Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tcvn10960-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.03 KB, 21 trang )

Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10960:2015

HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ - PHƯƠNG PHÁP ĐO THỦ CÔNG
Guidelines for petroleum measurement - Proving systems - Manual gauging
Lời nói đầu
TCVN 10960:2015 được xây dựng trên cơ sở tham khảo API 3.1A:2013 Manual gauging of petroleum
and petroleum products.
TCVN 10960:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống
dẫn kín biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố.
HƯỚNG DẪN ĐO DẦU MỎ - PHƯƠNG PHÁP ĐO THỦ CÔNG
Guidelines for petroleum measurement - Proving systems - Manual gauging
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định:
a) quy trình đo thủ cơng dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ trong bể khơng có áp mái cố định có mái phao
và các hầm chứa trên tầu;
b) quy trình thủ cơng đo mức nước tự do có trong xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ;
c) các phương pháp được sử dụng để kiểm tra độ dài của thước ngoài hiện trường, ảnh hưởng của
khối lượng quả dọi và nhiệt độ lên chiều dài của thước, và
d) các ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến vị trí của điểm đo chuẩn (tấm mức và điểm đo chuẩn).
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ dầu mỏ bao gồm dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc các chất lỏng
thường gắn liền với công nghiệp dầu mỏ.
Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng để đo các đại lượng chất lỏng có áp suất hơi Reid dưới
103 kPa (15 psia).
Tiêu chuẩn này không bao gồm phương pháp xác định dung tích chứa của bể từ các số đọc trên
thước.
Tiêu chuẩn này cũng không bao gồm việc xác định nhiệt độ, khối lượng riêng, tỷ trọng API, các tạp


chất lơ lửng và nước trong thành phần chứa trong bể không.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm cơng bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn khơng ghi năm cơng bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
API Manual of petroleum measurement standards - Chapter 2 (all part): Tank calibration (Tiêu chuẩn
hướng dẫn đo lường xăng dầu (API Chương 2: (Tất cả các phần) Hiệu chuẩn bể chứa)
API Manual of petroleum measurement standards - Chapter 3: Tank gauging (Tiêu chuẩn hướng dẫn
đo lường xăng dầu (API Chương 3: Phương pháp đo bể)
API Manual of petroleum measurement standards - Chapter 17 (all part): Marine measurement (Tiêu
chuẩn hướng dẫn đo lường xăng dầu (API Chương 17 (tất cả các phần): Đo dầu cho hàng hải)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Phép đo đóng (Closing gauge)
Phép đo lượng chứa hoặc lượng hao hụt (độ vơi) được thực hiện sau khi chuyển nguyên liệu vào
hoặc ra khỏi bể chứa.
3.2. Vùng tới hạn (Critical zone)
Khoảng cách giữa điểm mái phao nằm trên các giá đỡ tiêu chuẩn và điểm mái phao di chuyển tự do
được tham chiếu trên bảng dung tích của bể chứa

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

3.3. Đường cắt (Cut)
Đường danh giới trên thang đo do nguyên liệu đang được đo tạo thành.
3.4. Tấm mức (Datum plate)

Tấm kim loại được đặt ngay bên dưới điểm đo chuẩn tạo ra mặt tiếp xúc cố định để phép đo độ sâu
có thể thực hiện được từ đó.
3.5. Nhũ tương (Emulsion)
Hỗn hợp dầu/nước khơng phân tách
3.6. Nước tự do (Free water)
Nước chứa tại ở trạng thái phân tách
3.7. Đo lượng chứa (nhúng) (Innage gauge (dip))
Mức chất lỏng trong bể chứa được đo từ tấm mức hoặc từ đáy bể chứa đến bề mặt của chất lỏng
3.8. Độ nghiêng (List)
Độ nghiêng hoặc độ dốc của hầm chứa về phía cửa hoặc mạn phải so với phương thẳng đứng được
biểu thị bằng độ.
3.9. Thước chuẩn (Master tape)
Thước được sử dụng để hiệu chuẩn thước công tác dùng để đo bể chứa và được xác định theo Báo
cáo hiệu chuẩn tại 20 oC [68 oF ] và tại sức căng cụ thể theo quy định của Viện Đo lường quốc gia..
3.10. Chiều cao quan sát được (Observed gauge height)
Khoảng cách thực từ đáy bể chứa hoặc tấm mức đến điểm đo chuẩn tại thời điểm đo bể chứa
3.11. Phép đo mở (Opening gauge)
Phép đo lượng chứa hoặc lượng hao hụt (độ vơi) được thực hiện trước khi vận chuyển thành phần
chứa trong bể vào hoặc ra khỏi bể chứa.
3.12. Đo lượng hao hụt (độ vơi) (Outage gauge (ullage))
Khoảng cách từ mặt chất lỏng trong bể chứa đến điểm đo chuẩn của bể chứa
3.13. Chiều cao đo chuẩn (Reference gauge height)
Khoảng cách thẳng đứng lấy theo bảng dung tích bể chứa, giữa điểm đo chuẩn trên lỗ đo và điểm
dấu mốc trên đáy bể hoặc tấm mức
3.14. Điểm đo chuẩn (Reference gauge point)
Điểm mà tất cả các phép đo mức chất lỏng phải được thực hiện:
a) khi xác định tại thời điểm hiệu chuẩn bể chứa và khi tra cứu trên bảng dung tích của bể chứa
b) khi điều chỉnh theo các hướng dẫn trong API Chương 2 và API Chương 3 và tất cả các phép tính
hiệu chính được thực hiện hoặc bảng dung tích mới được ban hành đều phải dựa trên vị trí điểm đo
mới.

3.15. Bảng dung tích bể (bảng đo của bể chứa) (Tank gauge table)
Bảng chỉ ra các mức dung tích hoặc thể tích trong bể chứa đối với các các mức chất lỏng khác nhau
được đo từ điểm đo chuẩn.
4. Thiết bị đo
4.1. Quy định chung
Điều này đề cập đến các thiết bị đang được sử dụng hiện nay. Bao gồm cả các thiết bị mới chưa
được sử dụng rộng rãi trong thương mại miễn là độ chính xác của các thiết bị này nằm trong các
dung sai sai số cho phép lớn nhất được qui định trong tiêu chuẩn này và các qui trình sử dụng chúng
phải có khả năng đạt được mức độ chính xác tương đương.
Tất cả các thiết bị đo mức phải thích hợp với việc sử dụng trong các môi trường nguy hiểm và phải
được tiếp đất đúng cách (xem API 2003).
4.2. Thước đo mức khơng có cơ cấu điện tử, quả dọi, cọc đo
4.2.1. Yêu cầu chung

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Thước vạch (xem Hình 1) được sử dụng để đo lượng chứa hoặc hao hụt phải đáp ứng các qui định
sau đây:
a) Vật liệu: Thép (hoặc vật liệu khơng bị ăn mịn, nếu thước dùng để đo thành phần chứa trong bể có
tính ăn mịn).
b) Độ dài: Thước đo có độ dài liên tục phù hợp với chiều cao của bể cần được đo.
c) Chiều dầy độ rộng: Mặt cắt ngang của thước phải đảm bảo khi thước nằm ngang trên một mặt
phẳng sẽ không bị kéo dãn hơn 0,0075 % một đơn vị kéo.
d) Hộp bảo vệ: Tang và quay tay phải bền; cụm chi tiết được đặt trong khuôn hoặc hộp.
e) Đầu tự do: được gắn với một khóa nhanh lị xo hoặc cơ cấu khóa khác để quả dọi có thể gắn được

vào đó. Khóa nhanh kiểu móc lị xo sẽ làm giảm sụ đứt, gãy thước đo.
f) Thang đo:
1) Thước đo lượng chứa - được chia độ theo đơn vị mét, centimet và milimét. Đầu quả dọi phải là
điểm 0 của thang đo;
2) Thước đo lượng hao hụt - được chia độ theo mét, centimét và milimét. Điểm không của thang đo là
điểm tiếp xúc giữa khóa nhanh và vịng treo quả rọi.
CHÚ THÍCH 1: Khơng sử dụng thước bị thắt nút hoặc nối hay có các vạch dấu khơng rõ ràng.
CHÚ THÍCH 2: Thước đo lượng chứa có thể được sử dụng để đo cả lượng chứa chứa hoặc lượng
hao hụt tuy nhiên thước đo lượng hao hụt chỉ được sử dụng để đo lượng hao hụt.

a) Thước cuộn và quả dọi thơng thường

b) Cọc đo nước thơng thường

Hình 1 - Thước cuộn, quả dọi và cọc đo nước thông thường
Cọc đo nước, quả dọi khắc vạch hình trụ, hình vng hoặc hình chữ nhật (xem Hình 1) phải phù hợp
với các qui định sau:
a) Vật liệu: khơng bị ăn mịn và phát lửa;

