Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

5. Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.59 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
BÀI NGHIÊN CỨU

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
đái tháo đường típ 2 trên địa bàn tỉnh Bắc ninh
Kiều Thị Tuyết Mai*, Nguyễn Phương Chi, Phan Thị Thúy, Nguyễn Thanh Bình
Trường­Đại­học­Dược­Hà­Nội
*­Email:­
(Ngày­gửi­đăng:­26/4/2019­-­Ngày­duyệt­đăng:­24/7/2019)

sUMMaRY
A­cross-sectional­survey­study­was­conducted­on­821­patients­with­type­2­diabetes­at­5
hospitals­in­Bac­Ninh­province­from­October­1st­to­December­31st-­2017­dealing­with­(1)
measuring­ the­ heath-related­ quality­ of­ life­ of­ diabetes­ patients­ using­ EQ-5D-3L,­ and­ (2)
examining­the­relationship­between­clinical­conditions­and­health­status.­Information­on­sociodemographics­ and­ medical­ conditions­ including­ the­ occurence­ of­ diabetes-related
complications­were­obtained­from­the­patients’­medical­records,­and­instead,­data­on­quality
of­life­were­collected­by­interviewing­with­a­ready­structured­questionnaire.­Patients­evaluated
themselves­their­health­status­in­five­dimensions­(5D)­and­visual­analog­scale­(VAS).­The­EQ5D
score­was­calculated­based­on­the­3L­responses­by­the­Thailand­version­of­the­value­set.­Factors
significantly­associated­with­EQ-5D-3L­scores­were­examined­by­multivariate­linear­regression
analysis.­ The­ mean­ scores­ assessed­ by­ EQ5D­ and­ EQVAS­ were­ 0.87­ (SD=0.20)­ and­ 69.49
(SD=14.8),­respetively.­Age­advancement,­insultin­use,­diabetic­duration,­education­level­and
pathic­complications­were­associated­with­lower­instrument’s­scores.­
Từ­khóa:­Đái­tháo­đường,­chất­lượng­cuộc­sống,­EQ5D,­Bắc­Ninh.
Đặt vấn đề
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, có
tốc độ gia tăng nhanh, không chỉ ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất của bệnh nhân mà còn
làm giảm năng suất lao động, tác động tiêu cực
tới đời sống tinh thần, giáo dục và xã hội. Trong
10 năm, từ năm 2002 đến 2012, số lượng người


Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ đã
tăng đến 211 %, trong đó có 90 % là bệnh nhân
ĐTĐ típ 2. Theo cơng bố năm 2017 của Liên
đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), nước ta có
tới 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, chiếm

tỷ lệ 5,6 % dân số trưởng thành. Trong đó, số ca
đái tháo đường khơng được chuẩn đốn lên
đến hơn 1,8 triệu người [2].
Ngày nay, với sự chuyển đổi từ mơ hình
nghiên cứu y sinh học sang mơ hình tâm lý sinh học - xã hội, chúng ta càng có được nhận
thức về sức khỏe sâu sắc hơn. Bên cạnh các
thông số lâm sàng, cận lâm sàng, các phép đo
tuổi thọ, nghiên cứu sức khỏe còn cần đánh giá
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với
bệnh nhân đái tháo đường típ 2, thế giới đã có
nhiều nghiên cứu về chất lượng cuộc sống

31


Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
(CLCS) với đối tượng và công cụ nghiên cứu rất
đa dạng. Trong đó, EQ-5D là bộ cơng cụ được
đánh giá hữu ích và thuận tiện trong sử dụng.
Mới đây, nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Lão
khoa Trung ương đã công bố nghiên cứu về
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo
đường sử dụng bộ công cụ EQ-5D-3L và chỉ ra
một số yếu tố có liên quan như tuổi tác, giới

