Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.85 KB, 14 trang )


MỤC LỤC
1

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế - xu hướng toàn cầu hoá đã và đang nổi lên như một trào
lưu mới trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Cùng với công cuộc đổi mới và
phát triển đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia
quan hệ với các định chế kinh tế- tài chính toàn cầu và khu vực và đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Ở nước ta, hoạt động của ngành ngân hàng đã
góp phần vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển,
tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế trong nước.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Thành là một
trong những chi nhánh được tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại, thực
hiện công tác huy động vốn, thực hiện cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh
khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng
thương mại.
Trong thời gian đầu thực tập tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành, được sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cô: Nguyễn Thị Ái Liên và các cô, chú trong
phòng thẩm định em đã hoàn thành tốt nội dụng thực tập tổng hợp. Em xin
chân thành cảm ơn cô giáo cùng các cô chú trong Ngân hàng ĐT&PT Hà
Thành đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua.
2

Chương I. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-
Chi nhánh Hà Thành.
I. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ trước tới nay.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày
26/04/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam theo Nghị
định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ Tài chính. Trong


quá trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nước Ngân hàng đã nhiều
lần đổi tên và đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác nhau, hiện nay là
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ra đời với tư cách là ngân hàng chủ lực quốc gia và phục vụ mục tiêu phát
triển của đất nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những
đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của đất nước.
1. Giai đoạn 1957- 1960.
Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi
phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế
hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến
thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp
phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích
luỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện
cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ
đọng và lãng phí vốn,.. có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo
thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả...
2. Giai đoạn 1960- 1965.
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp
phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ
3

bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền
kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như
khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp
Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản
Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện
Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,
Đông Anh – Thái Nguyên,…
3. Giai đoạn 1965- 1975.
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện

nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công
trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng,
cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời
chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.
4. Giai đoạn 1975- 1981.
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết
thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền
Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến
tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa đ-
ược giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng
Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su
ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...
5. Giai đoạn 1981- 1990. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam.
Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ
bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng
4

lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung
ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản
không bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được
mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm
bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị
xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản
xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
6. Giai đoạn 1990- 2000. Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới ngân hàng trên các lĩnh vực:
Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển.
Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt.
Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại.
Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống.
Xây dựng ngành vững mạnh.
Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh.
7. Giai đoạn 2000 đến nay.
Đây là giai đoạn đổi mới và hội nhập. Sau những năm thực hiện đường lối
đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những
kết quả quan trọng. Để tạo được những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV
đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai
Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực
hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn
bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển
mới
5

×