Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

(THCS) một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.88 KB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ..............
TRƯỜNG THCS ..............

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
“MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9”
Thuộc lĩnh vực: Ngữ văn

Người thực hiện: ..............
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS ..............

1


.............., tháng 4 năm 2019

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Phịng Giáo dục và Đào tạo ..............

STT

1

Họ và tên

Ngày,
tháng,
năm sinh



..............

Nơi cơng
tác

Chức
danh

Trình
Tỷ lệ
độ
(%)
chun đóng
mơn góp vào
việc tạo
ra sáng
kiến

Trường
THCS .....
.........

Giáo
viên

Thạc sĩ
Văn

100%


Là tác giả tạo ra sáng kiến: Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Khơng có
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mơn
Ngữ văn 9
Mơn Văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí thanh
tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, bồi đắp
cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Gook- ki nói:
''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản
thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý". Vì vậy, nhiệm
vụ của người giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu được cái hay cái
đẹp của văn học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh. Do đó
cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có tầm quan trọng trong nhà trường phổ
thơng. Bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần đào tạo phẩm chất, lực lượng lao động
đặc biệt của xã hội. Đây cũng là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình
độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên.
Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt dược kết quả cao?
Đó là trăn trở đối với giáo viên dạy văn ở trường Trung học cơ sở (THCS). Thực
2


tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học
sinh giỏi thực sự rất lo lắng bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết với học
sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp. Vì vậy, tơi đã chọn
lĩnh vực này để nghiên cứu.
Một lý do nữa khiến tôi chọn sáng kiến này là hai năm liên tục trở về đây tôi
được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn. Mặc dù kết quả chưa cao
nhưng đã có những thành cơng bước đầu trong việc áp dụng những phương pháp,
biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi mạnh dạn đưa ra để đồng

nghiệp tham khảo. Hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp đồng
nghiệp tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THCS.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Khi xây
dựng xong sáng kiến, tôi đã áp dụng khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi trong năm học 2017-2018, 2018-2019 tại Trường THCS .............. –
huyện .............. - tỉnh ...............
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Thực trạng
Việc học môn Văn trong nhà trường hiện nay không được học sinh, phụ
huynh coi trọng đúng mức khi đặt nó bên cạnh các mơn khoa học tự nhiên. Bởi
lẽ, để trở thành học sinh giỏi văn rất khó. Học văn lại phải viết nhiều, đọc nhiều.
Mặt khác người học quan niệm: Học văn nói riêng, học các mơn khoa học xã hội
nói chung chỉ thành đạt trong phạm vi hẹp, ít có cơ hội tìm việc làm theo ý
nguyện như giỏi các mơn khoa học tự nhiên. Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề nhưng rất đỗi
vinh dự. Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt - khác các học sinh
khác về kiến thức, khả năng cảm thụ văn chương, khả năng tư duy và nhất là khả
năng viết bài (nhiều em có thể viết bài gửi các báo, có những đề tài nghiên cứu
phù hợp với lứa tuổi).
Như vậy, tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn là tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có
q trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục
học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Đó là yêu cầu của Ban
giám hiệu và cũng là mục tiêu của người bồi dưỡng. Giáo viên tham gia bồi dưỡng
phải có sự học tập và trau dồi khơng ngừng nghỉ, cùng với lòng nhiệt huyết, quyết
tâm cao mới có thể đáp ứng được u cầu của cơng việc.
Trong những năm qua, tổ Văn nhà trường đã gặt hái được những thành công
đáng kể. Song đáng tiếc số học sinh đạt giải cao ở môn Văn chưa nhiều. Điều này
có ngun nhân từ cả hai phía: Trước hết từ phía người thầy, do phải bám sát việc

thực hiện theo phương pháp, chương trình, người thầy khơng có điều kiện đầu tư
về chiều sâu trong việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học
học sinh giỏi, thời gian ơn luyện cũng hạn chế. Ngồi ra, do chưa đi đúng hướng
3


trong q trình ơn luyện, phương pháp bồi dưỡng hiệu quả chưa cao. Trước thực
trạng đó, khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng HSG tôi đã mạnh dạn áp dụng
những phương pháp mới trong quá trình bồi dưỡng và đã đạt được những kết quả
nhất định.
4.2. Giải pháp thực hiện
- Tính mới: Với sáng kiến này, tơi xây dựng kế hoạch dạy học theo chuyên
đề, chia ra từng chủ đề riêng để bồi dưỡng. Bên cạnh đó bám sát đề thi HSG các
năm gần đây để luyện cho học sinh cách giải các dạng đề khác nhau.
- Tính khoa học: Hiện nay, chưa có chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi cụ
thể như một mơn học. Vì vậy, giáo viên trong quá trình bồi dưỡng phải tự tìm tài
liệu, chắt lọc kiến thức và cách thức bồi dưỡng để truyền tải tới học sinh. Tôi đã
xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng cụ thể để quá trình dạy và học được khoa học
hơn.
- Tính thực tiễn: Sáng kiến được xây dựng từ thực tiễn dạy học, đã đạt kết
quả nhất định khi tơi áp dụng vào trong q trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Ngữ văn trong hai năm vừa qua.
Sau đây là những giải pháp cụ thể mà tôi đã áp dụng:
4.2.1. Tuyển chọn học sinh giỏi
* Phát hiện học sinh giỏi văn:
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh:
- Có niềm say mê u thích văn chương.
- Có tố chất bẩm sinh, tiếp thu nhanh có trí nhớ bền vững, có khả năng phát
hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới trong bài làm).
- Có vốn tri thức về tác phẩm văn học phong phú và hệ thống, có sự hiểu

biết về con người và xã hội.
- Giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống.
- Có vốn từ tiếng Việt dồi dào.
- Nắm chắc các kỹ năng làm bài văn theo các kiểu bài: Tự sự, miêu tả,
thuyết minh, nghị luận. Đặc biệt là các dạng bài của văn nghị luận.
* Lựa chọn học sinh có tố chất văn
Ở bậc THCS chúng ta hay nói tới cơng tác ơn luyện học sinh giỏi ở lớp 9.
Các lớp 6,7,8 cũng có tham gia cơng tác này nhưng mức độ và phạm vi hẹp hơn,
song đó khơng phải là vấn đề chính. Điều đáng nói ở đây là giáo viên đảm nhận
công tác này cần chú ý quan tâm và lựa chọn học sinh, phát hiện “nhân tài” ngay
từ các lớp dưới. Bởi học sinh giỏi phải là người có tố chất, năng khiếu, sự sáng
tạo và vốn kiến thức cơ bản vững chắc ... Điều này thể hiện rõ nhất qua kết quả
và hoạt động học tập của các em trên lớp. Giáo viên căn cứ vào đó để lựa chọn
những học sinh thực sự có năng lực và tố chất tham gia vào đội tuyển ôn luyện
4


