Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.37 KB, 109 trang )

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
========== =========
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Đẩy mạnh công
nghiệp hoá- hiện đại hoá theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; xây
dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để đạt được mục tiêu đó, ngay từ những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta đã coi
đầu tư phát triển là nhiệm vụ chiến lược; là giải pháp cơ bản để thực hiện thắng
lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh đầu tư phát triển trong đó chủ
yếu là đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm tạo ra nền
tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời là biện pháp hữu hiệu kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao
động.
Quản lý đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là vấn đề lớn, phức tạp
và nhạy cảm. Nó liên quan đến nhiều vấn đề, cũng như nhiều ngành, cấp, cơ
quan trong quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng. Trong những năm qua,
thông qua quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã đạt được kết
quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng vào tốc độ
tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất là tinh thần của nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng
vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng
đáng kể năng lực sản xuất mới Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
nói riêng và hoạt động quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung hiện nay đang
tồn tại khá nhiều yếu kém, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
1
Luận văn tốt nghiệp


Do đây là một vấn đề lớn, quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong
nền kinh tế nên những vấn đề được đề cập trong bài viết này chỉ là những nét
chính, cơ bản giúp chúng ta phần nào có được cái nhìn đúng đắn hơn về hiệu
quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bài viết chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các
thầy, cô để bài viết của em thêm hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: Thạc sĩ Nguyễn Thị ái Liên bộ môn
Kinh tế Đầu tư, Chị : Phú Hà chuyên viên Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân- Bộ
Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để em hoàn thành bài viết này.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG
I. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN
1. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Trước hết, đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư phát triển, tái
sản xuất cố định, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm tiền đề cho sự phát triển kinh
tế và xã hội của một quốc gia. Một quốc gia không thể phát triển kinh tế nếu như
không tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công
trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư.
2. Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư phát triển, chính vì vậy nó
mang đầy đủ những đặc điểm của đầu tư phát triển. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản còn có những nét đặc trưng xuất phát từ đặc điểm của sản
phẩm xây dựng cơ bản tạo nên.
 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản.
+ Sản phẩm xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng gắn liền với đất; vì
vậy mỗi sản phẩm gắn liền với một địa điểm xây dựng nhất định và chịu sự chi

phối của điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường xung quanh, khí hậu,
thời tiết của nơi đầu tư xây dựng công trình; nơi đầu tư xây dựng công trình
cũng chính là nơi đưa công trình vào khai thác sử dụng.
+ Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi công trình có thiết kế
và dự toán riêng tuỳ thuộc vào mục đích đầu tư và các điều kiện về địa hình, địa
chất, thuỷ văn tại địa điểm đầu tư xây dựng công trình quyết định đến quy
hoạch, kiến trúc, quy mô và kết cấu khối lượng, yêu cầu quy chuẩn xây dựng,
giải pháp công nghệ thi công và dự toán chi phí đầu tư của từng công trình.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
3
Luận văn tốt nghiệp
+ Sản phẩm xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn,
được tạo ra trong thời gian dài, có thời gian sử dụng lâu và liên quan đến nhiều
ngành kỹ thuật, kinh tế, hội hoạ, điêu khắc, xã hội nhân văn
 Đặc điểm của công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tiến hành trong tất cả các ngành
kinh tế quốc dân, các lĩnh vực kinh tế- xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông, xây dựng, y tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh nên sản phẩm
xây dựng cơ bản có nhiều loại hình công trình và mỗi loại hình công trình có
những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng biệt.
+ Thi công xây dựng công trình thường được tiến hành ngoài trời nên luôn
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và thời tiết
+ Lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyên phải di chuyển
theo nơi phát sinh nhu cầu đầu tư các công trình, đòi hỏi phải có tổ chức hợp lý
các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công nhằm giảm bớt lãng phí về thời gian
và tiền vốn trong quá trình thi công.
3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế
Hoạt động đầu tư XDCB là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đầu tư XDCB sẽ tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất để tăng năng suất lao
động, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu nhập tính trên một đầu người trong xã

hội. Mặt khác, đầu tư XDCB cũng tăng tích luỹ vốn, thu hút người lao động, sử
dụng có hiệu quả tài nguyên của đất nước.
Đầu tư XDCB sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hình thành những ngành mới,
tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội
Khối lượng đầu tư XDCB và tốc độ của nó phản ánh trình độ phát triển của
một nền kinh tế. Đầu tư xây dựng làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tổng sản
phẩm xã hội, trực tiếp góp phần tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành kinh tế
mới và giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
4
Luận văn tốt nghiệp
Hoạt động đầu tư XDCB không có những có vai trò quan trọng đối với sản
xuất kinh doanh dịch vụ mà còn có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tất cả
các mặt của đời sống xã hội như phát triển văn hoá nghệ thuật, củng cố an ninh
quốc phòng.
Tóm lại: hoạt động đầu tư XDCB đã và sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế xã hội
hợp lý, tăng trưởng và phát triển cân đối.
II. NGUỒN VỐN ĐẦU T Ư
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Theo NĐ 385-HĐBT ngày 7/11/1990 của Hội đồng bộ trưởng về việc sửa
đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo
NĐ 232- CP ngày 6/6/1981 thì: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí
để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây
dựng, chuẩn bị đầu tư, chí phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp
đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán.
Mục đích của đầu tư xây dựng cơ bản là tạo ra những công trình xây dựng
ở tại địa điểm phù hợp, quy mô, công suất hợp lý, kết cấu bền vững, bảo đảm
cảnh quan môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển
kinh tế phục vụ cho đời sống nhân dân. Để có được những công trình như vậy
cần phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó chính là vốn đầu tư xây

