Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam- chi nhánh hà thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.12 KB, 22 trang )

Chương I. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
Chi nhánh Hà Thành.
I. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ trước tới nay.
1. Giai đoạn 1957- 1960.
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi
phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế
hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng
Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý
vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết
kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…
2. Giai đoạn 1960- 1965.
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn
cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng
cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo
nền kinh tế miền Bắc.
3. Giai đoạn 1965- 1975.
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực
hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các
công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan
trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao
thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
4. Giai đoạn 1975- 1981.
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết
thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
1
Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của
chiến tranh.
5. Giai đoạn 1981- 1990. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Việt Nam.


Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ
bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản
tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn,
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ
trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ
bản không bị ách tắc.
6. Giai đoạn 1990- 2000. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam.
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới ngân hàng trên các lĩnh vực:
Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển.
Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt.
Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương
mại.
Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống.
Xây dựng ngành vững mạnh.
Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
7. Giai đoạn 2000 đến nay.
Đây là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sau những năm thực hiện đường lối
đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được
những kết quả quan trọng. Để tạo được những bước bứt phá trong xu thế
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
2
mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc
triển khai Đề án Cơ cấu lại.
II. Khái quát chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
Chi nhánh Hà Thành.
1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của BIDV- Chi nhánh Hà
Thành.

Số lượng cán bộ của chi nhánh không ngừng tăng. Từ 50 nhân viên nay
chi nhánh đã có trên 160 nhân viên, và có khoảng 10,3% cán bộ có trình độ
trên đại học, 76% có trình độ đại học, 2 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị.
Từ khi đi vào hoạt động từ tháng 9/2003 đến nay. Chi nhánh Hà Thành đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và tổ chức. Để đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, chi nhánh đã không ngừng mở rộng
mạng lưới của mình.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
3
(Nguồn: Điều lệ hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.)
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức của BIDV- Chi nhánh Hà Thành.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
P.
Thẩm
định
P.
Quản
lý tín
dụng
P. Kế
hoạch
nguồn
vốn
P. Tài
chính
kế
toán
P.
Dịch
vụ

khách
hàng
P.
Tiền tệ
kho
quỹ
P. Đầu

P. Tổ
chức
hành
chính
P.
Điện
toán
P.
Giao
dịch
địa ốc
Các P.
Giao
dịch
P. Kiểm
tra kiểm
toán nội
bộ
4
P. Tín
dụng 1
P. Tín

dụng 2
P.
Thanh
toán
quốc
tế
P. Dịch
vụ khách
hàng cá
nhân
P. Dịch
vụ khách
hàng
doanh
nghiệp
BAN
GIÁM
ĐỐC
Ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc có nhiệm vụ chịu trách
nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh
trong thẩm quyền của mình.
Các phòng ban tuy có trách nhiệm, và chức năng chuyên sâu cuả mình thể
hiện sự phân rõ trong các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Nhưng giữa các
phòng ban vẫn có sự liên hệ với nhau, phụ trợ cho nhau, vì cùng một mục
đích chung là đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của ngân hàng,
2. Vai trò và nhiệm vụ của BIDV- Chi nhánh Hà Thành.
- Huy động vốn từ mọi nguồn hợp pháp của khách hàng như tiền gửi tiết
kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,…
- Thực hiện cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ,
thực hiện bảo lãnh và tài trợ thương mại theo các chế độ tín dụng hiện hành