học sinh giỏi. Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu
năm. Cơ sở của việc tuyển chọn là:
Thứ nhất, căn cứ vào kết quả học tập của học sinh.
Thứ hai, tôi xem bài viết của học sinh (đặc biệt là của học sinh có tố chất)
như một dấu ấn để bắt đầu cuộc hành trình phát hiện năng khiếu của học sinh.
Cơng việc của người thầy trong giai đoạn này là kiểm tra chất giọng chất văn,
cách nghĩ của học trò. Những học sinh đạt được cả chất văn và ý văn trong một
bài viết không phải nhiều, không phải đều. Những nhược điểm lộ ra ở từng học
trò phải được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần được ghi nhận và trân
trọng. Khi chấm bài, thầy cô không chỉ chú trọng những bài chu đáo, khn mẫu
đầy đủ…mà cịn quan tâm đến những bài có thể có chỗ chưa sâu, nhưng có chỗ
độc đáo, sâu sắc…phải sửa kĩ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi đánh giá và có
nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài viết không thể đánh giá được năng khiếu học

văn, nhưng đó là sự khởi đầu để định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài viết
tiếp theo vì việc tuyển chọn học sinh giỏi không chỉ dừng lại ở một số bài viết mà
phải theo dõi cả quá trình học tập.
* Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu tham khảo, yêu cầu học sinh tự học,
tự tìm hiểu ở thư viện và nhiều nguồn khác.
Tài liệu tham khảo rất quan trọng đối với việc mở rộng kiến thức cho học
sinh. Đối với học sinh giỏi, tài liệu có tầm quan trọng đặc biệt. Sau khi đã tuyển
chọn, lập đội tuyển học sinh giỏi, thời gian bồi dưỡng còn hơn 4 tháng là đến
ngày thi. Để tăng thêm nguồn tư liệu tham khảo, phát huy tính tích cực chủ động
của học sinh trong học tập giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh các lọai sách,
tên sách để học sinh tìm đọc hoặc cho học sinh mượn đọc một số sách cần thiết
có nội dung trong chương trình học.
Ngồi ra giáo viên có thể lên mạng In-ter-net để tìm thêm tư liệu, tuyển
chọn, biên soạn rồi phô-tô cho các em đọc. Đối với một học sinh giỏi thì yêu cầu
kiến thức phải thực sự phong phú và sâu rộng. Có như vậy các em mới tự tin, chủ
động, mạnh dạn và phóng túng trong khi làm bài. Kiến thức mỏng và nghèo nàn
thì khơng thể tránh khỏi những lúng túng, ngượng ngập trong bài viết bởi thiếu
sự liên hệ, mở rộng, nâng cao. Bên cạnh đó, tơi đã nhắc nhở học sinh đọc thêm
những tài liệu có liên quan. Đó là các tác phẩm tiêu biểu của những tác giả lớn
trong chương trình học nhưng lại không được in trong sách giáo khoa để các em
có phơng viết rộng hơn, linh hoạt hơn. Chẳng hạn như khi học Nam Cao, một học
sinh giỏi văn không chỉ biết tác phẩm Lão Hạc, Đời Thừa... mà cần phải đọc rộng
và am hiểu thêm nhiều truyện ngắn của Nam Cao trước và sau cách mạng tháng
Tám. Ngoài việc nắm và cảm thụ tác phẩm văn học, học sinh còn cần phải đọc
các sách nghiên cứu lý luận phê bình về văn học mới thực sự có điều kiện thâm
nhập một cách đầy đủ về tác phẩm đó. Ví dụ khi học thơ Mới cần đọc kỹ cuốn
Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân để học tập, cảm nhận những lời
bình giảng độc đáo, súc tích. Và cịn nhiều những tài liệu nghiên cứu phê bình
của các tác giả nổi tiếng khác về văn học rất giá trị mà học sinh cần phải đọc.
5



Giáo viên vừa cung cấp kiến thức, vừa yêu cầu học sinh sưu tầm ghi chép
những tư liệu văn học vào một cuốn tay.
Tăng cường biện pháp kiểm tra, nắm bắt vấn đề tự học và nghiên cứu của
học sinh. Nếu có học sinh chưa thực hiện đầy đủ, cịn có những lỗ hổng kiến thức
thì giáo viên phải đơn đốc, nhắc nhở và có biện pháp cần thiết để học sinh làm
việc. Nói tóm lại, khơng đọc hay đọc ít là một hạn chế rất lớn không tránh khỏi
đối với một học sinh giỏi. Đọc nhiều, đọc rộng sẽ phát huy được nhiều mặt tích
cực nhất là ở những học sinh có ít nhiều năng khiếu văn chương.
4.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học
Đã gọi là hoạt động, là cơng tác mũi nhọn thì phải được thực hiện xuyên
suốt. Một số trường chỉ thực hiện công tác này trước thời điểm thi học sinh giỏi
vài tháng, thường là vào đầu học kì II của năm học. Nếu thực hiện như vậy thì
quỹ thời gian ôn luyện dành cho các em là rất ngắn. Trong khi như đã nóỉ ở phần
đầu: học sinh của chúng ta xuất phát từ một mặt bằng giáo dục còn thấp. Các
trường nằm ở vùng thuận lợi đã vậy, các trường ở vùng sâu, vùng xa muốn có học
sinh giỏi càng phải tiến hành ơn luyện sớm hơn. Nói rằng: “Lấy cần cù bù thơng
minh” cũng chưa hồn tồn đúng, song tóm lại: Nếu thầy và trị chủ động lên kế
hoạch, mục tiêu rồi tiến hành ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học thì
chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt hơn.
Ơn luyện học sinh giỏi khơng giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì
ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với các đối tượng (Khá, Giỏi, Trung bình và
Yếu Kém). Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để các em đi thi. Đối tượng dự
thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội
dung chương trình là hết sức cần thiết, đây là công việc quan trọng đầu tiên sau
khi thành lập đội tuyển. Sau khi xây dựng kế hoạch tôi thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng HSG theo các yêu cầu: Cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện
kĩ năng. Trong đó, cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng là khâu quan trọng
nhất.

* Những kiến thức cơ bản cần bồi dưỡng
Kiến thức Ngữ văn ở chương trình THCS bao gồm nhiều kiến thức nhằm
nâng cao hứng thú có tính tự nhiên đối với văn học, những say mê có ý thức và
định hướng, hướng nghiệp, bồi dưỡng rèn luyện cảm xúc phong phú có tính bột
phát và hướng cảm xúc đó vào cảm xúc lí tính một cách nhuần nhuyễn, bồi
dưỡng khả năng tái hiện sự sống thành tư duy hình tượng. Bồi dưỡng khả năng
cảm thụ, khả năng phân tích sâu sắc, tinh tế. Bồi dưỡng khả năng nói lưu lốt, tự
nhiên có sức truyền cảm và tính thuyết phục (trên cơ sở những kiến thức về ngữ
pháp, vốn từ và tu từ). Giúp học sinh biết lập luận, giải quyết vấn đề mạch lạc rõ
ràng, khoa học. Phát huy được những nét sáng tạo, nét riêng thành khả năng phát
hiện, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề khó. Tạo ra cách nói, cách viết có
giọng điệu riêng.