tính, điều kiện kinh tế hay các bệnh đồng mắc
của bệnh nhân [4]. Tuy nhiên, với đặc thù là
bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối trong hệ
thống chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại
Việt Nam, các bệnh nhân trong nghiên cứu trên
sẽ có tình trạng sức khỏe phức tạp hơn so với
đa số bệnh nhân tại các tuyến cơ sở. Ngoài ra,
mức độ ảnh hưởng của các nhóm biến chứng
cụ thể vẫn chưa được phân tích rõ. Chính vì thế,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu này tại một số
cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu: đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 bằng bộ công cụ EQ-5D-3L và xác định một
số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối­tượng­nghiên­cứu
Bệnh nhân được lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên các tiêu
chuẩn: (1) được chẩn đốn mắc đái tháo đường
típ 2, (2) khám chữa bệnh tại một trong các cơ
sở nghiên cứu gồm bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc
Ninh, trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh,
bệnh viên đa khoa huyện Tiên Du, bệnh viện đa
khoa thị xã Từ Sơn và bệnh viện đa khoa huyện
Lương Tài, (3) trong khoảng thời gian từ
1/10/2017 - 31/12/2017, (4) bệnh nhân có bảo
hiểm y tế, (5) và đồng ý tham gia phỏng vấn.
Nghiên cứu tiến hành loại trừ: (1) bệnh nhân

dưới 18 tuổi, (2) bệnh nhân đã từng trả lời
phỏng vấn.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, 821
bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương­pháp­nghiên­cứu: Mô tả cắt ngang.
Phương­pháp­thu­thập­số­liệu
Thu thập dữ liệu đánh giá chất lượng cuộc

32

sống của bệnh nhân thông qua phỏng vấn
bằng bộ câu hỏi EQ-5D-3L và thang trực quan
EQ-VAS.
Quy­đổi­điểm­đánh­giá­của­bộ­công­cụ­EQ5D-3L
Bộ công cụ EQ-5D- 3L gồm 5 câu hỏi đánh
giá giá trị CLCS và 3 mức trả lời cho mỗi trạng
thái sức khỏe. Một trạng thái sức khỏe có thể
chuyển đổi thành mức thỏa dụng tương ứng với
giá trị dao động từ -0,594 đến 1. 1 biểu thị cho
trạng thái sức khỏe hoàn hảo, 0 biểu thị cho cái
chết. Hiện nay có 27 bộ giá trị quy đổi cho thang
điểm EQ5D: Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Đức,
châu Âu, Nhật Bản… [6]. Nhóm nghiên cứu lựa
chọn quy đổi giá trị CLCS theo Thái Lan, quốc
gia thuộc khu vực châu Á, có điều kiện địa lý khá
tương đồng với Việt Nam và bộ quy đổi theo
thang điểm của Thái Lan.
Giá trị thỏa dụng được tính theo cơng thức:
H = 1 - 0,202 - 0,121*mo – 0,121*sc –
0,059*ua – 0,072*pd – 0,032*ad – 0,190 *m2 –

0,065*p2 – 0,046*a2 – 0,139*N3.
Với 0,202 là hằng số (Lấy 0,202 khi bất kỳ giá
trị nào trong 3 câu hỏi được đánh điểm khác 1);
mo là tính vận động, mo=1 khi điểm đánh giá
CLCS là 2 điểm, mo = 2 khi điểm đánh giá CLCS
là 3 điểm. sc là khả năng tự chăm sóc, ua là hoạt
động thường ngày, pd là mức độ đau đớn, ad là
sự lo lắng buồn chán. Sc, ua,pd, ad tính điểm
tương tự mo; m2=1 khi điểm đánh giá CLCS ở
khía cạnh vận động là 3 điểm, p2 và a2 đánh giá
tương tự với p2 là mức độ đau đớn, a2 là sự lo
lắng. N3=1 khi xuất hiện bất kỳ một khía cạnh
được đánh giá 3 điểm, còn lại bằng 0.
Nội­dung­nghiên­cứu:
- Phỏng vấn bệnh nhân nhu thập các thơng
tin hành chính: Tên, tuổi, giới, trình độ học vấn,
nơi cư trú, thu nhập trung bình, nghề nghiệp,
thời gian mắc bệnh.
- Phỏng vấn bệnh nhân về chất lượng cuộc
sống: EQVAS và 5 câu hỏi EQ-5D-3L.
Nghiên cứu viên hồi cứu bệnh án để thu
thập các thơng tin về tình trạng sức khỏe và
bệnh tật: Chiều cao, cân nặng, BMI, biến chứng,
bệnh mắc kèm, thuốc sử dụng.


Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
Phân­tích­số­liệu:­
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS
20.0. Tất cả các biến phân loại được thống kê mô

tả qua tỉ lệ phần trăm. Các biến định lượng được
tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Thống kê
phân tích sử dụng kiểm định T-test, Anova test,
Mann-Whitney và Kruskal-Wallis so sánh giá trị
trung bình giữa các nhóm. Giá trị p<0,05 cho
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử
dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất

lượng cuộc sống. Phương pháp Stepwise được
sử dụng để đưa từng biến vào cho tới khi có
được mơ hình tốt nhất. Các biến được chọn phải
có p của hệ số nhỏ hơn hoặc bằng 0,05.
Xác định mức độ ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống của các loại biến chứng bằng mơ
hình so sánh điểm xu hướng (Propensity score
matching method). Mơ hình probit được sử
dụng để ước lượng điểm CLCS và từ đó tính
tốn ra điểm xu hướng; sau đó sẽ xem xét và loại
bỏ các quan sát có điểm xu hướng q cao hoặc

Bảng­1.­Đặc­điểm­chung­của­mẫu­nghiên­cứu
Đặc điểm

Trình độ văn
hóa

Nghề nghiệp

Thu nhập

hàng tháng
(đồng)

%

Nam

430

52,4

Nữ

391

≤ 40
41 - 50

Giới

Nhóm tuổi

N

Đặc điểm

N

%


Thành thị

410

49,9

47,6

Nơng thơn

411

50,1

22

2,7

≤1

196

23,9

88

10,7

1

369

44,9

5 < x ≤ 10

165

20,1

Nơi sống

Thời gian mắc
bệnh (năm)

51 - 60

252

30,7

61 - 70

291

35,4

> 10

73


8,9

> 70

167

20,3

NA

18

2,2

Dưới THPT

420

51,2

< 7%

455

59,1

THPT

276


33,6

≥ 7%

243

31,6

ĐH trở lên

106

12,9

NA

72

9,4

NA

19

2,3

< 23

409


53,1

Nơng dân

360

43,8

≥ 23

347

45,1

Hưu trí

179

21,8

NA

14

1,8

Viên chức

63


7,7

Tăng huyết áp

400

48,6

Kinh doanh

53

6,5

RL lipid máu

197

23,9

Khác

166

20,2

Khác

97


11,8

Khơng có

52

6,3



200

24,3

< 1 triệu

108

13,1

Khơng

621

75,7

1 - 3 triệu

183


22,2

1 thuốc uống

184

22,4

3 - 5 triệu

208

25,3

389

47,4

Trên 5 triệu

111

13,5

2 thuốc uống
Phác đồ điều trị 3 thuốc uống

33


4,0

Insulin

120

14,6

NA

161

19,6
Insulin + thuốc

95

11,6

HbA1c

BMI

Bệnh mắc kèm

Biến chứng

33
Đặc điểm
Mức 1


Số lượng

Tự chăm sóc

động
677

727

ngày

Tâm lý

đớn
711

605

584


61 - 70

291

35,4

> 10


73

8,9

> 70

167

20,3

NA

18

2,2

Dưới THPT

420

51,2

< 7%

455

59,1

≥ 7%


243

31,6

NA

72

9,4

< 23

409

53,1

HbA1c
33,6
Trình độ
vănDượcTHPT
Nghiên
cứu
& Thơng tin thuốc 276
2019, Tập 10, Số 2,
trang 31-37
hóa

