Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

UBND T7 - STC - Dinh huong thu chi NSDP 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.64 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

Số:

/BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày

tháng 7 năm 2017

BÁO CÁO
Định hướng về xây dựng dự toán thu - chi NSĐP năm 2018
và kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2018-2020
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy
định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách
nhà nước 03 năm;
Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân
sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2015 của Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh Lai Châu, lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;
UBND tỉnh báo cáo, xin chủ trương Ban Thường vụ Tỉnh ủy về định
hướng xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2018 và kế hoạch


tài chính - ngân sách 03 năm 2018-2020, cụ thể như sau:
A. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG DỰ TOÁN THU - CHI NSĐP NĂM 2018

I. Tình hình thực hiện dự tốn thu, chi NSĐP năm 2017
1. Về thu NSNN trên địa bàn
1.1. Thu NSNN trên địa bàn thực hiện 6 tháng là 681.400 triệu đồng, đạt
40% dự toán Trung ương giao, đạt 39% so với dự toán HĐND tỉnh giao 1, bao
gồm:
- Thu nội địa: Nghị quyết HĐND tỉnh giao là 1.725.000 triệu đồng, thực
hiện 6 tháng là 678.488 triệu đồng, đạt 40% so với dự toán Trung ương giao, đạt
39% so với dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 92% so với cùng kỳ năm 2016.

1

Thu NSNN trên địa bàn năm 2017: Trung ương giao là: 1.710.000 triệu đồng (Bao gồm: Thu nội địa:
1.685.000 triệu đồng, Thu từ hoạt động XNK: 25.000 triệu đồng); HĐND tỉnh giao là: 1.750.000 triệu đồng
(Bao gồm: Thu nội địa: 1.725.000 triệu đồng, Thu từ hoạt động XNK: 25.000 triệu đồng).

1


- Thu thuế XNK: Nghị quyết HĐND tỉnh giao là 25.000 triệu đồng, thực
hiện 6 tháng là 2.912 triệu đồng, đạt 12% so với dự toán Trung ương và HĐND
tỉnh giao.
1.2. Ước thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cả năm 2017 là: 1.800.000
triệu đồng, tăng 3% so với dự toán Trung ương giao, tăng 5% so với dự toán
HĐND tỉnh giao, bao gồm:
- Thu nội địa: Ước thực hiện cả năm 2017 là: 1.790.000 triệu đồng, tăng
6% so với dự toán Trung ương giao, tăng 4% so với dự toán HĐND tỉnh giao.
- Thu thuế XNK: Ước thực hiện cả năm 2017 là: 10.000 triệu đồng, đạt

40% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.
2. Về chi NSĐP năm 2017.
2.1. Tổng chi NSĐP thực hiện 6 tháng là: 2.946.977 triệu đồng, đạt 47%
so với HĐND tỉnh giao, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Tổng chi NSĐP ước thực hiện cả năm 2017 là: 6.356.000 triệu đồng,
tăng 3% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao
3. Đánh giá chung tình hình thực hiện dự tốn thu - chi ngân sách địa
phương năm 2017.
- Về kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2017
đạt thấp cả về tiến độ thực hiện dự toán và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016.
Nguyên nhân chủ yếu do nguồn thu từ các cơng trình thủy điện trên địa bàn phụ
thuộc lớn vào nguồn nước và kế hoạch điều độ phát điện của Tập đoàn Điện lực,
tình hình nợ đọng thuế cịn chiếm tỷ trọng cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tư
thấp, thu từ xuất nhập khẩu giảm mạnh. Để phấn đấu hoàn thành vượt dự toán
thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 so với dự tốn được HĐND tỉnh
giao, địi hỏi nỗ lực phấn đấu rất lớn các các ngành, các cấp, trong đó cần tập
trung phối hợp đơn đốc thu từ các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản
lý, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư, đôn đốc thu hồi nợ đọng
thuế, đồng thời siết chặt quản lý thu từ khu vực ngoài quốc doanh nhằm chống
thất thu, quản lý chặt chẽ nguồn thu phí sử dụng các cơng trình kết cấu hạ tầng
đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu Ma Lù Thàng, phí xăng dầu, thuế tài
nguyên khoáng sản từ vật liệu xây dựng và các khoản thu từ đất.
- Về điều hành chi ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm đảm bảo chặt
chẽ, tiết kiệm, đảm bảo nguồn theo dự toán được duyệt và mức tăng lương cơ sở
mới 1.300.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2017, chủ động cắt giảm những
nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết, cấp bách khi thu cân đối ngân sách khơng
hồn thành theo dự tốn.
2



