Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

“Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five và kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2019”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.36 KB, 64 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XX đã đánh dấu những thành tựu to lớn mà vắc xin đem lại cho
sức khỏe cơng cộng góp phần ngăn ngừa bệnh tật, khuyết tật và tử vong. Ngày
nay, nhờ có vắc xin mà khoảng 3 triệu trẻ em được cứu sống mỗi năm. Tuy
được đánh giá là an toàn, song cũng giống như thuốc, bất cứ vắc xin nào khi sử
dụng cũng có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn. Khi tỷ lệ tiêm
chủng càng cao, số lần tiếp xúc với vắc xin càng nhiều thì xác suất gặp các phản
ứng càng tăng. Biểu hiện của phản ứng sau tiêm chủng cũng rất khác nhau, từ
phản ứng nhẹ, thông thường đến những phản ứng nặng, hiếm gặp, có thể đe dọa
đến tính mạng. Nếu không được điều tra và làm rõ kịp thời, các phản ứng
nghiêm trọng sau tiêm chủng có thể làm giảm niềm tin của cộng đồng đối với
vắc xin, dẫn đến làm giảm tỷ lệ tiêm chủng.
ComBE Five là loại vắc xin phối hợp có tác dụng phịng ngừa 5 bệnh
trong cùng 1 mũi tiêm bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và
viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Hib gây ra.
ComBE Five cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác, khi tiêm có thể xảy ra
các phản ứng khơng mong muốn. Vắc xin ComBE Five đã được sử dụng với
hơn 400 triệu liều ở 43 quốc gia, qua thử nghiệm lâm sàng và các nước đã sử
dụng khơng có thông tin về phản ứng nặng[5]. Theo báo cáo của nhà sản xuất
gửi Bộ y tế quốc gia Ấn Độ, từ 21/11/2015 đến 20/11/2016 tổng số liều vắc
xin ComBE Five được sử dụng khoảng 40 triệu liều, ghi nhận 11 trường hợp
phản ứng nghiêm trọng sau tiêm, trong đó có 05 trường hợp sốt cao, co giật,
khóc dai dẳng, nơn. Tất cả những trường hợp trên đều qua khỏi và khơng để
lại di chứng; cịn lại 06 trường hợp tử vong (02 trường hợp sặc sữa, 01 trường
hợp viêm phổi, 01 trường hợp nhiễm trùng huyết, 01 trường hợp không rõ
nguyên nhân và 01 trường hợp có hội chứng chết đột ngột của trẻ sơ sinh.
Sau khi sử dụng vắc xin có thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm. Phản



2

ứng sau tiêm chủng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng vắc xin mà còn phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: kỹ thuật bảo quản vắc xin, chất lượng hệ
thống dây chuyền lạnh, kỹ năng thực hành tiêm chủng, thể trạng của từng trẻ, kỹ
năng chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của các bà mẹ. Các phản ứng sau
tiêm có thể do thuộc tính của vắc xin hoặc không liên quan đến vắc xin và
chúng thường xảy ra sớm, trong vòng 24 giờ sau khi tiêm. Do vậy mà vai trò
của người mẹ rất quan trọng vì thơng qua việc chăm sóc, theo dõi trẻ sau khi
tiêm chủng của bà mẹ, các phản ứng sau tiêm có thể được phát hiện sớm và điều
trị kịp thời, đặc biệt đối với những phản ứng nặng, nguy hiểm đồng thời xảy ra
nhanh như sốc phản vệ. Để hạn chế tối đa hậu quả của các phản ứng không
mong muốn, đặc biệt là đối với những vắc xin mới như ComBE Five thì khơng
những cần phải đánh giá và theo dõi thường xuyên các phản ứng sau tiêm mà
cịn phải quan tâm đến việc thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của bà mẹ.
Vắc xin ComBE Five mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ
tháng 9 năm 2018 và được triển khai tiêm tại tỉnh Điện Biên từ tháng 01 năm
2019, do đó chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về nội dung trên tại địa bàn tỉnh
Điện Biên nói chung và địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nói riêng. Chính vì
thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin
ComBE Five và kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ sau tiêm chủng của các
bà mẹ tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2019”.


3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng các phản ứng của trẻ dưới 01 tuổi sau tiêm
vắc xin ComBE Five tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2019.
Mục tiêu 2. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con

dưới 01 tuổi sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five tại thành phố Điện Biên Phủ,
tỉnh Điện Biên năm 2019.
Mục tiêu 3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 01 tuổi sau tiêm chủng vắc xin ComBE
Five tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên năm 2019.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về vắc xin
1.1.1.

Định nghĩa vắc xin
Vắc xin là chế phẩm sinh học với thành phần là các kháng nguyên có

nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế để làm giảm hoặc mất
khả năng gây bệnh. Vắc xin được chủ động đưa vào trong cơ thể để kích thích


4

cơ thể sinh miễn dịch chủ động phòng bệnh [6].
1.1.2.

