Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Anh (chị) hãy làm rõ nhận định này.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.64 KB, 9 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KẾT THÚC HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Anh (chị) hãy làm rõ nhận định này.

HỌ VÀ TÊN

: NGUYỄN THỊ MỸ THIỆN

MSSV

: 440465

LỚP

: N02.TL3

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................................... 4
1. Hoàn cảnh ra đời của tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc bằng con đường


Cách mạng vơ sản...................................................................................................... 4
2. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường
Cách mạng vô sản...................................................................................................... 5
2.1 Không thể giành lại độc lập dân tộc bằng hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư
tưởng tư sản. .......................................................................................................... 5
2.2 Không thể chờ chế độ thực dân tự tan rã. ....................................................... 5
2.3 Cách mạng vô sản là con đường duy nhất dẫn đến độc lập tự do thực sự của
một dân tộc. ........................................................................................................... 6
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai
đoạn hiện nay của Đảng ta. ....................................................................................... 7
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 9

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CMVS: Cách mạng vô sản
CNXH: Chủ nghĩa xã hội

3


MỞ ĐẦU
Với sự nhạy bén chính trị và tầm nhìn vượt thời gian, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hồn
thành sứ mệnh “tìm đường” khi nhận ra ánh sáng rọi chiếu từ Cách mạng Tháng Mười Nga
và chủ nghĩa Mác-Lênin đối với con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Người đã tìm
ra chân lý thời đại và đi đến một sự lựa chọn lịch sử cho dân tộc Việt Nam: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vơ sản”.
Phần nội dung sau đây sẽ đi sâu vào phân tích và làm sáng tỏ luận điểm này.

NỘI DUNG
1. Hồn cảnh ra đời của tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc bằng con đường CMVS.
Từ giữa thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm và biến thành thuộc địa, dẫn
đến trong lòng xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Giải quyết các mâu thuẫn
đó là yêu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam.
Trong bối cảnh lịch sử đó, cũng như nhiều người Việt Nam yêu nước đương thời, anh
thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rất trăn trở về vận nước, tìm mọi cách để giải phóng dân
tộc. Từ tháng 6-1911 bắt đầu ra nước ngoài, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã qua
nhiều nước, làm nhiều nghề vừa kiếm sống, vừa tìm cách “giúp đồng bào” khỏi ách áp bức
bóc lột của thực dân, phong kiến. Nửa cuối tháng 7-1917, Người từ Anh trở về Pari hoạt
động trong những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, tham gia các hoạt động chính trị - xã
hội, văn hóa. Tháng Mười năm 1917, CMVS Nga thành công đã thu hút sự chú ý của
Người. Năm 1918, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp; đầu năm 1919, với tên gọi Nguyễn Ái
Quốc, Người gửi đến Hội nghị quốc tế Vécxây Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm
vạch trần tội ác của thực dân Pháp, nói lên tiếng nói chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.1
Vào một ngày tháng 7 năm 1920, Một đồng chí đã đưa cho Nguyễn Ái Quốc bài vừa
đăng trên báo L’Humanité (Nhân đạo), số ra ngày 16 và 17/7/1920 với nhan đề “Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin. Lần đầu tiên sau
9 năm rời tổ quốc, những khúc mắc bấy lâu trong lòng của Người được giải đáp thỏa đáng.
Ngồi một mình trong buồng nhưng người nói to lên như nói trước quần chúng đơng đảo
“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường
giải phóng chúng ta!”2 Cột mốc này là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi trong tư tưởng Hồ
Chí Minh: Từ lập trường của một người yêu nước, Người chuyển sang lập trường của một
người cộng sản. Người đưa ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có
con đường nào khác là con đường CMVS”, chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ"
1
2


/>Hồ Chí Minh tồn tâp, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.562

4


2. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường
CMVS.
2.1 Khơng thể giành lại độc lập dân tộc bằng hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản.
Các phong trào yêu nước chống Pháp trước đây của chúng ta đã cho thấy sự bất cập của
tư tưởng yêu nước trong khuôn khổ ý thức hệ phong kiến: “trung quân, ái quốc”, chống
Pháp giúp vua (Cần Vương), những sai lầm khi chọn con đường cứu nước theo hệ ý thức tư
sản của các bậc tiền bối đi trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Mặc dù đều có
lịng u nước nhiệt thành, nhưng các phong trào trên đều thất bại. Điều đó nói lên một sự
thật lịch sử rằng: khơng thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp
tư sản, tiểu tư sản. Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được yêu cầu giải
phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống trên thế giới. Chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó là một nhu cầu cấp
thiết của dân tộc lúc bấy giờ.
Cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789)… là các cuộc cách mạng tư sản thành
công tiêu biểu trên thế giới. Hồ Chí Minh đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và
quyền con người của các cuộc cách mạng này, nhưng cũng nhận thức rõ rằng những cuộc
cách mạng này chẳng qua chỉ là chuyển từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác
tinh vi hơn. Người phân tích và đi đến kết luận “Không thể đi theo con đường cách mạng tư
sản vì con đường đó khơng giải phóng dân tộc thuộc địa, khơng giải phóng nhân dân lao
động bị áp bức, bóc lột; những cuộc cách mạng kiểu đó, sớm muộn thì nhân dân phải làm
cách mạng một lần nữa mới xong.”
2.2 Không thể chờ chế độ thực dân tự tan rã.
Sau Đại chiến thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ dẫn đến
sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và làm xuất hiện các quốc gia dân tộc
độc lập. Từ đó, Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm về độc lập thực sự và chưa thực sự. Nền