II. Định hướng xây dựng dự toán thu, chi NSĐP năm 2018
1. Căn cứ xây dựng dự toán thu, chi NSĐP năm 2018
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
- Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách nhà nước năm 2017;
- Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm 2018;
2. Nguyên tắc xây dựng dự toán thu - chi NSĐP năm 2018
- Thực hiện các chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước chặt
chẽ đảm bảo tài chính địa phương an toàn, bền vững
- Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020.
- Đảm bảo nguồn chi cho các Đề án, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND đã được phê duyệt. Đồng thời quản lý chặt chẽ vốn đầu tư theo Luật Đầu
tư công.
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ chi theo hướng triệt để
tiết kiệm, hiệu quả theo hướng giảm mạnh chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư
phát triển, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách; thúc đẩy thực hành tiết kiệm
chống lãng phí gắn với cải cách hành chính gắn với sắp xếp lại bộ máy, tinh
giảm biên chế, nâng cao chất lượng dịch vụ cơng. Lồng ghép nguồn vốn thực
hiện các Chương trình nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn vốn.
- Giao quyền tự chủ tối đa cho các đơn vị sự nghiệp công lập nhất là các
lĩnh vực giáo dục, y tế.
3. Về thu NSNN trên địa bàn:

Xây dựng dự toán thu NSĐP năm 2018 là: 1.900.000 triệu đồng (trong đó
thu nội địa: 1.890.000 triệu đồng, thu thuế XNK: 10.000 triệu đồng), tăng
11,1% so với dự toán Trung ương giao năm 2017, tăng 8,6% so với dự toán
HĐND tỉnh giao năm 2017 và tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2017.
(Có biểu chi tiết số 01 kèm theo).
3


4. Về chi NSĐP:
4.1. Nguồn ngân sách địa phương năm 2018 được xác định trên cơ sở sau:
- Năm 2018 là năm thứ hai trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Do đó đối với chi thường xuyên
năm 2018 tiếp tục được xác định trên cơ sở Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg
ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ
dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Nghị quyết số
63/2016/NQ-HĐND ngày 10/12/2016 của HĐND tỉnh Lai Châu khóa XIV, kỳ
họp thứ tư Ban hành Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách địa phương năm 2017;
- Vốn chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn cân đối NSĐP; vốn đầu tư theo
các chương trình mục tiêu; vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
dự kiến theo Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch & Đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách
nhà nước giai đoạn 2016-2020; Công văn số 1186/BKHĐT-TH ngày 17/02/2017
của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc thực hiện Công điện số 226/CĐ-TTg.
- Vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình mục tiêu; Vốn sự nghiệp thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Dự kiến bằng dự toán Trung ương đã giao
trong năm 2017 (bao gồm cả kinh phí bổ sung trong năm).
- Dự kiến các khoản vay để trả nợ gốc và bù đắp bội chi ngân sách địa
phương là: 180.000 triệu đồng.
Trên cơ sở đó tổng nguồn thu ngân sách địa phương: 7.219.688 triệu

đồng, bao gồm:
- Bổ sung cân đối ổn định giai đoạn 2017-2020 là: 3.777.363 triệu đồng.
- Bổ sung có mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; bổ
sung chương trình mục tiêu: 1.601.525 triệu đồng.
- Thu cân đối NSĐP trên địa bàn: 1.830.800 triệu đồng.
- Thu từ các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN: 10.000 triệu
đồng.
4.2. Tổng chi NSĐP là 7.276.000 triệu đồng, tăng 18% so với dự toán
HĐND tỉnh giao năm 2017, tăng 14% so với ước thực hiện năm 2017, bao gồm:
- Chi cân đối NSĐP: 5.831.860 triệu đồng.
+ Chi đầu tư phát triển: 671.112 triệu đồng.
+ Chi thường xuyên: 4.756.548 triệu đồng.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.000 triệu đồng.
4


+ Dự phòng ngân sách: 153.000 triệu đồng.
+ Chi trả nợ lãi các khoản vay của chính quyền địa phương: 200 triệu đồng.
+ Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 250.000 triệu đồng
- Chi CTMTQG: 696.768 triệu đồng.
- Chi thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ khác: 737.372 triệu đồng.
- Chi từ các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN: 10.000 triệu đồng.
(Có biểu chi tiết số 02 kèm theo)
B. ĐỊNH HƯỚNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH 03 NĂM 2018-2020