Phân loại vắc xin
Vắc xin có thể được chế tạo từ vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố của chúng

hay tái tổ hợp từ các kháng nguyên đặc hiệu [23].
Vắc xin được chế tạo từ vi khuẩn
-

Vắc xin sống giảm động lực: vắc xin phòng lao - BCG, thương hàn


uống.
Vắc xin bất hoạt toàn thân vi khuẩn: vắc xin ho gà, tả, thương hàn tiêm.
Vắc xin giải độc tố: vắc xin bạch hầu, uốn ván.
Vắc xin thứ đơn vị: vắc xin ho gà vô bào, vắc xin cộng hợp Hib, vắc
xin cầu khuẩn phổi.
-

Vắc xin được chế tạo từ vi rút
-

Vắc xin vi rút sống giảm động lực: vắc xin sởi, bại liệt uống (OPV),

-

quai bị, rubella, sốt vàng.
Vắc xin bất hoạt toàn thân: vắc xin cúm, dại, viêm não Nhật Bản, bại

-

liệt (IPV), viêm gan A.
Vắc xin thứ đơn vị: vắc xin cúm, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp.

1.1.3.

Bảo quản vắcxin

Vắc xin phải được bảo quản theo đúng quy định về bảo quản thuốc trong dây
chuyền lạnh [23]. Nhiệt độ bảo quản vắc xin phải theo đúng hướng dẫn của
nhà sản xuất. Đa số các loại vắc xin được yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ từ

+2oC đến +8oC và không được tiếp xúc với nhiệt độ đơng băng [28].
1.2. Giới thiệu chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR)
1.2.1.

Khái niệm về tiêm chủng
Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin,

sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích kích thích cơ thể tạo ra
miễn dịch chủ động để phịng bệnh [7].
Tiêm chủng là hình thức gây miễn dịch chủ động nhờ vắc xin. Mũi tiêm
chủng đầu tiên cho người chưa bao giờ tiếp xúc với kháng nguyên thường tạo


5

ra kháng thể loại IgM. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng và thời gian tiêm, mũi
thứ hai sẽ kích thích đáp ứng miễn dịch nhanh hơn, cao hơn và thường là
kháng thể loại IgG. Sau khi tiêm đủ các mũi cơ bản, miễn dịch sẽ duy trì ở
mức độ cao trong thời gian dài và cho dù lượng kháng thể giảm xuống nhưng
do cơ chế trí nhớ miễn dịch nên đa số trường hợp vẫn có khả năng kích thích
cơ thể đáp ứng nhanh khi tiếp xúc lại với mầm bệnh [23].
Trong suốt 200 năm qua kể từ khi thầy thuốc người Anh Edward Jenner
dùng vẩy đậu bò để phòng bệnh đậu mùa ở người cho đến nay, tiêm chủng đã
góp phần đáng kể vào việc phịng ngừa bệnh, kiểm sốt được ít nhất 10 bệnh
chính sau đây ở nhiều khu vực trên thế giới: đậu mùa, uốn ván, sốt vàng, các
bệnh gây ra bởi Haemophilus influenza type B, bại liệt, sởi, quai bị và rubella
[1]. Tác động của việc tiêm chủng đối với sức khỏe con người trên tồn thế
giới là vơ cùng to lớn mà khơng có một phương thức hay một kháng sinh nào
có thể ảnh hưởng lớn đến việc làm giảm tỷ lệ chết cho cộng đồng như vắc xin.
1.2.2.


Chương trình tiêm chủng mở rộng trên thế giới
Chương trình TCMR được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng

từ năm 1974. Đến nay, qua 4 thập kỷ, chương trình đã mở rộng diện triển khai
và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và nhiều quốc gia khác nhau. Các vắc
xin phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, viêm màng
não mủ do Haemophius influenza type B được đưa vào chương trình TCMR ở
hầu hết các nước kể cả các nước đang phát triển.
Thành quả của chương trình TCMR đem lại đã góp phần đẩy lùi nhiều
bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong của con người, đặc biệt là đối với trẻ em ở các
nước đang phát triển. Đến nay, bệnh bại liệt đã được thanh tốn ở nhiều nước
Châu Mỹ, Châu Âu, Trung Đơng và Tây Thái Bình Dương, và chỉ cịn lưu
hành ở một số nước Châu Phi, Châu Á như: Ấn Độ, Băngladesh, Pakistan,
Cơng Gơ... Năm 2002, có 135 nước đã loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh.
Năm 2006 số mắc uốn ván sơ sinh trên toàn cầu giảm 1,55 lần so với năm


6

1980 [14]. Cơng tác phịng chống bệnh sởi được đẩy mạnh. Số trẻ em chết vì
bệnh sởi đã giảm khoảng 80% từ 733.000 trường hợp tử vong vào năm 2000
xuống cịn 164.000 vào năm 2008.
1.2.3.

Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981

do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO và UNICEF. Chương trình có
mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1

tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến gây tử vong cao.
Sau một thời gian thí điểm (1981-1984), chương trình từng bước mở rộng dần
về cả địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Tới nay, toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi
trên tồn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với chương trình TCMR [8].
Có 5 loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi
hiện đang triển khai trên toàn quốc [7]:


Vắc xin lao (BCG): Phịng bệnh Lao.



Vắc xin viêm gan B (VGB): Phịng bệnh viên gan B.



Vắc xin bại liệt uống (OPV): Phịng bệnh Bại liệt



Vắc xin bại liệt tiêm (IPV): Phịng bệnh Bại liệt



Vắc xin sởi: Phịng bệnh Sởi.



Vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hib): Phịng được các bệnh Bạch hầu,
Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Viêm phổi và viêm màng não mủ do vi

khuẩn Hib - Haemophilus influenzae type B.


