Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI TRONG HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG – KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC MỸ. TS.NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 23 trang )

SINH HOẠT KHOA HỌC
BỘ MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI TRONG
HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
– KINH NGHIỆM TỪ NƯỚC MỸ

NGƯỜI TRÌNH BÀY: TS.NGUYỄN THỊ
PHƯƠNG THU
THÁNG 4/2019

1


PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- “Phát triển kinh tế” liên quan đến tái cấu trúc và tăng trưởng
của một nền kinh tế nhằm nâng cao đời sống kinh tế của những
người sống ở một nơi nào đó (IEDC).
- Kết quả chính của phát triển kinh tế là tăng thu nhập và sự
giàu có (Cheshire và Malecki 2004; Blair 1995)
- Q trình phát triển kinh tế là sự kết hợp lao động, vốn và
cơng nghệ của một nơi nào đó theo những cách sáng tạo dẫn
đến tăng trưởng kinh tế phúc lợi (Blakely và Bradshaw 2002)
2


VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Chính phủ đóng vai trị là trọng tài, thành lập các quy tắc

hoạt động thông qua khung pháp lý, và quy định trong
hoạt động kinh doanh.


- Chính phủ là nhà đầu tư quan trọng trong những lĩnh
vực mà khu vực tư nhân khơng thực hiện (hàng hóa cơng
cộng…). Những khoản đầu tư có nhiều hình thức nhưng
nhìn chung phục vụ để tăng cường lực lượng lao động, cơ
sở hạ tầng, công nghệ hoặc khả năng đổi mới (IEDC).
3


MỤC TIÊU CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở MỸ GIAI ĐOẠN NĂM 2000-2010
• Lập kế hoạch và phát triển các chiến lược phát triển kinh tế;
• Xây dựng hoặc cải tạo các tịa nhà cơng vụ;
• Thành lập các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp;
• Xây dựng các khu cơng nghiệp;
• Xây dựng và sửa chữa đường và đường phố;
• Xây dựng hệ thống nước và cống rãnh.
4


CHI TIÊU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ CHO CÁC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5

Sources: Federal reserve bank of Kansas city, 2006


CHI TIÊU CỦA CP MỸ CHO CÁC CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG


6

Sources: Federal reserve bank of Kansas city, 2006


SỰ THAY ĐỔI TƯ DUY TRONG HOẠCH
ĐỊNH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
- Quan điểm cũ: phát triển vùng thường là một trị chơi có tổng bằng 0 và
những gì thu được của vùng này thường là sự mất mát của vùng khác. Kết
quả là, một số nhà phân tích theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế truyền
thống đã cho rằng tồn tại cuộc chiến kinh tế giữa các vùng (Burstein và
Rolnick 1995).
- Quan điểm hiện đại: Tồn cầu hóa làm thị trường tồn cầu thay đổi nhanh
chóng buộc các vùng và các quốc gia phải có cách cạnh tranh mới. Quan
điểm cho rằng cần tập trung nhiều hơn vào chính bản thân vùng, giúp các
vùng nhận ra thế mạnh, sự khác biệt riêng có của vùng, giúp đỡ các doanh
nghiệp và công nhân lành nghề phát triển dựa trên thế mạnh của mình, đổi
mới và nắm bắt cơ hội thị trường mới.

7


BA GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VÙNG: LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
-

8

Sources: Federal reserve bank of Kansas city, 2006



GIAI ĐOẠN 1: TUYỂN DỤNG CƠNG NGHIỆP
- Tuyển dụng cơng nghiệp, thường được gọi là “smokestack chasing” (nền CN
đuổi theo khói), chiếm ưu thế từ những năm 1950 đến đầu những năm 1980.
Mục tiêu là làm bất cứ điều gì để thu hút một nhà máy đến vùng. Chiến lược này
xuất phát từ lý thuyết về nền kinh tế dựa trên xuất khẩu, lần đầu tiên được đưa
ra bởi North (1950). Lý thuyết này về cơ bản nhìn vào sự phát triển kinh tế từ
quan điểm là tiền phải chảy vào vùng và làm gì để nó lớn lên. Cách duy nhất để
có thêm tiền là xuất khẩu nhiều hơn.
Quan điểm này đã dẫn đến một loạt các khoản trợ cấp, giảm thuế và các cơ chế
khuyến khích tài chính khác từ chính quyền tiểu bang và vùng để thu hút các
công ty, thường các công ty công nghiệp, đến một vùng cụ thể. Một loạt các
hoạt động tuyển dụng công nghiệp đã kéo dài đến thế kỷ 21, đến khi lý thuyết
chuyển sang giai đoạn mới.
9


