Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập lớn môn Triết học Mác Lenin trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.3 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN
Mơn Triết học Mác- Lênin
Đề 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin. Chứng minh năng
lượng thuộc về vật chất.
Họ và tên: Trần Hương Giang
Mã sinh viên: 11217799
Lớp tín chỉ: THMLN_31

Hà Nội, năm 2021
1


I, Lý thuyết:
1.Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa:
a. Phạm trù vật chất đối với các nhà khoa học trước Lênin:
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500
năm. Thời Cổ đại, phái Ngũ hành ở Trung Quốc quan niệm vật chất là kim, mộc,
thủy, hỏa, thổ. Ở Hy Lạp- La Mã thì Ta-lét lại cho rằng vật chất đều có điểm
chung là nước, Democritos thì lại là nguyên tử. Ở Ấn Độ, vật chất gồm 4 yếu tố:
đất nước, phong, hỏa. Hạn chế của những quan điểm này là đã đồng nhất vật chất
với một hay một số dạng cụ thể của vật chất. Sang đến thời Cận đại thì vật chất
chính là ngun tử và nó đã được khoa học chứng minh là vật nhỏ nhất và không
phân chia được nữa. Hay vật chất chính là khối lượng và luôn không đổi. Ở đây
vật chất được đồng nhất với một dạng cụ thể của nó hay với một thuộc tính của
nó (khối lượng).
b. Một số phát hiện mới của vật lí hiện đại cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX:
Vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, khoa học tự nhiên mà đặc biệt là Vật
lí học đã có những bước phát triển vượt bậc đã đem đến cho con người những


hiểu biết mới nhất về cấu trúc và vật chất trong lĩnh vực vi mô, kéo theo đó là
cuộc đảo lộn thế giới quan trong Triết học và khoa học tự nhiên- gần như đã làm
thay đổi quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ.
Năm 1895, Rơn- ghen – nhà vật lý người Đức đã phát hiện ra tia X- một
loại sóng điện từ mà mắt thường khơng thể nhìn thấy được. Năm 1986, Beccơren
phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani, nguyên nhân là do quá
trình vật lý biến đổi tự phát của hạt nhân nguyên tử. Năm 1897, Tômxon đã phát
hiện ra điện tử - ông tuyên bố phám phá rằng nguyên tử được tạo nên từ các
thành phần nhỏ hơn. Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của
2


điện tử khơng phải là bất biến mà nó biến đổi theo vận tốc vận động của nguyên
tử. Năm 1905, Thuyết Tương đối hẹp và năm 1916 Thuyết Tương đối Tổng quát
của Anhxtanh ra đời đã chứng minh: không gian, thời gian, khối lượng luôn biến
đổi cùng với sự vận động của vật chất. Thế giới vật chất khơng có và khơng thể
có những vật thể khơng có kết cấu, tức là khơng thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt
đối đơn gian và bất biến để đặc trưng chung cho vật chất. Thế giới ấy cịn nhiều
điều “kì lạ” mà con người vẫn đang tiếp tục khám phá, chẳng hạn như sự chuyển
hóa giữa hạt và trường, sóng và hạt, hạt và phản hạt, “hụt khối lượng”, quan hệ
bất định, …
c. Sự ra đời định nghĩa vật chất của Lênin:
Tất cả những khám phá ấy đều đã cho thấy nguyên tử có cấu trúc phức
tạp, nó khơng phải là đơn vị phân chia nhỏ nhất mà chúng có thể phân chia và
chuyển hóa lẫn nhau. Chính điều này đã gây nên một cuộc khủng hoảng, đảo lộn
về thế giới quan trong triết học và khoa học tự nhiên. Giới khoa học thì hoang
mang, khủng hoảng. Chủ nghĩa duy tâm thì ra sức phủ nhận, hồi nghi tính đúng
đắn của chủ nghĩa duy vật. Họ cho rằng nguyên tử không phải là phần tử nhỏ
nhất, mà có thể bị phân chia, tan rã và “mất đi”. Do đó vật chất cũng có thể biến
mất, có hiện tượng khơng có khối lượng cơ học, hạt chuyển thành trường, cũng

có nghĩa là vật chất chỉ cịn là năng lượng, là sóng phi vật chất, quy luật cơ học
khơng cịn tác dụng gì trong thế giới vật chất “kì lạ”, thế giới tồn tại khơng có
quy luật, mọi khoa học trở thành thừa thãi và nếu có chăng cũng là sự sáng tạo
tùy tiện của tư duy con người; khách thể tiêu tan, chủ thể trở thành cái có trước;
cái cịn lại duy nhất là chúng ta và cảm giác cùng tư duy của chúng ta để tổ chức
những cảm giác đó. Bên cạnh đó thì những người theo chủ nghĩa duy vật thì
hoang mang tột độ.

