Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

rủi ro và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển đông đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.74 KB, 86 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
LỜI MỞ ĐẦU
Rủi ro là yếu tố gắn liền mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó có các
hoạt động cho vay của các ngân hàng. Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận các
ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro mà chỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này
trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra
cho mình 1 chiến lược quản lý rủi ro thích hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường hiện nay, rủi ro mà các dự án đầu tư gặp phải ngày càng đa dạng hơn. Do đó
khi tiến hành cho vay dự án các ngân hàng cần phải phân tích đánh giá rủi ro một
cách thận trọng để đưa ra được quyết định cho vay chính xác.
Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô được thành lập từ năm 2004, đến nay hoạt
động của chi nhánh dần đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát
triển của hệ thống BIDV và của nền kinh tế nói chung. Cũng như các ngân hàng
khác, Chi nhánh Đông Đô đứng trước nhiều loại rủi ro trong hoạt động cho vay nói
chung, cho vay dự án nói riêng. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thì công tác đánh giá rủi ro phải được thực hiện thận trọng. Vì thế, sau thời
gian thực tập tại chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô em đã lựa chọn đề tài: “Rủi ro và
đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Đông Đô” cho chuyên đề thực tập của mình. Bài viết gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án khi thẩm định dự án
vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi
ro dự án khi thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thạc sĩ Nguyển Thị Ái Liên đã tận tình hướng dẫn
để em hoàn thành bài viết, và xin cảm ơn đến các cán bộ Phòng Quản lý rủi ro chi
nhánh NHĐT&PT Đông Đô đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
thực tập. Do còn hạn chế về thời gian thực tập cũng như kinh nghiệm thực tế nên
bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong thầy cô và bạn đọc đóng
góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B


1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO DỰ ÁN KHI THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển chi nhánh Đông Đô.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định
177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và
trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời
kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:
• Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
• Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981
• Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn ngân hàng
thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời
nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình
Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản của BIDV đạt 131.731 tỷ
VNĐ. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một
tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn:
Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh
trên toàn quốc); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối
đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300 người vừa
có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương
mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng
và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ
chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là ngân
hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn,
ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư

các dự án trọng điểm.
Chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng
Giao dịch số 2 (14 Láng Hạ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số
191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam, là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống NHĐT&PT Việt
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
2
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Nam chú trong triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem
lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa
với quy trình nghịêp vụ Ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến; theo đúng dự án
hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Việc thành lập chi nhánh NHĐT&PT Đông Đô phù hợp với tiến trình thực
hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc
với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển; đa
dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi
hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập
đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế.
Phòng giao dịch số II với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lập
năm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. Sau hơn một năm thành lập đến
nay Chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Trụ sở chính đặt trên
đường Láng Hạ vắt đường Láng và Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng Võ
cùng với 08 điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các
sản phẩm Ngân hàng tới từng người dân.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là PGDII đã được
TW chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình HĐH đầu tiên,
đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước rất thuận tiện cho công tác
thanh toán trên toàn quốc, chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Được sự thành công như hiện nay phải kể đến sự lãnh đạo của Ban Giám

Đốc, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh, với tuổi đời trung bình không quá
27 kinh nghiệm còn thiếu, vừa làm vừa học hỏi bước đầu gặp không ít khó khăn
nhưng cả thầy và trò đều cùng nhau nỗ lực vượt qua.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
3
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh
1.1.2. Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được giai đoạn 2004-2009.
Thành tựu nổi bật trong 5 năm hoạt động của Chi nhánh
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
4
Phó giám đốc 1
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc 2
Phòng dịch
vụ khách
hàng
Phòng thanh
toán quốc tế
Phòng quan
hệ khách
hàng 1, 2
Tổ Ngân
quỹ
Phòng Kế
hoạch tổng
hợp
Phòng quản lý
rủi ro
Tổ điện

toán
Phòng Tài
chính - Kế toán
Phòng Tổ chức
hành chính
Tổ kiểm tra
kiểm toán nội
bộ
Khối trực tiếp kinh
doanh
Phòng GD1,
GD2, GD3
Khối hỗ trợ kinh
doanh
Khối Quản lý nội bộ
Phòng quản
trị tín dụng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Tăng trưởng nhanh về quy mô hoạt động cả về số lượng và chất lượng, tổng
tài sản của Chi nhánh đến 31/12/2008 đạt 3.132 tỷ VNĐ, tăng gấp gần 5 lần so với
thời điểm thành lập, số lượng khách hàng có giao dịch với chi nhánh tăng gấp 10
lần so với thời điểm thành lập.
Tạo dựng được vai trò, thương hiệu của một NHTMQD trên thị trường tài
chính Việt Nam, mở rộng thị phần hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: huy động, tín
dụng, bảo lãnh, dịch vụ… được nhiều Tổng công ty, Tập đoàn lớn chọn làm đối tác
cung cấp dịch vụ.
Mô hình tổ chức dần hoàn thiện, tính chuyên môn hoá sâu, cao trong hoạt
động tác nghiệp, gồm 10 phòng, 1 tổ, 4 Phòng GD và 4 QTK, mạng lưới hoạt động
mở rộng, … đội ngũ cán bộ không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt, tận
tâm với nghề…

Sau 5 năm hoạt động tổng số tiền nộp ngân sách 44 tỷ đồng, năm 2007 được
nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc liên tục trong 3
năm 2005 – 2007, tham gia tích cực các phong trào thi đua góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội ngành ngân hàng.
Đảm bảo đời sống cho 150 cán bộ nhân viên, với mức thu nhập bình quân ở
mức cao của các Chi nhánh trên địa bàn Hà nội.
Bảng 1.1: Bảng tổng kết một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2004 – 2009
Chỉ tiêu
TH
2004
TH
2005
TH
2006
TH
2007
TH
2008
30/6/09
1.Tổng tài sản (tỷ đồng) 992 1.586 2.444 2.935 3.132 3.718
2.Chênh lệch thu chi (tỷ đồng) 0.73 16.68 41.19 77.16 89.53 35,3
3.Huy động vốn cuối kỳ tỷđồng) 818 1,421 2,341 2,789 2,924 3.566
4.Dư nợ tín dụng(tỷ đồng) 330 795 1,460 2,257 2,355 2.644
5.Tỷ lệ nợ xấu (%) - - - 0.12 9.70 7,5
6. Thu dịch vụ ròng (tỷ đồng) 1.0 4.6 9.0 17.9 30.0 12,93
7.Quỹ Dự phòng rủi ro (tỷđồng) - 6,5 17,5 49,5 70.0 70
8.Số lao động cuối kỳ (người) 89 113 130 143 146 146
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động 5 năm 2004-2009
* Hiệu quả kinh doanh
Chênh lệch thu chi tăng dần qua các năm, đến năm 2008 chi nhánh xếp thứ