I. Căn cứ xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2018-2020
- Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
- Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ
quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách
nhà nước 03 năm;

- Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ
ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa
phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính
- ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa
phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
- Căn cứ Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Căn cứ Quyết định 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách nhà nước năm 2017;
- Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân sách nhà nước
năm 2018;
- Căn cứ Thơng tư số 71/2017/TT-BTC ngày 13/7/2017 của Bộ Tài chính
hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài
chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020;
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015-2020;
- Căn cứ Chương trình hành động số 12-Ctr/TU ngày 21/4/2017 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị
về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ cơng để đảm
bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững;
5


- Căn cứ các văn bản quy định hiện hành.
II. Dự báo tình hình
Dự báo những năm tới tình hình thế giới sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp,
kinh tế tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm, biến động giá cả thế giới, sự bất
ổn về tài chính, tiền tệ và vấn đề nợ công gây ra những hiệu ứng bất lợi với quá

trình phục hồi kinh tế thế giới là các yếu tố chứa đựng tiềm ẩn những rủi ro đối
với kinh tế nước ta. Bên cạnh đó kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn
do phải khắc phục thiên tai, hạn hán xâm nhập mặn, nước biển dâng, Chính phủ
khơng được vay các khoản vay ưu đãi, áp lực nợ công tăng cao... dẫn tới nguồn
vốn đầu tư hỗ trợ cho các tỉnh rất hạn chế, tác động tới phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
Đối với tỉnh Lai Châu tuy kinh tế có sự tăng trưởng khá ổn định nhất là hạ
tầng kinh tế - xã hội được đầu tư trong những năm qua khi hồn thành đưa vào
sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sản xuất bền vững tạo
nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục
quan tâm và có nhiều chính sách phát triển đối với các vùng sâu, vùng xa như
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng
cịn có những khó khăn thách thức. Đối với tỉnh ta vẫn là một tỉnh nghèo, khó
khăn nhất cả nước. Quy mơ kinh tế nhỏ bé, tích lũy từ nền kinh tế rất thấp, thu
hút nguồn lực đầu tư khó khăn trong khi nhu cầu chi rất lớn.
III. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Kế hoạch tài chính giai đoạn 2018-2020 được xây dựng trên cơ sở đánh
giá đúng tình hình và kết quả thực hiện kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân
sách giai đoạn 2011-2017. Bám sát các chỉ tiêu đã được định hướng tại Nghị
quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
- Giữ vững ổn định kinh tế, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng bảo
đảm kinh tế phát triển bền vững gắn với xóa đói giảm nghèo và xây dựng Nông
thôn mới, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng - an
ninh; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát
triển kinh tế xã hội, cải cách hành chính đồng bộ, tồn diện, đảm bảo tính hiệu
quả và hiệu lực của cơng tác quản lý giám sát tài chính.
- Kế hoạch tài chính giai đoạn 2018-2020 phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng và kế hoạch đầu tư trung

hạn giai đoạn 2016-2020. Đồng thời thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí
6


ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, trong lập dự toán và trong quản lý, sử dụng
ngân sách.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2020 bình quân
khoảng 16-20% GRDP, phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng
trên 3 lần giai đoạn 2011-2015. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tỷ
trọng thu nội địa chiếm trên 90%, tỷ trọng thu xuất nhập khẩu chiếm khoảng
10%. Sau năm 2020, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so với GRDP được
duy trì ở mức ổn định, hợp lý.
- Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2020 bình quân chiếm trên
50-55% GRDP. Trong tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng chi đầu tư phát
triển khoảng 30-35%, trong đó ưu tiên chi trả nợ; tỷ trọng chi thường xuyên
khoảng 60-65%;
- Bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, kiểm sốt chặt chẽ bội chi ngân
sách địa phương đảm bảo không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương
được hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
IV. Kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2018-2020
1. Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
a) Kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn được xây dựng trên cơ sở từ các
nguồn thu chủ yếu sau:
- Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn là
thu phát sinh từ việc khai thác các cơng trình thủy điện như: Thủy điện Lai
Châu, Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát, Nậm Mở 3, Nậm Na 2, Nậm Na 3, Nậm
Cát, Nậm Lụng, Chu Va và các cơng trình thuỷ điện nhỏ lẻ khác. Tuy nhiên từ
năm 2018 trở đi, các thủy điện lớn trên địa bàn sẽ đi vào hoạt động ổn định, do
đó mức tăng thu các năm tiếp theo sẽ ổn định, tăng trưởng chậm lại tạo áp lực

