Tải bản đầy đủ (.docx) (382 trang)

Tài liệu tâm lý học tư pháp EL16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 382 trang )

1


1390-2019/CXBIPH/23-14/CAND


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019


Chủ biên
PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Tập thể tác giả
PGS.TS. ĐẶNG THANH NGA

Chương I, II, III, IV

TS. NGÔ NGỌC THỦY

Chương V

ThS. ĐỖ HIỀN MINH

Chương VI, VII



TS. CHU LIÊN ANH và
TS. CHU VĂN ĐỨC

Chương VIII


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ
PHÁP
CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ
PHÁP
1.1. Đối tượng của tâm lý học tư pháp
Tâm lý học tư pháp là một ngành khoa học độc lập. Nó là
cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Tâm lý học
tư pháp được coi là một chuyên ngành ứng dụng của khoa học
tâm lý. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của nó là các quy luật
nảy sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý, các
quy luật hình thành phẩm chất tâm lý của con người trong hoạt
động tư pháp.
Tâm lý học tư pháp dành phần lớn các nghiên cứu của
mình vào việc xây dựng các biện pháp, cách thức tác động vào
các hoạt động tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ
án.



Tâm lý học tư pháp nghiên cứu các quy luật nảy sinh, phát
triển của những phẩm chất tâm lý dẫn con người đến thực hiện


các hành vi chống đối pháp luật, nghiên cứu sự thay đổi và
phát triển của những hiện tượng tâm lý trong các hoạt động tố
tụng v.v..
Ngoài các quy luật tâm lý nói trên, tâm lý học tư pháp cịn
nghiên cứu những mơ hình hoạt động thực tiễn và đề ra những
yêu cầu tâm lý đối với các điều tra viên, thẩm phán, kiểm sát
viên, nhằm giúp họ thực hiện tốt các chức năng được giao.
Tâm lý học tư pháp cũng nghiên cứu các phương pháp tâm lý
áp dụng vào hoạt động tư pháp.
Tâm lý học tư pháp giúp cho các cán bộ hoạt động trong
lĩnh vực tư pháp có những hiểu biết cần thiết về các quy luật
tâm lý, để họ có thể nhanh chóng nghiên cứu, phân tích, đánh
giá, làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.
Như vậy, tâm lý học tư pháp là một ngành tâm lý học ứng
dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lý của
con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh.
1.2. Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp
Tâm lý học tư pháp nghiên cứu:
- Các cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật (ý thức
pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội);
- Những khía cạnh tâm lý của hoạt động tư pháp (những
khía cạnh tâm lý của hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình
sự, dân sự);
- Đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng trong
các vụ án hình sự, dân sự (bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên



đơn, bị đơn, người làm chứng, những người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan...);
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những đặc điểm tâm
lý của hành vi phạm tội;
- Cơ sở tâm lý của của hoạt động cải tạo phạm nhân;
- Những phẩm chất tâm lý của những người tiến hành tố
tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân
dân);
- Những khía cạnh tâm lý của các quan hệ tài sản, kinh tế
và nhân thân được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự;
- Những tác động tâm lý của pháp luật và của các cơ quan
bảo vệ pháp luật đối với từng cá nhân và các nhóm riêng biệt.
2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC
TƯ PHÁP
Tâm lý học tư pháp là một trong những ngành khoa học
non trẻ của khoa học tâm lý. Nhưng những thử nghiệm giải
quyết một cách hệ thống một số nhiệm vụ của hoạt động tư
pháp bằng các phương pháp tâm lý học đã đưa vào từ thế kỷ
XVIII.
Quá trình phát triển của tâm lý học tư pháp có thể chia
thành ba giai đoạn:
- Lịch sử sơ khai của tâm lý học tư pháp;
- Sự hình thành của tâm lý học tư pháp như một ngành
khoa học độc lập;


- Lịch sử của tâm lý học tư pháp ở thế kỷ XX.



