Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần dược phẩm OPC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.09 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QŨC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
KINH TẾ



ĐƠ DUY TRUNG

PHÂN TÍCH VÀ Dự BÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỎ PHẦN DƯỢC PHẲM OPC
Chuyên ngành: Tài chinh - Ngân hàng

Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC sĩ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỦNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẢN KHOA HỌC:
TS. Trịnh
Mai Vân


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN Bộ HƯỚNG DẦN

CHẤM LUẬN VĂN



TS. Trịnh Mai Vân

PGS.TS. Lê Trung Thành

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kêt quả nghiên cứu cùa riêng tôi, chưa

được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử
dụng thơng tin, kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các

quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được

đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của luân văn.

Tác giả

Đỗ Duy Trung


LỜI CÃM ƠN

Em xin trân trọng cảm ơn đên Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tê - Đại

học Quốc gia Hà Nội cùng Quý thầy cô đã tạo điều kiện giúp đờ em hoàn thành

luận văn này.

Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Trịnh Mai Vân đã nhiệt tình hướng

dẫn, giúp đờ về kiến thức, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trình bày để em
có thể hồn thiện nội dung và cả hình thức của luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày.... tháng .... năm 2021

Tác giả luận văn

Đỗ Duy Trung


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIẾU........................................................................................ ii

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... iv

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 3

4. Kết cấu luận văn....................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỐNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ

PHÂN

TÍCH TÀI CHÍNH VÀ Dự BÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................... 4

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước.................................................................... 4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................... 5
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................................7

1.2. Cơ sờ lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp............................................... 8
1.2.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp................................................................. 8
1.2.2. Ý nghĩa cùa phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................. 8
1.2.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp............... 13

1.2.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp..................................... 15

1.2.5.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp.................................. 15
1.2.5.2. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn................................... 17
1.2.5.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh..................................................................... 21
1.2.5.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ........................ 22
1.2.5.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.............................................................. 24
1.3. Dự báo tài chính.................................................................................................. 25



1.3.1. Khái niệm dự báo tài chính..............................................................................25

1.3.2. Ý nghĩa của dự báo tài chính............................................................................27
1.3.3. Nội dung chủ yếu của dự báo...........................................................................28
1.3.3. Quy trình thực hiện dự báo..............................................................................31
1.3.4. Căn cứ để thực hiện dự báo..............................................................................31
1.3.5. Nội dung dự báo tài chính thực hiện trong luận văn....................................... 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN cứu...............35

2.1. Phuơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 35
2.1.1. Phuong pháp thu thập thông tin, dữ liệu......................................................... 35
2.1.2. Phương pháp phân tích và phân tích ngang................................................... 35
2.1.3. Phương pháp phân tích xu hướng.................................................................. 36

2.1.4. Phương pháp đồ thị.......................................................................................... 37
2.1.5. Phương pháp phân tích Dupont....................................................................... 37

2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 38
2.2.1. Lập kế hoạch nghiên cứu................................................................................38
2.1.2. Xây dựng khung lý thuyết...............................................................................38
2.1.3. Thực hiện phân tích và dự báo....................................................................... 39
2.1.4. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 39

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THựC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ

Dự

BÁO TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2023 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC


PHẨM OPC............................................................................................................... 41

3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Dược phẩm OPC.............................................. 41
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty.................................................. 41
3.1.2. Tầm nhìn - Chiến lược.....................................................................................42
3.1.3. Sơ đồ tố chức bộ máy công ty......................................................................... 43
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty............................................. 46
3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC

giai đoạn năm 2017 - 2020.........................................................................................47
3.2.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp..................................... 47
3.2.2. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán...................................... 69


3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh........................................................................ 77
3.2.4. Phân tích khả năng tạo tiền và tình hinh lưu chuyển tiền tệ......................... 82
3.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................. 87
3.2.6. Phân tích các chỉ tiêu về định giá................................................................... 88

3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của cơng ty........................................... 90

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 92
CHƯƠNG 4: Dự BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÙA CƠNG TY CỒ PHẦN DƯỢC

PHẨM OPC............................................................................................................... 93
4.1. Dự báo tài chính của Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC giai đoạn 2021 -


2023 .......................................................................................................................... 93
4.1.1. Dự báo doanh thu của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC trong giai đoạn

2021 -2023 ............................................................................................................... 93
4.1.2. Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC
giai đoạn 2021 - 2023...............................................................................................99

