Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trường mẫu giáo Phước Ninh (huyện Thuận Nam) NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.43 KB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Trường mẫu giáo Phước Ninh
(huyện Thuận Nam)


NINH THUẬN - 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI
Trường mẫu giáo Phước Ninh
(huyện Thuận Nam)

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ CÁC THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI

TT

Họ và tên, cơ quan công tác

Trách nhiệm
được giao

01.

Bà Phạm Thị Mộng Liên, Sở Giáo dục và Đào tạo Trưởng đoàn

02.


Bà Nguyễn Thị Tường Vi, Sở Giáo dục và Đào tạo

03.

Bà, Võ Thị Kiều Linh, Hiệu trưởng trường MG Thành viên
Phước Dinh, huyện Thuận Nam

04.

Bà, Phạm Thị Bích Liên, Phó Hiệu trưởng
trường MN Ninh Hải, huyện Ninh Hải

05.

Bà, Lê Thị Mỹ Sa, Hiệu trưởng trường MG Thành viên
Phước Tân, huyện Bác Ái

06.

Bà, Nguyễn Thị Liễu, Hiệu trưởng trường MG
Thành Hải, Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm

Thành viên

07.

Bà, Trần Ngọc Thùy Trang, Phó Hiệu trưởng
trường MG Phước Vinh, huyện Ninh Phước

Thành viên


NINH THUẬN - 2016

Thư ký

Thành viên

Chữ ký


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Danh mục các chữ viết tắt

1

Phần I: TỔNG QUAN

2

Giới thiệu

2

Tóm tắt q trình đánh giá ngồi

2


Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài

2

Những điểm mạnh của trường

15

Những điểm yếu của trường

16

Phần II: ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN
Tiêu chuẩn 1

17

Tiêu chuẩn 2

23

Tiêu chuẩn 3

27

Tiêu chuẩn 4

32


Tiêu chuẩn 5

34

Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận

41

Kiến nghị

41

Phần VI: PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chuỗi ký tự viết tắt

Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt

CB-GV-NV

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

BĐD

Ban Đại diện

CBQL


Cán bộ quản lý

CLGD

Chất lượng giáo dục

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDMN

Giáo dục mầm non

NV

Nhân viên

ĐDDH-ĐC

Đồ dùng dạy học – đồ chơi

MG

Mẫu giáo

TTMC

Thông tin minh chứng


TĐG

Tự đánh giá

GV

Giáo viên

SDD

Suy dinh dưỡng

CSGD

Chăm sóc giáo dục

GVDG

Giáo viên dạy giỏi

CSVC

Cơ sở vật chất

PHHS

Phụ huynh học sinh

ATGT


An tồn giao thơng

PH

Phụ huynh

CBQL-GV-NV

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

1


Phần I: TỔNG QUAN
1. Giới thiệu
Đoàn đánh giá ngoài trường mẫu giáo (MG) Phước Ninh được thành lập
theo Quyết định số 120/QĐ-SGDĐT ngày 03/03/2016 của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) Ninh Thuận.
Đồn có 07 thành viên do Trưởng phòng Giáo dục mầm non (GDMN) của Sở
GDĐT làm Trưởng đồn; cơ cấu nhân sự của đồn cịn có 05 thành viên là cán bộ
quản lý trường MG của các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải, Bác Ái và
thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Thư ký đoàn là chuyên viên phòng GDMN của Sở
GDĐT.
Tất cả các thành viên của Đoàn đánh giá ngoài đều thỏa mãn các quy định về
cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn đã nêu tại khoản 2 và khoản 3, Điều 19 của Quy định về
tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định CLGD trường mầm non
được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ
GDĐT (gọi tắt là Thông tư 25).
2. Tóm tắt q trình đánh giá ngồi

Đồn đánh giá ngồi trường MG Phước Ninh đã triển khai cơng tác từ ngày
11/03/2016 cho đến hết ngày 13/05/2016. Quá trình làm việc của Đoàn đánh giá
ngoài đã thực hiện đúng theo lịch trình tại Kế hoạch làm việc đề ra ngày 03/3/2016
và đã được Lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt chấp thuận.
Kế hoạch làm việc của Đoàn đánh giá ngoài đã chấp hành đầy đủ 06 bước
của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non được quy định tại Điều 18 của Thông
tư 25 và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tại Phần II và các Phụ lục có liên quan của
văn bản số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 của Bộ GDĐT về việc
hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non (gọi tắt là văn bản 6339).
Đoàn đánh giá ngồi cũng đã tiến hành cơng tác đúng theo nguyên tắc Kiểm
định CLGD là: Độc lập, khách quan, đúng pháp luật, trung thực, công khai, minh bạch
và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu đã quy định tại Điều 20 của Thơng tư 25.
3. Tóm tắt kết quả đánh giá ngoài
Quy ước cách viết tắt để chỉ đến tiêu chuẩn m, tiêu chí n, chỉ số k có nội
dung liên quan là “m.nk”; ví dụ: Tiêu chuẩn 1, tiêu chí 2 (viết tắt là: 1.2); tiêu
chuẩn 1, tiêu chí 2, chỉ số a (viết tắt là: 1.2a); tiêu chuẩn 1, tiêu chí 2, chỉ số a và
chỉ số b (viết tắt là: 1.2ab).
Sau đợt khảo sát sơ bộ; trường đã tiếp thu các nhận xét, các đề xuất, những
yêu cầu bổ sung, chuẩn bị của Đoàn đánh giá ngồi và cũng đã thực hiện riêng bản
giải thích, làm rõ để điều chỉnh, bổ sung nội dung đánh giá các tiêu chí. Trên cơ sở
các thơng tin trên và qua các ngày khảo sát chính thức tại trường MG Phước Ninh,
huyện Thuận Nam (từ ngày 15/4, 16/4 đến ngày 19/4/2016); Đoàn nhận định về hồ
2


sơ TĐG như sau:
a) Mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá:
Trường MG Phước Ninh đã thực hiện quy trình TĐG nghiêm túc, đánh giá
được tình hình thực trạng của đơn vị phù hợp theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá
CLGD trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư 25; xây dựng báo cáo

theo cấu trúc và có nội dung đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của bản báo cáo
TĐG, phù hợp với quy định của Bộ GDĐT tại văn bản 6339.
Phần lớn các tiêu chí đã được Hội đồng TĐG rà sốt, bổ sung, điều chỉnh mô
tả hiện trạng sát với nội hàm và phù hợp tình hình giáo dục của nhà trường (có dựa
trên các minh chứng thu thập được); trường đã xác định điểm mạnh, điểm yếu trên
cơ sở đã nêu ở phần mô tả hiện trạng và phù hợp nội hàm các chỉ số của từng tiêu
chí.
Ngồi những ưu điểm nêu trên, việc đánh giá tiêu chí, tiêu chuẩn vẫn còn
một số yếu tố cần tiếp tục điều chỉnh, bổ sung như:
- Cách thức mô tả các hoạt động liên quan đến tiêu chí:
Qua báo cáo TĐG, bản giải thích, bổ sung, làm rõ của nhà trường và qua
khảo sát thực tế tại nhà trường; Đoàn đánh giá ngoài nhận thấy một số ít tiêu chí có
nội dung mơ tả hiện trạng cịn thiếu sót và chưa đầy đủ, chưa sát nội hàm của tiêu
chí cụ thể như sau:
Mơ tả hiện trạng chưa sát thực tế (2.4b): Đoàn đề xuất sửa “Nhân viên kế
tốn đạt trình độ đào tạo đại học, nhân viên y tế đạt trình độ Cao đẳng [H1-1-0501]” thay vì “Nhân viên kế tốn đạt trình độ đào tạo đại học [H1-1-05-01]”. Mô tả
hiện trạng chưa hết nội hàm (5.8a) - Đoàn đề xuất sửa “100% trẻ bị suy dinh dưỡng
được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng; Trường
khơng có trẻ cân nặng cao hơn so với tuổi [H2-2-05-01]; [H5-5-08-01]; [H5-5-0101]” thay vì “Nhà trường phối hợp với gia đình trẻ, tư vấn cách nuôi con theo khoa
học nhằm hạn chế tỉ lệ suy dinh dưỡng, cải thiện chất lượng bữa ăn cho trẻ ở gia
đình, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng sức khỏe cho trẻ.
[H5.5.07.01]”. Mô tả hiện trạng chưa sát nội hàm (2.5b; 3.5b): (2.5b) - Đoàn đề
nghị sửa “Số trẻ được tổ chức học 2 buổi/ngày đạt 100%, trong đó tổ chức ăn bán
trú tại trường là 80% [H2-2-05-02], [H2-2-05-03]” thay vì “Các giáo viên trong
trường thực hiện cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm
non [H2-2-05-02]. Nhà trường có nhiều biện pháp quản lý trẻ về mọi mặt trong
thời gian trẻ ở nhà trường [H2-2-05-03]”; (3.5b) - Đoàn đề nghị nhà trường bỏ 2
cụm từ “Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/năm. Có nhân viên y tế”. Mơ
tả hiện trạng cịn dài dịng (5.1a; 5.1c): (5.1a) - Đoàn đề xuất sửa“100% trẻ được
theo dõi biểu đồ phát triển về chiều cao và cân nặng. Trong đó trẻ có chiều cao phát

