Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm snack của công ty cổ phần chế biến thực phẩm kinh đô miền bắc trên thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.1 KB, 63 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi
doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp. Với vị
trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức
quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ
sản xuất kinh doanh mới. Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng
làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn
do tác động của môi trường cạnh tranh. Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm
đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức
tạp và nặng nề.
Trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, thương hiệu
“KINH ĐÔ” đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng ở khắp các tỉnh,
thành trong cả nước biết đến, được nhắc tới thường xuyên bởi các phương tiện
thông tin đại chúng, đặc biệt là trong các dịp Tết Trung thu và Tết Nguyên Đán.
Vị thế của Công ty trong ngành đã được khẳng định bởi các sản phẩm với chất
lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng với chủng loại đa dạng và giá cả hợp lý,
hệ thống các kênh tiêu thụ rộng khắp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên
nghiệp.
Kinh Đô là đơn vị đầu tiên trong cả nước sản xuất và tiêu thụ Snack. Trước đó,
Snack hoàn toàn được nhập khẩu từ Thái Lan. Công ty cổ phần chế biến thực
phẩm Kinh Đô miền Bắc được thành lập vào năm 1999 và được chuyển giao các
công nghệ sản xuất sản phẩm của Kinh Đô trong đó có mặt hàng Snack từ Công
ty cổ phần Kinh Đô (Kinh Đô Group). Nhưng trong những năm gần đây, tình
hình tiêu thụ Snack của Kinh Đô có chiều hướng đi xuống. Sự sụt giảm về số
lượng tiêu thụ và doanh thu đáng báo động. Kinh Đô miền Bắc cần có những
biện pháp kịp thời vực dậy và phát triển ngành Snack.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học và những hiểu biết thực tế về ngành
Snack của Công ty Kinh Đô miền Bắc, em xin chọn đề tài : “Đẩy mạnh tiêu thụ sản
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh


1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị
trường Hà Nội” chuyên đề tốt nghiệp của mình để phân tích, đánh giá và đưa ra một số
giải pháp cho đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty trên thị trường Hà Nội.
Chuyên đề thực tập được chia làm ba chương:
Chương 1: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên
thị trường Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm Snack tại Công ty
cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Snack tại Công ty cổ phần chế
biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc trên thị trường Hà Nội.
Để hoàn thành bài chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh,
chị làm việc tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc và đặc biệt là
sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị Mỹ Doan
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM SNACK CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC
TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
1.1. Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Quá trình hình thành
Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (gọi tắt là Kinh Đô
miền Bắc) được thành lập ngày 19/08/1999 theo quyết định số 139/QĐ-UB của UBND
tỉnh Hưng Yên bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và Công ty TNHH Xây dựng và
Chế biến thực phẩm Kinh Đô (sau đây gọi tắt là Kinh Đô) có trụ sở chính tại 6/134
quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Chính
thức đi vào hoạt động ngày 01/09/2001.
• Tên công ty: Công ty Cổ Phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
• Tên giao dịch đối ngoại : North Kinhdo Food Joint-stock Company.
• Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc.
• Logo của công ty:
• Ý nghĩa của Logo Công ty:
- Tên “Kinh Đô” là mong muốn của Công ty có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao
tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường quốc tế.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- “Màu đỏ” tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung
thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của Công ty.
- “Hình Ellipse” đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm của
Kinh Đô chiếm thị phần quan trọng và ổn định.
- “Vương miện” đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn
hướng tới năm châu. Với sức bật trong đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ
ngày càng vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
• Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên, Việt Nam.
• Văn phòng đại diện: 200 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội.
• Điện thoại: (84-321) 942128
• Fax: (84-321) 943146

• Website : www.kinhdofood.com
• Email :
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế Hoạch
Đầu Tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000.
 Tầm nhìn: Những sản phẩm cơ bản tạo nên giá trị phong cách sống.
 Sứ mệnh: NKD phấn đấu đưa hình ảnh công ty trở thành một nhà sản xuất
kinh doanh thực phẩm hàng đầu tại miền Bắc thông qua việc vươn lên và củng cố vị trí
dẫn đầu thị trường cho các dòng sản phẩm chủ lực do công ty sản xuất là Firstpie,
Solite, Bun, Crackers, Bakery, Chocolate đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị
trường trong khu vực, nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững của
công ty trong môi trường hội nhập quốc tế, tạo ra sự tăng trưởng doanh thu và lợi
nhuận ổn định, góp phần gia tăng cho cổ đông.
 Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và
bánh cao cấp các loại. Mua bán lương thực, thực phẩm, mua bán rượu bia các loại, mua
bán thuốc lá điếu,
 Sản phẩm chính: Công ty hiện có 21 nhóm sản phẩm Bánh Bakery, bánh
Snack, bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo
đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm…
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
 Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối bao phủ trên 28 tỉnh thành phố phía
Bắc và trên 50 nhà phân phối kết hợp với hơn 20.000 cửa hàng bán lẻ cùng chuỗi siêu
thị của công ty chiếm 30% thị phần miền Bắc
 Quy mô:
- Tổng diện tích nhà xưởng: 12ha.
- Tổng số lao động: 2000 người.
- Thu nhập bình quân: 2.500.000 đồng/ tháng.
- Vốn điều lệ: Tại ngày thành lập là 10.000.000.000 đồng, được chia thành