ĐH trở lên

106


12,9

NA

19

2,3

huyết áp (48,6
BMI
≥ 23 %) và rối loạn lipid
347 máu (23,9
45,1 %).
59,1 % bệnh
nhân trong nhóm
nghiên1,8cứu có
NA
14
chỉ số HbA1c dưới 7 %, đồng thời, 45,1 % bệnh
Tăng huyết
áp cân với400
nhân ở ngưỡng
thừa
chỉ số BMI48,6
≥ 23. Tỉ
lệ
bệnh
nhân


biến
chứng

24,3
%.
Bệnh mắc kèm RL lipid máu
197
23,9
Đánh­giá­chất­lượng­cuộc­sống­của­bệnh
Khác
97
11,8
nhân
Có 821 bệnh nhân200tham gia
24,3trả lời
Trong số
Biến chứng
phỏng vấn,Khơng
có 770 người trả lời
câu hỏi
621đầy đủ 575,7
của EQ5D. Điểm trung bình CLCS quy theo bộ
1 thuốc uống
184
22,4
giá trị EQ5D là 0,87 (sd = 0,20). Trên 5 khía cạnh
thuốc
uống nhân ĐTĐ
389cho mức47,4
của CLCS, tỉ2lệ

bệnh
3 - mức
Phác
đồ
điều
trị
độ nghiêm 3trọng
nhất là khá 33
thấp, dao 4,0
động từ
thuốc uống
0,4 đến 0,9Insulin
%. Số lượng bệnh
120 nhân cho
14,6 rằng
mình khơng gặp khó khăn nào trong 5 khía
95 Vấn đề tâm
11,6 lý là
cạnh đạt từInsulin
75,8+%thuốc
đến 94,4 %.

quá thấp. BướcNông
cuối
dâncùng là hình
360 thành mẫu
43,8so
khớp điểm xu Hưu
hướng
để tính tốn

tác động21,8
của
trí
179
biến
chứng.
Nghề nghiệp
Viên chứccứu
63
7,7
Kết quả nghiên
Đặc­điểm­của­mẫu­nghiên­cứu
Kinh doanh
53
6,5
Đặc điểm của 821 bệnh nhân thuộc mẫu
Khác mơ tả tại bảng
166 1.
20,2
nghiên cứu được
có % là nam52giới, độ tuổi6,3chủ
Bệnh nhân Khơng
có 52,4
yếu là từ 61 đến
35,4 %. Phần
< 170
triệutuổi chiếm108
13,1lớn
bệnh nhân có trình độ văn hóa dưới THPT và
1 - 3 triệu

183
22,2
THPT
(84,8 %). Nghề nghiệp chủ yếu là nông
Thu nhập
5 triệu đã về hưu
208(21,8 %). Vì25,3
hàng
tháng%) và3 -người
dân
(43,8
vậy,
(đồng)
nhìn chung thu
tương đối thấp,
Trênnhập
5 triệu của họ111
13,5
trên 60 % thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng.
Thời gian mắcNA
bệnh của 44,9 %161bệnh nhân19,6
là từ
1 đến 5 năm. Bệnh mắc kèm thường gặp là tăng

Bảng­2.­Tần­suất­đánh­giá­trên­5­khía­cạnh­của­bộ­câu­hỏi­EQ5D
Đặc điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3


Tự chăm sóc

động

ngày

Tâm lý

đớn

Số lượng

677

727

711

605

584

Tỷ lệ (%)

87,9

94,4

92,3


78,6

75,8

Số lượng

90

36

53

161

181

Tỷ lệ (%)

11,7

4,7

6,9

20,9

23,5

Số lượng


3

7

6

4

5

Tỷ lệ (%)

0,4

0,9

0,8

0,5

0,7

1

Hình­1.­Tần­suất­đánh­giá­chất­lượng­cuộc­sống­theo­thang­trực­quan

34

Mơ hình


EQ5D

EQVAS

β

SE

p

β

SE

p

(Constant)

