Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

xây dựng phần mềm quản lý công tác bảo hành của công ty cổ phần tịn học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.82 KB, 38 trang )

Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây ngành công nghệ phần mềm đã và đang phát
triển như vũ bão.Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của thông tin.Thông tin đóng vai
trò quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm.Dựa trên nguồn tài nguyên
này,các phần mềm ra đời đáp ứng nhu cầu người sử dụng tạo nên một bước
phát triển to lớn trong lực lượng sản xuất,cơ sở hạ tầng,kinh tế xã hội,cấu trúc
kinh tế,cấu trúc lao động và cách thức quản lý kinh tế xã hội.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin,những thành tựu về khoa học và
công nghệ đã làm cho các phần mềm máy tính ngày càng phát triển theo
hướng hiện đại,chi phí thấp.Sự ra đời và phát triển của công nghệ phần mềm
thực sự trở thành một cuộc cách mạng vĩ đại.Phần mềm tin học đã trở thành
phần tử chủ chốt của các hệ thống dựa trên máy tính.
Hiện nay,khối lượng khách hàng ngày càng tăng nhanh như vậy đòi hỏi
công ty phải có giải pháp nào đó để quản lý tốt công tác bảo hành.Do vậy em
quyết định chọn đề tài:“ Xây dựng phần mềm quản lý công tác bảo hành
của công ty cổ phần tịn học Hà Nội” Ngoài lời nói đầu và phần kết luận,đề
tài được kết cấu thành ba chương.
Chương 1:Tổng quan về công ty cổ phần tin học Hà Nội.Trong chương
này sẽ giới thiệu một số nét khái quát ,cơ cấu tổ chức,tầm nhìn và triết lí kinh
doanh của công ty.
Chương 2:Phương pháp luận xây dựng phần mềm quản lý công tác bảo
hành tại công ty cổ phần tin học Hà Nội.Trong chương này sẽ trình bày những
nét khái quát các bước xây dựng phần mềm.
Chương 3: Chương này trình bày chi tiết quá trình phân tích thiết kế
công tác quản lý bảo hành để thiết kế và lập trình phần mềm.
Cuối đề tài là mục lục chứa code của phần mềm quản lý công tác bảo
hành tại công ty cổ phần tin học Hà Nội.
Nguyễn Thị Hương 1 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Chương 1:Tổng quan về công ty


1.1 Giới thiệu chung
Công ty có tên tiếng việt là: Công ty cổ phần tin học Hà Nội
Tên tiếng anh là:Hanoi informatics joint-stock company
Website:
Email: và
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty: Ông Phan Minh Thanh
Công ty cổ phần tin học Hà Nội thành lập ngày 21-1-2001.
Công ty cổ phần tin học là một trong những công ty hàng đầu trong việc cung
cấp các thiết bị vi tính.Công ty luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất cao và
vững chắc trên mọi mặt.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm mua bán máy tính, linh kiện
máy tính và thiết bị linh kiện điện tử.Công ty cung cấp sản phẩm nhập khẩu
cho hơn 1500 doanh nghiệp tin học trên toàn quốc.Hiện nay công ty có trên
260 nhân viên với 3 địa điểm tại thành phố Hà Nội.
Cơ sở 1: Địa chỉ 213- 215 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy – Hà Nội
Tel:04.7682680-04.7681867-04.8341086-04.7686241
Fax: 04.7684733
Trung tâm bảo hành: 229 Xuân Thủy-Cầu Giấy-Hà Nội
Cơ sở 2: 144 Trần Đại Nghĩa – Lê Thanh Nghị -Hai Bà Trưng -Hà Nội
Cơ sở 3: 14A4 Lý Nam Đế-Hoàn Kiếm-Hà Nội
Tel:04.7474383
Fax: 04.7684733
1.2.Hệ thống tổ chức
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tin học Hà Nội
Nguyễn Thị Hương 2 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần tin học Hà Nội
1.2.2 Mô tả chức năng của các phòng ban của công ty
STT Phòng Ban Nhiệm Vụ Chính
1 Hội đồng quản trị Thực hiện điều hành ban giám đốc và toàn bộ

công ty.
2 Ban Giám Đốc Xây dựng,lập kế hoạch và điều hành các chiến
lược,mục tiêu phát triển của công ty. Điều
hành phát triển kinh doanh.Xây dựng các quy
định,chế độ,chính sách chung của công ty
3 Trung tâm kiểm toán và xử
lý số liệu nội bộ
Thực hiện kiểm soát số liệu của toàn công ty.
4 Trung tâm công nghệ phần
mềm
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển thông tin.
5 Trung tâm điện tử kĩ thuật
số
Thử nghiệm,đánh giá,thẩm định chất lương sản
phẩm.Thực hiện nghiên cứu triển khai ứng
dụng khoa học công nghệ.
6 Phòng hoạch định chiến
lược
Đưa ra chiến lược phát triển của công ty trong
thời gian ngắn và dài hạn.
Nguyễn Thị Hương 3 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
7 Phòng Hành Chính-Tổ
Chức
Quản lý mọi công việc liên quan tới hành
chính sự nghiệp và các hoạt dộng về nhân sự.
8 Phòng Tài Chính Kế Toán Kiểm tra,giám sát các hoạt động tài chính kế
toán.
Tổ chức ghi chép các hoạt động tài chính kế
toán.Quản lý quỹ tiền mặt của công ty.