GIAI ĐOẠN 2: CẠNH TRANH BẰNG CHI PHÍ
- Sự khởi đầu của việc bãi bỏ quy định vào đầu những năm 1980 đã mở ra
một kỷ nguyên của giai đoạn cạnh tranh bằng chi phí . Bãi bỏ quy định là
một động lực, như là con đường để các chính sách giúp các doanh nghiệp
tìm cách để giảm chi phí kinh doanh, tăng quy mơ hoạt động.
Cắt giảm chi phí là một mục tiêu xứng đáng, nhưng hội nhập toàn cầu thị
trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng sâu rộng làm dấy lên nghi ngờ mới
về hiệu quả của chiến lược phát triển theo hướng này. Các vùng nhanh
chóng phát hiện ra rằng lợi thế chi phí có thể thống qua (khơng có nhiều
giá trị) trong một thị trường tồn cầu. Giảm chi phí khơng đảm bảo lợi ích
kinh tế khi ở nơi khác trên thế giới chi phí đang giảm nhanh hơn.
10



GIAI ĐOẠN 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG
- Từ đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng nền kinh tế vùng phải liên
tục tạo ra giá trị mới trên thị trường toàn cầu bằng cách khai thác thế mạnh của chính vùng
hay cịn gọi là nâng cao năng lực cạnh tranh vùng. Quá trình thúc đẩy bởi sự đổi mới và khả
năng phát minh ra ý tưởng dựa trên tri thức, giúp mở ra viễn cảnh kinh tế mới như cách mà
tự động hóa thay thế các bugi lỗi và các vùng bây giờ phải khám phá xem các cây dược
phẩm (cây sinh học, biến đổi gen) có thể thay thế hàng hóa ngơ.
Nếu đổi mới là nhiên liệu trong quá trình phát triển vùng, thì doanh nghiệp là động cơ
biến ý tưởng và kiến thức thành cơng việc, thu nhập và sự giàu có.
Trong khi đó các chiến lược phát triển trong quá khứ thường nhắm vào các cơng ty lớn,
thì hiện nay các cơng ty nhỏ khởi nghiệp là những động lực để phát triển kinh tế trong thế kỷ
21. Tầm quan trọng của đổi mới trong tăng trưởng kinh tế không phải là quan điểm mới.
Tồn cầu hóa làm cho các nền kinh tế sôi động liên tục thay đổi, một số công ty chết đi sẽ có
các cơng ty mới được sinh ra. Dưới quan điểm này, chìa khóa cho sự phát triển là biến các ý
tưởng mới thành sản phẩm thành công trên thị trường.
11


KHUNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG
- Hướng thứ nhất, một số nhà kinh tế tập trung vào tầm quan trọng của
các cụm, cho rằng sự tập trung của các doanh nghiệp tương tự tạo ra sức
mạnh tổng hợp có thể thúc đẩy tăng trưởng (Porter 1998).
- Hướng thứ hai, mô tả một địa lý kinh tế mới, trong đó các tiện ích của
vùng là các yếu tố quan trọng quyết định trong việc tạo ra nhóm các kỹ
năng và vốn, có thể sinh ra ý tưởng và hoạt động kinh doanh mới, để
phát triển nền kinh tế của một vùng (Krugman 1991).
- Hướng thứ ba, tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp và đổi mới,
cho rằng công nghệ mới mẻ và bầu khơng khí phù hợp có thể dẫn đến
các doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh mẽ và hiệu quả, thúc đẩy lợi ích

kinh tế (Acs và Aruler 2004).
12


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG GIAI
ĐOẠN 1: TUYỂN DỤNG CƠNG NGHIỆP
- Giai đoạn 1: Tuyển dụng cơng nghiệp và xây dựng khu công
nghiệp, các chiến lược đề ra tiêu chuẩn để xây dựng cơ sở xuất
khẩu của một vùng trong phần lớn thời kỳ hậu chiến.
Vùng trong giai đoạn này đã tận dụng tối đa lợi thế lớn từ các
chương trình quốc gia được tài trợ, giúp cho các vùng chiến
đấu trong cuộc chiến tranh tuyển dụng.

13


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2: CẠNH TRANH BẰNG CHI PHÍ
- Giai đoạn 2: Vào những năm 1980, ngân sách liên bang cho
phát triển kinh tế được thắt chặt và làn sóng bãi bỏ quy định bắt
đầu, hợp nhất ngành và cắt giảm chi phí được đi đầu trong chiến
lược phát triển vùng.
Ví dụ, Rust Belt, với sự tập trung của các nhà máy thử nghiệm
lâu đời đã phải vật lộn trong những năm 1980 khi làn sóng hợp
nhất quét qua ngành ô tô, thép, và các ngành công nghiệp khác.

