Tải bản đầy đủ (.ppt) (44 trang)

ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TIỂU HỌC - CÁC KĨ NĂNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.76 KB, 44 trang )

ĐỔI MỚI
SINH
HOẠT
CHUYÊN
MÔN
Ở TIỂU
HỌC

Phần 1.
CÁC KĨ NĂNG SINH
HOẠT CHUYÊN MÔN

Phần 2.
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC
HÀNH SINH HOẠT
CHUYÊN MÔN
*


Phần 2.
MỘT SỐ NỘI DUNG THỰC HÀNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Nội dung: SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

1) Khái niệm.
2) Mục đích.
3) So sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn
truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên
cứu bài học .
4) Các điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo
nghiên cứu bài học.
5) Các bước tiến hành một buổi SHCM theo NCBH.


6) Một số kĩ thuật SHCM theo NCBH


1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là
gì?
Là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực
tế việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết
kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và
chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh) bài
học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của
lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên
đưa ra, . . . Có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên
cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút
kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học
hằng ngày một cách hiệu quả.


Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên
được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm
ngun nhân tại sao học sinh học/không học, đồng thời đề
xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học tập thật sự,
qua q trình đó giáo viên có khả năng tự điều chỉnh nội
dung, PPDH một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng
học sinh của lớp mình.


2. Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chun mơn theo
nghiên cứu bài học
Tạo cơ hội cho tất cả học sinh được học tập và phát

triển, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành
viên trong nhà trường (CBQL-GV; GV-GV; GV-HS; HSHS) trên cơ sở cùng cộng tác, học hỏi để phát triển. Đồng
thời tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, hướng tới
sự phát triển cho các thành viên trong nhà trường
- Giúp giáo viên giải quyết những vấn đề khó khăn
gặp phải trong thực tiễn trong việc giảng dạy của chính bản
thân họ. Ở đó, giáo viên giữ vai trò là người cải cách, nhà
quan sát, tự đánh giá thực tiễn cơng việc của mình và là
nghiên cứu phát triển.


3) Bảng tóm tắt so sánh sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên
môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài
học
SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

*Mục đích:

*Mục đích:

- Tập trung vào việc đánh giá, xếp loại tiết
dạy theo các tiêu chí đã quy định;
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất
cả GV thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng
dạy học. Bài dạy minh họa được coi là bài
dạy mẫu;
- Tập trung chủ yếu vào việc dạy, ít quan

tâm đến việc học của HS. Vì vậy, những
HS gặp khó khăn trong học tập khơng
được GV giúp đỡ kịp thời.

- Không thực hiện đánh giá xếp loại giờ
dạy theo các tiêu chí đã quy định.
- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực
chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo
của mình, kết nối lí thuyết với thực hành,
..
- Đảm bảo tất cả HS tham gia quá trình
học tập, đồng thời nâng cao chất lượng
học tập của từng HS


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

*Thiết kế bài dạy:

*Thiết kế bài dạy:

- Bài dạy minh họa được thiết kế theo
nội dung các chuyên đề được xác định
trong KH năm học của Tổ hoặc theo
yêu cầu của trường.
- Bài dạy minh họa được thiết kế theo
mẫu chung. Nội dung bài học bám sát
SGK, sách GV. Ít khi dám thay đổi, điều

chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS;
-PPDH máy móc, khơng linh hoạt (các
bước lên lớp, thời gian, ...). Câu hỏi
phát vấn thường đã có trước câu trả
lời, ít có các phương án dự kiến tình
huống xảy ra.

- Bài dạy minh hoạ do nhóm CBQL, GV
trong tổ thiết kế. Khuyến khích linh hoạt
sáng tạo, khơng phụ thuộc máy móc vào
quy trình, các bước dạy học trong SGK,
SGV.
- Nhóm có thể điều chỉnh nội dung, thời
lượng, PPDH, KTDH, ... cho phù hợp
với yêu cầu tiết dạy và đối tượng HS.
- GV dạy có thể kinh hoạt thay đổi ngữ
liệu,hình thức, PPDH, KTDH, ... nếu
xuất hiện tình huống xảy ra khơng đúng
dự kiến.