dựng cơ bản.
 Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức cụ thể nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước được hình thành từ các nguồn sau:
+ Nguồn vốn trong nước: được hình thành từ thuế, phí, lệ phí; các khoản
thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nước, và các khoản thu khác.
+ Nguồn vốn ngoài nước bổ sung cho Ngân sách Nhà nước để đầu tư xây
dựng cơ bản bao gồm: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn
vốn viện trợ phi chính phủ.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
5
Luận văn tốt nghiệp
 Theo phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ ngân sách gồm:
+ Vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước: hình thành từ các khoản thu của
ngân sách trung ương nhằm đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia.
Nguồn vốn này thường được giao cho các Bộ, ngành quản lý sử dụng.
+ Vốn đầu tư của ngân sách địa phương: để đầu tư dự án phục vụ lợi ích
của địa phương đó. Nguồn vốn này giao cho địa phương quản lý sử dụng
 Đối tượng sử dụng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà
nước bao gồm:
Một là: Các dự án thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp thuộc các lĩnh vực:
+ Các dự án về giao thông thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, điện lực (trừ
trường hợp có quyết định khác của Chính phủ)
+ Các dự án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên.
+ Các trạm, trại thú y, động, thực vật để nghiên cứu giống mới và cải tạo
giống.
+ Các dự án xây dựng công trình văn hóa xã hội, thể dục thể thao, y tế,
giáo dục, phúc lợi công cộng.

+ Dự án quản lý Nhà nước, khoa học kỹ thuật.
+ Dự án bảo vệ môi trường sinh thái khu vực vùng lãnh thổ.
Hai là: Dự án của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, góp vốn
cổ phần liên doanh bằng nguồn vốn cổ phần liên doanh bằng nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của Nhà nước vào các doanh nghiệp có sự tham gia của Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
Ba là: Dự án của một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực then chốt theo
quyết định của chính phủ.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
6
Luận văn tốt nghiệp
Bốn là: Các dự án quy hoạch ngành và lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị
nông thôn.
Năm là: Các dự án, chương trình phát triển kinh tế xã hội.
2. Vai trò nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có đầy đủ
vai trò của đầu tư phát triển, trong đó có những vai trò đặc trưng như sau:
Thứ nhất: Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ
tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy tăng trưởng.
Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế- xã hội. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh
tế- xã hội ngày càng được phát triển, hoàn thiện, thay đổi diện mạo của nhiều
địa phương trong cả nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản góp
phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực nền kinh
tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai: Đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tăng đáng kể năng lực
sản xuất mới.
Trong những năm qua, công tác xây dựng cơ bản tập trung vào những mục
tiêu quan trọng về phát triển kinh tế- xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng tăng dần tỷ trọng nghành công nghiệp, xây dựng; tăng dần và cơ
cấu lại ngành dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong
từng ngành cũng tiếp tục có sự chuyển dịch về cơ cấu. Nhiều dự án, công trình
hoàn thành đi vào sử dụng đã tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Thứ ba: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Nhà nước thực sự có vai
trò chủ đạo, dẫn dắt, thu hút và làm các nguồn vốn của xã hội được huy động
cho đầu tư phát triển không ngừng tăng nhanh hàng năm và ngày càng đa dạng.
Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội và tăng lên qua các năm. Trong khi vốn đầu tư của Nhà nước
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
7
Luận văn tốt nghiệp
tiếp tục là nguồn chủ lực chiếm 54,9% thì các nguồn vốn khác đã tăng nhanh:
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17,4%; vốn dân cư và tư nhân chiếm 25,7%; vốn
huy động khác chiếm 2%, tính chung nguồn lực trong xã hội dành cho đầu tư
phát triển, đặc biệt từ năm 2001 đến nay tăng khá
Thứ tư: Đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản giữ vị trí
quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội nói riêng, và trong phát
triển kinh tế- xã hội nói chung. Tầm quan trọng đó không chỉ vì đầu tư nguồn
đầu tư của Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư xây dựng cơ bản, mà
còn vì nguồn vốn đầu tư này đã hình thành nên những công trình làm tiền đề cho
chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế, và cải thiện đời sống dân cư một
cách căn bản. Loại công trình này không thu hút được vốn đầu tư của các chủ
thể kinh tế khác vì nhiều lý do, hoặc là do vốn đầu tư quá lớn so với khả năng
đầu tư của nhà đầu tư tư nhân, hoặc do thời hạn thu hồi vốn quá dài, thậm chí
không thể thu hồi vốn một cách trực tiếp hoặc vì một lý do chính trị- an ninh-
quốc phòng mà các nhà đầu tư tư nhân không được phép đầu tư Do vậy, trong
lĩnh vực này, đầu tư của nhà nước được xem là nguồn đầu tư duy nhất. Những
công trình như: đường dây 500 KV, thuỷ điện Yaly, cải tạo quốc lộ 1A, đường
Hồ Chí Minh là những minh chứng cho tầm quan trọng to lớn của các công