nhằm đảm bảo, duy trì và phát triển nguồn vốn.
- Hoạt động tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy
định và thực hiện kinh doanh chứng khoán và giấy tờ có giá.
- Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng đa dạng như: thanh
toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, đổi tiền…
- Thực hiện Marketing khách hàng nhằm phục vụ các khách hàng truyền
thống và khai thác, mở rộng các khách hàng mới và tiềm năng.
- Thu chi và bảo quản tiền cũng như các tài sản có giá khác.
- Tham gia xây dựng và lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Tiến hành tổ chức bảo quản và lưu trữ các hồ sơ, tài liệu theo quy định,
và chịu sự kiểm tra giám sát của Hội sở chính và ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
5
3. Các lĩnh vực hoạt động và dịch vụ của BIDV- Chi nhánh Hà
Thành.
3.1. Hoạt động huy động vốn.
Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, nó được thực hiện
thông qua nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như:
- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tài khoản tiền gửi thanh
toán…
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn…
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn…
Tất cả các hình thức huy động vốn của chi nhánh đều có thể được thực
hiện bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ.
3.2. Hoạt động tín dụng.
Ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng như:
- Cho các cá nhân và các tổ chức kinh tế vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân.

- Tham gia vào hoạt động đồng tài trợ trong các dự án có quy mô vốn lớn
và thời gian thu hồi vốn lâu, chứa đựng nhiều rủi ro.
- Cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đấu
thầu, phát hành hối phiếu, thanh toán sec du lịch…
Các hoạt động tín dụng của ngân hàng đều có thể bằng VND hay ngoại tệ.
3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế.
Chi nhánh tiến hành thanh toán và bảo lãnh cho các hoạt động xuất nhập
khẩu qua các hình thức: Thư tín dụng (L/C), chuyển tiền kiều hối, thanh toán
các thẻ tín dụng quốc tế…
3.4. Hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Với các sản phẩm như:
Giao dịch giao ngay bằng cả VND và ngoại tệ
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
6
Giao dịch kỳ hạn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ.
Giao dịch quyền chọn tiền tệ bằng cả VND và ngoại tệ.
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ.
3.5. Dịch vụ E- Banking.
- Thẻ ATM, với nhiều loại thẻ, như: Thẻ Etrans 365+; thẻ vạn dặm; thẻ
Power… tất cả đều có thể sử dụng trên hệ thống máy ATM rộng khắp cả
nước của BIDV.
- Dịch vụ nhận và gửi tin nhắn tự động (BSMS).
- Dịch vụ ngân hàng tại gia homebanking
3.6. Dịch vụ ngân quỹ.
- Thu hộ tại doanh nghiệp.
- Thu đổi tiền cũ hỏng.
- Kiểm đến tiền tại ngân hàng.
- Kiểm định tiền thật tiền giả.
Ngoài ra ngân hàng còn nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng khác rất
phong phú và đa dạng.

4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT
Hà Thành.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NH ĐT&PT
Hà Thành giai đoạn 2003 – 2007.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
I. Tổng thu nhập từ hoạt
động kinh doanh = (1) + (2)
236.147 931.990 1.374.663
1.718.328
1. Thu nhập lãi thuần và các
khoản tương đương
234.865 928.205 1.368.489
1.710.611
2. Lãi từ hoạt động dịch vụ =
(a) – (b)
1.282 3.785 6.174
7.717
a. Thu phí dịch vụ 1.729 4.680 7.915
9.893
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
7

b. Chi phí dịch vụ 447 895 1.741
2.176
II. Tổng chi phí từ hoạt động
kinh doanh = (1) + (2) + (3)
199.737 786.293 1.163.131
1.453.913
1.Lương và các chi phí nhân viên
khác
81.892 305.194 487.515 655.648
2. Chi phí khấu hao
21.971 129.719 139.575 150.741
3. Chi phí hoạt động khác
95.874 351.380 536.041 804.061
III. Thu nhập hoạt động kinh
doanh trước thuế
36.410 145.697 211.532 313.954
IV. Thuế thu nhập
10.195 40.795 59.228 87.907
V. Lãi thuần trong năm
26.215 104.902 152.304 226.047
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh .
Qua bảng ta có thể thấy thu nhập sau thuế của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà
Thành không ngừng tăng qua các năm. Từ khoảng 26 tỷ đồng năm 2004 lên
tới 226 tỷ đồng năm 2007 và năm sau có xu hướng tăng so với năm trước.
Năm 2005 tốc độ tăng trưởng là 300,16% tương ứng với 78.687 tỷ đồng.
Năm 2006 tốc độ tăng là 45,2% tương ứng với 47,402 tỷ đồng. Như vậy thì
tốc độ tăng năm 2006 là chậm lại và lượng tăng tuyệt đối cũng không bằng
năm 2005. Tuy nhiên sang năm tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 48,42%
(Ứng với lượng tuyệt đối là 73,743 tỷ đồng). Như vậy ta có thể thấy kết quả
hoạt động của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành là rất khả quan và luôn có

