Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ bảo HIỂM xã hội tự NGUYỆN tại bảo HIỂM xã hội HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.4 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
----------

NGUYỄN THỊ CẨM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
----------

NGUYỄN THỊ CẨM

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị kinh doanh
: 8340101


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ TUẤN VŨ

ĐÀ NẴNG – 2021


LỜI CẢM ƠN
Trước hết Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, cùng quý
thầy, côđã truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tậpvà thời gian thực
hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của quý Thầy, Cô trường Đại học
Duy Tân, Khoa Sau đại học Duy Tân đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả
được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. Hồ
Tuấn Vũ là người đã hết lòng quan tâm trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài. Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy vì
sự giúp đỡ này.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với các vị lãnh đạo và tập thể
công viên chức của Bảo hiểm xã hội huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang đã
cung cấp thơng tin, tài liệu và hợp tác trong q trình thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, kiến thức hạn chế nên nội dung đề tài
mà tôi thực hiện khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của q thầy, cơ, của hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp trường Đại học
Duy Tân, Khoa Sau đại học Duy Tân để luận văn này được hồn thiện và có
giá trị thực tiễn hơn.
Xin chân thành cảm!
Đà Nẵng, Ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phát triển dịch vụ Bảo hiểm
xã hội tự nguyện tại BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tơi và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào khác.
Đà Nẵng, Ngày … tháng ... năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Cẩm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Tổng quan về tài liệu.....................................................................................3
6. Kết cấu của luận văn.....................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.......................................................................7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN........................7
1.1.1. Bảo hiểm xã hội.......................................................................................7
1.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện....................................................................10
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.........19
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện.....................19
1.2.2. Nội dung phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện.......................21
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện..................22

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ BHXHTN.................................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN MINH,
TỈNH KIÊN GIANG.....................................................................................27
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG..................................................27


2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện An
Minh tỉnh Kiên Giang.....................................................................................27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện An Minh,
tỉnh Kiên Giang...............................................................................................32
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN TẠI BHXH HUYỆN AN MINH................................................38
2.2.1. Thực trạng đánh giá nhu cầu dịch vụ BHXH tự nguyện.......................38
2.2.2. Thực trạng mở rộng các loại hình dịch vụ BHXH tự nguyện...............38
2.2.3. Thực trạng mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN.............41
2.2.4. Thực trạng mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ BHXH tự nguyện...45
2.2.5. Thực trạng nâng cao chất lượng dịch vụ BHXHTN.............................47
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BHXH TỰ
NGUYỆN TẠI BHXH HUYỆN AN MINH................................................50
2.3.1. Các mặt đạt được...................................................................................50
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu.........................................................................51
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................53
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN AN MINH.................54
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.........................................................54

3.1.1. Quan điểm chung về phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện...................54
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ BHXH Tự nguyện ở huyện An Minh........55
3.1.3. Dự báo nhu cầu tham gia BHXH TN ở huyện An Minh.......................56
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỰ NGUYỆN Ở BHXH HUYỆN AN MINH.....................................57
3.2.1. Giải pháp mở rộng các loại hình dịch vụ BHXHTN.............................57
3.2.2. Giải pháp mở rộng đối tượng người dân tham gia BHXHTN..............58


3.2.3. Giải pháp mở rộng mạng lưới làm công tác BHXHTN........................65
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ BHXHTN...............................66
3.2.4. Các giải pháp khác................................................................................71
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ……………………………………………………..77
3.3.1. Kiến nghị đối với UBND Huyện An Minh ……………………….….77
3.3.2. Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Kiên Giang……………………………79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................80
KẾT LUẬN....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