trình đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
8
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN
1. Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
1.1. Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý là tổng thể các cơ quan quản lý sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản của Nhà nước với cơ cấu tổ chức nhất định bao gồm các cơ quan
chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan của chủ đầu tư thực
hiện quản lý vi mô đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước (quản lý
từng dự án).
1.2. Đối tượng quản lý
 Xét về mặt hiện vật, thì đối tượng quản lý chính là vốn đầu tư xây dựng
cơ bản của Nhà nước.
 Xét về cấp quản lý thì đối tượng quản lý chính là các cơ quan quản lý và
sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cấp dưới.
2. Quản lý Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Về nguyên tắc, Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước phải được Nhà nước quản
lý chặt chẽ từ khâu giao kế hoạch cho đến khi thực hiện đầu tư.
- Trong công tác lập kế hoạch đầu tư: Bộ Kế hoạch đầu tư tổng hợp kế
hoạch vốn đầu tư từ Ngân sách của tất cả các thành phần kinh tế trong nền kinh
tế quốc dân để dự báo, cân đối vĩ mô, hướng dẫn những ngành, lĩnh vực cần tập
trung đầu tư; cơ chế, chính sách dự kiến áp dụng trong kỳ kế hoạch. Sở kế hoạch
đầu tư ở cấp tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương phải xác định cụ thể danh
mục và vốn đầu tư của các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Nhà nước
quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với chiến lược; quy

hoạch; kế hoạch dài hạn; khả năng cân đối vốn; cơ cấu ngành, vùng. Đối với các
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
9
Luận văn tốt nghiệp
công trình quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia trong kế hoạch hàng năm và
từng thời kỳ phát triển do quốc hội quyết định; Thủ tướng chính phủ duyệt mục
tiêu; tiến độ; tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch cho các bộ; địa phương
thực hiện
- Phê duyệt và thông qua kế hoạch đầu tư hàng năm: Hàng năm, Chính phủ
trình quốc hội kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và kế hoạch đầu tư hàng năm
trong đó có kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Quốc hội quyết định tổng
mức vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, các mục tiêu lớn và vốn đầu tư tương
ứng; tổng mức vốn đầu tư cân đối và bổ sung từ Ngân sách địa phương; tổng
mức đầu tư từ Ngân sách nhà nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
tổng số vốn đầu tư thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
- Chuẩn bị đầu tư: Cũng được Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc
phê duyệt thẩm định các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu
khả thi; báo cáo thiết kế kỹ thuật, quyết định đầu tư.
- Thực hiện đầu tư: Nhà nước quản lý chặt chẽ thông qua việc phê duyệt
quyết định đấu thầu; kết quả đấu thầu; giám sát quá trình thực hiện đầu tư; phê
duyệt quyết toán đầu tư.
Như vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn vốn Ngân sách trên cơ sở tính
toán tổng thu, chi Ngân sách trong đó xác định tỉ lệ chi cho đầu tư phát triển;
sau khi cân đối các khoản để lại cho địa phương; chi vào mục đích đầu tư xây
dựng cơ bản; cho các công trình mục tiêu quốc gia; cho các chương trình kinh
tế Khối lượng vốn đầu tư tập trung thuộc Ngân sách Nhà nước còn lại bao
gồm vốn trong nước, vốn nước ngoài (ODA), được phân bổ cho các Bộ, ngành
thuộc trung ương và các địa phương theo mục tiêu cụ thể. Về bản chất nguồn
vốn này thuộc nguồn vốn Nhà nước được Nhà nước trực tiếp chi phối theo kế
hoạch nên có khả năng theo dõi và nắm bắt được từ khâu giao kế hoạch cho đến

khi thực hiện; qua các Bộ, ngành, địa phương; qua hệ thống ngành dọc thống kê,
qua hệ thống cấp phát tài chính. Do đó Nhà nước quản lý từ một chu trình kín từ
A đến Z. Do đó, có tác dụng theo hai hướng: Thứ nhất: do được quản lý chặt chẽ
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
10
Lun vn tt nghip
nờn d dng thc hin c cụng c qun lý ca Nh nc l phỏt trin kinh t
v iu chnh c cu kinh t theo ỳng mc ớch ca Nh nc. Tuy nhiờn, s
lm gim tớnh ch ng; hu qu gõy tht thoỏt, lóng phớ do th tc hnh chớnh
rm r; qua rt nhiu khõu trung gian dn n trỏch nhim khụng rừ rng. Do
ú, núi n u t xõy dng c bn l núi n tht thoỏt, lóng phớ c bit l u
t xõy dng c bn t ngõn sỏch Nh nc.
3. B mỏy qun lý hot ng u t ca Nh nc.
1. Quc hi
+ L c quan quyn lc cao nht; cú trỏch nhim phờ chun v ban hnh h
thng lut phỏp liờn quan n u t, quyt nh ng li chin lc v cỏc
ch trng u t.
2. B K hoch v u t.
+ Nghiờn cu, xõy dng c ch chớnh sỏch u t
+ Trỡnh Chớnh ph cỏc d ỏn lut, phỏp lờnh liờn quan n u t.
Khuất Minh Phúc Lớp Đầu t 44A
11
Quốc hội
Bộ KH & ĐT
UBND địa
phơng
Sở chuyên
ngành
Sở Địa
chính- Nhà

