giải hành vi của bên mua, lời nhắc nhở đó được xem là thông
báo cho bên bán. Tuy nhiên, thông báo này lại không chứa đựng bất cứ sự mô tả hàng
hóa khơng phù hợp nào. Thơng báo của bên mua trong trường hợp này được xem là
không đáp ứng điều kiện về mặt nội dung, do đó, hạn chế quyền của bên mua buộc bên
bán thực hiện đúng hợp đồng18.
Một vài trường hợp khác, Tòa án còn buộc bên mua khơng những mơ tả tính chất
của sự khơng phù hợp mà cịn phải xác định chính xác hoặc chính xác đến mức cao
nhất có thể (tùy theo đánh giá tình huống) bản chất của khiếm khuyết đó19. Thực tiễn
cho thấy, nội dung thơng báo cịn phải chỉ ra được khơng chỉ là bản chất mà cịn các
yếu tố khác của sự không phù hợp đi kèm kết quả kiểm tra của bên mua về hàng hóa.
Nội dung thơng báo cũng nên chi tiết ở mức độ đủ để bên bán có thể hiểu được yêu
cầu của bên mua đối với việc thực hiện các bước tiếp theo cho thích hợp (ví dụ: tiến
hành kiểm tra hàng hóa, bảo vệ bằng chứng cần thiết cho nguy cơ tranh chấp, lên kế
hoạch giao hàng thay thế hoặc phương án khắc phục khác…). Có thể nói, nội dung
thơng báo nên là “một bức tranh hoàn thiện về việc khiếu nại” của bên mua, cái mà
bên này muốn truyền tải cho bên bán. Thông báo phản hồi cho việc giao hàng không
đầy đủ có thể bao gồm cả chất lượng khơng phù hợp hoặc hàng hóa được giao thuộc
trường hợp “aliud20”21.
Tựu chung lại là những điều kiện cơ bản của hàng hóa như: số lượng, phẩm chất
và những gì mơ tả trong hợp đồng như quy định tại Điều 35 sẽ là cơ sở cho việc xác
định nội dung thơng báo cần có cho yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng. Không
những thế, thơng báo cịn phải chỉ rõ hàng hóa đó là gì. Trong một phán quyết của Tịa
án, do máy móc nơng nghiệp bị khiếm khuyết mà bên mua u cầu sửa chữa chỉ là một
loại trong số nhiều loại mua từ bên bán, yêu cầu chi tiết về số sê-ri hoặc ngày giao
hàng đã được xem là nội dung của thơng báo. Bởi vì, xem xét từ tính hợp lý, bên bán
bắt buộc phải tìm kiếm tài liệu cho hàng hóa đó để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của
bên mua.
18 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Hamburg (Đức) ngày 25 tháng 01 năm 2008, số 12 U 39/00,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
19 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Karlsruhe (Đức) ngày 08 tháng 02 năm 2006, số 7 U 10/04,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
20 Khái niệm “aliud ” sẽ phân tích rõ hơn trong phần 1.2.1 Giao hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng, tr.20
dưới đây.
21 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2012),
Digest of Article 39 case law, truy cập lần cuối
ngày 14/07/2017.
18
Ngồi ra, mỗi khiếm khuyết hay sự khơng phù hợp phải được mô tả riêng lẻ với
các khiếm khuyết khác, trường hợp giao thiếu hàng thì phải xác định chính xác số
lượng bị giao thiếu22.
Mặc dù một số lượng lớn án lệ được viện dẫn cho các lập luận về nội dung thông
báo trên đây, quan điểm của tác giả là không nên quá đặt nặng về vấn đề nội dung
thông báo. Hiểu rằng nội dung thông báo của một bên là cơ sở thuận lợi để bên kia
thực hiện đúng hợp đồng, khắc phục những vi phạm mà họ đã phạm phải. Tuy nhiên,
vào thời đại công nghệ số như hiện nay, việc liên lạc giữa các bên trong hợp đồng mua
bán hàng hóa trở nên cực kỳ đơn giản chỉ với sự hỗ trợ của thiết bị điện tử có kết nối
in-tơ- net. Nếu khơng rõ về nội dung, bên bán có thể liên lạc lại với bên mua. Một số
phán quyết liên quan của Tòa án đã khơng ủng hộ việc địi hỏi điều kiện chặt chẽ quá
mức như đã phân tích ở trên. Điều kiện về nội dung của thơng báo đưa ra trong q
trình buộc thực hiện đúng hợp đồng nên được tính tốn với các yếu tố khách quan lẫn
chủ quan, mối quan hệ giao thương, văn hóa và thói quen thương mại giữa các bên 23.
