Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI LIÊN HỆ THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.98 KB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI
---🙜🙡🏶🙣🙞---

BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI:

HIỆN TƯỢNG THA HÓA, GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
LIÊN HỆ THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thanh Hải
Sinh viên thực hiện – MSSV:
1. Đoàn Thị Diễm Ngân – 2153801011129
2. Võ Thị Trúc Linh - 2153801011106
3. Bùi Thị Diệu Linh - 2153801011096
4. Dư Ngọc Hưng – 2153801011077
5. Trần Thúc Đăng Khoa - 2153801011087
6. Huỳnh Khánh My – 2153801011119
Lớp: TM46A2 – Nhóm 9

1


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TP.HCM, ngày 26 tháng 12 năm 2021

2



BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên

1

Đoàn Thị
Diễm Ngân

2

Dư Ngọc
Hưng

3

Bùi Thị Diệu
Linh

4

Võ Thị Trúc
Linh

5

Trần Thúc
Đăng Khoa


6

Huỳnh Thị
Khánh My

MSSV

Phân cơng làm việc

Mức độ
hồn
thành

2153801011129

Phân tích hiện tượng tha
hóa và giải phóng con
người

100%

2153801011077

Phân tích hiện tượng tha
hóa và giải phóng con
người

100%


Phân tích liên hệ thực
trạng học sinh sinh viên
hiện nay

100%

2153801011106

Phân tích liên hệ thực
trạng học sinh sinh viên
hiện nay

100%

2153801011087

Phân tích liên hệ thực
trạng học sinh sinh viên
hiện nay

100%

Phân tích liên hệ thực
trạng học sinh sinh viên
hiện nay

100%

2153801011096


2153801011119

3


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: HIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

2

1.1. Hiện tượng tha hóa con người

2

1.1.1. Khái niệm tha hóa

2

1.1.2. Thực chất của tha hóa

3

1.1.3. Nguồn gốc và nguyên nhân

3

1.1.4. Biểu hiện và ví dụ

5


1.1.4.1. Biểu hiện

5

1.1.4.2. Ví dụ

5

1.1.5. Các hình thức và hậu quả

6

1.1.5.1. Hình thức

6

1.1.5.2. Hậu quả

7

1.1.6. Khắc phục

8

1.2. Hiện tượng giải phóng con người

8

1.2.1. Nội dung


8

1.2.2. Ý nghĩa

9

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY 10
2.1. Thực trạng áp lực điểm số, mua điểm của học sinh, sinh viên

10

2.2. Thực trạng sống thực dụng, chỉ biết quan tâm đến đồng tiền của học sinh,
sinh viên
11
2.3. Thực trạng thần tượng quá khích của giới trẻ

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

4


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CHƯƠNG 1: HIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
1.1. Hiện tượng tha hóa con người
1.1.1. Khái niệm tha hóa

-

Theo nghĩa của từ điển tiếng Việt, tha hóa là:
+ Trở nên khác đi, biến thành cái khác
+ Mất phẩm chất

- Còn trong triết học, phạm trù “tha hoá” là một phạm trù triết học nổi bật, điển
hình nhất, trung tâm nhất của triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ
XIX.
+ Ta có thể tìm thấy tính triết học sâu sắc của phạm trù này trong quan niệm của
Hêghen. Heghen là người kế thừa những tư tưởng của các nhà triết học cổ điển Đức và
cũng là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tha hóa - một trong các phạm trù cơ bản trong
triết học của ông. Điểm xuất phát của toàn bộ hệ thống triết học của Hê Ghen là từ ý
niệm tuyệt đối, tồn tại như một thực thể tinh thần thuần tuý. Đối với Hê Ghen, mọi sự
tha hoá của bản chất con người chỉ là sự tha hoá của tự ý thức, vì vậy việc con người
chiếm lấy bản chất của mình chỉ là “tự ý thức chiếm lấy bản chất đối tượng”. Như vậy,
tha hoá trong quan niệm của Hê Ghen là tha hoá tinh thần, theo cách diễn giải của Hê
Ghen thì bất cứ hình thức nào của sự khách quan hoá hoạt động của chủ thể, bất cứ sự
đối tượng hoá nào cũng đều dẫn đến tha hoá.
+ Nếu như Hêghen nói đến sự tha hố của ý niệm tuyệt đối thì Phơ-bách nói
đến sự tha hố của bản chất con người vào Thượng đế. Phoi-ơ-bách là đại biểu cuối
cùng của triết học cổ điển Đức. Ông xuất phát từ sự tha hố tơn giáo để lý giải mọi sự
tha hố. Ơng đã hịa tan bản chất tơn giáo vào bản chất con người, chính con người
bày đặt ra thần thánh bằng cách trừu tượng hóa bản chất con người của mình, rằng
thần thánh cũng có bản chất của con người nên muốn giải phóng con người. Vì vậy,
giải phóng con người chính là khắc phục sự tha hóa ấy, thay thế tôn giáo hữu thần
bằng tôn giáo của tình yêu giữa con người với con người mà đỉnh cao của nó là tình
u nam nữ.
● Nhưng suy cho cùng, cả Hêghen và Phoi-ơ-bắc đều xuất phát từ tha hố
tinh thần để giải thích căn ngun của mọi sự tha hố. Vì vậy vẫn chưa hồn chỉnh

được khái niệm của tha hóa do con đường để xố bỏ tha hố khơng phải thơng qua
hoạt động thực tiễn vật chất mà chỉ bằng hoạt động tinh thần.
● Tìm hiểu tư tưởng triết học của Hêghen về “tha hóa” là hết sức cần thiết,
bởi lẽ, theo cách nói của V.I.Lênin, nếu chúng ta “khơng hiểu Hêghen thì khơng hiểu
Mác”. C.Mác khi bắt đầu sự nghiệp triết học của mình cũng đã chịu ảnh hưởng rất lớn
của triết học Hêghen, C.Mác cũng bắt đầu nghiên cứu về phạm trù “tha hoá” dựa trên
5