2.1. Lịch sử sơ khai của tâm lý học tư pháp
Như phần lớn các ngành khoa học mới xuất hiện ở ranh
giới những lĩnh vực khác nhau của tri thức loài người, tâm lý
học tư pháp trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của mình
khơng có tính độc lập và khơng có những nhà khoa học chun
ngành. Vì vậy, các nhà tâm lý học, luật học và thậm chí các
chuyên gia ở các lĩnh vực khoa học khác cũng đã thử nghiệm
giải quyết các vấn đề thuộc môn khoa học này. Giai đoạn phát
triển đầu tiên của tâm lý học tư pháp gắn liền với tính tất yếu
hướng khoa học luật đến với tâm lý học để giải quyết các
nhiệm vụ đặc trưng, khi các nhiệm vụ này không thể giải quyết
bằng các phương pháp luật học truyền thống. Cũng như nhiều
ngành khoa học tâm lý khác, tâm lý học tư pháp đi từ việc xây
dựng trừu tượng thuần túy đến sự nghiên cứu thực nghiệm
khoa học.
Một trong những tác giả đầu tiên đã nghiên cứu một loạt
các khía cạnh tâm lý học tư pháp và tư tưởng của chủ nghĩa
nhân văn là M.M.Sêrbatov (1733-1790). Trong các tác phẩm
của mình ơng đề nghị: khi soạn thảo pháp luật phải chú ý đến
đặc điểm của nhân cách con người, một trong những vấn đề
đầu tiên là tăng cường miễn chấp hành hình phạt. Ơng đã đánh
giá cao yếu tố lao động trong việc cải tạo, cảm hóa và giáo dục
người phạm tội.
Trong các cơng trình của mình, I. T. Paxơskov (16521726) đã đưa ra những kiến nghị tâm lý về việc hỏi cung bị can
và lấy lời khai người làm chứng. Ơng đã giải thích cách chi tiết
hóa lời khai man của người làm chứng như thế nào để nhận


được những thơng tin chính xác nhằm vạch ra sự gian dối của

họ. Đồng thời ơng cịn đưa ra cách phân chia tội phạm.


Việc truyền bá tư tưởng cải tạo và cảm hóa giáo dục người
phạm tội đã buộc pháp luật phải hướng tới tâm lý học để biện
giải một cách khoa học các vấn đề này. Nghiên cứu những vấn
đề này vào đầu thế kỷ XIX ở Nga tiêu biểu là V.K.Elpatrevski,
P.D.Lôdi, L.X.Gordienko v.v..
Tuy vậy, trong thời gian này bản thân môn tâm lý học
mang tính siêu hình và trừu tượng, khơng thể liên kết với luật
hình sự để thảo ra các tiêu chuẩn và các phương pháp xác đáng
nghiên cứu nhân cách con người.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về tâm lý học tư pháp xuất
hiện ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Đó là các cơng trình của
I.X.Barsev "Quan niệm về khoa học pháp luật hình sự", K.Ia,
Ianơvitra-Ianhevskơvơ "Những tư tưởng về ngành tư pháp hình
sự xét theo quan điểm của tâm lý học và sinh lý học",
L.E.Vladimirov "Các đặc điểm tâm lý của người phạm tội
trong nghiên cứu hiện đại", A.U.Phrede "Sách đại cương về
tâm lý học tư pháp". Trong các cơng trình này đã bày tỏ những
tư tưởng vận dụng các kiến thức tâm lý một cách thuần tuý
trong hoạt động cụ thể của các cơ quan điều tra và tồ án.
Trong các cơng trình của các nhà bác học người Đức như
I.Gophbauera "Tâm lý trong việc áp dụng các cơ sở của nó vào
cuộc sống tư pháp" (1808) và I.Phridrikha "Sự điều hành một
cách hệ thống trong tâm lý học tư pháp" đã thử nghiệm sử
dụng các số liệu tâm lý khi điều tra tội phạm.
Các vấn đề tâm lý đánh giá lời khai của người làm chứng
đã lơi cuốn nhà tốn học người Pháp Laplaxa. Trong tác phẩm
"Những kinh nghiệm triết học của thuyết xác suất" được xuất

