Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

nâng cao hiệu quả việc thực hiện các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 53 trang )


A . LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên. Nó
giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn, học tập, đối chiếu và so sánh giữa thực tiễn và
lý thuyết. Đối với sinh viên chuyên ngành luật kinh tế, giai đoạn thực tập giúp bổ
sung các kiến thức mà trên giảng đường không thể khái quát hết, thấy được các vấn
đề pháp lý trong thực tiễn từ đó thấy được các ưu điểm và hạn chế của các văn bản
pháp quy trong lĩnh vực này.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế
Châu Giang tôi đã được tiếp cận với thực tiễn nhiều vấn đề pháp lý như các vấn đề
về lao động, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thuế, hợp đồng ….Trong đó vấn đề mà
tôi đặc biệt quan tâm đó là về hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu. Do đặc điểm ngành
nghề kinh doanh của công ty lên số lượng hợp đồng thương mại chiếm một phần
lớn trong số lượng hợp đồng mà công ty ký kết và vấn đề pháp lý về hợp đồng cũng
chiếm một phần lớn trong các vấn đề pháp lý của công ty. Tuy số lượng hợp đồng
ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở không chiếm một số lượng lớn nhưng xét thấy đây
là một vấn đề tuy không phải là mới nhưng trong thực tiễn các văn bản pháp quy
quy định về các vấn đề này không nhiều trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực này ngày càng ra tăng và nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế
ngày càng mở rộng, tính chuyên môn hóa ngày càng sâu do vậy tôi quyết định chọn
đề tài: Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu các vấn đề pháp quy và thực tiễn tại công
ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang. Đề án này tập trung vào các
vấn đề chính sau:
. Các chế định pháp quy về vấn đề xuất nhập khẩu ủy thác
. Tình hình thực thi các vấn đề pháp quy trong hợp đồng ủy thác xuất
nhập khẩu
. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật
trong loại hợp đồng này tại cơ sở
Và đề tài này được kết cấu gồm ba phần chính
1


Phần I: Cơ sở ý uận về hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
Phần II: Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu tại cơ sở
Phần III: Những đánh giá và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực
hiện các vấn đề pháp quy trong oại hợp đồng này
Trong phần một trình bày về cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của hợp đồng xuất
nhập khẩu ủy thác. Tuy nhiên đề tài này chỉ đề cập đến các hợp đồng kinh tế.
Trong phần hai của đề tài tập trung vào nêu khái quát tình hình thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu ủy thác tại cơ sở, phân tích những thuận lợi và vướng mắc
trong quá trình thực hiện loại hợp đồng này. Phần ba của đề tài nêu lên một số giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng tính thực thi các vấn đề pháp quy trong loại hợp đồng
này và nâng cao tính hiệu quả của nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác tại cơ sở
Qua đây về phía nhà trường tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn
Hợp Toàn –Trưởng khoa Luật kinh tế, thầy Nguyễn Vũ Hoàng – Giảng viên khoa
Luật kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Về phía cơ sở thực tập tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới Ông Nguyễn Châu Thành – Giám đốc công ty, Ông
Vũ Đình Lân – Phó giám đốc công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty Cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu Giang đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành giai đoạn thực tập này.
2

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC
I. Cơ sở lý luận
1.Vai trò của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Xuất nhập khẩu là một khâu không thể thiếu đối với một nền kinh tế quốc dân
bởi những yếu tố:
Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên các lĩnh vực công nghệ,
nhân lực …do vậy xuất nhập khẩu được coi là giải pháp tốt nhất cho bài toán di tắt
đón đầu rút ngắn thời gian theo kịp các quốc gia khác. Nước ta là một thí dụ điển

hình, nếu bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu có được công nghệ sản xuất máy
bay thì cần một khoảng thời gian rất dài và chi phí lớn trong khi đó ta có thể nhập
khẩu công nghệ hoặc máy bay nguyên chiếc với giá cả phải chăng. Do vậy đây
được coi là lời giải cho các bài toán mà khi sản phẩm sản xuất trong nước giá thành
còn cao.
Mỗi quốc gia đều có đặc điểm về tự nhiên, dân cư khác nhau, có các thế mạnh
và điểm yếu riêng, nếu phát triển tất cả các lĩnh vực ngành nghề bao gồm cả các
ngành mà chi phí sản xuất sản phẩm còn cao thì hiệu quả kinh tế không cao trong
khi tập trung vào các ngành mà quốc gia mình có thế mạnh để giảm giá thành nâng
cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường và
nhập khẩu các sản phẩm mà nếu sản xuất trong nước giá thành còn cao. Trở lại thí
dụ ở phần trên, nước ta do đặc điểm về tự nhiên và dân cư nên có thế mạnh trong
ngành nông nghiệp, công nghiệp may mặc, thủy hải sản, do đó tập trung vào các
ngành nghề này giúp giảm giá thành nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh
tranh với hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác trên các thị trường xuất khẩu và
nhập về các sản phẩm mà nước ta chưa đủ năng lực sản xuất hoặc sản xuất với giá
thành còn quá cao. Tuy nhiên không phải chỉ có tập trung vào các ngành nghề mà
quốc gia mình có thế mạnh, bên cạnh chiến lược trên ta cũng phải gấp rút đầu tư
vào nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mà giá thành sản phẩm trong nước còn cao từ
3

