Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với các doanh nghiệp logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.39 KB, 132 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

VŨ THỊ HỒNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

VŨ THỊ HỒNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

HÀ NỘI – 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học Viên

Vũ Thị Hồng Mai


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CP
CNTT
DN
ĐH KTQD
GTVT
HĐND
KHCN

NXB

QH
QLNN

XNK
TTg
TT
TP
TTHC
TTHQĐT
TTTM
UBND
VPHC
XTTM

Nghĩa tiếng Việt
Chính phủ
Cơng nghệ thơng tin
Doanh nghiệp
Đại học Kinh tế quốc dân
Giao thông vận tải
Hội đồng nhân dân
Khoa học công nghệ
Nghị định
Nhà xuất bản
Quyết định
Quốc hội
Quản lý Nhà nước
Xuất nhập khẩu
Thủ tướng
Thơng tư
Thành phố
Thủ tục hành chính
Thủ tục hải quan điện tư

Trung tâm thương mại
Ủy ban nhân dân
Vi phạm hành chính
Xúc tiến thương mại

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
Bảng 2.1: Số lượng DN Logistics và các DN hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến
logistics trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2015 - 2019 ..............................50
Bảng 2.2: Số lượng DN logistics cung cấp dịch vụ phân phối trên địa bàn TP. Hà
Nội giai đoạn 2015-2019 .........................................................................51
Bảng 2.3: Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP Hà Nội ............52
Bảng 2.4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa thành phố Hà Nội thời kỳ 2015-2019 ..........54
Bảng 2.5: Số lượng DN logistics cung cấp dịch vụ vận tải, hỗ trợ vận tải trên địa bàn TP.


Hà Nội giai đoạn 2015-2019................................................................. 55
Bảng 2.6: Doanh thu, sản lượng ngành vận tải, hỗ trợ vận tải trên địa bàn TP. Hà Nội giai
đoạn 2015-2019 .......................................................................................56
Bảng 2.7: Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai
đoạn 2015 - 2019 ...................................................................................59
Bảng 2.8: Tổng doanh thu của các DN cung cấp dịch vụ kho bãi trên địa bàn TP. Hà
Nội giai đoạn 2015-2019....................................................................... 60
Bảng 2.9: Đánh giá của nhà quản lý về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan trên địa
bàn TP. Hà Nội hiện nay .........................................................................63
Bảng 2.10: Đánh giá năng lực các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic của Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay ...........................................................................66
Bảng 2.11: Số lượng văn bản, thông báo do Sở Công Thương ban hành nhằm triển
khai, hướng dẫn các DN logistics tuân thủ quy định pháp luật.............. 68
Bảng 2.12: Một số buổi hội nghị/ tập huấn Sở Công Thương Hà Nội tổ chức....... 70

Bảng 2.13: Một số văn bản UBND Thành phố Hà Nợi đã ban hành, có sự tham mưu
của Sở Công Thương .............................................................................74
Bảng 2.14: Một số đề án/ kế hoạch do Sở Công Thương Hà Nội trực tiếp hoặc tham
gia xây dựng.......................................................................................... 77
Bảng 2.15: Những vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở Hà Nội giai
đoạn 2017 – 2019 ..................................................................................86
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 2.1: Đánh giá của nhà quản lý về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan trên địa bàn
TP. Hà Nội hiện nay .................................................................................63
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của các nhà quản lý về năng lực các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
logistics trên địa bàn Hà Nội hiện nay ........................................................67


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

VŨ THỊ HỒNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS
Mã ngành: 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2020


8


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, cơ hội phát triển nhưng hiện nay các
doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang gặp rất nhiều trở ngại
như hạ tầng cơ sở logistics cịn nghèo nàn, bố trí bất hợp lý, và đặc biệt là vấn đề tổ
chức quản lý doanh nghiệp logistics của Sở Cơng Thương cịn nhiều hạn chế. Việc
QLNN đối với doanh nghiệp logistics không được thực hiện thống nhất, cịn có sự
chờng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, công tác QLNN đối với
doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc nghiên cứu về doanh nghiệp
logistics và QLNN đối với DN logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là yêu cầu
cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề
tài: “Quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với các doanh nghiệp
logistics” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế, với hy vọng sẽ có thể đóng góp được mợt
phần vào sự phát triển của các DN logistics thơng qua mợt số đề xuất hồn thiện
QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà
nước của Sở Công Thương đối với hệ thống DN logistics, đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với hệ
thống các doanh nghiệp logistics hiện nay.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Những vấn để lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của Sở Công Thương