6


Phát huy trí thơng minh làm cho tư duy phát triển đạt trình độ cao, có lí luận
thao tác về cách viết, cách nói ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục. Muốn vậy phải
bồi dưỡng kiến thức văn học cho các em có tính hệ thống, có chiều sâu theo từng
vấn đề, từng chủ điểm (chủ đề về tổ quốc, chủ đề về người lính, chủ đề về người phụ
nữ, về người nông dân, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước…) chia nhỏ hơn
nữa là những chủ đề về thiên nhiên, về trẻ thơ, về trăng, về tình bạn, về mùa xuân,
mùa thu…
Cung cấp kiến thức về văn học sử ở từng giai đoạn, văn học sử về từng
tác giả, văn học sử về tác phẩm rồi xâu chuỗi tác phẩm đó vào một hệ thống
nhất định…
* Chú ý: Khi ôn luyện cần ôn tập đầy đủ không luyện tủ kiến thức mà cần
khắc sâu những trọng tâm, trọng điểm để từ đó học sinh liên tưởng toả ra các kiến
thức khác khi cần vận dụng.
Cụ thể, cần bồi dưỡng những kiến thức sau:

- Sơ lược về giai đoạn lịch sử - văn học (để học sinh có liên hệ tốt với hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Sơ lược về tác phẩm văn học (để học sinh có cơ sở lí luận tốt khi làm bài).
- Một số kiến thức lí luận văn học: Đề tài, chủ đề, hình tượng, bố cục, kết cấu,
cốt truyện, nhân vật điển hình….
- Thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam qua văn học trung đại.
- Chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước trong văn học.
- Hình tượng người nông dân, người phụ nữ, trẻ em trong văn học hiện đại.
- Hình ảnh trăng trong thơ.
- Hình ảnh người lính trong thơ và truyện hiện đại.
- Tư tưởng tình cảm trong đời sống tâm hồn con người (kính trọng, tự hào,
tình cảm với lãnh tụ, tình cảm gia đình…)
- Thơ mới – thành tựu về nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
- Kiến thức về nghị luận xã hội và các dạng đề nghị luận xã hội.
- Kiến thức về nghị luận văn học và các dạng đề nghị luận văn học.
Những trọng tâm, trọng điểm trên giáo viên cần triển khai thành nhiều
chuyên đề nhỏ để bồi dưỡng cho học sinh. Chú ý sắp xếp theo tiến trình lịch sử
văn học, theo hệ thống. Giáo viên có thể triển khai thành nhiều đề bài, kiểu bài
khác nhau để học sinh làm quen và biết cách giải quyết triệt để.
4.2.3. Xây dựng nội dung bồi dưỡng cụ thể
Theo dõi hướng ra đề thi HSG cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm qua, tơi
nhận thấy đề có hai phần kiến thức rõ rệt:
- Phần 1: Nghị luận xã hội.
7


- Phần 2: Nghị luận văn học.
Từ thực tế đó, trong quá ôn tập tôi hướng dẫn học sinh ôn luyện theo chủ đề
như sau:
* Nghị luận xã hội: Tập trung ôn tập theo các chủ đề:

- Nghị luận về nhận thức cuộc sống (lí tưởng, mục đích sống).
- Nghị luận về phẩm chất con người.
- Nghị luận về nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống.
- Nghị luận về các hiện tượng xã hội đương đại.
* Nghị luận văn học:
- Nghị luận về truyện trung đại: Tập trung ôn tập theo các chủ đề:
+ Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.
+ Chủ đề người phụ nữ.
+ Chủ đề người anh hùng.
+ Giá trị nghệ thuật của từng truyện (yếu tố kì ảo; nghệ thuật xây dựng nhân
vật; Bút pháp ước lệ tượng trưng, bút pháp tả cảnh ngụ tình).
- Nghị luận truyện hiện đại (Các tác phẩm đã học ở HK I lớp 9): Ôn tập
theo chủ đề:
+ Đời sống xã hội và con người Việt Nam: Tình yêu làng, yêu nước; Tình
yêu lao động; Tình cha con.
+ Vẻ đẹp của hình ảnh con người Việt Nam qua các tác phẩm truyện: Vẻ đẹp
của người nông dân; vẻ đẹp của người lao động mới; vẻ đẹp của người lính.
(Có sự liên hệ, tích hợp với các tác phẩm truyện sáng tác trước CM tháng
Tám- đã học ở lớp 8, có cùng chủ đề)
- Nghị luận về thơ hiện đại (Các tác phẩm đã học ở kỳ I và kỳ II lớp 9):
Bồi dưỡng theo chủ đề:
+ Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến.
+ Công cuộc xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người.
+ Tình cảm yêu nước, tình u q hương.
+ Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lịng kính u Bác Hồ.
+ Những tình cảm gần gũi, bền chặt của con người: Tình mẹ con, bà cháu
trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn.
+ Bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ.
Ngồi ra, tôi ôn luyện cho học sinh các dạng đề liên kết giữa nhiều tác phẩm
để học sinh linh hoạt hơn khi làm bài:

+ Chùm thơ về hình ảnh người lính: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính, Ánh trăng.
8


+ Chùm thơ về hình ảnh người bà, người mẹ: Bếp lửa, Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ, Con cị.
+ Chùm thơ về quan niệm sống: Nói với con, Mùa xuân nho nhỏ.
+ Chùm thơ về hình ảnh người lao động mới: Đoàn thuyền đánh cá.
+ Chùm thơ về thiên nhiên: Sang thu.
+ Chùm thơ về lãnh tụ: Viếng lăng Bác.
- Nghị luận tổng hợp: Các dạng đề liên kết giữa nhiều tác phẩm.
4.2.4. Cách thức bồi dưỡng:
Kiểu bài nghị luận xã hội: Hướng dẫn học sinh phương pháp làm các dạng
đề:
* Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề
xã hội và vấn đề văn học. Điều đó địi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về
cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa
đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh
giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các
vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn
học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học).
Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân
tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này địi hỏi học sinh phải linh hoạt
trong từng thao tác làm bài của mình.
Ví dụ: Xét 3 đề bài sau:
Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Kh em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?

Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của
Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lịng
khiêm tốn của giới trẻ hiện nay?
Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước
nguyện chân thành muốn cống hiến một phần cơng sức của mình vào mùa xn
của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay?
Khó khăn của học sinh: Vì đây là dạng đề tích hợp nên vấn đề xã hội ở đây
có thể là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Nên tùy theo từng dạng đề mà
áp dụng các thao tác nghị luận khác nhau. Tuy nhiên đều phải làm rõ hai phần
trọng tâm cơ bản: Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nghị luận về
một vấn đề xã hội.
9


Hướng dẫn học sinh cách làm:
- Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận: Giúp HS nắm rõ tác phẩm văn học chỉ
là cái cớ khởi đầu cịn mục đích chính là yêu cầu người viết bàn luận về vấn đề
xã hội đặt ra thông qua tác phẩm ấy.
- Bước 2: Lập dàn ý
GV hướng dẫn HS làm phần thân bài:
+ Nêu hồn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
+ Giải thích vấn đề (Tùy từng bài có thể có hoặc khơng)
+ Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề có ý nghĩa xã hội
+ Bình luận, đánh giá, mở rộng
+ Rút ra bài học cho bản thân (về nhận thức, hành động).
- Bước 3: Hướng dẫn học sinh viết bài theo dạng đề.
- Bước 4: Nhận xét, sửa chữa.
* Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện
Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng
lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện

mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này
học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được
chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho
mình cách làm bài trong tồn bài.
Ví dụ: Xét 2 đề bài sau.
Đề 1: MẸ NGHÈO
Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững
vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời,
nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ bảo:
- Thôi hôm nay để mẹ cõng.
Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dịng nước.
Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ
đến siêu thị.
- Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc
phải đi.
(Theo nguồn Internet)
Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Đề 2: HAI BỨC ẢNH
10


Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ
thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “khơng thể chìm”.
Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến
hơn 1.500 người thiệt mạng.
Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề
nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:
Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng,
bên dưới có dịng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên.
Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ơng nhường chiếc

phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh
được chú thích bằng dịng chữ: Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con
người.
(Dựa theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề đặt)
Em có suy nghĩ gì về những dịng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói trên?
- Hướng dẫn học sinh cách làm: Ở dạng đề này cũng giống như nghị luận xã
hội về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vấn đề xã hội ở đây có thể là tư
tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Dạng đề làm tuân thủ theo các bước quan
trọng là: Phân tích nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, thực hiện thao tác nghị
luận giống tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống.
* Nghị luận xã hội về một câu nói, câu danh ngơn hoặc từ một câu ca
dao, tục ngữ
Đây là dạng bài cũng thường hay gặp trong các đề thi học sinh giỏi, thi
chuyên. Dạng bài này thường đưa ra những câu nói, câu danh ngôn nổi tiếng hoặc
những câu ca dao, tục ngữ bình dị nhưng đều có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới những
vấn đề xã hội. Ở dạng bài này yêu cầu học sinh phải nắm bắt và hiểu được ý
nghĩa, bài học được gửi gắm qua câu nói, câu danh ngơn, ca dao, tục ngữ, từ đó
đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình và rút ra bài học về nhận thức, hành
động
Ví dụ: Xét 2 đề bài sau:
Đề 1: Suy nghĩ của em về câu nói sau: “Trên đường thành cơng khơng có
dấu chân của những người lười biếng” (Lỗ Tấn)
Đề 2: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhưng lại có ý
kiến cho rằng “Gần mực thì khơng đen, gần đèn mà không rạng”. Suy nghĩ của
em?
- Giáo viên hướng dẫn cách làm: Cũng giống như những dạng bài trước, học
sinh vẫn phải tuân thủ các thao tác làm dạng bài nghị luận xã hội về hiện tượng
đời sống, tư tưởng đạo lí. Nhưng bên cạnh đó, người viết cũng cần đánh giá sâu
hơn về tính đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc của câu danh ngôn, câu tục ngữ, ca dao,
11



đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế (nếu có) ở thời điểm hiện tại. Học sinh
tham khảo các luận điểm sau:
+ Giải thích câu nói, câu danh ngơn, câu tục ngữ
+ Chứng minh (tính đúng đắn)
+ Bình luận (phản đề )
+ Rút ra bài học.
Kiểu bài nghị luận văn học:
- Củng cố, mở rộng kiến thức về kiểu bài.
- Tóm tắt kiến thức cơ bản của từng tác phẩm theo chủ đề.
- Tập trung hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài đối với các dạng đề:
+ Kiểu đề nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm truyện.
+ Phân tích một tác phẩm có kèm giải quyết một nhận định, một đánh giá.
+ Kiểu đề liên kết giữa hai hay nhiều tác phẩm có cùng chủ đề.
* Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm truyện.
Kiểu bài này chia làm 2 dạng:
- Nghị luận về tác phẩm truyện: Đây là dạng bài yêu cầu học sinh có kĩ năng
phân tích, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện, trong tác
phẩm truyện, đề thi thường xoay quanh hỏi về nhân vật, ý nghĩa truyện, các nét
nghệ thuật đặc sắc trong truyện (tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật...).
Cịn nghị luận về đoạn truyện thì đề bài thường yêu cầu học sinh đánh giá, cảm
nhận, phân tích, bình luận sâu hơn các chi tiết trong đoạn truyện đó
+ Ví dụ: Những biến chuyển mới trong tình cảm của người nông dân Việt
Nam trong kháng chiến chống Pháp qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim
Lân?
+ Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận điểm
ở phần thân bài: Sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, đánh giá và chú trọng
thể hiện cái nhìn và cảm xúc của mình về vấn đề nghị luận mà tác phẩm truyện,
đoạn truyện đề ra.

- Nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ: Đây là dạng bài yêu cầu học sinh
cảm thụ về giá trị nội dung, nghê thuật của đoạn thơ, bài thơ. Yêu cầu thường nổi
ngay ở đề bài, học sinh dễ dàng nhận ra vấn đề nghị luận.
+ Ví dụ: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng
chí” - Chính Hữu.
+ Hướng dẫn: Với dạng bài này giáo viên chú trọng cho học sinh phân tích
cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ (biện pháp nghệ thuật, hình ảnh đặc sắc,
ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc...). Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài
thơ.
Chú ý: Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét,
đánh giá và cảm thụ của riêng người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn
với sự phân tích, bình giá ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của
tác phẩm.
12


* Kiểu bài phân tích một tác phẩm có kèm giải quyết một nhận định,
một đánh giá:
Đây là dạng bài thường xuyên gặp trong các đề thi học sinh giỏi, thi chuyên.
Học sinh cần xác định được ý kiến đó đánh giá về phương diện nào? (Nội dung,
nghệ thuật hay cả 2 phương diện). Sau đó học sinh sẽ tìm những chi tiết trong tác
phẩm để làm rõ, nổi bật ý kiến, nhận định đó.
- Ví dụ :
+ Đề 1: Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực
tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều
gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem
một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
(Sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 12, 13 – Nhà xuất bản Giáo dục – 2010)
Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy

Cận, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.
+ Đề 2: Tại Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt
Nam ngày 09/01/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:
“Mỗi tác phẩm văn học, nghệ thuật thực sự có giá trị, phải có sức lay động
cơng chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ ...
Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi
tác phẩm của mình phản ánh chân thực cuộc sống, làm cho người đọc sau khi
gấp sách lại đều cảm thấy mạch đời đập dưới bìa sách đóng như mạch máu đập
dưới làn da.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua việc phân tích tác phẩm Chiếc lược
ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
(Đề thi HSG tỉnh Bắc Giang năm học 2016-1017)
- Hướng dẫn: Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học.
Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt, hành
văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
+ Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính khái qt của tác
phẩm, tác giả. Từ đó nêu ra ý kiến nhận định của đề bài.
+ Giải thích chi tiết nội dung câu nhận định.
+ Phân tích tác phẩm Chiếc lược ngà để làm sáng tỏ ý kiến trên.
+ Bình luận, mở rộng: Đánh giá của bản thân, chốt lại ý kiến đó đúng,
sai?
* Kiểu đề liên kết giữa hai hay nhiều tác phẩm có cùng chủ đề:
Đây là dạng bài khó bởi phạm vi kiến thức nghị luận thường khơng nằm
trong một tác phẩm. Vì vậy u cầu cao về kiến thức và kĩ năng, học sinh cần biết
13


so sánh, đối chiếu, khái quát song song với việc phân tích, đánh giá, bình luận...
- Ví dụ:

+ Đề 1: Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam
Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo
riêng, độc đáo.
Bằng cảm nhận về tình cha con trong hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận
định trên?
(Đề thi HSG huyện Sơn Dương - Tuyên Quang năm học 2017-2018)
+ Đề 2: Vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ “Đoàn
thuyền đánh cá” (Huy Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long).
+ Đề 3: Hình ảnh người lính cụ Hồ qua các tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính, Chiếc lược ngà, Ánh trăng.
- Hướng dẫn học sinh: Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học.

Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng tiêu biểu. Diễn đạt,
hành văn trong sáng, lời văn đẹp, ấn tượng. Học sinh có thể trình bày theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
+ Cảm nhận, phân tích các đối tượng: Phân tích đối tượng so sánh thứ nhất,
phân tích đối tượng so sánh thứ 2,... một cách đầy đủ nhưng tránh quá chi tiết,
dàn trải.
+ So sánh các đối tượng: Nét tương đồng, nét khác biệt.
+ Lí giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai (hay nhiều) đối tượng, điểm gặp
gỡ và cách thể hiện sự sáng tạo trong các tác phẩm đó.
+ Bình luận, mở rộng.
4.2.5. Rèn luyện các kĩ năng.
4.2.5.1. Kĩ năng lập dàn ý:
- Bước đầu tiên trong rèn kĩ năng lập dàn ý tôi thường hướng dẫn học sinh
phải lập dàn ý sơ lược theo yêu cầu:
+ Đề xuất được hệ thống luận điểm sẽ triển khai trong bài viết.
+ Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm, tầm quan trọng của mỗi luận
điểm trong việc thể hiện các yêu cầu của bài.
+ Sắp xếp các luận điểm theo trình tự chặt chẽ, khoa học.

Những nội dung này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25 – 30 phút, sau
đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói, cuối cùng giáo viên mới
chữa hoàn chỉnh. Ở bước này, phần làm việc của học sinh ở nhà là tiếp tục viết
thành văn phần mở bài, kết bài và các câu, đoạn chuyển ý.
Ví dụ về Nghị luận xã hội:
14


Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền
viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đốn
ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra
ngoài chơi, nhưng vị thiền sư khơng nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra
rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú
tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó khơng phải là chiếc ghế mà là vai thầy
mình, vì q hoảng sợ nên khơng nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời
trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Khơng ngờ vị thiền sư lại chỉ ơn tồn nói: “Đêm
khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ
quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy
trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu về kiến thức
như sau:
a. Giải thích: Cách xử sự của vị thiền sư có 2 chi tiết đáng chú ý:
- Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi làm bước xuống.
- Không quở phạt trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm lo
lắng.
-> Qua đó ta thấy vị thiền sư là người có lịng khoan dung, độ lượng với
người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng
nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.

=>Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện cho ta bài học về lòng khoan
dung. Sự khoan dung nếu đặt đúng lúc đúng chỗ thì nó có tác dụng to lớn hơn sự
trừng phạt, nó tác động rất mạnh đến nhận thức của con người.
b. Khẳng định, bàn bạc, mở rộng vấn đề:
- Khoan dung là tha thứ rộng lượng với người khác nhất là những người gây
đau khổ với mình. Đây là thái độ sống đẹp, một phẩm chất đáng quý của con
người.
- Vai trò của khoan dung: Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người
đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản... Khoan dung
giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp hơn
với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến.
- Khoan dung khơng có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
(dẫn chứng sinh động, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề).
c. Rút ra bài học:
- Hiểu rõ hơn về ý nghĩa tác dụng của lòng khoan dung.
15


- Cần phải sống khoan dung nhân ái.
Ví dụ về Nghị luận văn học: Niềm tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy qua
bài thơ Ánh trăng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý như sau:
a. Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho
các nhà thơ.
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng khơng chỉ là niềm thơ mà cịn được biểu đạt
một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng
cho quá khứ trong mỗi đời người.
b. Thân bài.

* Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ.
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê.
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm khơng thể nào quên của cuộc chiến
tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.
* Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại: Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở
thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ.
+ Sự thay đổi của hồn cảnh sống - khơng gian khác biệt, thời gian cách
biệt, điều kiện sống cách biệt.
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng
trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng khơng cịn là tri kỉ, tình nghĩa
như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện
sáng mà thôi.
+ Câu thơ rưng rưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì
bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ.
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, khơng mảy may sứt mẻ.
+ “Trăng trịn”-> tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa.
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là
vầng trăng trịn (nhân hố). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri
kỉ ngày nào.
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình
cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao
xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ.
16


+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của
nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.

