Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG sử DỤNG THUỐC điều TRỊ HƯỚNG ĐÍCH TRONG điều TRỊ UNG THƯ tại BỆNH VIỆN UNG bướu đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.94 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
--------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ HƯỚNG ĐÍCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

ĐÀ NẴNG – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
--------------

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ HƯỚNG ĐÍCH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẠI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 8724012

LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoàng Sinh



ĐÀ NẴNG – 2021


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc và chân thành tới các thầy cơ giáo, gia đình, bạn bè và những người đã
giúp đỡ, ủng hộ tôi trong thời gian qua.
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới TS.
Lê Hồng Sinh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Đại học Duy
Tân, thầy đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề
tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa Sau Đại học, Lãnh đạo khoa
Dược và các thầy cô Bộ môn Thực vật dược – Dược liệu – Dược cổ truyền
Đại học Duy Tân đã luôn quan tâm nhắc nhở và hết lịng giúp đỡ, hỗ trợ tơi
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể các thầy cô
giáo giảng dạy tại Đại học Duy Tân đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình
giảng dạy, cũng như truyền đạt các kiến thức bổ ích cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè. Mọi
người đã ln đồng hành cùng với tôi, đồng thời là nguồn động lực mạnh mẽ
thúc đẩy tơi trong suốt q trình học tập tại trường cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 01 năm 2021.
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Hà



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Phân tích thực trạng sử dụng
thuốc điều trị hướng đích trong điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tơi dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Hồng Sinh. Các số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên
cứu của luận văn là trung thực và tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn
trích dẫn.
Nếu phát hiện bất kỳ sự sao chép nào từ kết quả nghiên cứu khác hoặc
sai sót về số liệu nghiên cứu, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường và ban hội đồng.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 01 năm 202.1
Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Hà


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADCC

Gây độc qua trung gian tế bào phụ thuộc kháng thể (antibody
dependent cell-mediated cytotoxicity)

BV

Bệnh viện

CDC


Gây độc tế bào phụ thuộc bổ thể (complement dependent
cytoxotoxicity)

CLL

Bệnh bạch cầu lympho mạn tính.

CTLA-4

Cytotoxic T Lymphocyte – Associated Antigen 4

DM

Danh mục

EGFR

Epidermal Growth Factor Receptor

HER2

Human EGF Recepter 2

K

Ung thư

MMD

Muramyldipeptid


NHL

Ung thư hạch không Hodgkin

PEG

Dung môi Polyethylene Glycols

PL

Phụ lục

PLA

Dung môi Poly lactic acid

PLGA

Dung môi Poly lactic glycolic acid


VEGF

Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu.

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


8

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với sự phát triển của Y học chúng ta đã đạt được nhiều thành
tựu trong điều trị ung thư, số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do ung
thư từ những năm 1980 trở đi có xu thế giảm rõ rệt. Tuy vậy, ung thư vẫn
đang là vấn đề lớn, là thách thức đối với Y học. Theo thống kê của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), trung bình mỗi năm thế giới có thêm khoảng 12,7 triệu
trường hợp ung thư mới mắc được phát hiện và 7,6 triệu bệnh nhân tử vong
do ung thư. Dự tính đến năm 2030, mỗi năm sẽ có thêm 22 triệu trường hợp
mới mắc bệnh. So với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư
đứng hàng thứ 3. Nhìn tổng quan trên bản đồ ung thư thế giới, tỉ lệ mắc ung thư
của Việt Nam không cao nhưng tỉ lệ tử vong tương đối lớn, xếp vị trí 56/185
quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân. Nguy cơ tử vong của
bệnh nhân ung thư chỉ sau bệnh tim mạch, gây ra những tổn thất to lớn trực
tiếp, gián tiếp cho xã hội và bản thân gia đình người bệnh.
Với thực trạng ung thư hiện nay, việc điều trị ung thư luôn là thách thức
cho ngành Y học thế giới cũng như Việt Nam. Các phương pháp điều trị, hỗ
trợ điều trị ung thư từ trước đến nay đã sử dụng như: hóa trị, xạ trị, phẫu
thuật…chỉ áp dụng được cho những bệnh nhân ung thư ở những tổ chức bề
mặt cơ thể, các khối u lành tính hay giai đoạn mới bị ung thư và hiệu quả điều

trị của các phương pháp đó đem lại khơng cao, làm tổn hại đến các tế bào
lành tính của cơ thể. Hai thập niên gần đây, một phương pháp điều trị ung thư
mới được phát hiện: liệu pháp hướng đích, mở ra tia hy vọng cho các bệnh
nhân ung thư. Liệu pháp điều trị này có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân,
thậm chí chữa lành hẳn ung thư. Hiện nay, đã có nhiều chế phẩm hướng đích
được đưa vào điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư và nhiều cơng trình
vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu.