-

đối với các doanh nghiệp logistics.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa

bàn thành phố Hà Nội và hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội

-

đối với các doanh nghiệp này.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh

-

nghiệp logistics từ năm 2015-2019, giải pháp đến năm 2025.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh


9

nghiệp logistics thông qua: nội dung QLNN đối với DN logistics của Sở Công
Thương Hà Nội và sự phân công phân cấp trong quản lý đối với DN logistics của
chính quyền địa phương, Sở Cơng Thương Hà Nợi. Từ đó đề xuất phương hướng,
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với doanh
nghiệp logistics hướng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sư dụng
chủ yếu phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ngồi ra, luận văn cịn
sư dụng các phương pháp thống kê, phân tích, dự báo để thu thập và xư lý số liệu
liên quan.
Những đóng góp của luận văn
Những đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, luận văn đưa ra quan điểm về QLNN đối với DN logistics như sau:
QLNN đối với DN logistics là sự tác đợng có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên các hoạt động của các tổ chức trong hệ thống doanh nghiệp

logistics nhằm sư dụng có hiệu quả nhất các ng̀n lực kinh tế trong và ngồi nước,
các cơ hợi có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế nhất định đối với
khối doanh nghiệp logistics nằm trong tổng thể nền kinh tế quốc gia, trong điều kiện
hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Thứ hai, luận văn đã đưa ra nội dung QLNN của Sở Công Thương đối với
các doanh nghiệp logistics gồm 04 nội dung:
-

Một là triển khai thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về

-

logistics và doanh nghiệp logistics.
Hai là tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố ban hành các quy định, chính sách và
xây dựng những quy hoạch, kế hoạch, đề án về phát triển và quản lý nhà nước đối

-

với doanh nghiệp logistics.
Ba là thực hiện chính sách hỗ trợ, tạo lập mơi trường kinh doanh đối với doanh
nghiệp logistics theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế

-

hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật của các doanh
nghiệp logistics
Thứ ba, luận văn đã chỉ ra vấn đề phân công phân cấp trong QLNN của



10

chính quyền địa phương, Sở Cơng Thương đối với doanh nghiệp logistics.
Những phát hiện, đề xuất rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận văn
Thứ nhất, luận văn cung cấp một cách hệ thống đặc điểm phát triển của các
DN logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2019 dựa trên những
dữ liệu mới nhất đã được công bố.
Thứ hai, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của Sở
Cơng Thương Hà Nội đối với DN logistics hiện nay theo 02 nội dung: Nội dung
QLNN của Sở Công Thương Hà Nội đối với DN logistics và Sự phân công phân
cấp trong quản lý của chính quyền địa phương, Sở Cơng Thương Hà Nợi đối với
DN logistics. Từ đó rút ra được những kết quả Sở Công Thương Hà Nội đã đạt được
và cả những điểm còn hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.
Thứ ba, dựa trên cơ sở các kết luận, đánh giá và các văn bản về đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển DN logisics trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác QLNN của Sở Cơng Thương Hà Nội đối với DN
logistics theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài đến năm 2030 và
tầm nhìn 2050.
Trong khn khổ của luận văn này tác giả chỉ đưa ra được những vấn đề cơ
bản nhất. Với thời gian hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả
cũng rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài có thể
được hồn thiện tốt nhất nhằm đưa việc nghiên cứu của tác giả đi vào thực tiễn góp
phần phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong sự phát triển chung của nền kinh
tế của cả nước.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------