19 trong toàn khối các chi nhánh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
5
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Lợi nhuận bình quân đầu người sau thuế năm sau cao hơn năm trước, đến
năm 2008 đạt 340 triệu đồng đứng nhóm II theo quy định phân phối lợi nhuận kinh
doanh của BIDV.
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân (ROA) cũng tăng dần hàng
năm, đến cuối năm 2008 đạt 1,64% cao hơn của toàn ngành.
* Công tác huy động vốn
Ngay từ khi thành lập, chi nhánh luôn xác định công tác huy động vốn là một
trong các mục tiêu trọng yếu quyết định đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là
nền móng để xây dựng một Ngân hàng vững chắc không chỉ tại chi nhánh mà còn
chung cho cả BIDV. Trong 5 năm qua chi nhánh luôn là 1 trong 10 chi nhánh có tốc
độ tăng trưởng huy động vốn cao, và nằm trong tốp các chi nhánh dẫn đầu có số dư
huy động lớn khi TW triển khai các sản phẩm huy động mới
Đến 30/6/2009 tổng nguồn huy động đạt 3.566 tỷ đồng tăng gần gấp 5 lần so
với thời điểm thành lập. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình qua các năm đạt
khoảng 36%.
Tổng nguồn vốn / tổng dư nợ qua các năm luôn lớn hơn 1, hoạt động huy
động vốn của Chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại Chi nhánh
mà còn góp phần cân đối vốn cho toàn hệ thống.
* Công tác tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh
hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của Hội sở chính về công tác tín dụng, gắn tăng
trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ; xác
định rõ được ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, cho vay tạo ra cơ cấu hợp lý, vững chắc
trong hoạt động.
Với xuất phát điểm thấp, tổng dư nợ khi mới bắt đầu thành lập là 26 tỷ đồng,
nhận bàn giao từ Sở giao dịch chuyển cho chi nhánh là 245 tỷ đồng (quy đổi). Nhận

thức được tình hình khó khăn, BLĐ và cán bộ tín dụng đã xác định đối tượng khách
hàng tiềm năng, xây dựng chiến lược tiếp thị, tích cực tìm kiếm khách hàng có nhu
cầu vay vốn có nền tài chính tốt, các dự án hiệu quả … để đẩy mạnh dư nợ tín dụng.
Đến 30/6/2009 dư nợ tín dụng đạt 2.644 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua
các năm đạt trung bình 59% .
Cơ cấu tín dụng qua các năm
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu tín dụng qua các năm
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
6
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đơn vị:%
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
30/6/09
Dư nợ ngắn hạn /TDN 66 76 53 56 49 52
Dư nợ TDH/TDN 34 24 47 44 51 48
Dư nợ VND/TDN 88 85 78 76 70 75
Dư nợ ngoại tệ/TDN 12 15 22 24 30 25
Dư nợ có TSDB/TDN 70 47 54 57 62 72
Dư nợ NQD/TDN 31 47 77 65 75 84
Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động 5 năm 2004-2009.

Chất lượng tín dụng
Nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm đầu 2004 – 2007 rất thấp, nhưng đến
năm 2008 -đầu 2009 tăng đột biến do năm 2008 Chi nhánh xẩy ra vụ việc, mặt khác
do ảnh hưởng tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói
riêng nên dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chi nhánh tăng cao, đến 30/06/2009 nợ
xấu chi nhánh là: 7,5% tổng dư nợ(từ nhóm III), ngoài dư nợ vụ án 169,5 tỷ đồng,
nợ xấu tập trung chủ yếu vào một số công ty sau : Cty CP Sữa Việt Mỹ, Cty CP
Traenc và Cty CP C&G, TNHH In ngày nay, Cty CP Chi Hiện tại chi nhánh đang
tích cực triển khai các biện pháp để thu hồi.
Nợ nhóm II năm 2008 là :19,2% tổng dư nợ, 6 tháng đầu năm 2009 là 17.8%.
* Thu dịch vụ
Hoạt động dịch vụ được đa dạng hoá, phục vụ đa dạng đối tượng khách
hàng, vận dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, đồng thời liên kết với các tổng
công ty là khách hàng của BIDV để phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới như:
nhắn tin BSMS, gạch nợ Viettel, thanh toán thẻ qua POS, đại lý chứng khoán,
Vntopup, Banknet, thanh toán thẻ quốc tế (VISA, Master), Western Union, Thanh
toán kiều hối , doanh thu từ dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận
của chi nhánh, cơ cấu nguồn thu dịch vụ ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ
luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách chuyên nghiệp, xử lý nhanh
chóng, chính xác, an toàn với một đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, năng
động tạo hình ảnh một ngân hàng hiện đại
Nguồn thu dịch vụ chủ yếu vẫn từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống như:
bảo lãnh, kinh doanh ngoại tê, thanh toán trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nguồn
thu từ các dịch vụ khác đã tăng đáng kể chiếm 3,4 % tổng thu dịch vụ, tăng nhiều
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
7
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
lần so với thời điểm năm 2004 (tỷ trọng nguồn thu từ các sản dịch vụ khác năm
2004 mới chỉ chiếm: 0,2% tổng thu dịch vụ),
* Công tác phát triển khách hàng:

Số lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh đến
30/6/2009 đạt 1147 doanh nghiệp.
Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán đến 30/6/2009 đạt
24024 cá nhân và có đến 22188 cá nhân sử dụng thẻ ATM
Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán lương tự động tại chi
nhánh đến 30/6/2009 đạt : 127 đơn vị , trong đó có 90 đơn vị hưởng lương từ
NSNN với 10.983 tài khoản.
1.2. Thực trạng công tác phân tích và đánh giá rủi ro dự án khi thẩm
định dự án cho vay tại chi nhánh.
1.2.1. Khái quát về các dự án vay vốn tại chi nhánh và các rủi ro liên quan.
Trong thời gian hơn 5 năm kể từ khi bắt đầu thành lập đến nay hoạt động
cho vay tại chi nhánh luôn tăng trưởng, tổng quy mô vốn cho vay của chi nhánh
tăng qua các năm, như bảng dưới đây :
Bảng 1.3: Số lượng và quy mô dự án vay vốn tại chi nhánh 2004-2009
Đơn vị : dự án, tỷ đồng.
Nguồn : Báo cáo hoạt động 5 năm 2004-2009 – Phòng tín dụng.
Năm 2004 chi nhánh mới thành lập nên số lượng dự án và quy mô vốn cho
vay còn hạn chế là 3 dự án với tổng quy mô vốn 70 tỷ đồng, số lượng dự án cho vay
tăng lên 7, 8 dự án trong các năm sau, đồng thời quy mô vốn vay cũng tăng lên.
Trong năm 2008, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, đầu tư giảm nên số lượng dự
án vay vốn là 5 dự án, quy mô vốn vay là 900 tỷ đồng; năm 2009 có 7 dự án; tuy
nhiên đó lại là những dự án lớn nên tổng quy mô vốn cấp tín dụng của chi nhánh
tăng cao 1980 tỷ đồng.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
Năm
Dự án thẩm định
Số lượng dự án
Quy mô vốn
Dự áncho vay
Số dự án