7

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi tại Việt Nam [5]:
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi trong chương trình
TCMR

Tháng tuổi
Sơ sinh (càng sớm

Vắc xin
BCG

Phòng bệnh
Lao

càng tốt, riêng VGB
cần tiêm sớm trong Viêm gan B

Viêm gan B

vòng 24h sau sinh)
OPV uống lần 1
2 tháng tuổi

ComBe Five mũi
1
OPV uống lần 2


3 tháng tuổi

ComBe Five mũi
2
OPV uống lần 3

4 tháng tuổi

ComBe Five mũi
3

Bại liệt
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván –
Viêm gan B – Viêm màng não
mủ do Hib
Bại liệt
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván –
Viêm gan B – Viêm màng não
mủ do Hib
Bại liệt
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván –
Viêm gan B – Viêm màng não

mủ do Hib
5 tháng tuổi
IPV
Bại liệt
9 tháng tuổi
Sởi mũi 1

Sởi
Sau hơn 38 năm hoạt động, chương trình TCMR đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
của cộng đồng. Từ năm 1993 đến năm 2010, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
dưới 1 tuổi liên tục đạt trên 90% (riêng năm 2007 chỉ đạt 81,8% do ảnh hưởng
của các phản ứng sau tiêm vắc xin viêm gan B); tỷ lệ tiêm chủng vắc xin uốn
ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ luôn đạt 80-90%. Năm 2000,
Việt Nam chính thức được WHO cơng nhận thanh tốn bại liệt. Năm 2005,
Việt Nam tiếp tục được WHO công nhận loại trừ uốn ván sơ sinh trên đơn vị
huyện. Bệnh ho gà và bạch hầu là những bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao ở trẻ


8

em trước khi có chương trình TCMR, nay đã được khống chế [2]. Tỷ lệ mắc
ho gà năm 2010 chỉ còn 0,1/100.000 dân giảm 844 lần so với năm 1984
(84,4/100.000) Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu năm 2010 còn 0,007/100.000 dân
giảm 586 lần với năm 1984 (4,1/100.000 dân) [1].
1.3. Phản ứng sau tiêm chủng
1.3.1. Khái niệm phản ứng sau tiêm chủng

Phản ứng sau tiêm chủng là hiện tượng bất thường về sức khỏe bao
gồm các biểu hiện tại chỗ tiêm chủng hoặc tồn thân xảy ra sau tiêm chủng,
khơng nhất thiết do việc sử dụng vắc xin, bao gồm phản ứng thông thường
sau tiêm chủng và tai biến nặng sau tiêm chủng [5].
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng bao gồm các phản ứng tại chỗ
như ngứa, đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt
và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) có thể là một phần của
đáp ứng miễn dịch bình thường. Các phản ứng này thơng thường là nhẹ và tự
khỏi.

Phản ứng nặng sau tiêm chủng là phản ứng bất thường sau tiêm chủng
có thể đe dọa đến tính mạng người được tiêm chủng (bao gồm các triệu chứng
như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt
cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở) hoặc để lại di chứng hoặc
làm người được tiêm chủng tử vong [35].
1.3.2. Nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng

Phản ứng do thuộc tính của vắc xin: Tác dụng phòng vệ của vắc xin
là do chúng kích thích hệ thống miễn dịch của người dùng, tổng hợp các
kháng thể, đẩy mạnh sự phá hủy vi sinh vật nhiễm hoặc trung hòa độc tố của
vi khuẩn [20]. Phản ứng tại chỗ, các triệu chứng toàn thân, sốt có thể là một
phần của phản ứng miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, một số thành phần của vắc
xin như tá dược, chất bảo quản, protein kháng nguyên (ho gà tồn tế bào)
cũng có thể gây phản ứng [33].


9

Phản ứng do sai sót trong thực hành tiêm chủng: xảy ra do sai sót
trong q trình thực hành tiêm chủng (chuẩn bị, pha hồi chỉnh, kỹ thuật tiêm,
bảo quản và sử dụng vắc xin không đúng).
Trùng hợp ngẫu nhiên: Xảy ra khi tiêm chủng nhưng nguyên nhân
không phải do vắc xin hoặc do sai sót trong khi tiêm chủng hay lo sợ do bị
tiêm mà do trùng hợp ngẫy nhiên với bệnh lý sẵn có hoặc do nguyên nhân
khác. Khi một phản ứng sau tiêm là trùng hợp ngẫu nhiên thì tình trạng này có
thể đã xảy ra ngay cả khi đối tượng chưa được tiêm chủng.
Do tâm lý lo sợ: Xảy ra do sự lo sợ hoặc do bị tiêm đau, khơng phải do
vắc xin hoặc sai sót trong thực hành tiêm chủng.
Không rõ nguyên nhân: Không xác định được nguyên nhân gây ra
phản ứng sau tiêm chủng .