VŨ THỊ HỒNG MAI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

CHUYÊN NGÀNH: LOGISTICS
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

HÀ NỘI – 2020


12

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hợi nhập, cạnh tranh và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ
trong những thập kỷ qua đã tác động mạnh mẽ đến hệ thống phân phối trên toàn thế
giới, tạo ra sự biến đổi nhanh chóng về cơng nghệ trong lĩnh vực vận tải, lưu kho và
dịch vụ khách hàng. Quá trình vận tải đã gắn kết chặt chẽ với quá trình sản xuất và
lưu thơng trong mợt chuỗi cung ứng liên hoàn. Doanh nghiệp logistics ra đời và
phát triển nhằm đáp ứng q trình phân phối và lưu thơng hàng hố trên tồn cầu,
góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, bố trí hợp lý ng̀n tài ngun và

nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Đối với nền
kinh tế quốc dân, doanh nghiệp logistics đóng mợt vai trị quan trọng khơng thể
thiếu trong sản xuất, phân phối và lưu thông. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ
riêng hoạt động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại
Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ
Công Thương, năm 2018 ngành logistics Việt Nam tăng trưởng khoảng 12-14% so
với năm 2017. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics
Việt Nam (VLA), năm 2016, số lượng cơng ty dịch vụ logistics là 22.366, trong đó
3.473 là các công ty tham gia hoạt động quốc tế. Đến năm 2018, con số tương ứng
này là khoảng 30,000 (tăng khoảng 30%) doanh nghiệp và 4000 công ty giao nhận logistics quốc tế (tăng khoảng 15%). Tiềm năng và cơ hội để ngành logistics Việt
Nam phát triển hơn nữa trong thời gian tới là rất lớn, sự phát triển của ngành
logistics sẽ tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng trở thành mợt trung tâm sản
xuất mới có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, cơ hội phát triển nhưng hiện nay các
doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang gặp rất nhiều trở ngại
như hạ tầng cơ sở logistics cịn nghèo nàn, bố trí bất hợp lý, và đặc biệt là vấn đề tổ
chức quản lý doanh nghiệp logistics của Sở Cơng Thương cịn nhiều hạn chế. Có
thể kể đến mợt số vấn đề đang nổi cộm như: thiếu sự hợp tác và phối hợp giữa Sở
Công Thương Hà Nội với các cơ quan ban ngành khác; công tác triển khai các văn


13

bản pháp luật liên quan đến DN logistics của Sở Công Thương chưa hiệu quả; sự hỗ
trợ các DN logistics phát triển chưa được quan tâm đúng mực… Bên cạnh đó, quản
lý nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp là vấn đề có nợi dung rợng, liên quan
đến nhiều chủ thể. Trên thực tế ở Hà Nội hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp logistics cũng như việc quản lý doanh nghiệp sau thành lập được
thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau như UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Công Thương, Sở Giao Thông Vận Tải và các Sở chuyên ngành, Ban quản lý

các khu cơng nghiệp và khu chế xuất. Do đó, việc QLNN đối với doanh nghiệp
logistics không được thực hiện thống nhất, cịn có sự chờng chéo về chức năng,
nhiệm vụ giữa các cơ quan, công tác QLNN đối với doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả
cao. Vì vậy, việc nghiên cứu về doanh nghiệp logistics và QLNN đối với doanh
nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng. Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
của Sở Công Thương Hà Nội đối với các doanh nghiệp logistics” để làm luận văn
thạc sĩ kinh tế, với hy vọng sẽ có thể đóng góp được mợt phần vào sự phát triển của
các doanh nghiệp logistics thơng qua mợt số đề xuất hồn thiện QLNN đối với loại
hình doanh nghiệp này.
2.
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
của Sở Công Thương Hà Nội đối với hệ thống các doanh nghiệp logistics trên địa
bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

Mục tiêu cụ thể

2.2.
-

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước của Sở Công Thương đối

-

với doanh nghiệp logistics.
Nhận diện được các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước của Sở Cơng Thương


-

đối với doanh nghiệp logistics.
Phân tích thực trạng và rút ra các kết luận, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước

-

của Sở Công Thương Hà Nội đối với các doanh nghiệp logistics hiện nay.
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công
Thương Hà Nội đối với các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Hà Nội trong thời


14

gian tới.
3.
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Những vấn để lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước của Sở Công Thương

3.2.
-

đối với các doanh nghiệp logistics.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa
bàn thành phố Hà Nội và hoạt động quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội


-

đối với các doanh nghiệp này.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh

-

nghiệp logistics từ năm 2015-2019, giải pháp đến năm 2025.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp logistics thông qua: nội dung QLNN đối với DN logistics của Sở Công
Thương Hà Nội và sự phân công phân cấp trong quản lý đối với DN logistics của
chính quyền địa phương, Sở Cơng Thương Hà Nợi. Từ đó đề xuất phương hướng,
giải pháp hồn thiện quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối với doanh
nghiệp logistics hướng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn sư dụng
chủ yếu phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Ngồi ra, luận văn còn
sư dụng các phương pháp thống kê, phân tích, dự báo để thu thập và xư lý số liệu
liên quan, cụ thể là:

- Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn thu thập số liệu và sư dụng nguồn số liệu thứ cấp phục vụ cho
nghiên cứu đề tài. Được thu thập và tổng hợp từ các cơ quan quản lý và các cơ quan
chức năng của Sở Công Thương Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nợi, các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan, các doanh nghiệp logistics, các thông tin tổng
hợp của tác giả, về các nội dung liên quan: (i) Báo cáo logistics Việt Nam năm
2017, 2018, 2019; (ii) Sách Trắng VLA năm 2018.”


- Phương pháp tổng hợp tài liệu
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hố để tính
tốn các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các cơng cụ và kỹ thuật tính


15

tốn được xư lý trên chương trình Excel, kết hợp với phương pháp phân tích thống
kê mơ tả để phản ánh tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý nhà nước đối với các đối
với các doanh nghiệp logistics thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình
qn, được thể hiện thơng qua các bảng biểu số liệu, sơ đờ.”

- “Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
+ Phương pháp phân tổ thống kê, mô tả: Là phương pháp căn cứ vào một hay
một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân tích các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
thành các tổ có tính chất giống nhau. Dùng phương pháp số tuyệt đối, số tương đối,
số bình quân, dãy số thời gian và chỉ số dùng để phân tích số liệu và đánh giá cho
hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu.
+ Phương pháp phương pháp đồ thị và phương pháp bảng thống kê để tổng
hợp: Đề tài sư dụng hệ thống các loại đồ thị tốn học (đờ thị hình cợt, đờ thị tổng
hợp, …) và những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện
trạng quản lý nhà nước đối với các đối với các doanh nghiệp logistics trên địa bàn
thành phố Hà Nội và tác động của các nhân tố tới quản lý nhà nước đối với các đối
với các doanh nghiệp này theo thời gian.
+ Phương pháp đánh giá và so sánh: Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu
gốc). Điều kiện so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải cùng nội dung kinh tế, đơn vị
đo lường, phương pháp tính tốn.
+ Phương pháp so sánh có 2 hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương

đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân
tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với
chỉ tiêu gốc để thể hiện mức đợ hồn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc đợ tăng trưởng.”
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được
kết 11cấu gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước của Sở Công
Thương đối với các doanh nghiệp logistics


16

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà Nội đối
với các doanh nghiệp logistics
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công Thương Hà
Nội đối với các doanh nghiệp logistics.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP LOGISTICS
Khái quát về doanh nghiệp logistics và vai trị của nó trong hệ thống các

1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.

doanh nghiệp

Khái quát về doanh nghiệp logistics
Khái niệm về doanh nghiệp logistics
Ngày nay, logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế, phát triển nhanh chóng và mang lại thành cơng cho nhiều cơng ty và tập
đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam, vẫn
chưa có khái niệm thống nhất về Logistics nên vẫn tờn tại các quan điểm khác nhau
về logistics theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:

-

Theo nghĩa rộng, logistics được hiểu là mợt q trình được tổ chức và quản lý khoa
học phân phối và lưu thơng hàng hóa, dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi
hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể hơn, logistics là quá trình
lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt mợt cách hiệu quả về mặt chi phí dịng lưu
chuyển và phần dự trữ ngun vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những
thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối
cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng. Theo quan niệm
này, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình
sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thơng, phân phối đến tay
người tiêu dùng cuối cùng. (Theo Hội đồng quản trị logistics – Council of Logistics

-

Management – CLM, 1991)
Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với q
trình phân phối, lưu thơng hàng hóa và logistics là hoạt đợng thương mại gắn với