4.1.3. Dự báo Bảng cân đối kế tốn cùa Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC năm

2021 -2023 ............................................................................................................... 100
4.1.4. Kết luận về Kết quả dự báo tài chính của Cơng ty cồ phần Dược phẩm OPC

năm 2021 - 2023.......................................................................................................104
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Cơng ty cổ
phần Dược phẩm OPC............................................................................................ 104

4.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu..................................................................... 104
4.2.2. Nhóm biện pháp làm giảm chi phí................................................................. 105
4.2.3. Nhóm biện pháp khác..................................................................................... 107

4.3. Kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng.............................................. 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................... 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 117


DANH MỤC CÁC TÙ’ VIẾT TẮT

STT
1
2

3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
141
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24

Nguyên nghĩa

Ký hiệu
BCTC
BH

CĐKT
DCL
DHG
DN
DT
DTT

BCTC
Bán hàng
Cân đối kế tốn
Cơng ty cổ phần Dược Cừu Long
Cơng ty cổ phần Dược Hậu Giang
Doanh nghiệp
Doanh thu
Doanh thu thuần
(Ethical Channel/Prescription Drugs/Rx) Kênh phân phối thuốc
ETC
qua hoạt động đấu thầu vào bệnh viện và phòng khám.
EƯ-GMP Tiêu chuẩn sản xuất tốt yêu cầu bởi Cơ quan Quản lý
EU-GMP
Dược Châu Âu (EMA)
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
KPT
Khoản phải trả
KQKD
Ket quả kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ
LCTT
NPT

Nợ phải trả
Công ty Cồ phần Dược phẩm OPC
OPC
(Over the Counter) Kênh phân phối thuốc qua hệ thống bán lẻ
OTC
gồm nhà thuốc và quầy thuốc.
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh
SXKD
TSDH
Tài sản dài han
TSNH
Tài sản ngắn hạn
Tài sản
TS
rp A • *> A -ị. • 1
TSCĐ
Tài san cơ đinh
vốn chù sở hữu
VCSH


7



1



DANH MỤC BẢNG BIÉU

STT

1

Nội dung

Bảng

Bảng 3.1

Quy mô và cơ cấu tài sản của OPC giai đoạn 2017-

2020
Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của OPC giai đoạn

Trang

48

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Tình hình doanh thu của OPC giai đoạn 2017-2020


63

4

Bảng 3.4

Chênh lệch doanh thu của OPC giai đoạn 2017-2020

63

5

Bảng 3.5

Tổng hợp chi phí của OPC giai đoạn 2017-2020

65

6

Bảng 3.6

Chênh lệch chi phí của OPC giai đoạn 2017-2020 74

65

7

Bảng 3.7


Tồng hợp lợi nhuận của OPC giai đoạn 2017-2020

68

8

Bảng 3.8

Chênh lệch lợi nhuận của OPC giai đoạn 2017-2020

68

9

Bảng 3.9

10

Bảng 3.10

11

Bảng 3.11

12

Bảng 3.12

13


Bảng 3.13

2017-2020

Phân tích tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản
nợ phải trả

So sánh tỉ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản
nợ phải trả

Phân tích khả năng thanh toán tổng quát
So sánh khả năng thanh toán tổng quát của OPC với

các doanh nghiệp cùng ngành dược phầm năm 2020
Phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn

56

69

70

70
71
71

So sánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của OPC
14


Bảng 3.14

với các doanh nghiệp cùng ngành dược phầm năm

72

2020

15

Bảng 3.15

Phân tích khả năng thanh toán nhanh

73

So sánh khả năng thanh toán nhanh của OPC với các

16

Bảng 3.16

doanh nghiệp cùng ngành và trung binh ngành dược

73

phầm năm 2020

17


Bảng 3.17

Phân tích khả năng thanh tốn tóc thời

11

74


STT

Nội dung

Bảng

Trang

So sánh khả năng thanh toán tức thời của OPC với các

18

Bảng 3.18

doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành dược

74

phầm năm 2020
19


Bảng 3.19

20

Bảng 3.20

21

Bảng 3.21

22

Bảng 3.22

23

Bảng 3.23

Phân tích khả năng thanh toán lãi vay
So sánh khả năng thanh toán lãi vay của OPC với các

doanh nghiệp cùng ngành dược phầm năm 2020

Phân tích khả năng chi trả bằng tiền

75
76

76


So sánh khả năng chi trả bằng tiền của OPC với các

doanh nghiệp cùng ngành dược phầm năm 2020

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

77
77

So sánh khả năng sinh lời của OPC với các doanh

24

Bảng 3.24

nghiệp cùng ngành và trung bình ngành dược phầm

79

năm 2020

25

Bảng 3.25

Phân tích hiệu suất hoạt động

79

So sánh hiệu suất hoạt động của OPC với các doanh


26

Bảng 3.26

nghiệp cùng ngành và trung bình ngành dược phầm

80

năm 2020
27

Bảng 3.27

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản (Mơ hình Dupont)