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

b) Chiều dài thông thường: quả dọi hoặc cọc đo là 15 cm, 30 cm hoặc 45 cm;
c) Khối lượng: đủ nặng để giữ thẳng thước phù hợp với các yêu cầu về độ chính xác;
d) Vịng treo: phần khơng thể thiếu của quả dọi hoặc cọc đo, thường được gia cố bằng ống cách điện
cứng để chống ăn mòn;

e) Đỉnh: quả dọi và cọc đo đo lượng chứa phải có đỉnh hình nón đủ cứng để tránh hư hỏng khi va
chạm với kim loại khác;
f) Thang đo:
1) Quả dọi và cọc đo lượng chứa - được khắc vạch trên một mặt theo đơn vị centimét với độ chia tối
thiểu là 1 mm. Điểm không của thang đo là tại đỉnh của quả dọi;
2) Quả dọi đo lượng hao hụt/độ vơi - được khắc vạch trên một mặt theo đơn vị cm với độ chia tối
thiểu là 1 mm. Điểm không của thang đo nằm bên trong của vòng treo, ngoại trừ quả dọi đo lượng
hao hụt/độ vơi “giãn nở” (xem Hình 1).
4.2.2. Các yêu cầu về độ chính xác của thước đo và cọc đo cơ học
4.2.2.1. Độ chính xác
Thước đo mới phải được kiểm tra trên toàn bộ chiều dài của thước để xác định rằng các chữ số và
vạch chia giữa các chữ số được vạch trên thước một cách chính xác. Độ chính xác của thước cơng
tác và quả dọi đi kèm phải được kiểm định bằng cách so sánh với thiết bị chuẩn (ví dụ thước chuẩn)
đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hoặc được dẫn xuất từ chuẩn quốc gia. Độ chính xác
của thước cơng tác phải phù hợp với các yêu cầu trong A.3
4.2.2.2. Chu kì kiểm định
Thước đo và quả dọi đi kèm phải được kiểm tra hàng ngày hoặc trước khi sử dụng (trường hợp
không sử dụng thường xuyên) để đảm bảo rằng hiện tượng ăn mịn trên khóa nhanh của thước, vịng
treo quả rọi hoặc đầu quả dọi không tạo ra sai số khi đọc thang đo của thước. Phải kiểm tra cả chỗ
thắt nút trên thước. Thước bị thắt nút, không rõ ràng hoặc bị ghép nối đều không được sử dụng.
Thước công tác có quả dọi đi kèm phải được kiểm định độ chính xác khi cịn mới và ít nhất một lần
hằng năm sau đó theo qui trình trong Phụ lục A.
4.2.2.3. Khắc vạch
Thước đo chia độ và quả dọi của mỗi thước đo phải được khắc vạch bằng chuỗi các chữ số đồng
nhất để có thể diễn giải được trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn phục vụ cho mục đích kiểm tra.
4.3. Thiết bị đo kiểu điện tử di động
4.3.1. Yêu cầu chung
Thước đo kiểu điện tử di động (PEGD) thường bao gồm một cơ cấu cảm biến điện tử được gắn trên
thước đo và một hộp hiện số. Các thiết bị này phải có độ chính xác đo lường giống như thước đo và
quả dọi cơ học và phải được hiệu chuẩn hoặc kiểm định dựa trên phép đo chuẩn (xem Phụ lục A)

Thiết bị có thể được thiết kế cho các ứng dụng đo mở, đo giới hạn hoặc đo đóng. Các phép đo đóng
hoặc đo giới hạn thường yêu cầu sử dụng thước đo kiểu điện tử cùng với một van khóa hơi thích
hợp.
4.3.2. Cấu tạo và vạch chia
Vật liệu chế tạo và vạch chia của thước đo chính phải phù hợp với qui định đối với thước đo nêu
trong 4.2
4.3.3. Khắc vạch
Thước chia độ, đầu cảm biến và thân khung cuộn của mỗi PEGD phải được khắc vạch bằng các dãy
số đồng nhất để có thể diễn giải trên giấy chứng nhận hiệu chuẩn phục vụ cho mục đích kiểm tra.
4.3.4. Điểm “khơng”
Do thiết kế của đầu đo được sử dụng, đỉnh của đầu đo có thể không phải là điểm “không” của thước
đo. Trong trường hợp này, phải thực hiện điều chỉnh số đọc để chuyển đổi chiều cao chuẩn quan sát
được sang chiều cao chuẩn được hiệu chính. Việc điều chỉnh này phải được thể hiện trên giấy chứng
nhận hoặc trong hướng dẫn của nhà sản xuất
4.3.5. Các yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo kiểu điện tử di động
4.3.5.1. Độ chính xác

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

Thước đo mới phải được kiểm tra trên toàn bộ chiều dài của thước để xác định rằng các chữ số và độ
chia giữa các chữ số được vạch trên thước một cách chính xác. Độ chính xác của PEGD, thước cơng
tác và bộ cảm biến đi kèm phải được kiểm định bằng cách so sánh với thiết bị chuẩn (ví dụ thước
chuẩn) đã được chứng nhận bởi các cơ quan đo lường có thẩm quyền hoặc được dẫn xuất từ chuẩn
đo lường quốc gia bằng cách sử dụng qui trình trong Phụ lục A. Độ chính xác của thước cơng tác phải
phù hợp với các yêu cầu trong A.3.

4.3.5.2. Chu kì kiểm định
Bộ thước đo kiểu điện tử di động phải được kiểm tra hằng ngày hoặc trước khi sử dụng (trường hợp
không sử dụng thường xuyên) để đảm bảo rằng thước đo/cảm biến không tạo ra sai số khi đọc thang
đo của thước và cảm biến làm việc đúng chức năng. Thước bị thắt nút, không rõ ràng hoặc bị ghép
nối đều không được sử dụng.
PEGD phải được kiểm định khi còn mới và ít nhất một lần hàng năm sau đó bằng cách sử dụng quy
trình trong Phụ lục A.
4.4. Thiết bị đo mức khác
4.4.1. Quả dọi mở rộng đo lượng hao hụt /độ vơi
Quả dọi mở rộng (xem Hình 1) được thiết kế để đo lượng hao hụt/độ vơi cùng với thước đo lượng
hao hụt. Các qui định đối với tỉ lệ chia độ của quả dọi giống với quả dọi thông thường.
4.4.2. Thuốc chỉ thị mức nước
Thuốc chỉ thị mức nước được sử dụng cùng với cọc đo, quả dọi và thước đo để chỉ thị xăng dầu và
mặt nước tự do. Thuốc thử phải không được phản ứng với xăng dầu hoặc nhũ tương nhưng nó phải
đổi màu khi tiếp xúc với nước tự do.
CHÚ THÍCH: Thuốc thử nước chỉ thị nhũ tương bằng cách tạo đốm có thể được sử dụng tuy nhiên
không được sử dụng thuốc thử nước chỉ ra nhũ tương bằng sự thay đổi màu sắc hoàn toàn trong thời
gian nhúng được qui định trong Điều 6.
4.4.3. Thuốc chỉ thị sản phẩm
Đối với xăng dầu nhẹ, mức chất lỏng không thể đọc được trên thước do xăng dầu bay hơi trong khi
thước được kéo lên từ chất lỏng. Để khắc phục vấn đề này, thuốc thử sản phẩm được bôi vào thước.
Khi thuốc thử tiếp xúc với dầu mỏ nó sẽ đổi màu hoặc hịa tan vì thế hiển thị số chỉ (vạch cắt).
4.4.4. Bơm hút dầu
Bơm hút kiểu ống chữ U (xem 6.2) là một dụng cụ lấy mẫu có thể được sử dụng để đo gần đúng
lượng nước tự do hoặc dầu bị nhũ tương hóa, cặn và các mức nước trong đáy bể.
4.5. Thước đo nước
4.5.1. Yêu cầu chung
Thước đo nước được sử dụng cùng với thuốc chỉ thị mức nước và được thiết kế riêng để đo độ sâu
nước tự do nằm dưới dầu đục.
4.5.2. Cấu tạo

Thước đo nước IP như nêu trong Hình 2, khung ngồi và phần cách điện phải được làm bằng đồng
(để duy trì việc liên tục tiếp đất qua thước đo chiều sâu bằng thép). Các bộ phận bằng nhựa trong
suốt thay thế phải được xác định sao cho không làm xuất hiện nguy cơ tĩnh điện trong khi vẫn cho
phép phản ứng với thuốc chỉ thị mức nước để quan sát được trên thước. Diện tích bề mặt của mỗi
tấm nhựa thay thế phải nhỏ hơn 2.8x10-3 m2. Khối lượng của thước phải đủ nặng để đảm bảo rằng
thước đo độ sâu được giữ căng (khi nó được dùng để kiểm tra chiều cao chuẩn của bể tại cùng thời
điểm đo nước tự do).
Mặt đáy phải là gốc ‘0’ đối với độ chia của thước nhưng không phải là gốc ‘0’ đối với thước đo độ sâu.
CHÚ THÍCH: Do thước dài hơn 200 mm so với quả dọi tiêu chuẩn, một số hiệu chính bằng 200 mm
được thêm vào các số đọc được từ thước đo được sử dụng để treo thước đo nước (ví dụ khi chiều
cao chuẩn của bể được kiểm tra bằng cách sử dụng một thước đo kết hợp với thước thử nước thay
cho việc sử dụng thước đo kèm quả dọi).
4.5.3. Khắc vạch
Toàn bộ chiều dài của mặt thước phải được chia độ với giá trị vạch chia 1 mm. Mỗi vạch 5 mm và 10
mm phải có chiều dài tăng lên để dễ đọc. Mỗi vạch 50 mm phải được đánh số để chỉ thị khoảng cách
theo centimét từ mặt đáy. Khối lượng danh nghĩa của thước cũng phải được ghi.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

5. Qui trình đo
5.1. Tóm tắt phương pháp
Có hai qui trình cơ bản được sử dụng để thu thập số đọc trên thước - lượng chứa và lượng hao hụt
(độ sâu và độ vơi). Thước đo lượng chứa dùng để đo trực tiếp độ sâu của chất lỏng. Thước đo lượng
hao hụt/độ vơi dùng để đo gián tiếp độ sâu của chất lỏng. Thước đo lượng hao hụt/độ vơi dựa trên
cùng độ cao chuẩn trong phép đo mở hoặc đóng để xác định chính xác khối lượng được luân chuyển.

Khi thực hiện việc đo lượng hao hụt/độ vơi, chiều cao chuẩn phải được sử dụng tại mọi thời điểm trừ
khi các bên liên có thỏa thuận khác. Hình 3 minh họa các phương pháp đo lượng hao hụt/độ vơi để
thu được số đọc.
Đối với các bể chứa hoặc các thành phần chứa trong bể, khi đáy bể (hoặc tấm mức) khơng có lắng
cặn thì cả hai phương pháp đo lượng chứa chứa hoặc lượng hao hụt/độ vơi đều có thể được sử
dụng. Đối với cả hai phương pháp được lựa chọn, chiều cao quan sát được phải được thực hiện tại
phép đo mở hoặc đóng và phải được ghi lại.