triển bình thường theo độ tuổi 152 (đạt tỷ lệ 92,12%) và cân nặng 159 (đạt tỷ lệ
96,3%)” thay vì “Số trẻ được theo dõi biểu đồ phát triển về chiều cao và cân nặng
là 165 trẻ, trong đó số trẻ phát triển bình thường về chiều cao 150 trẻ, tỷ lệ:
3


91,4%. Số trẻ phát triển bình thường về cân nặng 159 trẻ, tỷ lệ: 96,3%”; (5.1c) Đoàn đề xuất sửa “165/165 (đạt tỷ lệ 100%) trẻ có khả năng làm được một số việc
tự phục vụ trong việc ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân; có kỹ năng tốt trong hoạt động,
trong ăn uống và biết ý thức giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi” thay vì “100%
trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,
rửa tay, miệng khi ăn cơm xong, biết tự thay quần áo có một số kỹ năng tốt trong
ăn uống như mời cô, bạn trước khi ăn, biết cách cầm thìa xúc cơm khơng làm rơi
vãi cơm, giữ gìn sức khỏe như ăn chín, uống sôi, mặc trang phục phù hợp theo
mùa”. Mô tả hiện trạng chưa đúng thực trạng về trường (3.2c; 3.3a; 4.1a): (3.2c) Đoàn đề xuất sửa “Khu vực trẻ chơi ở thôn Tân Bổn và một lớp ở cơ sở chính được
bê tơng [H3-3-02-03]” thay vì“Khu vực trẻ chơi đều được bê tơng [H3-3-02-03]”;
(3.3a) - Đồn đề xuất sửa “Các phịng học có cửa sổ và có ánh sáng [H3-3-03-01]”
thay vì “Phịng sinh hoạt chung ở cơ sở chính chưa đủ ánh sáng tự nhiên”[H3-303-01]”; (4.1a) Đoàn đề xuất bỏ “theo từng lớp, có 01 BĐD cha mẹ trẻ cho toàn
trường và tổ chức hoạt động theo quy định Điều lệ trường mầm non” thay vì “
Nhà trường có BĐD cha mẹ trẻ theo từng lớp” (vì minh chứng khơng có).
- Về Cơ sở dữ liệu:
Các số liệu sau khi điều chỉnh, giải thích đã thể hiện khá đầy đủ; được đề cập
ở bản giải thích, bổ sung làm rõ theo u cầu của Đồn. Tuy nhiên, vẫn cịn tiêu chí
báo cáo trong báo cáo TĐG và hồ sơ minh chứng chưa thống nhất về số liệu, đơn
cử: Số trẻ SDD thể thấp còi (báo cáo TĐG là 15, 10 nhưng thực tế 13).
- Cách thức đánh giá, nhận định điểm mạnh, nguyên nhân:
Phần lớn các tiêu chí được xác định điểm mạnh trên cơ sở mô tả hiện trạng
và phù hợp nội hàm các chỉ số tiêu chí; cần tiếp tục chỉnh sửa một số thiếu sót:
Xác định điểm mạnh chưa sát với thực tế của trường (1.2; 2.2; 3.2; 4.1):
Đoàn đề xuất sửa “Mạng lưới trường lớp đặt tại trung tâm gần khu dân cư. Trẻ đến
trường được tổ chức lớp học theo đúng độ tuổi và phân chia trẻ trên lớp đúng theo

quy định Điều lệ trường mầm non” thay vì “Mạng lưới trường lớp đặt tại trung
tâm gần khu dân cư. 100% trẻ đến trường lớp được bảo vệ an tồn, khơng xảy ra
tai nạn thương tích”; (2.2) - Đồn đề xuất bổ sung “Có 100% giáo viên hiểu biết về
văn hóa và ngơn ngữ tiếng dân tộc phù hợp với địa bàn công tác”; (3.2) - Đoàn đề
xuất bỏ cụm từ “Khu vực trẻ chơi đều được bê tơng”; (4.1) - Đồn đề xuất bỏ cụm
từ: “của lớp”.
- Cách thức đánh giá, nhận định điểm yếu, nguyên nhân:
Xác định điểm yếu chưa phù hợp với yêu cầu của nội hàm (1.3) - Đoàn đề
xuất điểm yếu “Các tổ chun mơn chưa có tổ phó” thay vì “Hoạt động kiểm tra
đánh giá của tổ chun mơn có lúc cịn nể nang, chưa thực sự khách quan ở một số
trường hợp”. Xác định điểm yếu còn chưa rõ nguyên nhân (4.2) “Do đời sống kinh
tế của nhân dân ở địa phương cịn khó khăn nên cịn 40% phụ huynh” thay vì “Một
số ít phụ huynh”. Xác định điểm yếu chưa sát với thực trạng của nhà trường: (1.2;
4


4.1; 5.1; 5.2; 5.3; 5.5): (1.2) - Đoàn đề xuất sửa “Khơng có” thay vì “Số trẻ trong
nhóm lớp chưa đúng theo quy định”; (4.1) - Đoàn đề xuất điểm yếu “Các lớp chưa
có BĐD cha mẹ trẻ” thay vì “BĐD cha mẹ trẻ chưa có kế hoạch hoạt động theo
Điều lệ”; (5.1) - Đồn đề xuất sửa “Trẻ cịn hạn chế về sự phát triển chiều cao
13/165 (đạt tỷ lệ 7,87 %), về cân nặng 6/165 (chiếm tỷ lệ 3,63 %) và Còn 10% trẻ
hạn chế về các bài tập vận động cơ bản” thay vì “Một số cháu còn hạn chế trong
việc thực hiện các vận động cơ bản”; (5.2) - Đồn đề xuất sửa “10% trẻ cịn hạn
chế trong các hoạt động, chưa năng động, ít khám phá; 20% trẻ khả năng hiểu biết
ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái
niệm” thay vì “Một số cháu cịn hạn chế trong các hoạt động tập thể do tính nhúc
nhát, chưa năng động ít khám phá”; (5.3) - Đồn đề xuất sửa “Còn 10% trẻ hạn chế
khả năng diễn đạt, sử dụng lời nói trong giao tiếp, kỹ năng ban đầu về đọc và viết”
thay vì “Tuy nhiên vẫn cịn một vài cháu ít nói, trầm tính, thụ động, hạn chế trong
giao tiếp như ít phát biểu, ít trị chuyện với cơ, với bạn”; (5.5) - Đồn đề xuất sửa