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
khái niệm tha hóa được kế thừa trực tiếp từ Hê ghen và Phoi ơ bắc nhưng dựa trên sự
nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa. Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệ
nền tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữa con
người với hoạt động kinh tế. Mác đã không quy sự tha hoá thành những hiện tượng
của ý thức mà xem xét nó trong chính đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của
con người
● Từ đó, C.Mác đã rút ra kết luận về khái niệm tha hóa: Tha hóa là một
hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa;
dẫn đến hệ quả - con người mất dần tính lồi; con người đã trở thành khơng phải chính
mình, quay trở lại chi phối, nơ dịch con người và xã hội lồi người. Hay ta có thể hiểu
tha hóa là sự biến đổi tiêu cực khác đi so với ban đầu, khiến con người trở thành người
khác xấu hơn, không phù hợp với các chuẩn mực xã hội
1.1.2. Thực chất của tha hóa
Thựᴄ ᴄhất ᴄủa ѕự tha hóa theo quan niệm ᴄủa C. Máᴄ như ѕau:
- Tha hóa là q trình ᴄon người đã trở thành khơng phải ᴄhính mình. Tha hóa là
q trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành
một thực thể khác. Cũng giống như trong tôn giáo, sự hoạt động chủ động của trí
tưởng tượng của con người, của đầu óc con người và của trái tim con người tác động
đến cá nhân một cách độc lập đối với cá nhân đó, nghĩa là tác động với tư cách là một
hoạt động xa lạ nào đó của thần linh hoặc của ma quỷ, cũng như hoạt động của con

người cũng không phải là hoạt động chủ động của mình. Hoạt động đó thuộc về người
khác, hoạt động đó là việc con người đánh mất bản thân mình.
- Tha hóa là một hiện tượng хã hội: nội dung của phạm trù tha hóa chỉ phản ánh
và thể hiện những cái, những hiện tượng, những q trình có liên quan đến con người
và xã hội lồi người.
-

Tha hóa ᴄhính là ᴄái хuất phát từ ᴄon người, từ хã hội loài người.

- Lao động tha hóa. Đâу là nội dung ᴄơ bản nhất, хuуên ѕuốt nhất, bao trùm nhất
trong toàn bộ lý luận ᴄủa C. Máᴄ ᴠề tha hóa. Thực chất hiện tượng tha hóa của con
người là lao động của con người bị tha hóa. Lao động bị tha hóa là quá trình lao động
và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để phát triển con người đã
bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. Vì vậy lao động bị tha
hóa thực chất là lao động cưỡng bức. Ở lao động bị tha hóa, nó đã là một cái gì đó bên
ngồi người lao động. Giờ đây, hoạt động lao động của con người khơng cịn tự giác
hay để thỏa mãn nhu cầu lao động nữa mà nó trở thành hoạt động nhằm duy trì sự sinh
tồn của thể xác
- Con người mất dần tính lồi: Lao động là hoạt động cơ bản nhất để phân biệt
người với các loài động vật khác. Lao động là hoạt động người, song khi không có tính
tự giác thì nó là lao động cưỡng bức. Trong lao động, họ thấy mình như là con vật. Họ
6


BÀI TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
chỉ có thể là “người” khi thực hiện những chức năng động vật như ăn uống hay sinh
con đẻ cái mà thôi. Cái vốn có của súc vật đã trở thành cái có tính người, cịn cái có
tính người lại trở thành cái có tính súc vật.
1.1.3. Nguồn gốc và ngun nhân
- Mác tìm ngun nhân dẫn đến sự tha hóa bản chất con người là chế độ tư hữu

về tư liệu sản xuất. Cịn lao động bị tha hóa là ngun nhân, nội dung chính yếu của sự
tha hóa con người. Biểu hiện là:
+ Sản phẩm do lao động của người lao động tạo ra tở thành cái đối lập, chi phối
cuộc sống của con người.
+ Bản thân hoạt động lao động đã khơng cịn là biểu hiện bản chất sáng tạo mà
trở thành lao động cưỡng bức, do đó, trong lao động của mình con người khơng tự
khẳng định mình mà lại phủ định mình.
+ Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ngay cả sức lao động cũng thuộc về
người khác.
- Trong q trình sản xuất, cơng cụ lao động được cải tiến, những công cụ lao
động bằng đá dần được thay thế bởi công cụ bằng đồng, bằng sắt… làm cho của cải xã
hội ngày càng tăng và phong phú. Sự phân công lao động diễn ra ngày càng mạnh mẽ,
những yếu tố đầu tiên của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong xã hội mới
đã xuất hiện. Con người bước sang thời kỳ lịch sử có lối sống hồn tồn khác. Một
thời kỳ lẽ ra con người phải được bình đẳng với nhau thì giờ đây lại xuất hiện những
giai cấp đối lập nhau, đối kháng nhau. Một số người đi chiếm đoạt tư liệu sản xuất của
xã hội và thống trị xã hội. Còn đại bộ phận nhân dân lao động lại bị tước đoạt tư liệu
sản xuất, giờ đây, họ phải phụ thuộc vào giai cấp có quyền, có của. Họ trở thành giai
cấp bị thống trị. Quan hệ xã hội đã thay đổi, mối quan hệ giữa người với người khơng
cịn như trước nữa, và lao động cũng khơng cịn giữ ngun bản chất tốt đẹp ban đầu.
Lao động khơng cịn là niềm kiêu hãnh của con người nữa mà bị tha hóa đi. Tình trạng
tha hóa đó thể hiện rõ nét nhất khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Sự ra đời của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất đã tập trung cơ
bản những tư liệu sản xuất của xã hội vào tay một số nhà tư sản, một số tập đoàn tư
bản làm đại đa số người lao động trở thành vô sản. Nhu cầu sinh tồn đã buộc những
người vô sản bán sức lao động cho nhà tư bản, họ buộc phải làm thuê cho các nhà tư
bản. Và từ đó, q trình người bóc lột người theo phương thức tư bản chủ nghĩa đã
diễn ra, đẩy tình trạng lao động bị tha hóa lên đến đỉnh cao của nó. Chung quy, nguồn
gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân cơng lao động xã hội và sự xuất hiện
của chế độ tư hữu.

- Mặc khác, tha hóa cịn là q trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của
mình, trở nên thụ động trước thế giới khách quan do chính những tiện ích xã hội mà
7


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
con người sáng tạo nên. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng có tác động tiêu cực
đến sự phát triển của con người. Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa làm cho con người ngày càng lệ thuộc vào máy móc, sự lệ thuộc đó khiến lao
động trở thành cực hình đối với con người.Việc sử dụng máy móc trong xã hội tư bản
chủ nghĩa đã loại bỏ đi các phần hoạt động độc lập của con người, làm cho họ khơng
cịn thời gian để phát triển nhân cách cũng như phát triển thể chất, họ chỉ cịn giống
như cái máy. Qúa trình lao động ngày càng trở nên giản đơn nhờ các dây chuyền cơng
nghệ, kỹ thuật, thao tác ngày càng ít khiến người lao động dần bị tha hóa. Những tác
động tiêu cực của thành tựu kỹ thuật đó đối với con người là biểu hiện của lao động bị
tha hóa. Sự tha hóa đó là kết quả của sự phân cơng lao động có tính đối kháng trong xã
hội tư bản chủ nghĩa. Sự tha hóa lao động dẫn đến sự tha hóa con người, nó biến người
lao động thành những con người cùng khổ, biến giai cấp tư sản và các tầng lớp khác
trở thành những con người ích kỉ, hẹp hịi, tìm cách khống chế, kìm hãm đấu đá lẫn
nhau vì lợi ích riêng của mình. Cho nên trong xã hội tư bản, khơng chỉ có giai cấp
cơng nhân mà cả giai cấp tư sản và các giai cấp khác cũng bị tha hóa. Trong thời đại
của các cuộc cách mạng khoa học và sự tha hóa lao động ngày càng thể hiện tập trung
và rõ nét làm phân cực giàu – nghèo ngày càng lan rộng.
- Bên cạnh đó, sự tha hóa lao động cịn được tạo nên bởi sự tha hóa trên các
phương diện khác của đời sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỉ,
sự tha hóa các tư tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác.
1.1.4. Biểu hiện và ví dụ
1.1.4.1. Biểu hiện
- Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, con người bị tha hóa là
con người bị đánh mất mình trong lao động, tức là trong hoạt động đặc trưng, bản chất