3


Đứng trước vấn đề đó, những người đương thời phải đứng trước bốn
nhiệm vụ lớn. Thứ nhất là phải giúp khoa học tự nhiên thoát khỏi cuộc khủng
hoảng, thứ hai là bác bỏ luận điệu của chủ nghĩa duy tâm, thứ ba là phát triển
hơn nữa chủ nghĩa duy vật dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất, cuối
cùng là phải chỉ ra những sai lầm của chủ nghĩa duy vật cũ về quan niệm vật
chất. Trước tình hình đó, với sự kế thừa những tư tưởng của Các Mác và
Ph.Ăngghen, Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách là một phạm trù triết học
và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện nhận thức luận
cơ bản. Với phương pháp nêu trên, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất
là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại và phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
II, Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin:
1.

Phương pháp định nghĩa vật chất của Lênin:
Trước khi đi vào phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin, chũng


ta hãy cùng đi tìm hiểu về phương pháp định nghĩa vật chất của ông. Theo Lênin,
vật chất không thể định nghĩa bằng phương pháp định nghĩa các khái niệm thông
thường- quy khái niệm cần định nghĩa vào một khái niệm rộng hơn rồi chỉ ra
những đặc điểm của nó. Chẳng hạn như trong khoa học chính là phương pháp
định nghĩa qua loại. Thí dụ, hình chữ nhật sẽ được định nghĩa là một hình tứ
giác, có bốn góc vng, các cặp cạnh đối song song và bằng nhau, hai đường
chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. Do vậy, với phạm trù vật chất với tư
cách là một phạm trù triết học- là cái chung nhất thì duy nhất về mặt phương
pháp luận thì chỉ có thể định nghĩa vật chất thông qua sự đối lập giữa vật chất và
ý thức; xem vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức là cái phản
4


ánh nó. Vật chất tồn tại thực tính, là cái có trước và quyết định ý thức; tồn tại
khách quan, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức.
2.

Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:
Nội dung định nghĩa gồm ba nội dung cơ bản sau:
Một là, vật chất dưới góc độ triết học là một thực tại khách quan- cái tồn

tại hiện thực bên ngồi ý thức và khơng lệ thuộc vào ý thức. Khi nói vật chất là
một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm của sự trừu tượng
hóa, khơng có sự tồn tại cảm tính. Tuy nhiên nó lại được dùng để chỉ rõ cái đặc
trưng nhất, bản chất của mọi sự vật, hiện tượng cụ thể- thuộc tính khách quan.
Tức là thuộc tính tồn tại ngồi ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của
con người, cho dù con người có nhận thức được hay khơng nhận thức được nó.
Khi nghiên cứu nội dung này, chúng ta thấy được hai khía cạnh nội dung
phân biệt nhau nhưng lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau; đó chính là
tính trừu tượng và tính hiện thực cụ thể của vật chất. Nếu tuyệt đối hóa tính trừu

tượng của phạm trù này lên mà quên đi mất những biểu hiện cụ thể của vật chất
sẽ không thấy vật chất đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm. Ph.Ăngghen đã chỉ
ra rằng: "Chúng ta rất có thể ăn được trái anh đào và trái mận, nhưng chúng ta
không thể ăn được trái cây vì chưa có ai ăn được trái cây với tính cách là trái
cây". Ngược lại, nếu như tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể của phạm trù này sẽ
đồng nhất vật thẻ với vật chất.
Bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính
khách quan, Lênin đã phân biệt rõ ràng vật chất và vật thể, khắc phục triệt để sai
lầm của chủ nghĩa duy vật trước Mác- quy vật chất vào một dạng cụ thể. Từ đó
đưa học thuyết duy vật tiến lên một bước mới, đáp ứng được những đòi hỏi mới
do những phát minh của khoa học tự nhiên tạo ra. Bên cạnh đó, nó cịn cung cấp
5


căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập những
cơ sở lí luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, giúp cho các nhà
khoa hoc giải thích những nguyên nhân cuối cùng của các biến cố xã hội, những
nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất, dựa vào đó có thể
tìm ra những phương án tối ưu để hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển.
Hai là, vật chất là cái khi tác động vào các giác quan của con người thì
đem lại cho con người cảm giác. Nội dung này đã được Lênin làm rõ thông qua
việc làm rõ mối quan hệ giữa thực tại khách quan và cảm giác rằng: thực tại
khách quan (vật chất) là cái có trước, khơng phụ thuộc và độc lập với ý thức; còn
cảm giác (ý thức của con người) là cái có sau, phản ảnh cái vật chất và phụ thuộc
vào vật chất. Như vậy, vật chất là nguồn gốc khách quan, là nguyên nhân phát
sinh ra ý thức; khơng có cái bị phản ánh là vật chất thì sẽ khơng có ý thức là cái
phản ánh.
Nội dung này mang ý nghĩa vô cùng to lớn- nó chống lại mọi luận điệu sai
lầm của chủ nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức như duy tâm chủ quan, duy tâm
khách quan, nhị nguyên luận ... là những trường phái triết học cố luận giải cho

tinh thần là cái sinh ra mọi sự vật, hiện tượng phong phú của thế giới xung quanh
chúng ta.
Ba là, thực tại khách quan được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại
và phản ánh. Lênin đã chứng minh rằng vật chất tồn tại khách quan, nhưng
không phải tồn tại một cách vơ hình, thần bí mà tồn tại một cách hiện thực dưới
dạng các sự vật, hiện tượng và quá trình cụ thể, và con người bằng các giác quan
của mình có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được. Nghĩa là, ngoài dấu hiệu
tồn tại khách quan, vật chất cịn có một dấu hiệu quan trọng khác đó là tính có
thể nhận thức được. Khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh...Lênin muốn nhấn mạnh rằng, bằng những phương thức
6


nhận thức khác nhau (chép lại, chụp lại, phản ánh...) con người có thể nhận thức
được thế giới vật chất. Vì vậy, về ngun tắc, khơng có đối tượng vật chất nào
khơng thể nhận biết, chỉ có những đối tượng vật chất chưa nhận thức được mà
thôi.
Qua nội dung này, chúng ta thấy được định nghĩa vật chất của Lênin đã
hoàn toàn bác bỏ thuyết “bất khả tri” đồng thời cũng cổ vũ các nhà khoa học
ngày càng đi sâu vào nghiên cứu, phát hiện ra những kết cấu mới, những thuộc
tính mới cũng như những quy luật vận động và phát triển của thế giới vật chất, từ
đó làm giàu thêm kho tàng tri thức của nhân loại.
II, Vận dụng: “Chứng minh năng lượng thuộc về vật chất”
Trước tiên chúng ta phải hiểu được năng lượng là gì? Trong Tiếng Anh
năng lượng có nghĩa là Energy. Hiểu đơn giản năng lượng là một tài nguyên
thiên nhiên gồm năng lượng mặt trời và năng lượng trong lòng đất. Trong vật lý
học thì năng lượng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của
vật. Đây là đại lượng được bảo toàn, với nội dung định luật bảo tồn năng lượng
như sau: “Trong một hệ cơ lập, năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự
mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật

khác”. Đơn vị đo của năng lượng là Jun và bao gồm các dạng như động năng, thế
năng, nhiệt năng, công năng, nội năng. Hiểu một cách khái quát, năng lượng là
số đo chung của chuyển động vật chất bao gồm cả các loại hạt cơ bản và các loại
từ trường. Khi có thuyết tương đối, năng lượng có thêm cả mối quan hệ với khối
lượng. Cịn khi xem xét đến thế giới vi mơ thì năng lượng lại được lượng tử hóa.
Hiểu theo nghĩa thông thường, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái
hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.