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

* Dạy minh họa:

* Dạy minh họa:

- Khi dạy minh họa, GV thường cố

gắng làm “tròn vai” (dạy hết các kiến
thức trong bài), tuân thủ thời gian, tập
trung vào các HS khá giỏi (sợ cháy
giáo án). Vì vậy, khơng báo qt lớp.
Sau tiết dạy, GV không biết được suy
nghĩ và cảm xúc của (từng nhóm) HS.
- Đa số các tiết dạy minh họa thường
mang tính “biểu diễn - trình diễn”.
(- Để đối phó với việc đánh giá, xếp loại
tiết dạy, mốt số GV đã “chuẩn bị
trước”).

- Khuyến khích tự nguyện nhưng đảm
bảo tính luân phiên.
- Thay mặt nhóm thể hiện các ý tưởng
đã thiết kế trong bài học nhưng quyết
định cuối cùng về bài dạy là do GV dạy
- HS gặp khó khăn trong học tập được
GV hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.
- Khơng được “dạy trước” vì mục đích
của sinh hoạt chun môn không phải
dể đánh giá xếp loại tiết dạy mà chủ yếu
là cùng nhau trải nghiệm và học tập từ
thực tế.


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học


*Vấn đề quan tâm của người dự *Vấn đề quan tâm của người dự:
- Sự phân chia môn học và giảng dạy
theo khối đã tạo ra sự ngăn cách giữa
các GV, khó có thể cùng hành động
hướng đến mục tiêu chung: giúp HS
học tập.
- Mục đích cuối cùng của dự giờ là
đánh giá, xếp loại tiết dạy. Vì vậy,
người dự giờ thường tập trung mọi sự
chú ý theo dõi GV dạy, ít chú ý đến
người học (HS).

- Người dự giờ là GV các khối, các môn
học để cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy học
dựa trên thực tế học tập của HS
- Bố trí số lượng vừa phải, đứng ở vị trí
thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng
các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim ...
những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để
có dữ liệu phân tích việc học tập của HS.


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

*Quan sát giờ học:

*Quan sát giờ học:


Chủ yếu theo dõi GV mà ít chú ý
đến : HS học như thế nào? HS có hiểu
bài không? Nội dung nào chưa phù
hợp? Cần thay đổi hoặc rút ngắn nội
dung nào? HS nào cần sự giúp đỡ.

Chủ yếu quan sát nét mặt cử chỉ, thái
độ, các biểu hiện tâm lý, hành vi trong
các tình huống , hoạt động học tập của
học sinh.. Kết hợp quan sát việc dạy của
GV
Ghi lại những thời điểm và tình huống
HS học tập đáng quan tâm, suy ngẫm và
suy đoán nguyên nhân, dự kiến biện
pháp giải quyết.


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

*Phân tích bài dạy minh họa:

*Phân tích bài dạy minh họa:

- Các ý kiến phân tích, nhận xét
sau tiết dạy nhằm mục đích đánh giá
xếp loại GV dạy. Thông thường người
dự giờ sẽ dựa vào các tiêu chí đã quy
định để nhận xét. Ý kiến nhận xét

thường chung chung, ít có minh
chứng từ việc học của HS.
- GV dạy minh họa thường chỉ biết
lắng nghe một chiều từ các ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp.
- Cuối cùng, người chủ trì chốt lại các
ý kiến đóng góp và đưa ra quy trình
chung để dạy một dạng bài và nêu ý
kiến xếp loại chung tiết dạy.
- Khơng khí buổi sinh hoạt chun
mơn thường là nặng nề. Vì vây, GV
khơng hứng thú khi tham dự buổi sinh
hoạt chun mơn. Nhưng người thiệt
thịi nhất là các em HS.

- GV dạy minh họa chia sẻ mục tiêu bài
học, những ý tưởng mới, những thay đổi,
điều chỉnh, cách thức tiến hành, cảm
nhận của mình qua quá trình dạy bài học.
- Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận
xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao
đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây
dựng; tập trung phân tích các vấn đề liên
quan đến việc học của HS.
- Không đánh giá, xếp loại người dạy
(nếu kết quả không như mong muốn) thì
xem đó là bài học chung để mỗi GV tự rút
kinh nghiệm.
- Người chủ trì tơn trọng và lắng nghe tất
cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến

của mình hoặc của một nhóm người.
Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra
các biện pháp hỗ trợ HS.