Hình 2 - Thước đo nước
CHÚ THÍCH: Xem bản ghi chiều cao chuẩn trước đây có thể biết đáy bể có đàn hồi hay khơng (làm
thay đổi đáy). Để có thêm thơng tin, xem “dịch chuyển đáy” trong Phụ lục B.
Phép đo lượng chứa hiếm khi được áp dụng đối với một số sản phẩm, ví dụ nhựa đường, hắc ín,
soda kiềm, axit. Phép đo lượng hao hụt/độ vơi đối với các sản phẩm này giảm thiểu tiếp xúc của thiết
bị và con người. Các trường hợp được trình bày ở trên, thường khơng có khả năng kiểm định chiều
cao chuẩn của bể bằng phương pháp thủ công. Phép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn
và chiều cao chuẩn được sử dụng để tính lượng chứa chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Hình 3 - Sơ đồ đo
Điều kiện thường gặp khác, đối với nhiều bể hoặc thành phần chứa, lớp lắng cặn, đóng cứng hoặc
mảng bám dưới đáy bể làm cản trở việc kiểm định chiều cao chuẩn của bể trong khi bể đang giao
nhận. Trong các trường hợp này, phép đo lượng hao hụt/độ vơi thường được lựa chọn và chiều cao
chuẩn được sử dụng để tính lượng chứa qua lượng hao hụt/độ vơi.
Khi các thay đổi được lặp lại giữa chiều cao chuẩn quan sát được và chiều cao chuẩn trong giấy

chứng nhận, phải kiểm tra nguyên nhân để xác định bể có phù hợp với việc giao nhận trong tương lai
hay không.
Phép đo bể không được thực hiện từ các ống đo không được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh (gọi là “lỗ dẫn
dẫn” hoặc “ống cố định”), khi mức chất lỏng được đo bên trong các ống đo không được khoan lỗ hoặc
xẻ rãnh khơng giống mức chất lỏng bên ngồi ống đo. Đo bể chỉ được thực hiện từ các ống đo được
khoan lỗ hoặc xẻ rãnh cho phép dòng chất lỏng tự do ra vào ống đo. Tại các vị trí nhất định, các ống
đo không được khoan lỗ và xẻ rãnh được sử dụng để phù hợp với các qui định về ơ nhiễm khơng khí
cục bộ. Các ống đo kín này có thể làm phép đo chiều cao chất lỏng, xác định nhiệt độ và lấy mẫu mắc
sai số nghiêm trọng. (xem Phụ lục B).
5.2. Số chỉ và báo cáo số liệu đo
Số liệu đo được báo cáo phải được xác định bằng các số đọc từ các phép đo liên tiếp như sau:
Phép đo thủ công phải lấy hai số đọc liên tiếp giống nhau hoặc ba số đọc liên tiếp nằm trong khoảng 3
mm, giá trị tuyệt đối. Khi sử dụng thước đo theo đơn vị mét, nếu hai số đọc đầu tiên giống nhau thì số
đọc này phải được ghi lại đến giá trị 1 mm tiếp theo. Khi lấy ba số đọc thì cả ba số đọc phải nằm trong
khoảng 3 mm và các số đọc được lấy trung bình đến 1 mm tiếp theo đối với thước theo đơn vị mét.
Đối với các sản phẩm chứa nhẹ hơn, thuốc chỉ thị sản phẩm phù hợp phải được bôi lên thước để đọc
số đọc dễ dàng hơn. Không được sử dụng thuốc phấn hoặc thuốc đá tan vì dầu mỏ có xu hướng làm
chảy phấn hoặc thuốc phủ trên thước.
5.3. Quy trình đo lượng chứa
Đối với phép đo lượng chứa, qui trình được thực hiện như sau:
a) Sau khi thước đo được nối đất an toàn và mở nắp lỗ đo, bôi thuốc chỉ thị sản phẩm thích hợp và
nhúng từ từ quả dọi và thước vào bể cho đến khi quả dọi nằm cách đáy một đoạn ngắn, được xác
định bằng chiều dài thước được tháo ra khỏi tang so với chiều cao chuẩn của bể;
b) Sau đó, khi thước đến gần điểm đo chuẩn, thả thước từ từ cho đến khi đỉnh quả dọi chạm vào tấm
mức (hoặc đáy bể nếu khơng có tấm mức) (xem Hình 3);
c) Ghi lại số đọc trên thước tại điểm đo chuẩn và ghi chú tất cả sai lệch so với chiều cao chuẩn của
bể. So sánh số đọc chiều cao đo được với chiều cao chuẩn của bể là cách nhận biết quả dọi được
treo thẳng đứng trong khi tiếp xúc với tấm mức hoặc đáy bể hay không. Nếu thước được thả quá dài
sẽ làm quả dọi nghiêng hoặc nếu quả dọi nằm trên vật lạ trong đáy bể sẽ làm số đọc khơng chính xác;
d) Khi thu thập các giá trị của lượng chứa, phải đảm bảo rằng thước được thả tại cùng một điểm đo

chuẩn đối với cả các phép đo mở và đóng. Người đo được khuyến nghị sau khi nhấc quả dọi khỏi mặt

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

nước nên để một khoảng thời gian đủ dài để mặt nước đứng yên trước khi tiếp tục thả quả dọi;
e) Kéo thước lên khỏi bể cho đến khi quan sát thấy vạch cắt chất lỏng;
f) Đọc thang đo của thước tại vạch cắt chất lỏng và ghi lại số chỉ lượng chứa này;
g) Lặp lại qui trình như đã nêu trong 5.2.
5.4. Qui trình đo lượng hao hụt/độ vơi
Đo lượng hao hụt/độ vơi được thực hiện như sau:
a) Sau khi thước được nối đất an tồn và mở nắp lỗ đo, bơi thuốc sản phẩm thích hợp và nhúng từ từ
quả dọi và thả thước vào bể cho đến khi quả dọi chạm vào mặt chất lỏng (xem Hình 3);
b) Sau khi quả dọi đứng yên, thả thước từ từ cho đến khi một phần nhỏ của quả dọi ngập trong chất
lỏng và đúng một vạch chia theo đơn vị centimét trên thước nằm ở điểm đo chuẩn;
c) Ghi lại số chỉ của thước tại điểm đo chuẩn;
d) Kéo thước lên khỏi bể chứa và đọc thang đo của quả dọi đo lượng hao hụt/độ vơi tại vạch cắt chất
lỏng và ghi lại số đọc. Quá trình kéo lên phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo thước đo và quả
dọi không bị chạm lại vào chất lỏng. Nếu thước bị chạm lại vào mặt sản phẩm chứa, giá trị đo sẽ
khơng có giá trị và phải tiến hành lại;
e) Lặp lại quá trình như đã nêu trong 5.2
5.5. Chuyển đổi giữa số liệu đo lượng chứa và lượng hao hụt/độ vơi
Số liệu đo lượng hao hụt/độ vơi có thể được chuyển đổi thành số liệu đo lượng bằng cách lấy chiều
cao chuẩn của bể trừ đi số chỉ đo lượng hao hụt/độ vơi.
VÍ DỤ: Chiều cao đo chuẩn 13 560 m, số liệu đo lượng hao hụt/độ vơi 3 275 thì số liệu đo lượng chứa
là 10 285.

6. Qui trình đo nước tự do
6.1. Qui trình sử dụng thuốc chỉ thị mức nước
6.1.1. Quy định chung
Đây là qui trình được sử dụng để xác định chiều cao của nước tự do trong dầu mỏ, tại đó có một lớp
phân cách nước/dầu khác (xem Hình 4). Khi sử dụng thước đo thủ cơng và quả dọi, phương pháp
được khuyến nghị để đo nước tự do là phương pháp đo lượng chứa.
Vạch nước có thể đọc trên quả dọi hoặc trên thước; tuy nhiên nếu vạch nước nằm trên móc treo, phải
sử dụng quả dọi dài hơn. Quả dọi hình vng hoặc dạng thanh khơng được khuyến nghị sử dụng bởi
các góc trên quả dọi có thể tạo ra độ nghiêng và dốc xuất hiện trên thuốc vì thế cho các số đọc sai
lệch.
Có nhiều nhãn hiệu thuốc chỉ thị mức nước làm thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với nước tự do. Mặc dù
tất cả thuốc chỉ thị mức nước đều phản ứng với nước tự do tuy nhiên chúng có thể khác nhau.
Nên sử dụng hai thuốc thử khác nhau trên cọc đo tại thời điểm bắt đầu thực hiện phép đo để lựa chọn
ra thuốc thử làm việc tốt nhất.
Khi bôi hai thuốc thử lên cọc đo, phủ từng loại thuốc lên ít hơn một nửa bề mặt của cọc trịn. Đảm bảo
thang đo khơng dính với thuốc. Bơi một lớp thuốc thử mỏng nhưng vừa đủ lên cọc đo. Thực tế sẽ xác
định nên bôi bao nhiêu thuốc thử để thu được vạch cắt nước hợp lý. Nên sử dụng cùng một loại thuốc
thử cho giao nhận sản phẩm và cho ghi lại nước tự do nếu biết và có sẵn.
Giữ cọc đo tại vị trí đo ít nhất 10 s đối với xăng và dầu hỏa và các sản phẩm dầu nhẹ tương tự. Giữ
cọc đo tại vị trí đo từ 1 min đến 5 min đối với dầu mỏ có độ nhớt cao. Lượng thời gian này được u
cầu để trơi đi lượng dầu mỏ bám dính với thuốc thử. Khi đo nước tự do trong bể chứa dầu mỏ có độ
nhớt cao thì bơi đều một lớp bôi trơn sáng lên thuốc thử để làm trôi dễ dàng lượng xăng dầu khỏi
thuốc thử.
Khi cọc đo được nhấc lên, không thổi hoặc lau xăng dầu khỏi thuốc thử vì việc này có thể làm mờ
vạch cắt nước. Nếu dầu mỏ làm mờ vạch cắt nước (dầu đen), có thể làm sạch bề mặt của thuốc thử
bằng dung môi thích hợp. Khi việc cần làm như vậy thì dung mơi phải được rót hoặc xịt nhẹ lên cọc
đo ngay trên vạch cắt dự đoán và được phép rửa sạch tồn bộ mặt cắt ngang của vạch cắt. Rót trực
tiếp dung mơi lên thuốc có thể làm mờ vạch cắt nước.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Hình 4 - Đo nước tự do
Một vài thuốc thử khơng bám dính tốt với các ứng dụng phân lớp. Trong các trường hợp này, cọc đo
phải được lau khô và vệ sinh bằng dung môi trước khi sử dụng lại.
Bằng cách phủ toàn bộ bề mặt của cọc bằng hai thuốc thử, một đường phân cách rõ nét sẽ đưa ra
dấu hiệu nhận biết của vạch cắt nước. Nếu một mặt bị tạo đốm hoặc thấp hơn mặt còn lại, ghi lại số
chỉ mức cao hơn. Sự bám dính của dầu có thể làm số đọc thấp hơn nhưng không làm số đọc cao
hơn. Sự tạo đốm có thể cho thấy một lớp gồm dầu đã nhũ hóa, điều đó chỉ ra rằng thành phần chứa
đã khơng trơi hồn tồn khỏi các thuốc thử. Hiện tượng này được thấy trên sản phẩm chứa nhẹ cũng
như sản phẩm chứa nặng và biểu hiện ở dạng đốm hoặc ngấn. Ghi lại mức tạo đốm đối với chuẩn.
CHÚ THÍCH: Khi phát hiện nhũ tương, cần lấy mẫu và sau đó thử nghiệm tại phịng thí nghiệm. Nếu
chắc chắn tồn tại một lớp nhũ tương, đọc và ghi lại cả phép đo tạo đốm và có vạch cắt rõ ràng. Một số
thuốc chỉ thị nước cho thấy có nhũ tương khi thay đổi màu sắc hồn tồn và khơng được sử dụng khi
tỉ lệ phần trăm dầu và nước trong nhũ tương khơng thể xác định một cách chính xác bằng các thuốc
chỉ thị. Mẫu có thể thu được bằng cách sử dụng các qui trình được qui định trong API MPMS Chương
8.1.
6.1.2. Lựa chọn thuốc thử chỉ thị
Lựa chọn thuốc chỉ thị nước phù hợp như sau:
- cho sự thay đổi màu sắc rõ ràng khi tiếp xúc với nước tự do;
- có thời gian phản ứng nhanh phù hợp với các điều kiện vận hành;
- không xuất hiện hiện tượng “trơi”;
- có tính nhất qn phù hợp để sử dụng tại nhiệt độ của chất lỏng và mơi trường làm việc.
6.1.3. Các lưu ý trong quy trình
Thuốc thử nước cụ thể cho biết sự có mặt của nước tự do khi được nhúng hoàn toàn trong nhũ
tương có hàm lượng nước cao (ví dụ  30 % nước trong dầu). Điểm phản ứng của mỗi loại thuốc thử