17


các dịch vụ cụ thể. Theo điều 233, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định
“Dịch vụ logistics là hoạt đợng thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Theo nghĩa hẹp, logistics được định nghĩa
trong phạm vi một số hoạt động cụ thể.
Như vậy, để hiểu rõ hơn về logistics, cần tiếp cận logistics cả theo nghĩa
rộng, nghĩa hẹp và trên cả hai góc đợ: vĩ mơ và vi mô, phải coi logistics như là một
khoa học và logistics như là ngành dịch vụ của nền Kinh tế Quốc dân. Rõ ràng,
Logistics là quá trình phân phối và lưu thơng hàng hóa được tổ chức và quản lý
khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm sốt q trình lưu chuyển
hàng hóa, dịch vụ … từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối
cùng với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho q trình sản xuất xã hợi tiến hành
được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng (Đặng
Đình Đào và Cợng sự, 2013).
Theo quy định tại điều 4, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc Hợi
-

ban hành ngày 26/11/2014:
“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký

-

thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi.”
Từ các quan điểm trên, có thể hiểu “Doanh nghiệp logistics là doanh nghiệp
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của việc tổ chức và quản

lý một cách khoa học q trình phân phối và lưu thơng hàng hóa dịch vụ, nhằm
mục đích sinh lợi”. Doanh nghiệp logistics đóng vai trò như là bên trung gian thay
mặt khách hàng dàn xếp các hoạt động trong q trình lưu thơng hàng hóa như:
vận tải, lưu kho, giao hàng, phân phối hàng hóa dịch vụ từ điểm khởi đầu của q
trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng để thỏa mãn được các yêu cầu của khách
hàng và hưởng thù lao.


18

Đặc điểm của doanh nghiệp logistics

1.1.1.2.

Thứ nhất, doanh nghiệp logistics là doanh nghiệp thương mại thực hiện một
hoặc một số hoạt động trong chuỗi các hoạt động bao trùm quá trình sản xuất kinh
doanh. Khác với doanh nghiệp sản xuất lấy sản xuất ra sản phẩm theo nhu cầu tiêu
dùng làm hoạt đợng chính, doanh nghiệp logistics ra đời và hoạt động trong lĩnh
vực lưu thông, thực hiện các hoạt đợng dịch vụ nhằm chuyển hàng hóa từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu dùng một cách thuận lợi, hiệu quả nhất; và là DN dịch vụ tham gia
vào chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp logistics có
vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực hiện tôn chỉ,
triết lý, tư tưởng logistics và yêu cầu 7 đúng: đúng khách hàng, đúng sản phẩm,
đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí. Hay
nói cách khác, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics giúp tối ưu hố
địa điểm, thời gian, tính đờng bợ và hoạt động lưu chuyển và dự trữ các tài nguyên,
nguồn lực từ đầu vào nguyên liệu cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
Thứ hai, DN logistics thực hiện các hoạt động thương mại mang tính liên
ngành bao gờm nhiều hoạt đợng và các hoạt động này chịu sự quản lý chi phối của

nhiều cơ quan, ban ngành liên quan của địa phương như hoạt động sản xuất kinh
doanh, lĩnh vực thương mại và giao thông vận tải, công nghệ thông tin, hải quan...
Thứ ba, DN logistics tham gia vào tất cả các khâu trong q trình sản xuất
như quản lý dịng vận động và lưu chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm, lưu kho bãi, giao hàng cho khách hàng, phân phối và trao đổi
tiêu dùng…

Phân loại doanh nghiệp logistics

1.1.1.3.

a) Theo luật doanh nghiệp 2014

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam được Quốc hợi thơng qua năm 2014, có
thể phân loại doanh nghiệp logistics theo các loại hình chủ yếu sau: Công ty trách
nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh,
Doanh nghiệp tư nhân.
-

Công ty trách nhiệm hữu hạn
“Ở Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai dạng: Cơng ty trách nhiệm


19

hữu hạn có hai thành viên trở lên và Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn
góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định của pháp luật; Thành

viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc
một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty.
-

Doanh nghiệp Nhà nước
DN nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu tồn bợ vốn điều lệ,
thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
Nhà Nước. DN nhà nước được tổ chức dưới hình thức DN nhà nước độc lập, tổng
công ty nhà nước. DN nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực
cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động
lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và tồn bợ nền kinh tế, địi hỏi
đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh
tế – xã hợi đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác khơng đầu tư.