đó mở rộng phạm vi các ngành nghề có thế mạnh. Vậy xuất nhập khẩu còn được coi
là giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sự chuyên môn hóa ngày càng cao, sự phân công và hiệp tác lao động ngày
càng mở rộng và chuyên sâu, có những sản phẩm được hoàn thành sau nhiều công
đoạn và mỗi công đoạn đó được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau do vậy xuất
nhập đóng vai trò là một khâu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
2. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ năm 1990 tới nay
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa, nhà nước độc quyền việc xuất nhập khẩu,
do không đủ năng động nắm bắt được nhu cầu của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng

tắc nghẽn nền kinh tế cung và cầu mất cân bằng như một số mặt hàng sản xuất ra
không tiêu thụ được do thiếu đối tác, thiếu máy móc, công nghệ phục vụ cho sản
xuất. Ngày nay với xu thế hội nhập kinh tế thế giới đảng và nhà nước ta đã có
những chính sách cụ thể và thiết thực nhằm thúc đẩy và khai thác các lợi thế do hoạt
động xuất nhập khẩu đem lại. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm(1990-2000) kim
ngạch xuất nhập khẩu đạt 67,3 tỷ USD vượt mục tiêu nêu trong chiến lược 10 năm
(37 - 45 tỷ USD), bình quân hàng năm tăng 18,2%, trong đó, thời kỳ 1991-1995
là17,2 tỷ USD, tăng 17,8%, thời kỳ 1996-2000 là là 50,1 tỷ USD, tăng 18,6%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 gấp khoảng 5,3 lần so với năm 1990, cao hơn
mục tiêu nêu trong Chiến lược là 5 lần, nhưng xuất khẩu đầu người chỉ tăng từ 36,3
USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000, thấp hơn mục tiêu nêu trong Nghị quyết
Đại hội VIII là 200 USD.
Thị trường được củng cố và mở rộng. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990,
ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô
và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh múi, đơn điệu, chủ yếu là nông
sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công bán thành phẩm. Tuy
nhiên khi thị trường khu vực này bị đột ngột thu hẹp, chúng ta đã nhanh chóng tìm
kiếm, tiếp cận và mở rộng thị trường ở các khu vực khác để tránh sự hẫng hụt, tháo
gỡ khó khăn.
Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà
nước, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có
mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt
4

hàng đa dạng và phong phú hơn. Có một số mặt hàng đã có vị trí trên thị trường như
dầu thô, gạo, hàng thuỷ hải sản chế biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn
Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi và dung
lượng. Hiện nay, khu vực Châu Á vẫn đang là thị trường xuất và nhập khẩu lớn nhất
của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN là những đối tác

chiếm thị phần buôn bán lớn nhất trong số các đối tác châu á.
Riêng các nước ASEAN chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và 32,4%
kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 1998. Triển vọng trong những năm
cuối của thập kỷ này các nước Châu Á vẫn là những bạn hàng lớn nhất trong quan
hệ buôn bán với nước ta.
Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc
biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canađa.
Thị trường các nước Trung Đông cũng đã và đang được khai thác triệt để,
bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá hộp, quần áo may sẵn và
một số mặt hàng tiêu dùng khác , đến nay một số mặt hàng của Việt Nam như cà
phê, gạo, chè đã có sức cạnh tranh trên thị trường này.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm kiếm các giải pháp khôi phục lại thị trường
các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu sau một thời gian gián đoạn, sẽ mở ra
những khả năng mới trong quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hoá khu vực này.
Dung lượng hàng hoá tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng
phát triển về cả khối lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu
trong những năm 1991 - 1997 tăng bình quân 25%. Tuy nhiên, năm 1998 do bị ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á, kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đã
chững lại, chỉ tăng khoảng1,9%. Năm 1999, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu đã tăng trở lại 23,1%. Kế hoạch năm 2000, dự kiến có thể tăng trên 11%.
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong
mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông
lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng có xu
hướng giảm dần, từ bình quân là 48,0% thời kỳ 1991 - 1995 giảm còn 38,5% trong
thời kỳ 1996 - 2000, trong khi tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
5

công nghiệp vẫn tăng tương ứng từ 21,7% lên 35,9%. Về nhập khẩu tỷ trọng hàng
tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể từ 16,4% bình quân thời
kỳ 1991 - 1995 xuống còn 8,1% vào thời kỳ 1996 - 2000, trong đó riêng năm 1999

chỉ còn 5,9%, năm 2000 dự kiến giảm còn 4,7%.
Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm dần. Chúng
ta tập trung chủ yếu vào nhập nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi đã
cố gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng
trước đây vẫn phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ
vậy giảm tương đối thâm hụt cán cân thương mại. Kim ngạch nhập khẩu trong
những năm qua cũng đã có thay đổi về cơ cấu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nhóm nguyên nhiên vật liệu
tăng lên nhanh. Thay đổi này phản ảnh chính sách khuyến khích sản xuất trong
nước và giảm nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất trong nước có thể thay thế
nhập khẩu được.
Giữ được tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, trước hết là do chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và sản xuất hàng xuất
khẩu. Việc từng bước hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật theo kinh tế thị trường và đổi
mới chính sách xuất nhập khẩu đã thực sự thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm
các thủ tục hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hỗ
trợ lãi suất vay vốn sản xuất và hoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt hàng
xuất khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến khích các doanh
nghiệp tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới. Ban hành chính sách về
quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để
khuyến khích xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá xuất
khẩu
Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu đang đứng trước những khó khăn mới.
Những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã
làm cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng
nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. Hơn nữa,
6