của con người. Lao động là hoạt động sáng tạo của con người, là đặc trưng chỉ có ở
con người chứ khơng có ở con vật, là hoạt động người, nhưng khi hoạt động lại trở
thành hoạt động của con vật. Lao động bị cưỡng bức, bị ép buộc bởi điều kiện xã hội.
Con người lao động không phải để sáng tạo, không phải để phát triển các phẩm chất
người mà chỉ đảm bảo sự tồn tại của thể xác họ. Điều đó có nghĩa rằng họ đang thực
hiện chức năng của con vật. Khi họ ăn uống, sinh con thì họ lại là con người vì họ
được tự do. Tính chất trái ngược trong chức năng như vậy là biểu hiện đầu tiên của sự
tha hóa của con người.
- Biểu hiện thứ hai của sự tha hóa là con người phải phụ thuộc vào tư liệu sản
xuất - thứ con người tạo ra, làm con người lệ thuộc vào chính sản phẩm họ tạo ra. Mặt
khác, để có tư liệu sinh hoạt, người lao động phải lao động cho chủ tư bản dẫn đến sản
phẩm họ làm ra trở nên xa lạ và bị trói buộc bởi chúng, chúng trở thành công cụ thống
trị nên quan hệ người - người bị thay thế thành quan hệ người - vật.
8


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
- Hiện nay, sự tha hóa con người chính là hệ quả của sự tha hóa trong lĩnh vực
kinh tế, chính trị, biểu hiện là:
● Dùng tiền để xác định mọi giá trị khác trong đời sống xã hội:
● Hiện tượng coi lợi ích vật chất là trên hết, dẫn đến nhiều lĩnh vực xã hội
quan trọng bị thương mại hóa như giáo dục, y tế,…
● Chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.
● Bên cạnh đó cịn có tha hóa quyền lực với các biểu hiện như: lạm
dụng quyền lực, lộng quyền, lợi dụng quyền lực v.v… từ đó kéo theo một
loạt vấn đề tiêu cực khác như chuyên quyền, độc đoán, hách dịch, biến chất, vi phạm
đạo đức,…
1.1.4.2. Ví dụ
Tha hóa con người có thể là nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nam Cao. Hay thực tế hiện nay có Phúc XO, Khá Bảnh… đều có thể trở thành ví dụ

về hiện tượng tha hóa của con người. Những chuẩn mực đạo đức, lối sống của họ đã bị
chi phối bởi những điều tiêu cực và trở nên lệch chuẩn.
1.1.5. Các hình thức và hậu quả
1.1.5.1. Hình thức
Theo quan điểm của Mác thì có 3 hình thức của sự tha hóa như sau:
Thứ nhất: Tha hố tơn giáo và tha hố xã hội- chính trị


Tha hố tơn giáo - biểu hiện của tha hoá ý thức,tư tưởng:

C. Mác nghiên cứu về tha hố tơn giáo khi ơng cịn ở phái Hê Ghen trẻ, do việc
ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hố tơn
giáo. Sự phê phán tơn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con
người mà con người tạo ra chúa dựa theo hình ảnh của mình. Chúa trời chính là biểu
tượng tơn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đối hoá những đặc điểm và những
tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hố. “Con người sáng tạo ra tôn
giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và
sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại đế mất bản
thân mình một lần nữa”. Sản phẩm đó mang hình thức một tín ngưỡng xã hội, biểu
hiện ra với con người như một lực lượng xa lạ, nhiều khi đối địch và bắt đầu thống trị
con người.


Tha hố xã hội - chính trị:

9


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
- Sự phân đơi những vai trị của con người dẫn tới sự xung đột nội tại và chứng tỏ

rằng ngay trong thế giới của những sản phẩm bị tha hoá của con người, con người
cũng cảm giác xa lạ bởi vì con người bị tha hoá đối với “thực thể” của chính mình.
- Sự tha hố xã hội - chính trị biểu hiện tập trung nhất là ở sự tha hoá nhà nước.
Nhà nước, với tư cách là một bộ máy cưỡng chế có khả năng thống trị và kiểm sốt
mọi cá nhân tổ chức. Mác cho rằng sự tha hoá nhà nước là biểu hiện tập trung của tất
cả các vấn đề tha hố xã hội – chính trị, bởi vì nhà nước gắn liền với vấn đề giai cấp và
đấu tranh giai cấp và việc phân chia giai cấp gắn liền với nền sản xuất, với kinh tế.
Thứ hai: Tha hoá lao động - biểu hiện tập trung của tha hố kinh tế.
Theo C. Mác khơng phải nhà nước chi phối xã hội mà chính xã hội cơng dân chi
phối nhà nước. Quan niệm duy vật đó hướng Mác tới nền kinh tế: nền tảng của sự tha
hoá trong xã hội tư bản là sự tha hoá kinh tế. Chính tha hố kinh tế là cơ sở của tha hố
xã hội - chính trị, quy định sự tha hố ý thức tư tưởng. Trong tha hoá kinh tế, nhân tố
cơ bản nhất là lao động. Mác tập trung đưa ra quan niệm của mình về tha hố lao động
trên:
- Sự tha hố của người cơng nhân đối với sản phẩm lao động của mình.
+ Người cơng nhân cảm thấy sản phẩm lao động của mình như một vật xa lạ.
Sản phẩm lao động đối lập với lao động như một tồn tại xa lạ, như một lực lượng
không phụ thuộc vào người sản xuất.
+ Là chủ thể của sản phẩm lao động, con người trở nên phụ thuộc vào sản phẩm
phục tùng các quy luật riêng của nó thậm chí uy hiếp sự tồn tại của con người. Đó
chính là sự thống trị của sản phẩm lao động đối với người sản xuất.
- Tha hố của người cơng nhân biểu hiện trong hành vi lao động của mình.
+ Với quan niệm coi lao động là bản chất của con người, lao động của con
người là lao động sáng tạo. Lao động bị tha hóa sẽ trở thành gánh nặng đè lên thể xác
và cả tinh thần của người lao động, làm cho họ kiệt quệ.
+ Lao động khơng cịn là nhu cầu, là bản chất con người mà trở thành một lực
lượng xa lạ, đối lập và nô dịch con người, nó chỉ cịn là phương tiện để thoả mãn nhu
cầu tồn tại thể xác của con người. Vì vậy lao động của người công nhân trở thành lao
động cưỡng bức. Họ chỉ cảm thấy tự do khi ở ngồi q trình lao động.
+ Lao động đó khơng thuộc về bản thân người lao động mà thuộc về người

khác, và bản thân anh ta trong quá trình lao động , không thuộc về anh ta mà thuộc về
người khác. Vì vậy hoạt động lao động của người lao động là hoạt động tự đánh mất
bản thân mình. Đó là q trình tự tha hố.
Thứ ba: Tha hố bản chất con người và tha hoá con người với con người
10