100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần do Công ty TNHH Xây dựng và
chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng lập khác là thể nhân góp. Trong đó
công ty Kinh Đô chiếm 60% vốn góp tại thời điểm thành lập.
- Trang thiết bị vật tư: Đối với doanh nghiệp sản xuất, mọi quyết định đầu tư vào
năng lực sản xuất đều quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên
thị trường. Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc của Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc
nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của công nghệ sản xuất và luôn nghiên cứu, lập kế
hoạch chi tiết trước mỗi quyết định đầu tư. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nội địa
và hướng tới phát triển thị trường xuất khẩu, công nghệ và tất cả các dây chuyền sản
xuất do Công ty đầu tư đều là loại hiện đại nhất.
- Tổng nguyên giá TSCĐ 31/12/2003 : 64.222.052.626 đồng
- Giá trị còn lại của TSCĐ 31/12/2003 : 58.714.004.651 đồng
1.1.2. Quá trình phát triển
 Ngày 28/01/2000: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc được
thành lập.
 Ngày 01/09/2001: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền bắc đi vào
hoạt động.
 Ngày 15/12/2004: Niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Nơi niêm yết: Trung tâm giao dịch chứng khoán HCM – HSTC
- Mã chứng khoán: NKD
- Ngành công nghiệp: Thực phẩm/ Thức uống/ Bánh kẹo
- Tổng số cổ phần: 5.000.000 cổ phần.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Thời gian hoạt động: Vô hạn, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động trước
thời hạn theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của Công ty.
 Sự gia tăng và phát triển về nguồn vốn: Vốn điều lệ tại ngày thành lập là
10.000.000.000 đồng, được chia thành 100.000 cổ phần với mệnh giá 100.000 đồng/cổ

phần do Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, các cổ đông sáng
lập khác là thể nhân góp. Nhưng sau đó số vốn điều lệ của công ty đã không ngừng gia
tăng. Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô vẫn nắm giữ lượng cổ
phiếu áp đảo: 60% vốn điều lệ với tổng mệnh giá 6.000.000.000 VNĐ.
Bảng 1.1 : Thông tin chi tiết từng lần tăng vốn của Công ty cụ thể
Vốn điều lệ
(đồng)
Số lượng cổ
phần phát
hành thêm
Hình thức phát hành
Giá bán
(đồng)
Cổ đông
hiện
hữu
mua
Nhà đầu
tư bên
ngoài
mua
10.000.000.000 100.000 Sáng lập 100.000 100% 0%
13.000.000.000 30.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
23.700.000.000 107.000 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
28.440.000.000 47.400 Cổ đông hiện hữu 100.000 100% 0%
35.715.000.000 72.750 Nhà đầu tư bên ngoài Đấu giá 0% 100%
50.000.000.000 142.850 Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Tỷ lệ
10:4
100% 0%

( Nguồn: Bản cáo bạch của NKD)
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Bảng 1.2: Cơ cấu sở hữu cụ thể
Cổ đông sáng lập Tổng mệnh giá %Vốn điều lệ Loại cổ phần
CTy TNHH Xây dựng và
CB thực phẩm Kinh Đô
6.000.000.000 60,00% CP phổ thông
Vương Ngọc Xiềm 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông
Vương Bửu Linh 1.000.000.000 10,00% CP phổ thông
Trần Vinh Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Trần Quốc Nguyên 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Bùi Thanh Tùng 500.000.000 5,00% CP phổ thông
Trịnh Hiếu Từ 500.000.000 5,00% CP phổ thông
(Nguồn : Bản cáo bạch của công ty)
 Đến cuối tháng 09/2004: Vốn điều lệ của Kinh Đô miền Bắc là 50.000.000.000
đồng và được chia thành 5.000.000 cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Cơ cấu
sở hữu cụ thể như sau:
- Cổ đông bên ngoài doanh nghiệp:
+ Số lượng cổ đông: 168 người.
+ Sở hữu: 1.803.356 cổ phần, chiếm 36,07 % Vốn điều lệ.
- Cổ đông trong doanh nghiệp:
+ Số lượng cổ đông : 07 người.
+ Sở hữu: 3.196.644 cổ phần, chiếm 63,93 % Vốn điều lệ.
 Tháng 05/2004: Mua cổ phần của Công ty cổ phần thương mại và hợp tác quốc tế
Hà Nội (HTIC).
 Năm 2005: Diễn ra các hoạt động chính sau:
Ngày 19/12/2005: Công ty đã chính thức niêm yết bổ sung 2.000.000 cổ phần trên thị