“Còn 10% trẻ chưa biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, chưa biết đoàn kết với
bạn bè, hạn chế trong giao tiếp, đơi lúc nói chuyện với người lớn không dạ thưa,
chưa biết xin lỗi khi mắc lỗi” thay vì “Một số trẻ chưa biết bày tỏ cảm xúc và ý
kiến cá nhân, chưa biết đoàn kết với bạn bè, hạn chế trong giao tiếp. Đôi lúc chưa
thật sự lễ phép với người lớn như nói trống không, chưa biết xin lỗi khi làm sai,
mắc lỗi,..”.
- Cách thức đưa ra những vấn đề cần cải tiến và biện pháp thực hiện:
Về cơ bản nhà trường đã xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng cho từng tiêu
chí đều có đủ các yếu tố cơ bản (biện pháp thực hiện; thời gian, tổ chức hay cá
nhân thực hiện; biện pháp giám sát) khá cụ thể, khả thi, phù hợp với thực trạng và
tiềm lực của nhà trường. Cần tiếp tục bổ sung các nội dung chưa đầy đủ như:
Biện pháp cải tiến chất lượng chưa cụ thể (3.1) - Đồn đề xuất “Tiếp tục
tham mưu với chính quyền địa phương và lãnh đạo phịng GDĐT có kế hoạch cho
mở rộng diện tích 1 lớp ở cơ sở Tân Bổn trong hè 2016” thay vì “Tiếp tục duy trì
điểm mạnh, tham mưu với chính quyền địa phương và Lãnh đạo Phòng giáo dục
đẩy nhanh kế hoạch xây dựng phòng đạt chuẩn”. Kế hoạch cải tiến chất lượng
chưa sát với thực tế (4.2) – Đoàn đề xuất bổ sung “Năm học 2016-2017 thành lập
BĐD cha mẹ trẻ của từng lớp để cơng tác ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt
hiệu quả cao”. Thiếu biện pháp cải tiến chất lượng duy trì điểm mạnh: 5.4; 5.5; 5.6.
- Tính chính xác và đầy đủ của các minh chứng:
Nhà trường đã thu thập minh chứng chủ yếu từ các hồ sơ hiện đang lưu giữ,
các cơ sở vật chất, ảnh chụp hiện có của trường. Minh chứng đã được mã hóa đúng
quy định. Sau mỗi thông tin về mô tả hiện trạng của từng nội hàm của các chỉ số
tiêu chí, nhà trường đã có sử dụng các minh chứng kèm theo. Trường cũng đã
chuẩn bị các hồ sơ ngoài danh mục mã hoá minh chứng như theo yêu cầu của Đoàn
đánh giá ngoài hoặc bổ sung minh chứng như: Nghị quyết, báo cáo của Đảng ủy,
chính quyền địa phương có nội dung liên quan đến giáo dục.
5



Việc thu thập và xử lý các TTMC chưa thật chặt chẽ. Cụ thể: Minh chứng
không phù hợp yêu cầu nội hàm (2.3c; 5.1c): (2.3c) Minh chứng [H1-1-05-01] (hồ
sơ quản lý nhân sự) minh họa cho chỉ số “Giáo viên được đảm bảo các quyền theo
quy định của Điều lệ trường mầm non và của pháp luật”; (5.1c) [H5-5-01-01] Biểu
đồ tăng trưởng - Đoàn đề nghị thay Minh chứng [H5-5-01-04] (Bảng tổng hợp kết
quả đánh giá trẻ theo Chuẩn) [H5-5-01-05] (sổ nhật ký và theo dõi đánh giá trẻ).
Minh chứng khơng phù hợp nội hàm (khơng có nội dung liên quan) (4.1c; 4.2a;
5.6a; 5.7ab; 5.8ab): (4.1c) [H1-1-03-03] (Sổ ghi chép sinh hoạt chun mơn của tổ
trưởng, tổ phó hoặc thành viên trong tổ có ghi nội dung các cuộc họp tổ chun
mơn) - Đồn đề xuất thay minh chứng (Sổ theo dõi nhóm, lớp); (4.2a) [H4-4-0201] (Bảng tổng hợp cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ) - Đoàn đề xuất bổ sung minh
chứng về các văn bản của vấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành về một
số Chính sách phát triển giáo dục mầm non địa phương; (5.6a) - Đoàn đề xuất thay
minh chứng [H5-5-01-04] (Kết quả quan sát hoạt động trẻ trên lớp) cho minh chứng
[H1-1-03-04] (Kế hoạch giáo dục); (5.7a) [H5-5-01-03] (Sổ theo dõi sức khỏe trẻ)
thay bằng minh chứng [H5-5-01-05] (Sổ theo dõi đánh giá trẻ); (5.7b) [H5-5-07-02] Đoàn đề nghị thay thế minh chứng [H1-1-02-01] (danh sách trẻ MG 5 tuổi hồn thành
Chương trình GDMN); (5.8a) - Đoàn đề xuất bổ sung minh chứng [H5-5-08-01];
(5.8b) - Đoàn đề xuất bỏ minh chứng [H5-5-08-01]. Minh chứng chưa đủ tin cậy
[H4-4-01-03] (Hình ảnh tư liệu) (thiếu hình ảnh tư liệu trẻ ngủ và các hoạt động
khác). Minh chứng khó truy xuất: Minh chứng Kết quả đánh giá xếp loại CBQLGV-NV hàng năm; minh chứng đánh giá trẻ các lớp. Đoàn đề nghị bổ sung Danh
sách tổng hợp đánh giá xếp loại CBQL-GV-NV và đánh giá trẻ thực hiện Chương
trình GDMN hàng năm. Minh chứng cồng kềnh: [H5-5-01-02] (sổ liên lạc) (5.1a,c)
- Đoàn đề xuất thay thế bằng minh chứng [H5-5-01-05] (sổ theo dõi đánh giá trẻ
của toàn trường). Minh chứng chưa đầy đủ các năm: [H5.5.08.01] Kế hoạch phục
hồi dinh dưỡng và biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân (02 năm); sổ theo dõi nhóm,
lớp. Cùng một nội dung “kết quả quan sát hoạt động trẻ trên lớp” nhưng mã hóa 2
minh chứng [H5-5-07-02] và [H5-5-01-04].
- Nhà trường có lưu trữ tương đối đầy đủ minh chứng nhưng việc sắp xếp hồ
sơ minh chứng trong hộp chưa khoa học chưa đúng quy định như: Sắp xếp hồ sơ
minh chứng chưa khoa học, thiếu đường dẫn, khó tra cứu, hồ sơ không trùng với
mục lục; tên hồ sơ trong mục lục không trùng với danh mục mã minh chứng; mục

lục hồ sơ có tên hồ sơ nhưng khơng có hồ sơ trong hộp; sắp xếp hồ sơ theo hộp
chưa đúng quy định (vì nhà trường sắp xếp hồ sơ theo Tiêu chuẩn - 01 Tiêu
chuẩn/01 hộp).
- Văn phong, cách thức trình bày trong báo cáo tự đánh giá
+ Về văn phong:
Báo cáo TĐG ngắn gọn, chi tiết, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu; có các số liệu cụ
thể giúp người đọc có những hiểu biết sơ bộ về nhà trường; cách lập luận và lý giải
có dựa trên nội hàm của từng chỉ số, minh chứng thu thập được và hiện trạng của
6