1.4. Vắc xin ComBE Five
1.4.1.

Sơ lược về vắc xin ComBE Five
Vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B

và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) cho trẻ em
dưới 1 tuổi được đưa vào chương trình TCMR từ tháng 6 năm 2010.
Vắc xin ComBE Five, hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1, là vắc xin phối
hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt,
kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus
influenza type b (Hib) do công ty Bioligical E, Ấn Độ sản xuất loại 01 liều/lọ.
ComBE Five có tác dụng phịng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch
hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi
khuẩn Hib [21].
Thành phần vắc xin ComBE Five: mỗi liều 0,5ml chứa: Giải độc tố
bạch hầu 25 Lf (≥ 30 IU), giải độc uốn ván 5,5 Lf (≥ 60 IU), vi khuẩn ho gà
toàn tế bào bất hoạt 16 IOU (≥ 4 IU), kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B
≥ 12,5 μg, kháng nguyên vỏ (PRP) của vi khuẩn Hib kết hợp với 20 - 36 7µg


10

kháng độc tố uốn ván (protein mang) 11 μg, Al3+(as AlPO4) ≤1,25 mg, chất
bảo quản Thiomersa 0,01% w/v.
Vắc xin ComBE Five gây miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi gồm 3
liều, vào thời điểm trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Liều lượng: tiêm 0,5ml/ liều;
đường tiêm: tiêm bắp; vị trí: 1/3 giữa mặt ngồi đùi. Khơng tiêm vào mơng
hoặc tiêm dưới da, trong da vì nếu tiêm như vậy cơ thể sẽ khơng có khả năng
sinh đủ lượng kháng thể phịng bệnh. Khơng sử dụng vắc xin ComBE Five

cho trẻ sơ sinh và trẻ em trên 05 tuổi.
Vắc xin ComBE Five chống chỉ định với các trường hợp sau: trẻ có tiền
sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib lần tiêm
chủng trước hoặc vắc xin có thành phần DPT, viêm gan B và Hib như sốt cao
trên 39 độ C trong vòng 1-2 ngày sau tiêm vắc xin; dấu hiệu não hoặc màng
não, tím tái khó thở trong vịng 2 ngày sau tiêm vắc xin; khóc dai dẳng trên 3
giờ trong vịng 1 ngày sau tiêm vắc xin; giảm trương lực cơ trong vòng 02
ngày sau tiêm vắc xin.
Vắc xin ComBE Five tạm hoãn tiêm trong những trường hợp cụ thể
như sau: trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng; trẻ sốt
trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách); trẻ
mới truyền máu, các sản phẩm từ máu hoặc dùng các sản phẩm globulin miễn
dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch
điều trị viêm gan B; trẻ đang hoặc mới điều trị corticoid (uống, tiêm) trong
vịng 14 ngày; trẻ có cân nặng dưới 2000 gram.
1.4.2.

Phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five
Phản ứng sau tiêm của vắc xin ComBE Five tương tự những vắc xin có

chứa thành phần DPT, VGB và Hib khác.
Phản ứng thơng thường: 50% có thể có các phản ứng thông thường như
sốt, đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm, những biểu hiện này sẽ tự khỏi sau 1
đến 3 ngày sau tiêm.


11

Phản ứng hiếm gặp khi sử dụng vắc xin ComBE Five cũng như sử dụng
vắc xin DPT-VGB-Hib khác hoặc vắc xin DPT có thành phần ho gà tồn tế

bào như: khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vịng 48 giờ sau tiêm vắc xin với tỷ lệ
là <1/00 liều sử dụng; co giật kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày
sau tiêm vắc xin với tỷ lệ <1/100 liều sử dụng; giảm trương lực cơ, giảm đáp
ứng xảy ra trong vòng 48 giờ với tỷ lệ 1-2/1000 liều; sốc phản vệ có thể xảy
ra với tỷ lệ 20/1 triệu liều.
Ghi nhận phản ứng sau tiêm trên thế giới và Việt Nam về sử dụng
vắc xin ComBE Five:
Trên thế giới: Vắc xin ComBE Five đã được sử dụng với hơn 400 triệu
liều ở 43 quốc gia, qua thử nghiệm lâm sàng và các nước đã sử dụng khơng
có thơng tin về phản ứng nặng[6]. Theo báo cáo của nhà sản xuất gửi Bộ y tế
quốc gia Ấn Độ, từ 21/11/2015 đến 20/11/2016 tổng số liều vắc xin ComBE
Five được sử dụng khoảng 40 triệu liều, ghi nhận 11 trường hợp phản ứng
nghiêm trọng sau tiêm, trong đó có 05 trường hợp sốt cao, co giật, khóc dai
dẳng, nơn. Tất cả những trường hợp trên đều qua khỏi và không để lại di
chứng; còn lại 06 trường hợp tử vong (02 trường hợp sặc sữa, 01 trường hợp
viêm phổi, 01 trường hợp nhiễm trùng huyết, 01 trường hợp không rõ nguyên
nhân và 01 trường hợp có hội chứng chết đột ngột của trẻ sơ sinh.
Tại Việt Nam: Vắc xin ComBE Five được đưa vào sử dụng trong
chương trình TCMR quốc gia vào tháng 6 năm 2018 tại 7 tỉnh là Hà Nam,
Yên Bái, Bắc Giang, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tổng số có 17.356 trẻ được tiêm vắc xin ComBE Five, có 1.031 trường hợp
phản ứng sau tiêm chủng, chiếm 5,9%. Trong đó bao gồm 964 trường hợp
phản ứng thông thường; 64 trường hợp sốt trên 39 độ và 03 trường hợp phản
ứng nặng sau tiêm chủng.
Yêu cầu về chăm sóc trẻ sau tiêm chủng
Chăm sóc điều trị là một ưu tiên hàng đầu đối với mỗi trường hợp phản