Quy mô vốn
2004 3 70 3 70
2005 7 750 7 750
2006 8 1300 8 1100
2007 8 1200 8 1200
2008 5 900 5 900
2009 7 2080 7 1980
8
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Có thể thấy số lượng dự án xin vay bằng số lượng dự án được xét duyệt cho
vay qua các năm. Hầu hết các dự án xin vay vốn đều được xét duyệt bởi vì ngân
hàng có hệ thống sàng lọc khách hàng trước khi xét duyệt hồ sơ vay vốn và quyết
định có quan hệ tín dụng với các chủ dự án này. Tuy nhiên quy mô vốn xét duyệt
cho vay không phải luôn bằng đề nghị vay của khách hàng. Năm 2006 tổng vốn xin
vay là 1300 tỷ đồng nhưng được xét duyệt là 1100 tỷ đồng; năm 2009 tổng vốn đề
nghị vay là 2080 tỷ đồng nhưng được xét duyệt chỉ là 1980 tỷ đồng. Quy mô vốn
cho vay nhỏ hơn nhu cầu vay của khách hàng cho thấy ngân hàng rất thận trọng
trong hoạt động của mình. Đồng thời chất lượng công tác cho vay cũng được cải
thiện rõ rệt bởi vì ngân hàng luôn kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo
những biến động của nền kinh tế, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Chi
nhánh luôn theo những chỉ đạo của Hội sở chính về công tác tín dụng, gắn tăng
trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ; xác
định rõ được ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, cho vay tạo ra cơ cấu hợp lý, vững chắc
trong hoạt động.
Các dự án trung và dài hạn xin vay vốn ngân hàng có thể xếp vào 2 loại chủ
yếu là: dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất và dự án đầu tư
xây dựng mới các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với mỗi loại dự án này có thể xảy
ra các loại rủi ro khác nhau.
Dự án vay vốn chi nhánh chủ yếu là đầu tư mở rộng tăng năng lực sản xuất.
Số lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới ít hơn số lượng

các dự án đầu tư mở rộng tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Điều này cũng tác
động nhiều đến công tác quản lý rủi ro dự án của ngân hàng bởi vì dự án đầu tư xây
dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới đối diện nhiều rủi ro hơn. Với các dự án mở
rộng tăng năng lực sản xuất, ngân hàng có thể chấm điểm tín dụng khách hàng dựa
trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Nếu xem xét lịch sử hoạt
động của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, hoạt động sản xuất kinh
doanh hiện tại là tốt, ngành nghề kinh doanh của khách hàng có triển vọng thì khi ra
quyết định cho vay dự án đó, ngân hàng sẽ giảm thiểu được các rủi ro về phía khách
hàng, tức là khả năng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ được hạn chế.
Dự án mở rộng tăng năng lực sản xuất kinh doanh chủ yếu là về ngành
cung cấp dịch vụ ví dụ như 2 dự án mở rộng tăng năng lực vận chuyển của công ty
TNHH Sao Sài Gòn hay dự án thay thế phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải Mai
Linh, … Đặc điểm của ngành dịch vụ là chỉ đầu tư vào phương tiện, máy móc là
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
9
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
chính, quay vòng vốn nhanh, không phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì vậy các
kết quả đầu tư phát huy tác dụng nhanh.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới gặp nhiều rủi ro
hơn, cả rủi ro từ phía khách hàng và rủi ro phát sinh từ dự án. Hầu hết các dự án xây
dựng mới xin vay vốn của chi nhánh đều là dự án đầu tiên nên ngân hàng chưa đánh
giá được các rủi ro về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng
chỉ có thể dựa vào lịch sử hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các công ty
thành viên tham gia vào dự án đó khi ra quyết định cho vay. Trong đó các thành
viên của những dự án này đều là những công ty lớn, đã kinh doanh những ngành
nghề hợp pháp và được khuyến khích, ngành nghề có triển vọng nên rủi ro về năng
lực điều hành tổ chức quản lý cũng có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong
nhiều trường hợp có thể các thành viên sáng lập là các công ty lớn nhưng khi họ
tham gia cùng một dự án lại có nhiều vấn đề, việc phân tích định tính về mô hình tổ
chức bố trí lao động không lường trước được hết tình huống có thể dễ dẫn đến các

rủi ro về thi công xây dựng.
Các dự án xây dựng mới xin vay vốn tại chi nhánh hầu hết thuộc lĩnh vực
thủy điện, xi măng, hay các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc điểm của
các dự án này là có quy mô vốn đầu tư lớn. Điều đó gây khó khăn cho cả ngân hàng
và chủ đầu tư trong việc kiểm soát, quản lý sử dụng vốn đúng tiến độ. Về phía chủ
đầu tư sẽ khó khăn trong phân bổ vốn cho các hạng mục để đảm bảo tránh lãng phí
thất thoát vốn. Về phía ngân hàng phải giải ngân vốn sao cho phục vụ đúng tiến độ
dự án. Nếu có bất kỳ một rủi ro nào như vốn giải ngân chậm, không kiểm soát được
tiến độ và mục đích sử dụng vốn thì trước hết ảnh hưởng hiệu quả dự án, ảnh hưởng
lợi nhuận cho chủ đầu tư, sau đó ngân hàng là người tiếp theo chịu hậu quả.
Các dự án xin vay vốn trên có thời gian vay vốn dài (hầu hết các dự án có
thời hạn vay vốn dài: dự án thủy điện Hương Điền và Hùng Lợi là 10 năm, dự án
sản xuất cọc bê tông dự ứng lực cường độ cao Fecon là 7 năm, nhà máy xi măng
Thái Nguyên 10 năm, …). Các dự án lại diễn ra trong các điều kiện các yếu tố về tài
chính, thị trường giá cả, điều kiện tự nhiên biến đổi khó lường, thời gian càng dài
thì độ sai lệch của các yếu tố đó so với tính toán càng cao. Lạm phát, tỷ giá hay
nhiều yếu tố khác sẽ tác động mạnh đến dự án. Tất cả những rủi ro đó đều một cách
trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu tính toán hiệu quả dự án, từ dó ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
10
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Trong năm gần đây chi nhánh đầu tư vào hai dự án lớn nhất đã xét duyệt cho
vay là dự án thủy điện Hương Điền và dự án thủy điện Hùng Lợi với tổng vốn đầu
tư lên đến 1348 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng là 324,35 tỷ đồng. Công suất của nhà
máy phụ thuộc vào lượng nước mưa, tức là phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện khí
hậu thời tiết. Như chúng ta thấy trong những năm gần đây khí hậu biến đổi, tình
hình hạn hán càng phổ biến hơn, như vậy cho vay dự án thủy điện cũng gặp rủi ro
khó lường.
Một đặc điểm nữa của các dự án vay vốn của chi nhánh là những dự án sử