1,117

0,049

0,000

95,368

3,611

0,000


Tuổi

-0,004

0,001

0,000

-0,400

0,052

0,000


Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
điều gây ảnh hưởng xấu tới nhiều bệnh nhân
nhất. Trong khi đó, khả năng tự chăm sóc bản
thân của bệnh nhân ĐTĐ ít bị ảnh hưởng nhất
(bảng 2).
Có 801 bệnh nhân đưa ra nhận định về chất
lượng cuộc sống theo thang trực quan (VAS) với
giá trị trung bình thu được là 69,49 (sd = 14,80).
Khi đánh giá tình trạng sức khỏe trên thang
điểm từ 0 tới 100, giá trị 70 có tần suất được lựa
chọn cao nhất với 167 BN chiếm 20,8 %, tiếp
theo là giá trị 80 (18,4 %) và 60 điểm (14,6 %).
Phân­ tích­ hồi­ quy­ đa­ biến­ các­ yếu­ tố­ ảnh
hưởng­đến­chất­lượng­cuộc­sống­của­bệnh­nhân
Đối với điểm EQ5D, phân tích hồi quy tuyến

tính đa biến theo phương pháp Stepwise đưa ra
5 mơ hình khác nhau. Mơ hình được chọn có hệ
số R2 hiệu chỉnh cao nhất đạt 0,158. Dựa trên
phương trình hồi quy, ta thấy nếu như các biến
độc lập khác khơng thay đổi thì giá trị EQ5D của

bệnh nhân có biến chứng sẽ thấp hơn 0,05 so
với bệnh nhân khơng có biến chứng. Việc phải
sử dụng insulin cũng làm giảm 0,061 điểm
EQ5D.
Đối với điểm EQVAS, mơ hình hồi quy có R2
hiệu chỉnh là 0,256, xác định 4 yếu tố ảnh hưởng
tới CLCS của bệnh nhân là tuổi, biến chứng, thời
gian mắc bệnh và trình độ văn hóa. Các biến thu
nhập và trình độ có tương quan dương với CLCS
trong khi các yếu tố cịn lại có tương quan âm.
Mức­độ­ảnh­hưởng­của­các­biến­chứng­tới
CLCS
Dựa trên các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS đã
xác định được ở mơ hình hồi quy, tiến hành
ghép cặp theo phương pháp PSM, để giảm
nhiễu do các biến khác nhằm xác định mức độ
ảnh hưởng của các loại biến chứng lên chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết quả cho
thấy biến chứng loét bàn chân do ĐTĐ có ảnh

Bảng­3.­Các­hệ­số­của­mơ­hình­hồi­quy­tuyến­tính­đa­biến
EQ5D

Mơ hình


EQVAS

β

SE

p

β

SE

p

(Constant)