do khả năng tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu qua
trung gian nên hạn chế kim ngạch thu được.
Trong quý I năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 10,5 tỷ USD
dự kiến con số này sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2010.Nhưng hiện tại , khối lượng
nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã được khai thác tới mức tối đa trong sản
lượng sản xuất như gạo, cà phê, cao su, do vậy, muốn tăng giá trị xuất khẩu cần
phải đầu tư phát triển thâm canh, tăng năng suất và đặc biệt đầu tư vào khâu công
nghiệp chế biến sâu, tăng nhanh chất lượng để đủ sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm
thị trường xuất khẩu.
3. Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác
Xuất nhập khẩu ủy thác là một nghiệp vụ thương mại phát sinh trong nền kinh
tế thị trường khi sự chuyên môn hóa về ngành nghề ngày càng cao, ngoài nguyên
nhân trên, còn một số nguyên nhân chính làm phát sinh nghiệp vụ này đó là:
- Thiếu năng lực xuất nhập khẩu
Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp chưa có năng lực xuất nhập khẩu chiếm
một tỷ lệ không nhỏ do chưa đăng ký mã số xuất nhập khẩu với cục hải quan tỉnh,
thành phố hoặc các tổ chức cá nhân không phải là thương nhân, để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình khi làm ăn với các đối tác mang quốc
tịch nước ngoài thì phải thiết lập một hợp đồng ủy thác xuất hoặc nhập khẩu với
một doanh nghiệp có năng lực pháp lý về xuất nhập khẩu. Ngoài ra, đối với các
doanh nghiệp có tư cách xuất nhập khẩu thì hoặc do đội ngũ nhân lực hoạt động
trong lĩnh vực này còn hạn chế về quân số hoặc năng lực nên để giảm thiểu thời
gian, chi phí và rủi ro thì họ cũng chọn phương án là xác lập một hợp đồng ủy thác
xuất nhập khẩu cho một doanh nghiệp làm nghiệp vụ này. Mặt khác, do các thiếu
cập nhật về thông tin hải quan, thị trường, và thiếu kinh nghiệm giải quyết các tranh
chấp xảy ra đối với các đối tác nước ngoài nên các tổ chức kinh tế và các cá nhân có
nhu cầu xuất nhập khẩu thường chọn phương án ủy thác cho một đơn vị có uy tín và
kinh nghiệm trong lĩnh vực này xuất hoặc nhập khẩu.
- Chiếm dụng vốn
Việc thực hiện một hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu mất một khoảng thời

gian thường là dài, và bên được ủy quyền xuất hoặc nhập khẩu là người đại diện
7

cho bên ủy quyền thanh toán cho đối tác của bên ủy quyền bằng tài khoản của mình
và bên được ủy thác xuất nhập khẩu sẽ được bên ủy thác cho mình thanh toán chi
phí suất nhập khẩu, tiền hàng (nếu là nhập khẩu ủy thác) trong khoảng thời gian
thực hiện hợp đồng, bên ủy thác sẽ không phải bỏ một khoản tiền mua hàng (nếu là
nhập khẩu và có thỏa thuận điều này trong hợp đồng) và nhập hàng mà chỉ phải mất
một khoản phí nhất định thường là rất nhỏ so với khoản tiền phải bỏ ra ngay khi
mình trực tiếp là người xuất nhập khẩu
- Thiếu thị trường
Đối với nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác, ngoài chức năng thương mại thông
thường là mang lại khoản thu từ phí ủy thác, nó còn có chức năng là một kênh tìm
kiếm đối tác của các đơn vị ủy thác. Đối với những người mua nhỏ lẻ hoặc các nhà
sản suất nhỏ lẻ do không có nhiều thông tin về thị trường nhập cũng như xuất hàng,
họ thường tìm đến các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này để tìm kiếm đối tác và
ủy thác cho những đơn vị này xuất hoặc nhập khẩu.
II. Hợp đồng và vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm và đặc diểm của hợp đồng kinh tế
1.1 Khái niệm
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên
ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh
doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực
hiện kế hoạch của mình.
1.2 Đặc điểm
Việc giao kết hợp đồng phải dựa trên nguyên tắc tự do giao kết nhưng không
được trái pháp luật và trái với đạo đức xã hội, tự nguyện bình đẳng, thiện chí hợp
tác, trung thực và ngay thẳng
Hợp đồng có giá trị pháp lý là biên bản xác nhận quyền và nghĩa vụ của các

bên, các bên phải tuân thủ những gì đã được ký kết trên hợp đồng không được làm
khác đi nếu không được sự cho phép của bên còn lại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng được coi là chứng cứ quan trọng nhất để xác
định quyền và nghĩa vụ của các bên. Một hợp đồng kinh tế có những đặc điểm:
8

- Về chủ thể của hợp đồng
Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc ít nhất một
trong hai bên là pháp nhân còn bên kia có thể hộ gia đình kinh doanh cá thể, các cá
nhân không phải là thương nhân, hoặc các tổ chức không phải là thương nhân
theo quy định tại điều khoản 2 Điều 2 của Luật thương mại.
+ Pháp nhân theo quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật
dân sự) là các tổ chức thỏa mãn bốn điều kiện dưới đây:
- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng
ký hoặc công nhận;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Pháp nhân có thể là công ty, một tổ chức, một hiệp hội thỏa mãn các điều
kiện trên.
+ Các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân là các cá nhân và tổ chức
có hoạt động liên quan đến thương mại mặc dù không phải với mục đích sinh lời
(khoản 3 Điều 1 Luật thương mại năm 2005)
- Về nội dung của hợp đồng kinh tế
Một hợp đồng kinh tế bao gồm các điều khoản chính như:
. Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân
hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh
doanh;
. Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá

trị quy ước đã thoả thuận;
. Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá
hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
. Giá cả;
. Bảo hành;
. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;
. Phương thức thanh toán;
9

. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế;
. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế;
. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế;
. Các thoả thuận khác.
Do hợp đồng ký kết nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh vì vậy
mục đích kinh doanh luôn được thể hiện hàng đầu trong các hợp đồng kinh tế.
Đây là điểm khác biệt so với hợp đồng dân sự chủ yếu phục vụ mục đích sinh
hoạt và tiêu dùng.
2. Vai trò của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Đối với sự quản lý kinh tế của nhà nước
Trong nền kinh tế quốc dân, sự quản lý của nhà nước là không thể thiếu, nhà
nước bằng các chính sách và công cụ vĩ mô điều tiết nền kinh tế đi theo đúng quỹ
đạo và khuynh hướng phát triển của đất nước. Công cụ quan trọng để nhà nước
quản lý nền kinh tế đó là pháp luật kinh tế. Khi một tranh chấp xảy ra để có cơ sở
giải quyết đúng đắn theo pháp luật kinh tế thì hợp đồng kinh tế được coi là một cơ
sở quan trọng cho phán quyết cuối cùng của các cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Đối với các tổ chức kinh tế
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện sự xác lập quan hệ kinh tế giữa các tổ
chức kinh tế, qua đó nó thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo đó, các bên
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như đã ký kết. Hợp đồng kinh tế có
vai trò như một cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ

kinh tế.
3. Quy trình thực hiện một hợp đồng kinh tế và các vấn đề pháp quy.
3.1 Các vấn đề pháp quy về ký kết hợp đồng
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng kinh tế
Tương tự như các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, việc giao kết hợp
đồng kinh tế theo quy định của Luật thương mại phải tuân thủ những nguyên tắc
sau:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
10

+ Nguyên tắc thứ nhất tự do giao kết hợp đồng kinh tế có nghĩa các bên xuất
phát từ nhu cầu mục đích của mình có thể tự do giao kết các hợp đồng, nhà nước
không can thiệp tuy nhiên phải trên cơ sở là không trái pháp luật và đạo đức xã hội
+ Nguyên tắc tự nguyện bình đẳng loại bỏ các hợp đồng giao kết trên cơ sở ép
buộc hoặc cưỡng bức khi giao kết, khi giao kết các bên hoàn toàn bình quyền như
nhau, không bên nào ở trên bên nào.
+ Nguyên tắc thiện chí hợp tác có nghĩa các bên khi giao kết phải dựa trên cơ
sở tự nguyện thoả thuận, cùng nhau giải quyết các bất đồng để đi đến thống nhất ký
kết hợp đồng
+ Nguyên tắc trung thực và ngay thẳng đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng
kinh tế một cách minh bạch không có sự gian lận trong việc giao kết hợp đồng gây
bất lợi cho bên kia.
Việc giao kết hợp đồng kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc trên, nếu vi phạm
một trong các nguyên tắc đó thì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu và bên đối tác sẽ
không phải thực hiện bất cứ một điều khoản nào trong hợp đồng đã ký kết. Và bên
có hành vi sai phạm sẽ phải bồi thường cho bên đối tác các thiệt hại mà do thực
hiện hợp đồng đó gây ra nếu có (Điều 314 Luật thương mại năm 2005)
- Về chủ thể của hợp đồng kinh tế
Theo điều 2 của Luật thương mại năm 2005 (Luật thưong mại) thì chủ thể của

hợp đồng kinh tế có thể là thương nhân, tổ chức cá nhân khác hoạt động có liên
quan đến thương mại.
Như vậy khi hợp đồng được xác lập giũa các thương nhân với nhau thì đương
nhiên hợp đồng đó do Luật thương mại điều chỉnh còn đối với loại hợp đồng được
lập giữa thương nhân và các cá nhân tổ chức không phải là thương nhân thì cũng
đương nhiên do luật này điều chỉnh nếu như bên không phải là thương nhân chọn áp
dụng luật này (theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại). Điểm quan trọng ở đây khi
xác định chủ thể của hợp đồng kinh tế là phải xác định hoạt động đó có nhằm mục
đích thương mại hay không, vậy hoạt động thương mại là gỉ? Theo khoản 1 điều 3
của Luật thương mại thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
11

động nhằm mục đích sinh lợi khác. Do đó chủ thể của hợp đồng kinh tế có thể là thương
nhân, các tổ chức cá nhân không phải là thương nhân.
Khi muốn ký kết một hợp đồng kinh tế nói riêng và hợp đồng nói chung,
các bên phải thương lượng đàm phán với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
trên cơ sở bình đẳng, trung thực và tự nguyện. Đàm phán là quá trình trao đổi
kiến của các chủ thể nhằm đi tới một sự thống nhất các vấn đề như về tên hàng
hóa, giá cả, chủng loại, bảo hành, khiếu nại … Đàm phán thường có các hình
thức đàm phán chính :
- Đàm phán qua thư tín
- Đàm phán qua các phương tiện thông tin như điện thoại, internet
- Đàm phán trực tiếp
Sau khi đàm phán thương lượng các vấn đề về hợp đồng các bên bắt đầu soạn
thảo một hợp đồng kinh tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện không trái với
các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Nguyên tắc tự do cho phép các bên
được tự do thỏa thuận thương lượng về các điều khoản của hợp đồng quyền và
nghĩa vụ của các bên. Nguyên tắc này loại bỏ các hợp đồng ký kết trên cơ sở cưỡng
bức, gian lận, không trung thực do vậy đây là nguyên tắc cơ bản và bắt buộc khi