14


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG GIAI

ĐOẠN 3: NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG
- Giai đoạn 3: Trong những năm 1990, tồn cầu hóa buộc các vùng
phải tập trung vào các nguồn lợi thế cạnh tranh mới. Các chiến lược
mới để làm điều đó chính là khơi dậy sự đổi mới và thúc đẩy các
doanh nghiệp khai thác tài sản nội sinh của vùng.
Vì thị trường thay đổi nên mạnh mẽ và nhanh chóng, khả năng đổi
mới và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng tạo
ra sự khác biệt của vùng, giúp vùng có thể giữ khoảng cách với các
vùng khác. Vốn con người và giáo dục đại học giúp tạo ra tài sản
quan trọng trong chiến lược này.

15


QUAN ĐIỂM MỚI TRONG HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
Điều chỉnh chính sách với nền kinh tế mới

16


CÁC BƯỚC CĨ THỂ THAY ĐỔI CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG
(1) Làm cho “năng lực cạnh tranh vùng” trở thành mục
tiêu của chính sách phát triển quốc gia.
(2) Thiết kế nỗ lực mới giúp các vùng nắm bắt đổi mới
và phát triển doanh nghiệp trong vùng.
(3) Tạo ra một hệ thống phân phối hiệu quả các chương
trình phát triển quốc gia.
17



(1) LÀM CHO “NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÙNG” TRỞ
THÀNH MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
QUỐC GIA.
- Cần xây dựng khung chính sách mạch lạc, nhận định lại về vai trị
quốc gia, địa phương trong phát triển vùng.
- Khơng có bộ nguyên tắc phát triển thống nhất cho yêu cầu này, trong
bối cảnh hầu hết các chương trình được hướng dẫn, được tạo ra bởi
pháp luật nên cần có những rà sốt, sửa đổi trong các quy định pháp
luật.
- Chính sách phát triển kinh tế quốc gia cần một mục đích và mục tiêu
thống nhất gắn kết với chính sách phát triển vùng, giúp các vùng trong
việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh.
18


VAI TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH VÙNG
- Xây dựng các cấu trúc hiệu quả cho quản trị vùng
- Đảm bảo sự hợp tác xuyên suốt giữa khu vực công và khu vực tư nhân là
một khía cạnh quan trọng của chính phủ hiệu quả.
- Chính quyền có thể phát triển các cơng cụ giúp các vùng hiểu được tài sản
kinh tế độc đáo của họ để xây dựng chiến lược phát triển vùng hiệu quả.
- Chính phủ có thể phát triển các cơng cụ phân tích hiệu quả giúp các vùng
phát hiện ra lợi thế cạnh tranh của vùng.
- Chính phủ có thể thúc đẩy đổi mới bằng cách liên kết với người dân trong
nghiên cứu khám phá xu hướng chiến lược phát triển vùng mới.
19



(2) THIẾT KẾ NỖ LỰC MỚI GIÚP CÁC VÙNG NẮM BẮT ĐỔI
MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG VÙNG

- Xây dựng chính sách quốc gia mới về
khởi nghiệp
- Xây dựng chính sách quốc gia về tinh
thần kinh doanh
- Tái thu hút các tổ chức giáo dục đại học
20


(3) TẠO RA MỘT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI HIỆU QUẢ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN QUỐC GIA

- Giảm bớt các khâu nấc trung gian khi thực hiện các
chương trình phát triển quốc gia trên địa bàn vùng.
- Thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng để giám sát và đánh
giá kết quả từ các chương trình quốc gia nhằm phát
triển vùng.
- Thiết lập hệ thống các số liệu chung để đo hiệu suất
của các chương trình quốc gia nhằm phát triển vùng.
21


MỤC TIÊU CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở MỸ TỪ 2010 ĐẾN NAY
- Ngày nay, hầu hết các chuyên gia có cái nhìn rộng hơn
về cách chính phủ định hình sự phát triển nói chung và
phát triển vùng nói riêng.

- Theo GAO (General Accounting Office) các chương
trình phát triển kinh tế có thể mở rộng bao gồm các mục
sau đây: đào tạo lực lượng lao động, hỗ trợ kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ, phát triển kinh doanh và các hình
thức cơ sở hạ tầng khơng bao gồm ở giai đoạn trước.
22


KẾT LUẬN

23



×