9 Phòng Xuất Nhập Khẩu Quản lý việc xuất nhập các linh kiện sản phẩm.
10 Phòng Kinh Doanh Thực hiện mua và bán các sản phẩm linh kiện
máy tính.
11 Phòng Dự Án Lập dự án phù hợp với công ty.Tiến hành thiết
kế, thẩm tra,đấu thầu và quản lý các dự án.
12 Phòng Kĩ Thuật Lắp đặt,cài đặt và hướng dẫn sử dụng sản
phẩm của công ty cho khách hang.Bảo trì sản
phẩm,tiến hành sửa đổi sản phẩm cho khách
hàng.
13 Bộ phận kho Bảo quản,phân loại,sắp xếp các linh kiện trong
thời gian chờ đợi bán cho khách hàng.
Trên đây là chức năng chính của mỗi phòng ban.Tuy nhiên,các phòng ban có
sự kết hợp đôn đốc kiểm tra lẫn nhau để đem lại sự thành công cho tổ chức.
1.3 Tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty cố phần tin học Hà Nội
1.3.1 Tầm nhìn của công ty
Công ty đưa ra tầm nhìn chiến lược của mình như sau:
Trở thành công ty có hệ thống siêu thị bán lẻ các thiết bị số ( máy vi
tính, điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số) qui mô, chuyên nghiệp và lớn
nhất Việt Nam.
Xây dựng HaNoiPC.com.vn trở thành một môi trường làm việc chuyên
nghiệp nơi mà mọi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng lãnh
đạo và cơ hội làm chủ thực sự với một tinh thần dân chủ rất cao.
Xây dựng HaNoiPC.com.vn trở thành một ngôi nhà chung thực sự cho mọi
cán bộ nhân viên trong công ty bằng việc cùng nhau chia sẻ quyền lợi, trách
nhiệm và nghĩa vụ một cách công bằng và minh bạch nhất.
Nguyễn Thị Hương 4 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
1.3.2 Triết lý kinh doanh của công ty cổ phần tin học Hà Nội
Đây là điều tạo sự khác biệt so với các công ty kinh doanh cùng loại.Công ty
đề ra triết lý kinh doanh như sau:

Văn hóa công ty là nền tảng và trụ cột phát triển, tập hợp và tôn vinh
tất cả những yếu tố nhân bản trong kinh doanh hướng tới sự phát triển hài hòa
và bền vững.
Tích kết vào trong mọi chính sách và dịch vụ mà công ty đưa ra thị trường
tất cả các giá trị cơ bản tạo nên hình ảnh về một công ty kinh doanh thiết bị số
cần phải có: Tiên phong + Tối ưu + Tiêu chuẩn
"Lấy sự Hài lòng của khách hàng làm niềm Hạnh phúc của chúng ta" là
những gì mà toàn thể nhân viên công ty HaNoiPC.com.vn đang ngày đêm tâm
niệm và phấn đấu !
Nguyễn Thị Hương 5 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Chương 2: Phương pháp luận xây dựng phần mềm
2.1 Khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm trong quản lý
2.1.1 Khái niệm phần mềm
Phần mềm là một tổng thể bao gồm 3 yếu tố:Các chương trình máy tính,các
cấu trúc dữ liệu sử dụng trong chương trình ấy,tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Tiến trình phát triển của phần mềm bao gồm các giai đoạn được biểu diễn
trong hình vẽ dưới đây:
Giai đoạn 1
1950-1960
Giai đoạn 2
1960-1970
Giai đoạn 3
1970-1990
Giai đoạn 4
1990->
.Xử lý theo lô
.Đơn chiếc theo
đơn đặt hàng
.Nhiều người sử

dụng
Thời gian thực
.Bắt đầu có phần
mềm thương mại
.Hệ phân tán
.Hiệu quả thương
mại hoá
.Hệ thống để bàn
.Hệ thông minh
.Quy mô công
nghiệp
Qua các giai đoạn phát triển phần mềm ta thấy một xu thế chung là tính
năng của các phần mềm ngày càng đa dạng nhưng quy mô công cụ của các
thiết bị ngày càng giảm dần.
2.1.2 Vòng đời phát triển của phần mềm
Mỗi phần mềm từ khi ra đời và phát triển đều trải qua chu kỳ.Trong công
nghệ phần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm.Để hiểu rõ từng giai
đoạn và có biện pháp thích hợp để tác động vào từng giai đoạn nhằm bảo đảm
chất lượng của sản phẩm.
Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình gọi là mô
hình thác nước.
Trong quá trình này,mỗi giai đoạn ở phía trước sẽ tác động tới tất cả các công
đoạn ở phía sau.
Mô hình thác nước
Nguyễn Thị Hương 6 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Hình 2.1 : Mô hình thác nước trong vòng đời phát triển của phần mềm
2.1.3 Vai trò của phần mềm trong quản lý
Trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp,bất kỳ một vị trí làm việc nào
cũng đều đóng một vai trò quản lý nào đó.Tùy theo chức danh,trách nhiệm mà