đất
Sở Xây dựng
NH các địa
phơng
Sở tài chính
Sở Kế hoạch-
Đầu t
Bộ chủ quản
Bộ Chuyên
ngành
Bộ Xây dựng
Bộ TNMT
Bộ KHCN
Ngân hàng
Bộ Tài chính
Chủ đầu t
Luận văn tốt nghiệp
+ Xác định phương hướng và cơ cấu đầu tư để đảm bảo sự phát triển cân
đối trong nền kinh tế và cân đối giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
+ Cấp giấy phép đầu tư, hướng dẫn hoạt động đầu tư của các dự án đầu tư
Nước ngoài (có uỷ quyền cho các cấp: vd: UBND các tỉnh )
+ Tổ chức thẩm định và giám sát hoạt động của các dự án Nhóm A
+ Tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch đầu tư phát triển hàng
năm và 5 năm.
+ Đứng trên cương vị chủ trì đồng thời phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ
Tài chính và các bộ, ngành, địa phương khác để hướng dẫn và kiểm tra thực
hiện quy chế đấu thầu.
+ Quản lý Nhà nước về việc lập; thẩm tra; xét duyệt và thực hiện các dự án
quy hoạch về phát triển kinh tế- xã hội.
3. Bộ Xây dựng

+ Nghiên cứu các cơ chế chính sách về quản lý xây dựng; quy hoạch xây
dựng đô thị và nông thôn.
+ Ban hành các tiêu chuẩn; quy phạm tiêu chuẩn xây dựng; quy trình thiết
kế, xây dựng hệ thống định mức.
+ Chủ trì; đồng thời cùng với các bộ chuyên ngành kỹ thuật tổ chức thẩm
định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm A.
+ Theo dõi; kiểm tra; phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình
xây dựng của các dự án nhóm A.
+ Hướng dẫn hoạt động của các doanh nghiệp tư vấn xây dựng và doanh
nghiệp xây lắp.
+ Chủ trì cùng với Bộ Kế hoạch & Đầu tư; bộ tài chính; Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý đầu tư và xây
dựng.
4. Bộ Tài chính ( Chỉ liên quan đến dự án của Nhà nước)
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
12
Luận văn tốt nghiệp
+ Nghiên cứu các chính sách, chế độ về huy động nguồn vốn đầu tư
+ Phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc phân bổ, cấp phát vốn đầu
tư cho các bộ, các địa phương.
+ Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ của chính phủ khác giành
cho đầu tư phát triển (vốn coi như của Nhà nước).
+ Cấp bảo lãnh chính phủ cho các doanh nghiệp được vay vốn nước ngoài.
+ Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các dự án; các đơn vị sử dụng nguồn
vốn đầu tư của Nhà nước.
+ Hướng dẫn việc cấp vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư, vốn sự nghiệp
có tính chất đầu tư và xây dựng đối với địa phương.
5. Ngân hàng Nhà nước.
+ Nghiên cứu cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng Ngân
hàng trong đầu tư và xây dựng.

+ Giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện các nghiệp vụ huy động và cho
vay các dự án đầu tư cũng như bảo lãnh vay.
+ Thực hiện bảo lãnh các khoản vốn vay nước ngoài của các tổ chức tín
dụng để tiến hành đầu tư và xây dựng.
6. Bộ quản lý ngành khác có liên quan.
Gồm: Các bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên; công nghiệp; môi
trường; thương mại; bảo tồn bảo tàng di tích lịch sử; quốc phòng; an ninh có
trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản các vấn đề có liên quan đến dự
án đầu tư.
7. Bộ chủ quản
+ Chức năng thực hiện các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển của
ngành mình; hướng dẫn cụ thể việc thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành mình; có
quyền kiến nghị; đình chỉ những hoạt động đầu tư thuộc ngành mình nhưng trái
với quy định của Nhà nước.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
13
Luận văn tốt nghiệp
+ Nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định
mức kinh tế, tiêu chuẩn chuyên ngành sau khi thống nhất với bộ xây dựng.
8. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tất cả các dự án đầu tư
trên địa bàn mình mà tỉnh quản lý.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN
1. Tình hình huy động vốn
Huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm
qua, đặc biệt là năm 2001- 2005 tăng khá. Tổng vốn đầu tư huy động đưa vào
nền kinh tế 5 năm qua đạt khoảng 1123,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 975,9
nghìn tỷ đồng theo giá năm 2000), đạt khoảng 78,09% kế hoạch 5 năm đã đề ra.
Trong đó vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước là 603,5 nghìn tỷ đồng (tương
đương 525,7 nghìn tỷ đồng theo giá năm 2000) chiếm 53,71% bao gồm vốn