bản ở Pháp năm 1814, Laplaxa đã nghiên cứu lời khai của


người làm chứng song song với kết quả có thể có của bản án.
Ơng cho rằng các yếu tố xác suất được hình thành:
- Từ những xác suất của chính sự kiện mà người làm
chứng kể lại;
- Từ những xác suất của 4 giả thiết (đối với người lấy lời
khai):
+ Người làm chứng không nhầm lẫn và không gian dối;
+ Người làm chứng không gian dối, nhưng nhầm lẫn;
+ Người làm chứng không nhầm lẫn, nhưng gian dối;
+ Người làm chứng gian dối và nhầm lẫn.
2.2. Sự hình thành của tâm lý học tư pháp như một
ngành khoa học độc lập
Tâm lý học tư pháp được hình thành vào cuối thế kỷ XIX
và đầu thế kỷ XX gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của tâm
lý học, tâm thần học và một loạt các ngành khoa học pháp lý
(trước tiên là - luật hình sự).
Sự phát triển của tâm lý học, tâm thần học và luật học đã
dẫn đến tính tất yếu của việc hình thành tâm lý học tư pháp
như một ngành khoa học độc lập. Vào năm 1899
P.I.Côvalevxki đã đề xuất vấn đề: Phân chia tâm lý học bệnh
nhân và tâm lý học tư pháp; đưa những ngành khoa học này
vào chương trình giáo dục khoa học pháp lý.
Tâm lý học tư pháp ở Đức được phát triển mạnh mẽ hơn
cả. Ở đây lần đầu tiên có sự tổng hợp theo kinh nghiệm các yếu
tố liên quan đến đặc điểm tâm lý của hành vi phạm tội, tâm lý
nhân cách của người phạm tội và đặc điểm tâm lý lời khai của



người làm chứng đã bắt đầu được thực hiện rộng rãi.
Cuối thế kỷ XIX cùng với sự ra đời của tội phạm học, tâm
lý học tội phạm cũng được hình thành.
Năm 1898, nhà tội phạm học Gans Gross đã sáng lập ra tác
phẩm lớn "Tâm lý học tội phạm". Ông cho rằng: Tâm lý học tư
pháp là một ngành tâm lý học ứng dụng. Cần có ngành khoa
học tâm lý ứng dụng đặc trưng để nắm bắt những quy tắc điều
khiển các quá trình tâm lý trong hoạt động tư pháp".(1)
Trong tác phẩm "Tâm lý học tội phạm", G. Gross đã sử
dụng rộng rãi các tư liệu từ lĩnh vực tâm lý học thực nghiệm
(kết quả nghiên cứu của V. Vuntơ, G.Ebbingauz, G. Ribo, A.
Bine v.v.) và đã chỉ ra ý nghĩa của tư liệu này đối với tội phạm
học.
Đầu thế kỷ XX trong tâm lý học tư pháp bắt đầu xuất hiện
các phương pháp thực nghiệm điều tra.
Phần lớn các cơng trình ở giai đoạn này đều dành cho việc
nghiên cứu tâm lý lời khai của người làm chứng. Như cơng
trình của I.N.Khơntrev "Lời gian dối viển vơng", Gr.
Portyganlov "lời khai của người làm chứng" (1903),
E.M.Culiser "Tâm lý lời khai của người làm chứng và điều tra
tư pháp" (1904). Về đề tài này đã có những bài báo cáo của M.
M. Khơmiancov "vấn đề về tâm lý của người làm chứng"
(1903); A. V. Zavađki và A. I. Elistratov "những ảnh hưởng của
các vấn đề thiếu ám thị đến độ tin cậy của lời khai người làm
chứng" (1904), O. B. Gônđovski "Tâm lý lời khai của người
làm chứng" (1904).
(1). Gross G. Criminalpsychology. Garz, 1898, p. 3.