7


Dựa vào những định nghĩa trên, chúng ta cũng thấy được năng lượng là
cái có trước ý thức. Tại sao lại nói như vậy? Bởi năng lượng đã tồn tại trên trái
đất này từ rất lâu, từ khi mà mọi sự sống trên trái đất chưa được hình thành
chẳng hạn như năng lượng mặt trời. Và dần dần qua sự phát triển của thời gian
thì các dạng năng lượng khác mới được con người khai phá ra mặc dù chúng đã
tồn tại từ rất lâu. Đầu tiên đó chính là sự phát hiện ra lửa đã đưa lịch sử loài
người bước sang một trang mới cho đến sự xuất hiện của động cơ hơi nước và
cho đến ngày nay là nguồn năng lượng hạt nhân. Tất cả những thứ này đều tồn
tại trong khơng gian từ khi lồi người chưa xuất hiện nhưng chúng mãi là những
bí ẩn đang chờ con người khám phá ra.
Và chúng ta cũng thấy được giữa năng lượng và vật chất có những điểm
tương đồng giống nhau. Thứ nhất chúng ta thấy được năng lượng tồn tại khách
quan và không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người có biết hay
khơng biết, muốn hay khơng muốn thì nó vẫn tồn tại. Ta có thể nói rằng nó tồn
tại bởi vì nó sinh ra tác động nào đó. Giống như trước đây ta khơng nhìn thấy vi
sinh vật, vi trùng cho đến khi phát minh ra kính hiển vi. Chính chúng đã làm chết
hàng ngàn người trong các đại dịch mặc dù lúc đó khơng ai biết chúng là gì hoặc
thấy chúng ở đâu cả. Năng lượng vẫn hiện hữu và hoạt động theo quy luật của
nó, khoa học của lồi người biết đến hay khơng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự

tồn tại của chúng cả! Chẳng hạn như cơ thể chúng ta, năng lượng ln tiềm ẩn
phía sâu trong từng tế bào vẫn ln hoạt động, giúp cơ thể có thể duy trì một
mức nhiệt ổn định để duy trì sự sống hay năng lượng giúp cho q trình hơ hấp,
q trình trao đổi chất diễn ra bình thường để chúng ta có thể phát triển một cách
tốt nhất. Mặc cho chúng ta đang ngủ hay đang hoạt động, có quan tâm đến nó
hay khơng thì nó vẫn ln tồn tại trong cơ thể chúng ta.

8


Điểm giống nhau thứ hai chính là năng lượng khi tác động vào các giác
quan của con người thì đem lại cho con người cảm giác giống như vật chất.
Chẳng hạn như khi tay ta động vào vật nóng thì lập tức ta sẽ rụt tay lại vì cảm
thấy nóng dưới tác dụng của nhiệt năng- một dạng tồn tại của năng lượng. Có
cảm giác của con người trước hết là do năng lượng tác động trực tiếp hay gián
tiếp lên các giác quan của con người. Như vậy, cảm giác là lệ thuộc vào năng
lượng, nó phản ánh cảm nhận do năng lượng mang lại đến bộ óc con người một
cách chân thực nhất. Bên cạnh đó năng lượng cũng được con người nghiên cứu,
phản ánh nó thơng qua lý thuyết về nó. Năng lượng tuy rộng đến cùng cực nhưng
được biểu hiện qua các dạng cụ thể như nhiệt năng, hóa năng, động năng, …Và
cũng bằng việc nghiên cứu các dạng cụ thể đó, chúng ta mới có thể hình dung
được năng lượng như thế nào.
Mặc dù năng lượng có nhiều loại nhưng ở loại nào thì nó cũng gắn bó mật
thiết với vật chất, khơng có năng lượng nào tồn tại cố hữu bên ngoài vật chất. Ví
dụ như nhiệt lượng thì gắn liền với dự chuyển động của các hạt, động năng thì
gắn liền với sự chuyển động về vị trú vật chất so với hệ, năng lượng sinh học để
duy trì hoạt động sống con người cũng từ nguồn thức ăn được chuyển hóa. Dù
thế nào thì năng lượng cũng thuộc về vật chất, là một phần của vật chất.
III, Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình triết học Mác- Lênin (8-2019)

2. Bài tập lớn triết - Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin và rút ra ý nghĩa phương
pháp luận. - StuDocu
3. />
tu-do-chi-ra-tieu-1568767?
9


fbclid=IwAR2oQbGMErvk6xIf3jIPECctFAU0B_WNSv11N9eB88IJGbA
kmpEuaacKzCs
4. Định nghĩa năng lượng, khái quát về các dạng năng lượng: động năng, thế năng, nhiệt
năng, nội năng… (dinhnghia.com.vn)

10



×