nhà trường; các lỗi chính tả, lỗi đánh máy, các từ, cụm từ viết tắt mà Đoàn phát
hiện, chỉ ra đã được nhà trường tiếp thu và tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, cập
nhật vào báo cáo TĐG theo u cầu của Đồn.
Một số tiêu chí diễn đạt cịn chưa rõ nét, trình bày một số nội dung chưa đạt
yêu cầu, nhà trường cần kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh cho phù hợp:
- Phần Mở đầu và kết luận của Tiêu chuẩn:
Báo cáo TĐG của nhà trường phần mở đầu (Tiêu chuẩn 2, 4, 5) và kết luận
của (Tiêu chuẩn 2, 3, 4, 5) đánh giá nội dung chưa bao quát cả tiêu chuẩn, một số ý
và câu từ chưa lơ gich: Đồn đề xuất đánh giá lại như sau :
+ Phần mở đầu:
Tiêu chuẩn 2
“Trong những năm qua nhà trường đã xây dựng được đội ngũ CBQL-GVNV thành một tập thể đoàn kết “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; đội
ngũ nhà trường được sự tín nhiệm của Đảng ủy, chính quyền, nhân dân địa phương.
CBQL-GV-NV có ý thức trong việc tự học, tự rèn luyện nhằm nâng cao tay nghề
về chuyên môn biết ứng dụng công nghệ thông tin. Hiệu trưởng đã qua lớp bồi
dưỡng lý luận chính trị, phó Hiệu trưởng đang theo học lớp bồi dưỡng lý luận chính
trị. Có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ; đội ngũ CBQLGV-NV trong trường 100% đạt chuẩn và 100% trên chuẩn về trình độ chun mơn.
Trong cơng tác nhà trường ln phối hợp cùng Cơng đồn và chính quyền địa
phương để tạo nên môi trường giáo dục thân thiện giúp nhà trường ln hồn thành

tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hằng năm đều có giáo viên đạt GVDG các cấp;
Trẻ em của nhà trường đều được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, được đối
xử công bằng và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định. Khơng có trẻ em bị
xúc phạm nhân phẩm và thân thể xảy ra trong nhà trường.
Chính vì vậy, trường ln đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện
nhiều năm liền” thay vì “Đội ngũ CBGV trong trường đạt chuẩn về trình độ đào
tạo 100%, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chun mơn, được sự tín nhiệm
của Đảng, chính quyền nhân dân địa phương. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có uy
tín cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng. CBGVNV tham gia tích cực các hoạt động
giáo dục của nhà trường của ngành đề ra, tích cực tham gia học tập bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của xã hội về giáo dục mầm
non.
Trong những năm qua đội ngũ CBQL-GV-NV luôn đồn kết nhất trí theo
ngun lý chung: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” thống nhất cao
trong mọi hoạt động, phối hợp chặt chẽ giữa Cơng đồn với nhà trường và chính
quyền địa phương. Đây là lực lượng chính, là yếu tố quan trọng để thực hiện
nhiệm vụ chính trị của trường và tạo nên môi trường giáo dục thân thiện, quyết
định thành tích của nhà trường giúp nhà trường hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đề
7


ra. Chính vì vậy, trường ln đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện
nhiều năm liền”.
Tiêu chuẩn 4:
“Công tác xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục phù hợp với chủ đề cụ thể
được nhà trường chủ động tiến hành thường xuyên. Có Ban đại diện cha mẹ trẻ của
trường hoạt động theo quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. Nhà trường đã chủ
động phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ. Giáo viên thường xuyên chủ động phối
hợp với phụ huynh bằng nhiều biện pháp và hình thức phù hợp trong cơng tác chăm
sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ. Khơng ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nhà

trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ, với địa phương và các tổ chức đoàn
thể ở địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng
trường lớp, và môi trường giáo dục như: Hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà vệ sinh, mua
sắm trang thiết bị đồ dùng nhà bếp với tổng kinh phí là 15.000.000 đồng” thay vì
“Cơng tác xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục phù hợp với chủ đề cụ thể được
nhà trường chủ động tiến hành thường xuyên. Nhà trường đã chủ động phối hợp
với Ban đại diện cha mẹ trẻ, phối hợp với địa phương và các tổ chức đoàn thể ở
địa phương nhằm huy động các nguồn lực về tinh thần, vật chất để xây dựng
trường lớp, và môi trường giáo dục. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục,
nhà trường phối hợp với Hội phụ huynhvà các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí sửa
chữa nhà vệ sinh, mua sắm trang thiết bị đồ dùng nhà bếp với tổng kinh phí là
15.000.000 đồng”.
Tiêu chuẩn 5:
“Trong những năm qua trường ln chú trọng đến chất lượng chăm sóc giáo
dục trẻ. Đa số trẻ có ý thức về giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân,
quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh; có ý thức chấp hành quy định về an tồn giao
thơng. Phịng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp cịi, trẻ cân nặng cao
hơn so với tuổi có kết quả tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ SDD của trẻ tới thời điểm tự đánh
giá giảm xuống còn 6/165 trẻ (đạt tỷ lệ 3,6%), trẻ có sự phát triển về nhận thức,
ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm - xã hội, thể chất, phù hợp theo từng độ tuổi, theo
từng mục tiêu của Chương trình GDMN. Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, vui chơi, ngày hội, ngày lễ, các buổi biểu diễn văn nghệ. Qua
các hoạt động đó trẻ lĩnh hội được một số kỹ năng cơ bản và khả năng cảm nhận,
thể hiện cảm xúc về âm nhạc, tạo hình. Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá
nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn. Số trẻ
dân tộc thiểu số được dạy tiếng Việt tiếp thu và phát triển ngôn ngữ khá tốt qua
giao tiếp, học tập, sinh hoạt” thay vì “Trong những năm qua trường luôn quán triệt
tinh thần cho CBGV- CNV về ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường; giữ gìn vệ sinh cá
nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh; có ý thức chấp hành quy định về an
tồn giao thơng. Phịng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ và có kết quả tiến

bộ rõ rệt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ tới thời điểm tự đánh giá giảm xuống còn
6/165 trẻ tỷ lệ: 3,6%, trẻ có sự phát triển rõ nét về các lĩnh vực, phát triển nhận
8


thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm - xã hội, phát
triển thể chất, phù hợp theo từng độ tuổi, theo từng mục tiêu của chương trình
GDMN mới, lấy trẻ làm trung tâm, đa số trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, vui chơi, ngày hội, ngày lễ, các buổi biểu diễn văn nghệ. Qua
các hoạt động đó trẻ được lĩnh hội được một số kỹ năng cơ bản về cách sống, cách
tự phục vụ bản thân, giữ gìn vệ sinh thân thể, một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt xé dán.
Có ý thức thực hiện một số quy định của trường, lớp, biết chấp hành tốt luật an
toàn khi tham gia giao thông, tiết kiệm điện nước, mạnh dạn tự tin giao tiếp với
mọi người xung quanh”.
+ Phần kết luận:
Tiêu chuẩn 2:
“Nhà trường có đội ngũ CBQL-GV-NV năng động, nhiệt tình và có ý thức
trách nhiệm cao trong cơng việc; 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ
chun mơn; có năng lực quản lý, điều hành và ln có các biện pháp tích cực để
thúc đẩy và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; cán bộ quản lý, giáo viên làm
việc có hiệu quả và ln hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (100% cán bộ quản lý,
giáo viên đều đạt từ loại khá trở lên theo quy định Chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng và giáo viên, khơng có cán bộ quản lý, giáo viên xếp loại yếu kém).
Trẻ được phân chia theo độ tuổi và được đảm bảo các quyền lợi theo quy
định.
Tuy nhiên đội ngũ nhân viên của nhà trường chưa đủ theo số lượng quy định
(thiếu 01 nhân viên cấp dưỡng)” thay vì “Nhà trường có đội ngũ CBGVNV có lập
trường tư tưởng chính trị vững vàng, năng động nhiệt tình và có ý thức trách nhiệm
cao trong mọi hoạt động. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có năng lực quản lý, điều
hành tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Với vai trò quan trọng đó, địi hỏi đội ngũ

cán bộ giáo viên phải khơng ngừng được nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn,
phẩm chất nghề nghiệp, ổn định đồng bộ về cơ cấu tạo điều kiện để tiềm năng của
mỗi người được phát huy trên từng vị trí cơng việc.
Thường xun kiểm tra đánh giá các hoạt động chăm sóc giáo dục của trẻ
và GV, chú trọng đến phương pháp hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện trong nhà trường.
Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, tận tâm với nghề, nắm bắt những kiến thức
đã học đưa vào áp dụng thực tế trong các hoạt động giáo dục chăm sóc trẻ. Chính
vì thế, nhiều giáo viên được nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng sư phạm tay nghề
vững vàng, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc trẻ.
Nhân viên trong trường ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, ln thực
hiện đúng nội quy, quy chế của trường đề ra. Tham gia tích cực vào các hoạt động
phong trào mũi nhọn của nhà trường.