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

* Kết quả :
a) Đối với học sinh.
- Kết quả học tập ít được cải thiện vì
GV chưa quan tâm nhiều đến HS mà
chỉ tập trung lo “biểu diễn”. Đặc biệt,
những HS gặp khó khăn trong học tập
thường bị GV “bỏ quên” trong tiết dạy.
- Một số tiết dạy minh họa được “chuẩn
bị trước”, HS chủ yếu là “diễn viên” nên
tiết dạy không đúng thực chất làm cho
HS mệt mỏi, nhàm chán.

•Kết quả :
a) Đối với học sinh
- Kết quả của HS được cải thiện.
- HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các
hoạt động học, khơng có học sinh nào bị
“bỏ quên”.
- Quan hệ giữa các HS trở nên thân thiện,
gần gũi về khoảng cách kiến thức.
 



SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

•Kết quả :
b) Đối với giáo viên.
- Bị “áp lực”, phải dạy để mọi người
đánh giá năng lực của mình (khơng
phải vì việc học của HS). Vì vậy, GV
phải “bám sát” những quy định của tiết
dạy, không dám thay đổi cách dạy,
không dám sáng tạo.
- Nếu gặp phải những tình huống bất
ngờ, GV thường lúng túng.
- Các PPDH mà GV sử dụng trong tiết
dạy thường mang tính hình thức.
- Khi chia sẻ, phân tích tiết dạy (nếu có
hạn chế), GV thường đổ lỗi cho HS
hay những nguyên nhân khác. GV
không thấy được nguyên nhân chính là
từ GV..
- Việc “chuẩn bị trước” quá kỹ nên tiết
dạy đôi khi quá “lý tưởng”. Người dự
giờ không học hỏi được điều gì.

•Kết quả :
b) Đối với giáo viên.
- Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp

để nâng cao chất lượng dạy và học.
- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để
điều chỉnh kịp thời.
- Quan tâm đến những khó khăn của HS,
đặc biệt là HS yếu, kém.
- Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần
gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn
nhau.
 
 
 
 
 


SHCM truyền thống

SHCM theo nghiên cứu bài học

•Kết quả :
c) Đối với cán bộ quản lí.
- Áp đặt, máy móc, không dám và
không tạo điều kiện để GV phát huy
những ý tưởng sáng tạo.
- Ít quan tâm để hiểu biết những tâm
tư, nguyện vọng, khó khăn của GV
trong q trình dạy học. Vì, vậy, GV
thường ngại tâm sự, chia sẻ với CBQL.
- GV dạy phải thiết kế bài soạn theo
mẫu chung, bám sát SGK, sách GV, ...

Vì vậy, các GV thường chép (in) giáo
án lẫn nhau. Khi có dự giờ thì chuẩn bị
kỹ, luyện tập trước cho HS, nếu bị phê
bình thì đổ lỗi cho HS. Do đó, CBQL
khơng phát hiện được những điểm
yếu, điểm mạnh của từng GV để hỗ
trợ.

•Kết quả :
c) Đối với cán bộ quản lí.
- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự
linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
- Có cơ hội bám sát chun mơn, hiểu
được ngun nhân của những khó khăn
trong q trình dạy và học để có biện
pháp hỗ trợ kịp thời.
- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần
gũi, gắn bó và chia sẻ.
 
 
d) Đối với nhà trường.
Tăng cường mối quan hệ học hỏi, lắng
nghe, cộng tác, đồng thuận, chia sẻ, ...
hướng đến mục tiêu chung. Từ đó, chất
lượng được nâng lên.