1,117

0,049

0,000

95,368

3,611

0,000

Tuổi


-0,004

0,001

0,000

-0,400

0,052

0,000

SD insulin

-0,061

0,018

0,001

NA

NA

NA

Biến chứng

-0,051


0,018

0,005

-4,954

1,337

0,000

Thu nhập

0,009

0,003

0,002

NA

NA

NA

Thời gian mắc bệnh

-0,005

0,002


0,015

-0,779

0,129

0,000

Trình độ

NA

NA

NA

2,569

0,778

0,001

Bảng­4.­Độ­giảm­CLCS­của­nhóm­bệnh­nhân­mang­biến­chứng
EQ5D
Biến chứng

EQVAS

Độ giảm trước ghép cặp


Độ giảm sau ghép cặp

Độ giảm trước ghép cặp

Độ giảm sau ghép cặp

Thần kinh

0,04

0,02

3,4

3,1

Trên mắt

0,14

0,11

4,2

1,8

Trên tim mạch

0,14


0,07

8,7

6,4

Trên thận

0,22

0,14

12,2

8,5

Bàn chân

0,36

0,30

28,9

30,0

35



Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
hưởng lớn nhất với mức giảm là 0,30 điểm
(thang EQ5D) và 32,5 điểm (thang EQVAS).
Đứng thứ 2 là biến chứng trên thận với 0,14
điểm (thang EQ5D) và 8,5 điểm (thang EQVAS).
Tuy nhiên, các vị trí cịn lại có một số khác biệt.
Với điểm EQ5D, các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc
về biến chứng trên mắt (0,11 điểm), trên tim
mạch (0,07 điểm) và biến chứng thần kinh
(0,02). Trong khi đó, ở điểm EQVAS, biến chứng
tim mạch làm giảm 6,4 điểm, biến chứng thần
kinh làm giảm 3,8 điểm, và biến chứng trên mắt
chỉ làm giảm 1,8 điểm.
Bàn luận
Nghiên cứu được tiến hành tại cơ sở y tế
tuyến huyện và tuyến tỉnh - nơi khám chữa
bệnh của phần lớn người bệnh đái tháo đường.
Việc xác định được các yếu tố có ảnh hưởng tới
CLCS đóng vai trị quan trọng trong việc chỉ ra
đối tượng bệnh nhân cần hỗ trợ và đưa ra giải
pháp phù hợp nhằm cải thiện CLCS của người
bệnh. Điểm trung bình của mẫu nghiên cứu là
0,87 (sd = 0,20) theo thang điểm EQ5D và 69,49
(sd = 14,8) theo thang trực quan. Điều này phù
hợp với các nghiên cứu trước đây tại Trung
Quốc (0,79 - 0,94 và 61,5 - 78,6) [10], Nhật Bản
(0,86 và 74,3) [8] và một số quốc gia khác. So
sánh với nghiên cứu tiến hành trong nước, kết
quả cao hơn so với nghiên cứu trên bệnh nhân
cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương

(0,80 và 57,5) [4]. Tuy nhiên, có thể nhận thấy
một số lý do giải thích cho sự khác biệt này.
Trước hết, nhóm đối tượng được nghiên cứu tại
bệnh viện Lão khoa trung ương có hai yếu tố
nhân khẩu học làm giảm chất lượng cuộc sống
đó là độ tuổi trung bình cao hơn (69,4 tuổi so
với 61,8 tuổi) và tỉ lệ nữ giới lớn hơn (58,5 % so
với 47,6 %). Thứ hai, bệnh nhân trong nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương được
khám và điều trị tại tuyến trung ương, nên tính
chất bệnh có nhiều phức tạp hơn các trường
hợp khám chữa bệnh tại tuyến dưới (93 % có
bệnh mắc kèm, 75,4 % mắc bệnh trên 5 năm)
dẫn tới CLCS cũng sẽ thấp hơn [4].
Các yếu tố tuổi tác, thời gian mắc bệnh, sử
dụng insulin và biến chứng được chỉ ra là có ảnh

36

hưởng tới CLCS của bệnh nhân đái tháo đường.
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước
đây [3], [4], [5]. Nhóm bệnh nhân có trình độ văn
hóa và thu nhập cao thì CLCS cũng cao hơn. Giá
trị CLCS tính theo thang điểm EQ5D và EQVAS
đều có mối quan hệ tuyến tính với trình độ văn
hóa. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu tại
Iran và Canada [3], [5].
Biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị
CLCS của bệnh nhân ĐTĐ. Nhóm BN xuất hiện
biến chứng có CLCS thấp hơn so với nhóm BN

khơng xuất hiện biến chứng. Kết quả này giống
với hầu hết các nghiên cứu trên thế giới [9] và
một số nghiên cứu tại Việt Nam [1]. Ngược lại,
trong khi một số nghiên cứu cho rằng HbA1c và
BMI ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân thì tại nghiên cứu này, hai chỉ số trên
khơng thể hiện điều đó [7]. Ngun nhân là bởi
ĐTĐ có diễn biến âm thầm khiến bệnh nhân
khơng cảm nhận được các tác hại của mất kiểm
soát đường huyết và cân nặng tới sức khỏe. Chỉ
đến khi các biến chứng xuất hiện, tác động mới
thực sự rõ ràng. Đặc điểm này dễ gây ra tâm lý
chủ quan, thiếu quyết tâm trong tuân thủ điều
trị và kiểm soát tốt đường huyết ở bệnh nhân
trong gian đoạn chưa phát sinh biến chứng.
So sánh ghép cặp theo phương pháp PSM
cho thấy biến chứng loét bàn chân do ĐTĐ là
biến chứng gây suy giảm CLCS của bệnh nhân
mạnh nhất. Tác giả Sothornwit cũng đưa ra kết
luận tương tự khi tiến hành đo lường CLCS của
bệnh nhân loét bàn chân, bệnh nhân với các
biến chứng khác tại Thái Lan [9]. Các vấn đề về
bàn chân đái tháo đường có thể được ngăn
ngừa bằng các biện pháp đơn giản như kiểm tra
bàn chân ít nhất một lần một năm và giáo dục
bệnh nhân về cách chăm sóc bàn chân thích
hợp. Nhấn mạnh các vấn đề này trong thực
hành lâm sàng sẽ giúp giảm đáng kể chi phí
điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân.