Ngân sách Nhà nước chiếm 256,9 nghìn tỷ tương đương 22,86%; vốn tín dụng
đầu tư của Nhà nước chiếm 147,4 nghìn tỷ (7,62%); vốn đầu tư của Doanh
nghiệp Nhà nước chiếm 199,2 nghìn tỷ (17,73%), vốn đầu tư của khu vực dân
cư và tư nhân là 296,1 nghìn tỷ (26,35%), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm
108,7 nghìn tỷ (16,08%); nguồn vốn huy động khác chiếm 33,3 nghìn tỷ
(2,96%) tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Được thể hiện qua bảng sau:
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
14
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 1: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội (Giá thực tế)
2001 2002 2003 2004 2005
Quy mô
(1000 tỷ)
Tỷ trọng
(%)
Quy mô tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng Quy mô Tỷ trọng
VĐT thuộc NSNN 37 22.6 40.4 22 47 21.6 61 23.6 71.5 23.8
Vốn tín dụng ĐT 28 17.1 31.9 17.4 28.5 13.1 29 11.2 30 10
VĐT của DNNN 29 17.7 31 16.9 38.5 17.7 47.2 18.2 53.5 17.8
VĐT của dân cư
và tư nhân
38.5 23.5 46.5 25.3 58.1 26.7 69.5 26.9 83.5 27.8
Vốn FDI 31 19 34 18.5 36.5 16.6 44.2 17.1 45 15
Vốn huy động
khác
9 4.1 7.8 3 16.5 5.5
Tổng 163.5 100 183.8 100 217.6 100 258.7 100 300 100
Nguồn: Vụ Tổng hợp KTQD- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
15

Luận văn tốt nghiệp
Như vậy nguồn vốn trong nước đã được khai thác khá hơn chiếm trên 70%
so với tổng vốn đầu tư dự kiến kế hoạch (60%) tạo điều kiện tốt hơn để tập trung
đầu tư vào những mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ
đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng, đồng thời đã có những hình thức huy động
mới như công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, tăng thêm
nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư XDCB toàn xã hội
(Giá cố định năm 2000)
Chỉ
tiêu
VĐT thuộc
NSNN
Vốn tín dụng
ĐT
VĐT của
DNNN
Vốn của dân
cư và tư nhân
Vốn FDI
Vốn huy
động khác
Quy
mô(1000
tỷ)
Tốc
độ PT
Quy


Tốc
độ PT
Quy

Tốc
độ PT
Quy

Tốc
độ PT
Quy

Tốc
độ PT
Quy

Tốc
độ PT
200
1
36.3 - 27.5 - 28.5 - 37.8 - 30.4 - - -
200
2
38.1 104.96 30.1 109.45 29.2
102.4
6
43.8
115.8
7
32

105.2
6
- -
200
3
40.9
107.3
5
24.8 82.39 33.5 114.73 50.6
115.5
3
31.4 98.13 8.1 -
200
4
50.9
124.4
5
24.2 97.58 39.4 117.61 58
114.6
2
36.9 117.5 6.5 80.24
200
5
56.4
110.8
1
23.7 97.93 42.2 107.11 65.8
113.6
2
35.6 96.47 13.3 204.61

Nguồn: Vụ Tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Về vốn đầu tư thuộc NSNN có thể thấy tốc độ phát triển của loại vốn này có
xu hướng tăng nhanh. Tức là nếu lấy năm 2001 là năm gốc thì năm 2002 tăng so
với 2001 là 4.96% tương ứng tăng 1.8 (1000 tỷ), năm 2003 tăng so với 2002 là
7.35% tương ứng tăng 2.8 (1000 tỷ), năm 2004 tăng 10 (1000 tỷ) tương ứng
tăng 24.45% so với 2003, năm 2005 tăng 10.81% tức là tăng 5.5 (1000 tỷ) so với
năm 2004
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
16
Luận văn tốt nghiệp
2. Cơ cấu đầu tư XDCB
2.1. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo vùng kinh t ế
Trong những năm trở lại đây, cơ cấu đầu tư vùng lãnh thổ có nhiều cải
thiện, tỷ trọng vốn đầu tư của vùng miền núi, vùng khó khăn tăng hơn so với
thời kỳ 1996-2000.
Bảng 3: Cơ cấu Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN theo vùng kinh tế
(Giá năm 2000)
Chỉ tiêu
1996-
2000
2001-
2005
2001 2002 2003 2004 2005
Tổng 100 100 100 100 100 100
100
1. Vùng núi phía Bắc 18,9 12,7 12,5 12,612,7 12,8
12,9
2. Vùng ĐBSH 25,5 22,7 23,5 23,0 22,5 22,5
22,2
3. Vùng Bắc Trung Bộ 11,8 11,8 11,5 11,8 11,8 11,9