9


Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về tay nghề. Nhân viên bảo vệ chưa được
bồi dưỡng nghiệp vụ”.
Tiêu chuẩn 3:
“Hai cơ sở của nhà trường đều có cổng biển trường, tường rào xây bao
quanh, có nhà vệ sinh dành riêng cho cô và trẻ thuận tiện khi sử dụng, các phịng
học được lát gạch màu sáng sạch sẽ, thống mát, trong lớp có đầy đủ đồ dùng đồ
chơi theo quy định, các trang thiết bị được sử dụng có hiệu quả, hàng năm nhà
trường có kế hoạch tu sửa, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; huy động
được nguồn hỗ trợ của phụ huynh trong việc mua sắm thêm thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi; tu sửa bàn ghế cho học sinh, thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài
sản, thiết bị dạy học; khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng, đồ chơi.
Tuy nhiên, nhà trường chưa có đủ các phịng chức năng, đồ chơi ngồi trời
chưa có, sân chơi ở cơ sở chính chưa được bê tơng hết, diện tích, đồ dùng bếp ăn

chưa đủ theo quy định” thay vì “Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bảo quản,
sửa chữa, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; huy động được nguồn hỗ
trợ của phụ huynh trong việc mua sắm thêm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tu sửa bàn
ghế cho học sinh. Có các biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật
chất, trang thiết bị giáo dục hiện có từ nguồn kinh phí tiết kiệm hợp lý; thường
xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng tài sản, thiết bị dạy học; khuyến khích giáo
viên tự làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi. Nhà trường
có khn viên riêng biệt; có cổng trường, tường rào bảo vệ, sân chơi… Hệ thống
nước sạch, nhà vệ sinh của trường cơ bản đáp ứng nhu cầu của hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ trong trường.
Tuy nhiên, chưa có phịng giáo dục thể chất, nghệ thuật, khu hiệu bộ chức
năng, nhà bếp, kho chứa thực phẩm... Đồ chơi ngoài trời chưa đủ chủng loại theo
qui định”.
Tiêu chuẩn 4:
“Trong cơng tác xã hội hóa nhà trường chủ động phối hợp với chính quyền
địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội phụ huynh nhằm huy động các nguồn lực về
tinh thần cũng như vật chất, tạo điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện.
Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của nhân dân ở địa phương cịn khó khăn nên
cịn 40% phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục con em mình,
cơng tác huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC từ phụ huynh và các ban
ngành đồn thể địa phương cịn hạn chế” thay vì “Trường cũng đã chủ động phối
hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương, huy động được các nguồn
lực về tinh thần cũng như vật chất, tạo điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

10


Tuy nhiên, một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến cơng tác giáo dục

con em mình, cơng tác huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC từ các ban
ngành đồn thể địa phương cịn hạn chế”.
Tiêu chuẩn 5:
“Trường Mẫu giáo Phước Ninh luôn xác định công tác nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục ni dưỡng trẻ là vấn đề quan trọng nhất vì đó là nền móng cho
sự phát triển tồn diện nhân cách của trẻ, hiệu quả của cơng tác chăm sóc, giáo dục
trẻ cũng là kết quả của mọi hoạt động trong nhà trường. Cho nên nhà trường đã có
nhiều biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động chăm sóc sức khỏe,
dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Nhà trường ln quan tâm chăm sóc và phục hồi
dinh dưỡng cho trẻ bị SDD. Tỷ lệ trẻ SDD đến cuối năm học giảm còn 6/165 trẻ
(chiếm tỷ lệ 3,7 %) so với đầu năm, 99% trẻ MG 5 tuổi đi học chun cần, 100%
trẻ MG 5 tuổi hồn thành Chương trình GDMN và được theo dõi đánh giá theo Bộ
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Trẻ được phát triển toàn diện, tích cực chủ động, hứng
thú khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi và sinh hoạt tập thể” thay vì “Nhà
trường ln xác định cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ là cơng tác vơ cùng quan
trọng vì chính nó là nền móng cho sự phát triển tồn diện nhân cách của trẻ, hiệu
quả của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cũng là kết quả của mọi hoạt động trong
nhà trường. Chính vì hai việc đó, trường chúng tơi ln đặc cơng tác chăm sóc,
giáo dục trẻ lên hàng đầu, tập trung mọi khả năng, nguồn nhân lực, và các điều
kiện để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, cho đến thời điểm này trường
đã đạt được kết quả tốt như tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm còn 6/165 tỷ lệ 3,6 % so với
đầu năm học”.
+ Về cách thức trình bày:
Hội đồng TĐG đã đánh giá được tình hình thực trạng của nhà trường; xây
dựng báo cáo theo cấu trúc và có nội dung đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của
bản báo cáo TĐG, phù hợp với quy định của Bộ GDĐT tại văn bản 6339. Báo cáo
TĐG cũng được trình bày phù hợp với những yêu cầu cơ bản về thể thức theo quy
định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Nhà trường cần kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh một số nội dung cho phù

hợp như: Một số nội dung tiêu đề của tiêu chí ở tiêu chuẩn 1 và tiêu chuẩn 3 chưa
chính xác với Thơng tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, đơn cử: (1.1) “Cơ cấu tổ
chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non” thay vì
“Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường mầm
non”; (3.5c) “Khối phịng hành chính quản trị đảm bảo u cầu” thay vì “Nhà
trường có khối phịng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu”.

11


Trang bìa: Tên trường chưa đúng yêu cầu “TRƯỜNG MẪU GIÁO
PHƯỚC NINH” thay vì “TRƯỜNG MG PHƯỚC NINH”; Trang bìa và trang
báo cáo tự đánh giá: Dùng dấu gạch dưới chưa đúng theo quy định, đơn cử:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THUẬN NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC NINH
Trang Bìa (ngồi và trong): Cỡ chữ của cụm từ “BÁO CÁO TỰ ĐÁNH
GIÁ” to hơn so với mẫu quy định. “DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN
HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ” nhỏ hơn quy định.
Phía dưới tên tỉnh “Ninh Thuận 2016” cách khung dưới quá xa, khoảng cách
giữa các dòng ở (4.1) phần mô tả hiện trạng và điểm mạnh chưa đúng theo quy
định tại thông tư 01. Danh mục chữ viết tắt khơng có trong quy ước nhưng trong
báo cáo có viết tắt như: cụm từ CLGD, BĐD, CSVC, “CBGVNV”, “GV, NV”,
“CBGV”, “CBQL, GV, NV”, “CSGD”, “GV”, “NV”, “PHHS”, …
Phần I (Cơ sở dữ liệu): Thống kê số liệu: Trẻ chưa đủ 5 năm, chưa có tỷ lệ
trẻ/lớp; tiêu chí đạt ở bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá không trùng khớp số liệu
kết quả tự đánh giá của báo cáo tự đánh giá; (1.1, 2.2) số lượng giáo viên và nhân
viên chưa thống nhất ở phần cơ sở dữ liệu và báo cáo tự đánh giá phần mô tả hiện
trạng; bảng số liệu thiếu tỷ lệ trẻ/giáo viên của các năm học 2011-2012, 20122013, 2013-2014; thiếu số trẻ năm học 2011-2012; phân tích thiếu 02 giáo viên,