9

Cùng với số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu
về điều trị cũng tăng mạnh. Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng là một bệnh viện
chuyên khoa ung thư loại I hoàn chỉnh của thành phố Đà Nẵng, có chức năng
tiếp nhận khám, chẩn đốn, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý ung thư, làm tốt
cơng tác dự phịng bệnh ung thư cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và khu vực
Miền Trung. Để hiểu rõ hơn về việc điều trị ung thư cho bệnh nhân tại BV
cũng như thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng đích trong điều trị ung thư vì
vậy tơi đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng
đích trong điều trị ung thư tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng” có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn thiết thực đến lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2.
2.1.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề liên quan đến bệnh ung thư và thuốc
hướng đích, đề tài luận văn tập trung phân tích cơ cấu sử dụng các thuốc hóa
chất điều trị ung thư và thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng đích trong
điều trị ung thư tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.


2.2.

Mục tiêu cụ thể
Đề tài luận văn tập trung thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

-

Tổng quan về ung thư và liệu pháp hướng đích.
Các dạng thuốc hướng đích và ứng dụng trong điều trị ung thư.
Cơ cấu sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư và thực trạng sử dụng thuốc

3.

điều trị hướng đích tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Thuốc hóa chất và thuốc điều trị hướng đích được sử dụng trong điều trị
ung thư tại bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã được nhiều năm. Tuy nhiên
nghiên cứu này chỉ phân tích cơ cấu sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư
và thực trạng sử dụng thuốc hướng đích trong năm 2019.

-

Phạm vi nghiên cứu


10

+ Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích cơ cấu sử dụng thuốc hóa chất

trong điều trị ung thư và thuốc điều trị hướng đích tại Bệnh viện Ung bướu
Đà Nẵng năm 2019.
+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Bệnh viện Ung bướu Đà
Nẵng.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu cơ cấu sử dụng thuốc hóa chất và tỷ lệ
sử dụng thuốc điều trị hướng đích trong điều trị ung thư năm 2019.
4.
4.1.
-

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, báo cáo, số liệu thống kê về
tình hình sử dụng thuốc hóa chất và thuốc điều trị hướng đích trong điều trị
ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2019. Cụ thể như sau:
+ Căn cứ vào dữ liệu được lưu trữ và báo cáo tại Phòng Kế hoạch tổng
hợp của khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2019. Trong các báo
cáo này có đầy đủ thông tin mà tác giả cần để sử dụng trong đề tài như: các
biệt dược, các hoạt chất, số lượng, giá thành, dạng bào chế được được bệnh
viện sử dụng trong năm 2019.
+ Căn cứ vào báo cáo Nhập – Xuất – Tồn của khoa Dược Bệnh viện Ung

-

bướu trong năm 2019.
Ngồi ra tác giả cịn tham khảo và đọc các tài liệu liên quan đến bệnh ung thư
cũng như thuốc điều trị hướng đích trên các bài báo hay tạp chí chuyên ngành.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp hay được sử dụng
trong nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và các lý thuyết nói chung.
+ Phương pháp này được tác giả sử dụng nghiên cứu các vấn đề lý luận

hay lý thuyết tổng quan về bệnh ung thư và thuốc điều trị hướng đích tại
Chương 1. Tác giả đã tìm đọc và thu thập các lý thuyết về bệnh ung thư, các
phương pháp chữa trị, thuốc điều trị hướng đích trên các tạp chí, trang web, từ
đó rút ra được những vấn đề cơ bản như khái niệm ung thư, các phương pháp


11

điều trị ung thư, liệu pháp hướng đích. Những thơng tin thu thập được sẽ là cơ
sở thực hiện Chương 2 và Chương 3.
Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để phân tích các số liệu liên
quan đến cơ cấu sử dụng thuốc hóa chất và thuốc điều trị hướng đích của
4.2.

Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2019.
Phương pháp định lượng
Tác giả tiến hành lọc thông tin từ báo cáo Nhật - Xuất – Tồn năm 2019
của khoa Dược Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng để có kết quả. Tất cả thông tin
này sẽ được xử lý để cho kết quả mong muốn với sự hỗ trợ của phần mềm
thống kê thơng dụng trên máy tính. Kết quả điều tra được tập hợp trên các
bảng tính tỷ lệ phần trăm và qua đó đánh giá được giá trị sử dụng của các

5.

nhóm thuốc.
Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu than khảo và phụ lục, nội dụng
chính của bài luận văn được cấu trúc thành bốn chương như sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đền bệnh ung thư, thuốc điều trị hướng đích, cơ cấu
sử dụng thuốc hóa chất điều trị ung thư đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Nhiều cơng trình liên cứu liên quan đến luận văn đã được cơng
bố, trong đó có những cơng trình tiêu biểu sau:
Nguyễn Xuân Quang (2013), Phân tích sử dụng thuốc tại Bệnh viện Ung
bướu Đà Nẵng năm 2013, Luận án chuyên khoa cấp II. Đại học Dược Hà Nội.
Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến ung thư từ
định nghĩa, các nhóm thuốc điều trị ung thư, cơ cấu sử dụng thuốc của Bệnh
viện Ung bướu Đà Nẵng năm 2013 có thể tham khảo được.