KCB

Khám chữa bệnh

UBND


Uỷ ban nhân dân

TW

Trung ương


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện An Minh 2019.................................28
Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu dân số huyện An Minh giai đoạn 2017-2019....30
Bảng 2.3. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc......................................31
Bảng 2.4. Mức phí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phân theo đối tượng
tham gia (tính đến hết năm 2019)....................................................................40
Bảng 2.5. Số tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang (2017 - 2019)........................................................................................42
Bảng 2.6. Các hoạt động tuyên truyền của BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên
Giang...............................................................................................................43
Bảng 2.7. Số người tham gia BHXHTN trong tổng số người tham gia BHXH
tại huyện An Minh (2017 - 2019)....................................................................44
Bảng 2.8. Số lượng và tỷ lệ người tham gia BHXHTN phân theo ngành nghề
(2017 - 2019)...................................................................................................44
Bảng 2.9. Số lượng cán bộ, viên chức cơ quan BHXH huyện An Minh giai
đoạn 2017 - 2019.............................................................................................48
Bảng 2.10. Tình hình hồn thành kế hoạch thu BHXHTN.............................50
Bảng 2.11. Số chi trả bảo hiểm xã hội tự nguyện từ quỹ BHXH huyện An Minh 50
Bảng 3.1. Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn huyện đến năm
2025.................................................................................................................57
Bảng 3.2. Đề xuất quy hoạch cán bộ, viên chức phụ trách BHXHTN giai đoạn
2020 - 2025......................................................................................................66



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện An Minh.............................38
Hình 2.2. Cơ cấu số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện xét theo
phương thức đóng............................................................................................42
Hình 2.3. Cơ cấu trình độ viên chức và LĐHĐ của cơ quan BHXH huyện An
Minh năm 2019...............................................................................................50


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, BHYT và coi đó là
động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp
của chế độ ta. Tại Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính
trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai
đoạn 2012 - 2020, đã nêu:“BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan
trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh
tế - xã hội”,“Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các
dịch vụ xã hội,đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH,
BHYT. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của
mỗi người dân”.
Quan điểm này được kế thừa và tiếp tục thể hiện trong Nghị quyết số
28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương khóa XII: “BHXH là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống
nhân dân, phát triển bền vững đất nước.”; đồng thời đã đặt ra mục tiêu cụ thể:
“đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
tham gia BHXH (trong đó nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham
gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1%), đến năm 2025 đạt khoảng 45%


2

(trong đó nơng dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự
nguyện chiếm khoảng 2,5%), đến năm 2030 đạt khoảng 60% (trong đó nơng
dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm
khoảng 5%)”.
Trong thời gian qua BHXH huyện An Minh triển khai nhiều giải pháp
đồng bộ để phát triển đối tượng tham gia BHXH, đặc biệt số đối tượng tham
gia BHXH tự nguyện năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số người tham
gia BHXH TN vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đang có,tính đến
cuối năm 2019 có 968 người tham gia BHXH TN mới chỉ đạt 1,2% lực lượng
lao động trong độ tuổi tham gia.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học làm luận văn
tốt nghiệp Cao học kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh nhan đề:
“Phát triển dịch vụ Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại BHXH huyện An Minh,
tỉnh Kiên Giang” nhằm nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách BHXH tự
nguyện trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang từ đó đề xuất các giải
pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Kiên Giang trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích, đánh giá những thành công

và hạn chế trong việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện theo Luật BHXH
năm 2014, qua đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực tiễn
triển khai về mặt pháp luật và khâu tổ chức thực hiện.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đòi hỏi phải đạt được những mục
tiêu cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện theo Luật BHXH;
- Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc
trong q trình triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện;


3

- Đề xuất những giải pháp có tính khoa học góp phần phát triển BHXH
tự nguyện, tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ tiếp cận và tham gia vào BHXH tự
nguyện ngày càng rộng rãi hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Công tác phát triển dịch vụ
BHXH tự nguyện
+ Phạm vị về không gian: Công tác phát triển BHXH tự nguyện tại
BHXH Huyện An Mình, tỉnh Kiên Giang
+ Phạm vi về mặt thời gian: Số liệu được thu thập giai đoạn 2017-2019
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm giải
quyết 3 mục tiêu nghiên cứu trình bày ở mục trên. Trong đó nhấn mạnh đến
việc sử dụng một số các phương pháp chi tiết như sau:
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu về tình hình phát triển BHXH tự nguyện
tại BHXH Huyện An Mình, tỉnh Kiên Giang được cung cấp bởi Bộ phận chế
độ chính sách.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích thống kê: Khai thác tư

liệu, số liệu của BHXH Huyện An Minh, tham khảo thông tin từ các nguồn
khác. Tổng hợp phân tích, sử dụng kết quả đã công bố.
5. Tổng quan về tài liệu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có kế thừa những cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu đi trước để làm cơ sở lý luận và nghiên cứu cho đề
tài này. Sau đây là tổng quan tài liệu được sử dụng cho đề tài nghiên cứu.
- Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang, (2001): “Các giải pháp thực hiện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu


4

thủ cơng nghiệp”. Cơng trình có ý nghĩa khoa học và xã hội rất lớn, phù hợp
với xu thế mở rộng đối tượng tham gia BHXH, góp phần mở rộng mạng lưới
và loại hình BHXH cụ thể:
+ Đã nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hoá theo logic, hợp lý, chặt chẽ
những vấn đề lý luận khoa học về BHXH tự nguyện như nguyên tắc đoàn
kết, tương trợ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện và vai trò của
Nhà nước trong việc hỗ trợ quỹ và bảo toàn, phát triển quỹ BHXH tự
nguyện.
+ Đã nghiên cứu và đề cập các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực
hiện BHXH tự nguyện, trong đó đi sâu vào đặc điểm lao động và tiêu thụ
sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp để đánh giá
khả năng tham gia BHXH của NLĐ, làm cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách. Đã đi sâu nghiên cứu,
phân tích việc thực hiện BHXH nông dân ở Nghệ An trên các giác độ quy
định về chính sách; về tổ chức thực hiện thu, chi, quản lý đối tượng và tổ
chức bộ máy; về an toàn quỹ, tức là đảm bảo khả năng chi trả và cân đối
quỹ; về đảm bảo giá trị thực tế tiền lương hưu từ nguồn của BHXH tự
nguyện. Nghiên cứu và xác định các giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện,

trong đó có các giải pháp về quản lý thu, quản lý chi, giải pháp về tổ chức
bộ máy và đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện.
+ Sử dụng tốn học, mơ hình học để chứng minh sự mất cân đối quỹ
BHXH nơng dân theo chính sách của UBND tỉnh Nghệ An. Từ đó góp tiếng
nói cho UBND tỉnh trong việc ban hành Quyết định số 32/2001/QĐ-UB về
việc ban hành điều lệ BHXH nông dân thay thế Quyết định số
1210/1998/QĐ-UB ngày 30/07/1998 về việc ban hành điều lệ tạm thời. Đã
đề cập tới mối liên hệ giữa BHXH TN với BHXH BB và đề xuất chuyển đổi
BHXH nơng dân sang loại hình BHXH tự nguyện (do mức đóng BHXH


5

nông dân quá thấp, không phù hợp với BHXH BB). Đây là cơ sở để hạn chế
việc mở rộng phạm vi thực hiện BHXH nông dân.
- Trương Thị Phượng (2012) nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức tại
tỉnh Phú Yên”. Nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách
tổng quan về thực trạng tình hình lao động hoạt động trong khu vực phi chính
thức cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cho NLĐ ở
Phú Yên. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia
BHXH tự nguyện của NLĐ ở khu vực phi chính thức của tỉnh Phú Yên.
- Phạm Thị Phương Thanh, (2015), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về
“Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột”. Cơng trình đã có ý nghĩa to lớn như đánh giá
được thực trạng sự phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện; Chỉ ra những tồn tại
trong việc phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện và có giải pháp nhằm phát
triển dịch vụ BHXH tự nguyện.
- Võ Lan Anh, (2015), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Thực trạng
pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”. Cơng trình này đã đi

sâu vào phân tích, chứng minh làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHXH tự
nguyện; đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện; đánh giá
các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao các giải
pháp thực thi nhằm đảm bảo tính hiệu quả của loại hình BHXH hết sức thiết
thực này.
- Dương Thảo Phương, (2014), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu “ Pháp
luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp”. Công trình
phân tích hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện từ khi được thực thi;
đánh giá thực trạng những ưu điểm, nhược điểm về pháp luật và thực tiễn áp


6

dụng pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện và đưa ra các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay.
- Đỗ Văn Sinh, (2005), đề tài luận án tiến sĩ nghiên cứu “Hoàn thiện
quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”. Luận án đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý quỹ Bảo hiếm Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ của Bùi Cẩm Nhung “Giải pháp phát triển dịch vụ
bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Kiên Giang”, Khoa sau
đại học, Trường Đại học Duy Tân, năm 2018.
Luận văn này đã đi sâu vào phân tích, chứng minh làm rõ thêm cơ sở lý
luận về BHXH tự nguyện; đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn
thực hiện; đánh giá các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia
BHXH tự nguyện tại BHXH tỉnh Kiên Giang, từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm hồn thiện pháp luật và nâng cao các giải pháp thực thi nhằm đảm bảo
tính hiệu quả của loại hình BHXH hết sức thiết thực này tại tỉnh Kiên Giang.
Cịn nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề BHXH tự nguyện, tuy
nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu giải phát phát triển dịch vụ BHXH