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
- Lao động bị tha hoá làm cho lao động trở thành đối lập với giới tự nhiên, lao
động khơng cịn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chiếm lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời
sống con người và thơng qua đó mà con người hồn thiện chính mình nữa. Lao động
tha hố, khiến cho con người vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến chính hoạt động
sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác
của con người, mọi hoạt động tinh thần khác bị loại khỏi đời sống con người. Như vậy
lao động tha hoá đã biến cái thế hơn của con người so với con vật trở nên bất lợi đối
với con người.
- Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hoá với sản phẩm lao động của
mình là sự tha hố của con người với con người. Như vậy chính lao động bị tha hố
dẫn đến tha hoá bản chất con người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách
khỏi con người, đối lập với con người. Đồng thời sự tha hoá lao động cũng dẫn tới tha
hoá của mỗi người với người khác.
1.1.5.2. Hậu quả
- Sự tha hoá lao động dẫn tới kết quả “ Bản chất có tính lồi của con người, giới
tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính lồi của con người - bị biến thành một bản
chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại của cá nhân con người.
+ Sinh ra con người có tính ích kỷ
+ Sinh ra xã hội có giai cấp
+ Sinh ra giai cấp áp bực bóc lột, bất cơng
- Như vậy hậu quả của tha hóa là một q trình xã hội trong đó hoạt động của
con người và những sản phẩm của họ biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống

lại con người, con người trở nên xa lạ với con người.
1.1.6. Khắc phục
- Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền với
việc xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu. Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết
học về khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa
bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình. Để được như vậy ta cần:
+ Thứ nhất, phải tiến hành cuộc cách mạng vô sản. Cách mạng vô sản là điều
kiện để khắc phục tha hóa và phát triển con người. Cụ thể trước hết là giành quyền
chính trị về tay giai cấp vô sản – một điều kiện tất yếu để xóa bỏ tha hóa.
+ Thứ hai là xây dựng xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Đây là
phương thức duy nhất để xóa bỏ hồn tồn mọi sự tha hóa và phát triển tự do toàn diện
con người. Như vậy mỗi cá nhân mới làm chủ về tư liệu sản xuất, mới cảm thấy tự do
trong lao động.
11


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
- Trong nền sản xuất, lao động được tạo nên bởi sự tha hóa trên nhiều phương
diện khác của đời sống xã hội. Vì vậy việc khắc phục tha hóa khơng chỉ gắn liền với
xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa mà còn gắn liền với khắc phục tha hóa trên các
phương diện khác của đời sống xã hội
1.2. Hiện tượng giải phóng con người
1.2.1. Nội dung
- Chính chế độ tư hữu là kết quả của lao động bị tha hóa, nhưng đến lượt nó lại là
nguyên nhân đưa đến sự tha hóa trong lao động. Muốn giải phóng lao động khỏi sự tha
hóa, phải xóa bỏ chế độ tư hữu – khơng phải là tư hữu nói chung – mà là chế độ tư hữu
trên cơ sở đó làm cho lao động bị tha hóa. Sự nghiệp đó là của giai cấp vô sản và nhân
dân lao động nói chung và phải thực hiện bằng những hành động cách mạng trong hiện
thực. Cho nên, đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ tư hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa để giải phóng con người
về chính trị là nội dung hàng đầu, khắc phục sự tha hóa của con người, của lao động để
lao động sáng tạo trở thành chức năng thật sự của con người. Xã hội tư bản, theo C.
Mác là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng trong chủ nghĩa tư
bản, khi tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp tư sản thì con người chưa
thực sự được giải phóng về chính trị, kinh tế, văn hóa. Do vậy, nếu khơng xóa bỏ nó
(chế độ tư hữu tư sản) thì nhân dân lao động sẽ khơng có sở hữu, và như thế thì tình
trạng con người chịu sự nơ lệ vào người khác còn tồn tại. Khi chế độ tư hữu tư sản bị
loại bỏ thì mọi cơ sở cho sự tồn tại chế độ nô dịch con người cũng mất theo. Khắc
phục được sự tha hóa của con người, biến lao động sáng tạo trở thành hoạt động mang
tính tự nguyện, tự tác trong điều kiện xã hội mới.
- Và xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ là chế độ tốt đẹp nhất trong lịch sử nhân loại,
đảm bảo cho những quyền của con người, giải phóng con người một cách triệt để nhất.
Sự nghiệp giải phóng ấy, theo C. Mác, “chỉ có thể thực hiện được khi chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu được xóa bỏ và lực lượng xã hội có
sứ mệnh lịch sử thực hiện thành cơng sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã
hội là giai cấp vơ sản”. Và chỉ có như vậy lao động mới mang tính chất tự giác sáng
tạo.
- Mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa là
giải phóng con người, giải phóng xã hội trên tất cả nội dung và phương diện: lao động,
chính trị, kinh tế, xã hội, năng lực, con người cá nhân, giai cấp, dân tộc, nhân loại, …
- Sự phát triển tự do của mỗi con người là điều kiện cho sự phát triển tự do của
tất cả mọi người. Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân
phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào tất cả các công việc xã
hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những
nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi. Tự do cá nhân trong chủ nghĩa xã hội không
12


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

chỉ biểu hiện trong các quyền cá nhân được hưởng, mà còn được biểu hiện trong nghĩa
vụ, trách nhiệm cá nhân. “Xã hội khơng thể nào giải phóng cho mình được nếu khơng
giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”. Vì vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là giải
pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người.
1.2.2. Ý nghĩa
- Muốn đạt được chủ nghĩa xã hội, chỉ có nhận thức thơi thì chưa đủ, mà cần phải
có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện thực – nghĩa là phải có cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp vơ sản và quần chúng nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của
một Đảng cộng sản chân chính. Đây là cuộc cách mạng khác về chất so với các cuộc
cách mạng trước đó, bởi nó đưa đến việc thủ tiêu trước hết chế độ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa, xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản, xác lập sự thống trị của giai cấp
vô sản. Cách mạng là q trình lâu dài. Nó khơng chỉ cần có sự phát triển cao của lực
lượng sản xuất mà còn cần cả sự trưởng thành của con người, nhằm xây dựng một xã
hội mới mà ở đó, sự tự do và phát triển toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự tự
do và phát triển toàn diện của mọi người. Xóa bỏ đi mọi rào cản, phân công lao động,
khoảng cách thành thị - nông thôn, lao động trí óc – lao động chân tay. “Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc”. Hướng con người ta đến một cuộc sống, một cuộc đời Chân – Thiện
– Mỹ
- Như vậy, khi giải phóng con người, để lao động thực sự là năng lực sáng tạo
của con người thì hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con
người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm
bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần,
thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con
người đặt ra.