chưa có số trẻ nữ, trẻ dân tộc, diện chính sách, tuyển mới, khuyết tật. Tên cơ quan
chủ quản chưa đúng theo quy định: “Phịng Giáo dục và Đào tạo Thuận Nam” thay
vì “Phòng giáo dục Đào tạo Thuận Nam”. Mục 3. Cán bộ quản lý giáo viên và nhân
viên: Thống kê trình độ đào tạo giáo viên chưa trùng khớp với tổng số giáo viên.
Phần II (TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG) trình bày chưa đẹp vì đã
cuối trang giấy, đề nghị chuyển sang trang; tên một số tiêu chí viết đậm đứng là
chưa đúng theo quy định tại văn bản số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày
05/11/2014 của Bộ GDĐT thay vì in nghiêng đậm “Tiêu chí 1”, “Tiêu chí n”.
Đánh số trang ở phần mục lục chưa đúng quy định.
Phần “Đặt vấn đề” của báo cáo tự đánh giá ở phần cuối, lặp lại hai đoạn văn
“Kết quả đạt được của quá trình tự đánh giá…”
Báo cáo TĐG trình bày chưa đúng theo quy định thông tư 01/2011/TT-BNV
ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức trình bày văn bản (gọi tắt
TT 01); đơn cử: Lề trên (1.34 cm) chưa đúng theo quy định. Việc đánh số trang
trong báo cáo chưa thực hiện đúng theo quy định (trang bìa đánh số trang 1); canh
lề chưa đúng quy định, đơn cử: Phần mô tả hiện trạng (2.2); cách đánh số trang ở
phần mục lục chưa đúng quy định, do đó tất cả đều bị lỗi phơng chữ khơng định
trang được;
Lỗi chính tả trong hành văn và lỗi một số câu từ sau “dấu chấm” chưa viết
hoa, sau “dấu phẩy”, “dấu chấm phẩy” viết hoa chưa đúng và đặt khoảng cách “dấu
12


chấm”, “dấy phẩy”, “dấu chấm phẩy” chưa đúng theo quy định, hoặc dư khoảng
trắng ở đầu và cuối câu trong dấu ngoặc đơn, đơn cử: (2.1) mô tả hiện trạng dịng 3
từ dưới lên “chương trình giáo dục mầm non”, phần Mở đầu Tiêu chuẩn 1 dòng
2 từ trên xuống “, Trường”, (1.1) mơ tả hiện trạng dịng 2 từ trên xuống “chi bộ
Đảng”; (1.3) kế hoạch cải tiến chất lượng dịng 11 từ trên xuống “Phối họp”, (3.2)
mơ tả hiện trạng dòng 1 từ trên xuống “[H3-3-2-01] Ở Cơ”, (3.3) mơ tả hiện trạng
Tiêu chuẩn 3, tiêu chí 3 dịng 13 từ trên xuống “. lớp”, (3.4) mơ tả hiện trạng dòng

13 từ dưới lên “Nhà Trường”; phần Kết luận Tiêu chuẩn 3 dòng 3 từ dưới lên
“nhiên, Chưa”, I. Đặt vấn đề: “năm”, “Rắcclay”, “Lao động, Điểm mạnh: “dạy
giỏi.,”, (1.3) mô tả hiện trạng “y tế học đường, và nhân viên”, “H1-1.-03-01”, 1.4
“Đảng,chấp”, mô tả hiện trạng “dưới.[H1-1-03-03]”, (1.6) mô tả hiện trạng “[H11-06-02],.,” kế hoạch cải tiến “dục , quản”; (1.7) mơ tả hiện trạng: “[H1-1-0701],”,“thương tích,[H1-1-07-01].phịng”, (1.8) mô tả hiện trạng “hát múa.[H1-103-04],”, “phù hợp.[H1-1-03-04],”, Tiêu chuẩn 2: “Mỡ đầu”, (2.1) mô tả hiện
trạng “21 năm , có bằng”, “26 năm , có bằng”, (2.2) mơ tả hiện trạng “78,6%.
[H2-2-02-01]”, điểm yếu: “Kiển”, (2.4) mô tả hiện trạng “[H1-1-05-01]..”; (3.2)
“họcliệu”, mơ tả hiện trạng “trườngCó 07”, “[H3-3-03-01],”, “sinh hoạt. lớp”,
(3.4) mô tả hiện trạng “một chiều[H3-3-04-01]”, (3.5) “thương trực”, “hội
động”, “tính, và bàn”, (3.6) mơ tả hiện trạng “sữa”, “đồ chơi,[H3-3-06-02]”,
(tiêu chuẩn 4) “4 Tiêu chuẩn 4:”, “Mỡ”, “lớp, và môi trường”, “ huynhvà”, (4.2)
Điểm mạnh “chặc”, (5.2) mô tả hiện trạng “khám phá, [H1-1-03-04]”, điểm yếu
“nhúc”, (5.3) kế hoạch cải tiến chất lượng “chổ”, (5.5) mô tả hiện trạng “ người
khác,[H1-1-03-04]”, điểm yếu “mắc lỗi,..”, (5.6) mô tả hiện trạng “xe máy….”, kế
hoạch cải tiến chất lượng “như:tập”, (5.7) kế hoạch cải tiến chất lượng “chươn.g”,
…;
Trong báo cáo câu từ chưa đầy đủ nghĩa (vì dư hoặc thiếu từ), đơn cử: (5.1)
mô tả hiện trạng “sổ”; (1.6) điểm mạnh “và quản lý”; (1.7) kế hoạch cải tiến
“công”; (3.4) điểm yếu “nhà”; (3.6) mô tả hiện trạng “đều”; (1. 7) mô tả hiện
trạng “xảy ra tai”; sử dụng cụm từ chưa thống nhất, đơn cử: “Bộ Giáo dục và Đào
tạo” và “ Bộ GD&ĐT” (phần Đặt vấn đề dòng 2, 8 từ trên xuống); “Ban đại diện
cha mẹ trẻ” và “Hội phụ huynh” (phần Mở đầu Tiêu chuẩn 4 dòng 8, 11 từ trên
xuống); “nguồn nước sạch” và “hệ thống nước máy và hệ thống nước sạch” (Mơ tả
hiện trạng Tiêu chuẩn 3, tiêu chí 1 dòng 6, 7 từ trên xuống); “lớp 4 - 5 tuổi” và
“lớp 5 tuổi” (1.2) mơ tả hiện trạng dịng 5, 6 từ dưới lên); “CBGVNV” “CBQL,
GV, NV” (Mở đầu Tiêu chuẩn 2 dòng 3, 28 từ dưới lên), (2.5) “mẫu giáo lớn (5-6
tuổi)” và “mẫu giáo (4-5 tuổi)” mô tả hiện trạng dòng 7 từ dưới lên; kết thúc văn
bản khơng có dấu khóa (trang 55).
b) Mức độ bao quát bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD:
Nhà trường đã TĐG đủ 5 tiêu chuẩn với 29 tiêu chí và 87 chỉ số. Mỗi tiêu
chuẩn đều lần lượt có mở đầu, đánh giá hết các tiêu chí và kết luận tiêu chuẩn.