chức năng quản lý và tầm quan trọng của từng người sẽ khác nhau.Các giám
đốc,trưởng phòng sẽ khác với các những nhân viên kế toán,thống kê;những
người này lại khác với các nhân viên làm việc ở các phân sưởng sản xuất.
Trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, bất cứ vị trí làm việc nào,cũng
đều đóng một vai trò quản lý nào đó.Tùy theo chức danh,trách nhiệm mà chức
danh quản lý và tầm quan trọng của từng người khác nhau.Hiểu rõ được sự
phân công quản lý trong doanh nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tin
học hóa nói chung và vấn đề khai thác,sử dụng các sản phẩm phần mềm quản
lý nói riêng.
2.1.3.1 Lãnh đạo và phần mềm quản lý
Lãnh đạo là những người đóng vai trò quản lý cao nhất trong một tổ chức.Có
quyền quyết định cũng như phải ra quyết định kịp thời để điều hành các hoạt
động của doanh nghiệp.Vì tầm quan trọng và yêu cầu kịp thời trong công
việc nên bên cạnh tư duy định tính,lãnh đạo cần thiết nhận được sự hỗ trợ của
Nguyễn Thị Hương 7 Tin 46A
CN Hệ thống
Thiết Kế
Phân tích
Mã Hoá
Kiểm thử
Bảo trì
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
những giá trị,tham số mang tính định lượng để giúp các quyêt định có căn cứ
và chính xác hơn.
Các phần mềm quản lý, sẽ giúp cho lãnh đạo nhìn thấy được những yêu cầu
của mình. Vì thời gian hạn hẹp, trong khi công việc lại nhiều, nên lãnh đạo
không thể bao quát hết những chi tiết, chức năng mà các phần mềm quản lý
hỗ trợ (tất nhiên, làm thì vẫn được, tốt là đằng khác). Yêu cầu quan trọng nhất
khi lãnh đạo sử dụng phần mềm quản lý đó là tiết kiệm thời gian và nhìn qua
là biết ngay.

Chúng ta thử tổng hợp những quan sát và thao tác khi lãnh đạo sử dụng phần
mềm quản lý:
Chủ yếu sử dụng các chức năng mang tính tổng hợp, bao quát: xem các báo
cáo, hệ thống biểu đồ phân tích - thông kê…
Các chức năng mang tính trực quan, nhấp chuột gõ phím là hiển thị ngay, ít
thao tác, vì thế những chức năng phải qua nhiều bước xử lý, lãnh đạo thường
ít sử dụng.
Màn hình hiển thị lớn, rõ ràng, số liệu trình bày có thể giúp cho lãnh đạo nhìn
được nhiều chiều, toàn cảnh!
Ít phải nhập thông tin, chủ yếu là nhìn thông tin, lãnh đạo thường hay dùng
chuột, ít khi dùng bàn phím trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý.
Có thể không cần biết chi tiết các hoạt động của bộ phận kinh doanh, nhưng
khi nhìn vào đường đồ thị mô tả doanh thu bán hàng trong một thời kỳ nào
đó, lãnh đạo sẽ thấy được toàn cảnh hoạt động kinh doanh để đưa ra những
quyết định hợp lý. Hoặc có thể, lãnh đạo sẽ đóng vai trò như một cấp dưới
của mình, để xem lịch công tác, các công việc mà người đó đã làm để có thể
biết rõ hơn nhân viên của mình,…Những phần mềm quản lý cần phải giúp
cho lãnh đạo thấy được toàn cảnh, và khi cần có thể nắm được rõ ràng các chi
tiết bên trong…
2.1.3.2 Nhân viên với các nghiệp vụ cụ thể
Các phần mềm quản lý, đặc biệt chú trọng đến các thao tác nghiệp vụ của các
nhân viên.
Đây là bộ phận tạo nên nguồn dữ liệu đầu vào cho các hệ thống phần mềm
quản lý. Các chỉ tiêu phân tích, báo cáo đều xuất phát từ những dữ liệu cơ sở.
Vì phạm vi quản lý của nhân viên thường chỉ gói gọn trong công việc của
từng người hoặc nhiều lắm chỉ là một nhóm nhỏ, nên mỗi người thường chỉ
sử dụng một số chức năng, nghiệp vụ nào đó trong hệ thống phần mềm quản
lý. Ví dụ: các nhân viên quản lý đơn hàng, sẽ thường làm việc với chức năng:
nhập thông tin đơn hàng. Các nhân viên kế toán thì làm việc với các chức
năng trong phân hệ kế toán, các nhân viên ở phân xưởng sản xuất thì ghi nhận