-

Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp; Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ đơng có thể là tổ
chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

-

Cơng ty hợp danh
Là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung

của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên
hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, cơng ty có thể có thêm thành viên góp
vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng tồn bợ tài sản


20

của mình về các nghĩa vụ của cơng ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
-

Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng tồn bợ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”

b) Theo thành phần kinh tế, doanh nghiệp logistics được phân chia thành:
- “Doanh nghiệp khu vực nhà nước: Bao gồm Công ty TNHH một thành viên 100%
-

vốn nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH có vốn nhà nước lớn hơn 50%.
Doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước: Các doanh nghiệp có vốn trong nước tḥc
sở hữu tư nhân mợt người hoặc nhóm người hoặc thuộc sở hữu nhà nước nhưng
chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm:
Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Cơng ty TNHH tư nhân; Cơng ty TNHH
có vốn nhà nước từ 50% trở xuống; Công ty cổ phần không có vốn nhà nước; Cơng

-

ty cổphần có vốn nhà nước từ 50% trở xuống.
Doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi: Các DN có vốn đầu tư

của nước ngồi, khơng phân biệt tỷ lệ vốn góp. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi gờm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước
liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngồi.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp logistics tḥc khu vực nhà nước và ngoài
nhà nước mới chỉ cung cấp một số dịch vụ trong chuỗi logistics. Các dịch vụ
logistics chủ yếu mà các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam cung ứng cho
khách hàng là dịch vụ kho bãi, vận tải hàng hóa, giao nhận hàng hóa, bốc xếp, dịch
vụ phân loại, đóng gói bao bì, lưu kho... cịn các dịch vụ khác trong chuỗi dịch vụ
logistisc mặc dù cũng có mợt số doanh nghiệp cung ứng nhưng số lượng không
nhiều và chưa thực sự được quan tâm phát triển. Doanh nghiệp logistics khu vực
nhà nước của Việt Nam hiện nay chủ yếu thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu là Bộ
Công Thương, Bộ Giao Thông Vận tải. Doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT gồm: Tổng
công ty vận tải thủy, Cty TNHH MTV vận tải biển, Cty TNHH MTV vận tải và xếp
dỡ đường thủy, Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất,
Công ty TNHH MTV Phục vụ mặt đất Sài Gòn, Cty TNHH 1TV Du lịch và Tiếp thị


21

GTVT Việt Nam, Cty Tư vấn, ứng dụng KHCN GTVT (tḥc Đại học GTVT
TP.Hờ Chí Minh), Tổng Cty Cảng hàng khơng Việt Nam, Xí nghiệp thi cơng cơ giới
và dịch vụ hàng hải miền Bắc. Doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương gồm: Cty
Giao nhận kho vận Ngoại Thương.
Đối với doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, trong 30 tập đoàn
giao nhận hàng đầu thế giới, hiện đã có tới 25 tập đồn thâm nhập thị trường Việt
Nam, chiếm lĩnh 75% thị phần, chủ yếu là các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao.
Có thể kể đến mợt số tập đồn tiêu biểu như: DHL, DB Schenker, Kuehne + Nagel.
Tập đoàn Deutsche Post DHL Group. Tại Việt Nam, DHL mang đến nhiều nguồn
lợi cực lớn: DHL Express dẫn đầu thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt
Nam; DHL Global Forwarding tại Việt Nam kiểm soát 10% tổng công suất vận tải