Với cỡ mẫu lớn (821 bệnh nhân) và ước tính
CLCS theo thang EQ-5D và EQVAS trên từng
nhóm bệnh nhân ĐTĐ cụ thể, nghiên cứu của
chúng tôi đã cung cấp các chỉ số đầu vào quan


Nghiên cứu Dược & Thông tin thuốc 2019, Tập 10, Số 2, trang 31-37
trọng về CLCS để phục vụ cho các nghiên cứu
tiếp theo về đánh giá kinh tế y tế trên người
bệnh ĐTĐ.
Kết luận
Giá trị CLCS của bệnh nhân tại 5 cơ sở y tế
trên địa bàn Bắc Ninh theo thang điểm EQ5D

của Thái Lan đạt 0,87 điểm và theo thang điểm
EQVAS đạt 69,49.
Biến chứng, tuổi tác, trình độ văn hóa, thời
gian mắc bệnh, sử dụng insulin và thu nhập là
những yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của bệnh
nhân ĐTĐ trong nghiên cứu.

Tài liệU ThaM khảo
1. Trần Ngọc Hoàng và Nguyễn Thị Bích Đào (2014). Đánh giá ảnh hưởng của các biến chứng trên
chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị tại bệnh viện nhân dân 115.
Y­học­thành­phố­Hồ­Chí­Minh, 18 (2), 161-167.
2. IDF diabetes Atlas (2017). IDF­Diabetes­Atlas­8th­Edition, 126-128.
3. M. Javanbakht, F. Abolhasani, A. Mashayekhi và cộng sự (2012). Health related quality of life in
patients with type 2 diabetes mellitus in Iran: a national survey. PLoS­One, 7 (8), e44526.
4. H. T. T. Nguyen, B. X. Tran, M. P. Moir và cộng sự (2018). Health-related quality of life in elderly
diabetic outpatients in Vietnam. Patient­Prefer­Adherence, 12, 1347-1354.

5. D. J. O'Reilly, F. Xie, E. Pullenayegum và cộng sự (2011). Estimation of the impact of diabetesrelated complications on health utilities for patients with type 2 diabetes in Ontario, Canada.
Qual­Life­Res, 20 (6), 939-943.
6. R. Rabin và F. de Charro (2001). EQ-5D: a measure of health status from the EuroQol Group. Ann
Med, 33 (5), 337-343.
7. M. Ridderstrale, L. M. Evans, H. H. Jensen và cộng sự (2016). Estimating the impact of changes in
HbA1c, body weight and insulin injection regimen on health related quality-of-life: a time trade
off study. Health­Qual­Life­Outcomes, 14, 13.
8. H. Sakamaki, S. Ikeda, N. Ikegami và cộng sự (2006). Measurement of HRQL using EQ-5D in
patients with type 2 diabetes mellitus in Japan. Value­Health, 9 (1), 47-53.
9. J. Sothornwit, G. Srisawasdi, A. Suwannakin và cộng sự (2018). Decreased health-related quality
of life in patients with diabetic foot problems. Diabetes­Metab­Syndr­Obes, 11, 35-43.
10. T. Zhou, H. Guan, J. Yao và cộng sự (2018). The quality of life in Chinese population with chronic
non-communicable diseases according to EQ-5D-3L: a systematic review. Qual­Life­Res, 27:2799814

37



×