12
4. Vùng duyên hải miền
Trung
9,8 10,8 10,5 10,7 10,8 10,9
11
5. Vùng Tây Nguyên 3,9 4,3 4,1 4,2 4,3 4,4
4,5
6. Vùng Đông Nam Bộ 20,5 20,0 20,6 20,4 20,2 19,7
19,2
7. Vùng ĐBSCL 16,7 17,7 17,3 17,3 17,7 17,8
18,3
Nguồn: Vụ Tổng hợp KTQD - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ cơ cấu vốn đầu tư XDCB của Ngân sách Nhà nước cho các vùng kinh tế
không đồng đều. Đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất là Đồng bằng Sông Hồng (22-
23%); Đông Nam Bộ (khoảng 20%); đầu tư thấp nhất cho vùng Tây Nguyên chỉ
chiếm khoảng hơn 4%/năm. Cơ cấu này cần được bố trí để phát triển đồng đều
giữa các vùng trong thời gian tới
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
17
Luận văn tốt nghiệp
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
18
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 4: Vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN theo vùng kinh tế (Giá năm 2000)
Chỉ
tiêu
Vùng núi phía bắc Vùng ĐBSH
Vùng Bắc
Trung Bộ
Vùng Duyên hải

MT
Vùng Tây
Nguyên
Vùng Đông
Nam Bộ
Vùng ĐBSCL
Quy mô
(1000 tỷ)
Tốc độ
PT(%)
Quy

Tốc độ
PT
Quy

Tốc độ
PT
Quy

Tốc độ
PT
Quy

Tốc độ
PT
Quy

Tốc
độ PT

Quy

Tốc Độ
PT
1996-
2000
14.8 - 32 - 14.8 - 12.3 - 4.9 - 25.7 - 21 -
2001-
2005
28.34 157.70 50.5 157.81 26.4 178.38 24 195.12 8.0 163.27 37.3 145.14 33 157.14
2001 4.54 - 8.5 - 4.2 - 3.8 - 1.5 - 7.5 - 6.3 -
2002 4.8 105.72 8.8 103.52 4.5 107.14 4.1 107.89 1.6 106.67 7.8 104 6.6 104.76
2003 5.2 108.33 9.2 104.54 4.8 106.67 4.4 107.32 1.8 112.5 8.3 106.41 7.2 109.09
2004 6.5 125 11.5 125 6.1 127.08 5.5 125 2.2 122.22 10 120.48 9.1 126.39
2005 7.3 112.31 12.5 108.70 6.8 111.48 6.2 112.73 2.5 113.64 10.8 108 10.3 113.19
Nguồn: Vụ Tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
19
Luận văn tốt nghiệp
Nhận xét: Qua bảng số liệu 4 có thể thấy vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho
các vùng đều có xu hướng tăng và tăng liên tục.
Có thể thấy trong giai đoạn 2001-2005 vốn này tăng hơn so với giai đoạn
1996-2000. Cụ thể là vùng núi phía Bắc trong giai đoạn 2001-2005 tăng lên 57.7
%, tương ứng là tăng 13,54 (nghìn tỷ); vùng ĐBSH tăng 57.81%, tương ứng là
tăng 18,5 (nghìn tỷ), vùng bắc trung bộ tăng 78.38%, tương ứng là tăng 11,6
(nghìn tỷ), vùng Duyên hải miền trung tăng 95,12%, tương ứng là tăng 11,7
(nghìn tỷ), vùng Tây Nguyên tăng 63,27%, tương ứng là tăng 3,1 (nghìn tỷ);
vùng Đông Nam Bộ tăng 45,14%, tương ứng tăng 11,6 (nghìn tỷ), vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long tăng 57,14%, tương ứng là 12 (nghìn tỷ)
Nếu xét riêng từng năm trong giai đoạn 2001-2005 thì có thể thấy như

sau:
+ Ở vùng núi phía bắc: Quy mô vốn của vùng này tăng liên tục dẫn đến
tốc độ phát triển qua các năm đều tăng lên. Nó được biểu hiện như sau: năm
2002 tăng 5.72% so với năm 2001 tương ứng tăng 0.26 nghìn tỷ đồng, năm 2003
tăng 0.4 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên 8.33%, năm 2004 tăng 1.3 nghìn tỷ
đồng và tăng 25%, năm 2005 tăng 12.31% tương ứng tăng 1 nghìn tỷ đồng.
+ Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Quy mô vốn của vùng này cũng tăng liên
tục dẫn đến tốc độ phát triển qua các năm đều tăng lên. Nó được biểu hiện như
sau: năm 2002 tăng 3,52% so với năm 2001 tương ứng tăng 0.3 nghìn tỷ đồng,
năm 2003 tăng 0.4 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên 4,54%, năm 2004 tăng 2.3
nghìn tỷ đồng và tăng 25%, năm 2005 tăng 8,7% tương ứng tăng 1 nghìn tỷ
đồng.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: năm 2002 tăng 7,14% so với năm 2001 tương ứng
tăng 0.3 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.3 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên
6,67%, năm 2004 tăng 1.3 nghìn tỷ đồng và tăng 27,08%, năm 2005 tăng
11,48% tương ứng tăng 0,7 nghìn tỷ đồng
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
20
Luận văn tốt nghiệp
+ Vùng Duyên hải miền Trung: năm 2002 tăng 7,89% so với năm 2001
tương ứng tăng 0.3 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.3 nghìn tỷ đồng tương ứng
tăng lên 7,32%, năm 2004 tăng 1.1 nghìn tỷ đồng và tăng 25%, năm 2005 tăng
12,73% tương ứng tăng 0,7 nghìn tỷ đồng
+ Vùng Tây Nguyên: năm 2002 tăng 6,67% so với năm 2001 tương ứng
tăng 0.1 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.2 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên
12,5%, năm 2004 tăng 0.4 nghìn tỷ đồng và tăng 22,2%, năm 2005 tăng 13,64%
tương ứng tăng 0,3 nghìn tỷ đồng
+ Vùng Đông Nam Bộ: năm 2002 tăng 4% so với năm 2001 tương ứng
tăng 0.3 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.5 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên
6,41%, năm 2004 tăng 1.7 nghìn tỷ đồng và tăng 20,48%, năm 2005 tăng 8%