phải được xác định và ghi nhớ trong quá trình tính tốn lượng chứa trong đó có thể có lớp nhũ tương
hình thành.
Khi xuất hiện các hạt nước ở dạng huyền phù, thuốc thử có thể tạo ra phản ứng tạo đốm. Trong
trường hợp này, tốt hơn là xác định định lượng lớp nhũ tương bằng các kĩ thuật lấy mẫu thủ công.
Khi thuốc thử nước được sử dụng trong dầu đục, dung mơi có thể được xịt lên thiết bị để làm sạch
dầu và nhìn thấy phần khơng màu. Thao tác này địi hỏi sự thận trọng vì sử dụng dung mơi có thể ảnh
hưởng đến thuốc chỉ thị và dẫn đến số đọc được ghi lại khơng chính xác. Trong trường hợp này,
thước đo nước có thể được ưu tiên sử dụng, lau lớp phủ dầu đục ở mặt sau của thước để có thể nhìn
thấy thuốc chỉ thị nước qua phần trong suốt của thước (không làm xáo trộn thuốc phản ứng hoặc làm
ảnh hưởng nó bằng dung mơi).
CHÚ THÍCH: Phải thao tác thận trọng để đảm bảo rằng không bôi một lớp quá dầy thuốc chỉ thị nước
lên thước đo nước. Vì tồn bộ độ dày của thuốc chỉ thị phản ứng để nhìn thấy sự đổi màu từ mặt sau

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

của thước. Do đó chỉ cần bơi/xịt một lớp thuốc chỉ thị mỏng.
6.2. Qui bình bơm hút
Khi nhũ tương dầu và nước xuất hiện hoặc ở dạng huyền phù, q trình bơm hút có thể được sử
dụng để xác định chiều cao của lớp nhũ hóa hoặc lấy mẫu lớp nhũ hóa để thử nghiệm. Nếu quá trình
bơm hút được sử dụng, phải được các bên liên quan chấp thuận. Bơm hút dạng bẫy (xem Hình 5)
được sử dụng đối với qui trình này như sau:
a) Với van đáy hoặc van cửa mở và đỉnh mở hoàn toàn, nhúng bơm hút từ từ xuống đáy bể. Sau thời
gian cần thiết để nước tự do và nhũ tương nước-dầu đạt đến mức cần thiết, đóng bơm hút bằng dây
chuyên dụng. Một số bơm hút đóng tự động khi thanh dẫn chạm đáy bể;
b) Nhấc bơm hút ra và rót thành phần chứa trong bơm hút trở lại bể cho đến khi phát hiện thấy nước.

Nếu cần thiết, sản phẩm chứa có thể được rót thành dịng qua cốc thử nghiệm;
c) Ngay khi nước hoặc nhũ tương xuất hiện, đặt bơm hút trở lại vị trí thẳng đứng;
d) Dùng thang chia độ của bơm hút, đo lượng sản phẩm chứa còn lại trong bơm hút. Ghi lại giá trị đo
này làm chiều cao của nước tự do và lớp nhũ tương dầu-nước được chứa trong bể chứa;
e) Giữ bơm hút thẳng đứng, mở nhỏ van đáy hoặc van cửa và để nước tự do chảy trở lại bể;
f) Dùng thang chia độ của bơm hút, đo thành phần chứa còn lại trong bể hút, ghi lại giá trị này là chiều
dầy của lớp nhũ tương dầu-nước. Nước tự do có chiều cao xấp xỉ bằng chiều cao của nước tự do và
lớp nhũ tương dầu-nước trừ đi chiều dầy của lớp nhũ tương dầu-nước.

Hình 5 - Bơm hút dây, kiểu bẫy
g) Có thể được sử dụng các van xả được lắp phía bơm hút để hút mẫu vào trong ống ly tâm hoặc các
vật chứa khác để xác định chiều cao của lớp nhũ tương nước dầu. Bắt đầu với van xả ở vị trí cao
nhất và hút mẫu phía dưới cho đến khi phát hiện thấy lớp nhũ tương.
Qui trình này thường được sử dụng đối với các bể chứa sản phẩm dầu thơ có dung tích danh nghĩa
khoảng 150 m3 hoặc nhỏ hơn, không áp dụng qui trình này đối với các hoạt động giao nhận khác.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

6.3. Giao diện điện tử
Xem API 17.11
7. Qui trình đo đối với bể chứa trên tàu
7.1. Khái quát và lựa chọn phương pháp
Qui trình và hướng dẫn từ điều 5.1 thường áp dụng đối với các bể chứa trên tàu tuy nhiên nội dung
trong đoạn thứ 5 của điều 5.1 liên quan đến sự chênh lệch giữa chiều cao quan sát được trong phép
đo đóng và mở và các sai lệch giữa chiều cao quan sát được và chiều cao chuẩn không áp dụng đối

với các bể chứa trên tàu vì chúng ở điều kiện cân bằng và nghiêng (nghĩa là chiều cao đo được sẽ
thay đổi do sự sai lệch của thước so với phương thẳng đứng). Sự thay đổi này sẽ làm thay đổi giá trị
cân bằng và nghiêng và chiều cao của bể. Tham khảo API Chương 17 về nội dung này.
7.2. Đọc và báo cáo số liệu đo
7.2.1. Yêu cầu chung
Giá trị ghi phải được xác định từ giá trị trung bình của ba giá trị đo bể liên tiếp, nằm trong khoảng 3
mm.
CHÚ THÍCH Nếu hai số đọc đầu tiên giống nhau, số đọc đó có thể được báo cáo mà không cần phải
thực hiện thêm phép đo nào nữa.
7.2.2. Giá trị đo trong khi tàu chuyển động
Trong trường hợp giá trị của ba phép đo không nằm trong khoảng 3 mm bởi vì tàu đang di chuyển, thì
phải ghi lại ít nhất 5 số đọc trong thời gian nhỏ nhất và sau đó lấy giá trị trung bình của chúng. Các
phép đo lượng hao hụt/độ vơi phải được thực hiện càng nhanh càng tốt có thể và thời gian nhúng quả
dọi/thước phải ngắn nhất có thể. Các điều kiện ngược lại với các qui định này đều phải được báo cáo
lại.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp điều kiện thời tiết xấu, thước đo tự động của bể chứa thường được
ưu tiên sử dụng. Việc sử dụng thước đo tự động phải được ghi lại và báo cáo số liệu.
Để có thêm thơng tin về qui trình đo đối với bể chứa trên tàu, tham khảo API Chương 17.
8. Các lưu ý vận hành
8.1. Quy định chung
Độ chính xác tổng hợp của phép đo bể có thể bị ảnh hưởng bởi qui trình vận hành được sử dụng
trong quá trình vận chuyển xăng dầu ra khỏi bể.
8.2. Tính tồn vẹn của hệ thống và đường ống
Bể chứa, van nổi và đường vận chuyển rò rỉ trong khi vận chuyển xăng dầu sẽ tạo ra việc đánh giá số
lượng được vận chuyển cao hơn hoặc thấp hơn. Tất cả các vấn đề nghi ngờ liên quan đến tính tồn
vẹn của hệ thống phải được kiểm tra ngay.
8.3. Kiểm tra trước khi đo
Trước khi các phép đo được thực hiện, cần kiểm tra:
- Tấm mức: Khi đo các bể trụ có tấm mức, khi được sử dụng để giao nhận mức chất lỏng phải ngang
bằng hoặc trên tấm mức.