dụng công nghệ kỹ thuật trình độ cao, quy trình vận hành phức tạp như dự án thủy
điện, dự án xây dựng nhà máy xi măng, dự án xây dựng nhà máy sản xuất vang nho
Ninh Thuận, … Các dự án này đều yêu cầu công nghệ cao, xử lý và vận hành hệ
thống đặc biệt theo một quy trình nhất định. Các dự án hầu hết là phải nhập công
nghệ nước ngoài, tuy nhiên trình độ chung của lao động nước ta là thấp không có
kiến thức để vận hành và gặp khó khăn khi máy móc thiết bị có sự cố, … hoặc quy
trình sản xuất không đúng chất lượng sản phẩm sẽ không cao, kết quả là các sản
phẩm như vật liệu xây dựng, hay sản phẩm vang nho … sẽ khó cạnh tranh được với
hàng nhập khẩu nước ngoài. Vậy các dự án này dễ gặp các rủi ro về vận hành bảo
trì, rủi ro về chất lượng sản phẩm dịch vụ … các rủi ro này sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến sản lượng sản xuất của dự án và sản lượng tiêu thụ sau này và như vậy ảnh
hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả dự án.
Ngoài ra các dự án được thực hiện trong giai đoạn 2004 - 2009 còn gặp
những rủi ro khác về kinh tế vĩ mô. Giai đoạn những năm 2004 - 2009, tốc độ tăng
trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở mức cao (bình quân trên 7%). Tuy nhiên những
năm qua, tình hình kinh tế Việt nam có nhiều biến động lớn trên tất cả các lĩnh vực,
ngành nghề, luôn phải đối mặt với những khó khăn, cản trở: Hàng năm thiên tai hạn
hán xảy ra đầu năm, lũ lụt cuối năm, dịch bệnh liên tiếp, chỉ số lạm phát tăng cao
(năm 2007 là 12,5%; năm 2008 19,89), thị trường tài chính quốc tế diễn biến phức
tạp, tỷ giá các đồng tiền mạnh biến động với biên độ cao … Lạm phát và sự tăng giá
của nguyên vật liệu xây dựng tác động mạnh đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng.
Đặc biệt từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, những bất ổn về tài chính - tiền tệ
đã xuất hiện ảnh hưởng toàn diện tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, các hoạt
động xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và kiều hối đều suy giảm, lãi suất tăng cao, sản
xuất kinh doanh đình trệ, thị trường chứng khoán và bất động sản suy giảm mạnh,
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
11
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đời sống nhân dân gặp khó khăn … Chính phủ đã phải thực hiện các chính sách tài

chính - tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ngăn chặn đà suy thoái và duy trì
tăng trưởng kinh tế. Tất cả các yếu tố đó đều là những rủi ro tác động đến quá trình
thực hiện xây dựng dự án và tiêu thụ sản phẩm dự án sau này.
1.2.2. Rủi ro và sự cần thiết đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án cho vay
của ngân hàng.
Rủi ro gắn với một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn
không biết chắc. Thường thì rủi ro được quan niệm là mất mát, thiệt hại. Rủi ro có
thể xảy ra hoặc không xảy ra và tất cả các rủi ro đều có xác suất.
Đối với một dự án, rủi ro là những bất lợi xảy ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả
của dự án. Có rất nhiều loại rủi ro xảy ra với dự án. Các rủi ro đó có thể xảy ra trong
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư hay cũng có thể xảy ra trong quá trình
vận hành các kết quả đầu tư. Giả sử trong giai đoạn thực hiện dự án có thể rủi ro
thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến do một số nguyên nhân như chậm giải
phóng mặt bằng, không huy động đủ vốn, tiến độ đấu thầu bị kéo dài,… điều này
khiến tiến độ dự án bị chậm lại, tiếp đó là tăng chi phí do các yếu tố trượt giá
nguyên vật liệu và chi phí khác. Nếu dự án ra đời chậm hơn dự kiến có thể gặp rủi
ro trong giai đoạn vận hành kết quả: rủi ro về thị trường tiêu thụ, rủi ro giá bán sản
phẩm,… tất cả các rủi ro đó đều tác động xấu đến hiệu quả của dự án.
Vòng đời của dự án là rất dài, có khi hàng chục năm. Khi đưa ra các quyết
định đầu tư, chủ đầu tư thường dựa trên các số liệu giả định, những số liệu này đôi
khi chưa lường hết được những tình huống bất trắc xảy ra đối với dự án trong tương
lai dẫn đến khi lập dự án thì khả thi, nhưng khi thực hiện lại gặp phải nhiều khó
khăn. Có những dự án không thể thực hiện do gặp rủi ro về giải phóng mặt bằng
hay khó khăn về nguồn vốn, cũng có những dự án tiến hành thực hiện nhưng đi vào
hoạt động lại bị thua lỗ phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn (có thể do sản phẩm
không thể tiêu thụ được hay chi phí đầu vào quá lớn không thể tiếp tục sản xuất…),
trong khi chưa thu hồi đủ vốn đầu tư. Vậy các dự án thất bại đó ngoài chủ đầu tư
phải gánh chịu hậu quả thì ngân hàng cũng bị thiệt hại: không chỉ không thu được
lãi đúng hạn mà cả gốc cũng có thể không thu hồi được.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh

khỏi, đặc biệt trong ngân hàng rủi ro có phản ứng dây chuyền phức tạp. Khi một
khâu trong ngân hàng bị rủi ro, nó sẽ lan truyền, nếu rủi ro lớn có thể làm sụp đổ
ngân hàng đó. Một ngân hàng sụp đổ sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
12
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Chính vì thế trước khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ dự án, và nội
dung quan trọng là phải đánh giá được các rủi ro bất trắc có thể xảy ra đối với dự án
để xác định tính khả thi vững chắc của dự án mà đưa ra quyết định phòng chống rủi
ro (nếu cho vay) hoặc khước từ dự án.
Ngân hàng đầu tư phát triển nói chung, chi nhánh Đông Đô nói riêng luôn
quan tâm đến công tác quản trị rủi ro trong thẩm định dự án vì nó có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của ngân hàng, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi số dự án
cho vay ngày càng tăng lên. Nếu đánh giá chính xác rủi ro dự án ngân hàng sẽ có
thể chủ động có biện pháp đối phó để giảm thiểu thiệt hại cho dự án và cũng là đảm
bảo an toàn trong hoạt động cho vay của mình. Ngược lại, nếu không lường trước
được rủi ro và mức độ nghiêm trọng của nó sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng (nợ xấu
hoặc nợ khó đòi…).
Vậy công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động cho vay theo dự án của ngân
hàng là thật sự cần thiết, đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động cho vay của
ngân hàng.
1.2.3. Quy trình đánh giá rủi ro dự án.
Đối với chủ đầu tư, quản lý rủi ro dự án nhằm giảm thiểu tối đa các yếu tố
ảnh hưởng bất lợi đối với mục tiêu của dự án và tăng tối đa khả năng xảy ra các sự
kiện có tác động tốt đến dự án. Đối với ngân hàng, quản lý rủi ro dự án nhằm mục
tiêu cuối cùng là giảm thiệt hại trong hoạt động cho vay dự án của mình như nợ khó
đòi, nợ xấu nghĩa là dự án gặp rủi ro dẫn đến trả nợ chậm tiến độ hoặc không có khả
năng trả nợ.
Để đảm bảo được chất lượng công tác quản lý rủi ro thì ngân hàng phải làm
theo một quy trình nhất định. Đánh giá rủi ro là một nội dung quan trọng trong

công tác thẩm định dự án tại chi nhánh và có mối quan hệ chặt chẽ với các nội
dung thẩm định.