xu hướng tăng trong các năm tiếp theo.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
8
Chương II. Tình hình hoạt động kinh doanh và thẩm định tài chính
dự án đầu tư của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh
Hà Thành.
I. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
1. Hoạt động huy động vốn.
Có thể khẳng định, với bất vứ một ngân hàng thương mại nào thì công tác
huy động vốn luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của
mình. Do đó ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành đã
luôn chú trọng việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư. Để
có thể huy động vốn tối đa cho hoạt động của mình, chi nhánh đã đưa ra
nhiều hình thức huy động vốn phong phú và mức lãi suất hấp dẫn. Nhờ đó
tuy tình hình huy động vốn của ngân hàng từng năm có nhiều biến động
nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động qua các năm luôn có xu hướng tăng
trưởng.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
9
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà
Thành.
Chỉ tiêu 31/12/2004 Tỷ trọng 31/12/2005 Tỷ trọng 31/12/2006 Tỷ trọng 31/12/2007
(triệu
đồng)
(%)
(triệu
đồng)
(%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng)
Huy
động vốn

1.551.193 100
2.120.207 100 3.480.628 100 6.622.421
1. Tiền
gửi các
TCKT
842.806 54,33
1.493.352 70,43 2.836.472 81,5 5.896.910
* TG
không kỳ
hạn
205.910 13,27
524.608 24,74 1.363.981 39.18 3.614.549
* TG có
kỳ hạn
636.896 41,06
968.744 45,69 1.472.491 42,32 2.282.361
2. TG
trong
dân cư
333.387 21,5
182.855 8,6 111.357 3,2 75.495
* Tiết
kiệm
199
197 195 196.95
* Kỳ
phiếu
219.128 14,12
140.373 6,62 98.261 2,82 70.748
* Trái

phiếu
5.710 0,36
2.150 0,1 860 0,025 335
* Chứng
chỉ tiền
gửi
108.350 7,007
40.135 1,88 12.041 0.355 4.214
3. Nguồn
khác
375.000 24,17
444.000 21 532.800 15,3 650.016
Nguồn: Phòng Kế hoạch nguôn vốn. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.
Qua bảng số liệu trong 4 năm qua ta thấy. Năm 2004 tổng vốn huy động
được của ngân hàng là 1.551.193 triệu đồng. Sang năm 2005 với việc mở
thêm 2 phòng giao dịch 19/8 và Lê Đại Hành đóng trên 2 địa bàn đông dân
cư là Quận Cầu Giấy và Quận Hai Bà Trưng, thì lượng vốn huy động được
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
10
là 2.120.207 triệu đồng, tăng 569.014 triệu đồng. Trong năm 2006 thì tổng
vốn huy động được là 3.480.628 triệu đồng, tăng 1.360.421 triệu đồng so với
năm 2005. Trong năm 2007 tổng lượng vốn huy động được tăng 3.141.792
so với năm 2006. Trong cơ cấu vốn huy động thì nguồn vốn từ các tổ chức
kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng gia tăng tỷ trọng qua
các năm, năm 2004 chiếm 54,33% nhưng đến năm 2007 đã chiếm tới
81,5%. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì phương hướng phát triển của chi
nhánh nhánh là chú trọng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2. Công tác sử dụng vốn.
Có thể nói tình hình sử dụng vốn qua các năm ở chi nhánh nói chung là
tốt. Doanh thu qua các năm từ hoạt động cho vay vốn tăng qua từng năm.