- Phải chú ý để đảm bảo rằng dầu hoặc nước không chảy vào hoặc chảy ra khỏi bể trong khi đo và
trong trường hợp bể chứa trên tàu, giá trị cân bằng và giá trị nghiêng được giữ không đổi.
- Sự ổn định: Sau khi dầu được bơm vào trong bể, cần một thời gian để ổn định bề mặt và giảm sự
phóng tĩnh điện bề mặt chất lỏng sau đó mới thực hiện phép đo. Trong trường hợp dầu nhớt phải có
thời gian để khơng khí được giải phóng khỏi dầu. Khi xuất hiện bọt trên bề mặt dầu, được phép hút
hoặc làm sạch khỏi bề mặt ở dưới lỗ đo trước khi đo độ sâu của dầu.
8.4. Các máy khuấy trong bể
Nếu bể được lắp đặt máy khuấy, phải tắt máy khuấy trước khi đo. Khoảng thời gian giữa lúc tắt máy
khuấy và đo phải đủ dài để chất lỏng trở về trạng thái ổn định và triệt tiêu tĩnh điện (xem thêm trong
Phụ lục C).
8.5. Xả nước
Các đường xả nước phải được đóng trong thời gian giữa phép đo mở và đóng.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

8.6. Bọt khí và sủi bọt
Để một thời gian cần thiết trước khi đo để chất lỏng tự loại bỏ bọt khí hoặc hơi. Phép đo giao nhận
không được thực hiện cho đến khi bọt được hút hết khỏi bề mặt chất lỏng qua lỗ đo và cho đến khi bề
mặt chất lỏng ổn định.
8.7. Lỗ đo
Thơng thường các bể có nhiều hơn một lỗ đo để đo. Duy nhất một lỗ được sử dụng để đo, cụ thể là lỗ
trên đó điểm đo chuẩn được thiết lập. Lỗ đo này phải là lỗ đo được dùng để hiệu chuẩn bể. Điều này
quan trọng vì chiều cao chuẩn có thể thay đổi từ lỗ đo này đến lỗ đo khác và vì thế mái phao có thể
không cân bằng. Số lượng các lỗ không quan trọng mà quan trọng là thực hiện phép đo mở và đóng
ở cùng một lỗ.

8.8. Sự chốn chỗ của mái phao
Mái phao (xem Hình 6) sẽ chốn chỗ một thể tích chất lỏng nhất định khi nó ở vị trí nổi tự do. Khối
lượng của chất lỏng bị choán chỗ sẽ bằng khối lượng của mái phao và quả nặng gắn kèm. Vì vậy khối
lượng của mái phao, nhiệt độ của chất lỏng và khối lượng riêng thu được phải được xem xét khi tính
sự chốn chỗ của mái phao. Sự choán chỗ của mái phao được sử dụng để hiệu chính thể tích trong
bảng dung tích của bể khi chiều cao của chất lỏng trong bể ngang bằng hoặc trên điểm hoặc độ cao
mà mái phao nổi tự do trên đó. Khi mái phao đứng yên trên tất cả các thanh đỡ, khơng cần áp dụng
số hiệu chính đối với sự choán chỗ của mái phao. Chất lỏng bị choán chỗ một phần khi mái phao nằm
giữa điểm hoặc độ cao mà tại đó chất lỏng chỉ đến phần thấp nhất của mái phao và điểm hoặc độ cao
ở đó các mái phao nổi tự do.
Diện tích chốn chỗ một phần được gọi là “miền tới hạn”. Thể tích của bể trong diện tích chốn chỗ
một phần này có thể tính được. Tuy nhiên, cách chính xác duy nhất để thu được các số liệu thể tích
cho một bảng dung tích ở miền tới hạn là bằng qui trình hiệu chuẩn chất lỏng. Tính thể tích bể trong
miền tới hạn là để đánh giá sai số. Vì thế các phép đo mở và đóng phải được thực hiện khi mái phao
nổi tự do hoặc khi mái phao đứng yên tại các thanh đỡ và chiều cao chất lỏng thấp hơn phần mái
phao thấp nhất. Thực tế vận hành, mái phao phải nổi tự do trong phép đo mở và đóng.
Vị trí của miền tới hạn phụ thuộc vào chiều dài của ống (thấp hoặc cao) sử dụng. Cần phải lưu ý nếu
có cặn dầu và/hoặc cát trong bể, có thể làm tăng mức miền tới hạn cũng như mức được chỉ thị trên
bảng dung tích của bể.

CHÚ THÍCH Miền tới hạn là miền tại đó mái phao chốn chỗ một phần. Các giới hạn miền phải được
đánh dấu rõ ràng trên bảng đo. Nếu các phép đo chất lỏng yêu cầu độ chính xác thì tránh thực hiện
các phép đo trong miền này. Đối với các phép đo tới hạn, miền này có thể được hiệu chuẩn bằng chất
lỏng, sử dụng bể chứa đã được hiệu chuẩn hoặc đồng hồ đã biết độ chính xác. Để kiểm sốt hoạt
động, miền này có thể được hiệu chuẩn bằng việc xác định dạng hình học giữa các vị trí A và B hoặc
bằng các dạng hình học được xác định từ các bản vẽ của đơn vị xây dựng. Số gia thể tích trên tồn
miền thể tích từng phần phải tiếp tục được tiếp tục tăng đến thể tích tồn phần, tương ứng với khối
lượng của mái phao và các vật phụ trợ.
Hình 6 - Sơ đồ khối minh họa miền chốn chỗ từng phần thông thường đối với tất cả các mái
phao


LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Sự chốn chỗ của mái phao tăng lên do sự tích tụ của nước, tuyết hoặc băng vì vậy cần phải loại bỏ
hoặc đánh giá khối lượng thêm vào này để tính được sự chốn chỗ của mái phao. Trong khi thực hiện
các hoạt động giao nhận liên quan đến các phép đo bể, nếu nước, tuyết hoặc băng không thể loại bỏ
khỏi mái phao được, cách tốt nhất là giữa nguyên điều kiện đối với cả phép đo mở và đóng.
Việc tính sự chốn chỗ của mái phao cũng có thể được áp dụng đối với các bể có mái cố định chứa
mái phao bên trong.
8.9. Đáy bể
Một số bể được lắp đặt đáy hình nón ngược hoặc các bình lắng để thuận lợi cho việc lấy nước tự do.
Với kiểu đáy bể này, chiều cao nước tự do không đủ để chạm đến tấm mức. Trong trường hợp này,
các phép đo nước tự do phải được thực hiện thông qua lỗ đo được đặt trên điểm thấp nhất trong bể.
Việc này chỉ có thể áp dụng nếu bảng dung tích của bể liệt kê các mức dung tích bên dưới tấm mức
từ điểm đo được sử dụng để xác định thể tích nước tự do.
8.10. Xác định nhiệt độ và lấy mẫu
Việc xác định nhiệt độ và lấy mẫu để xác định khối lượng riêng, cặn và nước phải được thực hiện tại
thời điểm đo.
Sai số trong việc xác định nhiệt độ, khối lượng riêng hoặc cặn và nước có thể dẫn đến đánh giá thành
phần chứa tăng lên hoặc giảm đi bất kể độ chính xác đạt được của phép đo mức.
8.11. Lớp váng cứng
Sự tồn tại của một lớp màng kim loại đóng cứng trên mặt sản phẩm chứa trong bể có thể ảnh hưởng
bất lợi đến độ chính xác của phép đo và phải thận trọng khi điều kiện này tự xuất hiện. Nếu quả dọi
không thể xuyên qua bề mặt của sản phẩm thì các phương pháp đo thay thế phải được xem xét.


PHỤ LỤC A
(Quy định)
SO SÁNH THƯỚC ĐO DỰA TRÊN CHUẨN QUY CHIẾU ĐƯỢC DẪN XUẤT
A.1. Quy định chung
Nếu cần giấy chứng nhận hiệu chuẩn cho các thiết bị bất kỳ đề cập trong phụ lục này thì giấy chứng
nhận hiệu chuẩn phải có liên kết với chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
A.2. Kiểm định thước đo công tác bằng cách so sánh với phép đo chuẩn
Thước công tác và quả dọi phải được kiểm tra độ chính xác khi cịn mới, khi sửa chữa và ít nhất định
kì hằng năm từ sau ngày đưa vào sử dụng bằng cách so sánh với chuẩn (ví dụ thước chuẩn). Việc so
sánh thước và quả dọi được coi là phép kiểm định, có thể được thực hiện theo chiều ngang (xem A.5)
hoặc theo chiều dọc (xem A.6) khi sử dụng thước chuẩn. Các yêu cầu đối với PEGDs được mô tả
trong A.7.
A.3. Yêu cầu về độ chính xác của thước đo/ quả dọi công tác
Khi so sánh các thiết bị được sử dụng như thước/quả dọi công tác, sự sai lệch giữa điểm chuẩn ghi
trên thước công tác và chiều dài thực của thước/quả dọi cơng tác tại điểm đó không được vượt quá
2 mm đối với tất cả các khoảng cách từ 0 m đến 35 m. Việc so sánh phải được thực hiện tại các các
khoảng cách đều nhau trên toàn bộ chiều dài làm việc của thước/quả dọi gắn kèm, các khoảng cách
này không được vượt quá 5 m.
A.4. Các yêu cầu đối với chuẩn quy chiếu
Độ khơng đảm bảo đo của chuẩn quy chiếu (ví dụ: thước chuẩn) không được vượt quá  0,3 mm đối
với tất cả các khoảng cách từ 0 đến 30 m. Thước chuẩn phải được hiệu chuẩn lại ít nhất 5 năm 1 lần.
Giấy chứng nhận phải được cấp cùng với thước chuẩn.
CHÚ THÍCH: Thước chuẩn được chứng nhận với lực căng tác động lên thước theo phương ngang.
Lực căng thường bằng 44 N đối với các thước dài đến 30 m hoặc 100 N đối với các thước dài hơn 30
m
A.5. Kiểm định thước đo theo phương ngang
Để thực hiện phép so sánh thước đo theo phương ngang, lắp đặt phép thử giống Hình A.1 và A.2 và
thực hiện như sau:

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

a) Kiểm tra thước chuẩn và kiểm tra giấy chứng nhận dựa trên số seri của thước;
b) Kiểm tra thước cơng tác xem có xoắn, khóa nhanh, vịng nối quả dọi, đầu quả dọi có bị hư hỏng
hay khơng và các chữ số có rõ ràng hay khơng;
c) Việc kiểm tra hiệu chuẩn cân lị xo để có giá trị đọc đúng bằng một quả cân có khối lượng 5 kg 
0,10 kg đã biết khi được kiểm định trên thang đo hoặc cân được chứng nhận dẫn xuất từ chuẩn quốc
gia. Quả cân chuẩn phải được kiểm định ít nhất 5 năm 1 lần. Nếu quả cân bị rơi hoặc hư hỏng, phải
kiểm định lại trước khi sử dụng tiếp (xem Hình A.1). Cân lị xo phải có khả năng chỉ thị tải 5 kg với độ
chính xác 0,10 kg;

d) Thước đo và miếng đệm quả dọi (xem Hình A.2) cho phép so sánh hai thước đo có quả dọi hoặc
một thước đo có quả dọi với một thước đo khơng có quả dọi (thước đo chu vi bể). Các thước đo phải
được bỏ ra khỏi bỏ bọc của chúng và duỗi thẳng như minh họa trên Hình A.2. Thước đo và quả dọi
phải được đặt với đầu quả dọi dựa vững chắc vào vách ngăn và miếng đệm quả dọi. Thước đo khơng
có quả dọi (nếu được sử dụng) phải được đặt xuyên qua rãnh trên vách ngăn sao cho tâm của vạch
“0” trên thước nằm ngang bằng với mặt trước của vách ngăn. Trong khi lắp đặt, phải lưu ý tránh để
xoắn thước;
CHÚ THÍCH: Khơng nên sử dụng thước gắn quả dọi làm thước chuẩn vì tác động 5 kg lực liên tục sẽ
làm móc bị duỗi thẳng sau một thời gian.
e) Kéo thẳng thước công tác và thước chuẩn song song với nhau trên một mặt phẳng nhất có thể
(như hành lang của tòa nhà hoặc mặt bãi đỗ xe). Sự bằng phẳng của bề mặt không quan trọng bằng
sự song song của thước. Hai thước phải nằm cách nhau một khoảng không đổi từ 1 cm đến 3 cm.
Các điểm “không” (thường là đầu quả dọi) của thước phải bằng nhau như được minh họa trên A.2;

Hình A.2 - So sánh thước và quả dọi

f) Sử dụng đai căng (xem Hình A.2) để tạo tải như đã được ghi trên cân lò xo (lưu ý sử dụng khớp
quay để tránh làm xoắn thước). Phải áp dụng lực căng quy định để kiểm định thước chuẩn. Lực căng

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

tác động lên thước công tác phải là:
1) 44 N đối với thước chuẩn có chiều dài nhỏ hơn 30 m hoặc
2) tương ứng với thước/quả dọi trong khi sử dụng miễn là lực căng được áp dụng phải đủ để giữ
thước công tác căng và không bị trùng trong khi kiểm định
Trong cả hai trường hợp, lực căng tác động lên thước chuẩn và thước công tác trong phép kiểm định
phải được thông báo trong biên bản kiểm định
g) Lục căng được tác động lên thước chuẩn trong khi kiểm định được ghi trong giấy chứng nhận.
h) Đặt một thang đo bằng thép chia vạch theo milimét tại điểm kiểm tra như được minh họa trên Hình
A.2. Điều chỉnh thước, thang đo bằng thép và bảng đỡ sao cho tất cả song song hoàn toàn với nhau.
Ghi lại khoảng cách giữa các thước gần điểm “không” và giữ khoảng cách này tại các điểm kiểm tra.
Trong phương pháp này, sự song song của hai thước được kiểm tra một cách dễ dàng;
i) Điều chỉnh lực căng cuối cùng lên thước và kiểm tra lại sự song song tại tất cả các điểm kiểm tra
trước khi ghi số đọc. Không tác động vào thước hay thang đo trong khi thực hiện các phép đo;
j) Một thước đo góc (xem Hình A.2) được sử dụng để trợ giúp đọc thang đo. Tại mỗi điểm kiểm tra,
tâm của cạnh thước đo góc trên vạch chia của thước chuẩn và đọc thang đo theo milimét khi chúng
giao với cạnh của thước đo góc. [Xem ví dụ số đọc A trong bước p]. Không can thiệp vào thước hoặc
thang đo milimét, tâm của cạnh của thước đo góc trên vạch chia của thước công tác và đọc thang đo
milimét khi chúng giao với cạnh của thước đo góc. [Xem ví dụ số đọc B trong bước p]. Khi đọc thang
đo, ước lượng số đọc đến gần 0,5 mm.
k) Ghi lại các số đọc vào biên bản quan sát cho lần thử nghiệm lần thứ nhất;

I) Giải phóng lực căng trên thước và lại tác động một lực căng;
m) Di chuyển thang đo vài milimét. Sau đó điều chỉnh lại các lực căng, kiểm tra độ song song và ghi
lại số đọc thứ hai cho lần thử nghiệm lần hai;
n) Điều chỉnh lại như bước I) và m). Sau đó ghi lại số đọc cho lần thử nghiệm thứ 3;
o) Tính chiều dài thực của thước công tác tại điểm kiểm tra theo phương trình sau:
L = S + K x [(B - A)/3]
L = S + K/3 x [(B - A)]
trong đó:
L là chiều dài thực của thước làm việc tại điểm kiểm tra;
S là chiều dài được chứng nhận của thước chuẩn tại điểm kiểm tra;
K là hệ số chuyển đổi, (ví dụ K = 0,00328084 ft/mm);
K/3 là 0,0010936 (giá trị này đối với 3 số đọc);
A là tổng số đọc trên thang của thước chuẩn;
B là tổng số đọc trên thang của thước cơng tác.
p) Tính và ghi lại B-A tại mỗi lần thử nghiệm. Sau đó ghi lại R, phạm vi giá trị (cao nhất và thấp nhất)
VÍ DỤ: Chiều dài kiểm

định của thước chuẩn (S) = 30 480 mm
Số đọc A

Số đọc B

(B-A)

Lần thử nghiệm 1

25,5 mm

28,0 mm


2,5 mm

Lần thử nghiệm 2

27,0 mm

29,0 mm

2,0 mm

Lần thử nghiệm 3

29,0 mm

32,0 mm

3,0 mm

Phạm vi (R)a
1 mm

A = 81,5 mm
B = 89,0 mm
L = S + 0,0010936 [B - A] = 30 480 mm
a

Phạm vi giá trị (B-A) được diễn đạt bằng (R), không xuất hiện sai số lớn, thường sai khác không
quá 3 mm đối với thước 30 m hoặc 0,01 %

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn

Trong khi thực hiện qui trình so sánh (xem Điều A.5), mặt cắt ngang của hai thước phải bằng nhau.
Nếu qui trình so sánh này được sử dụng đối với các thước có tiết diện ngang khác nhau, sự sai lệch
về chiều dài được phát hiện có thể là sự kết hợp các sai lệch về chiều dài của thước và sự sai lệch về
đơn vị lực căng giữa hai thước.
Không yêu cầu áp dụng số hiệu chính nhiệt độ miễn là thước cơng tác và thước chuẩn ở cùng một
nhiệt độ và được làm từ các vật liệu có hệ số giãn nở nhiệt giống nhau. Các thước cùng màu sẽ có
nhiệt độ giống nhau khi ở ngoài ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên thước đo màu trắng và đen có sự chênh
lệch nhiệt độ nhiều nhất là 8 oC khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời. Trong các trường hợp này, sự
chênh lệch về nhiệt độ sẽ không cố định do thay đổi sự tiếp xúc dọc theo chiều dài của mỗi thước.
Nếu có thể, thường ưu tiên thực hiện các phép hiệu chuẩn tại phịng thí nghiệm hoặc trong bóng tối.
Việc so sánh thước đo/quả dọi công tác và thước chuẩn có thể được thực hiện theo phương ngang.
Việc so sánh phải được kiểm định tại các khoảng đều nhau trên toàn bộ chiều dài làm việc của bộ
thước/quả dọi, các khoảng này thường không vượt quá 5 m với điều kiện phủ toàn bộ chiều dài của
thước. Khi được sử dụng để giao nhận, sự so sánh giữa thước chuẩn và thước công tác phải đáp
ứng các yêu cầu về độ chính xác trong A.3.
Việc so sánh thước theo phương ngang là sự so sánh chiều dài thước thực tế, tác động lên thước
công tác một lực căng cao hơn (sức căng đơn vị) lực căng được tác động dưới điều kiện vận hành
bình thường. Vì thế chiều dài của thước trong khi sử dụng để đo mức có thể không giống với chiều
dài của thước thu được trong quá trình kiểm tra so sánh.
A.6. Kiểm định thước thẳng đứng
Việc so sánh giữa thước đo/quả dọi công tác và thước chuẩn có thể được thực hiện theo phương
thẳng đứng, như vậy giữ cả hai thước ở điều kiện giống với điều kiện khi thực hiện phép đo thực tế.
Việc so sánh phải được kiểm tra tại các khoảng đều nhau trên suốt chiều dài làm việc của bộ
thước/quả dọi, các khoảng này thường không vượt quá 5 m với điều kiện phủ toàn bộ chiều dài của

thước. Khi được sử dụng để giao nhận, sự so sánh giữa thước chuẩn và thước công tác phải đáp
ứng các yêu cầu về độ chính xác trong A.3
Thước chuẩn được sử dụng để so sánh với thước cơng tác tại vị trí thẳng đứng phải được kiểm định
với một lực căng tương đương với lực căng của thước đo/quả dọi làm việc tại điều kiện vận hành. Tổ
chức chứng nhận được yêu cầu chứng nhận thước chuẩn đối với ứng dụng này với lực căng sẽ tái
lập chính xác hơn ảnh hưởng của quả dọi công tác lên thước thẳng đứng.
A.7. Kiểm định thiết bị đo điện tử di động
Các bước sau đây dùng để kiểm tra độ chính xác của thước đo điện tử di động
Điểm “không” của mức được đo bằng thước đo điện tử di động phải là điểm phản ứng tại đó cảm biến
phát hiện mặt chất lỏng khi vận hành ở chế độ đo lượng hao hụt/độ vơi. Vì cảm biến điện tử thơng
thường cần phải tránh các va chạm cơ học, điểm không của tổ hợp thước đo/đầu đo thường không
phải là mặt đáy của đầu cảm biến. Vì thế điểm “khơng” sẽ khơng thể kiểm tra trực tiếp mà không treo
theo phương thẳng đứng vào trong mặt chất lỏng. Trong các trường hợp này, điểm “không” ở tại một
khoảng cách cố định từ mặt đáy của đầu đo. Khoảng cách “bù điểm không” (được khuyến nghị bởi
nhà sản xuất) phải được kiểm định và công bố trên giấy chứng nhận.
Kiểm định khoảng cách điểm “không” dựa trên một thiết bị chuẩn hiệu chuẩn khi đầu cảm biến được
treo thẳng đứng vào mặt chất lỏng. Nếu cảm biến dùng để đo mặt phân cách dầu/nước, điểm “không”
của cảm biến phải được kiểm định bằng đầu đo được treo thẳng đứng vào mặt nước.
Kiểm định thước chia vạch theo A.1 và A.5 hoặc A.6, theo qui trình và dung sai giống với thước đo
bằng thép cơ khí. Lực căng tác động không được làm hư hỏng thước điện tử và các dây nối tín hiệu
với cảm biến được gắn trên thước. Độ chính xác của thước cơng tác (cảm biến/đầu đo) phải được
kiểm định bằng cách so sánh với thước chuẩn đã được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận hoặc
chuẩn quốc gia tương đương theo quy trình trong phụ lục này.