81

28

Bảng 3.28

Phân tích khả nãng tạo tiền của doanh nghiệp

83

29

Bảng 3.29


Tổng hợp đánh giá tinh hình lưu chuyển tiền tệ

83

30

Bảng 3.30

Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

87

31

Bảng 3.31

Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến định giá

88

So sánh các chỉ tiêu liên quan đến định giá với các

32

Bảng 3.32

doanh nghiệp cùng ngành và trung bình ngành dược

89


phẩm năm 2020

33

Bảng 4.1

Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

95

34

Bảng 4.2

Tỷ lệ giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí

99

Ill


STT

Trang

Nội dung

Bảng

quản lý DN trên doanh thu thuần


Dự báo kết quả kinh doanh của OPC giai đoạn 202135

Bảng 4.3

100

2023

Xác định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ

36

Bảng 4.4

37

Bảng 4.5

Tính tốn các chỉ tiêu du• báo

101

38

Bảng 4.6

Bảng cân đối kế toán dự báo

103


101

tiêu trên bảng cân đối kế tốn

DANH MỤC HINH
STT

Hình

1

Hình 3.1

Nội dung

So đồ bộ máy tổ chức cùa OPC

Trang

43

Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSNH và
2

Hình 3.2

51

TSDH

Biểu đồ thể hiện sự biến động giũa nợ phải trả và

3

Hình 3.3

VCSH

52

Cơ cấu nguồn vốn của OPC giai đoạn 20174

Hỉnh 3.4

58

2020
Biểu đồ thể hiện sự biến động giũa nợ phải trả
5

Hình 3.5

59

và VCSH
Biểu đồ phân tích dịng tiền hoạt động kinh

6

Hình 3.6


64

doanh

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính câp thiêt của đê tài

Khi một doanh nghiệp muốn thành công, một trong những bước đầu tiên
cần làm là tạo ra một kế hoạch kinh doanh hồn hảo. Muốn kế hoạch kinh doanh

hồn hảo đó được thực hiện thì tài chính chính là xương sống, là yếu tố quyết định

sống còn, quyết định vận mệnh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích
tài chính là công việc đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Phân tích tài

chính giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận, nợ phải trả, thế mạnh và tiềm
năng thu nhập trong tương lai. Phân tích tài chính là một khía cạnh quan trọng của

tất cả các hoạt động thương mại vì nó cung cấp những hiểu biết có thể hành động
về năng lực và tiềm năng trong tương lai của tổ chức.
Thơng qua báo cáo tài chính các nhà đầu tư và người cho vay có dữ liệu

quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hoặc lài suất, các báo cáo này còn
cho phép các nhà quản lý công ty đánh giá hiệu suất của họ liên quan đến kì vọng
hoặc tăng trưởng của ngành. Từ quan điểm quản lý, các phân tích tài chính rất


quan trọng đến sự thành công của công ty bởi chúng làm nổi bật những điềm
mạnh, điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh.

Một phân tích tài chính đưa ra phải phán ánh được tính khả thi, tính ổn định

liên quan tới tài chính của một dự án trong doanh nghiệp, đồng thời có thể dự báo
được lợi nhuận của nó đạt được trong tương lai. Hay nói cách khác phân tích tài

chính đề cập đến một đánh giá về hiệu quả của các quỹ đã được đầu tư, cũng có thể
là một đánh giá về giá trị và sự an toàn các khiếu nại của các con nợ đối với tài sản

công ty.
Năm 2019 Covid 19 bùng phát tại Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung
Quốc. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp Cấp do virus