độc lập mà có được bởi nhờ sự tan rã của hệ thống thuộc địa là chưa thực sự. Ở những quốc
gia ấy, có tiếng là độc lập nhưng chưa được quyền tự quyết định mọi vấn đề của dân tộc,
nhất là phải chấp nhận sự bảo trợ của nước ngoài bằng quân đội trên lãnh thổ nước mình.3
Với Hồ Chí Minh, nền độc lập được giành lại bằng sức mạnh dân tộc mới là nền độc lập
thật sự, độc lập hồn tồn. Nó khác xa với thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập
hình thức. Người luôn quan niệm: Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhận thức và vận dụng : sách tham khảo / Nguyễn Mạnh Tường chủ biên ; Nguyễn Thị
Liên, Trịnh Thị Phương Oanh, Vũ Ngọc Am

5


no hạnh phúc của nhân dân lao động.
2.3 Cách mạng vô sản là con đường duy nhất dẫn đến độc lập tự do thực sự của một dân
tộc.
CMVS là một cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp cơng nhân cố gắng lật đổ giai cấp
tư sản. Cách mạng tháng Mười Nga là minh chứng đầu tiên thể hiện sự đúng đắn của con
đường CMVS, càng làm cho Hồ Chí Minh quyết tâm theo con đường đã chọn. Thực tiễn
thành công của cách mạng Tháng Mười Nga đã cho thấy tính ưu việt của của nó: xóa bỏ tận
gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, thực hiện giáo dục,
chữa bệnh không phải trả tiền, người già cơ đơn được chăm sóc, ni dưỡng. Hồ Chí Minh
nhận rõ: chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga mới thành công đến nơi, mang lại tự do bình
đẳng thật cho tất cả nhân dân lao động và giúp đỡ giải phóng các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí
Minh đi đến kết luận: Cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường Cách mạng Tháng
Mười Nga - con đường CMVS.
Lý luận về CMVS đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo vào Việt

Nam. Người gạt bỏ tính đấu tranh giai cấp một chiều cứng nhắc, nâng tầm lên trở thành
cuộc cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa: Giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc cách
mạng, loại bỏ sự xâm lược và ách thống trị của nước ngoài, giành lại độc lập, tự do và
quyền tự quyết cho dân tộc, thành lập nhà nước độc lập và lựa chọn con đường phát triển
của nước mình. Người phủ nhận tính phụ thuộc của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa
vào CMVS ở chính quốc; và khẳng định cách mạng ở Việt Nam cần tiến hành chủ động,
sáng tạo, phải tự dựa vào sức mình, chứ khơng được thụ động, ỷ lại vào nước khác.
Đi theo con đường CMVS, nghĩa là cách mạng giải phóng dân tộc phải được dẫn dắt
bằng hệ tư tưởng vô sản hay hệ tư tưởng Mác-Lênin; phải do Đảng Cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong, Bộ tham mưu của giai cấp công nhân lãnh đạo; lực lượng cách mạng phải là
toàn dân đoàn kết trên cơ sở liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo. Tuy
nhiên, kể cả có trong tay 3 điều kiện then chốt trên, vẫn chưa đủ chắc chắn 100% để đưa
chúng ta tới chiến thắng. Theo Hồ Chí Minh, một khi đã tin vào chủ nghĩa Mác – Lênin, thì
phải nhất mực đi theo con đường ấy, chỉ cần chệch hướng về tư tưởng thì sẽ dẫn đến những
nguy cơ không thể lường trước được. Tin nhưng không được vận dụng một cách cứng ngắc,
phải uyển chuyển, mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Đảng đã có,
nhưng Người chỉ rõ “Đảng có vững cách mạng mới thành cơng, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy”. Quan trọng hơn, Người khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam phải
lãnh đạo thực hiện hai giai đoạn là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”, tức là trước hết cần phải giành lại độc lập dân tộc, sau đó phải
xây dựng CNXH để đảm bảo nền độc lập ấy, đảm bảo cho nhân dân được có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc. Tồn dân, bất kể trai gái giàu nghèo, giai cấp địa vị nào cũng đều có