Trong năn 2003 doanh thu của ngân hàng từ hoạt động cho vay là 234.865
triệu đồng, trong đó từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 201.535 triệu
đồng, từ doanh nghiệp quốc doanh là 16.890 triệu đồng, cá nhân và hộ gia
đình là 16.440 triệu đồng.
Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động cho vay của Chi nhánh NH ĐT&PT
Hà Thành.
Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
(triệu đồng) (triệu
đồng)
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
Doanh số cho vay 234.865 928.205 1.368.489 2.253.901 4.271.777
* Hộ gia đình 16.440 55.692 164.218 492.654 1.428.697
* DN quốc doanh 16.890 74.256 177.904 426.970 1.041.807
* DN ngoài QD 201.535 798.257 1.026.367 1.334.277 1.801.274
Doanh số thu nợ 234.865 928.205 1.368.489 2.253.901 4.271.777
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Thành
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
11
Trong các năm tiếp theo tỷ trọng của nguồn thu từ việc cho các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn, có tốc độ tăng tương đối
và tuyệt đối luôn luôn lớn nhất, điều này thể hiện đúng chiến lược của chi
nhánh là tập trung vào khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đóng trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.
3. Hoạt động tín dụng.
Có thể nói hoạt động tín dụng được đánh giá là hoạt động mang lại nhiều
lợi nhuận cho chi nhánh. Trọng tâm của công tác tín dụng năm 2007 là: Tiếp
tục kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng theo
phương châm an toàn và hiệu quả, giải ngân các dự án đã ký kết, đồng thời
tăng cường cho vay ngắn hạn gắn với hoạt động dịch vụ, tài trợ thương mại
kinh doanh xuất nhập khẩu, nhờ đó đến 31/12/2007 là 4.036.632 triệu

đồng, tăng 86,3% so với năm 2006.
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thời đoạn của chi nhánh giai đoạn 2005-
2007.
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Cho vay ngắn hạn 938.541 84,7 1.376.774 77,8
2.065.166 81,4
Cho vay trung dài hạn 169.689 15,3 391.973 22,2
470.368 18,6
Tổng dư nợ cho vay
1.108.230 100 1.768.747 100 2.535.534 100
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành
Ta thấy, trong hoạt động tín dụng của chi nhánh thì cho vay ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2005 là 938.541 triệu đồng, chiếm 84,7% tổng
dư nợ cho vay. Năm 206 là 1.336.774 triệu đồng, chiếm 79,5% tổng dư nợ
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
12
cho vay. Năm 2007, là 2.065.166 chiếm 81,4% tổng dư nợ cho vay. Như vậy

ta thấy, tuy tỷ trọng của hoạt động cho vay ngắn hạn trong 2 năm 2006 và
2007 không bằng năm 2005, nhưng mà lượng tăng tuyệt đối của 2 năm này
vẫn lớn và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn chiếm một
tỷ trọng rất cao.
Còn trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, thì trong năm 2005 chiếm
15,3% trong tổng dư nợ cho vay, tuy nhiên sang năm 2006 đã có tăng đột
biến làm cho tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tới 22,2%, tuy
nhiên sang năm 2007 tỷ trọng đã giảm xuống còn 18,6% đảm bảo tỷ trọng
cho vay trung và dài hạn không vượt quá 25% tổng dư nợ cho vay, theo quy
định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việc cho vay trung và
dài hạn có lượng tăng qua các năm điều này chứng tỏ ngân hàng đã thẩm
định hiệu quả dự án đầu tư nên tín dụng trrung và dài hạn vẫn tăng mạnh,
tuy không bằng tín dụng ngắn hạn.
4. Các hoạt động dịch vụ khác.
Hoạt đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của
toàn hệ thống nối chung và của BIDV Hà Thành nói riêng, trong đó kết hợp
cả dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. So với khi mới thành lập, kết
quả thu dịch vụ nói chung, thu dịch vụ ròng nói riêng tăng. Song thu dịch vụ
chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán
trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ. Đây là những dịch vụ
có quan hệ rất chặt chẽ với tín dụng. Hiện nay, dịch vụ vẫn là công cụ để hỗ
trợ để tăng trưởng các hoạt động truyền thống khác như huy động vốn, tín
dụng. Chi nhánh đã thay đổi về nhận thức, xác định rõ sự cần thiết phải phát
triển các dịch vụ tổng thể.
Tính đến 31/12/2007, thu phí dịch vụ của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành
chủ yếu vẫn là các dịch vụ truyền thống của chi nhánh như: dịch vụ thanh toán
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
13
quốc tế (thu 6.625 triệu đồng chiếm 50,3%); dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (thu
1,772 triệu đồng chiếm 22.4%); dịch vụ bảo lãnh (thu 2.968 triệu đồng chiếm