D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
13
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình quản lý rủi ro

Sơ đồ 1.3: Vị trí của thẩm định rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
Phòng QLRR
tiếp nhận hồ sơ
dự án
Tổng hợp rủi
ro và biện
pháp phòng
ngừa
Lập tờ trình,
báo cáo
trưởng phòng
nghiệp vụ
Trình duyệt
hồ sơ và
quyết định
cho vay
Đánh giá rủi
ro dự án
Đánh giá rủi
ro từ phía

khách hàng.
Đánh giá rủi
ro về các biện
pháp đảm bảo
tiền vay
Thẩm định khía cạnh pháp lý
Thẩm định khía cạnh thị trường
Thẩm định khía cạnh kỹ thuật
Thẩm định khía cạnh tài chính
Thẩm định khía cạnh KT-XH
Tổng hợp đánh giá rủi ro
14
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Tổng hợp và đánh giá rủi ro dự án được thực hiện sau khi cán bộ phòng quan
hệ khách hàng phân tích và thẩm định các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính,
KT-XH (như trên sơ đồ 1.3).
Quy trình quản lý rủi ro dự án tại NHĐT&PT Đông Đô như sau:
Bước 1: Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận hồ sơ
Phòng quản lý rủi ro tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ
phòng quan hệ khách hàng. Báo cáo đề xuất tín dụng gồm các thông tin về khách
hàng, về dự án mà cán bộ phòng quan hệ khách hàng đã thu thập và phân tích trên
các khía cạnh.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
Cán bộ rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng. Trên cơ sở
các nội dung thẩm định ngân hàng sẽ phát hiện được các rủi ro có liên quan
Trình tự các nội dung thực hiện thẩm định rủi ro như sau:
- Đánh giá rủi ro về khách hàng .
- Đánh giá rủi ro dự án.
- Đánh giá về tài sản đảm bảo.
Để đảm bảo đánh giá kỹ càng toàn diện, tránh thiếu sót, với mỗi loại rủi ro

trên cần phải có những phương pháp nhận diện hợp lý, ngân hàng có thể sử dụng
các dữ liệu về nội bộ lịch sử của doanh nghiệp liên quan đến dự án, các dữ liệu của
ngành, vùng liên quan, ý kiến chuyên gia…
Bước 3: Tổng hợp toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa
Sau khi đánh giá các loại rủi ro có thể xảy ra, cán bộ rủi ro tổng hợp xếp loại
các rủi ro: rủi ro khách quan, rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng; rủi ro
xuất phát từ ngân hàng BIDV, để từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro của
khách hàng và các biện pháp của ngân hàng.
Bước 4: Lập tờ trình báo cáo trưởng phòng nghiệp vụ.
Sau khi phân tích và tổng hợp các rủi ro dự án, cán bộ rủi ro lập báo cáo trình
lên trưởng phòng để ký xét duyệt cho vay.
Bước 5: Xét duyệt cho vay.
Trưởng phòng nghiệp vụ xem xét tờ trình để ký quyết định cho vay và quy
mô vốn cho vay.
Rủi ro là lĩnh vực không thể bỏ qua, thậm chí còn phải tập trung nghiên cứu
kỹ lưỡng, phân tích, định lượng và kiểm soát được, bởi vì rủi ro liên quan trực tiếp,
tác động mạnh đến hiệu quả của dự án, liên quan đến khả năng trả nợ của dự án.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
15
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Vậy cần theo sát quy trình quản lý rủi ro để đảm bảo giảm thiểu tối đa trong hoạt
động cho vay của ngân hàng.
1.2.4. Phương pháp đánh giá rủi ro dự án.
1.2.4.1. Phương pháp định tính.
Phương pháp định tính được ngân hàng sử dụng rộng rãi trong nhiều nội
dung phân tích để phục vụ cho hoạt động của mình. Trong công tác đánh giá rủi ro,
phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến và được áp dụng cho cả hai nội
dung là phân tích rủi ro khách hàng và phân tích rủi ro trực tiếp của dự án.
* Đối với rủi ro từ phía khách hàng.
Định tính rủi ro từ phía khách hàng có rất nhiều mô hình có thể áp dụng,

NHĐT&PT Đông Đô hầu hết sử dụng mô hình SWOT để phân tích, tức là phân tích
các điểm mạnh( Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Oppotunity), thách thức
(Threat) của khách hàng.
Điểm mạnh Điểm yếu
Cơ hội Thách thức
Mô hình SWOT được đánh giá trên các phương diện sau:
- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và
môi trường vi mô. Ngân hàng cần đánh giá được rủi ro về môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp đã làm gì để giảm rủi ro và ngân hàng có thể
kiểm soát được rủi ro đó hay không.
- Ngành nghề kinh doanh: Với nội dung này ngân hàng xem xét khách hàng
đang kinh doanh ngành nghề gì? Hiện nay ngành nghề đó có được nhà nước khuyến
khích không, sản phẩm dịch vụ của khách hàng có hợp xu thế tiêu dùng của người
dân không; tình hình các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có gì thách thức…
- Khả năng sinh lời/dòng tiền của doanh nghiệp: Trong chỉ tiêu này cần đối
chiếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với định mức trung bình trong ngành
nghề đó để xem hoạt động của khách hàng có tốt không.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
16
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
- Thiết bị, máy móc sản xuất: Máy móc thiết bị thể hiện trình độ công nghệ
của doanh nghiệp. Qua đây ngân hàng có thể biết được thế mạnh công nghệ của
khách hàng, điều này rất quan trọng cho dự án sắp tới.
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Nếu khách hàng có quy mô hoạt
động rộng có nghĩa là khách hàng có uy tín, có hình ảnh, có thế mạnh thu hút người
tiêu dùng, có mạng lưới phân phối rộng thì có nhiều cơ hội nắm bắt thị trường. Đây
chính là thế mạnh của doanh nghiệp.
- Vấn đề quản lý điều hành, ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Hiện tại
doanh nghiệp có hệ thống tổ chức quản lý, ban lãnh đạo thế nào, nếu có hệ thống
rõ ràng và hiệu quả sẽ phát huy tác dụng trong quản lý sản xuất kinh doanh thể