thực hiện việc giao kết một hợp đồng kinh tế nói riêng và hợp đồng nói chung.
- Về phương thức ký kết một hợp đồng
Sau khi đã thống nhất về các điều khoản được soạn thảo trong hợp đồng kinh
tế thì các bên đi đến ký kết hợp đồng theo một trong các hình thức dưới đây:
+ Ký kết trực tiếp, đây là hình thức mà hai bên gặp gỡ trực tiếp đàm phán về
các điều khoản của hợp đồng. Có thể là đàm phán không trực tiếp tuy nhiên đối với
hình thức ký kết này, hai bên phải cùng trực tiếp ký vào hợp đồng
+ Ký kết gián tiếp, hình thức này có thể thông qua bởi các cách:
Gửi bản chào hàng hay đơn đặt hàng và bên đối tác gửi lại một bản trả lời
chấp nhận chào hàng hay đặt hàng. Trong trường hợp này coi như hai bên đã ký với
nhau một hợp đồng hình thức và đã có sự ràng buộc pháp lý đối với mỗi bên. Hợp
đồng loại này được thông qua hai bước:
- Gửi bản chào hàng hoặc đơn đặt hàng, trong đó có các điều khoản mô tả về
hàng hóa, giá cả, chủng loại, xuất xứ và các đặc tính khác của hàng hóa.
12

- Chấp nhận đề nghị và ký kết hợp đồng, trong trường hợp bên nhận được
chào hàng và chấp nhận chào hàng bằng cách gửi cho bên chào hàng một thông báo
chấp nhận chào hàng trong khoảng thời gian ghi trong chào hàng thì coi như hợp
đồng thương mại đã được ký kết kể từ khi bên chào hàng nhận được chấp nhận của
bên được chào hàng.
3.2 Chế độ pháp lý về thực hiện hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự hay theo Luật thương mại đều có quy định
rằng hợp đồng kinh tế phải được chấp hành theo các nguyên tắc chính:
Chấp hành thực hiện
Chấp hành đúng
Chấp hành dựa trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi
Trên cơ sở đó việc tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế thông thường trải qua
các bước chính sau:
- Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đối với đối tác, tiếp nhận các vấn đề liên

quan đến quá trình thực hiện hợp đồng do phía đối tác cung cấp
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận quyền sở hữu, việc này có thể ủy nhiệm cho cơ
quan hải quan hoặc do một đơn vị khác được ủy quyền
- Làm thủ tục thanh toán và thanh lý hợp đồng, phương thức thanh toán có thể
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, trong giai đoạn hiện nay, thanh toán bằng
phương thức chuyển khoản là khá phổ biến vì tính tiện lợi của phương thức này.
Tuy nhiên khi làm việc với các đối tác mang quốc tịch nước ngoài, thì điều kiện để
thiết lập hợp đồng là phải mở LC tại một ngân hàng để làm bảo đảm thanh toán.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ thanh toán quốc
tế, cụ thể là thanh toán tín dụng chứng từ. Sau khi việc thanh toán hoàn thành cũng
có nghĩa là hợp đồng đó được thanh lý nếu như trong hợp đồng không có điều
khoản nào quy định thêm.
4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một hậu quả pháp lý bắt buộc bên vi
phạm phải thực hiện đối với bên bị vi phạm để bù đắp những tổn thất do vi phạm
hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Theo Điều 192 của Luật thương mại thì các
chế tài này bao gồm:
13

- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản
của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán
thương mại quốc tế.
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm
thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện

và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
+ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền
phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp
miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại. Mức phạt vi phạm do
hai bên thoả thuận mhưng mức cao nhất không quá 8 % giá trị phần hợp đồng bị vi
phạm (Điều 301 Luật thương mại).
+ Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành
vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm
giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng
thực hiện hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
14

+ Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần
hợp đồng.
- Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
- Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương
mại, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp
đồng;
. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
5. Các phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh tế
Theo Điều 317 của Luật thương mại thì việc giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong hợp đồng thương mại bao gồm:
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên
thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
* Thương lượng và hòa giải
+ Thương lượng là biện pháp phát sinh tranh chấp các bên gặp nhau cùng
bàn bạc tìm cách tháo gỡ vấn đề, đây là biện pháp mang tính bình đẳng tôn trọng
lẫn nhau, kết quả của việc thương lượng được các bên tự nguyện thực hiện và
không có ràng buộc về mặt pháp lý.
+ Hòa giải là biện pháp mang tính chất riêng tư, tuy nhiên có sự tham gia của
người thứ ba gọi là hòa giải viên. Bên thứ ba giúp các bên đạt được một thỏa thuận
thống nhất giải quyết vấn đề. Kết quả của hòa giải cũng được các bên tự giác chấp
hành. Khi hai bên không thể giải quyết bằng các con đường trên thì theo thỏa thuận
của hợp đồng hoặc hai bên tự thỏa thuận sẽ giải quyết bằng con đường Trọng tài
hoặc Tòa án
15

* Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án được tiến hành theo các thủ
tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định (Điều 317 Luật thương mại)
Theo pháp lệnh trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH ngày 25 tháng
02 năm 2003 tại Điều 9 có quy định việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài phải
được lập thành văn bản và có thể nêu trong một điều khoản của hợp đồng thương
mại hoặc một thỏa thuận riêng.
Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bị vô hiệu trong các trường

hợp được quy định trong Điều 10 của pháp lệnh này bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại
khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh trọng tài thương mại;
- Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của
pháp luật;
- Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh
chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên
không có thoả thuận bổ sung;
- Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của Pháp
lệnh này;
- Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu
là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội
đồng Trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30
của Pháp lệnh này.
Thỏa thuận trọng tài trong trường hợp được thỏa thuận dưới hình thức như một
điều khoản của hợp đồng hoặc thành một thỏa thuận riêng biệt thì về nguyên tắc
vẫn phải tuân theo các nguyên tắc như soạn thảo một hợp đồng
* Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
+ Đối với các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên mang quốc tịch
Việt Nam thì thủ tục giải quyết sẽ do tòa kinh tế của tòa án nhân dân giải quyết.
+ Đối với hợp đồng ngoại thương thì tòa kinh tế trong nước không có thẩm
quyền đương nhiên giải quyết một tranh chấp phát sinh. Tòa án kinh tế trong nước
16

chỉ có thẩm quyền giải quyết khi trong hợp đồng có điều khoản thỏa thuận và trong
các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ của hợp đồng cũng không có quy định
trọng tài có thẩm quyền giải quyết.
III. Cơ sở pháp lý của hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu

1. Cơ sở pháp lý của hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
1.1 Các vấn đề pháp quy về hợp đồng uỷ quyền
Theo Điều 581 của Bộ luật dân sự thì hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa
các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ
quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy
định, theo đó các bên có các quyền và nghĩa vụ cụ thể:
- Quy n c a bên u quy n ( i u 587 B lu t dân s )ề ủ ỷ ề Đ ề ộ ậ ự
Bên u quy n có các quy n sau ây:ỷ ề ề đ
+ Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ
quyền;
+ Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực
hiện công việc uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;
+ Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy
định tại Điều 584 của Bộ luật này.
- Ngh a v c a bên u quy n ( i u 586 B lu t dân s )ĩ ụ ủ ỷ ề Đ ề ộ ậ ự
Bên u quy n có các ngh a v sau ây:ỷ ề ĩ ụ đ
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền
thực hiện công việc;
+ Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi
uỷ quyền;
+ Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công
việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc
trả thù lao.
- Quy n c a bên c u quy n ( i u 585 B lu t dân s ) ề ủ đượ ỷ ề Đ ề ộ ậ ự
Bên được uỷ quyền có các quyền sau đây:
+ Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết
để thực hiện công việc uỷ quyền;
17

+ Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực

hiện công việc uỷ quyền.
- Ngh a v c a bên c u quy n ( i u 584 B lu t dân s )ĩ ụ ủ đượ ỷ ề Đ ề ộ ậ ự
Bên c u quy n có các ngh a v sau ây:đượ ỷ ề ĩ ụ đ
+ Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực
hiện công việc đó;
+ Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi
uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
+ Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ
quyền;
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
+ Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong
khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản trên.
1.2 Cơ sở pháp lý của hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu ủy thác là một hoạt động thương mại và hợp đồng ủy thác xuất
nhập khẩu là một loại hợp đồng dịch vụ do vậy trước đây nó chịu sự điều chỉnh của
bộ luật khung là Luật dân sự năm 1995, luật chuyên ngành là Luật thương mại năm
1997, Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 về hoạt động xuất nhập khẩu,
gia công và đại ly mua bán hàng hóa với nước ngoài. Nghị định này quy định chi
tiết về điều kiện thương nhân được thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác đó
là các thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký mã số
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định
Số: 1172/TM-XNK của bộ trưởng bộ thương mại Ban hành quy chế xuất nhập khẩu
uỷ thác giữa các pháp nhân trong nước trong đó ban quy định các quy chế ủy thác
xuất nhập khẩu giữa các pháp nhân trong nước ,quyền và nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng ủy thác. Ngày nay, hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu chịu sự điều
chỉnh của Bộ luật khung là Luật dân sự năm 2005 và luật chuyên ngành bao gồm
Luật thương mại năm 2005 và Nghị số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006
18


quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
và các hoạt động đại ly mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
2. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác có hiệu lực pháp luật
Là một hợp đồng thương mại để có hiệu lực pháp luật như đã trình bày trong
phần điều kiện có hiệu lực pháp luật của một hợp đồng kinh tế ở trên thì tại Điều 17
của nghị số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 có quy định thương nhân
có thể ủy thác cho các thương nhân khác xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc nhận ủy
thác xuất khẩu, nhập khẩu cho thương nhân khác trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng
cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu
Vậy ở đây, để một hợp đồng loại này có hiệu lực pháp luật phải thỏa mãn thêm
các điều kiện sau:
- Chủ thể của hợp đồng, chủ thể của loại hợp đồng này đối với bên ủy thác có
thể là thương nhân hoặc cá nhân tổ chức không phải là thương nhân khi có nhu cầu
xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ nhu cầu của tổ chức hoặc cá nhân đó. Thương
nhân ở đây được hiểu là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. (Điều
6 Luật thương mại). Đối với bên nhận ủy thác thì phải là thương nhân tức phải hoạt
động thương mại một cách độc lập, có đăng ký kinh doanh và phải đăng ký mã số
xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan tỉnh thành phố.
- Về điều kiện hàng hóa trong hợp đồng, hàng hóa phải là hàng hóa không
thuộc diện cấm hoặc tạm ngừng xuất nhập khẩu, các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu
được kê khai trong phụ lục số 02 của nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng
01 năm 2006 của Chính phủ và các hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu được kê
khai trong Phụ lục số 03 của nghị định này, các danh mục hàng cấm nhập, cấm
xuất, tậm ngừng xuất, nhập khẩu sẽ do chính phủ quyết định trên cơ sở xét đề nghị
của các bộ quản lý chuyên ngành và danh mục này sẽ thay đổi trong từng giai đoạn
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
Tại Điều 18 của nghị định này có quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu theo giấy phép quy định tại nghị định này, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác
phải có giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc
19