23,98%); dịch vụ bảo lãnh (thu 2.546 triệu đồng, chiếm 19,72%). Các dịch vụ
này đem lại khoản thu chiếm khoảng 94% tổng thu phí dịch vụ của toàn Chi
nhánh. Đây là các dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với tín dụng. Khách hàng chủ
yếu là các doanh nghiệp truyền thống của Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành,
đang có quan hệ tiền gửi, tiền vay với Chi nhánh.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
14
Bảng 7: Thu phí một số dịch vụ chính của ngân hàng.
Nguồn: Phòng thẩm định. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành
II. Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NH
ĐT&PT Hà Thành.
1. Công tác tổ chức thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh
NH ĐT&PT Hà Thành.
1.1. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà
Thành.
1.1.1. Quy trình thẩm định.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
Năm 2005
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Năm 2006
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Năm 2007
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Bảo lãnh 1.300 16,42 1.862 18,74 2.546 19,72

Thanh toán
quốc tế 4.436 56,04 5.336 53,71 6,265 50,3
Thanh toán
trong nước 265 3,35 298 3 365 2,93
Dịch vụ
ngân quỹ 127 1,6 184 1,85 266 2,13
Thu khác 15 0,21 19 0,2 25 0,94
Kinh doanh
ngoại tệ 1.772 22,38 2.235 22,5 2.986 23,98
15
Sơ đồ 2: Sơ đồ Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh
NH ĐT&PT Hà Thành
Phòng Tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn
Bổ sung, giải
thích
Chưa rõ
Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Chưa đủ điều kiện thẩm
định
Nhận hồ sơ để thẩm
định
Thẩm định
Lập báo cáo
thẩm định
Lưu hồ sơ và tài liệu

có liên quan
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra, kiểm
soát
Đạt
Nguồn: Quy trình thẩm định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà
Thành.
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà
Thành.
1.2.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NH
ĐT&PT Hà Thành.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
16
1.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh NH
ĐT&PT Hà Thành .
2. Một số kết quả đạt được trong công tác thẩm định tài chính dự án
đầu tư tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.
Bảng 8: Kết quả công tác thẩm định dự án trong giai đoạn 2004-
2006.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Số dự án 9 13
18
2 Tổng vốn đầu tư (tỷ
đồng)
285 172,5
276