trường chứng khoán nâng mức vốn điều lệ tăng lên 70.000.000.000 đồng và đến hết
ngày 31/12/2006 Công ty có mức vốn điều lệ là 83.999.970.000 đồng.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Tham gia góp vốn 44.1 tỉ đồng (chiếm 49%) liên doanh xây dựng cao ốc tại Hà
Nội.
- Góp vốn: 7,5 tỉ đồng (chiếm 15%) thành lập công ty Tribeco-miền bắc
- Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cracker: 30 tỉ đồng (100%).
- Đầu tư 04 cửa hàng Bakery mới: 2 tỉ đồng.
- Đầu tư dây chuyền Bun mới: 2,6 tỉ đồng.
- Đầu tư sửa chữa MMTB, nhà xưởng, văn phòng: 3 tỉ đồng.
- Phát triển thêm 11 sản phẩm mới và 2 nhóm bánh :
Hoàn thành lắp đặt và đưa vào sản xuất 1 chuyền bánh Layercake và Swissroll
mới. hiện tại đã đi vào sản xuất ổn định.
+ Nhóm bánh công nghiệp : Đã phát triển thêm 2 loại nhân khoai môn và
Sandwich lát
+ Nhóm bánh Bakery : Đã phát triển thêm được 09 loại sản phẩm phục vụ cho
khách hàng thông qua hệ thống Bakery.
 Năm 2007: Kinh Đô miền bắc có những bước tiến:
- Ngày 25/05/2007: Công ty đã tiến hành lễ động thổ khởi công xây dựng nhà
máy TriBeco Miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích 30.000m
2
.
Dự án này đã nâng tổng số nhà máy thuộc hệ thống Kinh Đô lên 8 nhà máy và 10 công
ty thành viên.
- Ngày 31/05/2007, Công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ nguồn lợi nhuận giữ
lại chưa phân phối và các Quỹ của Công ty nâng tổng Vốn Điều lệ từ 84 tỷ đồng lên

107,9 tỷ đồng.
- Ngày 18/12/2007 vừa qua, Công ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc đã chính
thức khai trương Bakery Kinh Đô thứ 7 tại địa chỉ 41 Lạc Long Quân. Trong tháng 11,
Kinh Đô Miền Bắc cũng đã đồng loạt khai trương 2 Kinh Đô Bakery tại địa chỉ 27
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hàng Lược và 183A Phố Lò Đúc. Nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống Kinh Đô
Bakery của công ty lên 9 cửa hàng.
- Tính đến 31/12/2007 là: 1.815 người tăng 21% so với năm 2006.
 Năm 2008:
- Công ty thiết lập thêm 2 nhà phân phối, nâng tổng số nhà phân phối tại miền
Bắc lên 51.
- Tính đến ngày 31/12/2008 : Tổng số cán bộ nhân viên của công ty là: 1.840
người tăng 1% so với 2007.
- Công ty đã nghiên cứu phát triển 49 sản phẩm mới trong đó tập trung chủ yếu
vào các sản phẩm tiêu thụ hệ thống Bakery.
- Tháng 8/2008: Chính thức triển khai dự án SAP theo kế hoạch triển khai khai
thác phần mền hàng đầu thế giới trong quản lý đưa vào ứng dụng.
- Mở thêm 2 Bakery mới ở Long Biên và Cầu Giấy.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc.
Kinh Đô miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 12/6/1999.
Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên
quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông
Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ các hoạt động
của Công ty.

Hệ thống tổ chức của công ty theo kiểu ma trận. Hệ thống tổ chức kiểu ma trận
cho phép làm việc trực tiếp giữa bộ phận đối tượng và chức năng; mỗi bộ phận đối
tượng và phòng chức năng đều có quyền ra mệnh lệnh về các vấn đề có liên quan. Hệ
thống này đơn giản hóa cơ cấu tổ chức và rất thích nghi với điều kiện môi trường kinh
doanh không ổn định như Công ty cổ phần Kinh Đô.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm
Kinh Đô miền Bắc
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức đúng theo mô hình công ty cổ phần,
bao gồm:
• Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội
đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng Quản
trị và Ban Kiểm soát.
• Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty
giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị là cổ đông của Công ty, được
Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
BUN
BUN
CAKE
CAKE
SNACK
SNACK

FIRST PIE
FIRST PIE
CANDY
CANDY
BAKERY
BAKERY
COOKIES-CRACKER
COOKIES-CRACKER
MAR
BUSINESS
BUSINESS
SALES
PRODUCTION
PRODUCTION
RD,QA FACTS
MAINT
SUPPORT
SUPPORT
OM AD,HR,IT
ACCOUNT
EXCUTIVE MANAGEMENT COMMITTEE
EXCUTIVE MANAGEMENT COMMITTEE
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, có
toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của
các cổ đông và tương lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông.
• Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm
và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành. Ban
Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về
những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình.
• Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số
Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng
Quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội
đồng Quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.
• Khối kinh doanh
Gồm 3 bộ phận: Sale, marketing, hệ thống Bakery.
- Phòng Sale có nhiệm vụ: chuyên bán hàng, liên kết, giám sát và duy trì mối
quan hệ với các nhà phân phối, tìm hiểu khả năng mở rộng thị trường.
- Phòng Marketing có nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu, thị hiếu
người tiêu dùng, xây dựng và thực hiện chiến dịch tung sản phẩm mới ra thị trường,
tiến hành các chương trình khuyến mại.
- Các Bakery như một kênh bán lẻ của Công ty, tại các địa điểm này có tất cả các
sản phẩm hiện có của Kinh Đô với mục đích là giới thiệu hình ảnh, đại diện của công
ty về trưng bày sản phẩm.
• Khối phục vụ hỗ trợ
Có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, sản xuất của công ty.
Khối phục vụ hỗ trợ có 5 bộ phận: Phòng quản lý đơn hàng, phòng IT, phòng phát triển
nguồn nhân lực, phòng hành chính nhân sự, phòng tài chính kế toán. Khối phục vụ hỗ
trợ có nhiệm vụ:
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
- Phòng quản lý đơn hàng có nhiệm vụ: Lập kế hoạch kinh doanh. Tiếp nhận