4) Các điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên mơn

theo nghiên cứu bài học

Việc thay đổi thói quen từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống
sang sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học khơng dễ dàng,
có khi trong q trình đó cịn gặp phải rất nhiều khó khăn, do đó cần
phải có thời gian chuẩn bị về tư tưởng cũng như cơ sở vật chất để
đảm bảo tính khách quan và khoa học. Đó là các điều kiện do cán bộ
quản lý, giáo viên mỗi nhà trường xây dựng.


a. Hiệu trưởng cần làm gì?
- Thay đổi nhận thức, hành vi giữ vai trò chủ động trong việc
tạo niềm tin cho GV về những thay đổi tích cực của bản thân họ trong
các buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn, trong các mối quan hệ với
đồng nghiệp và với cán bộ quản lý.
- Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là biện pháp
quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa
nhà trường, tiến tới đổi mới nhà trường.
- Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình
sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học.
- Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV để giới thiệu mơ hình
SHCM mới, nêu sự cần thiết và những lợi ích mà SHCM mới mang
lại.


- Thành lập nhóm tư vấn cho các buổi SHCM (gồm HT, PHT
và GV có năng lực về chun mơn) hỗ trợ GV trong việc thiết kế kế
hoạch bài dạy, dạy minh họa và vận dụng những điều đã học được
trong SHCM vào thực tế bài học hằng ngày.
- Xây dựng kế hoạch triển khai việc thực hiện SHCM theo
NCBH hằng năm và giai đoạn
- Có trang bị cơng cụ cho các hoạt động SHCM của nhà trường

như: máy chiếu, máy quay phim (có thể thay bằng các thiết bị khác có
chức năng tương tự).
- Chỉ đạo sâu sát hoạt động SHCM. Là người điều hành chính
trong buổi SHCM, là người đặt các câu hỏi hoăc nêu vấn đề trọng
tâm để định hướng cho GV thảo luận


- Tham gia vào SHCM, Hiệu trưởng sẽ nắm bắt được những
khó khăn, tình trạng học tập của học sinh, những vấn đề cần thiết cho
việc nâng cao chất lượng dạy học mà nằm ngoài phạm vi của người
GV giải quyết, . . . Từ đó, Hiệu trưởng sẽ hiểu, cảm thơng, chia sẻ và
tích cực hỗ trợ GV để cải thiện chất lượng bài học.
b. Giáo viên cần làm gì?
- Tham gia các lớp bồi dưỡng tìm hiểu nội dung, cách thức thực
hiện mơ hình SHCM theo nghiên cứu bài học.
- Tự nguyện đăng ký dạy minh họa, tích cực sáng tạo trong việc
đề xuất, áp dụng những ý tưởng, nội dung, phương pháp mới để thiết
kế bài học.
- Học cách quan sát học sinh học, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ.
- Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, tích cực
tham gia thảo luận sau khi dự giờ về những khó khăn, nguyên nhân và
hướng giải quyết.


- Tham gia tích cực vào SHCM mới, có thể là khác tổ, khác cả
môn học nhưng sẽ rất tốt cho việc phát triển chuyên môn của bản
thân.
- Tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau dự giờ để điều chỉnh nội
dung, cách dạy học phù hợp với học sinh của mình.
- Mạnh dạn và kiên trì áp dụng những điều đã học từ sinh hoạt

chuyên môn mới vào bài học hằng ngày
c. Điều kiện của nhà trường
* Thời gian.
- Thực hiện thường xuyên 2 tuần một lần.
- Thời gian thực hiện từ 2,5 đến 3 giờ cho hoạt động dự giờ, phân tích
bài dạy minh họa (khơng kể thời gian chuẩn bị kế hoạch bài dạy minh
họa).
- Lên kế hoạch thời gian cố định cho các buổi sinh hoạt chun mơn
trong một năm học (có sự điều chỉnh).


* Dạy minh họa
- Các bài dạy minh họa cần được luân phiên theo các môn học,
khối lớp.
- Kế hoạch phân công GV dạy, lịch dạy minh họa phải được
thông báo trước cho GV toàn trường biết để chủ động chuẩn bị.
- Các GV cần được dạy minh họa cho chính học sinh của lớp
mình, tuyệt đối khơng dạy trước, không luyện tập cho học sinh trước
khi dạy minh họa.
- Tuy kế hoạch bài dạy được thiết kế theo nhóm nhưng GV dạy
minh họa là người quyết định cuối cùng cho việc dạy minh họa trên
lớp.