tương ứng tăng 0,8 nghìn tỷ đồng
+ Vùng ĐBSCL: năm 2002 tăng 4,76% so với năm 2001 tương ứng tăng
0.3 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.6 nghìn tỷ đồng tương ứng tăng lên 9,09%,
năm 2004 tăng 1.9nghìn tỷ đồng và tăng 26,39%, năm 2005 tăng 13,19% tương
ứng tăng 1,2 nghìn tỷ đồng.
2.2. Vốn đầu tư XDCB của Ngân sách Nhà nước theo ngành kinh tế
Trong thời gian qua, đầu tư cho các ngành kinh tế tiếp tục tăng, tập trung
hơn cho lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế chiếm khoảng 64%. Trong đó tập chung
chủ yếu cho ngành giao thông, bưu điện và ngành nông nghiệp. Hạ tầng xã hội
chỉ chiếm khoảng 35% trong đó chủ yếu tập trung cho lĩnh vực giáo dục đào tạo,
nhà ở, công cộng, cấp nước, dịch vụ. Khoa học công nghệ, văn hoá thể thao
cũng được đầu tư hơn qua các năm. Trong tương lai cần tập trung đầu tư nhiều
hơn cho khoa học công nghệ và y tế- xã hội. Điều này được thể hiện qua Bảng 5
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
21
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 5. Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo ngành kinh tế(%)
chỉ tiêu
1996-
2000
2001-
2005
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004

Năm
2005
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
1. Hạ tầng kinh tế 63,5 64 64,9 63,7 63,7 63,8 63,9
- CNghiệp, XD 9,5 9,5 10,2 9,5 9,4 9,3 9,2
- NN, TL,LN, TSản 23,3 25 25 24,7 24,9 25,1 25,3
- GThông, bưu điện 30,7 29,5 29,7 29,5 29,4 29,4 29,4
2. Hạ tầng xã hội 34,7 35 34,8 35,3 34,9 35 35,1
Nhà ở, công cộng 11,6 11 11 11,0 11 11 11
KHCN, Môi trường 1,9 2 2 2,0 2 2 2
Giáo dục, Đào tạo 7,2 7,8 7,3 7,8 7,9 8 8
Ytế, xã hội 6,4 6,5 6,4 6,5 6,5 6,6 6,5
VH, TTin, TThao 3,3 3,4 3 3,2 3,4 3,6 3,8
Quản lý Nhà nước 4,3 4,3 5,1 4,8 4,1 3,8 3,8
3. Các Ngành khác 1,8 1 0,3 1,0 1,4 1,2 1
Nguồn: Vụ Tổng hợp KTQD - Bộ Kế hoạch &Đầu Tư
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
22
Luận văn tốt nghiệp
Bảng 6: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo ngành kinh tế
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng(Giá năm 2000)
Chỉ tiêu
1996-2000 2001-2005 2001 2002 2003 2004 2005
Quy mô Tốc độ Pt Quy mô Tốc độ PT Quy mô
Tốc độ
PT
Quy mô
Tốc độ
PT
Quy mô

Tốc độ
PT
Quy

Tốc độ
PT
Quy mô
Tốc độ
PT
1. Hạ tầng KT 79.74 - 142.46 178.66 23.6 - 24.3 102.97 26.1 107.41 32.5 124.52 36 110.77
CNXD 11.93 - 21.15 177.28 3.7 - 3.62 97.84 3.84 106.08 4.7 122.39 5.2 4.26
Nông-lâm- ngư nghiệp 29.26 - 55.65 190.19 3.7 - 3.62 97.84 3.84 106.08 4.73 123.18 5.19 109.73
Giao thông-bưu điện 38.55 - 65.67 170.35 10.78 - 11.23 104.17 12.02 107.03 14.96 124.46 16.58 110.82
2. Hạ tầng XH 43.57 - 77.9 178.79 12.63 - 13.45 106.49 14.27 106.09 17.82 124.88 19.8 111.11
Nhà ở công cộng, cấp nước 14.57 - 24.49 168.09 4 - 4.19 104.75 4.5 107.39 5.6 124.44 6.02 107.50
KHCN, điều tra cơ bản,MT 2.39 - 4.45 186.19 0.73 - 0.762 104.38 0.82 107.61 1.02 124.39 1.13 110.78
GD-ĐT 9.04 - 17.36 192.04 2.65 - 2.97 112.08 3.23 108.75 4.07 126.01 4.51 110.81
Y tế XH 8.04 - 14.47 179.98 2.32 - 2.48 106.90 2.66 107.25 3.36 126.32 3.37 100.29
VHTT-TT 4.14 - 7.57 182.85 1.09 - 1.22 112.93 1.39 113.93 1.83 131.65 2.14 116.94
QL NN 5.4 - 9.57 177.22 1.85 - 1.83 98.92 1.68 91.80 1.93 114.88 2.14 110.88
3. Các ngành khác 2.26 - 2.226 98.50 0.11 - 0.38 345.45 0.57 150 0.61 107.02 0.56 91.81
Nguồn: Vụ Tổng hợpKTQD - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
23
Luận văn tốt nghiệp
Nhận xét: Qua bảng số liệu 6 có thể thấy vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho
các vùng đều có xu hướng tăng và tăng liên tục.
Có thể thấy trong giai đoạn 2001-2005 vốn này tăng hơn so với giai đoạn
1996-2000. Cụ thể là trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế trong giai đoạn 2001-2005
tăng lên 78,66 %, tương ứng là tăng 62,72 (nghìn tỷ); trong lĩnh vực hạ tầng xã