Trong nghiên cứu tâm lý điều tra hành vi phạm tội bước
tiến quan trọng là áp dụng một cách trực tiếp phương pháp
thực nghiệm tâm lý. Một trong những nhà sáng lập ra phương
pháp này là nhà tâm lý học người Pháp Anphređ Bine. Lần đầu
tiên ông đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ám thị đối với lời
khai của trẻ em bằng con đường thực nghiệm. Năm 1900 ông
đã viết cuốn sách "ám thị". Trong một chương của cuốn sách
này ông đã đề cập đến sự ảnh hưởng của ám thị đến lời khai
của trẻ em.
Nhà tâm lý học người Đức Vinliam Stern đã tiến hành một
loạt các thực nghiệm về tâm lý lời khai của người làm chứng.
Ông đã cộng tác với G. Gross xuất bản cuốn tạp chí "Những
báo cáo về tâm lý của lời khai" (Leipzig, 1903 - 1906).
Việc nghiên cứu tâm lý học tội phạm được tiến hành ở
nhiều nước: Ở Pháp có Klapaređ, ở Mỹ có Mêiers, cũng như
Mikin Cettel vào năm 1895 đã tiến hành thực nghiệm trí nhớ
của sinh viên và sau đó lập chỉ số mức độ chính xác của lời
khai người làm chứng. Ở Nga có nhiều tác giả nghiên cứu vấn
đề tâm lý của lời khai người làm chứng, như M. M.
Khômiacov, M.P.Bukhvanlova, A. N. Berxtein, E. M. Culisev
v.v.. Năm 1905, tại đây đã ra tuyển tập "Những vấn đề tâm lý.
Tính gian dối và những lời khai của người làm chứng".
Thế kỷ XIX Trezare Lômbrôzo là một trong những người
đầu tiên thử giải thích bản chất của hành vi phạm tội theo quan
điểm chủng tộc học. Đến ngày nay thuyết của Lômbrôzo vẫn
được kế tục. Những tiếng vang của thuyết này có thể tìm thấy
trong các thuyết khoa học hiện đại, như trong học thuyết Phrớt


và học thuyết Phrớt mới về sự thù địch bẩm sinh và những

ham


mê phá hoại.
Cuối thế kỷ XIX, các quan niệm tâm lý học và xã hội học
về bản chất của hành vi phạm tội được mở rộng. Các nhà tâm
lý học và xã hội học như Gabriel Tarđ, Emil Diurkgeim, Maks
Veber, L. Levi - Briul v.v. đã bắt đầu quan tâm đến những
nguyên nhân của tình trạng phạm tội.
Vào những năm đầu tiên của chính quyền Xơ Viết, sự quan
tâm của xã hội đến các vấn đề về hoạt động tư pháp và về nhân
thân người phạm tội đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
tâm lý học tư pháp. Ngay từ ngày đầu thành lập, Nhà nước Xô
Viết đã bắt đầu tìm kiếm các biện pháp phịng ngừa tình trạng
phạm tội và các cách thức để cải tạo, cảm hóa, giáo dục người
vi phạm pháp luật. Năm 1925 lần đầu tiên trên thế giới ở Liên
Xô (cũ) đã thành lập Viện quốc gia nghiên cứu tình trạng phạm
tội và tội phạm. Trong vịng năm năm hoạt động của mình Viện
đã dành nhiều cơng trình khoa học lớn cho ngành tâm lý học tư
pháp. Nhiều viện và cơ quan nghiên cứu về tội phạm, về nhân
thân người phạm tội đã được thành lập ở Matxcơva, Lêningrát,
Saratov, Kiev, Kharcov, Minsk, Bacu v.v..
Nhà tâm lý học A. R. Luria đã tiến hành những nghiên cứu
khoa học trong phịng thí nghiệm tâm lý thực nghiệm. Phịng
thí nghiệm này được thành lập năm 1927 tại Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Matxcơva. Ông nghiên cứu những khả năng áp
dụng các phương pháp tâm lý thực nghiệm để điều tra hành vi
phạm tội.



Trong thời kỳ này A. P. Cơnhi cũng góp phần lớn lao vào
sự phát triển của tâm lý học tư pháp. Năm 1922 ông đã viết
cuốn