Như vậy, thông báo mà bên bị vi phạm đưa ra cho bên vi phạm yêu cầu bên này
thực hiện đúng hợp đồng nên mang nội dung bày tỏ yêu cầu, mô tả về vi phạm mà bên
vi phạm đã phạm phải và nêu các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hàng hóa
mang vi phạm cần khắc phục. Yêu cầu về nội dung thông báo - cơ sở cho việc từ chối
yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng của bên bị vi phạm - nên được cân nhắc theo
nhiều yếu tố như đã đề cập, trên cơ sở thiện chí và hợp lý cho cả hai bên.
1.1.2.2 Thời hạn đưa ra thông báo
Thời hạn đưa ra thơng báo có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên, thể hiện nguyên
tắc trung thực thiện chí, nhằm duy trì mối quan hệ giữa các bên. CISG khơng giới hạn
thời hạn này trong bao lâu ngồi tính “hợp lý” cho thời hạn quy định tại Điều 39 (1) và
thời hạn tối đa 2 năm trong mọi trường hợp theo Điều 39 (2). Thời hạn tốt nhất để xác
định thông báo hợp lý là 9 ngày sau khi giao (hàng hóa bền và khơng mang tính mùa
vụ), 14 ngày cho việc kiểm tra và thông báo, từ 2 tuần cho đến 1 tháng sau khi giao, 1
tháng sau khi giao và 6 tuần sau khi giao… đã từng được đề xuất24 nhưng không thời
hạn cụ thể nào được chấp nhận.
Dựa trên thực tiễn các án lệ đã được giải quyết cho các tranh chấp về vấn đề đưa
ra thông báo buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng như tham khảo quan điểm của nhiều
22 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Marburg (Đức) ngày 12 tháng 12 năm 1995, số 2 O 246/95,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
23 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2012),
Digest of Article 39 case law, truy cập lần cuối
ngày 14/07/2017.
24 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2012),
Digest of Article 39 case law, truy cập lần cuối
ngày 14/07/2017.
19
luật gia, nhà nghiên cứu về CISG, tác giả cho rằng để xác định thời hạn thông báo nên
dựa vào các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, tính “hợp lý” của thời hạn thơng báo
Tính hợp lý của thời hạn thơng báo chính là thước đo cho việc tính tốn thời hạn
này. Dựa vào hoàn cảnh của vi phạm trong từng vụ việc, tính hợp lý này cũng được
xác định theo nhiều góc độ. Sự cân bằng về lợi ích kinh tế, tính chất của hàng hóa, số
lượng hàng hóa cần kiểm tra, khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên được cân nhắc
để đánh giá tính hợp lý.
Tịa án đã cho rằng việc bên mua không đưa ra thông báo trong một thời gian hợp lý là
không đáng kể vì người này giải thích được lý do khơng đưa ra thơng báo trên cơ sở cân nhắc
lợi ích kinh tế của các bên. Yêu cầu giảm giá của bên mua trong trường hợp này đã được chấp
nhận25. Tuy nhiên, xét từ yếu tố lợi ích kinh tế, việc buộc thực hiện đúng hợp đồng đã không
cho thấy ưu thế của mình.