Corona đà nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài

chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thối với tỉ lệ thất nghiệp và
nghèo đói chưa tịng có trong lịch sử. Tuy nhiên Covid-19 lại là một cơ hội đối với

các doanh nghiệp Dược trên toàn thế giới khi nhu cầu về trang thiết bị y tế đòi hỏi


là rât lớn. Trong sơ đó, khơng thê khơng kê đên Công ty Cô phân Dược phâm
OPC. OPC là một trong các công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất

kinh doanh dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, là đơn vị sản xuất thuốc có
nguồn gốc dược liệu đầu tiên được Cục Quản Lý Dược - Bộ Y Te VN cấp giấy

chứng nhận GMP , GLP, GSP. Bằng những nỗ lực không ngừng, với sự tài tình

của Ban lãnh đạo OPC, sự chung sức chung lịng của tồn thế cán bộ cơng nhân
viên cơng ty đã đưa con thuyền OPC vượt qua bao con sóng lớn, thẳng tiến ra
khơi. Khoa học công nghệ không ngừng được nâng cao, quy mô ngày càng mở

rộng, liên tục cho ra đời những dòng sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu

chăm sóc sức khỏe người dân. Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC đã được người
tiêu dùng và ngành Y Dược trong ngoài nước biết đến như một trong những thương
hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuốc có nguồn gốc từ

dược liệu - Một thương hiệu nối tiếng với giá trị cốt lõi "Chất lượng - An toàn -

Hiệu quả” và sứ mệnh "Chẫm sóc sức khỏe cộng đồng” đã mang đến giá trị cảm
nhận trong lòng khách hàng " OPC - Thiên nhiên & Cuộc sổng”.
Với nhũng lí do trên, tơi đã chọn vấn đề "Phản tích và dự báo tài chính Cơng

ty cố phần Dược phẩm OPC” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Đề tài chủ yếu phân tích

thực trạng tài chính dưới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp và từ đó đưa ra gợi ý dự báo
tài chính cho giai đoạn tiếp theo cùa Cơng ty cổ phần dược phẩm OPC.
2. Mục
vụ• nghiên
cứu
• tiêu và nhiệm

o

2.7. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích tình hình tài chính Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC giai đoạn


2017 - 2020 qua ba mảng hoạt động để thấy được thực trạng, xu hướng, mức độ
biến động về tài chính của Cơng ty qua các năm, từ đó đưa ra dự báo tài chính cho
Cơng ty trong giai đoạn 2021 - 2023 và các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả

hoạt động của Công ty trong thời gian tới.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các Doanh nghiệp và
xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tinh hình tài chính của Cơng ty cổ

phần Duợc phẩm OPC.
Phân tích thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần Dược phẩm

OPC giai đoạn 2017 - 2020 và đặc biệt năm 2019 - 2020 khi Đại dịch Covid-19
bùng phát và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.

Dự báo tình hình tài chính của Cơng ty giai đoạn 2021 - 2023. Đe xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần

Dược phẩm OPC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích và dự báo tài chính Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC


3.2. Phạm vi nghiên cứu:
về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về tình hình tài

chính và dự báo tài chính tại Cơng ty cổ phần Dược phẩm OPC.
về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Dược phẩm OPC.

về thời gian: Phân tích thực trạng tình hình tài chính giai đoạn 2017 - 2020
và dự báo tài chính giai đoạn 2021 - 2023.
4. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, kết cấu

luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cún và cơ sở lý luận về phân tích tài chính và

dự báo tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng tình hình tài chính và dự báo tài chính giai

đoạn 2021 - 2023 tại Công ty cổ phần Dược phẩm OPC
Chương 4: Giải pháp nhàm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Cơng

ty Cổ phần Dược phẩm OPC

3


CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN NGHIÊN củu VÀ co SỎ LÝ LUẬN VÈ

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ Dự BÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP


1.1. Tống quan tình hình nghiên cứu

Phân tích tài chính và dự báo tài chính ngày càng đóng vai trị quan trọng
việc ra các quyết định tài chính của DN và cung cấp cho người sứ dụng một cái

nhìn tồn diện: nắm rõ thơng tin, tình hình hoạt động trong quá khứ; đánh giá hiện

tại và lập kế hoạch cho tương lai tài chính của DN. Vì vậy, phân tích và dự báo tài
chính DN là một chủ đề được nhiều người đề cập đến các nghiên cứu của mình.
Chính vì vậy tác giả đà tổng hợp một số bài báo, bài viết, cơng trình nghiên cứu,
luận văn cả trong và ngoài nước để tham khảo nhằm rút kinh nghiệm cho luận vãn

của mình. Cụ thể:

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Chù đề phân tích và dự báo tài chính được rất nhiều các tác giả trên thế giới
lựa chọn, trong đó đã có các nghiên cứu tiêu biểu là:

Financial statement analysis anh valuation of the Carlsberg Group,

Alexander Aagesen Velde, Copenhagen Business School, December 2010, bài viết
đã phân tích thị trường của tập đồn miền bắc, miền tây, miền đơng Châu Âu và

khu vực Châu Á; phân tích tình hình tài chính của tập đồn qua các chỉ số; phân tích
tổng quan tình hình tập đồn qua mơ hình PEST và SWOT. Từ đó tác giả đánh giá

giá trị cố phiếu của tập đoàn được đánh giá cao hay thấp mà khơng đề xuất giải
pháp tài chính gi cho tập đoàn. Evaluation of the Financial Position anh

Performance of Cocoa Processing Company, Kojo Addae Asamoah, 24th May, 2010

phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Cocoa qua các chi tiêu tài chính, dự báo
tình hình tài chính của công ty qua hệ số nguy cơ phá sản z của Altman từ đó đưa ra

các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho cơng ty.
Financial Analysis of McDonald’s, Amal Benlamalih, July 2020, bài báo này

đánh giá hoạt động tài chính của tập đồn McDonald’s, một trong những chuỗi cửa
hàng thức ăn nhanh hàng đầu trên toàn thế giới, phân tích tỉ lệ về hoạt động, tính

4


thanh khoản, nợ và lợi nhuận. Các sô liệu trong báo cáo kêt quả hoạt động kinh
doanh cho thấy công ty đang có lãi, mặt khác, số liệu trong bảng cân đối kế tốn

cho thấy một số khó khăn mà công ty đang gặp phải. Kết quả sau khi phân tích tỉ lệ
cho thấy tập đồn McDonald's đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính như khả

năng thanh toán và khả năng mong muốn của cổ phiếu trên thị trường chứng khốn.
Trong bài phân tích này, tác giả đã phân tích tình hình tài chính của McDonald’s
chỉ ra được cái khó khăn mà cơng ty đang gặp phải, tuy nhiên tác giả chưa đưa ra

giải pháp để nhằm khắc phục những khó khăn đó.

Financial Analysis of an Industrial Enterprise, Bulletin of Kemerovo State
University Series Political Sociological and Economic sciences 2019: Bài báo đại

diện cho một nghiên cứu điển hình của Kuzbassrazrezugol OJSC, một trong những

doanh nghiệp khai thác than hàng đầu nước Nga (Kuzbass, Nga). Bài báo giới thiệu

cách tiếp cận xác thực đối với thuật ngừ “tình trạng tài chính” và đưa ra nhiều cách

giải thích khoa học về thuật ngừ này. Bài báo tập trung vào các yếu tố, các chỉ số

chính của phân tích tài chính và mức độ ổn định tài chính. Tác giả đã biên soạn một
danh sách các chỉ số cho từng phần của phân tích tài chính. Nghiên cứu điền hình

cho thấy cơng ty được phân tích có tình hình tài chính khá mạnh. Danh sách các vấn
đề nhỏ được tiết lộ bao gồm: sự vượt trội cùa các nguồn tài chính ngắn hạn; tỉ trọng

vốn vay cao trong co cấu tổng thể các nguồn vốn; tỉ trọng tài sản dài hạn cao trong

cơ cấu tài sản của công ty; khối lượng lớn và vòng quay các khoản phải thu thấp.
Đối với mỗi vấn đề, tác giả đề xuất một giải pháp thích hợp. Phân tích tài chính đã
tiết lộ các vấn đề và cung cấp các hướng dẫn đề phát triển hiệu quả lâu dài hơn nữa.

Bài báo có được tính mới về mặt khoa học đối với nghiên cứu điển hình đã tiết lộ
những điểm đặc biệt trong các chiến lược quản lý tình trạng tài chính của các doanh

nghiệp khai thác than.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Lê Thị Dung (2015), Luận văn thạc sỹ Trường Đại Học Kinh Tể - Đại Học
Quốc Gia Hà Nội “Phân tích tài chính tại Cơng ty cơ phần cơng nghệ dược phâm

Việt Pháp”, đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính


5


doanh nghiệp, kêt quả nghiên cứu có ý nghĩa đơi với nhiêu đơi tượng liên quan.

ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, ThS. Nguyễn Phương Thảo (2019), Bài đàng
trong Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 6/2019, “Hồn thiện

nội dung phân tích tài chỉnh tại Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG”. Bài

báo đã nêu lên khái quát về tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG cùng với các chỉ tiêu tài chính như khả năng thanh tốn và khả

năng hoạt động. Từ thực trạng đó, bài báo đã nêu lên những hạn chế trong tình hình

tài chính của cơng ty TNG để từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện nội dung phân tích

tài chính tại Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
Trương Thị Phương Thảo (2018), Luận văn thạc sỹ Trường Đại Học Kinh Tế
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội “Phân tích và dự báo tình hình tài chính tại Cơng ty
Cố phần Dược Hậu Giang”. Luận văn đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về
phân tích báo cáo tài chính và dự báo tài chính; đánh giá được thực trạng tình hình

tài chính của Cơng ty cố phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2015-2017; đưa ra dự
báo tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2018-2019;
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tinh hình tài chính của Cơng ty
Cố phần Dược Hậu Giang trong thời gian tới.

ThS. Nguyễn Thị Thuận (2017), Bài đăng trong Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng
9/2017 “về hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chỉnh trong các doanh nghiệp”.

Bài báo đã nêu lên hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính trong các doanh

nghiệp cơ cấu vốn và nguồn vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, khả năng
sinh lời, hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính và các chỉ số địn bẩy tài chính. Bài
đăng đã nêu lên tương đối đầy đù hệ thống chỉ tiêu tuy nhiên một số chỉ tiêu như:
Cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trên thu nhập của cổ phiếu, cổ tức trên thu

nhập, cổ tóc trên thị giá...
Nguyễn Thị Thủy (2017), Luận văn thạc sỹ Trường Đại Học Lao động - Xà
hội “Phân tích báo cảo tài chính của Cơng ty Cô phần Đầu tư, Thương mại và Dịch

vụ Vinacomin”, đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài

chính, tiến hành phân tích và đề xuất những giải pháp cụ thể hồn thiện cơng tác

6


phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Cơ phân Đâu tư, Thương mại và Dịch vụ

Vinacomin.

Nguyễn Kim Phượng (2015), Luận văn thạc sỹ Trường Đại Học Kinh Tế -

Đại Học Quốc Gia Hà Nội “Phân tích và dự báo tài chính Cơng ty Cơ phần cổ

phần Đường Biên HỏaLuận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân
tích tài chính doanh nghiệp nhằm phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính

của Cơng ty cồ phần Thép Bắc Việt từ năm 2013 -2015. Dự báo tình hình tài chính

của cơng ty, đánh giá và so sánh vị thế của Công ty với đơn vị khác cùng ngành để

có định hướng phát triển trong tương lai. Từ đó có những đề xuất và kiến nghị nhàm
cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần Thép Bắc Việt.
Tràn Ngọc Trung (2017), Luận văn thạc sỹ Trường Đại Học Kinh Te - Đại
Học Quốc Gia Hà Nội “Phân tích tài chỉnh và dự báo báo cảo tài chính tại Cơng ty

Cơ phần Thủy điện Thác BàLuận văn đã khái quát hóa tổng quan nghiên cứu và

cơ sở lý luận về phân tích tài chính và dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp. Phân
tích tinh hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính Công ty cổ phần Thủy điện

Thác Bà. Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại cơng ty này.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cỉru

Nhìn chung, các luận văn trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận về phân tích
tài chính, phân tích thực trạng hoạt động tài chính của các công ty, và đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tập trung vào phân tích các
nhóm hệ số tài chính của doanh nghiệp mà chưa nghiên cứu chú trọng vào việc dự

báo tài chính doanh nghiệp. Với mỗi một doanh nghiệp riêng biệt trong nền kinh tế
đều có những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, về quy mô hoạt động, về tổ

chức nhân sự... Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ
nội dung và đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hồn thiện thực trạng, bất ổn mà

cơng ty đang gặp phải thơng qua việc phân tích tình hình tài chính của Cơng ty cồ
phần Dược phẩm OPC mà các đề tài trên chưa triển khai hoặc triển khai chưa thực


sự cụ thể.
Từ việc kế thừa hệ thống lý luận căn bản cùng các phương pháp phân tích tài

7


chính như phương pháp so sánh, phương pháp đơ thị, phương pháp tông họp,... cùa
các đề tài đi trước, với tính chất khác nhau về phạm vi nghiên cứu và đối tượng

nghiên cứu, bài luận văn cùa tác giả mong muốn phân tích các đặc điểm tài chính cơ
bản với hệ thống chỉ tiêu đầy đủ hơn trong giai đoạn mới nhất của công ty là 2018 2020. Đồng thời luận văn cịn tiến hành dự báo tài chính cùa công ty trong giai đoạn
2021 - 2023 theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu.
1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1. Khải quát về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức

giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế
bao gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giừa doanh nghiệp với
thị trường tài chính, với các thị trường khác và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp

khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh
nghiệp đế nâng cao hiệu quả hoạt động sản. xuất kinh doanh.