nhu cầu sản lượng từ khối kinh doanh. Xem xét lượng hàng tồn kho, để ra kế hoạch sản
xuất mới. Đồng thời, có vai trò điều phối cho phòng cung ứng vật tư. Ngoài ra phòng
quản lý đơn hàng còn đảm bảo kho bãi, bảo quản hàng hóa.
- Phòng IT có nhiệm vụ: Hỗ trợ các hoạt động công nghệ thông tin trong
công ty, xây dựng website cho công ty.
- Phòng phát triển nguồn nhân lực có nhiệm vụ: Thu hút, tuyển dụng, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực. Thực hiên các chính sách đãi ngộ và chế độ thù lao thỏa đáng.
- Phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ: Quản lý sự vụ, các thủ tục hành
chính, có chức năng kiểm soát các hoạt động hành chính trong công ty.
- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: Theo dõi giám sát các hoạt động tài
chính của công ty, phân tích, lập báo cáo, giúp ban giám đốc đưa ra những quyết định
đúng đắn.
• Khối sản xuất
Có nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động sản xuất của Công ty. Khối bao
gồm 4 bộ phận: Phòng R&D, phân xưởng sản xuất, phòng QC, cơ khí bảo trì. Trong đó:
- Phòng R&D có nhiệm vụ chính: Nghiên cứu sản phẩm hiện tại và chế biến
ra những loại sản phẩm mới. Xem xét những đặc điểm của nguyên vật liệu, công nghệ.
- Phân xưởng sản xuất có 4 phân xưởng chính sản xuất các sản phẩm mang
tính hỗ trợ nhau trong quá trình tận dụng nguyên vật liệu và dây chuyền công nghệ.
Sản xuất thử các mẫu sản phẩm mới của phòng R&D để phòng Marketing tung sản
phẩm ra thị trường cho phòng Sale bán và đánh giá kết quả.
- Phòng QC là phòng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng từng công đoạn, xem
xét các phân xưởng thực hiện các tiêu chuẩn đặt ra đặc biệt là những tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
- Phòng cơ khí bảo trì: Theo dõi các thiết bị máy móc kĩ thuật. Kiểm tra
thường xuyên các thiết bị máy móc này hạn chế hư hỏng. Nếu xảy ra hư hỏng thì tiến
hành thay mới hoặc sửa chữa.
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc

Huyền
1.3. Các thành tựu đã đạt được
1.3.1. Thành tựu trong kinh doanh
Doanh thu của công ty tăng đều đặn qua các năm. Tỉ lệ tăng trưởng bình quân từ
25 - 30%/năm.
Tỉ lệ tăng trưởng về doanh thu cao mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng
do đặc thù của ngành là chế biến thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và những
nỗ lực riêng nên công ty vẫn có được tỉ lệ tăng trưởng tốt. Có được thành tích này là do
công ty đã không ngừng cải tiến kĩ thuật, nhập thêm nhiều loại máy móc, thiết bị hiện
đại. Ứng dụng những quy trình sản xuất mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những sản phẩm mới ra đời có mẫu mã bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự gia tăng các điểm bán lẻ và hệ thống phân phối đã làm tăng doanh thu một
cách đáng kể ( 22%).
Biểu đồ 1.1: Doanh thu các năm và kế hoạch năm 2009, 2010
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Tỉ lệ lợi nhuận của Công ty tăng bình quân 30%/năm. Tỉ lệ này duy trì từ năm
2002 đến năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do việc hợp lí hóa trong công tác quản lý,
tiết giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm tăng cường đẩy mạnh thị trường xuất khẩu
sang các nước đặc biệt là thị trường Lào và chú trọng mở rộng thị trường nội địa các
tỉnh phía Bắc.
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận các năm và kế hoạch năm 2009, 2010
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Tuy doanh thu của năm 2008 đạt tiêu chuẩn để ra nhưng mức lợi nhuận của
Công ty chỉ đạt 1 tỷ đồng. Năm 2008, là một năm khó khăn chung của toàn nền kinh tế.
Những tháng đầu năm, Công ty phải đối mặt với tình hình lạm phát, nguyên vật liệu và
chi phí đầu vào tăng cao đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Những tháng