12

Lữ Thanh Huyền (2016), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ung
thư tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, Luận văn chuyên khoa cấp I, Đại học
Dược Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản liên
quan đến ung thư, từ khái niệm, phương pháp chữa trị và các nhóm thuốc hóa
chất điều trị ung thư. Luận văn đã nghiên cứu cơ cấu sử dụng thuốc của bệnh
viện Ung bướu Nghệ An có thể tham khảo được.
Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017), Tổng quan về các dạng bào chế hướng đích
ứng dụng vào điều trị ung thư, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Duy Tân. Tác
giả đã hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến ung thư và thuốc điều
trị hướng đích. Khóa luận đã đưa ra các dạng thuốc hướng đích đực dùng
trong điều trị ung thư có thể tham khảo được.

Nhìn chung, trong các cơng trình nghiên cứu trên thì các tác giả đã đề cập
đến thực trạng ung thư, các phương pháp chữa trị, các nhóm thuốc dùng điều
trị ung thư, các dạng thuốc hướng đích ứng dụng trong y học, nhưng chưa ai
đề cập đến thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng đích. Và cho đến nay chưa
có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc về
thực trạng sử dụng thuốc điều trị hướng đích trong điều trị ung thư tại Bệnh
viện Ung bướu Đà Nẵng. Do vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu đã được cơng bố.


13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH UNG THƯ
1.1.1

Khái niệm và đặc điểm của bệnh
ung thư
1.1.1.1 Định nghĩa

Theo thuật ngữ y học:
Ung thư tên tiếng Anh là Cancer. Là một nhóm các bệnh liên quan đến
việc phân chia tế bào một cách vơ tổ chức, những tế bào này có khả năng xâm
lấn những mô khác bằng cách phát triển qua hệ thống bạch huyết hay mạch
máu. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một
cách khơng kiểm sốt, xâm lấn các mơ ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di
căn). Hiện có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Các thuật thuật ngữ khác được
sử dụng cho ung thư là u ác tính và khối u.
Đa số người bệnh ung thư đều hình thành các khối u. U ác tính hoặc

khối u lành tính:


U lành tính: chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh nên
ranh giới rõ, mật độ thường mềm hoặc chắc, không xâm lấn, khơng di căn,



khi bóc đi sẽ khỏi bệnh.
U ác tính: thường phát triển nhanh, u thường khơng có ranh giới rõ, xâm lấn
ra xung quanh và thường di căn xa theo đường bạch mạch và đường máu. [8]
1.1.1.2 Nguyên nhân gây ung thư
Một số bệnh ung thư không rõ nguyên nhân, song một số khác thì có
thể xác định được. Chẳng hạn bệnh ung thư phổi, nguyên nhân ở phần lớn
bệnh nhân nam là khói thuốc lá. Khói thuốc chứa chất gây ung thư phá hủy
mô phổi và trong quá trình tái sinh sẽ hình thành một số tế bào bất thường có


14

khả năng biến đổi thành tế bào ung thư. Trong các loại ung thư khác như ung
thư gan, đến 90% bệnh nhân có liên quan đến viêm gan B hoặc C. Ung thư
xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ
một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai
đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tính. Nguyên nhân gây
nên sự chuyển dạng của tế bào có thể do yếu tố bên trong hay bên ngoài cơ
thể tác động. [5]
Nguyên nhân bên trong cơ thể có thể là do sự sai hỏng các ADN tạo
thành đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào và cơ chế
quan trọng khác, sự tích lũy của các đột biến gây sự tăng sinh khơng thể kiểm

sốt tạo thành khối u (khối u lành tính hoặc khối u ác tính). Hoặc một nguyên
nhân bên trong cơ thể nữa là đặc điểm di truyền, đa phần các loại ung thư
khơng có tính di truyền nhưng một số loại ung thư lại có yếu tố di truyền như:
đột biến ở gene BRCA1, BRCA2 (liên quan đến ung thư buồng trứng, ung thư
vú), đột biến di truyền trong gene APC (gây ung thư đại tràng), đột biến của
p53 dẫn đến hội chứng Li-Fraumeni trong bệnh u não, ung thư vú, sarcoma
xương...
Nguyên nhân bên ngoài cơ thể như: tác nhân vật lý (tia cực tím và bức
xạ ion hóa), tác nhân hóa học (a-mi-ăng, các thành phần của khói thuốc lá,
aflatoxin, arsenic), tác nhân sinh học (nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay
ký sinh trùng), thuốc lá (chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại trong đó có 69 chất
gây ung thư như: Polonium-210, hắc ín, benzopyren, các nitrosamin, sơn, hợp
chất thơm có vịng đóng...) hay mơi trường và lối sống sinh hoạt (thường
xuyên sử dụng thực phẩm chứa chất bảo quản, thực phẩm hun khói, chất béo,
chất sinh ra từ nấm mốc…) cũng có thể dẫn đến ung thư.[6]