6


thể tham gia vào lực lượng cách mạng, nhưng phải trên cơ sở “Công, nông là người chủ
cách mệnh…Công nông là gốc cách mệnh”. Chủ trương đoàn kết, tập hợp lực lượng, nhưng
Hồ Chí Minh khơng bao giờ chỉ chú trọng đến vấn đề dân tộc mà bỏ quên đi mất cốt lõi là
lợi ích giai cấp đấu tranh. Người nhấn mạnh: CMVS ở Việt Nam phải vừa giải quyết được

mâu thuẫn giữa dân tộc với thực dân, vừa giải quyết được mâu thuẫn nội bộ giữa giai cấp vô
sản với tư sản, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn
hiện nay của Đảng ta.
Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường CMVS. Trong tư tưởng
của Hồ Chí Minh, CMVS trước hết là phải trao cho nhân dân sự tự do độc lập, sau đó là
phải hết sức bảo vệ sự tự do độc lập ấy bằng cách đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Nếu
như chỉ dừng lại ở giai đoạn một, tức là cách mạng chưa triệt để, chưa hoàn toàn, là cách
mạng nửa vời, trái với ý tưởng, lập trường của Người.
Sự sụp của đổ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là vũ khí chính mà các thành phần
chống phá dùng để minh chứng cho “sự cáo chung của chủ nghĩa Mác - Lênin”, là “sự sụp
đổ của lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga” vĩ đại. Chúng cho rằng độc lập dân tộc
không nhất thiết phải gắn liền với CNXH, rằng CNXH thực chất là thứ bịp bợm, không
tưởng…Chúng ra sức bài xích, xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn từ những năm đầu thế kỷ XX.
Trước những sự đả kích ấy, Đảng và Nhà nước vẫn luôn kiên định với con đường mà Bác
đã vạch ra, vẫn ra sức đấu tranh và bảo vệ cho lý tưởng vĩ đại của Người. Ở Đại hội VII
(năm 1991), Đảng đã đúc kết: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là bài học
xuyên suốt của cách mạng nước ta và khẳng định, đối với nước ta, khơng cịn con đường
nào khác ngồi con đường duy nhất đúng đắn là đi lên CNXH để có độc lập dân tộc thực sự
và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, lần đầu tiên, Đảng ta đưa ra Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Sáu đặc trưng về xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng được nêu trong Cương lĩnh đã phản ánh tinh thần cốt lõi là độc lập
dân tộc và CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011) đã đưa ra tám đặc trưng bản chất của CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc
trưng bao trùm và cũng là mục tiêu của CNXH là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định bài học: Kiên định chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn
Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; kiên định đường lối đổi mới.4


4

/>
7


Đảng ta đã hiện thực hóa lý luận về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, với những nhận
thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Ðảng Cộng sản Việt Nam
xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa
nước ta từ một xứ thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người
chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển, và đang
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; có quan hệ quốc tế ngày càng
rộng mở, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Tất nhiên trong suốt hành trình cách
mạng sáng tạo nhưng cũng gặp phải rất nhiều trở ngại, gian nan, khơng phải chúng ta khơng
có một số hạn chế, yếu kém khi thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của việc xây dựng nền
độc lập dân tộc và hướng tới CNXH; song chúng ta đã sớm nhận ra để điều chỉnh và khắc
phục, từ đó tự hồn thiện để vững vàng đi tiếp trên con đường cách mạng. 5 Với những thành
quả rõ rệt sau 35 năm đổi mới, Đảng đã cho chúng ta thấy được sự vận dụng đúng đắn tư
tưởng Hồ Chí Minh về CMVS ở Việt Nam, đưa Việt Nam tới gần hơn với CNXH, tới gần
hơn tới độc lập tự do thật sự mà chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ln hướng tới!
Chủ nghĩa tư bản mặc dù vẫn có thể tồn tại trong thời đại ngày nay, nhưng bản chất vẫn
là bóc lột các nước thuộc thế giới thứ ba. Còn chủ nghĩa tư bản là còn nguy cơ bị xâm lược;
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, sự thống nhất đất nước cịn bị đe dọa. Thêm vào đó,
chính bản thân các nước tư bản cũng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và mâu thuẫn nội tại
không thể giải quyết. Bởi vậy, chúng ta càng chắc chắn hơn, càng quyết tâm hơn trên con
đường Hồ Chí Minh đã chọn. Chỉ có đi theo con đường CMVS, gắn độc lập dân tộc với
CNXH thì độc lập dân tộc mới được giữ vững, nhân dân lao động mới được giải phóng thực

sự.
KẾT LUẬN
Tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc bằng cách mạng vơ sản của Hồ Chí Minh đã, đang,
và sẽ luôn là chân lý sáng ngời rọi đường cho nhân dân Việt Nam nói riêng và cả nhân loại
nói chung. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hướng con đường đúng đắn của cách mạng
Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử; thấm sâu vào trái tim, khối óc quần
chúng nhân dân; trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Trong thời đại ngày nay, kể cả khi chiến tranh đã lùi xa, thì tư tưởng ấy vẫn đang
tiếp tục soi đường cho Đảng, nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, vững bước hội nhập trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0.

5

/>
8


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TS. Mạnh Quang Thắng chủ biên (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho bậc đại học hệ khơng chun Lý luận chính trị, NXB. Chính trị Quốc gia Sự
thật
2. Nguyễn Mạnh Tường chủ biên (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhận thức và vận
dụng , NXB. Tư pháp
3. Nguyễn Mạnh Tường chủ biên (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh - một số nhận thức
cơ bản, NXB. Chính trị quốc gia
4. Hồ Chí Minh tồn tâp, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011
4. />5. />6. />
9




×