quá trình thực hiện của các công đoạn sản xuất,…
Nguyễn Thị Hương 8 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Vì yêu cầu đầy đủ và chính xác của nguồn dữ liệu, nên việc ghi nhận thông
tin của các nhân viên rất quan trọng. Các phần mềm quản lý cũng nên đáp
ứng và hỗ trợ cho người dùng này những thao tác thuận tiện và phù hợp. Một
số nét tổng quát về đặc điểm phần mềm quản lý mà nhân viên thường sử
dụng:
Phù hợp, rõ ràng với các nghiệp vụ và công việc thường ngày của từng nhân
viên
Bố trí màn hình hợp lý, làm sao để nhập dữ liệu thật nhanh và chính xác
Thể hiện đầy đủ những yêu cầu cần nhập dữ liệu, các thao tác chức năng hiển
thị đầy đủ.
Ít sử dụng chuột mà sử dụng bàn phím nhiều
Một ví dụ thực tế, chúng ta thường thấy, đó là màn hình nhập dữ liệu các các
nhân viên bán hàng trong siêu thị, hay việc ghi nhận kết quả sản xuất của
công nhân trong các phân xưởng. Màn hình rất đơn giản: chỗ để quẹt thẻ (mã
vạch), ô dữ liệu mô tả số lượng rất lớn, hiển thị rõ ràng, hầu như tất cả đều
được thao tác bằng bàn phím,…Đây là những điểm hết sức đơn giản nhưng
mang lại nhiều lợi ích, vì những tác động tích cực của nó đối với công việc
quản lý của nhân viên: đúng chức năng, vừa đủ và thuận tiện.
2.1.3.3 Các trưởng phòng, phụ trách bộ phận,…
Các trưởng, phó phòng; các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất hay
những người phụ trách một bộ phận nào đó, cách nhìn cũng như làm việc sẽ
tương đối khác với những lãnh đạo cấp cao như các giám đốc chức năng hay
các thành viên hội đồng quản trị. Vai trò quản lý của những người này thường
giới hạn trong bộ phận, đơn vị của mình, dĩ nhiên, vẫn nên thấy hết toàn cảnh
trong phạm vi quản lý của mình, đồng thời, cũng phải đảm bảo yêu cầu báo
cáo, thực hiện những quyết định từ cấp trên.
Các trưởng phòng, phụ trách kỹ thuật, giống như một mắt xích quan trọng

trong cơ cấu tổ chức, giữa lãnh đạo và số đông nhân viên trong doanh nghiệp.
Việc sử dụng các phần mềm quản lý thường được yêu cầu chú trọng vào điểm
này. Ví dụ: Vừa điều hành các hoạt động của đơn vị, vừa có thể tạo lập những
bản báo cáo để gửi lên cấp trên. Do đó, những đặc điểm hỗ trợ cho những đối
tượng người dùng này vừa tổng hợp những đặc điểm phần mềm mà người
dùng là lãnh đạo, vừa có những đặc điểm của người dùng là các nhân viên
làm việc trong các nghiệp vụ cụ thể.
Một nhóm người dùng có công việc đặc trưng hơn đó là đảm nhận nhiệm vụ
tính toán dữ liệu, nghĩa là dựa vào nguồn dữ liệu nhận được ở khâu nhập dữ
liệu, dựa trên các phương pháp tính, công cụ tính toán để tạo lập ra những dữ
liệu mới, nhằm cung cấp theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo. Ví dụ: Nhân viên
nhập dữ liệu sẽ nhập doanh số của từng sản phẩm, người phụ trách việc tính
Nguyễn Thị Hương 9 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
toán dữ liệu sẽ tạo nên một bảng dữ liệu mới, ở đó chứa đựng thông tin tổng
doanh số hàng ngày của tất cả các mặt hàng,…
Phần mềm quản lý, chỉ là công cụ, phương tiện mô tả hoặc hỗ trợ cho các
thao tác nghiệp vụ, hoạt động chức năng trong các doanh nghiệp. Một điều
bình thường là khi sử dụng một công cụ, phương tiện nào đó chúng ta thường
quan tâm nhiều nhất ở điểm, nó làm được cái gì cho mình. Một sự thoả mãn ở
điểm này sẽ giúp cho chúng ta thoải mái hơn khi tìm hiểu đến những khâu
tiếp theo: làm như thế nào, và cách thức nó thể hiện ra sao. Khi tìm hiểu và sử
dụng các phần mềm quản lý, chúng ta nên đặt mình vào vai trò của những vị
trí làm việc có thật trong doanh nghiệp, ở đó mỗi người có những cách tư duy,
thao tác khác nhau. Sự phù hợp, vừa đủ và rõ ràng của phần mềm đối với quá
trình sử dụng phần mềm cho từng vị trí quản lý sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn
trong mỗi công việc.
2.1.4 Các phương pháp thiết kế phần mềm
2.1.4.1 Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống
Ý tưởng của phương pháp này dựa trên khái niệm module hoá khi thiết kế