15

1.1.1.3 Biểu hiện của ung thư
Ban đầu, bệnh nhân ung thư hầu hết khơng có các biểu hiện lâm sàng rõ
ràng. Chỉ khi bệnh trở nên trầm trọng thì các triệu chứng mới được bộc lộ rõ.
Các triệu chứng của ung thư được phân làm 3 nhóm chính:


Triệu chứng tại chỗ: Các khối u chảy máu, phù nề, đau hoặc loét. Xuất hiện
cục nhỏ to lên bất thường ở cơ, vú, da, tinh hoàn (ung thư vú, ung thư tinh




hoàn).
Triệu chứng toàn thân: Chán ăn, sụt cân, thiếu máu, đổ mồ hôi trộm, các hội
chứng cận u đặc hiệu... Khản giọng kéo dài, khi nuốt bị nghẹn, nôn mửa, đau
lan lên tai (ung thư miệng, ung thư họng, ung thư thực quản). Đau đầu mạn
tính, rối loạn thị giác (ung thư não). Tiểu tiện khó (ung thư tuyến tiền liệt ở



nam giới)...
Triệu chứng của di căn: Sự lớn lên của hạch bạch huyết, gan to, ho ra máu, nôn
mửa, các triệu chứng thần kinh, đau ở những xương bị tổn thương... [1]
1.1.1.4 Các giai đoạn của ung thư
Có nhiều cách phân chia giai đoạn ung thư:
Theo hệ thống TNM: ung thư được chia thành 3 giai đoạn và mỗi giai
đoạn sẽ được phân thành các mức độ khác nhau:





T: tức là Tumor - U nguyên phát – Mức độ từ T1 đến T4.
N: tức là Node – Vùng hạch - Mức độ từ N0 đến N3.
M: tức là Mestastase - Di căn - mức độ từ M0 đến M1.
Theo giai đoạn: dựa vào mức độ phân chia của tế bào và sự ảnh
hưởng đến cơ quan:



Giai đoạn I: Tổn thương một nhóm hạch đơn hoặc một vị trí ngồi hạch (IE).
Giai đoạn II: Tổn thương hai hay nhiều nhóm hạch ở một phía cơ hồnh (II),




với xâm lấn ngồi hạch (IIE).
Giai đoạn III: Tổn thương nhiều hạch ở cả hai phía cơ hồnh (III), với xâm



lấn ngồi hạch (IIIE), tổn thương lách (IIIS) hoặc cả hai (III ES).
Giai đoạn IV: Lan tràn vào phủ tạng hoặc toàn thân.




16

Ung thư là căn bệnh đem đến nỗi ám ảnh cho con người. Chính vì vậy,
mà việc xác định giai đoạn của nó rất cần thiết. Tùy theo mỗi loại ung thư mà
người ta lựa chọn phương pháp đánh giá giai đoạn phù hợp. Tuy nhiên, việc
phân loại theo giai đoạn ít chính xác hơn và ít thơng tin hơn cách phân loại
TNM. [14]
1.1.2

Tình hình ung thư trên thế giới và
Việt Nam

Theo thống kê của WHO trong năm 2012, có khoảng 14 triệu trường
hợp ung thư được phát hiện mới và có đến 8,2 triệu ca tử vong liên quan đến
ung thư. Gánh nặng này ngày càng tăng, đến năm 2018 tăng lên thành 18,1
triệu trường hợp mới và 9,6 triệu ca tử vong. Số ca ung thư được phát hiện

mới vẫn tiếp tục tăng, năm 2020 là 19,3 triệu ca mới và hơn 9,9 triệu ca tử
vong. Trong đó, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng là 3 loại ung
thư top đầu về tỉ lệ mới mắc và được xếp vào nhóm 5 loại ung thư có tỷ lệ tử
vong cao nhất. Ung thư vú ở nữ giới dẫn đầu về số ca được chẩn đốn mới;
ước tính khoảng 2,3 triệu ca mắc mới được phát hiện trong năm 2020 tương
đương 11,7% trong tổng số ca mắc mới. Xếp thứ 2 là ung thư phổi có số ca
mắc mới là 2,2 triệu ca tương đương 11,4%. Còn ung thư đại trực tràng phổ
biến thứ 3 (1,9 triệu ca mắc mới tương đương 10%), ung thư tiền liệt tuyến
xếp thứ 4 (1,4 triệu ca mắc mới tương đương 7,3%) và ung thư dạ dày đứng
thứ 5 (1,1 triệu ca mắc mới tương đương 5,6%). Hơn 62% số các ca ung thư
mới hàng năm trên thế giới xảy ra ở Châu Á, chiếm 70% số ca ung thư mới
của thế giới. Số lượng các ca ung thư mới được dự đốn sẽ tăng khoảng 70%
trong vịng hai thập kỷ tới. Ung thư, căn bệnh hiểm nghèo vẫn tiếp tục phát
triển rộng trên khắp thế giới, đặc biệt ở những nước đang phát triển, dự tính từ
nay đến năm 2030, mỗi năm sẽ có thêm 22 triệu trường hợp mới mắc bệnh.