tự nguyện tại BHXH huyện An Minh, tỉnh Kiên giang trong giai đoạn 20172019. Do đó đề tài nghiên cứu của tác giả có đối tượng và phạm vi nghiên cứu
không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại
BHXH huyện An Minh
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển dịch vụ BHXH tự
nguyện tại BHXH huyện An Minh.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỰ NGUYỆN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1.1. Bảo hiểm xã hội
a. Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết là phải ăn, mặc, ở và đi
lại…Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động làm ra
sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống
của con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh
hơn. Như vậy, việc thảo mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con người
phụ thuộc vào khả năng lao động của họ.
Theo Monique (2010): “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là
người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực
hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy

ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên
khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn
bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Bảo hiểm xã hội có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu và sự tồn tại
của nó là tất yếu. Có nhiều khái niệm về BHXH do đó có nhiều cách tiếp cận
BHXH khác nhau. Khái niệm được hiểu một cách chính xác nhất theo Tổ
chức Lao động quốc tế - ILO (1999). “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một
phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro
làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình


8

thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử
dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an
toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an tồn
xã hội”.
Quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
b. Phân loại bảo hiểm xã hội
Con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải lao động để tạo ra
các giá trị giúp thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần. Tuy
nhiên, không phải lúc nào cuộc sống của con người cũng thuận lợi, có thu
nhập thường xuyên, sức khỏe ổn định mà nó ln tiềm ẩn những nguy cơ, rủi
ro như: thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn, những biến động xã hội,... và không
ai tránh được quy luật sinh lão bệnh tử. Khi đó, khả năng lao động của mỗi
người bị giảm sút, thậm chí là mất khả năng lao động khiến thu nhập bị ảnh

hưởng, trong khi các nhu cầu của cuộc sống lại đặt ra cấp thiết hơn. Điều này
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình mỗi người mà cịn
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tồn xã hội. Để tạo ra cơ chế hỗ trợ
một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao
động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, các nước trên thế giới ngay từ rất
sớm đã xây dựng các loại hình BHXH.
Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như mức độ phát triển, mỗi
quốc gia xây dựng cho mình một chính sách riêng, nhưng tựu chung hiện có
hai loại hình BHXH là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.


9

c. Vai trò của BHXH
- Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với cá
nhân người lao động và gia đình:
Thứ nhất, ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình. Khi tham
gia BHXH, BHXH TN, NLĐ phải trích một khoản phí nộp vào quỹ BHXH,
khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi
phí gia đình tăng lên, khi về già hết tuổi lao động hoặc phải ngừng làm việc
tạm thời. Do vậy thu nhập của gia đình bị giảm, đời sống kinh tế lâm vào tình
cảnh khó khăn, túng quẫn (Viet Nam Foundation, 2013).
Thứ hai, tạo được tâm lý yên tâm, tin tưởng. Khi đã tham gia BHXH tự
nguyện góp phần nâng cao đời sống tinh thần đem lại cuộc sống bình yên,
hạnh phúc cho người lao động, đặc biệt khi về già(Viet Nam Foundation,
2013).
- Vai trò của bảo hiểm xã hội, BHXHTN đối với xã hội:
Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ giữa các bên. Nhà nước, người sử
dụng lao động và NLĐ có mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách
nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được trong quan hệ của BHXH. Tuy nhiên mối

quan hệ này thể hiện trên giác độ khác nhau. Người lao động tham gia
BHXH, BHXH tự nguyện với vai trò bảo vệ quyền lợi cho chính mình đồng
thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Người sử dụng lao
động tham gia BHXH là để tăng cường tình đồn kết và cùng chia sẻ rủi ro
cho NLĐ nhưng đồng thời cũng bảo vệ, ổn định cuộc sống cho các thành viên
trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân sinh, nhân văn sâu sắc của
BHXH.
Thứ hai, tạo điều kiện cho những người bất hạnh có thêm những điều
kiện, động lực cần thiết để khắc phục những biến cố trong cuộc sống, hồ
nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người