Thực tiễn cũng cho thấy rằng tính chất của hàng hóa, cụ thể là hàng hóa có dễ hư hỏng
hay khơng, có u cầu sự phức tạp trong kiểm tra hay không… là yếu tố quan trọng trong
đánh giá thời hạn đưa ra thơng báo. Tịa án trong vụ án giao “dưa hấu” đã đề cập ở trên cho
rằng thời hạn là ngay lập tức hay vài ngày sau đó (do tính chất hàng hóa “dưa hấu” là dễ hư
hỏng)26. Do đó, việc bên mua thơng báo cho bên bán vào ngày làm việc kế tiếp mặc dù đã sau
3 ngày trên thực tế (thứ 6 đến thứ 2) được xem là hợp lý. Trong một vụ án khác (vụ án áo
khoác Lamskin đã dẫn) minh chứng cho yếu tố đơn giản hay phức tạp trong kiểm tra và đánh
giá hàng hóa khiếm khuyết, Tịa án nêu quan điểm rằng thời gian 02 tuần cho thông báo là
khá “hào phóng”. Áo khốc là đối tượng dễ kiểm tra cũng như bên mua hồn tồn có khả
năng kiểm tra nhanh chóng qua một vài mẫu áo khốc để xác định vi phạm. Tòa cũng chỉ ra
rằng khoảng thời gian mà CISG quy định nhằm mục đích cho bên mua cơ hội thơng báo cho
bên bán về bất kì khiếm khuyết nào trước khi mang nó đi bán lại, đồng thời, khơng có lý do gì
để mở rộng khoảng thời gian cho việc kiểm tra hàng hóa và thơng báo này (Điều 38 và Điều
39(1) CISG)27.
Ngoài ra, khả năng thực hiện nghĩa vụ của các bên, tức là thời gian cho q trình đánh
giá việc bên vi phạm có thể thực hiện yêu cầu của bên bị vi phạm hay không (quy mô, tiềm
lực, khả năng của bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng, thay thế hay sửa chữa hàng hóa; tiềm
lực kinh tế của bên mua cho việc thanh toán đúng hạn, lãi chậm trả, nghĩa vụ nhận hàng…)
cũng góp phần vào việc xác định tính hợp lý của thời hạn thông báo.
Thứ hai, thời điểm bắt đầu đưa ra thơng báo
25 Quyết định của Tịa Phúc thẩm Saarbrücken (Đức) ngày 17 tháng 01 năm 2007, số 5 U 426/96-54,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
26 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Breda (Hà Lan, vụ án “dưa hấu”), sđd, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
27 Quyết định của Tịa Thương mại Zürich (Thụy Sỹ, vụ án “áo khốc Lamskin”), sdd, truy cập lần cuối ngày
14/07/2017.
20
Thời điểm bắt đầu đưa ra thông báo buộc thực hiện được thống nhất ngay khi phát hiện
có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc buộc phải phát hiện ra vi phạm đó (tương ứng nghĩa vụ
của bên bán và bên mua tại Điều 30 và Điều 53). Tòa án trong vụ án “dưa hấu” đã xác định
rằng, thời điểm bắt đầu nghĩa vụ thông báo là khi bên mua kiểm tra hàng hóa (ngay sau khi
nhận hàng) và phát hiện khiếm khuyết. Kiểm tra hay buộc phải phát hiện được xem xét là
nghĩa vụ. Thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ này cũng phải “hợp lý” theo như phân tích
trong phần thời hạn hợp lý ở trên, nghĩa là căn cứ vào hồn cảnh. Do đó, tính chất, số lượng
hàng hóa, kiến thức kiểm tra cần có của bên mua cũng như mức độ đơn giản, phức tạp để
đánh giá hàng hóa khiếm khuyết, có vi phạm hợp đồng xuất hiện là các yếu tố để cơ quan tài
phán quyết định thời điểm bắt đầu đưa ra thông báo buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Trong một vụ việc, Toà án đã bác bỏ yêu cầu bồi thường của bên mua và cho rằng đối
với hàng hóa là “tấm phim bảo vệ bề mặt” thì thời hạn kiểm tra hợp lý là 3 hoặc 4 ngày (Điều
38 (1) CISG), mức độ kiểm tra phụ thuộc vào loại hàng hoá, bao bì và khả năng thử nghiệm.