17

Về số ca tử vong, ung thư phổi là loại ung thư cao nhất với 1,2 triệu ca
tương đương 18,1%; tiếp theo là ung thư gan (639 nghìn ca tương đương
9,3%); ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong gần như nhau
(trung bình 535 nghìn ca tương đương 7.8%) và xếp cuối cùng là ung thư vú
(514 nghìn ca tương đương 7.5%). [26]
Bảng 1.1: Số ca ung thư mới mắc hằng năm và số người hiện đang
sống với bệnh ung thư trên thế giới.
Thế giới (Globocan 2020)
Dân số (Ngàn người)
Số ca ung thư mới (Ngàn người)
Nguy cơ mắc ung thư trước tuổi

75 (%)
Số ca tử vong (Ngàn người)
Nguy cơ tử vong từ ung thư trước
tuổi 75 (%)
Số ca mắc trong 5 năm, người lớn
(Ngàn người)
5 ung thư thường gặp nhất

Nam
3.929 974
10.065
22,6

Nữ
3.864.825
9.227
18,6

Hai giới
7.794.799
19.293
20,4

5.529
12,6

4.429
8,9

9.958

10,7

24.828

25.722

50.550

Phổi
Tiền liệt
tuyến
Đại trực
tràng
Dạ dày


Đại trực
tràng
Phổi


Phổi

Gan

Cổ tử
cung
Dạ dày

Đại trực

tràng
Tiền liệt
tuyến
Dạ dày

So với tỷ lệ chung trên thế giới, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất đối với: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử
cung, ung thư gan, ung thư đại-trực tràng. Việt Nam cùng với Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên là những nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao
nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ ung thư gan tại Việt nam cũng thuộc mức cao


18

nhất thế giới, đặc biệt là ở nam giới. Hầu hết các bệnh ung thư phổ biến
thường gặp tại Việt Nam đều vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Hình 1.1: Tỷ lệ mắc 5 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam.
Dân số Việt Nam năm 2020 là hơn 97,3 triệu người, với 183 ngàn ca
mắc mới và 123 ngàn ca tử vong do ung thư; số người đang mang bệnh ung
thư trong vòng 5 năm là 354 ngàn ca. Hơi có sự khác biệt so với tổng thể thế
giới, loại ung thư có tỉ lệ mắc cao nhất ở Việt Nam là ung thư gan khi xét trên
cả hai giới (26,4 ngàn ca mắc mới, tương đương 14,5%), tiếp theo sau là ung
thư phổi (26,2 ngàn ca, 14.4%), ung thư vú (21,5 ngàn ca, 11,8%), ung thư dạ
dày (18 ngàn ca, 9,8%), , ung thư đại trực tràng (16,4 ngàn ca, 9%). Năm loại
ung thư dẫn đầu về tỉ lệ mắc cũng đồng thời dẫn đầu về tỉ lệ tử vong. Khi xét
riêng ở từng giới, ung thư gan là loại ung thư phổ biến nhất ở nam (19,4 ngàn
ca, tương đương 26,1%), tiếp sau là ung thư phổi (17,1 ngàn ca, 22,9%); trong
khi đó tương ứng ở nữ là ung thư vú (9,3 ngàn ca, 19,4 %) và tiếp sau là ung
thư phổi (5,8 ngàn ca, 14%).[25]



19

Bảng 1.2: Số ca ung thư mới mắc hằng năm và số người hiện đang sống
với bệnh ung thư tại Việt Nam.
Việt Nam (Globocan 2020)
Dân số (Người)
Số ca ung thư mới (Người)
Nguy cơ mắc ung thư trước tuổi 75 (%)
Số ca tử vong (Người)
Nguy cơ tử vong từ ung thư trước tuổi 75 (%)
Số ca hiện mắc trong 5 năm, người lớn
(Người)
5 ung thư thường gặp nhất