13


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN

NAY
Lối sống của một bộ phận học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay đang có hiện
tượng lệch chuẩn, tha hóa. Đó là lối sống sùng bái vật chất, cá nhân vị kỷ, thực dụng,
sống trụy lạc, ưa dùng bạo lực đang được truyền bá khắp nơi thông qua công nghệ
thông tin hiện đại (internet, cơng cụ kỹ thuật số). Điều đó sẽ cụ thể hơn qua các vấn đề
sau:
2.1. Thực trạng áp lực điểm số, mua điểm của học sinh, sinh viên
Học tập, tiếp thu tri thức là một con đường dẫn đến sự thành công của con người.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam tình trạng học tập vẫn cịn nhiều vấn đề bất cập cần
giải quyết nhất là ở sự tha hóa của một bộ phận học sinh, sinh viên. Ngày nay, tâm lý
điểm cao luôn được các học sinh lẫn các bậc phụ huynh đặt nặng. Mỗi phụ huynh đều
muốn con mình đạt được điểm cao cho bằng bạn bằng bè, ln muốn con mình phải
hơn hoặc bằng con cái của người khác. Điều này vơ hình chung đã trở thành một áp
lực lớn đối với các bạn học sinh, sinh viên. Áp lực về điểm số khiến cho học sinh, sinh
viên chỉ biết lao đầu vào học, hết học trong trường lại đến đi học thêm, hết làm bài trên
lớp lại làm thêm các bài tập về nhà của các giáo viên dạy thêm giao cho, điều này đã
khiến cho họ khơng có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Ngoài ra, đa phần các học sinh lựa chọn việc học thêm với các giáo viên dạy trên
lớp với mục đích biết đề trước, được giáo viên ơn bài trước để vào làm bài kiểm tra
khỏi bỡ ngỡ và nghiêm trọng hơn là các giáo viên này cho học sinh biết đề, biết đáp án
của bài kiểm tra, cũng như bài thi. Các bạn ấy chỉ biết học và học, khơng có hiểu biết
nhiều về các kỹ năng, kiến thức xã hội. Việc áp lực học tập này xảy ra đỉnh điểm nhất
là vào các kỳ thi hay các kỳ kiểm tra. Với một khối lượng kiến thức rất lớn phải học,
lượng bài ôn thi nhiều và cũng khơng có thời gian để ơn tập đầy đủ cùng với việc áp
lực về điểm số khiến cho các bạn học sinh đã làm những hành động trái với lương tâm
của mình đó chính là gian lận thi cử, gian lận kiểm tra. Việc này cịn có sự tiếp tay của
một bộ phận giáo viên trong lớp khi đã cho học sinh biết trước đề kiểm tra.
Gian lận thi cử, hay kiểm tra luôn là một vấn nạn chưa thể giải quyết triệt để
trong môi trường học đường hiện nay. Việc gian lận có thể được diễn ra bằng nhiều
hình thức như lật tài liệu, sử dụng các thiết bị thơng minh để nhờ sự trợ giúp từ phía

bên ngồi, mua chuộc giám thị, giáo viên coi thi, giáo viên ra đề… Việc này có thể sẽ
khiến cho điểm số của học sinh trở nên cao hơn, làm hài lòng cha mẹ của mình hơn
nhưng lâu dần về sau thì nó sẽ gây nên một hậu quả lớn mà họ khơng thể nào lường
trước được:
Đầu tiên, chính là làm đánh mất lịng tin của mình đối với gia đình, người thân
khi bản thân họ luôn tin tưởng và nghĩ rằng “con cái của mình học giỏi, chăm chỉ…”
14


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
nhưng sự thật khiến các bậc phụ huynh không thể ngờ được là con cái của học chỉ học
giỏi ảo và nỗ lực ảo.
Thứ hai, các bạn học sinh sẽ đánh mất đi khối lượng kiến thức mà mình đã học
khi các bạn dựa vào sự gian lận thì các học sinh, sinh viên sẽ có tâm lý “ỉ lại”, cho
rằng chỉ cần gian lận, hỏi bạn là sẽ xong nhưng về sau nó sẽ hình thành một lỗ hổng
kiến thức rất lớn mà không thể nào vá lại được, một kiến thức nhỏ bị hỏng sẽ dẫn đến
xâu chuỗi các kiến thức khác bị hỏng theo.
Thứ ba, việc gian lận sẽ tạo thành nên thói quen xấu cho học sinh, sinh viên họ sẽ
không biết nỗ lực là như thế nào chỉ biết gian lận để thành cơng, tính này là một tính
xấu, đang dần bị đào thải trong xã hội.
Ngồi ra, thực trạng gian lận này khơng chỉ có học sinh mà cịn có cả sự tiếp tay
của các bậc phụ huynh học sinh. Điển hình là vụ gian lận thi cử gây chấn động cả nước
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2017 tại tỉnh Hà Giang khi có sự tham gia hỗ trợ
của phụ huynh khi có phụ huynh chạy lên đến 500 triệu đồng để nâng điểm của con
mình. Vậy ta cần làm thế nào để giải quyết thực trạng này? Trước tiên, Bộ giáo dục và
đào tạo nên giảm bớt một số chương trình học, chỉ học những kiến thức thật sự cần
thiết đối với học sinh, sinh viên. Ngồi ra các nhà hoạt định chính sách giáo dục cũng
nên mở rộng thêm nhiều chương trình thực hành, thí nghiệm cho học sinh để họ dễ
tiếp thu cũng như là hiểu hơn về kiến thức mà mình đã được dạy vì theo tơi nhận thấy
chương trình học ở nước ta hiện nay đa số đặt nặng vấn đề về lý thuyết, các mơn học

chưa có thực hành nhiều. Thứ hai, các bậc phụ huynh nên giảm áp lực tâm lý về điểm
số đối với con em của mình lại, cho con em tự do lựa chọn các mơn học mà mình u
thích như các mơn năng khiếu. Trong chương trình học phổ thơng có rất nhiều mơn
học thì các bậc phụ huynh khơng thể bắt ép con em mình giỏi hết tất cả các mơn được.
Thứ ba là nên siết chặt việc thi cử trong các nhà trường như tăng cường các thiết bị
giám sát, tập huấn cho các giáo viên,…
Cuối cùng chính là ở các bạn học sinh, sinh viên, các bạn phải tự biết điều chỉnh
bản thân của mình, tự nhận ra năng lực của mình để biết phát huy những thế mạnh vốn
có vì thứ mà mình u thích sẽ gây nên hứng thú cho mình nhiều hơn là cái mà mình
khơng thích. Việc học tập, tiếp thu tri thức không phải là một chuyện dễ dàng, cần phải
có sự nỗ lực của mỗi cá nhân thì mới có thể đạt được kết quả cao xứng đáng với chính
thành quả mà mình đã cố gắng.  
2.2. Thực trạng sống thực dụng, chỉ biết quan tâm đến đồng tiền của học sinh,
sinh viên
● Xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nhưng bên
cạnh đó nó vẫn kéo theo một số điểm tiêu cực trong xã hội đó là hiện tượng coi
trọng lợi ích, vật chất, ln đặt chúng lên hàng đầu. Việc này đã dẫn đến rất
nhiều lĩnh vực quan trọng trong xã hội bị thương mại hóa như giáo dục, y tế…
15