Thử nghiệm cho thấy khi bên mua đã kiểm tra trong vòng 3 hoặc 4 ngày sau khi giao hàng,
khiếm khuyết sẽ được phát hiện trong vịng 7 ngày. Với hàng hố thuộc loại bền như trên
(phân biệt với hàng hóa mùa vụ, dễ hư hỏng), cần thơng báo cho bên bán trong vịng 8 ngày
sau khi sự không phù hợp phải được phát hiện. Do đó, thơng báo trên được đưa ra sau khi đã
hết thời hạn hợp lý. Hơn nữa, bên mua khơng giải thích được lý do khơng thơng báo để áp
dụng điều 44 CISG28. Án lệ khác cho thấy thời gian hợp lý bắt đầu tính từ thời điểm bên mua
phát hiện ra sự khơng phù hợp của hàng hóa. Tòa án đã xác định thời hạn kiểm tra hợp lý để
khẳng định thời điểm bên mua biết hoặc phải biết về sự khơng phù hợp đó, đồng thời lập luận
của Tòa cũng là một minh chứng cho việc dựa vào tính chất hàng hóa, bao bì, khả năng thử
nghiệm, kiểm tra phát hiện vi phạm để quyết định xem thời hạn thơng báo có hợp lý hay
khơng.
1.1.2.3 Hình thức thơng báo
Điều 39 khơng quy định một hình thức thơng báo cụ thể bắt buộc. Thực tế cho
thấy, các bên có thể thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng. Trong một vụ việc, bên bán
(Italia) đã dựa vào điều khoản hợp đồng quy định các trao đổi qua lại của các bên phải
bằng văn bản để cho rằng bên mua (Mỹ) đã đưa ra thông báo không đúng về hình thức.
Lập luận này đã được Tịa án chấp nhận29.
Án lệ giải quyết tranh chấp của các bên chấp nhận nhiều hình thức thơng báo nếu
các bên khơng có thỏa thuận khác: có thể bằng lời nói (trực tiếp hoặc qua điện thoại);
bằng văn bản (thư tay, fax, email…) hoặc có thể bằng cử chỉ. Cũng trong vụ án “dưa
hấu”, việc bên mua trao đổi qua điện thoại với nhân viên của bên bán về khiếm khuyết
của hàng hóa và dự định chế tài áp dụng được xem là hình thức thơng báo hợp lệ.
28 Quyết định của Tịa Phúc thẩm Karlsruhe (Đức) ngày 25 tháng 01 năm 1997, số 1 U 280/96,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
29 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Liên bang (Mỹ) ngày 29 tháng 01 năm 1998, số 97-4250,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
21
1.1.3 Các trường hợp không áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Một bên không thể buộc bên kia thực hiện đúng hợp đồng nếu căn cứ vào CISG,
nghĩa vụ này có đầy đủ các điều kiện để được miễn trừ. Các nghĩa vụ có thể được
miễn trừ, tức là bên vi phạm sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào do hành vi vi
phạm nghĩa vụ trong các trường hợp: bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản
(hardship) hoặc sơ suất của bên bị vi phạm, bị tịa án từ chối áp dụng vì thỏa mãn điều
kiện tại Điều 28.
1.1.3.1 Trường hợp bất khả kháng
Mặc dù còn nhiều tranh cãi30, sự miễn trừ do trường hợp bất khả kháng đã được
áp dụng để từ chối nhiều yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng trên thực tế. Căn cứ
để áp dụng trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 79 (1) CISG, miễn trừ nghĩa
vụ thực hiện đúng hợp đồng chính là trở ngại khách quan. Trở ngại đó phải đáp ứng
các điều kiện: Thứ nhất, trở ngại vượt quá tầm kiểm soát của bên vi phạm; Thứ hai,
bên vi phạm không bắt buộc phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng; Thứ ba,
bên vi phạm không thể tránh được trở ngại hay khắc phục được các hậu quả của nó.
Trong một vụ việc, bên mua đã khơng gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng Nga. Tuy
nhiên, bên mua đã cung cấp được bằng chứng cho thấy trở ngại vượt q tầm kiểm
sốt và bên mua khơng thể tính tốn đến trở ngại này, đồng thời khơng thể tránh hay
khắc phục được trở ngại đó để biện minh cho vi phạm hợp đồng của mình. Tịa án đã
chấp nhận miễn trừ nghĩa vụ thực hiện cho bên mua31.
Người thứ ba thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của bên vi phạm nếu
trong một trường hợp bất khả kháng đáp ứng các điều kiện như trên thì người này
cùng với bên vi phạm cũng sẽ được miễn trách theo Điều 79 (2).