sách "Trí nhớ và chú ý", trong cuốn sách này đã trình bày các
vấn đề về lời khai của người làm chứng.
Nhà tâm lý học Nga A. V. Pêtrovski đã đánh giá thực chất
của sự nghiên cứu tâm lý học tư pháp ở giai đoạn này như sau:
Vào những năm 20 "Tâm lý học tư pháp - là ngành khoa học
rộng lớn và có uy tín, nghiên cứu điều kiện phạm tội, đời sống
và tâm lý của các nhóm tội phạm khác nhau, tâm lý lời khai
của người làm chứng và giám định tâm thần học tư pháp, tâm
lý cải tạo lao động".(1)
Vào đầu những năm 30, việc nghiên cứu tâm lý học tư
pháp cũng như việc nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý học lao
động, tâm lý xã hội, tâm lý y học đều dừng lại, và đến giữa
những năm 50 sự phát triển của ngành khoa học này bị gián
đoạn.
Từ những năm 60 trở đi, những vấn đề bức thiết về tâm lý
học tư pháp lại bắt đầu được thảo luận. Khi đó ở các nước
phương tây, các cơng trình khoa học được cơng bố: R.Luvaz
"Tâm lý học và tình trạng phạm tội" (Gamburg, 1960); G. Tokh
"Tâm lý học tư pháp và tâm lý học tội phạm" (New York,
1961), T.Bơgđan "chương trình về tâm lý học tư pháp" (Ru-mani, 1960); tập thể tác giả "Những cơ sở về tâm lý học tư pháp"
(Tiệp Khắc, 1964) v.v..
Năm 1965-1966, Bộ giáo dục Liên Xô (cũ) đã ra quyết
định đưa môn tâm lý học tư pháp vào giảng dạy ở các trường
đại học luật của các thành phố Matxcơva, Lêningrát, Minsk
v.v..



(1). Pêtrovski A. V., Lịch sử tâm lý học Xô Viết, M. 1976, tr. 181.


Tháng 5 năm 1971, ở Matxcơva đã tổ chức hội nghị lần đầu
tiên toàn liên bang về tâm lý học tư pháp. Chính hội nghị này
đã tạo ra những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển
của tâm lý học tư pháp. Và sau một thời gian một loạt các cơng
trình khoa học trong lĩnh vực tâm lý học tư pháp được công bố.
Như A.V.Đulov "Tâm lý học tư pháp" (Minsk, 1975);
V.L.Vaxilev "Tâm lý học tư pháp. Bài tập thực hành đối với
điều tra viên" (M. 1979) và "Tâm lý học pháp lý" (M, 1974)
v.v..
Tháng 9 năm 1986 tại thành phố Tartu (Etstơnhia), đã tổ
chức hội nghị tồn liên bang về tâm lý học tư pháp. Trong hội
nghị này người ta đã thảo luận những vấn đề về phương pháp và
cấu trúc của tâm lý học tư pháp.
Tháng 6 năm 1989, tại Lêningrát đã tổ chức cuộc hội thảo
toàn liên bang của các giảng viên thuộc chuyên ngành tâm lý
pháp lý của cả nước. Các thành viên của cuộc hội thảo đã xem
xét và thông qua báo cáo của V.L.Vaxilev về chương trình giảng
dạy đại học của mơn "Tâm lý học pháp lý". Căn cứ vào chương
trình này, V.L. Vaxilev đã viết giáo trình "Tâm lý học pháp lý"
(M. 1991); IU.V.Trupharovski "Tâm lý học pháp lý" (M. 1997);
M.I. Enhinkev "Những cơ sở của tâm lý học đại cương và tâm
lý học pháp lý" (M. 1997).
Ngày nay, ở Liên bang Nga cũng như ở một số nước trên
thế giới, trong lĩnh vực tâm lý học tư pháp việc nghiên cứu
được tiến hành trên những phương diện:

- Những vấn đề chung của tâm lý học tư pháp (đối tượng,
nhiệm vụ, hệ thống các phương pháp, lịch sử, mối liên hệ với


các ngành khoa học khác);
- Tâm lý của hoạt động điều tra;
- Tâm lý của hoạt động xét xử;
- Đặc điểm tâm lý của những người vi phạm pháp luật ở
lứa tuổi chưa thành niên;
- Tâm lý của hoạt động cải tạo lao động.
3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
3.1. Các nguyên tắc nghiên cứu tâm lý học tư pháp
3.1.1. Nguyên tắc khách quan
Nghiên cứu khách quan các hiện tượng tâm lý là vấn đề có
tính chất ngun tắc. Nghiên cứu một cách khách quan trước
hết phải nghiên cứu chính bản thân các hiện tượng, các đặc
điểm, các quy luật tâm lý của chủ thể và khách thể trong hoạt
động tư pháp. Phải xem xét sự vật, hiện tượng như chúng vốn
có trong thực tế, và phản ánh đúng mọi diễn biến và biểu hiện
của chúng. Nguyên tắc này không cho phép các nhà nghiên cứu
phán đoán một cách chủ quan, tuỳ tiện đưa ra những kết luận
thiếu cơ sở khoa học.
3.1.2. Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới
khách quan tác động vào bộ não con người thông qua “lăng
kính chủ quan” của con người. Các tác động bên ngồi vào con
người đóng vai trị quyết định thơng qua các điều kiện bên
trong.