- Ánh trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào.
=> Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng
ta, những người đang sống trong hồ bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng
bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.
c. Kết bài:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vơ
tình trước thiên nhiên, vơ tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách
làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
Kĩ năng này nếu được làm một cách ráo riết và nghiêm túc sẽ hình thành
được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập. Bài viết của
các em sẽ đủ ý và mạch lạc. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tính khoa
học ở một bài văn HSG.
Thực tế cho thấy, các em trong đội tuyển HSG có khả năng nhận diện đề, lập
dàn ý khá nhanh và tự tin; có ý thức lập hệ thống luận điểm trước khi viết bài.
4.2.5.2. Kĩ năng viết văn
Đây cũng là kĩ năng quan trọng bởi nhận thức đề đúng, đề xuất luận điểm
hợp lí, có kiến thức phong phú chưa đủ. Muốn có một bài viết hay, học sinh phải
biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách
mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Hơn nữa, việc đánh giá lại căn cứ vào
chính bài viết của học sinh.
Khi giảng dạy và bồi dưỡng các dạng bài văn nghị luận nhằm rèn kĩ năng
viết văn cho học sinh, tơi thường tiến hành theo các hình thức:
+ Rèn kĩ năng viết: Đoạn văn giải thích, đoạn văn chứng minh một luận điểm
trong bài (thường là luận điểm chính), đoạn văn bình luận nâng cao, đoạn mở bài,
đoạn kết bài.
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà trên cơ sở dàn ý đã được giáo viên
chữa (khoảng 2, 3 bài/ tuần).
+ Viết thành bài văn hoàn chỉnh trên lớp trong thời gian qui định ( 90 – 120
– 180 phút). Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát, rõ ý; chữ

viết sạch sẽ, dễ đọc, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Từ đó, yêu cầu học sinh
phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ,
có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
Trong kĩ năng viết bài văn hồn chỉnh, có thực hành viết bài văn cảm nhận
một đoạn trích trong tác phẩm, bài văn cảm nhận một vấn đề của tác phẩm hoặc
cảm nhận một tác phẩm trọn vẹn về nội dung nghệ thuật. Kĩ năng này phải được
tiến hành thường xuyên bằng hình thức ra đề cho các em làm thêm ở nhà.
17


Sau khi nhận bài của học sinh, tôi đọc thật kĩ từng phần. Sau đó tơi cảm
nhận bài của các em bằng tâm trạng thư thái, nâng niu trân trọng những phát
hiện, tìm tịi của học sinh. Tơi tìm những lỗi trong bài viết: Lỗi chính tả, lỗi viết
tắt, viết số không đúng qui định; lối thiếu ý, lỗi diễn đạt, lỗi hành văn, cách trình
bày...nếu học sinh mắc lỗi phần nào thì sẽ chữa phần đó. Tiếp dến, tơi nhận xét
một cách kĩ lưỡng, thấu đáo vào bài làm (Có khi cần thiết tơi viết cả câu hay
một đoạn vào bài để học sinh đối chiếu). Nhận xét bao giờ cũng phải chỉ được
ưu điểm, nhược điểm của học sinh trong bài làm, đồng thời vừa phải có tác dụng
động viên, nâng đỡ tinh thần để các em tự tin vào chính mình, biết phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong những bài sau.
Có thể nói, chấm bài là một khâu công phu, vất vả nhưng rất quan trọng,
cần thiết để giúp học sinh tiến bộ. Tuy nhiên thời gian lên lớp giữa thầy và trị
khơng nhiều, nên giáo viên không thể cho học sinh làm được nhiều bài trên lớp
khi bồi dưỡng vì rất mất thời gian. Để khắc phục điều này giáo viên có thể tranh
thủ sau vài buổi học có thể cho các em một đề văn và yêu cầu các em về nhà viết
và đề nghị các em tự giác độc lập làm bài và tự giới hạn bài viết của mình trong
một thời gian cho phép nhất định. Điều đó sẽ rèn luyện cho các em rất nhiều về
tư duy viết, tốc độ viết...
4.2.5.3. Kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài viết
Song song với việc tổ chức cho học sinh luyện tập thực hành, giáo viên cho

học sinh tự đọc văn bạn để sửa văn mình. Thơng qua cách làm này học sinh có
thể tìm ra được những nhược điểm của nhau và sửa chữa cho nhau, ngồi ra cịn
có thể học tập ở nhau những điểm tốt. Hoặc học sinh có thể sửa bài của mình sau
khi thầy cơ giáo đã chấm. Chú ý những thiếu sót mà thầy giáo đã phát hiện, viết
lại theo chỉ dẫn. Ngoài ra giáo viên dành ít thời gian để hướng dẫn học sinh đọc
tài liệu tham khảo, nhất là đọc các bài văn đạt giải để giúp học sinh học tập thêm
ở văn người hoặc có thể tham khảo những bài làm tốt của học sinh ở ngay trong
đội tuyển.
Với những hình thức này địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu nhiều tài liệu,
năng sưu tầm mới có thể cung cấp được nhiều tài liệu cho học sinh. Đồng thời
cũng yêu cầu học sinh phải có sổ tích luỹ văn học mới học tập được ở bạn và có
thêm nhiều vốn văn học.
4.2.6. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành theo chuyên đề, hệ
thống câu hỏi.
Giáo viên lựa chọn một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi
để giúp học sinh đi vào nắm bắt kiến thức của các chuyên đề đó có chiều sâu và
rộng. Từ những chuyên đề, chủ đề trên giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành
dưới hình thức ra đề bài yêu cầu học sinh thực hành, sau đó chấm chữa, nhận xét,
đánh giá những ưu khuyết điểm của từng học sinh, giúp học sinh nhận ra được
những lỗi sai của mình, những thiếu sót phải bổ sung. Đồng thời hướng dẫn học
sinh cách làm bài một cách tỉ mỉ.
18


Ví dụ: Một số chuyên đề, chủ đề tiêu biểu trong chương trình ngữ văn THCS
thường thi những năm gần đây:
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh thực hành chủ đề về ''Người phụ nữ trong
văn học cổ”, giáo viên phải hướng dẫn một cách cụ thể: Từ cách viết mở bài sao
cho hấp dẫn, cách trình bày ý sao cho hợp lý. Ngoài việc hướng dẫn học sinh cảm
nhận về nội dung, giáo viên lưu ý với học sinh phải biết sắp xếp nhân vật theo

tiến trình của lịch sử văn học, khơng nên trình bày lộn xộn, nhớ tới nhân vật nào
thì nói tới nhân vật ấy.
Ví dụ 2: Tôi đặc biệt quan tâm tới chuyên đề Lý luận văn học, bởi vì đối
với một bài văn của học sinh giỏi, bao giờ các em cũng phải biết vận dụng kết
hợp kiến thức lí luận với khả năng đọc - hiểu, cảm thụ văn bản để làm cho bài
viết “có tầm”.
Kiến thức lí luận văn học vốn là những kiến thức khái quát về bản chất, giá
trị của văn học, cấu trúc tác phẩm, quá trình văn học... được vận dụng trong bài
làm văn. Bài làm văn nếu thể hiện kiến thức lí luận tốt sẽ trở nên chắc chắn, sâu
sắc và thuyết phục.
Xác định được tầm quan trọng của lí luận văn học, tơi đã cung cấp cho
học sinh một số vấn đề, khái niệm thường gặp và có liên quan đến các tác phẩm
trong chương trình học như: Phong cách nghệ thuật, khơng gian và thời gian, giá
trị hiện thưc, giá trị nhân đạo, vẻ đẹp ngôn từ, chất thơ, chủ đề, đề tài, cảm hứng
nghệ thuật.....
Tôi chỉ cho học sinh cách làm bài nếu gặp đề bài liên quan đến vấn đề
này. Trước tiên phải giải thích khái niệm, sau đó tìm ra các biểu hiện trong tác
phẩm, tiếp theo là triển khai cụ thể và cuối cùng là đánh giá vấn đề.
Ví dụ, nếu học sinh gặp đề bài: Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều
Cách thức triển khai như sau:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn vào vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài:

+ Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Bắt đầu giải thích ý nghĩa từ Nhân
đạo, từ đó suy ra một tác phẩm có giá trị nhân đạo là một tác phẩm phải thể hiện
được niềm cảm thông với con người lao khổ; phải nâng niu cái đẹp trong tâm hồn
con người; phải phê phán đấu tranh cái xấu xa, cái ác.
+ Khẳng định Truyện Kiều đã thể hiện khá đầy đủ những đặc điểm đó.
+ Phân tích triển khai cụ thể từng biểu hiện.
+ Bàn bạc mở rộng: Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm

là nói lên được niềm tin tưởng sâu sắc của nhà văn vào con người đặc biệt số
phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vào bản năng sống, khát vọng sống
mạnh mẽ của họ.
19


- Kết bài: Kết thúc vấn đề, khẳng định vai trò quan trọng của giá trị nhân
đạo trong tác phẩm văn học nói chung và trong Truyện Kiều nói riêng.
Để dạy theo chuyên đề có hiệu quả giáo viên phải hướng dẫn các em biết
chủ động mở rộng và thu hẹp về dung lượng bài viết theo giới hạn khác nhau mà
bài viết vẫn giàu cảm xúc và thể hiện nổi bật tư tưởng, chủ đề. Đây là hình thức
quan trọng và phải tiến hành thường xuyên bởi học sinh càng làm quen với nhiều
dạng đề, càng viết nhiều thì sẽ thành thói quen, có nhiều kinh nghiệm khi viết
''trăm hay không bằng tay quen, bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng, viết bài, hình
thức này cịn cung cấp bổ sung rất nhiều kiến thức cho học sinh.
Một yêu cầu đối với hình thức này là phải cho học sinh thực hành trên lớp,
hạn chế ra bài tập cho học sinh về nhà bởi ở nhà học sinh thường có thói quen
tham khảo, sao chép nhiều trong tài liệu. Vì vậy, bài viết sẽ không thể hiện được
thực chất khả năng, năng lực vốn có của học sinh.
Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là
điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh, đồng
thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn.
4.2.7. Rèn luyện kĩ năng tiếp cận đề và rèn luyện theo đề
Có kiến thức văn học và kỹ năng viết là cần thiết trong một bài văn, nhưng
điều đó chưa đủ những yếu tố để đảm bảo thành công trong một bài viết. Điều
quan trọng trong một bài văn là học sinh phải xác định được yêu cầu của đề ra,
định hướng, tìm ý và lập được dàn ý.
Vậy để rèn luyện cho học sinh giỏi trong công tác bồi dưỡng về kỹ năng này,
giáo viên có thể sưu tầm đề thi học sinh giỏi từ nhiều nguồn khác nhau như trên
Internet, các tuyển tập đề thi qua các năm. Việc sưu tầm đề thi không chỉ trong

phạm vi huyện .............., tỉnh .............. mà trong phạm vi cả nước. Từ đó giáo
viên có thể chọn lọc những nguồn đề thi hay phù hợp với năng lực của học sinh
tham gia bồi dưỡng.
Ví dụ 1: Đề thi học sinh giỏi mơn Ngữ văn 9 năm học 2016-2017 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo ..............:
Câu 1. (4 điểm)
Từ văn bản sau, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang rưỡi giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.
TIẾNG VỌNG TỪ RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu
chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tơi
ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt
quay về sà vào lịng mẹ khóc nức nở. Cậu khơng sao hiểu được từ trong khu rừng
lại có người ghét cậu.
20


Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét
thật to: Tơi u người ”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại:
“Tơi u người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là
định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai
gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu
con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
Câu 2. (6 điểm)
Trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 mét, có một anh cán bộ khí tượng kiêm
vật lý địa cầu sống một mình, bốn bề chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số
máy móc khoa học. Nhưng khi gặp ông họa sĩ già, anh vẫn khẳng định: “Cháu
sống thật hạnh phúc”.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)

Ngồi biển khơi xa, trong đêm tối, có những con người vẫn háo hức ra đi
trong tiếng hát. Họ“Ra đậu dặm xa dị bụng biển/Dàn đan thế trận lưới vây
giăng”.
(Đồn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Núi cao biển xa, chân trời góc bể nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt
tình, âm thầm mang sức lao động của mình cống hiến cho Tổ quốc.
Dựa vào hai tác phẩm trên, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của người lao
động.
Ví dụ 2: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 tỉnh .............. năm học
2016-2017:
Câu 1: (8 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu
chuyện sau:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tơi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên
lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm
phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con
kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bị qua vết nứt đó. Nhưng khơng.
Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng
cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục
cuộc hành trình . Hình ảnh đó bất chợt làm tơi nghĩ rằng tại sao mình khơng thể
học lồi kiến bé nhỏ kia , biến trở ngại khó khắn của ngày hơm nay thành hành
trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.
(Hạt giống tâm hồn 5 – ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)
21


Câu 2: (12 điểm)
Trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ “ (NV 9, tập II, NXB Giáo dục
Việt Nam, 2014) Tác giả Nguyễn Đình Thi có viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh của

tâm hồn người sáng tác vừa sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ
mang trong lòng” Em hãy làm sáng tỏ nhận định này qua bài thơ “Mùa xuân nho
nhỏ”của Thanh Hải (Ngữ văn 9 tập II, NXB GD Việt Nam, 2014)
Ví dụ 3: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 9 năm học 2015-2016 của
Phòng GDĐT Hạ Hòa (Bắc Giang)
Câu 1 (8,0 điểm):
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền
viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đốn
ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra
ngồi chơi, nhưng vị thiền sư khơng nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra
rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú
tiểu kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó khơng phải là chiếc ghế mà là vai thầy
mình, vì q hoảng sợ nên khơng nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời
trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Khơng ngờ vị thiền sư lại chỉ ơn tồn nói: “Đêm
khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ
quên được bài học từ buổi tối hơm đó.
Cách xử sự của vị thiền sư trong câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy
trình bày ý kiến của em bằng một bài văn ngắn (khoảng 2 trang giấy thi).
Câu 2 (12,0 điểm):
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì
mới mẻ."
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Em hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy phân tích đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa"
của Nguyễn Thành Long (Ngữ văn 9, tập một) để làm rõ điều mới mẻ trong việc
khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
Thảo luận trao đổi, giải đáp thắc mắc và truyền đạt một số kinh
nghiệm:
Sau khi đã thực hiện các hình thức trên, giáo viên dành một thời gian nhất