trong cân đối các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh.
- Nguồn thu từ sản xuất, chế biến chè, cao su đã được đầu tư các năm đến
thời kỳ thu hoạch sản lượng.
- Các khoản thu từ đất (đấu giá đất, cấp quyền sử dụng đất, thuế đất).
- Thu từ phí, lệ phí và thu thuế tài nguyên khai thác khoáng sản từ vật liệu
xây dựng.
- Thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ, vận tải, du lịch, đầu tư xây
dựng cơ bản...
b) Kế hoạch thu NSNN trên địa bàn 03 năm 2018-2020, cụ thể như sau:
7


- Năm 2018: 1.900 tỷ đồng (Thu nội địa: 1.890 tỷ đồng, Thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu: 10 tỷ đồng), tăng 11,1% so với dự toán Trung ương giao năm
2017, tăng 8,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2017 và tăng 5,6% so với
ước thực hiện năm 2017.
- Năm 2019: 2.090 tỷ đồng (Thu nội địa: 2.075 tỷ đồng, Thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu: 15 tỷ đồng), tăng 10% so với dự kiến thu năm 2018.
- Năm 2020: 2.260 tỷ đồng (Thu nội địa: 2.240 tỷ đồng, Thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu:20 tỷ đồng), tăng 8% so với dự kiến thu năm 2019.
2. Về chi ngân sách nhà nước.
Với mục tiêu tổng quát trong chiến lược tài chính đến năm 2020 là xây
dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn
định kinh tế vĩ mơ, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết tốt
các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn
lực tài chính trong xã hội hiệu quả, cơng bằng; cải cách hành chính đồng bộ,
tồn diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của cơng tác quản lý, giám sát tài
chính. Dự kiến các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương 03 năm 2018-2020 được
xác định trên cơ sở:

- Về chi thường xuyên thực hiện chủ trương cơ cấu lại chi ngân sách nhà
nước theo hướng triệt để tiếp kiệm chi thường xuyên để tăng nguồn vốn chi đầu
tư phát triển; thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cải cách hành chính
nâng cao chất lượng dịch vụ cơng. Dự kiến nhiệm vụ chi thường xuyên bao quát
đầy đủ các chế độ chính sách do Trung ương ban hành đến 31/5/2017.
Dự kiến Trung ương thực hiện điều chỉnh mức tiền lương cơ sở hàng năm
tăng khoảng 7%/năm, thời điểm từ ngày 01/7/2017.
- Giai đoạn 2018-2020 dự kiến Trung ương sẽ tiếp tục triển khai các chính
sách quan tâm đầu tư đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - cơng nghệ
và các chính sách liên quan đến cán bộ, công chức viên chức công tác tại các
vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và người
dân thuộc các hộ nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số.
- Công tác xố đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Dự kiến nhiệm vụ chi giai đoạn 2018-2020 tiếp tục thực hiện các nội dung chính
sách xố đói giảm nghèo, tăng cường đầu tư ở vùng sâu, vùng xa và người dân
tộc thiểu số....
- Kế hoạch vay và trả nợ gốc các khoản vay đến hạn 03 năm giai đoạn
2018-2020 để phục vụ chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phải
8


được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương không vượt
quá mức dư nợ tối đa theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
* Từ những định hướng về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Dự kiến tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2018-2020 cụ thể như sau:
- Dự kiến tổng chi NSĐP năm 2018: 7.276tỷ đồng, tăng 14% so với ước
thực hiện chi ngân sách địa phương năm 2017.
- Dự kiến tổng chi NSĐP năm 2019: 7.295 tỷ đồng, tăng 3,3% so với dự
kiến chi ngân sách địa phương năm 2018.
- Dự kiến tổng chi NSĐP năm 2020: 7.600 tỷ đồng, tăng 4,2% so với dự

kiến chi ngân sách địa phương năm 2019.
(Có biểu chi tiết số 03, 04 kèm theo).
Trên đây là định hướng xây dựng dự toán thu - chi NSĐP năm 2018 và kế
hoạch tài chính - ngân sách 03 năm 2018-2020. UBND tỉnh báo cáo - Trình Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương để UBND tỉnh triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Các đ/c Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Lưu: VT, TH.

Đỗ Ngọc An

9


10



×