hiện ở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,… Đây là cơ sở tốt cho việc thực
hiện dự án sắp tới.
Đặc biệt phân tích SWOT được áp dụng khi phân tích hoạt động và triển
vọng khách hàng trên các khía cạnh thị trường; sản phẩm dịch vụ; kênh phân phối.
Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn, bên mua trung thành với hình ảnh uy tín
của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có triển vọng về thị trường. Nếu sản phẩm của
doanh nghiệp đó luôn chiếm ưu thế, có những đặc tính nổi bật so với các sản phẩm
cùng loại thì sản phẩm sẽ đứng vững trên thị trường. Hay hệ thống kênh phân phối
và phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp rộng rãi thuận lợi cho người tiêu dùng thì
đó là điểm mạnh và tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động bán hàng …
* Đối với rủi ro của dự án.
Bước đầu tiên trong phân tích định tính rủi ro xảy ra đối với dự án là nhận
thức và định dạng rủi ro. Có các loại rủi ro sau:
Rủi ro kỹ thuật: là các rủi ro xảy ra trong việc xác định phạm vi, xác định yêu
cầu, xác định quy trình công nghệ.
Rủi ro quản lý: là các rủi ro trong quản lý dự án, tổ chức thực hiện và phân
bổ nguồn lực…
Rủi ro thương mại: gồm các rủi ro trong việc ký kết hợp đồng, huy động vốn,
hay các điều khoản thanh toán,…
Rủi ro bên ngoài: là các rủi ro về pháp lý, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro chính
trị, rủi ro về thời tiết.
Việc phân tích này kết hợp hai thuộc tính chính của rủi ro là xác xuất (khả
năng xảy ra rủi ro) và tác động của rủi ro. Hai thuộc tính trên có thể được xác
định trên cơ sở kinh nghiệm của các chuyên gia nếu đó là loại dự án mới của
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
17
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
ngân hàng. Đối với loại dự án đã thẩm định nhiều lần, ngân hàng có thể dựa trên
số liệu của các dự án tương tự trước đó và số liệu thống kê đã được công bố để
phân tích rủi ro cho dự án.

Khả năng xuất hiện rủi ro có thể được chia làm 3 mức độ: thấp (hoàn toàn
không thể xảy ra hoặc có thể xảy ra nhưng dễ nhận biết được); trung bình (có thể
xảy ra); cao (thường xuyên xảy ra).
Tác động của rủi ro có 4 mức độ: Mức độ có thể bỏ qua là rủi ro không làm
tăng chi phí, tiến độ chậm không đáng kể, chất lượng không bị ảnh hưởng. Rủi ro
thấp là gia tăng một ít về chi phí, tiến độ, chất lượng bị ảnh hưởng nhưng có thể
chấp nhận được. Mức độ trung bình: dự án chậm tiến độ nhiều, tăng chi phí, chất
lượng bị ảnh hưởng nhiều. Mức độ nghiêm trọng: dự án chậm nhiều, chi phí tăng rất
cao, vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kết hợp giữa xác suất và tác động thành ma trận như sau:

Nghiêm trọng
Trung bình
Thấp
Bỏ qua
Thấp Trung bình Cao
Với từng ô của ma trận trên sẽ có những giải pháp phù hợp nhằm quản
lý các rủi ro của dự án.
Phương pháp định tính chỉ có tác dụng cho biết một cách định tính, kết
quả xem xét chỉ mang tính khái quát chung chung. Đối với nội dung đánh giá khách
hàng, phương pháp này không cho thấy khách hàng đó đáng tin cậy đến mức nào,
không thể so sánh độ tín nhiệm giữa các khách hàng với nhau. Đối với rủi ro của dự
án phương pháp định tính chỉ cho thấy các loại rủi ro có thể xảy ra mà chưa chỉ rõ
rủi ro có tác động thế nào đến các chỉ tiêu tính toán… Tuy nhiên nó có ưu điểm là
cho phép thực hiện nhanh, cho biết một cách khái quát về tình hình khách hàng và
dự án. Kết quả định tính nhiều lúc là cơ sở đầu tiên để ngân hàng ra quyết định xem
có tiếp tục đánh giá để ra quyết định cho vay hay không. Nếu kết quả định tính cho
thấy khách hàng và dự án không đáng giá thì sẽ ngừng ngay việc xem xét định
lượng, tránh tốn kém thời gian và chi phí.
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B





18
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1.2.4.2. Phương pháp định lượng (Phân tích độ nhạy).
Phân tích định lượng được tiến hành khi đánh giá rủi ro trực tiếp của dự án,
cụ thể là trong phân tích tài chính dự án.
Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài, các kết quả và hiệu quả
của hoạt động đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố đó ở một mức độ khác
nhau đều có mức không chắc chắn nhất định. Để đánh giá được độ an toàn của các
kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan trong quá trình thực
hiện dự án, ngân hàng tiến hành phân tích độ nhạy.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ,…) khi các
yếu tố liên quan chỉ tiêu đó thay đổi.
Các bước thực hiện như sau:
- Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỉ lệ phần trăm nào đó.
- Tính lại chỉ tiêu hiệu quả.
- Đo lường tỉ lệ phần trăm thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay
đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì
dự án nhạy cảm với yếu tố đó.
Khi các yếu tố liên quan thay đổi trong giới hạn nhất định theo hướng bất lợi,
nếu chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn đạt hiệu quả (NPV >0, IRR > r giới hạn)
thì dự án xem xét được coi là an toàn.
Ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy là cho thấy được dự án bị tác
động bởi những yếu tố nào, định lượng được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó
đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, đồng thời thấy được yếu tố nào tác động mạnh
nhất đến dự án. Từ đó sẽ giúp ngân hàng và chủ đầu tư chủ động tìm phương án

nhằm giảm thiểu thiệt hại cho mình.
Tuy nhiên phương pháp phân tích này mới chỉ xem xét đến tác động của
từng yếu tố đơn lẻ, mà trong thực tế thực hiện dự án, các yếu tố liên quan luôn thay
đổi, đan xen và tác động đồng thời lên dự án. Chính vì thế kết quả phân tích độ
nhạy trên chưa thực sự khách quan.
1.2.4.3. Phương pháp đánh giá theo trình tự.
Phương pháp đánh giá theo trình tự được áp dụng cho cả nội dung đánh giá
rủi ro khách hàng và rủi ro trực tiếp từ dự án. Phương pháp này sẽ được thực hiện
theo hai bước:
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
19
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đánh giá tổng quát: Đây là bước xem xét khái quát nhất.
Đối với nội dung rủi ro khách hàng, bước này sẽ xem xét khái quát về tư
cách pháp lý; các điều kiện về ngành nghề kinh doanh; khả năng sinh lời/dòng tiền
của doanh nghiệp; thiết bị, máy móc sản xuất; quy mô hoạt động của doanh nghiệp;
vấn đề quản lý điều hành, ban lãnh đạo… của chủ dự án.
Đối với nội dung đánh giá rủi ro dự án, bước này sẽ xem xét khái quát về các
rủi ro liên quan dự án thông qua việc xem xét các cơ chế chính sách của nhà nước,
điều kiện kinh tế vĩ mô, thị trường, và các điều kiện kỹ thuật của dự án.
Nếu ngay từ bước đánh giá khái quát thấy rủi ro lớn về khách hàng và dự án
thì bác bỏ ngay việc có quan hệ tín dụng với khách hàng đó, dự án đó.
Đánh giá chi tiết: Bước này xem xét một cách chi tiết cụ thể hơn nữa trên tất
cả các nội dung đã thực hiện ở bước đánh giá tổng quát. Tuy nhiên mức độ tập
trung là khác nhau vì các dự án khác nhau xảy ra các loại rủi ro khác nhau. Nếu bất
kỳ loại rủi ro nào được đánh giá là quá lớn, tác động mạnh làm ảnh hưởng đến việc
trả nợ của khách hàng cho ngân hàng thì có thể quyết định không xét duyệt dự án.
Phương pháp này tuy buộc phải làm theo tuần tự nhưng lại có ưu điểm bởi
nó được thực hiện theo hai bước, nếu không chấp nhận được các rủi ro từ bước 1 có
thể dừng ngay việc xem xét, giảm chi phí và thời gian.