hội tăng 78,79%, tương ứng là tăng 34,33 (nghìn tỷ), các ngành khác thì không
tăng mà lại giảm
Nếu xét riêng từng năm trong giai đoạn 2001-2005 thì có thể thấy như
sau:
+ Trong lĩnh vực hạ tầng kinh tế: năm 2002 tăng 2,97% so với năm 2001
tương ứng tăng 0,7 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 1,8 nghìn tỷ đồng tương ứng
tăng lên 7,41%, năm 2004 tăng 6,4 nghìn tỷ đồng và tăng 24,52%, năm 2005
tăng 10,7% tương ứng tăng 3,5 nghìn tỷ đồng
+ Trong lĩnh vực hạ tầng xã hội: năm 2002 tăng 6,49% so với năm 2001
tương ứng tăng 0.82 nghìn tỷ đồng, năm 2003 tăng 0.82 nghìn tỷ đồng tương
ứng tăng lên 6,09%, năm 2004 tăng 3.55 nghìn tỷ đồng và tăng 24,88%, năm
2005 tăng 11,1% tương ứng tăng 1.98 nghìn tỷ đồng
+ Trong các ngành khác thì lại có xu hướng biến động
2.3. Vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước theo phân cấp quản lý.
Nếu như thời kỳ trước, tỷ trọng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà
nước phân cho Trung ương luôn cao hơn địa phương (khoảng gần 60%) thì đến
giai đoạn hiện nay, đặc biệt là năm 2004, cơ cấu này có sự thay đổi mạnh mẽ.
Sự quản lý nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản luôn thấp hơn
so với địa phương. Hiện nay, nhà nước chỉ quản lý khối lượng vốn đầu tư đối
với công trình quan trọng của nhà nước. Năm 2001 Trung ương quản lý 58,7%
khối lượng vốn; năm 2002 là 49,5%; năm 2003 là 43,2%; năm 2004 là 37%. Thể
hiện sự phân cấp rõ rệt trong phân cấp quản lý hoạt động đầu tư, nhà nước
không ôm đồm quản lý quá nhiều mà dành ngân sách cho địa phương quản lý.
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A
24
Luận văn tốt nghiệp
Điều này góp phần làm cho việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trở nên
năng động hơn, các địa phương quyết định đầu tư vào những lĩnh vực, vào
những nơi mà địa phương mình có được thế mạnh, giảm bớt được sự đầu tư
không cần thiết. Qua đó nhà nước cũng giảm nhẹ được sự quản lý của mình đối

với khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tránh được sự đầu tư chồng chéo
gây lãng phí không cần thiết.
Bảng 7: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo phân cấp quản lý
Năm Tổng số Trung ương Địa phương
Vốn (tỷ) % Vốn (tỷ) % Vốn (tỷ) %
2001
37.000 100 15.618 42,2 21.386 57,8
2002
40.400 100 19.998 49,5 20.402 50,5
2003
47.000 100 22.184 43,2 24.816 52,8
2004
61.000 100 22.570 37,0 38.430 63,0
2005
71.500 100 23.759 33,23 47.741 66,67
Nguồn: Vụ Tổng hợp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển được phân làm 2
loại: Vốn đầu tư XDCB và vốn đầu tư cho các mục tiêu khác (hỗ trợ vốn cho
DNNN, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ), trong đó phần lớn vốn
giành cho XDCB. Do mục đích sử dụng, vốn này được quản lý theo cơ chế khác
nhau. Tuy nhiên do tính chất quan trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản nên ở
đây chỉ tập trung vào cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước.
Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, công tác đầu tư xây dựng cơ bản chỉ
được thực hiện trong khu vực Nhà nước, bằng hình thức cấp phát vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước. Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư được thực hiện từ đầu
những năm 80 nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao hơn, bắt đầu bằng Quyết định số
80/HĐBT và sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý XDCB số 232 ngày 6/6/1981. Theo
quyết định này, vốn ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát theo kế hoạch được duyệt
KhuÊt Minh Phóc Líp §Çu t 44A

25

×