tiếp theo công ty phải đối phó với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sức mua tại thị trường nội địa giảm mạnh và đặc
biệt là ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động đầu tư tài chính của công ty. Thị trường
chứng khoán của Việt Nam tuột dốc nhanh chóng, thị giác các cổ phiếu của công ty đã
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
đầu tư theo đó mà cũng bị giảm theo. Vào thời điểm lập báo cáo công ty đã tiến hành
trích quỹ dự phòng đầu tư tài chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty còn 978
triệu đồng.
1.3.2. Các thành tựu khác
Năm 2001: Kinh Đô nhận bằng khen: đã có thành tích tích cực tuyên truyền, vận
động và ủng hộ xây nhà tình nghĩa và tình thương.
Năm 2003: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế
Năm 2004: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế 2003.
Năm 2005: Kinh Đô nhận bằng khen: hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2004.
Ngoài ra, Kinh Đô miền Bắc còn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người
tiêu dùng. Kinh Đô được lọt vào top ten các thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng thứ tự các thương hiệu
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
No. Thương hiệu Quốc gia Ngành hàng
Chỉ số nổi
tiếng
1 HONDA Japan
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
VẬN TẢI

72,6
2 OMO Netherlands HÓA PHẨM - HÓA MỸ PHẨM 66,6
3 NOKIA Finland VIỄN THÔNG 65,1
4
KINH ĐÔ
Viet Nam THỰC PHẨM 60,3
5 SONY Japan
ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - ĐIỆN GIA
DỤNG
58,2
6 METRO Germany THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP 57,8
7 HEINEKEN Netherlands ĐỒ UỐNG 57,6
8 BẢO VIỆT Viet Nam BẢO HIỂM 57,1
9 AGRIBANK Viet Nam
NGÂN HÀNG - CÁC DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG
56,9
10 VIETTEL Viet Nam VIỄN THÔNG 55,6
1.4. Đặc điềm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm Snack của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
1.4.1 Sản phẩm
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Nhóm bánh Snack là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô
được áp dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản từ 1994. Bánh Snack Kinh Đô được
đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại hương vị mang tính cách tân phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Sản phẩm Snack được sản xuất theo quy trình nhập ngoại. Nguồn nguyên liệu

đầu vào được chọn lọc kĩ, quá trình sản xuất được tuân thủ theo đúng những tiêu chuẩn
về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong những năm gần đây công ty Kinh Đô
luôn chú trọng và đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Công ty đã áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và quản lý chất lượng theo quá trình TQM. Kiểm
soát chặt chẽ các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đưa ra thị trường những
sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Khi lựa chọn sản phẩm của Kinh Đô người tiêu dùng
có sự tin tưởng tuyệt đối về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hình 1.2: Quá trình sản xuất sản phẩn Snack

Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Bảng 1.4: Danh mục sản phẩm 2009
Tên sản phẩm Trọng lượng (gr) QC
Kitto Snack Choco 7 200 gói
12 100 gói
Kitto Snack Sữa dừa 7 200 gói
12 100 gói
Kitto Snack Cam 7 200 gói
Kitto Snack Rau quả 7 200 gói
12 100 gói
45 40 gói
50 40 gói
Kitto Snack Mực 7 200 gói
12 100 gói
Kitto Snack Tôm 7 200 gói
12 100 gói
45 40 gói
50 40 gói

Kitto Snack Cari gà 7 200 gói
12 100 gói
45 40 gói
50 40 gói
Kitto Snack Cua rang me 12 100 gói
Kitto Snack Bò ngũ vị 45 40 gói
50 40 gói
Kitto Snack Hành tỏi 50 40 gói
Snack Shachi ống hành 18 60 gói
16 60 gói
Snack Shachi Sambal 18 60 gói
16 60 gói
35 30 gói
Snack Tôm 20 60 gói
Snack Cua 20 60 gói
Slide Potato Barbecue 75 28 lon
160 14 lon
Slide Potato Hot & Spicy 75 28 lon
160 14 lon
Slide Potato Original 75 28 lon
160 14 lon
Slide Potato Sour Cream & Onion 75 28 lon
160 14 lon
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Đặc thù của ngành hàng Snack là dòng sản phẩm ăn chơi. Lứa tuổi phục vụ là từ
5 – 30 tuổi. Snack Kinh Đô đa dạng về chủng loại, mùi vị hấp dẫn, có nhiều sự lựa