một phần mềm ứng dụng người ta đi từ tổng quát tới chi tiết để tạo thành một
hệ thống thống nhất.Trên cơ sở của hệ thống này người ta phân chia công việc
cho các nhóm mà vẫn đảm bảo tính mục tiêu của chương trình.Phương pháp
này ứng dụng tin học hoá triệt để . Ứng dụng trong các doanh nghiệp chưa tin
học hoá.
2.1.4.2 Phương pháp thiết kế từ đáy lên
Phương pháp này đi từ chi tiết tới tổng quát.Chúng ta xuất phát từ vấn đề cụ
thể chi tiết đi dần lên mức độ tổng hợp.Phương pháp này ứng dụng ở các cơ
sở đã được tin học hoá từng phần.Phương pháp này vừa sử dụng những
chương trình đã có và phát huy hiệu quả mà không cần xoá đi làm lại từ
đầu,vừa đảm bảo tính chỉnh thể của một hệ thống.
Trong sản xuất phần mềm công nghiệp hiện nay vẫn ứng dụng rộng rãi hai
phương pháp này và trong thực tế đôi khi người ta kết hợp cả hai phương
pháp trong tổng thể hay trong từng bộ phận.
2.1.4 Các ngôn ngữ thiết kế phần mềm
Sau giai đoạn thiết kế,chuyển sang giai đoạn thi công phần mềm mà bản chất
là lựa chọn ngôn ngữ dịch bản vẽ thiết kế thành một chương trình làm
việc.Người ta chia các ngôn ngữ thành phần thành các thế hệ:
2.1.4.1 Thế hệ 1: Ngôn ngữ máy tính
Trong giai đoạn đầu khi máy tính mới ra đời các chương trình được viết trong
ngôn ngữ cụ thể,có nghĩa rằng khi chương trình chạy trên máy tính nào thì ta
phải học ngôn ngữ đó để xây dựng chương trình.Chương trình thuần tuý được
Nguyễn Thị Hương 10 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
viết dưới dạng dãy số.Máy tính có thể hiểu và thực hiện ngay chương trình
này.
2.1.4.2 Thế hệ 2: Các ngôn ngữ thuật toán
Từ ngôn ngữ máy người ta chuyển sang viết chương trình bằng ngôn ngữ
thuật toán.Đây là các ngôn ngữ được viết bằng tiếng anh nhưng bản thân máy
tính lại không hiểu những câu lệnh này.người ta thiết kế chương trình dịch từ

ngôn ngữ thuật toán sang ngôn ngữ máy.Các ngôn ngữ tiêu biểu trong thế hệ
thứ 2:
FORTRAN:FORTRANbase,FORTRAN-77
Đặc điểm của thế hệ thứ 2 là cấu trúc còn yếu,thậm tí là phi cấu trúc.
2.1.4.3 Thế hệ 3: Các ngôn ngữ cấp cao
Đây là các ngôn ngữ lập trình hiện đại,có cơ sở dữ liệu đủ mạnh để vừa có
khả năng giải các bài toán kĩ thuật,vừa có khả năng giải các bài toán kinh tế.
Các ngôn ngữ của thế hệ 3:ALGOL-60,C++,PACAL
2.2 Các bước cơ bản trong trong một quy trình phân tích thiết kế và xây
dựng phần mềm
Một hệ thống thông tin là một tổng thể phức tạp với sự kết hợp của nhiều
yếu tố với các điều kiện ràng buộc.Ngoài ra,các công đoạn xây dựng phần
mềm có mối liên quan mật thiết với nhau. Đầu ra của công đoạn này lại là đầu
vào của các công đoạn khác.Ta cần xác định kĩ để tránh những sai sót không
đáng có.Vì vậy có thể xây dựng phần mềm đạt hiệu quả cao nhất người ta
tuân thủ quy trình và phương pháp phát triển một cách khoa học :Có 7 bước
cơ bản cho một quy trình phân tích thiết kế và xây dựng phần mềm.
2.2.1 Đánh giá yêu cầu
Mặc dù thời gian thực hiện ngắn và chi phí thấp nhưng là bước đầu tiên và
quan trọng nhất mà kết quả của nó có ý nghĩa quyết định nhất tới sự thành
công của toàn bộ dự án.Nó có mục đích là tìm hiểu hệ thống đang tồn tại,
đánh giá nhu cầu của sự phát tiển đối với hệ thống mới và xem xét tính khả
thi của việc xây dựng hệ thống mới với các mặt:
Khả năng về mặt kĩ thuật: Để đảm bảo rằng mọi yêu cầu về chức năng hay
hình thức của hệ thống mới thì đều có thể tìm được giải pháp hoặc kĩ thuật
thực hiện.
Khả năng về mặt tài chính: Để đảm bảo mọi nhu cầu về chi phí cho việc sản
xuất phần mềm đều được đáp ứng và phù hợp với khả năng hay dự trù về
kinh phí của người dùng.
Nguyễn Thị Hương 11 Tin 46A

Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Khả năng về thời gian : Để đảm bảo thời gian dự kiến cho việc thiết kế phần
mềm là hợp lý và có thể được người dùng chấp nhận.
Khả năng về nhân lực: Đảm bảo rằng từ phía nhà sản xuất có đủ đội ngũ nhân
lực cho việc xây dựng phần mềm. Đồng thời từ phía người dùng cũng phải
chuẩn bị được đội ngũ nhân lực cho việc khai thác sử dụng và vận hành hệ
thống.
Quy trình xác định yêu cầu của khách hàng được đặc trưng bởi các dấu hiệu
sau:Khảo sát hệ thống ,phân tích nghiệp vụ, xác định yêu cầu.
Đánh giá yêu cầu gồm các công đoạn sau:
Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu
Làm rõ yêu cầu
Đánh giá khả năng thực hiện
Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn 1
Thông thường bước đánh giá yêu cầu càng được thực hiện chi tiết và chính
xác bao nhiêu thì các bước sau đơn giản và dễ thành công bấy nhiêu.Vì đây
là đầu vào cho các quá trình tiếp theo.
2.2.2 Phân tích chi tiết
Được thực hiện sau khi đã đánh giá thuận lợi về yêu cầu với mục đích chính
là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân
đích thực của các vấn đề đó.Xác định những nguyên nhân đích thực của dự án
đó,xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác
định rõ mục tiêu mà phần mềm đạt được.
Phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau:
Lập kế hoạch phân tích chi tiết
Nghiên cứu môi trường đang tồn tại của nơi phần mềm sẽ ứng dụng
Nghiên cứu hệ thống thực tại của nơi sử dụng phần mềm
Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp
Đánh giá lại tính khả thi của phần mềm
Thay đổi các đề xuất của dự án phần mềm

Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết
Nguyễn Thị Hương 12 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
2.2.3 Thiết kế logic
Với mục đích của các thành phần logic của hệ thống mới,mô hình hoá về mặt
logic,xác định nội dung của cơ sở dữ liệu,các quy trình xử lý sẽ được thực
hiện và cả các dữ liệu đầu vào.Thiết kế logic sẽ được người dùng xem xét và
chuẩn y làm sao cho phần mềm đáp ứng theo đúng yêu cầu của khách.
Như vậy,thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau:
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Thiết kế xử lý
Thiết kế các luồng dữ liệu vào
Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic
Hợp thức hoá mô hình logic
2.2.4 Đề xuất các phương án và giải pháp
Khi mô hình logic đã được xác định và chuẩn y của người dùng thì bước
này sẽ đề ra một số phương án và giải pháp có thể lựa chọn và cho phép
người dùng lựa chọn phương án tối ưu nhằm đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu
của họ.Trong khi vẫn tôn trọng mọi ràng buộc của tổ chức.Giai đoạn này gồm
các công đoạn sau:
Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức
Xây dựng các phương án của giải pháp
Đánh giá các phương án của giải pháp
Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp
2.2.5 Thiết kế vật lý ngoài
Bước này được tiến hành sau khi phương án tối ưu đã được lựa chọn.Nó bao
gồm việc thiết kế các giao diện vào ra và cách thức của việc tương tác giữa hệ
thống và người dùng.Các công đoạn chính:
Lập kế hoạch thiết kế vật lý
Thiết kế chi tiết các giao diện(vào/ra)

Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá
Thiết kế các thủ tục thủ công
Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài
Nguyễn Thị Hương 13 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
2.2.6 Triển khai kĩ thuật của hệ thống
Kết quả của quá trình này là phần mềm được đưa ra.Ngoài ra, giai đoạn này
còn cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và các thao tác cũng
như các tài liệu mô tả về hệ thống.
Giai đoạn này gồm các công đoạn:
Lập kế hoạch
Thiết kế vật lý trong
Lập trình
Thử nghiệm hệ thống
Chuẩn bị các tài liệu hệ thống
2.2.7 Cài đặt và triển khai hệ thống
Thực hiện việc chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới theo yêu
cầu.Thực hiện sự chuyển đổi với va chạm và xung đột ít nhất.Trong giai đoạn
này cần lập kế hoạch cẩn thận.
Giai đoạn này gồm các công đoạn:
Lập kế hoạch
Chuyển đổi hệ thống
Khai thác và bảo trì
Đánh giá kết quả và nghiệm thu chương trình


Nguyễn Thị Hương 14 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Chương 3:Phân tích và thiết kế chương trình quản lý
bảo hành