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN












và ảnh hưởng rõ rệt nhất của hiện tượng này mang lại đó chính là việc nhận
thức về giá trị đồng tiền của một bộ phận học sinh, sinh viên hiện nay. Với độ
tuổi còn khá trẻ và khá non nớt nên đa phần các học sinh, sinh viên chưa có
những nhận thức đúng đắn về cuộc sống và cũng một phần là do tâm lý nuông
chiều con cái của một số bậc phụ huynh gây nên đã tạo cho con em của mình
một tính cách ương bướng, ngang ngạnh, ln coi trời bằng vung, khơng nghĩ
đến tình người. Điều đó đã dẫn đến việc một bộ phận giới trẻ ấy coi đồng tiền là
tất cả, là phương tiện có thể mua, thay thế tất cả mọi thứ.
Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường của nước ta còn đang ở trong giai đoạn sơ
khai với sự “tích lũy tư bản hoang dã”, nghĩa là người ta bằng mọi cách kể cả
có vi phạm về đạo đức hay pháp luật miễn sao có thể kiếm được tiền bạc, của
cải để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ của mình. Đó là ngun nhân chính dẫn đến
nhiều vụ việc con đánh mẹ, cháu giết ơng vì có thể có tiền để chơi game, mua
đồ trưng diện hay nặng hơn là tìm đến con đường cờ bạc, nghiện ngập. Như vụ
việc con rủ bạn về nhà giết mẹ xảy ra tại tỉnh Phú Yên dạo gần đây. Hai bị cáo
một người 19 tuổi, một người mới 15 tuổi, một người dùng dao đâm chục nhát
vào người mẹ, người còn lại lấy áo, dây thừng siết cổ nạn nhân đến chết - một
hành động quá dã man, tàn nhẫn và vơ nhân tính chỉ để đổi lấy một số tiền 4
triệu bạc. Đồng tiền giờ đây có sức mạnh quá lớn. Giới trẻ hiện nay đặc biệt là
các bạn học sinh, sinh viên là những người chưa phát triển hồn tồn về mặt
nhận thức cịn ham chơi, non dạ nên lại rất dễ bị cuốn theo vòng quay của hư
vinh, tiền bạc. Vậy chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước cần phải
làm gì để có thể tránh để bạn thân rơi vào những con đường tệ nạn như thế?
Thứ nhất, mỗi người trong chúng ta cần nên có cho mình một giấc mơ, hồi bão
và khát vọng thì mới khơng bị lún sâu và bị nhấn chìm trong lối sống thực dụng
này.
Thứ hai, ta cần nên biết chọn lọc tri thức mới để tiếp nhận, như vật các nguồn

thông tin độc hại không thể xâm nhập vào chúng ta.
Suy cho cùng, quan trọng hơn hết là gia đình cũng như nhà trường, những
người đào tạo đạo đức, tư duy, tri thức cho các học sinh, sinh viên cần có sự
quan tâm, phối hợp giáo dục một cách đúng đắn. Lối sống thực dụng như một
căn bệnh, nếu chúng ta không cố gắng chữa bệnh và ly khai khỏi nó thì lâu dần
xã hội này sẽ chỉ toàn những con người vật chất, một xã hội vơ cảm, ích kỷ,
thiếu tình thương, chỉ cịn lại là một thế giới “chết” mà thôi.
2.3. Thực trạng thần tượng quá khích của giới trẻ
Hiện nay trong giới trẻ, đặc biệt là ở học sinh sinh viên, còn xuất hiện hiện
tượng tha hóa về mặt đạo đức. Điển hình là việc một số việc học sinh bị những
người mà mình thần tượng định hướng hành vi, tư tưởng của bản thân, từ đó vơ
thức có những hành vi xấu và gây nguy hiểm đến toàn xã hội. Thần tượng là do
tự chúng ta tạo ra, mỗi cá nhân tự chọn cho mình một người thần tượng mà
16


BÀI TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
mình u thích. Thế nhưng sau đó lại để những người thần tượng ấy chi phối,
điều khiển ngược lại mình. Đó là biểu hiện của việc tha hóa về mặt đạo đức.
Hiện nay có rất nhiều học sinh, sinh viên cuồng thần tượng một cách thái q,
mất kiểm sốt và thậm chí sẵn sàng bắt chước những hành vi bừa bãi của thần
tượng. Bên cạnh đó lại cịn xuất hiện hiện tượng “lệch chuẩn thần tượng” ở giới
trẻ. Thần tượng là khi chúng ta tôn sùng, ngợi ca một nhân vật nào đó như một
biểu tượng của sự chuẩn chỉnh. Thần tượng một ai đó để chúng ta biết ước mơ,
vươn tới những điều cao đẹp, đó cũng là một nét đẹp văn hóa. Nếu trước kia
trong văn hóa Việt Nam, thần tượng là những người đã anh dũng hy sinh cuộc
đời của mình cho độc lập dân tộc. Họ là những anh hùng dân tộc, anh hùng
trong lao động sản xuất, trong chiến đấu hoặc là các danh nhân văn hóa… thì
bây giờ nhiều người trẻ lại dành nhiều sự quan tâm cho những con người vi
phạm luật pháp, những người đã gây nên những cơn bão trên mạng xã hội với