chọn về khối lượng bao gói cho người tiêu dùng. Chất lượng của Snack Kinh Đô luôn
luôn được bảo đảm. Trong nhiều năm liền Kinh Đô đã đạt được danh hiệu “Hàng Việt
Nam chất lượng cao” và các chứng chỉ về chất lượng, quản lí chất lượng. Hầu hết các
loại Snack của Kinh Đô đã được phân khúc giá cả hợp lí, phù hợp với mức tiêu dùng
và thu nhập của người tiêu dùng. Đặc biệt giá cả của các sản phấm rất phù hợp với đối
tượng tiêu dùng mà Công ty đã lựa chọn là người tiêu dùng từ 5-30 tuổi.
Mức giá được phân ở 4 mức độ cơ bản:
Dưới 1500 đồng
Từ 1500 – 2500 đồng
Từ 2500 – 3500 đồng
Trên 3500 đồng
Hiện tại, Kinh Đô có tất cả 38 loại Snack với các mùi vị và trọng lượng bao gói khác
nhau. Các vị được yêu thích như: Hải sản, bò, gà cari được sản xuất và đóng gói với nhiều
loại trọng lượng khác nhau thuận tiện cho người tiêu dùng lựa chọn. Trong đó chủ yếu và
nổi bật vẫn là các sản phẩm như: Sachi và Kitto. Sachi là sản phẩm phổ biến của Snack
Kinh Đô. Mới đây, Kinh Đô đã nghiên cứu và tung ra thị trường loại Snack Slide. Đây là
loại sản phẩm mới với công nghệ chế biến nhập ngoại. Được làm từ khoai tây thơm ngon,
phong cách bao gói sáng tạo, Slide đang là dòng sản phẩm hứa hẹn của Snack Kinh Đô. Tuy
nhiên giá của Slide còn cao so với mức tiêu dùng của nhóm khách hàng chính.
Mùi vị các sản phẩm Snack của Kinh Đô cũng rất phong phú, đa dạng, hương vị
tự nhiên, hấp dẫn người tiêu dùng, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên.
Tuy nhiên trong kinh doanh và nhất là trong ngành Snack – một mặt hàng dành
cho giới trẻ thì những yếu tố như chất lượng cao, và mùi vị hấp dẫn thì vẫn chưa thể
tạo ra sức hút lớn với khách hàng. Bởi sự quyết định lựa chọn của người tiêu dùng còn
phụ thuộc nhiều vào mẫu mã, bao bì, những yếu tố thể hiện ra bên ngoài của sản phẩm,
cách trưng bày sản phẩm ở các kênh phân phối, điểm bán. Theo đánh giá khách quan
thì mẫu mã và bao gói của Snack Kinh Đô còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng lớn
đến doanh số bán và độ phủ của sản phẩm trên thị trường.
1.4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Snack Kinh Đô tại Hà Nội
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh

19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
Kinh Đô miền Bắc hiện đang củng cố thị trường trong nước và đẩy mạnh phát
triển thị trường nước ngoài.
Tính đến cuối năm 2008, Công ty Kinh Đô miền Bắc đã có một hệ thống phân
phối trải rộng khắp 28 tỉnh thành phía Bắc với trên 50 nhà phân phối, khoảng gần
20000 điểm bán lẻ và chuỗi bakery. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Kinh Đô rất rộng
lớn và đầy tiềm năng.
Chủ yếu các sản phẩm của Kinh Đô đều được phân phối qua 3 kênh chính: Hệ
thông đại lí, hệ thống các siêu thị và hệ thông Bakery của Công ty. Sản phẩm Snack
cũng vậy nhưng chủ yếu sản phẩm này được phân phối qua kênh đại lí.
Hình 1.3: Hệ thống kênh phân phối của Kinh Đô miền Bắc
Hiện tại thì hệ thống đại lí đóng góp 85% doanh số tiêu thụ cho Công ty.
Riêng với sản phẩm Snack có tất cả 58 nhà phân phối được chia thành 5 khu
vực để quản lí. Việc phân chia các khu vực này được dựa trên tiêu thức lãnh thổ, địa lí.
Trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2500 điểm bán lẻ và 10 nhà phân phối.
Người Hà Nội xưa có thói quen và văn hóa ẩm thực rất tinh tế và cầu kì nhưng
trong những năm gần đây khi nền kinh tế thị trường phát triển nhanh thì đời sống của
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
20
Công ty
Công ty
Nhà phân phối
Nhà phân phối
Bakery
Bakery
Siêu thị
Siêu thị
Trung gian

Trung gian
Người tiêu dùng cuối cùng
Người tiêu dùng cuối cùng
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
người dân được cải thiện, nhịp sống của người dân trở nên náo nhiệt và gấp gáp hơn.
Những sản phẩm ăn nhanh lại có chỗ đứng trên thị trường và dần thay thế những món
ăn xưa.
Sản phẩm Snack ra đời và được xem như dòng sản phẩm ăn chơi dùng thay cho
các bữa ăn phụ, mang tính chất nhanh và gọn. Điều này lại rất phù hợp với lối sống
thành thị như hiện nay.
Tính đến năm 2009, Hà Nội có gần 6,5 triệu dân, chiếm 7.51% tổng số dân cả
nước. Với mức thu nhập trung bình cao (1700 USD/ năm/ người), mức tiêu dùng bình
quân của thị trường Hà Nội là khá cao. Vì vậy, Hà Nội được coi là thị trường tiềm năng
trong các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh
Đô nói chung và ngành Snack nói riêng.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ Hà Nội đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Trên thị trường này xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, điều này đòi hỏi Kinh Đô
miện Bắc phải có những chính sách phù hợp để tồn tại và phát triển.
1.4.3. Tính chất cạnh tranh
Tuy Snack là sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô và Kinh Đô cũng là công ty đầu
tiên sản xuất Snack tại Việt Nam nhưng trên thị trường cũng xuất hiện nhiều đối thủ
lớn cạnh tranh với Kinh Đô miền Bắc như: Pepsico Việt Nam (với sản phẩm POCA),
Orion (với sản phẩm O’star), Liwayway (với sản phẩm Oishi) và các sản phẩm của Hải
Hà, Hải Châu, Tràng An
Theo kết quả tổng hợp từ tháng 6/ 2008 đến 6/ 2009, doanh số bán của Kinh Đô
là thấp nhất, của Liwayway là cao nhất, trong một năm qua có nhiều biến động về kinh
tế điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Snack của Kinh Đô có xu
hướng giảm doanh số bán mạnh nhất từ 16 tỉ đồng giảm xuống còn 3 tỉ đồng (giảm 13
tỉ đồng). Liwayway tuy dẫn đầu về doanh số bán nhưng cũng bị sụt giảm từ 78 tỉ đồng