nhận ủy thác, theo quy định này, đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy
phép thì một điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực pháp luật là một trong hai
bên phải có giấy phép của bộ quản lý tương ứng với các mặt hàng phù hợp với các
quy định của nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với những mặt hàng
không cần giấy phép xuất nhập khẩu thì điều kiện để hợp đồng uỷ thác có hiệu lực
pháp luật chỉ là bên nhận uỷ thác có năng lực pháp luât về xuất nhập khẩu.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu
Ngoài quyền và nghĩa vụ của mỗi bên như trong quy định của Bộ luật dân sự
và Luật thương mại thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy thác xuất
nhập khẩu được quy định chi tiết trong quyết định của Bộ trưởng Bộ thương mại số
1172/TM-XNK ngày 23/04/1994 ban hành quy chế xuất nhập khẩu uỷ thác giữa các
pháp nhân trong nước. Trong văn bản trên có quy định Bên nhận uỷ thác phải cung
cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan
đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với bên ủy thác có nghĩa vụ thanh
toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện
uỷ thác. Như vậy bên nhận uỷ thác ngoài nghĩa vụ thưc hiện công việc được uỷ thác
còn phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin về thị trường giá cả và khách hàng cho
bên uỷ thác, đây là quy định nhằm loại bỏ hành vi gian lận trong hợp đồng uỷ thác
trong trường hợp bên nhận uỷ thác không trung thực khi ký kết loại hợp đồng này.
Bên uỷ thác phải thanh toán cho bên uỷ thác phí uỷ thác và các loại chi phí phát
sinh khi thực hiện nghiệp vụ uỷ thác như cước phí vận chuyển, kho bãi, phí làm thủ
tục hải quan, các loại thuế và sự chênh lệch về mức thuế do sự thay đổi của Bộ Tài
chính trong quá trình thực hiện hợp đồng, một số loại chi phí hợp lý khác có chứng
từ xác nhận hợp pháp.
Ngoài ra, Nghị định này có quy định mở, hai bên thương lượng và ký hợp
đồng uỷ thác. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên do 2 bên thoả thuận và

được ghi trong hợp đồng. Điều này thể hiện sự tôn trọng quyền tự do, bình đẳng
trong giao kết hợp đồng của pháp luật, tuy nhiên các điều khoản thỏa thuận phải
không trái với luật pháp và đạo đức.
20

CHƯƠNG II
HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC TẠI CÔNG TY CHÂU GIANG
I Khái quát về đơn vị thực tập
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần thương mại và vận tải quốc tế Châu giang được thành lập
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số:
0103001102 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 04/06/2002 với:
- Tên giao dịch: Chau giang freight international and trading joint stock
company
- Tên viết tắt: C&G.JSC
- Mã số thuế: 0101252363
- Địa chỉ trụ sở chính: 12 Bích Câu –Phường Quốc tử Giám –Quận Đống Đa –
Thành phố Hà Nội
- Chi nhánh tại Hải Phòng: Số 01- Ngô Quyền - Hải An - Hải Phòng
- Điện thoại: 031 741 814
Nay đang trong quá trình xin chuyển địa chỉ trụ sở chính công ty về Tầng 1 –
Nhà 6B- Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính –Quận Thanh Xuân –Thành phố Hà
Nôi
- Danh sách các cổ đông sáng lập:
STT Tên cổ đông sáng lập
Nơi đămg ký hộ khẩu thường
trú
Số cổ phần
1 Nguyễn Châu Thành

P305-C6-Giảng Võ- Ba Đình
– Hà Nội
14.000
2 Dương Tuấn Cường
106B-Ngõ Xã Đàn II –Nam
Đồng – Đống Đa – Hà Nội
3.000
3 Nguyễn Hạnh Phúc
Số 14 – Bích Câu – Quốc Tử
Giám – Đống Đa – Hà Nội
3.000
(Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103001102)
21

Công ty được thành lập trong khi nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội
nhập kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong các năm gần đây
đều đạt tỷ lệ trên 7% một năm, luôn xếp vào danh sách các nước có tốc độ tăng
trưởng cao trong khu vực và trên thế giới, bên cạnh đó các chính sách vĩ mô của nhà
nước ngày càng được hoàn thiện theo hướng thông thoáng khuyến khích đầu tư.
Đây là một môi trường kinh doanh thuận lợi đối với các doanh nghiệp, cùng với đội
ngũ cán bộ công nhân viên năng động nắm bắt sự biến động của nền kinh tế thị
trường, đó là hai yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công của công ty trên
thương trường và trong quá trình kinh doanh công ty đã thực hiện tốt chức năng
của mình đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước qua các loại thuế và đã tạo
công ăn việc làm ổn định cho gần 30 lao động với mức lương chung bình chung
đạt 1,8 triệu đồng/ người/ tháng. Ngoài ra công ty còn tạo công ăn việc làm không
thường xuyên cho gần 40 lao động thông qua hình thức hợp đồng lao động thời
vụ. Với quy mô có xu hướng ngày càng mở rộng công ty đang có nhu cầu tuyển
dụng thêm lao động và trong tương lai công ty sẽ tạo việc làm ổn định cho một số
lượng lớn lao động, góp phần vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp thực hiện mục tiêu

chung do Đảng và Nhà nước đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước
trong giai đoạn mới.
2. Ngành nghề kinh doanh
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải quốc tế, nghiệp vụ vận tải là
một nghiệp vụ chính của công ty, bên cạnh đó công ty còn kinh doanh trên các lĩnh
vực như:
Đại lý vận tải và hàng không
Dịch vụ làm thủ tục hải quan, khai thuê hải quan, cho thuê kho bãi
Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa
Ủy thác mua bán hàng hóa
Mua bán hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy hải
sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, thuốc lá
Mua bán máy móc, thiết bị, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, hàng
tiêu dùng
22