* Dự giờ:
- Số lượng GV dự giờ trong các giờ học minh họa không quá
đông (khoảng 25-30 người/lớp), nếu số GV nhiều hơn thì có thể chia
thành các nhóm nhưng số lượng GV khơng nên ít q sẽ khơng học
hỏi được nhiều.
- Nên chụp ảnh hoặc ghi hình giờ học dạy minh họa để có minh

chứng cụ thể cho phân tích bài học (nếu có điều kiện).
- Phịng học để dạy minh họa cần có bàn ghế kê phù hợp để
người dự giờ có thể đứng phía trên, 2 bên lớp học.


* Thảo luận sau dự giờ
- Tất cả GV dự giờ dạy minh họa đều tham gia thảo luận và
đóng góp ý kiến.
- Người chủ trì thảo luận cần phải linh hoạt, sáng tạo, thân thiện
và cởi mở.
- Nên có máy chiếu projector, màn hình để hỗ trợ xem lại các
hình ảnh, video clip của tiết dạy minh họa.
- Phịng thảo luận có đủ chỗ ngồi cho mọi người, bàn ghế kê
hình chữ U hay hình trịn để GV có thể ngồi đối diện với nhau.


5) Các bước tiến hành một buổi SHCM theo NCBH
a). Chuẩn bị bài dạy minh họa
- Giáo viên tự nguyện đăng ký hoặc CBQL/tổ trưởng chuyên
môn phân công GV dạy minh họa. Thời gian đầu, nên khuyến khích
các GV có khả năng hay tổ trưởng chuyên môn xung phong chuẩn bị
bài dạy minh họa.
- GV dạy minh họa và nhóm GV trong tổ chuyên môn cùng
nhau thiết kế, trao đổi, đầu tư thời gian để chuẩn bị bài học nhưng GV
dạy minh họa phải là người quyết định cuối cùng về bài dạy.
- Bài dạy minh họa cần được thể hiện linh hoạt, sáng tạo. Căn
cứ vào tình hình thực tế của học sinh lựa chọn nội dung, phương
pháp, Kỹ thuật dạy học thích hợp để đạt được mục tiêu/chuẩn KTKN
của từng môn học, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung trong
SGK, các qui trình, các bước dạy học trong SGV. Đối với những HS

có khó khăn về nhận thức GV có thể lựa chọn các ví dụ và ngữ liệu
gần gũi với các em để đạt được mục tiêu bài học.


b. Minh họa và dự giờ
- Dạy minh họa:
+ GV không được dạy trước khi dạy minh họa.
+ Lớp học để dạy minh họa cần có đủ khơng gian, bàn ghế
được sắp xếp thuận tiện cho người dự dễ dàng quan sát các hoạt động
học tập của học sinh.
+ Thời lượng một tiết dạy minh họa không nên kéo dài vì sẽ
làm ảnh hưởng đến tâm lý học tập của học sinh.
- Dự giờ:
+ Tùy quy mô tổ chức sinh hoạt chun mơn theo tồn trường
hay tổ-nhóm, CBQL cùng tham gia dự giờ với các GV. Lưu ý: số
người dự giờ không quá đông làm ảnh hưởng đến chất lượng SHCM.


+ Dự giờ minh họa đòi hỏi sự tập trung cao độ của các GV. Vị
trí quan sát của người dự giờ rất quan trọng. Muốn có thơng tin chính
xác về việc học của HS, người dự giờ cần chọn vị trí quan sát thích
hợp để quan sát tốt nét mặt, cử chỉ và hành động, thao tác, sản phẩm
của học sinh.
+ Người dự giờ cần vẽ sơ đồ chỗ ngồi, quan sát, nghe, nhìn,
suy nghĩ và ghi chép diễn biến hoạt động của HS trong giờ học hay
những biểu hiện tâm lý của HS thể hiện trong các hoạt động/tình
huống cụ thể mà khơng bị bỏ sót khi quan sát. Người dự giờ cần tập
trung cho việc quan sát học sinh, hạn chế ghi chép, đặc biệt là không
nên ghi chép tiến trình, nội dung kiến thức, lời nói của GV, . . .
+ Người dự giờ có thể chụp ảnh hoặc quay phim các hoạt động

dạy và học của GV và HS trong các tình huống nhưng khơng làm ảnh
hưởng đến giờ học.


×