Hoạt động tài chính trong các công ty bao gồm những nội dung cơ bản:
- Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính cần thiết, giúp kiểm tra, phân tích
một cách tổng hợp, tồn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tinh hỉnh

thực hiện các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.


- Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch tốn
kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế - tài chính của doanh

nghiệp.
- Cung cấp những thơng tin số liệu cần thiết đề phân tích, đánh giá những

khả năng và tiềm năng kinh tế - tài chính cùa doanh nghiệp, giúp cho công tác dự

báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
1.2.2. Ỷ nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản lý tài

chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hũu khác nhau đều bình
đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy

8


sẽ có nhiêu đơi tượng quan tâm đên tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ

doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kế cả các cơ quan Nhà nước
và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh

nghiệp trên các góc độ khác nhau.

Đối với nhà quản lí:
Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm
kiếm lợi

• nhuận
• và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp± bị• lỗ liên tục
• sẽ bị• cạn
• kiệt


các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp khơng có khả

năng thanh tốn nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.
Đe tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải

giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:
Thứ nhất: Doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản

xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Thứ hai: Nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Thứ ba: Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?

Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,
nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ

sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó. Nhà quản lý tài chính phải chịu trách
nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính
thường ngày đế đưa ra các quyết định vì lợi ích của cố đơng của doanh nghiệp. Các

quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài
chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triền của doanh nghiệp, tránh được
sự căng thắng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị


phần tối đa trên thương trường, tối thiều hố chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng
trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và

mang lại sự giàu có cho chủ sở hừu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra

là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà
phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện
phân tích tài chính một cách tốt nhất.

9


Đối với các nhà đầu tư:

Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hồn vốn,
mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình

hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân

tích các thơng tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà

đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triền vọng phát triển của doanh
nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận
đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại rịng của nó
dương. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh

nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động

đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cố đông bao gồm phần cổ tức được

chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cố phiếu trên thị trường. Một nguồn tài
trợ với tỉ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bấy tài chính tích cực vừa

giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi

cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh

nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất khơng bị ảnh hưởng. Bời vậy, các yếu tố như

tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên
một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ồn định của
thị giá cố phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được

các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính.

Đối với các chủ nợ và các nhà cung úng vật tư:
Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực

hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì

phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại
cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được

xem xét trên hai khía cạnh là ngấn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay
ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của

10



doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó cùa doanh nghiệp đơi với các món nợ khi

đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả
năng hoàn trả và khả năng sinh lời cùa doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ
tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này.

Đối với các chủ ngăn hàng và các nhà cho vay tín dụng:

Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Vi vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thề chuyển nhanh

thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh tốn tức
thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng

cũng rất quan tâm tới số vốn cùa chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm
cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thế
thay đồi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho

vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu

hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp:

Họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng
hay khơng, họ cần phải biết được khả năng thanh tốn của doanh nghiệp hiện tại và

trong thời gian sắp tới.

Đối với người lao động:

Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người

được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thơng tin tài chính

của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp

có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính cùa người lao động.
Ngồi ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua

một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp
nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.

Đối với các cơ quan quản lí Nhà nước:
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà

nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiềm tra, kiểm soát các hoạt động

11


kinh doanh, hoạt động tài chính tiên tệ của doanh nghiệp có tn thù theo đúng

chính sách, chế độ và luật pháp quy định khơng, tình hình hạch tốn chi phí, giá
thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng...
Tóm lại, phân tích tài chính là cần làm sao cho các con số trên các báo cáo tài

chính “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu r õ tình hình tài chính
của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những
nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
7.2.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Thu thập

Xử lý

Dự đốn và

thơng tin

thơng tin

quyết định

Thu thập thơng tin

Trước khi thu thập thông tin cần xác định được rõ đối tượng thơng tin Cần
thu thập, phân loại nhóm thơng tin, tỉm ra phương pháp thu thập thông tin. Thu thập

những thông tin nội bộ đến những thơng tin bên ngồi, những thơng tin kế tốn và
những thơng tin quản lý khác, những thơng tin về số lượng và giá trị...trong đó các

thơng tin kế tốn phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là
những nguồn thơng tin đặc biệt quan trọng. Thu thập thông tin thông qua mạng

internet, điều tra phỏng vấn, lấy nguồn từ các báo cáo thống kê.