1.2.4.4. Phương pháp dự báo.
Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài và gặp nhiều rủi ro khó
lường nên việc sử dụng phương pháp dự báo là cần thiết. Phương pháp dự báo được
sử dụng trong cả nội dung đánh giá rủi ro khách hàng và rủi ro dự án.
Đối với rủi ro khách hàng, sử dụng phương pháp này có thể đánh giá triển
vọng khách hàng trên cơ sở dự báo về thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối
của khách hàng. Đây là những nhân tố quyết định xem khách hàng có gặp rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của mình hay không.
Đối với nội dung phân tích rủi ro dự án, phương pháp này sử dụng các số
liệu điều tra thống kê và vận dụng các dự báo thích hợp để kiểm tra các rủi ro của
dự án về cung cầu, giá cả sản phẩm, thiết bị nguyên liệu, các yếu tố đầu vào khác…
Một số phương pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống
kê, mô hình hồi quy tương quan, phương pháp định mức, lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp dự báo có ưu điểm là thông qua dự báo cho thấy được trước
xu hướng hay tình hình của các yếu tố thị trường, công nghệ, pháp lý có liên
quan đến dự án để có thể có những chính sách phù hợp đối với dự án. Tuy nhiên
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
20
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
phương pháp này cũng có nhược điểm nhất định: Trong điều kiện các yếu tố liên
quan dự án thay đổi liên tục thì kết quả dự báo có thể không chính xác. Hiện nay
các phương pháp, phần mềm dự báo của đất nước nói chung còn nhiều hạn chế,
đồng thời kết quả dự báo cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm
dự báo. Các hạn chế đó khiến công tác dự báo không cho thấy hết các loại rủi ro
và mức độ tác động của chúng.
1.2.5. Nội dung đánh giá rủi ro dự án.
Một dự án có thể xảy ra rất nhiều rủi ro, các rủi ro cũng xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, từ nhiều đối tượng khác nhau. Để đánh giá toàn diện rủi ro, nội dung
đánh giá rủi ro cần phải xem xét đến tất cả các khía cạnh, các nguyên nhân dẫn đến
rủi ro đó, có thể rủi ro xuất phát trực tiếp từ dự án, cũng có thể rủi ro là xuất phát từ

khách hàng vay dự án đó. Sau đây là nội dung chi tiết đánh giá rủi ro dự án của
ngân hàng.
1.2.5.1. Đánh giá rủi ro từ phía khách hàng.
Đánh giá rủi ro khách hàng, ngân hàng sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp
như phương pháp đánh giá theo trình tự, phương pháp định tính, phương pháp dự
báo. Các phương pháp phân tích lại được áp dụng linh hoạt để phù hợp với từng
nội dung.
a. Rủi ro từ năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất
kinh doanh của khách hàng.
Ngân hàng tiến hành đánh giá trình tự các yếu tố năng lực pháp lý, năng lực
điều hành, năng lực quản lý sản xuất. Đây chính là yếu tố quan trọng trong đánh giá
rủi ro bởi vì nó là cơ sở chứng tỏ với ngân hàng rằng khách hàng đáng tin cậy. Nếu
khách hàng có lịch sử hoạt động các dự án trước là tốt, có thể kiểm tra rằng chủ dự
án có năng lực, có bộ máy điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh các dự án
trước hoàn thiện thì có thể tin tưởng vào khách hàng đó trong dự án tiếp theo.
* Đánh giá lịch sử hoạt động của khách hàng.
Lịch sử hoạt động của khách hàng bao gồm lịch sử về công ty, những thay
đổi trong cơ chế quản lý; những thay đổi gì về công nghệ; xem xét các sản phẩm do
doanh nghiệp đó sản xuất ra có đảm bảo chất lượng hay không, có được thị trường
tiếp nhận không; doanh nghiệp đã có quá trình liên kết hợp tác giải thể như thế
nào… Ngoài ra còn phải xét đến loại hình kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp và
khía cạnh chính trị xã hội của các hoạt động này…
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
21
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
Đánh giá lịch sử hoạt động của khách hàng cho thấy khả năng hiện tại cũng
như tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là điều kiện cần biết liệu
công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở
rộng hoạt động.
* Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý.

Để tránh rủi ro trong việc cho vay thì ngân hàng cần chú ý xem liệu khách
hàng vay vốn có đủ năng lực hành vi dân sự hay không, có hoạt động tuân theo luật
doanh nghiệp và các luật khác có liên quan hay không; điều lệ, quy chế tổ chức có
thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị điều hành; giấy phép đầu tư, giấy phép
hành nghề… Bởi vì doanh nghiệp phải hoạt động một cách hợp pháp mới là cơ sở
đảm bảo lợi ích cho nhà nước, của doanh nghiệp đó, từ đó mới có thể trả các khoản
vay cho các tổ chức tín dụng.
* Đánh giá mô hình tổ chức bố trí lao động của doanh nghiệp.
Nếu mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp không đảm bảo thì
không có gì là chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công trong dự án của mình, bởi vì
yếu tố cốt lõi của mọi hành động chính là con người, lao động là người thực hiện
các công việc của dự án. Để hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả thì cần phải có cơ
cấu tổ chức bố trí lao động hợp lý.
Khi xem xét mô hình tổ chức bố trí lao động của doanh nghiệp cần đánh giá
về quy mô doanh nghiệp, số lượng, trình độ lao động cơ cấu lao động trực tiếp và
gián tiếp; chính sách tuyển dụng lao động, chính sách đãi ngộ lao động như tăng
lương thưởng… Ngoài ra phải đánh giá trình độ kỹ thuật, trình độ học vấn, kinh
nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp, tình hình đầu tư vào
công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm… Từ đó nhận xét về mô hình tổ chức,
bố trí lao động của doanh nghiệp: có hợp lý hay chưa, còn thiếu sót ở điểm nào và
tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá được mức
độ rủi ro trong dự án sắp tới.
* Quản trị điều hành của ban lãnh đạo.
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là đội ngũ dẫn đầu có vai trò quan trọng,
vạch kế hoạch định hướng phát triển và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó. Một
doanh nghiệp không thể phát trển nếu đội ngũ lãnh đạo kém cỏi, không có năng
lực điều hành.
Nội dung của đánh giá năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo là xem
xét danh sách ban lãnh đạo, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cách thức quản lý,
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B