3 Tổng số tiền đề nghị
vay (tỷ đồng)
106 102
105
Nguồn: Phòng thẩm định. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.
Số dự án năm 2005 là 13 dự án, tăng so với năm 2004 khoảng 4 dự án,
tức là tăng 44%. Và năm 2006 là 18 dự án tăng 5 dự án so với năm 2005
tương ứng tăng 38,46%.
Còn tổng vốn đầu tư và tổng số tiền đề nghị vay năm 2006 thì giảm còn
năm 2007 lại tăng trở lại. Năm 2005 giảm so với năm 2004 là 112,5 tỷ đồng,
tương ứng 39% (năm 2004 đạt 285 tỷ đồng, năm 2005 đạt 172,5 tỷ đồng); tổng
số tiền đề nghị vay năm 2005 giảm so với năm 2004 là 4 tỷ đồng, tương ứng là
3.8% (năm 2004 là 106 tỷ đồng, năm 2005 là 102 tỷ đồng). Còn năm 2006 tăng
so với năm 2005 là 103,5 tỷ đồng, còn số tiền đề nghị vay tăng 3 tỷ đồng.
Như vậy, ta thấy xu hướng các dự án xin vay vốn ngân hàng thường là
các dự án có số vốn đầu tư nhỏ( bình quân một dự án năm 2006 số tiền đề
nghị vay là 5,83 tỷ đồng), do đó khả năng vay được vốn ngân hàng sẽ lớn
hơn so với trường hợp xin vay vốn cho các dự án lớn. Trong những trường
hợp vay như thế này, ngân hàng vừa đảm bảo được mục tiêu an toàn vừa
đảm bảo mục tiêu sinh lời.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
17
Chương III. Giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi
nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.
I. Phương hướng phát triển của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành
trong thời gian sắp tới.
1. Hoạt động tín dụng
- Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng trưởng
theo phương châm an toàn và hiệu quả, giải ngân các dự án đã ký kết, đồng
thời tăng cường cho vay ngắn hạn gắn với hoạt động dịch vụ, tài trợ thương

mại kinh doanh xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay ngoài
quốc doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, nâng tỷ
trọng cho vay có bảo đảm
- Tiếp tục tăng cường kiểm soát , rủi ro tín dụng tăng trưởng theo phương
châm an toàn và hiệu quả.
- Giải ngân cho các DA tài trợ vốn trung và dài hạn đã kí kết
- Tăng cường cho vay ngắn hạn với hoạt dộng dịc vụ
2. Hoạt động huy động vốn:
Tập trung tăng trưởng nguồn vốn giá thành rẻ (nguồn tiền gửi thanh toán)
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của Chi nhánh, đồng thời tiếp tục
tập trung vào khai thác khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
theo đúng định hướng phát triển của chi nhánh, bên cạnh đó vẫn chú trọng
đến phát triển nguồn tiền từ khu vực các doanh nghiệp quốc doanh và dân
cư. Tiếp tục phát huy vai trò ngân hàng chỉ định thanh toán nhằm tăng
trưởng nguồn tiền gửi thanh toán, đồng thời tích cực trong công tác triển
khai các đợt huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá từ Hội sở chính.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
18
3. Hoạt động dịch vụ.
Tiếp tục đẩy mạnh mảng dịch vụ truyền thống (thanh toán trong nước,
thanh toán quốc tế, bảo lãnh) nhằm đảm bảo nguồn thu phí dịch vụ của Chi
nhánh, đồng thời tiếp tục phát huy phát triển, nghiên cứu các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng bán lẻ theo đúng định hướng hoạt động của Chi nhánh.
4. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định nói chung và công tác
thẩm định dự án đầu tư nói riêng, cụ thể:
- Tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ, cụ thể là Quy trình thẩm định do
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành.
- Về thời gian thẩm định dự án đầu tư, mục tiêu cần đạt được là:
• Dự án nhóm A: 15 ngày.

• Dự án nhóm B: 10 ngày.
• Dự án nhóm C: 7 ngày.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp hoá cán bộ, thể hiện qua các biện pháp
sau:
+ Từng cán bộ nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và áp dụng triệt để các quy trình
tín dụng trung dài hạn, thẩm định, tuân thủ mục tiêu đăng ký chất lượng ISO
trong công tác thẩm định, tín dụng.
+ Tăng cường công tác hội thảo, trau dồi, hướng dẫn nghiệp vụ đối với
các cán bộ mới cũng như giữa các cán bộ trong Phòng, trong Chi nhánh.
+ Sưu tầm, thu thập thông tin kinh tế kỹ thuật trên mọi lĩnh vực một
cách có hệ thống nhằm phục vụ công tác thẩm định khi cần.
+ Kiến nghị Ban giám đốc tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá
đào tạo như khoá đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá của Bộ Tài Chính, các
khoá đào tạo kinh tế kỹ thuật khác như xây dựng, giao thông, cơ khí,
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
19
II. Giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và công tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư của Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành.
Với phương hướng trở thành một ngân hàng hiện đại, tiếp tục tăng trưởng
và phát triển bền vững. Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Thành cần thực hiện một
số biện pháp sau:
1. Trong các hoạt động kinh doanh.
* Trong công tác huy động vốn.
- Tích cực mở rổng quan hệ cho vay vốn dưới nhiểu hình thức với các tổ
chức khác để tăng thểm vốn phục vụ cho hoạt đông kinh doanh của ngân
hàng
- Chủ động nghiên cứu các phương thức phối kết hợp vói các có quan
đơn vị trong huỷ dông tiển gửi như kết hợp với các trường đại học trong
nhận và thu học phí
- Chú trọng tiếp thị nhằm xác lập mối quan hệ, thu hút khách hàng mở tài