12


ứng sau tiêm chủng. Những phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt
nhẹ và đau chỉ là những phản ứng tạm thời và có thể hồi phục nhờ sự chăm
sóc, xử trí của cha mẹ hoặc người chăm sóc [28]. Tuy nhiên, các trường hợp
tai biến nặng sau tiêm chủng cần phải được chăm sóc và điều trị tích cực tại
các cơ sở y tế. Các cán bộ y tế và người chăm sóc trẻ cần biết cách phát hiện,
điều trị và báo cáo phản ứng sau tiêm chủng một cách nhanh nhất. Đây là yếu
tố quan trọng nhằm đảm bảo việc điều trị sớm và kịp thời đối với mỗi trường
hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chính bởi lý do đó, Bộ Y tế qui định người nhà
của trẻ cũng cần được hướng dẫn theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng theo Thông
tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ y tế quy định chi tiết một số
điều của nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của chính phủ quy định
về hoạt động tiêm chủng[4].
Sau khi tiêm cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y
tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những trường hợp phản ứng bất thường
xảy ra. Mặt khác cần tiếp tục theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ
sau tiêm chủng. Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm
sóc trẻ, cần thực hiện theo một số nội dung cụ thể như sau:
+ Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
+ Cho trẻ bú hoặc ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không cho trẻ
bú hoặc ăn khi nằm, thường xuyên kiểm tra trẻ đặc biệt vào ban đêm.
+ Không đắp bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm.
+ Các dấu hiệu cần theo dõi: tinh thần, tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát
ban, biểu hiện tại chỗ tiêm, trẻ sốt cần cặp nhiệt độ.


13

+ Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay
cho nhân viên y tế để kip thời xử trí.
Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu:

+ Tinh thần: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ...
+ Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím mơi, thở ậm ạch
+ Sốt cao trên 39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ
+ Da nổi vân tím, chi lạnh
+ Nơn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kem, bỏ bú.
+ Co giật, phát ban hoặc trẻ có biểu hiện bất thường khiến gia đình lo
lắng.


14

CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2019.

2.1.2.Địa điểm nghiên cứu:
Tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
* Thành phố Điện Biên Phủ là một trong những địa phương trung tâm
tỉnh Điện Biên với đặc thù kinh tế đa dạng bao gồm kinh doanh, công nghiệp,
nông nghiệp… Với tổng diện tích tự nhiên 60,0905 km 2, dân số 70.639 người


15

phân bổ trên 09 đơn vị xã/phường. Với sự hỗ trợ của Chương trình Tiêm
chủng mở rộng Quốc gia và Khu vực, cùng với sự nỗ lực cố gắng của Sở Y tế

và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ và
09 Trạm y tế xã/phường trong những năm qua triển khai hoạt động TCMR
khá thuận lợi và đi vào nề nếp. Công việc giám sát thực hiện quy trình tiêm
chủng an tồn hàng tháng vẫn được duy trì tốt và đảm bảo 100% trạm y tế
xã/phường có cán bộ TTYT tham gia giám sát. Theo báo cáo của Trung tâm Y
tế thành phố Điện Biên Phủ là địa phương có tỷ lệ tiêm vắc xin trong TCMR
cao (trên 95%), chỉ một phần nhỏ sử dụng vắc xin dịch vụ.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên hai đối tượng
phù hợp cho từng mục tiêu:
- Mục tiêu 1: Đối tượng nghiên cứu là trẻ dưới 1 tuổi đã tham gia tiêm
chủng vắc xin ComBe Five trong Dự án tiêm chủng mở rộng tại các Trạm Y
tế xã, phường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trong
khoảng thời gian từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/6/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Trẻ dưới 1 tuổi thường trú tại thành phố Điện Biên Phủ;
+ Tiêm vắc xin ComBE Five tại Trạm Y tế các xã, phường trên địa bàn
thành phố Điện Biên Phủ;
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Trẻ vãng lai, không cư trú trên địa bàn xã, phường nghiên cứu.
+ Mẹ của trẻ từ chối tham gia nghiên cứu.
- Mục tiêu 2, 3: Đối tượng nghiên cứu là bà mẹ có con dưới 1 tuổi đã
tiêm vắc xin ComBE Five trong Dự án TCMR tại Tạm Y tế xã, phường trên
địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trong khoảng thời gian từ
ngày 01/01/2019 đến ngày 30/6/2019.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bà mẹ có con đã được lựa chọn vào nghiên cứu;


16


+ Có khả năng nghe, đọc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn;
+ Đồng ý tham gia vào nghiên cứu;
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bà mẹ bị hạn chế khả năng nghe, đọc, trả lời các câu hỏi phỏng vấn;
+ Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Tồn bộ trẻ em dưới 1 tuổi và bà mẹ có con đã được lựa chọn vào
nghiên cứu được tiêm vắc xin ComBE Five trong Dự án TCMR tại Tạm Y tế
xã, phường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trong
khoảng thời gian từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/6/2019.
Tổng số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin ComBE Five từ ngày
01/01/2019 đến 30/06/2019 là 356 trẻ với 695 lượt tiêm chủng.
Cỡ mẫu cho đối tượng là bà mẹ: 356 bà mẹ của trẻ đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.2.3. Biến số nghiên cứu chính:
Mục tiêu 1: Mơ tả thực trạng các phản ứng của trẻ dưới 01 tuổi sau
tiêm vắc xin ComBE Five tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên năm
2019.
- Số liều vắc xin ComBE Five đã tiêm;
- Tỷ lệ phản ứng tại chỗ;
- Tỷ lệ phản ứng toàn thân;
- Thời gian xuất hiện phản ứng;
- Thời gian kéo dài của phản ứng;
- Mức độ sốt;
Mục tiêu 2. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con
dưới 01 tuổi sau tiêm chủng vắc xin ComBE Five tại thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên năm 2019:



17

- Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm:
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ biết những biểu hiện của phản ứng nhẹ;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ biết những biểu hiện của phản ứng nặng;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ biết những hậu quả về sức khỏe có thể xảy ra
do phản ứng nặng;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ biết khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ có kiến thức đạt
- Thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sau tiêm:
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ thực hiện giữ sổ tiêm chủng cá nhân của trẻ;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ cung cấp các thơng tin về tình trạng sức khỏe
của trẻ trước khi tiêm chủng;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ tuân thủ qui định về thời gian theo dõi trẻ sau
tiêm tại cơ sở Y tế và tại nhà;
+ Lý do các bà mẹ không theo dõi trẻ đủ thời gian;
+ Cách chăm sóc trẻ khi có phản ứng xảy ra;
+ Số lượng (tỷ lệ) bà mẹ có thực hành đạt;
Mục tiêu 3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
chăm sóc trẻ của bà mẹ có con dưới 01 tuổi sau tiêm chủng vắc xin ComBE
Five tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên năm 2019:
- Mối liên quan giữa các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội của người mẹ với
kiến thức, thực hành của người mẹ trong việc chăm sóc trẻ sau tiêm;
- Mối liên quan giữa các phương thức truyền thông với kiến thức, thực
hành của người mẹ trong việc chăm sóc trẻ sau tiêm.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.Phương pháp và công cụ thu thập
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thông tin về phản ứng sau tiêm chủng: cán bộ y tế tại TYT và bà mẹ

theo dõi về tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi tiêm chủng trong 7 ngày sau
khi tiêm và ghi nhận những phản ứng sau tiêm chủng.
- Thông tin về kiến thức, thực hành của bà mẹ: phỏng vấn bà mẹ tại


18

trạm y tế và hộ gia đình.
Cơng cụ thu thập: Bộ câu hỏi, phiếu theo dõi được soạn thảo dựa trên
cơ sở tài liệu hướng dẫn của WHO về thực hiện chương trình TCMR, các
nghiên cứu về tiêm chủng đã thực hiện, quy định của Bộ Y tế và dự án TCMR
quốc gia về theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.
Điều tra viên: Điều tra viên gồm cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Điện Biên và Trung tâm Y tế thành phố Điện Biên Phủ, cán bộ y tế của
các Trạm Y tế xã, phường tham gia nghiên cứu.
2.3.2.Quy trình thu thập số liệu
Tuyển và tập huấn điều tra viên
Bước 1: Lựa chọn điều tra viên: Tuyển điều tra viên (ĐTV) là cán bộ
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, cán bộ y tế TTYT thành phố
Điện Biên Phủ, CBYT các trạm y tế có kiến thức tốt về TCMR, kỹ năng giám
sát tiêm chủng thường quy tại các trạm y tế phường.
Bước 2: Tập huấn ĐTV: Toàn bộ ĐTV được hướng dẫn kỹ lại về quy
trình thu thập thơng tin, cách sử dụng bảng phiếu theo dõi phản ứng sau tiêm,
phiếu phỏng vấn bà mẹ. Sau khi tất cả các ĐTV đều nắm rõ và thực hành tốt
việc phỏng vấn, theo dõi mới bắt đầu tiến hành thu thập số liệu.
Bước 3: Thu thập số liệu: ĐTV sẽ trực tiếp phỏng vấn các bà mẹ đưa con
đi tiêm chủng vắc xin ComBE Five. CBYT các trạm y tế sẽ theo dõi phản ứng
sau tiêm bằng phiếu theo dõi phản ứng sau tiêm dành cho CBYT.
2.4. Phân tích số liệu:
- Tất cả phiếu điều tra sau khi thu thập được làm sạch bằng tay sau điều

tra. Mã hóa và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.0.
- Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Phiên giải kết quả với bảng, đồ thị, bản đồ; Các kết quả thống kê được
biểu diễn với bảng kèm theo phiên giải.


19

2.5. Kiểm soát sai số:
- Các cán bộ tham gia nghiên cứu: Cán bộ nghiên cứu là những người
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, giám sát hệ thống, theo dõi hoạt
động y tế dự phòng.
- Chọn đúng đối tượng nghiên cứu.
- Cán bộ điều tra được tập huấn kỹ trước khi đi thực địa để hiểu rõ nội
dung nghiên cứu và bộ câu hỏi nghiên cứu.
- Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ sai số nhiễu và nhập
kép trước khi phân tích.
2.6. Đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của đối tượng
nghiên cứu. Không làm tổn hại tinh thần, thể chất của các đối tượng tham gia
trong nghiên cứu.
- Tất cả bà mẹ được chọn vào mẫu nghiên cứu được giải thích về mục
đích và nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng. Không tiết lộ bất cứ bí mật nào
về người được điều tra, chỉ nghiên cứu viên được phép sử dụng thông tin và
chỉ phổ biến thông tin khi được phép của đối tượng cung cấp thơng tin.
- Các quy trình thực hiện trong nghiên cứu đều theo quy trình chuẩn về
TCMR đã được Bộ Y tế ban hành trong Nghị đinh số 104/2016/NĐ – CP của
Thủ tướng Chính phủ và Thơng tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ
y tế quy định chi tiết một số điều của nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày
01/07/2016 của chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng nên khơng có gì

bất thường ảnh hưởng đến hoạt động tiêm chủng định kỳ tại địa phương.
- Các số liệu thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Tồn
bộ những thơng tin do các đối tượng nghiên cứu cung cấp và tiến hành quan
sát được đều được đảm bảo giữ kín, các thơng tin trả lời phỏng vấn, chỉ được
sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho địa phương sau khi kết thúc
nghiên cứu.