Nam
48.598
99
19,5
74
15,0
1163

Nữ
48.740
84
13,6
48
8,0

191

Hai giới
97.339
183
16,3
123
11,2
354

Gan
Phổi
Dạ dày


Phổi
Đại trực

Gan
Phổi


Đại trực

tràng
Dạ dày

Dạ dày

tràng

Tiền liệt

Gan

Đại trực

tuyến
1.1.3

tràng

Các phương pháp điều trị ung thư

Ung thư có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan và bộ phận
trên cơ thể. Có những ung thư xuất phát từ các tổ chức bề mặt của cơ thể nên
dễ phát hiện sớm; ngược lại, có những ung thư xuất phát ở các tổ chức sâu
bên trong cơ thể nên rất khó phát hiện. Cho đến nay, người ta đã biết được
trên 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể. Các loại ung thư này có những
điểm giống nhau về cơ bản nhưng cũng có những đặc điểm khác nhau. Chúng
khác nhau về vị trí, nguyên nhân khởi phát, khả năng tiến triển nên việc chữa
trị cũng sẽ khác nhau, có thể đơn trị bằng một phương pháp hay kết hợp các
phương pháp. [4], [5], [8], [9]
1.1.3.1 Phẫu thuật (mổ)


20

Phương pháp này thường được dùng nhất, phẫu thuật giúp loại bỏ tận
gốc khối u. Mổ đúng cách là phương pháp điều trị tốt nhất cho nhiều loại ung
thư còn khu trú tại chỗ, tại vùng. Ngày nay phương pháp mổ chính xác hơn,

dần dần các bác sĩ bớt mổ rộng. Nhiều phụ nữ có thể giữ lại được vú bằng
cách chỉ mổ lấy khối bướu vú kèm xạ trị sau mổ, cắt xương và u của cơ bắp ở
tứ chi mà không phải cắt chi, tránh để hậu môn nhân tạo khi mổ cắt ung thư
trực tràng.
Hiện nay, các bác sĩ phối hợp hiệu quả với xạ trị, hóa trị và các phương
pháp mới. Phẫu thuật nội soi mang đến nhiều điều kỳ diệu. Chỉ cần rạch vài lỗ
nhỏ ngồi da để nhìn và thao tác trong bụng, trong lồng ngực. Mổ lấy các
khối u thông qua các ống đưa tới ruột, thực quản hoặc bọng đái. Các thiết bị
dùng kỹ thuật sợi cáp quang và máy ghi hình giúp các bác sĩ nhìn vào trong
cơ thể. Có thêm cách mới phá bỏ các khối bướu như dùng tia laser cắt hoặc
đốt bỏ các ung thư ở cổ tử cung, thanh quản, gan, trực tràng; các sóng radio
cao tần được truyền tới một ăng ten đặt trong khối bướu để đốt các tế bào ung
thư. Các nhược điểm của phẫu thuật ung thư:


Phẫu thuật có thể có các biến chứng đe dọa đến tính mạng bệnh nhân hoặc
làm mất chức năng sinh lý một số cơ quan. Bác sĩ phẫu thuật cần cân nhắc
vùng cần phẫu thuật để tránh tổn thương những cơ quan quan trọng có thể đó



là một trong những nguyên nhân thất bại của phẫu thuật.
Không phù hợp với những khối u ác tính đã bắt đầu di căn.
1.1.3.2 Xạ trị
Xạ trị là dùng tia phóng xạ diệt tế bào ung thư. Đầu thế kỷ XX, các tia
phóng xạ (tia X, tia gamma) được dùng để loại bỏ các khối u ác tính. Xạ trị sử
dụng các máy gia tốc bắn tia từ bên ngoài cơ thể hoặc có thể sử dụng các máy
đưa nguồn phóng xạ vào sát khối u.



21

Theo thời gian, điều trị tia xạ đã có những tiến bộ vượt bậc, đặc biệt, các
quang tử và âm điện tử có năng lượng cao ngày được sử dụng nhiều hơn, kỹ
thuật tính liều và điều trị ngày càng tinh vi hơn. Với sự phát triển các kiến
thức sâu về vật lý phóng xạ, sinh học phóng xạ cùng với việc phát triển hệ
thống vi tính trong lập kế hoạch điều trị đã làm cho quá trình xạ trị chính xác
hơn, hiệu quả điều trị được tăng lên đáng kể góp phần chữa khỏi hơn 50% số
ca ung thư mới được chẩn đốn.
1.1.3.3 Hóa trị
Dùng các loại hóa chất tuần hoàn vào trong cơ thể để tiêu diệt các tế bào
ung thư trong dòng máu hoặc các ổ ung thư di căn. Hóa trị có thể sử dụng
trước mổ để làm nhỏ khối u hoặc hỗ trợ sau mổ để diệt các tế bào ung thư cịn
xót lại. Các loại thuốc mới, khả năng phối hợp các loại thuốc với nhau,
phương pháp sử dụng an toàn tiện lợi, thuốc tác dụng hướng đích giúp cải
thiện phương pháp hóa trị. Phương pháp này được sử dụng khi các phương
pháp phẫu thuật, xạ trị… không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các hóa chất để
điều trị đều là những hóa chất gây độc tế bào nên nó tiêu diệt tất cả tế bào ung
thư cũng như tế bào lành.
1.1.3.4 Sinh trị (liệu pháp hướng đích)
Đây là một liệu pháp điều trị khá mới và đang được áp dụng ngày càng
phổ biến hơn, trở thành một phương pháp điều trị khác biệt với các phương
pháp truyền thống trong điều trị ung thư. Phương pháp điều trị này mang lại
hiệu quả điều trị khá cao, các dạng bào chế đặc biệt chứa dược chất hướng
đến các tế bào bị hư hại và tiêu diệt chúng. Điều trị bằng phương pháp mới
này đảm bảo nguyên vẹn cho các tế bào lành. Nhờ như vậy, chất lượng sống
của bệnh nhân được đảm bảo trong quá trình điều trị.
Hiện nay, điều trị ung thư khơng sử dụng một phương pháp riêng lẽ
mà thường kết hợp các phương pháp lại với nhau. Sự kết hợp này sẽ nâng