định một đến hai buổi học cho học sinh thảo luận những kiến thức đã được học.
Tập hợp những ý kiến thắc mắc, băn khoăn, vướng mắc để giải đáp, bổ sung,
củng cố lại giúp các em có một lượng kiến thức vững vàng trước kỳ thi.
Trước khi đi thi khoảng một tuần, cả tổ sẽ gặp mặt đội tuyển và dành thời
gian liên hoan, tâm sự và ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần cho các em.
Các thầy cô vừa động viên vừa nhắc học sinh chuẩn bị những điều cần thiết:
22


- Trước khi thi:

+ Phải giữ cho tinh thần thoải mái.
+ Chủ động kiến thức.
+ Mang đồng hồ để căn chỉnh thời gian.
-

Khi vào phịng thi:

+ Bình tĩnh, tự tin.
+ Không được bỏ cuộc kể cả khi gặp những câu quá bất ngờ.
+ Xác định đề, lập dàn ý trước khi viết; làm ngay câu nào mình thấy dễ hoặc
thấy thích hơn những câu khác; hoặc làm câu nhiều điểm trước.
+ Cố gắng làm trọn vẹn tất cả các câu, tránh việc chỉ làm một hay hai câu.
+ Chú ý dung lượng viết không quá ngắn hoặc quá dài.
+ Không được phân tâm khi thấy người bên cạnh xin giấy trước.
+ Chiến đấu hết mình, tiến lên phía trước, hướng đến thành công...
4.3. Khả năng áp dụng sáng kiến
Với sáng kiến kinh nghiệm trên chúng ta có thể áp dụng vào việc bồi dưỡng
học sinh giỏi ở cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và mở rộng ra cả nước.
Năm học 2017-2018 tôi đã áp dụng bồi dưỡng đội tuyển HSG trường thi cấp

huyện, năm học 2018-2019 tôi đã áp dụng bồi dưỡng đội tuyển HSG huyện thi
cấp tỉnh.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Về phía nhà trường: Cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và quan tâm đến công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối lớp để làm tiền đề cho thi HSG lớp 9. Bố trí
đầu tư quỹ thời gian cho thầy trị làm việc; sắp xếp thời gian biểu hợp lí. Cần
động viên, khen thưởng kịp thời với những giáo viên và học sinh có thành tích
cao trong dạy và học.
Tổ chun mơn ln có định hướng, đổi mới phương pháp chun mơn
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
Về đội ngũ giáo viên giảng dạy: Giáo viên cần có ý thức trách nhiệm trong
nhiệm vụ được giao; phải ln tìm tịi, học hỏi nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, tâm huyết, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy và bồi dưỡng. Khi lên
lớp phải có kế hoạch, chương trình cụ thể, tránh dạy chay, thích gì dạy nấy.
Không được ép buộc học sinh, phải để học sinh tự chọn mơn học mà mình u
thích và có năng khiếu về mơn đó.
Đối với học sinh: Cần trang bị đủ đồ dùng học tập, có ý thức tự học, tích cực
hợp tác trong học tập, biết tìm hiểu các kiến thức thực tiễn về đời sống, hiểu biết
23


xã hội. Đặc biệt là các em cần phải tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng làm
bài.
Về cơ sở vật chất: Để nâng cao chất lượng kết quả học sinh giỏi, cũng như
tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động tìm
tịi, khám phá kiến thức thì việc trang bị một hệ thống cơ sở vật chất cho các
trường là hết sức cần thiết như tivi, máy chiếu, hệ thống máy tính, sách tham
khảo, phịng học bộ mơn.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
7.1. Theo ý kiến tác giả
Sau khi áp dụng một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi trong
hai năm gần đây. Kết quả mà tôi đã đạt được như sau:
- Trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2016 - 2017:
+ Số học sinh dự thi HSG cấp huyện là: 2 em
+ Số học sinh đạt giải: 0 em
- Sau khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2017 - 2018:
+ Số học sinh dự thi HSG cấp huyện: 2 em
+ Số học sinh đạt giải: 01 em (Giải Ba cấp huyện)
Năm học 2018 - 2019, tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng đội tuyển HSG
huyện để tham gia thi HSG cấp tỉnh cùng với các giáo viên cốt cán môn Ngữ văn
trong huyện, với những kiến thức chuyên môn mà tôi học tập được cùng với việc
áp dụng các giải pháp bồi dưỡng trên, kết quả đạt được như sau:
- Trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2017 - 2018:
+ Số học sinh dự thi HSG cấp tỉnh là: 18 em
+ Số học sinh đạt giải: 10 em
- Sau khi áp dụng sáng kiến:
Năm học 2018 - 2019:
+ Số học sinh dự thi HSG cấp tỉnh: 16 em
+ Số học sinh đạt giải: 8 em.
Trong đó: + Giải Ba: 04 giải (Tăng 01 giải so với năm trước).
+ Giải Khuyến khích: 04 giải.
24


Kết quả cho thấy, số học sinh đạt học sinh giỏi các cấp đã được duy trì và

từng bước tăng lên về số lượng và chất lượng giải. Điều này đã phản ánh được
tác dụng của những phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi trên. Đó
chính là điểm mới, là thành công khi áp dụng sáng kiến vào thực tế dạy học.
7.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử:
Sáng kiến áp dụng tại đơn vị, từ khi triển khai đã đạt được kết quả nhất
định; được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn đánh giá cao về chất lượng và cần
nhân rộng, chia sẻ cho các đồng chí, đồng nghiệp trong cụm chun mơn, trong
huyện tham khảo học tập.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:
Giáo viên giảng dạy và áp dụng cùng:
Số
TT

Họ và tên

Ngày
Nơi
tháng năm cơng tác
sinh
(hoặc nơi
thường
trú)

Chức
danh

Trình
độ

chun
mơn

Nội dung
cơng việc
hỗ trợ

1

Trường
THCS ...
...........

Giáo
viên

Đại học
Hợp tác
Văn
trong giảng
dạy và áp
dụng

2

Trường
THCS ...
...........

Giáo

viên

Đại học
Hợp tác
Văn
trong giảng
dạy và áp
dụng

3

Trường
THCS ...
...........

Giáo
viên

Đại học
Hợp tác
Văn
trong giảng
dạy và áp
dụng

Học sinh được thực nghiệm:
- Năm học 2017-2018: Áp dụng bồi dưỡng đội tuyển HSG cấp trường.
Số
TT
1


Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi cơng
tác

Chức
danh

Trình
độ

Nội dung
cơng việc
hỗ trợ

..............

Học sinh

Lớp 9

Hợp tác
trong học

25



×