20

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ
Nội dung

Số lượng

n=356
≤ 25 tuổi
122
Nhóm tuổi
26-35 tuổi
202
>35 tuổi
32
Kinh
284
Dân tộc

Thái
59
Khác
13
Tiểu học
22
THCS
85
Trình độ học vấn
THPT
91
Trên THPT
158
Công chức/viên chức
141
Buôn bán
80
Nghề nghiệp
Lao động tự do
83
Nội trợ
40
Nghề khác
12
1 con
114
Số con sống
2 con
186
cùng

≥3 con
56
Nhận xét: Trong tổng số 356 bà mẹ tham gia nghiên cứu,

Tỷ lệ
(%)
34,3
56,7
9,0
79,8
16,6
3,6
6,2
23,9
25,5
44,4
39,6
22,5
23,3
11,2
3,4
32,0
52,2
15,8
độ tuổi của

bà mẹ dao động từ 20 đến 41 tuổi, trong đó chủ yếu bà mẹ thuộc nhóm tuổi từ
26-35 tuổi (56,7%), tiếp đến nhóm bà mẹ có độ tuổi dưới 25 tuổi (34,3%).
Nhóm bà mẹ từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất, chiếm 9,0%.
Bà mẹ thuộc dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (79,8%), tiếp đến nhóm

bà mẹ thuộc dân tộc Thái, chiếm tỷ lệ 16,6%. Đạt tỷ lệ thấp nhất là nhóm bà
mẹ có dân tộc khác (3,6%).
69,9% bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên, trong đó số bà mẹ có
trình độ học vấn trên THPT chiếm 44,4%, tiếp theo là bà mẹ có trình độ học


21

vấn là THPT (25,5%). Tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn là THCS chiếm 23,9%
và đạt tỷ lệ thấp nhất là nhóm bà mẹ có trình độ học vấn Tiểu học (6,2%).
Cán bộ viên chức, công chức là nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất
(39,6%), tiếp đến nhóm nghề nghiệp lao động tự do (23,3%), nhóm bà mẹ làm
nghề bn bán và làm nội trợ có tỷ lệ lần lượt là 22,5% và 11,2%. Chiếm tỷ lệ
thấp nhất là các ngành nghề khác, đạt 3,4%.
Số bà mẹ có 02 con sống cùng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,2%), tiếp đến
nhóm bà mẹ có 01 con sống cùng (32,0%), thấp nhất nhóm bà mẹ có 03 con
sống cùng (15,8%).

3.2. Thực trạng phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five
3.2.1. Số liều vắc xin ComBE Five trẻ đã tiêm

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tiêm vắc xin ComBE Five theo từng mũi (n=695)
Nhận xét: nhóm trẻ được tiêm mũi 1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,9%,
tiếp theo là nhóm trẻ tiêm mũi 2 (36,8%) và thấp nhất là nhóm tiêm mũi 3 với


22

21,3%.
3.2.2. Các phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five

Bảng 3.2. Các phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five
Phản ứng

Tấn số

Tỷ lệ %

51

7,3

Khơng có phản ứng

Chỉ có phản ứng tại chỗ
29
Chỉ có phản ứng tồn thân
289
Có cả phản ứng tại chỗ và toàn thân
326
Tổng
695
Nhận xét: Tỷ lệ phản ứng sau tiêm vắc xin ComBe Five

4,2
41,6
46,9
100,0
đạt 92,7%

trong đó số ca có cả 2 phản ứng tại chỗ và tồn thân chiếm tỷ lệ cao nhất

(46,9%), tiếp đến chỉ có phản ứng toàn thân (41,6%), chiếm tỷ lệ thấp nhất
bao gồm các trường hợp phản ứng tai chỗ (4,2%).
3.2.3. Phản ứng sau tiêm theo số liều vắc xin đã tiêm chủng
Bảng 3.3. Phản ứng sau tiêm theo số liều vắc xin đã tiêm chủng
Số liều vắc

Có phản ứng

Khơng có phản ứng

xin
Mũi 1

Tần số

Tỷ lệ %

Tần số

Tỷ lệ %

267

91,8

24

8,2

Mũi 2


238

93,0

18

7,0

Mũi 3

139

93,9

9

6,1

OR (95% CI)

0,841
(0,446-1,589)
0,856

(0,374-1,958)
Nhận xét: Các phản ứng sau tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3 chiếm tỷ lệ rất

cao (>91,8%), tăng dần theo số liều vắc xin đã tiêm tuy nhiên theo kết quả
nghiên cứu sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê.