10

giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ, nhờ đó có thể
chống lại tư tưởng “Đèn nhà ai nhà ấy rạng”. BHXH là yếu tố tạo nên sự hồ
đồng mọi người, khơng phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội
đồng thời giúp mọi người hướng tới một xã hội công bằng, văn minh.
Thứ ba, thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần
tương thân tương ái. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân
tố quan trọng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị
nhân bản của con người, tạo điều kiện cho xã hội phát triển lành mạnh và bền
vững.
Thứ tư, thực hiện bình đẳng xã hội. Trên giác độ xã hội, BHXH TN là
một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động. Trên giác độ
kinh tế, BHXH TN là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên
trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này người lao động được thực hiện bình
đẳng khơng phân biệt các tầng lớp trong xã hội (Viet Nam Foundation, 2013).
1.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
a. Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện

Con người muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải lao động để tạo ra
các giá trị giúp thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần. Tuy
nhiên, không phải lúc nào cuộc sống của con người cũng thuận lợi, có thu
nhập thường xuyên, sức khỏe ổn định mà nó ln tiềm ẩn những nguy cơ, rủi
ro như: thiên tai, lũ lụt, ốm đau, tai nạn, những biến động xã hội,... và không
ai tránh được quy luật sinh lão bệnh tử. Khi đó, khả năng lao động của mỗi
người bị giảm sút, thậm chí là mất khả năng lao động khiến thu nhập bị ảnh
hưởng, trong khi các nhu cầu của cuộc sống lại đặt ra cấp thiết hơn. Điều này
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình mỗi người mà cịn
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Để tạo ra cơ chế hỗ trợ
một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao


11

động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, các nước trên thế giới ngay từ rất
sớm đã xây dựng các loại hình BHXH. Tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội
cũng như mức độ phát triển, mỗi quốc gia xây dựng cho mình một chính sách
riêng, nhưng tựu chung hiện có hai loại hình BHXH là: BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình được áp dụng cho những người
làm việc trong khu vực chính thức, bao gồm: cán bộ, cơng chức Nhà nước và
những người lao động có quan hệ lao động ổn định. Đối với loại hình này, cả
hai bên trong quan hệ lao động (người lao động và người sử dụng lao động)
đều có trách nhiệm tham gia đóng góp tạo dựng quỹ BHXH bắt buộc.
Cịn BHXH tự nguyện là hình thức tự tham gia của người lao động để
hình thành Qũy BHXH tự nguyện. Khái niệm BHXH tự nguyện khơng phải là
một khái niệm mới, nó đã được hình thành và sử dụng tại nhiều quốc gia trên
thế giới như các nước Châu Âu và các châu lục khác.
Cịn khái niệm BHXH có thể được hiểu là: “BHXH là sự tổ chức bảo

đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao
động hoặc sức lao động khơng được sử dụng, thơng qua việc hình thành và sử
dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các
nguồn thu hợp pháp khác, nhằm góp phần đảm bảo an tồn kinh tế cho người
lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Quy định tại điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam (2006): “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo
hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng
và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH”.
b. Bản chất, đặc trưng và vai trò của BHXHTN
* Bản chất kinh tế của BHXH tự nguyện


12

- Người tham gia cùng đóng góp một khoản tiền trích trong thu nhập để
lập một quỹ dự trữ.
- Mục đích để trợ cấp cho những người khi gặp rủi ro tránh được những
hụt hẫng về thu nhập cho họ.
- Chỉ đóng góp một phần nhỏ, từ nhiều nguồn hình thành khác. Tạo nên
quỹ BHXH có khoản tiền lớn đảm bảo chi trả tài chính cho họ khi phát sinh
nhu cầu thanh toán.
- Quỹ hoạt động theo nguyên tắc “lấy số đơng bù số ít người rủi ro”.
- Khoản tiền tạm thời nhàn rỗi được sử dựng cho hoạt động đầu tư sinh
lời. Quỹ BHXH với tư cách là một yếu tố cấu thành nên hệ thống tài chính
quốc gia.
* Bản chất xã hội của BHXH tự nguyện
- Mục tiêu BHXH là một hoạt động vô vi lợi.
- Người tham gia BHXH sẽ được hưởng khoản trợ cấp khi họ bị mất

khả năng hoặc giảm khả năng thu nhập từ lao động.
- Đóng góp của người lao động khơng đủ chi trả các chế độ nên Nhà
nước phải trợ giúp.
- Giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và có thể
tiếp tục tham gia lao động sản xuất.
- Góp phần ổn định an ninh chính trị, an tồn xã hội, góp phần xóa đói
giảm nghèo.
- Là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia.
* Đặc trưng của bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thứ nhất, việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dựa vào ý chí của
người tham gia. Do tính chất tự nguyện của loại bảo hiểm xã hội này nên Nhà
nước không bắt buộc người lao động tham gia. Đây cũng là một trong những
tiêu chí phân biệt giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt


13

buộc. Khi không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người
lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia hoặc khơng tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện.
- Thứ hai, người tham gia tự chọn mức đóng và phương thức
đóng.Người tham gia bảo hiểm xã hội một lần đóng 22% mức thu nhập tháng
do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức
chuẩn hộ nghèo của khu vực nơng thơn theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
+ Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng, dó đó, mức
thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng.
+ Khơng những vậy, phương thức đóng cũng được người tham gia lựa
chọn, có thể là đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần,…theo quy
định của pháp luật.

- Thứ ba, được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội. Để khuyến
khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hơi tự nguyện, tại Nghị định
134/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Việc hỗ trợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội của Nhà nước đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
được thực hiện từ ngày 1/1/2018. Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức
đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cụ thể:
Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận
nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác.
* Vai trò BHXH tự nguyện
Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính, là xương sống trong hệ thống an sinh
xã hội, đã đem lại chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống của người lao động, góp
phần đảm bảo an tồn xã hội. Vì vậy, cùng với các loại hình BHXH khác,


14

BHXH tự nguyện có vai trị quan trọng đối với người lao động cũng như sự
phát triển bền vững của xã hội nói chung.
Trước hết: BHXH tự nguyện có vai trò quan trọng đối với người lao
động. Do đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người lao động tự
do, hầu như khơng có quan hệ lao động với chủ sử dụng lao động, thu nhập
thường thấp, không ổn định như: nông dân, những người kinh doanh, buôn
bán tự do,...
Thứ hai:Việc tham gia BHXH tự nguyện còn giúp người lao động có ý
thức trong việc tiết kiệm đầu tư những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự
phịng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động, góp phần ổn định cuộc
sống cho bản thân và gia đình.
Thứ ba: BHXH tự nguyện tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính

cộng đồng xã hội, cùng truyền thống đồn kết, gắn bó giữa các thành viên
trong xã hội và góp phần thực hiện cơng bằng xã hội, phân phối lại thu nhập
xã hội trên cơ sở sự tương trợ để thiết lập hệ thống an sinh xã hội bền vững.
c. Phương thức, mức thu nhập và chế độ BHXHTN
*Phương thức
- Phương thức đóng:
+ Trước năm 2014, Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký
với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là: Đóng hàng tháng; đóng
hàng quý; đóng 6 tháng một lần. Khi năm 2014, Luật BHXH 2014 đã bổ
sung, linh hoạt các phương thức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện
được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí
và tử tuất:
1. Đóng hằng tháng;
2. Đóng 3 tháng một lần;
3. Đóng 6 tháng một lần;


15

4. Đóng 12 tháng một lần;
5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần;
6. Đóng một lần cho những năm cịn thiếu đối với người tham gia
BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời
gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho
đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo
quy định mà thời gian đã đóng BHXH cịn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện
vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy
định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 cho đến khi thời gian đóng
BHXH cịn thiếu khơng q 10 năm thì được đóng một lần cho những năm

còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Mục này.
+ Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng
hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực
hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.
+ Trường hợp đóng hàng tháng thì đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu
tháng; đóng hàng quý thì đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu q và đóng 6
tháng một lần thì đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu.
- Thời điểm đóng:
+ Trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng
+ Trong 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng một lần
+ Trong 4 tháng đầu đối với phương thức đóng 6 tháng một lần
+ Trong 7 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần
+ Đối với phương thức đóng đóng 1 lần cho nhiều năm về sau và đóng
1 lần cho những năm còn thiếu thời điểm nộp tại thời điểm đăng ký phương
thức đóng và mức thu nhập làm căn cứ đóng.
- Về mức đóng:


×