Các tác động từ bên ngồi đó là thế giới bên ngoài con
người, bao gồm những điều kiện, đặc trưng của hồn cảnh xã
hội – lịch sử cụ thể, mơi trường xã hội với tất cả các mối quan
hệ xã hội mà các cá nhân tham gia vào đó, các điều kiện sống
và làm việc của cá nhân, gia đình...
Các điều kiện bên trong chính là những cái quy định đặc
điểm tâm, sinh lý cá thể, bao gồm các đặc điểm sinh vật của cá
thể, các đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao với các quy luật
của nó, các đặc điểm tâm lý của nhân cách biểu hiện ở trình độ
hiểu biết, vốn sống, nhu cầu, tính cách, năng lực...
Các điều kiện điều kiện bên ngoài là nguyên nhân quyết
định việc nảy sinh các diễn biến tâm lý khác nhau của con
người, nhưng cái bên ngoài muốn phát huy tác dụng phải thông
qua các điều kiện bên trong của chủ thể. Do đó, nhất thiết phải
nghiên cứu các điều kiện, hồn cảnh mà trong đó các phẩm
chất tâm lý của cá nhân được hình thành và phát triển.
3.1.3. Nguyên tắc thống nhất tâm lý - ý thức và hoạt
động
Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và đóng
vai trị định hướng, điều khiển hoạt động, đồng thời thông qua
hoạt động, tâm lý – ý thức con người được nảy sinh, hình
thành, phát triển. Tâm lý – ý thức và hoạt động của con người
là thống nhất trong mối quan hệ biện chứng.
Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý – ý thức và hoạt động
có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động tư pháp. Nghiên
cứu phán xét tâm lý của những người tham gia tố tụng phải


thông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể của

họ. V.I.


Lênin đã chỉ rõ: “Chúng ta nên dựa vào những tiêu chuẩn
nào để phán đốn tư tưởng và tình cảm chân thực của những
con người chân thực? Rõ ràng chỉ có một tiêu chuẩn, đó là
những hoạt động của họ”.(1) “Phán đốn một con người
khơng phải dựa vào lời nói và phương pháp suy nghĩ của họ
mà dựa vào hành vi của họ”.(2)
3.1.4. Nguyên tắc vận động phát triển
Phải xem xét tâm lý của chủ thể và khách thể trong lĩnh vực
hoạt động tư pháp bằng "lăng kính" biện chứng. Đời sống của
con người vô cùng sinh động, tâm lý của con người luôn luôn
thay đổi không bao giờ cố định. Nghiên cứu tâm lý con người
nhất định phải tuân thủ nguyên tắc vận động phát triển. Phải
nghiên cứu nhân cách trong sự hình thành, phát triển và biến
đổi của nó. Khi nghiên cứu nhân cách cần phải đối chiếu các
thông tin về cá nhân trong các thời kỳ khác nhau.
3.1.5. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách
Khi nghiên cứu tâm lý con người nói chung và tâm lý
những người tiến hành, tham gia tố tụng nói riêng phải tiếp cận
với từng con người cụ thể với toàn diện các mặt, các phẩm chất
thuộc tính của họ từ xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
Phải phân tích để thấy được sự tác động qua lại của các yếu tố
xã hội và yếu tố sinh vật trong qúa trình hình thành và phát
triển của mỗi một nhân cách cụ thể. Ở đây, cần chú ý làm rõ cả
những mặt mạnh và cả những mặt yếu của các nhân cách.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư
(1). V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 1, xuất bản lần thứ 4 (tiếng Nga), tr. 385.
(2). V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 14, xuất bản lần thứ 4 (tiếng Nga), tr. 205.



×