3.2.4.Các phản ứng tại chỗ sau tiêm vắc xin ComBe Five
Biểu đồ 3.2. Phản ứng tại chỗ sau tiêm vắc xin ComBE Five
Các triệu chứng phản ứng sau tiêm thường gặp bao gồm: đau tại vị trí


23

tiêm (43,7%), sưng ở chỗ tiêm (38,6%) và đỏ ở vị trí tiêm (13,2%). Nổi u cục
cứng tại vị trí tiêm ít gặp hơn với tỷ lệ chỉ 4,5%.
3.2.5. Thời gian trung bình xuất hiện phản ứng tại chỗ
Bảng 3.4. Thời gian xuất hiện và kéo dài của các phản ứng tại chỗ
Dấu hiệu phản
ứng

Thời gian xuất
hiện sau tiêm
(giờ)

Sưng ở chỗ tiêm

5,9 ± 7,1

Đau tại vị trí tiêm

4,4 ± 5,5

tại vị trí tiêm

1 ngày
N (%)

111(81,0%)
141(90,9%

5,2 ± 4,3

)
42(89,4%)

11,9 ± 13,7

9(56,3%)

Đỏ ở vị trí tiêm
Nổi u cục cứng

Thời gian kéo dài
2 ngày
N (%)
19(13,9%
)

≥ 3 ngày
N (%)
7 (5,1%)

11(7,1%)

3 (2,0%)

3(6,4%)


2(4,2%)

2(12,5%)

5(31,2%)

Nhận xét: Các phản ứng tại chỗ thường xuất hiện khoảng từ 4-11 giờ
sau tiêm và kéo dài trong khoảng 1 ngày sau đó. Đau tại vị trí tiêm là phản
ứng xuất hiện sớm nhất với thời gian trung bình 4,4 giờ sau tiêm, 90,9% các
trường hợp sẽ khỏi sau đó 1 ngày, chỉ có tỷ lệ thấp khỏi trên 3 ngày sau tiêm
(2,0%).
Phản ứng thường xuất hiện muộn và kéo dài nhất là nổi u cục cứng tại
vị trí tiêm: xuất hiện 11,9 giờ sau tiêm và có thể kéo dài đến trên 3 ngày
(31,2%). Các phản ứng còn lại như sưng, đỏ tại vị trí tiêm thường xuất hiện
sau 5 giờ sau tiêm và khoảng 90% sẽ khỏi sau 1 ngày.
3.2.6. Các phản ứng tại chỗ theo số mũi vắc xin đã tiêm chủng
Bảng 3.5. Các phản ứng tại chỗ theo số mũi vắc xin đã tiêm chủng
Số liều
vắc xin

Có phản ứng
Tần
số

Tỷ lệ
%

Khơng có
phản ứng

Tần Tỷ lệ
số
%

OR (95% CI)

χ2

P


24

Sưng ở chỗ tiêm
Mũi 1

58

48,7

61

51,3

Mũi 2

50

50,5


49

49,5

Mũi 3

29

58,0

21

42,0

0,931
(0,451-1,983)
0,739
(0,327-1,647)

-

-

0,749

0,045

0,948

0,037


-

-

1,023

0,49

1,235

0,31

-

-

3,219

0,129

2,958

0,367

Đau ở chỗ tiêm
Mũi 1

67


49,6

68

50,4

Mũi 2

54

48,6

57

51,4

Mũi 3

34

51,5

32

48,5

1,041
(0,674-1,775)
0,892
(0,369-1.685)


Đỏ ở chỗ tiêm
Mũi 1

26

59,1

18

40,9

Mũi 2

13

46,4

15

53,6

Mũi 3

8

53,3

7


46,7

1,667
(1,196-3,286)
0,753
(0,198-1,686)

Nổi u cục cứng tại vị trí tiêm
1,8
1,118 0,063
Mũi 2
5
55,6
4
44,4
(1,128-3,359)
1,25
0,964 0,059
Mũi 3
1
50,0
1
50,0
(1,018-1,874)
Nhận xét: Trong số các phản ứng tại chỗ sau tiêm, chỉ có duy nhất
Mũi 1

9

56,3


7

43,8

phản ứng sưng ở chỗ tiêm là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mũi 1
và mũi 2 và giữa mũi 2 với mũi 3. Trong đó tỷ lệ phản ứng này xảy ra ở
những trẻ tiêm mũi 2 giảm hơn so với những trẻ tiêm mũi 1 với OR = 0,931
(95%CI: 0,451-1,983; p=0,045<0,05); những trẻ tiêm mũi 3 giảm hơn so với
những trẻ tiêm mũi 2 với OR = 0,739 (95%CI: 0,327-1,647; p=0,037<0,05).
Tất cả các phản ứng cịn lại đều khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các liều vắc xin được nhận.


25

3.2.7. Các phản ứng toàn thân sau tiêm vắc xin ComBe Five

Biểu đồ 3.3. Phản ứng toàn thân sau tiêm vắc xin ComBe Five
Sốt là phản ứng toàn thân hay gặp nhất với tỷ lệ khá cao (70,2%), tiếp
theo là quấy khóc nhẹ (23,1%) và ít hơn là bú ít/bỏ bú (3,4%). Các phản ứng
toàn thân nặng hơn thường hiếm khi xảy ra với tỷ lệ dưới 2% như: quấy khóc,
la hét trên 3h, nơn trớ.

3.2.8. Thời gian trung bình xuất hiện phản ứng toàn thân
Bảng 3.6. Thời gian xuất hiện và kéo dài của các phản ứng toàn thân
Dấu hiệu phản
ứng

Thời gian xuất

hiện sau tiêm
(giờ)

Sốt

6,5 ± 5,6

Quấy khóc nhẹ

5,5 ± 5,8

Thời gian kéo dài
1 ngày
N (%)
407(94,2%
)
131(92,3%

2 ngày
N (%)

≥ 3 ngày
N (%)

21(4,9%)

4(0,9%)

9(6,3%)


2(1,4%)


×