3.1 Sự cần thiết của việc xây dựng phần mềm quản lý bảo hành.
Bảo hành là công tác được thức hiện sau quá trình bán sản phẩm cho khách
hàng.Công việc này cũng là một trong những công việc chăm sóc khách
hàng.Đối với công ty mua bán thiết bị tin học thì đây là một công đoạn không
thể không tính đến nếu muốn công ty hoạt động có hiệu quả.
Mỗi ngày công ty bán số lượng lớn các sản phẩm trên thị trường.Điều đó
cũng tương đương với việc có rất nhiều sản phẩm cần được bảo hành.Nếu
trung tâm bảo hành chỉ làm việc này thủ công thì chi phí mà công ty bỏ ra cho
công tác bảo hành sẽ chiếm tỷ lệ rất lớn.
Hiện nay các thiết bị kĩ thuật số ngày càng được sử dụng rộng.Các
doanh nghiệp cũng như các cá nhân luôn lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất để
mua sản phẩm.Và 1 yếu tố được mọi người quan tâm đó là việc các thiết bị
của họ sẽ được bảo hành ra sao khi gặp vấn đề.Hiện thời gian cho việc bảo
hành còn khá lâu.Chưa tập hợp được các thiết bị cần gửi đi bảo hành…Em
xây dựng phần mềm quản lý bảo hành để giúp cho việc quản lí bảo hành đạt
hiệu quả cao nhất.
3.2 Phân tích hệ thống quản lý bảo hành
3.2.1 Phân tích hệ thống bảo hành tại công ty cổ phần tin học Hà Nội
Khảo sát hệ thống bảo hành tại công ty:
Hiện công ty có 20 linh kiện nằm trong nhóm bảo hành
Mỗi loại linh kiện gồm các chủng loại khác nhau về:Thônh số kĩ thuật,nhà sản
xuất,thời gian bảo hành.
Mỗi ngày có khoảng 200 linh kiện được mang tới công ty bảo hành.
Để liên kết phần mềm,hiện công ty đã có các phần mềm:
Phần mềm quản lý bán hàng
Phần mềm quản lý kho
Phần mềm quản lý việc xuất nhập khẩu
Công ty cổ phần tin học Hà Nội có các điều kiện bảo hành như sau:
-Đối với những thiết bị bán ra trong vòng 1 tháng nếu có vấn đề gì trục trặc:
Công ty sẽ đổi ngay cho các bạn một sản phẩm mới 100% ngay lập tức.

Nguyễn Thị Hương 15 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
-Đối với các thiết bị bán ra trên thị trường từ 6 đến 12 tháng nếu có vấn đề gì
trục trặc:
Công ty cam kết trả hàng cho các bạn tối đa trong vòng 40h làm việc.Trong
thời gian đó công ty cho mượn thiết bị khác để sử dụng tạm thời.
-Đối với những thiết bị bán ra trong vòng từ 12 tháng trở lên nếu có vấn đề
trục trặc:
Công ty cam kết trả hàng bảo hành cho các bạn tối đa trong vòng 72h làm
việc.
-Đối với khách hàng có đăng kí dịch vụ bảo hành tại nơi sử dụng:
Khi có bất kì trục trặc về máy tính,trong vòng 2h kể từ khi nhận được thông
báo công ty sẽ có mặt để khắc phục sự cố.Trong trường hợp ngoài thời gian
làm việc,công ty sẽ khắc phục ngay vào đầu giờ của buổi làm việc tiếp theo.
Tất cả các thiết bị sẽ được khắc phục ngay tại chỗ,trường hợp không thể sửa
chữa được,công ty sẽ có ngay thiết bị khác để khách sử dụng tạm thời.
Ngoài ra công ty còn có chính sách ưu đãi cho các khách hành mua chọn bộ
linh kiện của công ty.Các quy định bảo hành và bảo trì của công ty.
3.2.2 Mô tả hoạt động bảo hành tại công ty
KH mang linh kiện đến TTBH để Bảo hành. NVQL nhận và kiểm tra linh
kiện, nếu linh kiện mới mua trong vòng 1 tháng sẽ vào phần mềm và đổi mới
ngay từ nguồn hàng của kho bán hàng, sau đó in phiếu bảo hành mới cho KH.
Nếu quá 1 tháng mà vẫn còn thời gian bảo hành. NVQL sẽ chuyển cho
NVKT kiểm tra. NVKT kiểm tra nếu sửa được sẽ sửa ngay và trả cho KH,
nếu cần sẽ in lại phiếu bảo hành. Nếu chưa xử lí được ngau sẽ nhậnlinh kiện
và báo cho NVQL. NVQL vào phần mềm kiểm tra xem có linh kiện để đổi
ngay không, nếu có sẽ đổi ngay, nếu không có NVQL sẽ ghi giấy biên nhận
và định ngày hẹn trả cho KH thông qua hỗ trợ của phần mềm. Sau đó, NVKT
kiểm tra . Nếu sửa đướcẽ sửa chữa và nhập vào kho bảo hành, nếu không sửa
chữa được sẽ gửi đi bảo hành dựa vào hỗ trợ của phần mềm. Khi hàng được