Cũng cần chú ý đến nghĩa vụ thông báo trong một thời hạn hợp lý về việc gặp
trường hợp trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả năng thực hiện nghĩa vụ, cân nhắc
rằng bên vi phạm – bên gặp phải trường hợp bất khả kháng này đã biết hoặc đáng lẽ
phải biết về trở ngại đó. Nếu khơng thơng báo trong thời gian hợp lý, bên vi phạm sẽ
không được miễn trừ đồng thời phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do bên kia
không nhận được thông báo.
Miễn trừ chỉ được áp dụng trong thời kì tồn tại trở ngại nêu trên. Sau khi trở ngại
biến mất, bên vi phạm sẽ không được miễn trừ việc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng.
30 Có nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến vấn đề có nên áp dụng trường hợp bất khả kháng để miễn trừ
nghĩa vụ buộc thực hiện đúng hợp đồng. Nhiều học giả cho rằng Điều 79 cũng miễn trừ cho bên không thực hiện
khỏi nghĩa vụ từ yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng. Mục đích của Điều 79 là giải phóng các bên khỏi mọi
nghĩa vụ, do đó yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng là không thích hợp. Một số học giả khác thì lại cho rằng
Điều 79, trên cơ sở từ ngữ tại Điều 79 (5) không nên áp dụng trường hợp bất khả kháng vào yêu cầu buộc thực
hiện đúng hợp đồng một cách trực tiếp. Xem: Peter Huber (2007), The CISG – a new textbook for students and
practioners, Sellier European Publisher, tr. 192-193
31 Quyết định của Tòa phúc thẩm khu vực Moscow (Nga) ngày 04 tháng 02 năm 2002, số KG-A40/308-02,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
22
Trong vụ án “sợi Acrylic”, do chiến tranh bùng nổ nên bên bán sau khi giao hàng đợt 1
không thể hoàn tất thủ tục để việc giao hàng các đợt tiếp theo đúng thời hạn. Tuy
nhiên, sau khi trở ngại kết thúc, Tòa án chỉ ra rằng bên bán vẫn không cho thấy một dự
định giao hàng theo Điều 46. Như vậy, sau khi trở ngại khơng cịn, quyền miễn trừ
theo đó cũng khơng cịn phù hợp.
1.1.3.2 Hồn cảnh thay đổi cơ bản (hardship)
Hardship (change of circumstance), trong bối cảnh hợp đồng tạm dịch là thay đổi
hoàn cảnh hợp đồng, hay đã được các nhà làm luật Việt Nam nội luật hóa thành quy
định về “hồn cảnh thay đổi cơ bản”32 với nội hàm tương tự. Đây được hiểu là quy
định cho phép một bên trong hợp đồng có quyền yêu cầu bên còn lại đàm phán lại để
điều chỉnh hợp đồng khi có những thay đổi về hồn cảnh và môi trường kinh doanh tới
mức gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến quyền lợi của một bên, làm mất sự cân bằng kinh
tế của hợp đồng, làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn
kém33.
Tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề hồn cảnh thay đổi cơ bản có phải
là một trường hợp bất khả kháng hay khơng. Hồn cảnh thay đổi cơ bản mang đặc
điểm là một trở ngại khách quan và các bên không lường trước được tại thời điểm giao
kết hợp đồng. Tuy nhiên, đặc điểm không thể khắc phục thì khơng hẳn. Theo tác giả,
đối với trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, chẳng hạn giá cả biến động đột ngột,
bên vi phạm vẫn có thể khắc phục được trở ngại. Chỉ là bên vi phạm sẽ gặp bất lợi
đáng kể, cũng như thiệt hại nặng nề về mặt kinh tế. Do thiếu đặc điểm “không thể khắc
phục”, hoàn cảnh thay đổi cơ bản và bất khả kháng là hai trường hợp độc lập, không
đồng nhất.
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng hình thành trên nền tảng nguyên tắc thiện
chí34, việc thực hiện và buộc thực hiện khiến cho một bên thiệt hại nặng nề về mặt kinh
tế sẽ làm mất đi tính “hợp lý” và “thiện chí” của u cầu. Vì vậy, hồn cảnh thay đổi
cơ bản dù độc lập với trường hợp bất khả kháng và hầu như không được ghi nhận
trong cơ sở pháp lý theo CISG thì vẫn nên được xem là một trong những trường hợp
được miễn trừ.