hàng không tại Thành phố Hờ Chí Minh; DHL Supply Chain dẫn đầu thị trường
Việt Nam trong việc cung cấp các giải pháp và sản phẩm chuỗi cung ứng. Tiếp đến
là công ty DB Schenker Việt Nam, một trong những nhánh kinh doanh của DB
Schenker trực tḥc tập đồn Deutsche Bahn của Đức, được thành lập tại Việt Nam
vào năm 1991. DB Schenker là nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới công ty hỗ trợ ngành công nghiệp và thương mại trong việc trao đổi hàng hố tồn
cầu thơng qua vận tải đường bợ, vận tải biển và hàng khơng trên tồn thế giới, cùng
với đó quản lý chuỗi cung ứng rợng rãi vẫn đảm bảo chất lượng và tối ưu hóa thành
công. Trong vài năm qua, công ty đã phát triển nhanh chóng để trở thành mợt trong
những nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn nhất trong nước. DB Schenker có phạm vi
hoạt đợng tồn diện tại Việt Nam với 15 văn phòng và kho hàng trên cả nước và
hơn 850 nhân viên. Các trung tâm phân phối của DB Schenker nằm ở các khu vực
chiến lược ở Bắc, Trung và Nam Việt Nam phù hợp nhất với nhu cầu của khách
hàng. Công ty Kuehne + Nagel Việt Nam được thành lập tại Việt Nam từ năm 1994,
Kuehne + Nagel luôn được biết đến với các giải pháp logistics toàn diện đem lại giá
trị cao và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Trong hơn 24 năm tại Việt Nam, tập
đồn đã xây dựng được mợt đợi ngũ chun gia logistics hàng đầu trong nước và
quốc tế với sự hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam và kiến thức chuyên sâu về


22

các ngành công nghiệp.”
c) Theo quy mô doanh nghiệp

“Theo quy mô, doanh nghiệp logistics chia thành 3 loại:
- Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ: có số lao đợng trung bình trong năm từ trên
10 người đến 50 người, số vốn đăng ký từ 10 tỷ đồng trở xuống.
- Doanh nghiệp có quy mơ vừa: có số lao đợng trung bình trong năm từ trên
50 người đến 100 người, số vốn đăng ký từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đờng.
- Doanh nghiệp có quy mơ lớn: có số lao đợng trung bình trong năm lớn hơn

100 người, số vốn đăng ký từ trên 50 tỷ đồng.
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2019 của Bộ Công Thương và Cổng thông
tin điện tư Tp. Hờ Chí Minh, các doanh nghiệp hoạt động logistics tại Việt Nam chủ
yếu là quy mô nhỏ, tiềm lực khiêm tốn; trong đó, trên 70% có quy mơ vốn vừa và
nhỏ, chỉ có 7% có vốn trên 1.000 tỷ đờng, nhưng trong nhóm này chủ yếu là các
doanh nghiệp đa quốc gia. Số doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 nhân viên chỉ
chiếm khoảng 10,8%, trong khi số doanh nghiệp dưới 50 nhân viên chiếm khoảng
32,4%, và có khoảng 2.000 doanh nghiệp là cơng ty TNHH mợt thành viên.
d) Theo tính chun mơn hóa của các doanh nghiệp Logistics:
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải: Bao gồm (1) Các công ty cung
cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức: Là những công ty chỉ cung cấp môt loại
phương tiện vận tải; (2) Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức: Là
những công ty cung cấp từ hai phương tiện vận tải khác nhau trở lên trong quá trình
vận chuyển; (3) Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng; (4) Các công ty môi
giới vận tải.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối: Bao gồm các công ty cung
cấp dịch vụ kho bãi; Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa: Bao gờm các cơng ty mơi
giới khai thuê hải quan; Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ; Các công ty chuyên
ngành hàng nguy hiểm; Các cơng ty dịch vụ đóng gói vận chuyển.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics chuyên ngành: Bao gồm các
công ty công nghệ thông tin; Các công ty viễn thông; Các công ty cung cấp giải


23

pháp tài chính, bảo hiểm; Các cơng ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo.”
1.1.2.