bảo hành gửi về, NVQL sẽ nhận thiết bị nhập vào kho và tiến hành trả cho
KH theo thời gian đã hẹn. Nếu thiết bị chưa được về kho đúng tiến độ, NVQL
sẽ thống kê, sau đó gọi điện và gia hạn thêm thời gian trả hàng.
Nguyễn Thị Hương 16 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
3.2.3 Sơ đồ BFD
Hình 3.1:Sơ đồ chức năng quản lý bảo hành
Nguyễn Thị Hương 17 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
3.2.4 Sơ đồ ngữ cảnh
Hình 3.2: Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống thông tin quản lý bảo hành
Nguyễn Thị Hương 18 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
3.2.5 Sơ đồ phân rã mức 0
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 hệ thống thông tin quản lý bảo hành
Nguyễn Thị Hương 19 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
3.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu của công tác quản lý bảo hành
3.3.1 Tổng quan về các bảng
Hình 3.4: Tổng quan về các bảng dữ liệu của công tác bảo hành
Nguyễn Thị Hương 20 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
3.3.2 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu
Hình 3.5: Sơ đồ cấu trúc dữ liệu hệ thống thông tin quản lý bảo hành
3.3.3 Các tệp cơ sở dữ liệu của việc xây dựng và quản lý công tác bảo hành
• Bảng Hãng Sản Xuất
• Bảng Khách Hàng
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaKH Text 10 Mã Khách Hàng
TenKH Text 50 Tên Khách Hàng

NgayMua Data/Time Ngày Mua
• Bảng nhân viên
Nguyễn Thị Hương 21 Tin 46A
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaHSX Text 10 Mã Hãng Sản Xuất
TenHSX Text 30 Tên Hãng Sản Xuất
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaNV Text 5 Mã Nhân Viên
TenNV Text 25 Tên Nhân Viên
MatKhau Text 15 Mật Khẩu
• Bảng Nhóm Hàng Bảo Hành
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaNhom Text 10 Mã Nhóm
TenNhom Text 25 Tên Nhóm
• Bảng nhóm Hàng Bán
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaNhom Text 10 Mã Nhóm
TenNhom Text 25 Tên Nhóm
• Bảng Nhóm Hàng Kho Hàng
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaNhom Text 10 Mã Nhóm
TenNhom Text 25 Tên Nhóm
• Bảng Sản Phẩm Bán
Nguyễn Thị Hương 22 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaSP Text 10 Mã Sản Phẩm
TenSP Text 50 Tên Sản Phẩm
MaKH Text 10 Mã Khách Hàng

Thongso Text 25 Thông Số
MaNhom Text 50 Mã Nhóm
TenKH Text 25 Tên Khách Hàng
• Bảng Sản Phẩm Bảo Hành
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaSP Text 10 Mã Sản Phẩm
MaNhom Text 50 Mã Nhóm
TenSP Text 30 Tên Sản Phẩm
Thongso Text 50 Thông Số
• Bảng Sản Phẩm Gửi Bảo Hành
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaHang Text 10 Mã Hàng
TenHang Text 30 Tên Hàng
Thongso Text 50 Thông Số
NhaCC Text 50 Nhà Cung Cấp
NgayGDBH Text 50 Ngày Gửi Đi BH
ChiPhi Number Chi Phí
• Bảng Sản Phẩm KH
Nguyễn Thị Hương 23 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Tên trường Kiểu Độ rộng Diến Giải
MaSP Text 10 Mã Sản Phẩm
TenSP Text 30 Tên Sản Phẩm
MaNhom Text 50 Mã Nhóm
Thongso Text 50 Thông Số
• Bảng Sản Phẩm NBH
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaSP Text 10 Mã Sản Phẩm
TenSP Text 25 Tên Sản Phẩm
Thongso Text 50 Thông Số

NgayGui Date/Time Ngày Gửi
NgayTra Date/Time Ngày Trả
TenKH Text 25 Tên Khách Hàng
HTXL Text 20
ChiPhiDoiTD Number Chi Phí Đổi
Tương Đương
• Bảng Sản Phẩm Nhận Về
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaSP Text 10 Mã Sản Phẩm
TenSP Text 25 Tên Sản Phẩm
Thongso Text 30 Thông Số
LoaiHang Text 40 Loại Hàng
NhaCC Text 50 Nhà Cung Cấp
• Bảng Thông Số SP
Nguyễn Thị Hương 24 Tin 46A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Thị Song Minh
Tên trường Kiểu Độ rộng Diễn Giải
MaSP Text 50 Mã Sản Phẩm
TenSP Text 25 Tên Sản Phẩm
TenHSX Text 50 Tên Hãng Sản Xuất
Thongso Text 50 Thông Số
ThoigianBH Text 10 Thời Gian Bảo Hành
ThoigianGBH Text 10 Thời Gian Gửi BH
TanSuatGBH Text 10 Tần Suất Gửi BH
3.4 Một số thuật toán
Giải thuật hệ thống
Nguyễn Thị Hương 25 Tin 46A

×