Ở một mức độ nào đó, vấn đề trên đã được giải quyết. Ý kiến số 7 của Hội đồng
tư vấn CISG năm 2007 đã đưa ra nhận định sau: Một sự thay đổi hồn cảnh mà các
bên khơng lường trước được xảy ra khiến cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó
32 Điều 418 Bộ luật dân sự 2015.
33 Nguyễn Chí Thắng (2017), “Phân tích sự thay đổi hồn cảnh hợp đồng (hardship) theo quy định của CISG”,
Tài liệu Hội thảo Nghiên cứu Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Trách nhiệm pháp
lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, do Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, tháng
05/2017, tr. 177
34 John O.Honnold (1999), Uniform Law for International Sales under the 1980 United Nations Convention, 3rd
ed, Kluwer Law International Publisher, tr.304-312.
23
khăn hơn (hardship), có thể được xem là một “trở ngại” tại điều 79(1) CISG. Ngôn
ngữ của điều 79(1) không thể hiện rõ rằng “sự trở ngại” tức là những sự kiện làm cho
việc thực hiện hợp đồng trở nên khơng thể. Chính vì thế, nếu một bên rơi vào hồn
cảnh thay đổi cơ bản có thể được miễn trách nhiệm35.
Mặc dù ý kiến của Hội đồng tư vấn CISG khơng mang tính bắt buộc áp dụng đối
với các thẩm phán, nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của nhận định trên, các thẩm phán
cũng đã mạnh dạn trong việc đưa ra phán quyết xem hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một
trường hợp được miễn trách nhiệm36. Trong một vụ án liên quan đến hợp đồng mua
bán thép giữa các bên, việc giá cả leo thang khiến bên bán gặp nhiều khó khăn trong
việc giao hàng nếu khơng điều chỉnh giá (hợp đồng các bên không quy định). Tòa đã
áp dụng Điều 79 (1) CISG để miễn trách cho bên bán nhưng không đồng nhất trường
hợp này với trường hợp bất khả kháng37.
1.1.3.3 Sơ suất của bên có quyền
Mặc dù các vi phạm nêu trên của một bên, bên bị vi phạm có thể khơng có quyền u
cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm viện dẫn Điều 80 để từ chối yêu cầu này.
Cụ thể, theo Điều 80 CISG bên mua không thể yêu cầu bên bán thực hiện đúng các nghĩa vụ
nếu sự khơng thực hiện đúng đó là kết quả từ hành vi hay sơ suất của bên mua và ngược lại.
Điều 80 thường được sử dụng như một công cụ phân loại quyền khi mà các bên đều thất bại
trong thực hiện nghĩa vụ. Có thể coi đây là một trường hợp miễn trừ nghĩa vụ của bên vi
phạm khi bị buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu bên này chứng minh được sơ suất hay lỗi của
bên có quyền tác động lớn đến mức bên này không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.
Các quyết định áp dụng điều 80 để xác định bên nào bị coi là vi phạm hợp đồng có thể
có những sự kiện bất thường hoặc phức tạp. Xem xét trường hợp bên bán có nghĩa vụ giao
hàng hóa là máy móc cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh tốn trước. Trước khi máy
được giao, nhà sản xuất mà bên bán ký hợp đồng phân phối đã chấm dứt thỏa thuận phân phối
với bên bán và từ chối bán hàng cho bên bán. Thay vào đó, nhà sản xuất đã vận chuyển hàng
hố trực tiếp đến bên mua. Bên mua cũng khơng thanh tốn cho bên bán mà dựa vào Điều 80
với lý do bên bán không đáp ứng nghĩa vụ ghi nhãn hàng hóa lên máy để được miễn trừ thanh
tốn. Tịa án đã bác bỏ yêu cầu dựa trên điều 80 của bên mua và quyết định rằng hành động
chấp nhận hàng hoá của bên mua trong khi vẫn bị ràng buộc với hợp đồng với bên bán khiến
bên bán tin rằng họ đã hồn thành các nghĩa vụ của mình. Do đó, tịa án cho rằng, bất kỳ việc
khơng thực hiện sau đó của bên bán là do hành động của bên mua gây ra. Bên bán mới là bên
được miễn trừ trên cơ sở Điều 80.