22

cao được hiệu quả điều trị.
1.2 ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ HUỚNG ĐÍCH
1.2.1

Khái niệm và đặc điểm của thuốc
điều trị hướng đích
1.2.1.1 Định nghĩa

Liệu pháp hướng đích (targeted therapy) hay điều trị hướng đích là sử
dụng sinh học đại phân tử, gen và những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên
hoặc những loại thuốc có nguồn gốc hóa học tổng hợp để can thiệp vào những
phân tử cụ thể “các đích/mục tiêu phân tử” có liên quan đến sự phát triển và
di căn của ung thư với mục đích cuối cùng là ngăn chặn sự phát triển và di
căn của ung thư.
Điều trị hướng đích là phương pháp điều trị ung thư mới, phương pháp
này dùng thuốc hoặc các cơ chất khác để nhận biết và tấn công tế bào ung thư
trong khi ít tổn thương đến tế bào bình thường. Các cách điều trị này tấn cơng
tế bào ung thư thông qua: con đường phát triển của tế bào u, sự phân chia, sự
tự sửa chữa hoặc mối tương quan với các tế bào khác. Có ba loại phụ thuộc
vào vị trí hoạt động: hoạt động trên thụ thể bề mặt tế bào, hoạt động trên các
con đường nội bào và hoạt động trên các phức hợp đa enzyme - ức chế
proteasome. [8]
1.2.1.2

Đặc điểm của thuốc tác dụng hướng đích

Mục tiêu chính của thuốc tác dụng hướng đích là tiêu diệt tế bào ung thư

với độ chính xác cao hơn và giảm thiểu tác dụng phụ.
Thuốc điều trị hướng đích giống như bất kì loại thuốc dùng để điều trị ung
thư nào khác, về mặt kỹ thuật có thể được gọi là “hóa trị”. Nhưng các thuốc
điều trị hướng đích khơng làm việc theo những cách mà thuốc hóa trị liệu đang
làm: gây độc và/hoặc giết chết cả tế bào ung thư và tế bào lành. Các thuốc điều
trị hướng đích tấn cơng các tế bào ung thư và ít gây thiệt hại cho các tế bào


23

lành, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân thậm chí có thể chữa lành hẳn ung thư nếu
được phát hiện ở giai đoạn sớm. Không những thế khi sử dụng liệu pháp hướng
đích thì dược chất được sử dụng với lượng vừa đủ nằm trong khoảng trị liệu,
kéo dài thời gian tác dụng của thuốc tiết kiệm được chi phí đối với các dược
chất hiếm, làm giảm tác dụng phụ của các dược chất có tính độc,…
Khi sử dụng thuốc tác dụng hướng đích phải chọn lọc bệnh nhân. Cần
phải xét nghiệm bệnh nhân có nhạy cảm với thuốc mà bác sĩ muốn áp dụng
hay không? Bằng xét nghiệm dược di truyền (pharmaco-genetic testing) hay
còn gọi là xét nghiệm cá nhân hóa điều trị đích (personalized treatment). Bản
chất của xét nghiệm là xem xét trên gene đích của bệnh nhân có mang các đột
biến nhạy cảm với điều trị đích hay khơng hoặc có mang các thụ thể đặc hiệu
cho điều trị đích khơng. [8]
1.2.2

Cơ chế tác động của liệu pháp hướng
đích

Cơ chế hoạt động của hầu hết liệu pháp nhắm trúng đích là can thiệp vào
các protein đặc hiệu của tế bào ung thư. Mỗi loại liệu pháp nhắm trúng đích
lại có cơ chế hoạt động khác nhau:



Giúp hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư: các tế bào ung có khả năng ẩn nấp
trước hệ miễn dịch cơ thể. Một số liệu pháp nhắm trúng đích nhất định có thể
nhận diện và gắn vào tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch tìm ra và tiêu diệt các
tế bào này. Số khác hỗ trợ thúc đẩy hệ miễn dịch ngăn chặn ung thư hiệu quả
hơn.



Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển: Các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể
thường chỉ phân chia thành tế bào mới khi chúng nhận được tín hiệu mạnh khi
cơ thể cần. Song, có những protein trên bề mặt tế bào thay đổi, khiến tế bào
phân chia ngay cả khi không nhận tín hiệu từ cơ thể. Một số liệu pháp nhắm


24

trúng đích can thiệp và ngăn chặn những protein này, ngăn chặn sự phân chia
tế bào, làm giảm sự tăng sinh khơng kiểm sốt của ung thư.


Ức chế tăng sinh mạch khối u: các khối u ung thư thường rất giàu mạch máu.
Các liệu pháp nhắm trúng đích ức chế sự hình thành mạch máu, làm giảm và
ngăn chặn dịng máu ni khối u, từ đó ức chế sự tăng sinh khối u, thu nhỏ
kích thước khối u.



Vận chuyển chất tiêu diệt tế bào tới các tế bào ung thư: Một số kháng thể đơn

dòng được kết hợp với các chất gây độc tế bào là thuốc hóa trị. Một khi kháng
thể đơn dòng bám được vào bề mặt tế bào ung thư, các thuốc hóa chất sẽ tiêu
diệt tế bào ung thư. Các tế bào không phải mục tiêu sẽ khơng bị ảnh hưởng.



Tiêu diệt tế bào ung thư: Các tế bào thông thường sẽ chết khi bị tổn thương
hoặc khi cơ thể khơng cịn cần đến chúng. Tuy nhiên, các tế bào ung thư lại
tránh được quy luật này. Do vậy, một vài phương pháp nhắm trúng đích được
sử dụng để đưa các tế bào ung thư chết theo chương trình.



Tách tế bào ung thư khỏi các hormone cần cho sự phát triển của chúng: Một số
ung thư như ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến là những ung thư phát triển phụ
thuộc vào hormone. Liệu pháp hormone cũng là một loại liệu pháp nhắm trúng
đích nhằm ức chế cơ thể tiết ra hormone đặc hiệu, hoặc ngăn hormone tương tác
lên các tế bào trong cơ thể, bao gồm các tế bào ung thư. [3], [14]
1.2.3

Các dạng thuốc điều trị hướng đích
1.2.3.1 Kháng thể đơn dịng

(Monoclonal
antibody)
Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ đươc đại thực bào tiếp
nhận, phân chia thành các quyết định kháng nguyên (epitope). Một kháng


25


nguyên có thể có một hay nhiều epitope. Các tế bào có chức năng miễn dịch
(tế bào lympho B và lympho T) khác nhau lại có phản ứng khác nhau với
cùng một loại epitope và cho ra các loại kháng thể khác nhau. Cũng vì vậy,
một loại kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, đáp ứng miễn dịch của cơ thể sẽ
sản xuất ra nhiều loại kháng thể khác nhau, được gọi là kháng thể đa dòng hay
một họ kháng thể.
Theo học thuyết “clon” thì mỗi tế bào lympho trong cơ thể có khả năng
nhận diện một loại “quyết định kháng nguyên” và mỗi loại “quyết định kháng
nguyên” sau khi nhận diện đều có thể kích thích tế bào lympho tăng sinh và
biệt hóa thành dịng tế bào lympho có khả năng sinh ra kháng thể chống lại
quyết định kháng nguyên tương ứng (hay kháng thể đơn đặc hiệu tương ứng).
Như vậy, kháng thể đơn dòng là một “clon” tế bào lympho sản xuất ra chống
lại một loại quyết định kháng nguyên nhất định. Hay nói cách khác, kháng thể
đơn dòng là một kháng thể kháng một kháng nguyên nào đó được tạo ra từ
một dịng tế bào lympho B trong điều kiện in vitro. Là kháng thể đặc hiệu duy
nhất cho một vị trí epitope duy nhất của kháng nguyên.
Trong sự phát triển của ung thư sẽ có phát sinh các kháng nguyên của
các tế bào ung thư, lợi dụng điểm này người ta đã tổng hợp được các thuốc
đặc hiệu để chống lại những tế bào ung thư đó một cách chọn lọc mà khơng
làm tổn hại các tế bào bình thường khác đó là kháng thể đơn dòng. Mỗi một
loại kháng thể đơn dòng đặc hiệu cho một epitope khác nhau. Khi kháng thể
đơn dòng đã gắn kết được với tế bào ung thư thì nó sẽ giết các tế bào ung thư
theo một trong các cơ chế sau:







Làm cho tế bào ung thư dễ bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch.
Ngăn chặn, ức chế quá trình phát triển tế bào.
Ngăn chặn, ức chế hình thành các mạch máu mới.
Là chất mang để đưa hạt nhân phóng xạ đến tế bào.
Kháng thể có kích thước nhỏ dễ xâm nhập vào các mô, tổ chức.


×