xuống còn 69 tỉ đồng (giảm 9 tỉ đồng). Trong khi đó Pepsico và Orion lại có xu hướng
tăng. Pepsico tăng từ 28 tỉ lên 40 tỉ đồng (tăng 12 tỉ). Orion tăng từ 20 tỉ lên 26 tỉ đồng
(tăng 6 tỉ đồng). Điều này cho thấy, mặt hàng Snack của Poca và Orion đang được
người tiêu dùng lựa chọn nhiều. Sản phẩm của Pepsico và Orion lại chủ yếu ở phân
khúc giá trung bình và cao, nguyên liệu chủ yếu được hai hãng đưa vào chế biến chủ
yếu là khoai tây. Có thể thấy, khẩu vị của người tiêu dùng đã thay đổi ít nhiều. Các sản
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
phẩm được chế biến từ khoai tây có sức hút với người tiêu dùng nhiều hơn các sản
phẩm Snack truyền thống được là từ tinh bột.
Biểu đồ 1.3: Doanh thu của Kinh Đô và đối thủ cạnh tranh
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Thị phần của các công ty có sự thay đổi qua một năm sự suy giảm về thị phần
dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu của các công ty.
Bảng 1.5 : Thị phần của Kinh Đô và các đối thủ cạnh tranh
Kinh Đô Pepsico Liwayway Orion Khác Tổng
6/2008 11,26% 19,72% 49,16% 14,08% 5,78% 100%
6/2009 1,78% 28,99% 46,55% 19,23% 3,56% 100%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Trong khi thị phần của Pepsico và Orion ngày càng tăng cao thì thị phần của
Liwayway và các hãng khác bị giảm nhẹ nhưng thị phần của Kinh Đô thì giảm sút
nghiêm trọng từ 11,26% xuống còn 1,78%. Đây là điều đáng báo động với ngành
Snack của Kinh Đô. Nếu không có những biện pháp, chính sách cải thiện hợp lí và kịp
thời thì Snank Kinh Đô rất dễ bị đánh bật khỏi thị trường.
Biểu đồ 1.4: Thị phần của Kinh Đô và các đối thủ cạnh tranh qua 2 năm
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc

Huyền

(Nguồn: Số liệu từ bảng 1.5)
Để tìm ra nguyên nhân của sự sụt giảm này cần đi sâu nghiên cứu về đối thủ cạnh
tranh và đánh giá các chính sách, biện pháp và quá trình triển khai thực hiện mà Công ty
cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc đã đưa ra trong thời gian gần đây.
Các tiêu chí so sánh của Snack Kinh Đô và đối thủ cạnh tranh
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm được phản ánh qua các thuộc tính như: Các thuộc tính
kĩ thuật của sản phẩm, các yếu tố thẩm mĩ, tuổi thọ của sản phẩm, độ an toàn, tính tiện
dụng và độ tin cậy của sản phẩm. Nhưng chất lượng của sản phẩm thực phẩm nói
chung và của Snack nói riêng được đánh giá dựa trên các tiêu chí về giá trị dinh dưỡng
sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hình
thức, mẫu mã sản phẩm.
Bảng 1.6: Giá trị dinh dưỡng trên 100gr sản phẩm Snack
STT Giá trị dinh dưỡng Đơn vị Kinh Đô Pepsico Orion Liwayway
1 Calories Kcal 463 478 500 500
2 Tổng chất béo Gr 19,72 19,50 33,33 30,77
3 Tổng Carbohydrate Gr 4,27 4,20 3,82 3,56
4 Đạm Gr 1,95 4,8 8,33 7,69
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
(Nguồn: Tự khảo sát)
Dựa vào khảo sát trên cho thấy hàm lượng dinh dưỡng chứa trong 100gr sản
phẩm Snack của Kinh Đô là thấp nhất, cao nhất là sản phẩm của Orion. Sản phẩm của
Orion chủ yếu là sản phẩm được làm từ khoai tây nên hàm lượng dinh dưỡng cao hơn
các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, sự chênh lệch về dinh dưỡng này không cao.
Và điều này không ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua của người tiêu dùng. Thay