Như vậy, hiểu rằng hành vi sơ suất của bên có quyền ở đây phải là hành vi, sơ suất có
tác động đến nghĩa vụ trong hợp đồng của bên vi phạm và khiến bên này khơng thực hiện
35 Trích dẫn 1, CISG Advisory Council Opinion No. 7, Exemption of Liability for Damages under Article 79 of
the CISG, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
36 Nguyễn Chí Thắng (2017), sdd, tr. 183
37 Quyết định của Tòa Tối cao Cassation ngày 19 tháng 01 năm 2009, số C.07.0289.N,
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
24
nghĩa vụ. Tác động đó được xem xét đối với cả nghĩa vụ ban đầu quy định trong hợp đồng lẫn
các nghĩa vụ về sau như: nghĩa vụ sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa khơng phù hợp của bên
bán, nghĩa vụ thanh toán đúng và đủ, nghĩa vụ nhận hàng của bên mua khi có yêu cầu từ bên
bị vi phạm.
1.1.4 Bị từ chối áp dụng theo Điều 28
Điều 28 CISG quy định rằng ngoại trừ trường hợp đưa ra phán quyết buộc thực
hiện trên cơ sở luật nước mình đối với các hợp đồng mua bán tương tự mà Cơng ước
khơng điều chỉnh, tịa án khơng bị bắt buộc đưa ra phán quyết buộc thực hiện đúng
hợp đồng. Nghĩa là, nếu một bên muốn không muốn bị buộc thực hiện đúng hợp đồng
dù bên bị vi phạm đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho yêu cầu này, họ có thể trơng chờ
vào sự miễn trừ tại Điều 28. Tịa án có thể từ chối u cầu của bên có quyền nếu pháp
luật quốc gia của bên viện dẫn Điều 28 này không bắt buộc phải áp dụng chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp tương tự. Còn ngược lại, nếu pháp luật
quốc gia quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng như trong Công ước, quy định
này sẽ không được áp dụng.
Chúng ta biết rằng, CISG là sự cam kết của nhiều quốc gia từ nhiều hệ thống
pháp luật trên thế giới, điển hình nhất là hệ thống thơng luật (Common Law) và dân
luật (Civil Law). Trong hệ thống dân luật, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là hệ
quả tự nhiên và trước hết của nghĩa vụ hợp đồng, nói cách khác khi có vi phạm hợp
đồng người ta thường ưu tiên chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thay vì các chế tài
khác. Ngược lại, trong hệ thống thơng luật, khi có vi phạm hợp đồng người ta thường
hướng đến chế tài bồi thường thiệt hại thay vì buộc thực hiện nghĩa vụ.
Một vụ việc hiếm hoi mà Tòa đã từ chối đưa ra phán quyết buộc thực hiện đúng
hợp đồng là trường hợp mua bán “Nhôm” giữa bên mua (Argentina và Hungary) và
bên bán (Nga). Trọng tài thấy rằng pháp luật Nga (luật bên bán) và pháp luật Thụy Sỹ
(luật tố tụng xác định theo quy tắc Công ước) đều không quy định áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này. Ngoài ra trọng tài không thấy
rằng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là một chế tài thích hợp cho vụ việc. Do
đó, Trọng tài đã cho phép áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại như một hình thức thay
thế38.
Thêm nữa, số lượng vụ án liên quan cũng cho thấy sự hạn chế chế tài buộc thực
hiện đúng hợp đồng tại Điều 28 này không được áp dụng phổ biến trên thực tế. Vụ án
bên mua Đức ký hợp đồng mua bán “thanh thép” với nhà phân phối Mỹ từ nhà sản
xuất Ukraina cho thấy: vì luật nội địa khơng hạn chế buộc thực hiện đúng hợp đồng
nên bên bán không thể hi vọng viện dẫn quy định này để ngăn cản yêu cầu buộc thực
38 Quyết định của Trọng tài Zürich (Thụy Sỹ), ngày 31 tháng 05 năm 1996, số ZHK 273/95
truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
25