Vai trò của doanh nghiệp logistics trong hệ thống các doanh nghiệp

“Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê năm 2019, tính đến ngày 31/12/2019,
cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt đợng, tăng 6,1% so với cùng thời điểm
năm 2018. Theo khu vực kinh tế: Tại thời điểm 31/12/2019, khu vực công nghiệp
và xây dựng có 239.755 doanh nghiệp, chiếm 31,6%, tăng 5,1%. Khu vực nơng,
lâm nghiệp và thủy sản có 10.085 doanh nghiệp, chiếm 1,3%, giảm 6,3%. Khu vực
dịch vụ năm 2019 tăng 7,3%, trong đó tốc đợ tăng trưởng các ngành dịch vụ thị
trường đạt 8,4%, cao hơn tốc độ tăng 7,02% của GDP, đóng góp của mợt số ngành
dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019.
Cũng tính đến thời điểm 31/12/2019, theo số liệu của niên giám thống kê,
Việt Nam có 319.876 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên
quan đến lĩnh vực logistics, trong đó có 262.776 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Bán buôn và bán lẻ; 39.771 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi;
17.329 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thông tin và truyền thông. Bán buôn và
bán lẻ tăng 8,82% so với năm 2018, là ngành có tốc đợ tăng trưởng cao thứ hai
trong khu vực dịch vụ nhưng lại đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế; ngành kinh doanh vận tải, kho bãi tăng cao nhất trong khu
vực dịch vụ với mức tăng 9,12%.. Có thể thấy, các doanh nghiệp logistics là thành
phần có đóng góp lớn cho GDP của đất nước. Hơn nữa, Việt Nam đang trong thời
kỳ hội nhập quốc tế do đó các hoạt đợng trao đổi, bn bán và giao dịch quốc tế là
những hoạt động cần được đẩy mạnh và phát triển hơn nữa. Trong đó, để phát triển
giao dịch quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với
các doanh nghiệp nước ngồi, khơng thể bỏ qua tầm quan trọng của ngành logistics
cũng như các doanh nghiệp logistics. Trong hệ thống doanh nghiệp, các doanh
nghiệp logistics có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh như:

-

Doanh nghiệp logistics là một mắt xích góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm
thiểu chi phí trong q trình sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực cho các doanh nghiệp



24

sản xuất. Từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất sư dụng hiệu quả vốn kinh doanh và
tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo thống kê của nhiều tổ chức
nghiên cứu về logistics trên thế giới, chi phí cho hoạt động logistics chiếm tới
khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, và khoảng 15 - 20% ở các nước đang
phát triển. Trong nền kinh tế Hoa Kỳ, chi phí logistics chiếm 9,9% GDP của nước
này. Đối với các doanh nghiệp, chi phí logistics thay đổi từ 4% đến trên 30% doanh
thu. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics ở Việt Nam chiếm
khoảng 20,9-25% GDP, trong đó vận tải chiếm khoảng 50%-60%. Mức chi phí này
cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, cịn so với Singapore thì cao hơn tới 3 lần.
Với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp logistics sẽ giúp các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như toàn bợ nền kinh tế quốc dân giảm được chi
phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tinh giản hơn
và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất, q trình sản xuất kinh doanh tinh
giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của
-

doanh nghiệp trên thị trường.
Doanh nghiệp logistics đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hàng hóa
được vận chuyển đúng thời gian, đúng địa điểm, nhờ đó q trình sản xuất kinh
doanh diễn ra theo nhịp đợ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị hàng
hóa dịch vụ. Quá trình tồn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận đợng của
chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời kỳ trước đây, đòi hỏi sự
quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và giao nhận. Đồng
thời, để tránh hàng tồn kho, ứng dụng doanh nghiệp phải tính tốn để lượng hàng
tờn kho ln là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt đợng lưu thơng nói chung và hoạt đợng
của các doanh nghiệp logistics nói riêng phải bảo đảm yêu cầu giao hàng đúng lúc,

kịp thời, mặt khác phải bảo đảm mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối
thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép diễn ra sự kết hợp
chặt chẽ giữa quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải
giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn, nhưng đờng

-

thời cũng phức tạp hơn.
Doanh nghiệp logistics phát triển góp phần mở rợng thị trường trong buôn bán quốc


25

tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh,
vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh
doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị
trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp logistics.
Doanh nghiệp logistics có vại trị như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng
hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và
địa điểm đặt ra. Doanh nghiệp logistics phát triển có vai trị rất lớn trong việc khai
-

thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho hệ thống doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các DN thông
qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản
xuất trong khâu phân phối lưu thơng). Doanh nghiệp logistics là loại hình doanh
nghiệp có quy mơ mở rợng và phức tạp hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động
vận tải giao nhận thuần túy. Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận
chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày
nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của mợt sản phẩm có thể

do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có
thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu từ các nhà phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận
phải đa dạng và rất phong phú. Người vận tải giao nhận ngày nay phải triển khai
thực hiện nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng tăng của khách
hàng. Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics và đã góp phần làm gia tăng giá
trị kinh doanh của các doanh nghiệp.”


×