Xử lỷ thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là q trình xử lý thơng tin đó thu
thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thơng tin ở các góc độ nghiên cứu,
ứng dụng khác nhau, các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu
phân tích đó đặt ra: xử lý thơng tin là q trình sắp xếp các thơng tin theo những

mục tiêu nhất định nhằm tính tốn so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên
nhân các kết quả đó đạt được phục vụ cho q trình dự đoán và quyết định.

Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần

12


thiêt đê người sử dụng thơng tin dự đốn nhu câu và đưa ra qut định tài chính. Có

thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng
trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào xí

nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì đưa ra
các quyết định về quản lý doanh nghiệp.

1,2.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa

trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các

tài liệu khác.
Bảng cân đối kế tốn

Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính mơ tả thực trạng tài chính của


một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính
có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sờ hữu, quan hệ kinh doanh
và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Bảng cân đối kế tốn được trình bày với một

bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn cùa doanh nghiệp.

Bên tài sản của Bảng cân đối kế tốn phản ánh giá trị của tồn bộ tài sản hiện

có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp bao

gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành
các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điềm lập báo cáo bao gồm vốn chủ sở

hữu và các khoản nợ.
về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản, bên
nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài

chính của doanh nghiệp.

Nhìn vào Bảng cân đối kế tốn, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp, quy mơ, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán là dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà phân tích đánh

13


giá được khả năng cân băng tài chính, khả năng thanh tốn và khả năng cân đơi vơn
của doanh nghiệp.


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo

này giúp nhà phân tích so sánh doanh thu, chi phí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn,
lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần:
- Phần 1: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
- Phần 2: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp.

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, người sử dụng

thơng tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với số liệu các kỳ trước, so sánh với các
doanh nghiệp khác cùng ngành đế nhận biết khái quát kết quả hoạt động cùa doanh

nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động. Từ đó, đưa ra các quyết định quản lý, quyết

định tài chính phù họp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các dòng tiền thu, chi trong một kỳ hoạt

động của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với bảng cân đối kế toán
và báo cáo kết quả kinh doanh tạo nên bức tranh tồn cảnh về tình hình tài chính
của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm:

- Lưu chuyền tiền từ hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu tiền
từ doanh thu bán hàng, chi tiền trả cho nhà cung cấp, chi trả lương, nộp thuế...

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh toàn bộ tiền thu vào và chi

ra liên quan đến hoạt động đầu tư bao gồm thu tiền từ bán tài sản, bán chứng khoán
đàu tư, tiền chi mua chứng khoán đầu tư...

- Lưu chuyến tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh toàn bộ tiền thu chi liên

14


quan đên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như vay vôn ngăn hạn, dài hạn...

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết doanh nghiệp đã tạo ra tiền từ những
nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gi. Trên cơ sở đó, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá về khả năng trang trải công nợ,

chi trả cồ tức trong tương lai của doanh nghiệp.
Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hình thành nên báo cáo tài

chính của doanh nghiệp giải thích một số vấn đề về hoạt động kinh doanh và tình
hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính kế tốn
khác khơng thề trình bày rõ ràng và chi tiết được.

Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với Bảng cân đối kế toán và

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.Báo cáo này cung cấp các thơng tin về tình

hình sản xuất kinh doanh một cách chi tiết, chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
Cơ sở dữ liệu khác

Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường được không
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:

Yếu tố bên trong: là những yếu tố thuộc bản thân bên trong doanh nghiệp
như: trình độ quản lý; các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùa doanh nghiệp; trình độ,

năng lực cùa người lao động; dây chuyền công nghệ đang áp dụng;...
Yếu tố bên ngoài: đây là những yếu tố mang tính chất khách quan như: các

chính sách tài chính tiền tệ; chính sách thuế; chế độ chính trị xã hội; tiến bộ khoa

học kỹ thuật;...
1.2.5. Nội dung phân tích tình hình tài chỉnh doanh nghiệp

ỉ.2.5.1. Đánh giả khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp là dựa trên các số liệu

trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính để từ đó tác giả thấy được sự thay
đối ở các khoản mục về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí

lợi nhuận và dịng tiền qua từng giai đoạn sản xuất kinh doanh.

15



×