những tư tưởng trái chiều lệch lạc làm cho giới trẻ mất phương hướng trong
quan điểm, làm thay đổi cả lối sống nhận thức của người Việt. Các “giang hồ
mạng”, những Youtuber (người làm các video trên Youtube) với các nội dung,
thử thách nhảm nhí, cổ súy đã khơng cịn là hình ảnh xa lạ trên các trang mạng
xã hội. Càng đáng sợ hơn khi từ tò mò, xem cho biết, khơng ít người trẻ đã
nhiễm dần thói hư tật xấu, trở nên sùng bái, học theo cách sống như vậy. Chúng
ta không thể quên khoảng thời gian mà cái tên Khá “bảnh” nổi tiếng khắp trên
các trang mạng xã hội. Khá “bảnh” được nhắc đến trên mạng xã hội với nhiều
điệu nhảy kỳ quặc, phát ngôn gây sốc về quá khứ bất hảo, phong cách “không
giống ai” và những hành vi bạo lực… thế nhưng lại được rất nhiều người trẻ
tung hơ, chào đón cuồng nhiệt và xem như một thần tượng. Sự cuồng nhiệt đó
khơng chỉ được thể hiện qua hành động mà còn được chứng minh bằng những
con số có thật. Kênh Youtube của Khá được tới hơn một triệu người theo dõi,
đứng thứ 60 trong số các kênh Youtube được đăng ký nhiều nhất ở Việt Nam.
Với sự bùng nổ của các ứng dụng, công nghệ thông tin nên giới trẻ sẽ chịu tác
động không nhỏ từ những thông tin trên mạng xã hội và rất dễ bị ảnh hưởng
tâm lý đám đông, thiếu định hướng. Vì vậy khi những nhân vật, hành động
mang tính bạo lực hoặc nhảm nhí khơng có tính chất giáo dục sẽ trở thành xu
hướng thì sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát trên đường phố, các trật tự, các chuẩn
mực của văn hóa, đạo đức, văn hóa ứng xử, văn hóa lối sống cũng sẽ bị kéo
theo. Nguyên nhân có thể do các vấn đề như sau:
○ Về mặt chủ quan, đó là sự phát triển chưa hồn thiện về nhận thức và
tâm lý tò mò của giới trẻ. Đứng trước những hiện tượng, những hành vi
hay phát ngôn kỳ quặc, những đặc điểm tâm lý này sẽ kích thích sự hào
hứng, tìm hiểu và theo dõi của một số các bạn trẻ. Học sinh, sinh viên là
những bộ phận vẫn còn non nớt về mặt nhận thức, khi mà trình độ nhận
thức cịn hạn chế, chưa biết cách xử lý, phân tích, chọn lọc thơng tin thì
17



BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
chỉ cần thấy hiện tượng này, hiện tượng kia, người này, người kia nổi
tiếng trên mạng xã hội, họ sẽ chạy theo “xu hướng” của cộng đồng,
thường xuyên theo dõi, truy cập, tương tác mà khơng tìm hiểu sâu xa, tận
tường, cặn kẽ trong thực tế những con người ấy có những hành vi gì, là
người có đạo đức như thế nào. 
○ Về mặt khách quan, đó là sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội với
trào lưu chia sẻ, lan rộng những “hiện tượng” thu hút sự quan tâm cao
của cộng đồng mạng. Hiện nay, tình trạng bùng nổ thơng tin trở nên phổ
biến. Sự lan truyền nhanh chóng của những thơng tin tích cực, tiêu cực,
thơng tin chính thống, khơng chính thống hay xấu, độc, tin giả, những
bài báo “giật tít, câu view”, thậm chí là video clip, phát ngôn gây sốc,
hành vi kỳ quặc, trái thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, vi phạm pháp
luật... gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với đời sống trong thực tế.
Cùng với tâm lý tò mò, a dua, hùa theo đám đông trên mạng xã hội,
những “hiện tượng lạ” như Khá “bảnh” dễ kích thích sự thích thú của
giới trẻ, lan truyền nhanh chóng, tạo tiếng vang và hình thành một lượng
“fan” khá đơng, từ đó đương nhiên trở thành người “nổi tiếng”.
○ Lối sống thực dụng, những hành động qi dị, vơ văn hóa, coi thường
đạo lý, luật pháp khi được tiếp tay bởi những đơn vị truyền thơng đặt lợi
nhuận lên trên hết thì sẽ tạo ra những kênh thơng tin vơ cùng nguy hiểm
nhưng lại có sức hấp dẫn rất lớn với lứa tuổi mới lớn. Nếu khơng có sự
định hướng kịp thời của người lớn thì lớp thiếu niên đang lớn, vốn có
tâm lý thích thể hiện, ương bướng nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, rất
dễ bị sa đà, ngập sâu vào sự “lệch chuẩn” ấy. Hậu quả là vơ cùng khó
lường:
○ Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, là một cách để chúng ta
dựa vào những điều tốt đẹp của họ để chúng ta phấn đấu, phát triển
nhưng mê muội thần tượng một cách mù quáng, thái quá, không nhận
đúng về thần tượng và lẫn lộn về mặt tình cảm giá trị của việc thần tượng

thì khi đó sẽ trở thành thảm họa. Thần tượng không xấu nhưng nếu thần
tượng không đúng cách hậu quả khó lường về sau sẽ rất nhiều. Coi thần
tượng là lẽ sống mà quên ăn, quên ngủ, qn học, thậm chí là khơng để
tâm đến những việc khác nhưng bản thân họ là không nhận ra được điều
đó. Những người thần tượng quá mức dẫn đến cái tôi bản thân tự biến
thành bản sao di động của thần tượng. Không chỉ vậy nhiều bạn trẻ fan
cuồng bị lệch lạc trong nhận thức, chìm đắm trong sự ảo tượng, ngộ
nhận của bản thân về thần tượng. Quá cuồng thần tượng nên một số bạn
trẻ rơi vào trạng thái tôn thờ cực đoan một cách mù quáng, thiếu lý trí.
Biểu hiện như ảo tượng thần tượng u mình, theo dõi bám đi thần
tượng, có những ngơn từ khơng phù hợp khi nói về thần tượng của
18


BÀI TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN








mình,… Những người này thường có vấn đề về lịng tin cậy và khơng có
khả năng phát triển hay ni dưỡng các mối quan hệ lâu dài. Thậm chí là
bắt chước các hành vi bừa bãi của thần tượng và bị thần tượng lừa đảo.
○ Không những vậy nhiều trường hợp các bạn trẻ khơng kiểm sốt được
hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến nhiều sự việc đáng tiếc như hành
hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sẵn sàng tự tử,
tuyệt thực để de dọa bố mẹ nếu ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng,..