khoản tiển gửi thanh toán tạo nguồn vốn rẻ thô g qua các chính sách cung
cấp dịch vụ đa dạng khép kín, dịch vụ nối mạng với khách hàng như dịch vụ
internet, banking , phone banking
* Hoạt động tín dụng:
- Xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể về lãi suất tiển vay, lãi suất tiển gửi,
tỷ giá hối đoái, và phí đối với khách hàng tốt thuộc nhóm khách hàng AAA
và AA, động dịch vụ trọn gói tại NH
- Rà soát lại các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, có
hoạt động kinh doanh có lãi, có khả năng trả nợ tốt, nghiên cứu mở rộng
hơn nữa mối quan hệ với các khách hàng này, lôi kéo tập trung cácc hoạt
động đơn vị về chi nhánh,. Có thể xây dựng chính sách riêng đối với đối
tượng khách hàng.
* Trong hoạt động dịch vụ.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
20
Về hoạt động thanh toán trong nước: Tiếp tục cung ứng dịch vụ thanh
toán chất lượng cao đảm bảo phục vụ tốt nhất các khách hàng hiện có, và
thu hút các khách hàng mới qua cung ứng các sản phẩm phụ trợ:
homebanking, smart@ccount, chi trả lương qua tài khoản
Hoạt động thanh toán quốc tế: Trong năm 2008 thực hiện rà soát các
khách hàng hiện đang hoạt động tại Chi nhánh xem xét các khách hàng có
hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu để thực hiện thu hút các đơn vị này về
hoạt động xuất nhập khẩu tại Chi nhánh. Phát huy vai trò thành viên tổ
marketing tín dụng để phát triển khối khách hàng thanh toán quốc tế tại Chi
nhánh. Đẩy mạnh hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu.
* Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần tiếp tục cử cán bộ tham gia các lớp
đào tạo do ngân hàng ĐT&PTVN, NHNN, TTGDCKHN tổ chức. Tổ chức đào
tạo nghiệp vụ tại chi nhánh: nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, giao dịch.
- Công tác quy hoạch cán bộ tiếp tục được thực hiện theo quy định của

NHĐT&PTVN và có hiệu quả tốt, chọn được những cán bộ có đủ điều kiện về
phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn bố trí vào vào những vị trí chủ chốt.
Chi nhánh đã được thực hiện các thủ tục quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ đúng theo
quy định và quy hoạch cán bộ năm 2008 đã được NHĐT&PTVN phê duyệt. Thực
hiện sắp xếp, luân chuyển cán bộ đảm bảo chất lượng và yêu cầu công tác.
2. Trong hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư
- Nội dung và phương pháp thẩm định phải đầy đủ và chính xác.
- Nâng cao cơ chế điều hành, thu thập thông tin, phát triển và ứng dụng
công nghệ hiện đại.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết và phẩm chất cho cán bộ thẩm
định.
- Nâng cao hoạt động thẩm định lại sau khi cho vay.
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A
21
MỤC LỤC
Cán bộ thẩm định 16
GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Ái Liên Trần Sỹ Huy_ĐT46A

×