Từng tiêu chí cũng đã được đánh giá khá đầy đủ nội hàm các chỉ số; nêu đầy đủ mô
13


tả hiện trạng có minh chứng kèm theo sau mỗi nhận định; có TĐG, phân tích, xác
định điểm mạnh, điểm yếu phù hợp với mô tả hiện trạng, nội hàm chỉ số và đề ra
được các biện pháp cải tiến CLGD. Khơng có tiêu chí nào chưa được đánh giá.
Kết quả của Hội đồng TĐG: Tổng số các tiêu chí đạt là 19/tổng số 29 tiêu
chí (chiếm tỷ lệ 65,5%); đạt cấp độ 1 của Chuẩn Kiểm định CLGD (theo Khoản 1,
Điều 22 của Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định
CLGD trường mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT
ngày 07/8/2014 của Bộ GDĐT).
c) Những tiêu chí chưa được nhà trường phân tích, đánh giá đầy đủ hoặc
thiếu minh chứng dẫn đến thiếu cơ sở để khẳng định tiêu chí đó đạt hay khơng đạt:
Khơng có.
d) Thống kê kết quả đánh giá ngồi:
Số tiêu
Tiêu chuẩn
Số tiêu chí
chí đạt

Số tiêu chí
khơng đạt

Ghi chú

Tiêu chuẩn 1

08


04

04

1a, 3a, 5b, 8b

Tiêu chuẩn 2

05

03

02

1a, 4a

Tiêu chuẩn 3

06

02

04

2c; 3c; 4ab; 5abc

Tiêu chuẩn 4

02


01

01

1a

Tiêu chuẩn 5

08

08

29

18

11

14 chỉ số chưa đạt

62,1

37,9

Tổng
Tỷ lệ %

đ) Nhận xét chung về quá trình tự đánh giá và báo cáo tự đánh giá:
- Quá trình tự đánh giá:
Trường MG Phước Ninh đã thực hiện đầy đủ 06 bước của quy trình TĐG.

Chủ tịch Hội đồng TĐG đã thành lập nhóm thư ký và 03 nhóm cơng tác chun
trách (với tất cả 12 thành viên) phụ trách từng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể; đã xây
dựng kế hoạch TĐG trong khoảng thời gian 14 tuần (từ ngày 07/9/2015 đến ngày
11/12/2015) và có giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm cơng tác; đã dự kiến các
nguồn lực, thời điểm cần huy động và dự kiến khá đầy đủ, chi tiết các thông tin
minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí. Việc tập huấn và triển khai thực hiện
nghiệp vụ TĐG cho các thành viên đạt yêu cầu theo các văn bản quy định của Bộ
GDĐT và hướng dẫn thực hiện của Sở GDĐT.
Tuy nhiên, việc thu thập và xử lý các TTMC chưa thật chặt chẽ; việc kiểm
soát các nội dung và tổng hợp, xử lý các thông tin từ các phiếu đánh giá tiêu chí
trong q trình TĐG cịn chưa thật thấu đáo.
- Báo cáo tự đánh giá:
14


+ Hội đồng TĐG của trường MG Phước Ninh đã tổ chức việc xây dựng, lấy
ý kiến đóng góp và hồn thiện báo cáo TĐG theo đúng trình tự của kế hoạch làm
việc đã đề ra; mô tả hiện trạng trong nội dung báo cáo TĐG đã phản ánh toàn bộ
hoạt động giáo dục của nhà trường, xác định được điểm mạnh, điểm yếu và mức độ
đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp học trong từng giai đoạn; song song đó, Hội
đồng TĐG cũng đã đề ra các kế hoạch cải tiến CLGD phù hợp với tiềm lực của nhà
trường, sát với thực tiễn về điều kiện đảm bảo chất lượng và phát triển giáo dục tại
địa phương, phát huy tích cực mối quan hệ với gia đình học sinh, đảm bảo cho việc
nâng cấp độ Kiểm định CLGD và phát triển nhà trường trong tương lai.
+ Về cấu trúc báo cáo TĐG, về số liệu, về thông tin minh chứng dùng làm cơ
sở cho những nhận định và kế hoạch cải tiến CLGD ở một số tiêu chí vẫn cịn có
những thiếu sót nhất định (như đã nêu ở trên).
+ Trước khảo sát sơ bộ, hình thức và nội dung báo cáo vẫn cịn những thiếu
sót về: Số liệu sử dụng trong báo cáo chưa nhất quán, mô tả hiện trạng còn chưa sát
nội hàm, điểm mạnh còn mâu thuẩn điểm yếu, kế hoạch cải tiến còn chung chung,

những thiếu sót trong q trình thu thập và mã hóa minh chứng; thể thức, kỹ thuật
trình bày văn bản; từ ngữ chưa phù hợp; những mâu thuẫn trong nội dung đánh giá
từng tiêu chí... Nhà trường cũng đã có bản giải thích, làm rõ khá đầy đủ những nội
dung, những vấn đề mà Đoàn đánh giá ngoài đã đặt ra trong Báo cáo kết quả
nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
4. Những điểm mạnh của trường
a) Tiêu chuẩn 1
Nhà trường có Hiệu trưởng, có phó Hiệu trưởng, có đầy đủ các tổ khối, các
tổ chức chính trị xã hội; thực hiện tốt cơng tác quản lý hành chính. Lớp học được
phân chia từng độ tuổi theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Các tổ chuyên
môn và tổ văn phịng có kế hoạch hoạt động theo quy định. Nhà trường thực hiện
tốt cơng tác quản lý hành chính, tích cực tham gia các cuộc vận động, tổ chức và
duy trì có hiệu quả phong trào thi đua. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho
CB-GV-NV của nhà trường. Tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi
phù hợp với điều kiện của nhà trường có hiệu quả cao.
b) Tiêu chuẩn 2
Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý
chun mơn; có trình độ chun mơn đáp ứng được u cầu, nắm vững Chương
trình GDMN và điều hành bộ máy của trường thuận lợi; 100% GV đạt trình độ đào
tạo chuẩn trở lên và được đánh giá xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp
GVMN hàng năm. Có 100% giáo viên hiểu biết về văn hóa và 79% hiểu được ngôn
ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn công tác. Có đủ NV văn phịng và NV đạt trình độ
trên chuẩn theo quy định;

15


Đảm bảo phân chia lớp theo độ tuổi, đúng quy định của Điều lệ trường mầm
non và 100% trẻ được tổ chức học 2 buổi/ngày. Trẻ được đảm bảo đầy đủ các quyền
lợi theo quy định.

c) Tiêu chuẩn 3
Trường có đủ diện tích đất sử dụng theo quy định;
Có biển tên trường, khn viên có tường rào bao quanh. Có nguồn nước
sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh, sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp.
Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, cơ sở chính có cây xanh che mát và có
đủ đồ chơi ngồi trời theo quy định. Các phòng học được lát gạch màu sáng, khơng
trơn trượt, có ĐDDH-ĐC, thiết bị theo quy định;
Trường có đủ nhà vệ sinh cho trẻ, CB-GV-NV sử thuận tiện sử dụng.
d) Tiêu chuẩn 4
Các tổ chức đoàn thể, cá nhân luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường huy
động các nguồn lực để xây dựng CSVC cũng như xây dựng mơi trường giáo dục
lành mạnh, an tồn cho trẻ.
e) Tiêu chuẩn 5
Trẻ có sự phát triển về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và
kỹ năng xã hội phù hợp với độ tuổi. 92,12% trẻ phát triển bình thường về chiều
cao, 100% trẻ MG 5 tuổi hồn thành Chương trình GDMN và được theo dõi đánh
giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần cao.
5. Những điểm yếu của trường
a) Tiêu chuẩn 1
Các tổ chuyên môn chưa có tổ phó;
Trường chưa có Chi bộ độc lập (sinh hoạt chung với trường Tiểu học).
b) Tiêu chuẩn 2
Chưa đủ số lượng NV cấp dưỡng theo quy định.
c) Tiêu chuẩn 3
Trường chưa có đủ các phịng chức năng và các phòng làm việc theo quy
định của Điều lệ trường mầm non. Cơ sở Tân Bổn thiếu bóng mát và chưa đủ 5 loại
đồ chơi ngồi trời, cơ sở chính sân chơi chưa được bê tơng. Hiên chơi chưa có lan
can.
d) Tiêu chuẩn 4: Các lớp chưa có BĐD cha mẹ trẻ.
e) Tiêu chuẩn 5