vào đó, hình ảnh mẫu mã, bao gói sản phẩm, mùi vị sản phẩm mới là những yếu tố ảnh
hưởng chính đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Snack Kinh Đô có nhiều mùi vị
nhưng trên thị trường không phải tất cả các sản phẩm với mùi vị được đưa ra đều được
người tiêu dùng chấp nhận. Để thay đổi hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Kinh Đô
có nghiên cứu và đưa vào sản xuất sản phẩm Slide. Slide là sản phẩm được chế biến từ
khoai tây với quy trình sản xuất và đóng gói nhập ngoại, tất cả quá trình sản xuất Slide
đều được thực hiện theo tiêu chuẩn để đảm bảo cao nhất chất lượng sản phẩm và tuyệt
đối tuân theo các quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm. Slide khác với các sản phẩm
Snack thông thường khác ở chỗ, thay vì đóng gói với khối lượng 20gr đến 25gr thì
Kinh Đô lại tạo ra một sản phẩm Slide ấn tượng với các lon cao làm từ bìa cứng. Điều
này giúp cho miếng Snack khoai tây tránh bị vỡ vụn, tạo sự khác biệt hóa sản phẩm
nhưng hạn chế của quy cách đóng gói này là: Khối lượng sản phẩm của một lon như
vậy là rất lớn so với thông thường (75gr và 160gr trong khi bình thường từ 20gr đến 25
gr), và giá thành cho bao gói sản phẩm lại cao dẫn đến giá cả của Slide còn chưa phù
hợp với người tiêu dùng nên hiện tại thì sản phẩm này vẫn chưa mang lại doanh thu
cao cho ngành Snack của Kinh Đô.
Thiết kế về mẫu mã, bao bì của sản phẩm
Snack Oishi của Liwayway là dòng sản phẩm đại diện cho phân khúc giá thấp
và trung bình (từ 500đ - 2500đ). Trọng lượng bao gói chủ yếu trong khoảng 12gr đến
24gr. Trong khi Pepsico và Orion lại tập trung vào phân khúc giá cao (từ 2500đ –
4000đ) với trọng lượng bao gói trung bình là 24gr. Còn Snack của Kinh Đô rải rác ở
các mức giá và chia làm nhiều hình thức bao gói với các loại trọng lượng khác nhau.
Bảng 1.7: Phân khúc giá và trọng lượng sản phẩm
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
24
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc
Huyền
STT Phân khúc giá Trọng lượng sản phẩm
Kinh Đô Liwayway Orion Pepsico
1 < 1500đ 12gr 12gr

2 1500đ – 2500đ 16gr, 18gr,
20gr
24gr 25gr
27gr
3 2500đ – 3500đ 35gr 26gr
4 >3500đ 45gr
50gr
42gr,
45gr
24gr 22gr
24gr
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Càng lên phân khúc giá cao, Snack của Kinh Đô và Liwayway càng tăng trọng
lượng bao gói sản phẩm trong khi Pepsico có xu hướng giảm trọng lượng và Orion chỉ
thiết kế một loại bao gói duy nhất (24gr). Qua đó cho thấy, ở mỗi phân khúc giá khác
nhau, Pepsico sẽ đưa ra những chiến lược khác nhau về sản phẩm. Tại khoảng giá
2500đ sản phẩm Poca của Pepsico được làm chủ yếu từ tinh bột với các mùi vị cay
nóng hấp dẫn nhưng sang phân khúc giá cao thì nguyên liệu chế biến sản phẩm được
thay đổi. Dòng sản phẩm Poca được tinh chế từ khoai tây xuất hiện và ngày càng
chiếm ưu thế về thị phần. Kinh Đô cũng đưa ra sản phẩm Snack làm từ khoai tây (sản
phẩm Slide) nhưng sản phẩm này được định giá cao hơn hẳn các sản phẩm cơ bản của
dòng Snack.
Trên bao bì của mỗi hãng Snack khác nhau đều có những hình ảnh hấp dẫn, có
chứa đựng những thông tin cần thiết về hãng sản xuất, hạn sử dụng, giá trị năng
lượng Nhưng cách bố trí và sử dụng màu sắc của các hãng là khác nhau. Điều này thể
hiện tính sáng tạo và sự hấp dẫn với khách hàng của mỗi sản phẩm. Snack Poca của
Pepsico với trang trí đơn giản không nhiều hình ảnh nhưng rất cuốn hút. Cách phối hợp
màu của Poca đem lại cho người ăn cảm giác thích thú. Màu sắc trên bao bì của Poca
chủ yếu là một màu chủ đạo, không có sự trộn màu như của các hãng khác, có ba loại
màu cơ bản là vàng, xanh và đỏ. Sắc xanh tạo cho sản phẩm sự dịu mát, giảm bớt vị

cay nóng của Snack, còn màu vàng và đỏ tạo ấn tượng cho sản phẩm sự nổi trội và ấn
tượng. Sản phẩm của Orion không có nhiều sự khác biệt về bao gói, sản phẩm O’Star
chỉ có một loại gói về trọng lượng và cũng chỉ có một thiết kế về mẫu mã nhưng có sự
luân chuyển màu sắc cho sản phẩm. Sự kết hợp màu sắc của Orion khá hợp lý, hình
Hoàng Thị Mỹ Doan Khoa: Quản trị kinh doanh
25

×