22
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
đạo đức của ban lãnh đạo. Cần đánh giá khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh
đạo có nhạy bén không, vì họ cần cho ra các quyết định trong điều kiện thay đổi của
thị trường. Nếu ban lãnh đạo nhạy bén sẽ có các quyết định phù hợp kịp thời và
điều này sẽ giảm tránh rủi ro trong điều kiện thị trường nhiều biến động. Ngoài ra
cũng cần xét đến uy tín của ban lãnh đạo và sự đoàn kết trong hệ thống ban lãnh
đạo của doanh nghiệp, điều này đảm bảo thống nhất trong toàn bộ doanh nghiệp là
cơ sở cho hoạt động sản xuất hiệu quả.
b. Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chính là một nội dung quan
trọng trong đánh giá rủi ro khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn dự án có tình hình
sản xuất kinh doanh hiện tại không khả quan (sản phẩm không hợp thị hiếu khách
hàng, tiêu thụ chậm trên thị trường dẫn đến doanh thu thấp,… thì ngân hàng sẽ gặp
rủi ro khi tiếp tục cho khách hàng vay thực hiện dự án này. Ngược lại nếu xem xét
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thấy rằng sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất có chất lượng tốt, hợp với thị hiếu khách hàng, với xu thế
phát triển, có thể tiêu thụ nhanh thị trường trong nước và có khả năng mở rộng sản
xuất hàng xuất khẩu,… thì khả năng rủi ro khi cho vay sẽ được hạn chế.
Phương pháp đánh giá được sử dụng chủ yếu trong nội dung này là định tính
và dự báo. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, cán bộ rủi ro cần xem xét một
cách định tính và dự báo được các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng. Các nội dung được phân tích như sau:
* Năng lực sản xuất:
Xem xét năng lực sản xuất của doanh nghiệp là xem xét tình trạng của máy
móc thiết bị, công nghệ, xem xét sự thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng
máy móc thiết bị hay những thay đổi về đầu ra của sản phẩm, thay đổi về thành
phần của sản phẩm, các yếu tố làm thay đổi tăng giảm cầu, thay đổi về giá… Doanh
nghiệp cũng được coi là có năng lực sản xuất khi có chi phí sản xuất nhỏ hơn các
đối thủ cạnh tranh và tất nhiên chất lượng sản phẩm là điều đáng chú ý hơn cả.

* Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào:
Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng, không thể
thiếu để sản xuất sản phẩm, đây cũng là một yếu tố để đánh giá tình hình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì nếu gặp bất kỳ rủi ro nào về cung cấp nguyên
vật liệu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không có nguồn
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
23
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
nguyên vật liệu dẫn đến sản xuất bị đình trệ, không có sản phẩm để bán, không có
doanh thu và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án sản xuất.
Để đánh giá độ rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu
vào, cần xem xét danh sách các nguồn cung cấp, tình hình cung cấp của các nguồn
đó về cả số lượng và chất lượng, có đáp ứng được nhu cầu về nguyên vật liệu cho
sản xuất của doanh nghiệp hay không. Nếu nguồn cung bấp bênh không ổn định
không thể cung cấp đủ như yêu cầu công suất thiết kế của máy móc thiết bị thì trước
hết sẽ lãng phí do hao mòn vô hình tài sản cố định, tăng các chi phí quản lý chi phí
khác… ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra một yếu tố
nữa cần chú ý chính là giá nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào bởi vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chi phí sản xuất, nếu giá không ổn định hoặc quá cao thì doanh nghiệp
không thể cạnh tranh với các đối thủ và nhanh chóng bị đào thải khỏi thị trường.
* Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm đóng góp không nhỏ
vào thành công của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp
không có phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm hợp lý như các
chính sách bán hàng, chính sách quảng cáo, giảm giá, hay không có hệ thống phân
phối sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng thì hiệu quả của hoạt động bán hàng
giảm và tất nhiên là doanh thu cũng không đảm bảo, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
ngân hàng. Đây cũng là rủi ro lớn mà ngân hàng cần phải kiểm tra đánh giá.
* Sản lượng và doanh thu:
Sản lượng và doanh thu là yếu tố quan tâm chính bởi vì đây chính là cơ sở

tạo ra là nguồn để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cũng thể hiện chính ở sản lượng và doanh thu. Tất cả các
hoạt động như đảm bảo nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào hay máy móc thiết bị,
… chính sách quảng cáo, chính sách bán hàng nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng sản
lượng và doanh thu. Vậy để đánh giá hiệu quả tổng hợp các yếu tố của doanh
nghiệp, ta xem xét sản lượng sản xuất và doanh thu các loại sản phẩm và giá trị của
các loại đó.
* Tình hình xuất khẩu:
Mục tiêu sản xuất của các doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu trong nước. Nếu
chất lượng sản phẩm tốt được thị trường tiêu thụ mạnh, có thể mở rộng sản xuất các
mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài; hoặc cũng có doanh nghiệp chuyên sản xuất
hàng xuất khẩu. Vậy để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của danh nghiệp có
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
24
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
gặp rủi ro hay không cần xem xét tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp đó có
những vấn đề gì. Sản lượng xuất khẩu thay đổi theo từng chủng loại mặt hàng, với
cùng một loại hàng hóa thì số lượng lại thay đổi theo từng lĩnh vực, theo từng nước
do thị hiếu của người tiêu dùng là khác nhau do yếu tố về tự nhiên, văn hóa,…
Cũng cần đánh giá về tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu, môi trường kinh doanh
và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi về xuất khẩu như hạn ngạch, giá xuất
khẩu,… Nếu tất cả các yếu tố đó đều thuận lợi và ít biến động thì có thể nói tình
hình xuất khẩu của doanh nghiệp gặp ít rủi ro.
c. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng.
Với nội dung phân tích hoạt động và triển vọng khách hàng, ngân hàng sử
dụng phương pháp phân tích SWOT, phương pháp dự báo trên các khía cạnh thị
trường, sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối nhằm thấy được những rủi ro tiềm
ẩn trong tương lai đối với khách hàng. Hiệu quả hoạt động trong tương lai của
khách hàng là cơ sở để ngân hàng có thể thu lại được vốn và lãi khi cho khách
hàng vay thực hiện dự án. Ngân hàng phân tích triển vọng của khách hàng trên

các khía cạnh sau:
* Triển vọng về thị trường:
Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức của thị trường, dự báo
được thị phần của doanh nghiệp là thật sự cần thiết vì thị trường quyết định sản
lượng tiêu thụ, và từ đó quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Rủi ro về thị
trường là rủi ro lớn và hậu quả khó lường: sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ
được sẽ không thu hồi được các khoản chi phí đã bỏ ra, nếu tình trạng này xảy ra
trong thời gian dài doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, gây thiệt hại cho cả chủ đầu
tư và cho các tổ chức cho vay.
Khi phân tích đánh giá rủi ro về thị trường ngân hàng dự tính thị phần của
doanh nghiệp; hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường, nếu bên mua
sản phẩm dịch vụ gắn bó trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp thì trong
tương lai sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp cũng có triển vọng phát triển, có
chỗ đứng trên thị trường. Thị phần và hình ảnh của doanh nghiệp khẳng định sức
mạnh của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp mạnh thì mức độ rủi ro khi cho vay
doanh nghiệp đó được giảm thiểu.
* Về sản phẩm dịch vụ:
Về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, ngân hàng cần dự báo được xu
hướng sản phẩm trong tương lai để xem doanh nghiệp đó có thế mạnh gì về sản
D¬ng Thanh HuÖ Líp : Kinh tÕ ®Çu t 48B
25

×