Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 10 điều khó chịu nhất khi đi tìm việc làm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.84 KB, 3 trang )

10 điều khó chịu nhất khi đi tìm việc làm
1. Không nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng. Người tìm việc
không mong đợi nhận được ngay phản hồi từ nhà tuyển dụng sau khi nộp
hồ sơ xin việc. Họ hiểu rằng với mỗi vị trí tuyển dụng có thể có đến hàng
trăm người nộp đơn, và đương nhiên người sử dụng lao động không thể
đáp ứng được hết mọi nguyện vọng. Tuy nhiên, đơn nộp rồi mà không hề
nhận được hồi âm là cả một nỗi thất vọng ê chề.
2. Phụ trách tuyển dụng ỡm ờ khó hiểu. Khó chịu hơn nữa là sau khi
nộp đơn xin việc được người phụ trách tuyển dụng tỏ ra quan tâm, nhưng
rồi sau đó đột nhiên rơi vào trạng thái “thinh không”. Những hỏi han, tìm
hiểu sơ bộ của người phụ trách tuyển dụng khiến ta có cảm giác đã lọt vào
“tầm ngắm” của họ, nhưng than ôi, đó là tất cả vì cho dù có đợi bao lâu thì
cũng không một lần nào còn được “chiếu cố” liên hệ lại.
3. Quảng cáo giả dạng tuyển dụng. Một số công ty đăng tuyển dụng
cùng một vị trí với mỗi khoảng thời gian định kỳ, hàng quí chẳng hạn. Nhu
cầu tuyển dụng này rất có thể là giả mạo được các công ty áp dụng để tạo
nên hình ảnh đang phát triển tốt dù nền kinh tế đang có chiều hướng xấu.
Bạn nên tìm cách hỏi ai đó đang làm việc cho công ty kia để thẩm tra xem
vị trí công việc đăng tuyển là có thực hay không.
4. Vị trí tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng quá cụ thể. Thị
trường việc làm đã phát triển quá cạnh tranh khiến người tìm việc phải có
kinh nghiệm hết sức phù hợp một công việc mới mong trúng tuyển. Là một
người thông minh, nhanh nhẹn, theo sát các mục quảng cáo tuyển dụng
vẫn chưa đủ để có việc làm. Bạn phải có đủ kinh nghiệm và kỹ năng mà
công ty tuyển dụng đòi hỏi. Điều này nhiều khi như là trò đánh đố.
5. Phần mềm tuyển dụng quá tệ. Nhiều nhà tuyển dụng dùng phần mềm
quản lý tài năng cho phép ứng viên tìm kiếm và dự tuyển trực tuyến. Tuy
nhiên, không phải hệ thống nào cũng có khả năng tùy chỉnh, và điều này
khiến người tìm việc tốn thời gian mà không thu được kết quả gì. Ví dụ,
một công ty có trụ sở ở một thành phố nhưng vị trí tuyển dụng lại ở một
thành phố khác vì công ty không (thể) tùy chỉnh mục này.


6. Nghe về tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ. Mặc dù có rất
nhiều chuyên gia có trình độ đang bị thất nghiệp, các công ty vẫn thường
xuyên ca thán rằng họ không thể tìm đâu ra những lao động cần thiết. Khi
một người thất nghiệp đi tìm việc làm nghe “bài ca” thiếu hụt nhân lực, có
thể hình dung cảm giác của họ lúc đó là muốn vụt đứng lên và thét lớn:
“Là tôi đây! Hãy thuê tôi đi!”
7. Tin tức cho thấy thị trường việc làm được cải thiện. Thị trường việc
làm CNTT đã được cải thiện kể từ đầu năm 2011. Trong khi người tìm việc
cuối cùng đã có thể vui mừng khi biết rằng có nhiều công việc đang chờ
đón họ, điều đó lại càng làm cho họ khó chịu khi chưa thể có việc làm
ngay.
8. Câu hỏi, sao bạn thất nghiệp quá lâu vậy? Không những gây khó
chịu cho người tìm việc mà còn ngầm buộc tội họ không tích cực tìm việc
làm hoặc họ đã làm hỏng mọi thứ. Có một thực tế là cuộc suy thoái kinh tế
toàn cầu, bắt đầu từ năm 2008, đã kéo dài ngoài dự báo.
9. Người phụ trách tuyển dụng cho rằng ứng viên sẽ không hài lòng
với vị trí thấp. Thực tế có nhiều người sẵn sàng chấp nhận vị trí thấp hơn
so với khả năng với mong muốn để được trở lại làm việc. Thậm chí có thể
lương bị giảm so với công việc trước đây họ vẫn muốn làm việc trở lại.
Nhưng nhà tuyển dụng không muốn thuê họ vì e ngại các chuyên gia này
sẽ không yên tâm với vị trí công việc thấp hơn so với trình độ và sẽ nhanh
chóng nhảy việc sang nơi có vị trí cao hơn hoặc lương cao hơn. Những
người tìm việc này muốn nói với người phụ trách tuyển dụng đang ngần
ngừ: "Có bị thất nghiệp lâu mới hiểu. Có một công việc ở vị trí thấp và
đồng lương hạn hẹp còn tốt hơn nhiều lần so với không việc làm và không
có lương".
10. Yêu cầu giấu bớt điểm mạnh kinh nghiệm trong hồ sơ xin việc. Có
những người đã từng đảm nhận vị trí cao khi đi xin việc đã phải giấu bớt
"vai vế" đã từng trải qua để có được việc làm. Một CIO từng có kinh
nghiệm về bán hàng, tiếp thị và điều hành nói rằng ông đã được một số

nhà tuyển dụng tư vấn bỏ phần chức danh trước đây là CIO ra khỏi hồ sơ
để các ông chủ lao động không phải e ngại, vì khi thấy chức danh CIO có
thể họ sẽ nghĩ đây là người tiêu tốn tiền và khó quản lý.
Dĩ nhiên điều đó sẽ làm tổn thương người tìm việc. Bởi họ đã từng tự hào
với công việc của mình và việc giấu “tài” này khiến họ không thể nêu bật
được những đóng góp đáng kể của họ cho những người chủ cũ.

×