Các ngành nghề trên là cơ sở để công ty thực hiện nghiệp vụ ủy thác xuất nhập
khẩu bởi nghiệp vụ này gồm tập hợp các nghiệp vụ trên và nó phù hợp với bản đăng
ký nghành nghề kinh doanh của công ty. Nghiệp vụ này giúp đa dạng hóa ngành
nghề kinh doanh của công ty.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong những năm gần đây công ty luôn hoạt động hiệu quả và có lãi liên tiếp
từ năm 2003 tới nay, tuy với doanh thu và lợi nhuận chưa phải là cao nhưng kết quả
đó cho thấy khả năng đứng vững và phát triển của công ty. Để thấy được tình hình
hoạt động kinh doanh của công ty ta xét bảng cân đối kế toán năm trước của công ty
dưới đây:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006
TÀI SẢN Mã
Thuyết

minh
Số cuối năm Số đầu năm
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1,981,369,259 1,225,522,106
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 810,646,148 295,932,768
1. Tiền 111 1 808,209,789 282,378,936
2. Các khoản tương đương tiền 112 1 2,436,359 13,553,832
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
1. Đầu tư ngắn hạn 121 11
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu 130 800,328,394 228,455,388
1. Phải thu của khách hàng 131 2 768,508,678 223,775,388
2. Trả trước cho người bán 132 - -
3. Phải thu nội bộ 133 2 - -
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
134 - -
5. Các khoản phải thu khác 138 2 31,819,716 4,680,000
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 2 - -
IV. Hàng tồn kho 140 - 10,229,520
1. Hàng tồn kho 141 3 - 10,229,520
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 370,394,717 690,904,340
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 370,394,717 676,515,451
2. Các khoản thuế phải thu 152 4 - 14,388,889
3.Tài sản ngắn hạn khác 158 - -
TÀI SẢN Mã
Thuyết
minh

Số cuối năm Số đầu năm
A.TÀI SẢN DÀI HẠN 200 952,692,596 915,540,350
23

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - -
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5 - -
2. Phải thu nội bộ dài hạn 212 - -
3. Phải thu dài hạn khác 213 - -
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - -
II. Tài sản cố định 210 189,069,596 151,917,350
1. Tài sản cố định hữu hình 221 6 189,069,596 151,917,350
Nguyên giá 222 320,230,017 236,563,350
Giá trị hao mòng luỹ kế (8) 223 (131,160,421) (84,646,000)
2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7 - -
Nguyên giá 225 - -
Giá trị hao mòng luỹ kế (8) 226 - -
3. Tài sản cố định vô hình 227 8 - -
Nguyên giá 228 - -
Giá trị hao mòng luỹ kế (8) 229 - -
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9 - -
III. Bất động sản đầu tư 240 10 - -
1. Nguyên giá 241 - -
2. Giá trị hao mòn luỹ kế 242 - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11 763,623,000 763,623,000
1. Đầu tư vào công ty con 251 - -
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - -
3. Đầu tư dài hạn khác 258 763,623,000 763,623,000
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư
dài hạn
259 - -

Tài sản dài hạn khác 260 - -
1.Chi phí trả trước dài hạn 261 12 - -
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - -
3. Tài sản dài hạn khác 268 13 - -
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 2,934,061,855 2,141,062,366
NGUỒN VỐN Mã
Thuyết
minh
Số cuối năm Số đầu năm
A. NỢ PHẢI TRẢ 300 904,396,786 112,751,648
I. Nợ ngắn hạn 310 904,396,786 112,751,648
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 14 295,396,786 100,631,946
2. Phải trả cho người bán 312 15 556,402,757 18,644,720
3. Người mua trả tiền
trước
313 15 - -
4. Thuế và các khoản phải
nộp cho Nhà nước
314 16 6,497,203 (6,525,018)
5. Phải trả công nhân viên 315 - -
6. Chi phí phải trả 316 17 - -
7. Phải trả nội bộ 317 - -
8. Phải trả theo tiến độ kế
hoạch hợp đồng xây dựng
318 - -
9. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
319 18 46,226,040 -
24


II. Nợ dài hạn 320 -
1. Phải trả dài hạn người
bán
321 - -
2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 - -
3. Phải trả dài hạn khác 323 - -
4. Vay và nợ dài hạn 324 20 - -
5. Thuế thu nhập hoãn lại
phải trả
325 13 -
B. NGUỒN VỐN CHỦ
SỞ HỮU
400 2,029,665,069 2,028,310,718
I. Vốn chủ sở hữu 410 2,029,665,069 2,028,310,718
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
411 2,000,000,000 2,000,000,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - -
3.Cổ phiếu ngân quỹ 413 - -
4. Chênh lệch đánh giá lại
tài sản
414 - -
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415 - -
6. Quỹ đầu tư phát triển 416 21 - -
7.Quỹ dự phòng tài chính 417 21 - -
8. Quỹ khác thuộc vốn
chủ sở hữu
418 21 - -
9. Lợi nhuận chưa phân
phối

419 29,665,069 28,310,718
II. Nguồn kinh phí và
quỹ khác
420 - -
1. Quỹ khen thưởng, phúc
lợi
421 - -
2. Nguồn kinh phí 422 22 - -
Nguồn kinh phí đã hình
thành tài sản cố định
423 - -
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
430 2,934,061,855 2,141,062,366
( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006)
Qua bảng cân đối kế toán trên ta thấy được tài sản và nguồn vốn của công ty
tăng trưởng với tốc độ khá cao (37 %). Điều này chứng tỏ khả năng phát triển của
công ty là khá lớn. Tuy nhiên, quy mô của nguồn vốn cũng như tài sản của công ty
là nhỏ do vậy cần phải có các biện pháp huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động
kinh doanh.
3. Vai trò của nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác đối với công ty
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại vận tải, ngành
nghề chủ yếu của công ty là vận tải hàng hóa và doanh thu từ nghiệp vụ này chiếm
25

×