PHỤ LỤC B
(tham khảo)
ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO CỦA CÁC PHÉP ĐO BỂ
B.1. Tổng quan
Các số đọc và bảng dung tích của bể được sử dụng để xác định tổng thể tích xăng dầu được chứa
trong bể. Độ chính xác của tổng thể tích xăng dầu chứa bị giới hạn bởi độ chính xác sẵn có của bể


LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

không liên quan đến thiết bị đo được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Trong phần phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này được giới hạn để xác định mức chất
lỏng, việc chuyển đổi mức về thể tích sẽ là cần thiết tại một số điểm. Các phần sau đây được trình
bày để giúp người sử dụng xác định sự sai lệch có thể xảy ra gắn với phép đo bể. Phải chú ý thêm là
trong hầu hết các trường hợp không thể định lượng ảnh hưởng nếu có của các độ khơng đảm bảo đo
này và phải thận trọng khi lựa chọn qui trình đo thay thế là kết quả của độ không đảm bảo này nếu độ
chụm hoặc độ khơng đảm bảo đo của q trình thay thế chưa biết hoặc chưa đánh giá.
B.2. Độ chính xác của bảng dung tích bể
API MPMS chương 2 mơ tả các phương pháp và qui trình được sử dụng để hiệu chuẩn bể cũng như
các qui trình tính tốn được sử dụng để xây dựng bảng dung tích của bể từ các số liệu hiệu chuẩn bể.
Bảng dung tích của bể được tạo ra từ các qui trình sau bao gồm cả độ khơng chính xác vốn có do:
a) Hiệu chuẩn thước đo;
b) Sự giãn nở của thước đo;
c) Lực căng của thước đo;
d) Số hiệu chính đối với sự giãn nở của thành bể do áp suất của chất lỏng (áp suất tĩnh);
e) Đo độ dày của thành bể;
f) Tính khối lượng chốn chỗ, và
g) Các hệ số khác.
Các sai số do các sự sai lệch này có thể gây ra sự đánh giá khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn.
B.3. Độ giãn nở của thành bể do áp suất chất lỏng
Khi bể được chứa đầy, thành bể sẽ giãn nở do khối lượng của thành phần chứa trong bể (áp suất
tĩnh). Số hiệu chính áp suất tĩnh có thể được áp dụng trong phép tính thể tích hay nói cách khác số

hiệu chính áp suất tĩnh phải được gắn với bảng dung tích của bể. Q trình tính tốn được sử dụng
để hiệu chính bảng dung tích của bể đối với sự giãn nở thành bể do áp suất tĩnh được nêu trong API
MPMS Chương 2.
Độ lệch góc của thành bể gần đáy bể là để đáy bể chống lại sự giãn nở của thành bị gây ra bởi áp
suất chất lỏng tăng lên khi bể được chứa đầy. Độ lệch góc này của thành bể (thùng kín) có thể dẫn
đến sự dịch chuyển của đáy bể và mái hình nón. Số hiệu chính đối với hai sự dịch chuyển này không
được thể hiện trong bảng dung tích.
B.4. Dịch chuyển đáy
Đáy bể có thể bị biến dạng do khối lượng chứa trong bể. Biến dạng này có thể vĩnh cửu (lún) hoặc
đàn hồi (vách ngăn).
Thỉnh thoảng, khi bể được chứa đầy, phần đáy bể liền kề với thành bể dịch chuyển hướng lên do độ
lệch góc của thành bể ra bên ngoài. Đáy bể ở cách xa thành bể hơn có thể ở trạng thái đứng yên
trong khi tâm của đáy bể dịch chuyển hướng xuống. Tổng dịch chuyển phụ thuộc vào độ giãn nở của
nền và phụ thuộc vào hình dạng của đáy bể. Nếu vị trí đo gần với thành bể, chiều cao chuẩn có thể bị
ngắn hơn khi bể được chứa đầy. Trong trường hợp này (xem trường hợp 1 trong Hình B.2), đo lượng
hao hụt/độ vơi được khuyến nghị hơn là đo lượng chứa, nếu không sẽ mắc phải việc đánh giá thể tích
chất lỏng trong bể nhỏ đi (tại thời điểm đo).
Nếu vị trí đo cách xa thành bể, chiều cao chuẩn có thể cao hơn khi bể chứa đầy. Trong trường hợp
này (xem trường hợp 2 trong Hình B.2), đo lượng chứa được khuyến nghị nếu không sẽ mắc phải
việc đánh giá thể tích chất lỏng trong bể lớn hơn (tại thời điểm đo).
Để xác định điều kiện nào đang tồn tại và để làm giảm ảnh hưởng của vách ngăn đàn hồi lên độ chính
xác của phép đo, khuyến nghị ghi lại lịch sử và phân tích chiều cao quan sát được.
Chiều cao đo được.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Cơng ty luật Minh Kh

www.luatminhkhue.vn


Hình B.1 - Bể khơng biến dạng

Hình B.2-Trường hợp 1

Hình B.2-Trường hợp 2

B.5. Bể có ống đo (lỗ đo)
Các bể đặc biệt là bể có mái phao thường được lắp đặt cùng với các ống đo. Miệng trên của ống đo
là vị trí phù hợp làm điểm đo chuẩn. Đầu thấp hơn của ống đo đóng vai trò đỡ tấm mức. Tuy nhiên,
sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của ống đo sẽ làm cho điểm đo chuẩn và tấm mức gắn kèm
dịch chuyển theo phương thẳng đứng. Sự dịch chuyển này gây ra các sai số trong phép đo chiều cao
của chất lỏng. Dưới đây mô tả một ống đo được lắp đặt đúng cách.
a) Đường kính nhỏ nhất được khuyến nghị của một ống đo được khoan lỗ hoặc xẻ rãnh là 20 cm. Các
ống đo có đường kính nhỏ hơn có thể được sử dụng với điều kiện có đủ khơng gian để lấy mẫu thủ
cơng trong bể bằng bình lấy mẫu hoặc bơm hút. Nếu các ống đo có đường kính nhỏ hơn được sử
dụng, thiết kế và cấu trúc của ống đo phải được kiểm tra về độ bền và độ cứng cơ học.
b) Ống đo phải được dẫn từ điểm cao nhất của bể và không được gắn cứng
c) Miệng dưới của ống đo phải được mở rộng trong khoảng 30 cm của đáy bể
d) Ống đo phải có hai hàng rãnh hoặc hai hàng lỗ (tức là: các lỗ khoan) được bố trí trên các mặt đối
diện của ống bắt đầu từ đáy ống và lên dần đến cao hơn mức chất lỏng lớn nhất. Kích cỡ thơng
thường của các rãnh có chiều rộng là 2,5 cm và chiều dài là 25 cm. Đường kính thơng thường của
các lỗ khoan là 5 cm.
e) Trong trường hợp các ống đo có đường kính nhỏ hơn được tra thêm vào bên trong ống đo lớn
hơn, các rãnh hoặc lỗ khoan phải được thiết kế để cho phép đòng chất lỏng tự do đi qua để đảm bảo
độ chính xác của phép đo bể (mức, lấy mẫu và nhiệt độ).
f) Khoảng cách lớn nhất giữa các lỗ khoan hoặc rãnh trong trường hợp chúng không chồng lên nhau
phải là 30 cm.
g) Ống đo có thể được chống đỡ từ đáy bể nếu đáy bể không dịch chuyển theo phương thẳng đứng
khi các thành bể được hàn với tấm đáy tại các góc đáy của bể.

h) Khi sử các phương tiện khác chống đỡ ống đo, các phương tiện chống đỡ này phải được thiết kế
để ngăn ngừa sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của các bộ phận gắn kèm.
CHÚ THÍCH: Nếu sự dịch chuyển theo phương thẳng đứng của ống đo không thể ngăn chặn được,
các hệ thống đo thay thế cần được nghiên cứu.
i) Phép đo bể không được thực hiện với các ống đo không khoan lỗ hoặc không xẻ rãnh (được gọi là
“ống dẫn” hoặc “ống tĩnh”), khi đó mức chất lỏng đo được bên trong các ống đo không khoan lỗ hoặc
không xẻ rãnh thường không bằng mức chất lỏng ở bên ngoài ống đo. Phép đo bể chỉ được thực hiện
với các ống đo có các lỗ khoan hoặc rãnh xẻ cho phép dòng chất lỏng tự do ra vào ống đo. Tại các vị
trí xác định, các ống đo khơng có rãnh xẻ được sử dụng để phù hợp các qui định về khí thải. Các ống
đo “đặc” có thể dẫn đến các sai số nghiêm trọng trong việc lấy mẫu, xác định nhiệt độ và đo chiều cao
của chất lỏng.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

B.6. Thay đổi chiều cao điểm đo chuẩn
Độ lệch góc của thành bể có thể làm tấm mức và/hoặc điểm đo chuẩn dịch chuyển lên trên khi chúng
được gắn cố định với tầng đáy của thành bể. Khi áp suất chất lỏng trên thành bể tăng lên, đỉnh các
tầng thành bể dịch chuyển xuống là kết quả của sự co lại của thép vng góc với độ giãn nở của
thành bể. Sự dịch chuyển xuống này liên quan đến sự giãn nở của thành bể liên hệ với sự giãn nở
của thành bể bằng tỉ số Poison của thép (nghĩa là: 0,3). Ví dụ, khi độ giãn nở của thành là 0,2 % thì
đỉnh của thành sẽ di chuyển xuống 0,3 x 0,2 % = 0,06 % với một bể chứa đầy và theo tỉ lệ thấp hơn
với mức độ đầy của bể. Các điểm đo chuẩn được gắn với đỉnh của thành bể cũng sẽ dịch chuyển đi
xuống khi bể được chứa đầy. Các lực khác tác động lên bể như tải trên mái của bể hình nón cũng có
thể làm điểm đo chuẩn dịch chuyển theo phương thẳng đứng so với đỉnh của thành bể khi được
chống đỡ bằng mái.