Còn từ 10% đến 20% trẻ hạn chế về các kỹ năng trong các hoạt động phát
triển về thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
Khơng có trẻ cân nặng cao hơn so với tuổi.
16


Phần II: ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN
Trên cơ sở mô tả hiện trạng tại báo cáo TĐG, bản giải thích làm rõ những
yêu cầu chuẩn bị khảo sát chính thức của nhà trường và thực tế khảo sát chính thức
của Đoàn đánh giá ngoài; Đoàn đánh giá ngoài và Hội đồng TĐG trường MG
Phước Ninh đã đồng thuận về nội dung đánh giá các tiêu chí như sau:
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định của Điều lệ
trường mầm non.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (Hội đồng trường đối với
trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, Hội đồng thi đua
khen thưởng và các Hội đồng khác trong nhà trường);
b) Có các tổ chun mơn và các tổ văn phịng;
c) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơng đồn, Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
1. Điểm mạnh
Trường có Hiệu trưởng, có 01 phó Hiệu trưởng, có Hội đồng trường, Hội
đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và Hội đồng
chấm thi GVDG; có tổ chức Cơng đồn.
2. Điểm yếu
Trường chưa có Chi bộ độc lập (sinh hoạt chung với trường Tiểu học).
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Xây dựng kế hoạch tham mưu với Đảng ủy về việc thành lập Chi bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam trong trường học trong năm 2016 và tiếp tục kết nạp thêm đảng
viên;

Trong năm 2016 tham mưu Chi bộ thành lập tổ đảng cho trường trong khi
chờ trường Tiểu học kết nạp thêm đảng viên để tách Chi bộ.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Khơng đạt (chỉ số c khơng đạt).
Tiêu chí 2: Lớp học, số trẻ, địa điểm trường theo quy định của Điều lệ trường
mầm non.
a) Lớp học được tổ chức theo quy định;
b) Số trẻ trong một nhóm, lớp theo quy định;
c) Địa điểm đặt trường, điểm trường theo quy định.
17


1. Điểm mạnh
Mạng lưới trường lớp đặt tại trung tâm gần khu dân cư;
Trẻ đến trường được tổ chức lớp học theo đúng độ tuổi và phân chia trẻ trên
lớp đúng theo quy định Điều lệ trường mầm non.
2. Điểm yếu
Khơng có.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Phối hợp với chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ trẻ huy động
trẻ trong độ tuổi được ra lớp.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Đạt.
Tiêu chí 3: Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức
chuyên môn, tổ văn phòng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và
thực hiện sinh hoạt tổ theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn.
1. Điểm mạnh
Tổ văn phịng và các tổ chun mơn đều có kế hoạch hoạt động chung của tổ
theo tuần, tháng, năm học, sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần, có tổ chức bồi dưỡng
chun mơn cho giáo viên, có thực hiện đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ
luật giáo viên, nhân viên trong tổ.
2. Điểm yếu
Các tổ chun mơn chưa có tổ phó.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện, chỉ đạo, khuyến khích các tổ chun
mơn thay đổi hình thức và nội dung sinh hoạt định kỳ, đồng thời duy trì và phát huy
tốt kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ
giáo dục trong từng năm học đạt hiệu quả;
Năm học 2016-2017 bổ nhiệm thêm tổ phó cho các tổ chuyên môn để hỗ trợ
công tác chuyên môn cho nhà trường.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
18


Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Khơng đạt (chỉ số a khơng đạt).
Tiêu chí 4: Chấp hành Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền địa phương và cơ quan quản
lý giáo dục các cấp, bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường.
a) Thực hiện các Chỉ thị, Nghị Quyết của Cấp ủy đảng, chấp hành sự quản lý
hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo vệ chuyên môn, nghiệp vụ của

cơ quan quản lý giáo dục;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định;
c) Bảo đảm Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
1. Điểm mạnh
Nhà trường luôn chấp hành tốt các Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà
nước, thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua.
2. Điểm yếu
Khơng có.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Tiếp tục duy trì điểm mạnh và thực hiện cơng tác tuyên truyền, vận động
CB-GV-NV chấp hành tốt các Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước, các
Chỉ thị, Nghị quyết của địa phương, thực hiện tốt công tác chuyên môn của ngành,
phát huy sức mạnh của tập thể, tạo sự đoàn kết, thống nhất nội bộ từ trên xuống
dưới;
Hằng tháng báo cáo đầy đủ, chính xác kịp thời và xây dựng Quy chế hoạt
động thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường, để tạo niềm tin tốt cho CBGV-NV đặc biệt là BĐD cha mẹ trẻ.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Đạt.
Tiêu chí 5: Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua theo quy
định.
a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của
Điều lệ trường mầm non;
b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ văn bản theo quy định của luật lưu trữ;
19


c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo
hướng dẫn của ngành và quy định của nhà nước.

1. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ các loại hồ sơ để phục vụ cho hoạt động giáo dục, quản lý
hành chính;
-Thực hiện tốt các cuộc vận động và tổ chức các phong trào thi đua theo
hướng dẫn của ngành và theo quy định của Nhà nước.
2. Điểm yếu
Hồ sơ lưu trữ chưa đầy đủ, công tác lưu trữ của nhà trường chưa khoa học.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Tiếp tục thực hiện và lưu giữ các loại hồ sơ cẩn thận theo quy định. Đẩy
mạnh hơn nữa các phong trào như: Phong trào thi GVDG, phong trào viết sáng
kiến kinh nghiệm và phong trào làm ĐDDH-ĐC, ...
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Không có.
5. Đánh giá tiêu chí
Khơng đạt (chỉ số b khơng đạt).
Tiêu chí 6: Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ giáo viên, nhân
viên, trẻ và quản lý tài chính, đất đai cơ sở vật chất theo quy định.
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo quy
định của Điều lệ trường mầm non;
b) Thực hiện tuyển dụng đề bạt bổ nhiệm, quản lý cán bộ, giáo viên và nhân
viên theo quy định của Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, Điều lệ trường mầm
non và các quy định khác của pháp luật;
c) Quản lý và sử dụng hiệu quả tài chính, đất đai cơ sở vật chất để phục vụ
các hoạt động giáo dục;.
1. Điểm mạnh
Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục và quản lý trẻ theo
quy định của Điều lệ trường mầm non. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ
nguồn, công tác bổ nhiệm lại CBQL và quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính, đất
đai, cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Điểm yếu

Khơng có.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục

20


Tiếp tục phát huy điểm mạnh, tăng cường công tác kiểm tra tài chính, kiểm
tra việc bảo quản tài sản, CSVC, phối hợp với các đồn thể để duy trì và phát huy
việc thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý CB-GV-NV và trẻ.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Đạt.
Tiêu chí 7: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên.
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;
b) Có phương án cụ thể phịng chống tai nạn thương tích, phịng chống cháy
nổ; phịng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên của
nhà trường.
1. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng đầy đủ các phương án, kế hoạch để bảo đảm an ninh
trật tự, tai nạn thương tích, phịng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh. Nhiều
năm qua nhà trường ln bảo đảm an tồn tuyệt đối cho trẻ và cho CB-GV-NV
khơng có xảy ra tại nạn thương tích, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm trong đơn vị.
2. Điểm yếu
Khơng có.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục
Tiếp tục duy trì điểm mạnh, tăng cường cơng tác tun truyền phối kết hợp
với các ban ngành của địa phương. Tăng cường cơng tác vệ sinh, phịng chống dịch

bệnh, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các thiết bị phịng chống cháy nổ,
kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm, kiểm tra vệ sinh môi trường và cách chăm sóc
trẻ hàng ngày trên lớp. Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế địa phương khi có dịch bệnh
xảy ra.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng
Khơng có.
5. Đánh giá tiêu chí
Đạt.
Tiêu chí 8: Tổ chức các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi phù hợp với điều
kiện địa phương.

21


×