Năm 2017 trước sự ra đi của nam ca sĩ Jonghyun, anh đã tự tử sau 1 thời
gian dài chống chọi  với căn bệnh trầm cảm, đã có đến sáu người hâm
mộ của anh trên tồn cầu tìm cách tự tử theo thần tượng vì q đau lịng.
Những người q cuồng nhiệt với thần tượng trở nên thiếu vắng các mối
quan hệ ý nghĩa trong cuộc sống vì quá tập trung vào thần tượng mà
khơng định hướng bản thân mình. Tập thể bị mất đoạn kết, nhiều người
có lối sống tích cực bị ảnh hưởng. Môi trường tiêu cực được tạo ra và
ảnh hưởng đến thế hệ sau. Một thời, giới trẻ đổ xô theo “Khá Bảnh” một hiện tượng mạng nổi lên nhờ những clip ăn chơi sa đọa, những điệu
nhảy với cái tên khá lạ “múa quạt” trên Youtube. Hay như hiện tượng
“Huấn Hoa Hồng”- thường được cộng đồng mạng gọi là “Giang hồ
mạng”, nổi tiếng với những đoạn video, clip có nội dung khoe tiền, khoe
vàng đeo trĩu cổ, cuộc sống xa hoa, chửi thề, dọa đánh người, đòi nợ
th,..
Việc thần tượng một ai đó là khơng sai và khơng xấu nhưng điều đầu tiên chúng
ta cần làm đó là thần tượng đúng người. Cần có mục tiêu phấn đấu, lấy thần
tượng làm đích đến để chăm chỉ làm việc, nâng cao hiểu biết và kỹ năng, lấy đó
làm động lực thúc đẩy chúng ta hoàn thiện bản thân. Ngồi ra, chúng ta thường
xun chọn lọc những thơng tin đúng, không nên tin vào những thông tin sai
trái, bịa đặt. Vai trị quản lý của gia đình, nhà trường và xã hội cũng cần được
đề cao. Hãy để thần tượng là tấm gương phấn đấu, phát triển, đừng biến thần
tượng thành cái gai trong mắt bố mẹ, thành chủ đề khơi nguồn sự cãi vã giữa
các thế hệ. Hãy hâm mộ một cách văn minh, văn học
Chung quy
Hiện tượng tha hóa, suy thối đạo đức của học sinh sinh viên hiện nay có thể
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân thật sự chung
hết, cốt lõi, cơ bản của những thực trạng trên đại đa số đều bắt nguồn từ:
Đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của mỗi người học sinh còn kém,
các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách đạo
đức đối với bản thân mình. Bên cạnh đó cịn là do tuổi trẻ háu thắng muốn thể
hiện bản thân mình hơn người,… Do lối sống thiếu ý thức, sống bng thả, đua

địi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và
các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do khơng phải là làm những gì mình thích,
19


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói
như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình
trạng khơng thể khơng vâng lời vì sự tự do quá đáng. Ngoài lý do chủ quan là
một bộ phận thanh thiếu niên ở lứa tuổi bồng bột, tâm sinh lý chưa hồn thiện,
thích a dua, đua địi theo những trào lưu văn hóa lệch chuẩn trên mạng xã hội,
cịn xuất phát từ căn ngun:
● Gia đình, “gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã
hội mới tốt đẹp được”, đây chính là bài học giáo dục cơng dân của cấp hai. Vậy
nhưng gia đình trong xã hội ta ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như
người nào sống biết người đó. Dần dần con cái khơng biết nương tựa vào ai,
không biết tâm sự cùng ai. Một số sẽ sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó
gần, số khác sẽ tụ tập với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng
xưng bá, sống bất cần đời.
● Bên cạnh đó xã hội chúng ta cũng chưa quan tâm đáng kể tới việc tạo ra nơi
giải trí cho thanh thiếu niên (nếu có thì cũng q đắt đỏ đối với học sinh). Các
Nhà Văn hóa quân huyện, phường xã thì hoạt động khơng đúng mục đích, đa số
cho th dạy erobic, dạy võ, có nơi cịn cho thuê để kinh doanh vũ trường. Thế
là học sinh, sinh viên khơng biết giải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào
các tiệm net với đủ các trị chơi bạo lực, bệnh hoạn.
● Đó là mới điểm qua những khiếm khuyết trong giáo dục gia đình cũng như việc
thiếu quan tâm của xã hội trong việc tạo ra những sân chơi lành mạnh cho giới
trẻ. Còn giáo dục ở nhà trường thì sao? Thật ra trên một đất nước với truyền
thống “tôn sư trọng đạo, tiên học lễ hậu học văn” nhưng nhà trường nói chung
mới chỉ quan tâm đến việc “dạy chữ” mà ít quan tâm đến việc “dạy người”. Một

số nhà giáo chưa nêu gương về đạo đức cho học sinh noi theo; nhiều người
chưa hồn thành nhiệm vụ dạy “lễ” của mình.





20


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bàn về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay, 26/12/2021, từ:
/>Te3IrU
2. Giai phóng con người và chủ nghĩa cộng sản vào cuối thế kỷ XX: “Bắt đầu
bằng
sự
kết
thúc”,
25/12/2021,
từ:
/>uoi-va-chu-nghia-cong-san-vao-cuoi-the-ky-xx-bat-dau-bang-su-ket-thuc_703.html
3. Hiện tượng tha hóa giải phóng con người, 26/12/2021,
từ:
/>4. Học thuyết về con người, giải phóng và phát triển con người - một giá trị làm
nên sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác,
25/12/2021, từ:
/>-cuu-hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai-phong-va-phat-trien-con-nguoi-m
ot-gia-tri-lam-nen-suc-song-truong-ton-cua-chu-nghia-3175

5. Hồng Ánh (14-10-2021), “Rủ bạn về nhà giết mẹ, cướp tài sản”, Người Lao
động,
25/12/2021,
từ:
/>htm
6. Nguyên nhân tha hóa đạo đức của giới trẻ, 26/11/2021, từ:
/>htm
7. Phân tích hiện tượng tha hóa của con người , vấn đề tha hóa con người trong
triết
học
Mác
Lenin,
26/12/20221,
từ:
/>8. Quan niệm của G. V. Ph. Heghen về "tha hóa" qua sự đánh giá của C. Mác,
24/12/2021,
từ:
/>ml
Tha hóa là gì, nghĩa của từ tha hóa trong tiếng việt thực chất của hiện tượng tha hóa
con người là gì, 24/12/2021, từ: />
21


BÀI TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
9. Tha
hóa

hội
Mác
Leenin,

26/12/2021,
/>
từ:

10. Thân Hoàng (28/09/2021), “Khởi tố vụ án gian lận thi cử tại Hà Giang từ năm
2017”,
Tuổi
Trẻ,
25/12/2021,
từ:
/>-tu-nam-2017.12042/
11. Thực chất của hiện tượng tha hóa con người là gì?, 24/12/2021, từ:
/>12. Triết học Macle trong vấn đề tha hóa con người, 25/12/2021, từ
/>oi.htm?fbclid=IwAR13yHwe8tgo5Z3d3DyUPdEugk5YiQ-7xMj3j5lB4zBCb-9G9W8
bI7UysWE

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: HIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
22


BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1. Hiện tượng tha hóa con người
1.1.1. Khái niệm tha hóa
1.1.2. Thực chất của tha hóa
1.1.3. Nguồn gốc và nguyên nhân
1.1.4. Biểu hiện và ví dụ
1.1.4.1. Biểu hiện
1.1.4.2. Ví dụ

1.1.5. Các hình thức và hậu quả
1.1.5.1. Hình thức
1.1.5.2. Hậu quả
1.1.6. Khắc phục
1.2. Hiện tượng giải phóng con người
1.2.1. Nội dung
1.2.2. Ý nghĩa
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TRẠNG HỌC SINH, SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng áp lực điểm số, mua điểm của học sinh, sinh viên
2.2. Thực trạng sống thực dụng, chỉ biết quan tâm đến đồng tiền của học sinh, sinh viên
2.3. Thực trạng thần tượng quá khích của giới trẻ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23



×