B.7. Tấm mức
Nếu bể được lắp đặt tấm mức, tấm mức có thể là:
a) được gắn với đáy bể
b) được gắn với góc nơi mà thành bể và đáy gặp nhau
c) được gắn trực tiếp với đầu dưới của ống đo.
Nếu bể được lắp đặt tấm mức, thì phải được đặt trực tiếp dưới điểm đo chuẩn. Phải có một khơng
gian mở giữa miệng dưới của ống đo và tấm mức.
Đường tâm của tấm mức phải trong khoảng 45 cm - 80 cm từ thành bể, được đặt thẳng đứng bên
dưới điểm đo
CHÚ THÍCH 1: Sự dịch chuyển của đáy bể có thể gây ra sự dịch chuyển của tấm mức
CHÚ THÍCH 2: Các tấm mức được gắn cố định vào thành bể và chìa ra bên ngoài sẽ dịch chuyển lên
khi bể được chứa đầy do sự lệch góc của thành bể. Trong hầu hết các trường hợp, sự lệch góc của
thành bể làm hạn chế sự dịch chuyển của đáy bể ở gần 45 cm đến 60 cm từ thành bể.
CHÚ THÍCH 3: Tấm mức được gắn với đầu dưới của ống đo sẽ dịch chuyển khi ống đo dịch chuyển.
B.8. Đóng cặn
Bể có thể tích tụ các chất cặn như gỉ sắt, sáp, nến, nhựa đường, nước và lưu huỳnh lên mặt trong
của thành bể và thanh đỡ mái phao. Sự đóng cặn này sẽ làm giảm dung tích chứa của bể, dẫn đến
việc công bố lượng chứa lớn hơn. Trong điều kiện này, cần phải vệ sinh bể sạch sẽ trước khi đánh giá
độ chính xác (tham khảo API 2556).
B.9. Giãn nở nhiệt của thành bể và ống đo
Bảng dung tích của bể được lập tại nhiệt độ thành bể tiêu chuẩn giả định. Vì thế, hệ số hiệu chính
được áp dụng đối với thể tích thu được từ bảng dung tích của bể được tính vào nhiệt độ thực của
thành bể. Xem API 12.1 để biết thêm chi tiết.
Điểm đo chuẩn phía trên có thể di chuyển theo phương thẳng đứng do sự giãn nở nhiệt của thành bể
(và ống đo mà điểm đo chuẩn thường được gắn trên đó). Sự di chuyển này có thể gây ra sai số nếu
mức chất lỏng (hoặc độ sâu) được xác định từ đo lượng hao hụt
B.10. Các điểm đo thay thế
Các điểm đo thay thế thường được đặt trong khoảng 0,5 m và 1,0 m hướng vào tâm từ thành bể vì
miền này là miền tốt nhất cung cấp các mức mốc ổn định. Phép đo nhiệt độ cũng được khuyến nghị
thực hiện trong miền này (để tránh các sai số do sự bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến nhiệt độ

trong phạm vi 0,5 m của thành bể). Nếu đáy bể có hình nón ngược và nước xuất hiện trong bể, hoặc
nếu sự dịch chuyển của đáy bể xuất hiện do hiện tượng lún của nền xây bể, nên lắp đặt thêm một lỗ
đo tại hoặc gần tâm bể.

PHỤ LỤC C
(tham khảo)
MÁY KHUẤY TRONG BỂ VÀ KHUẤY BỂ TRONG GIAO NHẬN
C.1. Tổng quan
Việc xác định thể tích giao nhận trong bể trụ đứng được dựa trên các phép đo thực hiện tại lỗ đo. Các

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê

www.luatminhkhue.vn

phép đo này bao gồm đo mức, nhiệt độ, nước tự do và lấy mẫu. Lỗ đo là vị trí được chứng nhận đối
với tất cả các phép đo bể. Theo cách này, sản phẩm trong lỗ đo được giả định là thể hiện đúng thể
tích tổng cộng chứa trong bể. Hay nói cách khác, giả định sản phẩm trong bể được trộn đều hoàn
toàn hoặc đồng nhất.
C.2. Cơ sở
Cả bể giao nhận và bể chứa đều nhận các sản phẩm có chất lượng khác nhau, trọng lực, nhiệt độ, độ
nhớt và lượng nước khác nhau (đặc biệt là dầu thơ). Từ điều kiện dịng chảy và cấu hình của đường
ống làm xuất hiện năng lượng khuấy trộn, năng lượng khuấy trộn đủ để khuấy đều thành phần chứa
trong bể.
Trong trường hợp khơng có máy khuấy trong bể (máy trộn) và sự khuấy trộn trong bể, thành phần
chứa trong bể khơng thể kì vọng là đồng nhất hồn tồn vì thế giả định vị trí của lỗ đo đại diện cho
tồn bộ bể có thể khơng hồn tồn có giá trị trong tất cả các trường hợp. Thiếu sự khuấy trộn, các
thành phần trong bể có thể bị phân tầng nhiệt độ theo chiều ngang và chiều dọc, có thể gây ra sự

phân tầng SW và cũng có thể gây ra sự tích tụ cặn dầu.
C.3. Máy khuấy và thời gian khuấy
Tất cả các bể trong hoạt động giao nhận cần có máy khuấy và các bể phải được khuấy đúng cách
trước khi thực hiện các phép đo giao nhận tại lỗ đo. Số lượng các máy khuấy và thời gian khuấy sẽ
thay đổi theo từng bể phụ thuộc vào kích thước bể và tính chất của sản phẩm trong bể (độ nhớt, khối
lượng riêng và nhiệt độ). Số lượng máy khuấy có thể thay đổi từ 1 đến 3 vì dung tích của mỗi máy
khuấy phụ thuộc vào đường kính của bể và các thơng số chất lượng của sản phẩm trong bể. Bên
cạnh đó là thời gian khuấy, thời gian khuấy tối ưu nhất phải được xác định bằng các phép thử nghiệm
ngoài hiện trường thực tế. Thời gian khuấy ít nhất là 30 min trong trường hợp khơng có các tiêu
chuẩn khác
Các máy khuấy phải là một bộ phận được tích hợp sẵn trong cấu tạo của một bể mới dùng cho hoạt
động giao nhận. Đối với các bể đã sử dụng để giao nhận, việc lắp đặt máy khuấy phải được xem xét
khi bể được đặt lịch kiểm tra bên trong và thực hiện bảo dưỡng.
C.4. Ứng dụng của máy khuấy
Sử dụng máy khuấy sẽ làm tăng tính đồng nhất của các phép đo giao nhận tại lỗ đo. Do giảm thiểu sự
phân tầng khối lượng riêng, hạn chế sự tích tụ cặn dầu của bể và thực hiện dễ dàng hơn việc kiểm
định chiều cao chuẩn và xác định nước tự do cũng như giảm thiểu sự phân tầng SW. Nhìn chung,
việc khuấy bể sẽ nâng cao chất lượng của các phép đo trong giao nhận.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] API MPMS Chương 12.1: Tính tốn các đại lượng xăng dầu tĩnh.
[2] API Qui trình kĩ thuật khuyến nghị 2003 - Phịng tránh cháy nổ do tích điện, chiếu sáng và các
dịng điện tản.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1.

Phạm vi áp dụng

2.


Tài liệu viện dẫn

3.

Thuật ngữ và định nghĩa

4.

Thiết bị đo
4.1.

Quy định chung

4.3.

Thiết bị đo kiểu điện tử di động

4.4.

Thiết bị đo mức khác

5.1.

Tóm tắt phương pháp

5.2.

Số chỉ và báo cáo số liệu đo

5.3.


Quy trình đo lượng chứa

5.4.

Qui trình đo lượng hao hụt/độ vơi

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162


Công ty luật Minh Khuê
1.

Phạm vi áp dụng
5.5.

6.

7.

8.

www.luatminhkhue.vn

Chuyển đổi giữa số liệu đo lượng chứa và lượng hao hụt/độ vơi

Qui trình đo nước tự do
6.1.

Qui trình sử dụng thuốc chỉ thị mức nước


6.2.

Qui bình bơm hút

6.3.

Giao diện điện tử

Qui trình đo đối với bể chứa trên tàu
7.1.

Khái quát và lựa chọn phương pháp

7.2.

Đọc và báo cáo số liệu đo

Các lưu ý vận hành
8.1.

Quy định chung

8.2.

Tính tồn vẹn của hệ thống và đường ống

8.3.

Kiểm tra trước khi đo


8.4.

Các máy khuấy trong bể

8.5.

Xả nước

8.6.

Bọt khí và sủi bọt

8.7.

Lỗ đo

8.8.

Sự chốn chỗ của mái phao

8.9.

Đáy bể

8.10.

Xác định nhiệt độ và lấy mẫu

8.11.


Lớp váng cứng

Phụ lục A So sánh thước đo dựa trên chuẩn quy chiếu được dẫn xuất
Phụ lục B Độ không đảm bảo của các phép đo bể
Phụ lục C Máy khuấy trong bể và khuấy bể trong giao nhận

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×