Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hà thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.63 KB, 64 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua 4
I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát
triển Hà Thành 4
1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 4
2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng 5
2.1 Cơ cấu tổ chức 5
2.2 Nhiệm vụ 6
2.2.1. Khối Tín Dụng 6
a. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp 6
b. Nhiệm vụ tín dụng dân cư 7
c. Nhiệm vụ tài trợ thương mại 7
2.2.2. Khối dịch vụ Ngân hàng 8
a. Phòng dịch vụ khách hàng: 8
b. Tổ Tiền tệ - kho quỹ: 8
2.2.3. Khối hỗ trợ kinh doanh: 8
2.2.4. Quản lý nội bộ 10
3. Tình hình hoạt động chung tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển
Hà Thành trong ba năm gần đây 12
3.1. Nguồn tiền gửi của các tổ chức 15
3.2. Nguồn tiền trong dân cư: 16
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành thời gian qua. 17
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.1. Vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN 18
1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của các
DNVVN 19
2. Nội dung thẩm định của các dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
Bảng 3: Mức tiêu thụ sản phẩm bimbim snack trên một số thị trường 32


Nguyễn Thành Trung 1 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học, mỗi một sinh
viên đều được đào, được giảng dạy một hệ thống kiến thức hết sức cơ bản và
đầy đủ , dể từ đó có thể tiếp cận với thực tế công việc một cách có hiệu quả
nhất. Tuy nhiên , từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, để có
thể rút ngắn được khoảng cách đó chỉ có một phương pháp duy nhất và rất
cần thiết đó là thực hành, đem những kiến thức mà mỗi người trau dồi được
áp dụng vào các công viêc thực tế để từ đó có thể rút ra được những bài học
kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như cho công việc sau này của mỗi
người.
Để có thể thực hiện được điều đó, mỗi sinh viên đã được các trường
Đại học tạo mọi điều kiện cần thiết để có một thời gian thực tập tại cơ sở, tại
các tổ chức kinh tế để từng bước tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả nhát.
Là một sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư của trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân, quá trình thực tập là một khoảng thời gian hết sức cần
thiết và vô cùng quan trọng đối với em cũng như các bạn sinh viên khác.
Trong thời gian này, em có thể tiếp xúc với công việc thực tiễn trong lĩnh
vực. Ngân hàng – Tài chính cũng như các lĩnh vực khác mà em nghiên cứu,
đồng thời giúp em nhìn nhận lại một cách có hệ thống những kiến thức đã
được tích luỹ sau quá trình học tập tại trường, và quan trọng hơn là giúp em
có một cái nhìn tổng quan và thực tế hơn về các hoat động về kinh tế vĩ mô,
vi mô, các chính sách kinh tế,… giúp em có thể nắm bắt, theo kịp những sự
kiện mang tính thời đại trong nền kinh tế giai đoạn hiện nay.
Những năm qua tốc độ đầu tư của nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhiều dự án đầu tư thực sự hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò của Ngân hàng với tư
cách là nhà tài trợ vốn cho dự án. Tuy nhiên cũng có một số dự án chưa hợp
lý dẫn đến nguồn vốn bị lãng phí. Một trong những nguyên nhân của hiện

tượng đó là những thiếu sót hạn chế chủ quan trong công tác Thẩm định Dự
Án Đầu Tư. Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác Thẩm định dự án Đầu tư các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà
Thành”.
Được sự cho phép của nhà trưởng và Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư
& Phát triển Hà Thành, hiện nay em là sinh viên thực tập của Ngân hàng đầu
Nguyễn Thành Trung 2 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
tư& phát triển Hà Thành. Qua một thời gian thực tập nghiên cứu tại phòng
Thẩm Định, với thu nhận của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình
của Thạc sĩ Trần Mai Hương cũng như toàn thể cán bộ nhân viên của Ngân
Hàng Đầu tư & Phát triển Hà Thành đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Ngoài lời nói mở đầu và phần kết luận chuyên đề của em được chia
thành 2 phần chính như sau:
Chương I : Thực trạng công tác thẩm định tài dự án đầu tư của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua.
Chương II : Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện nâng cao chất lượng
công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Do thời gian là tương đối ngắn cũng như kinh nghiệm thực tế của em
còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong
nhận được sự nhận xét, bổ xung giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Kinh Tế
- Đầu Tư đề bài của em hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thành Trung 3 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua
I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và
phát triển Hà Thành
1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà

Thành
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành được thành lập
theo quyết định số 80/QĐ - HĐQT ngày 10/10/2002 của Chủ tịch hội đồng
quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở tách nâng cấp
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trực thuộc Sở giao dịch I - Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là
Bank for Investment and Development of Viet Nam; trụ sở 34 Hàng Bài, Hà
Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành là đại diện pháp
nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có con dấu, có bảng
tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lí trực tiếp của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Giấy đăng kí kinh doanh số
316049/ĐKKD do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 24/10/2004.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành có chức năng,
nhiệm vụ thực hiện hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan
theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy chế hoạt động của chính chi
nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Hiện nay, số công nhân viên công tác tại chi nhánh tổng cộng là 105
người, trong đó có 100 nhân viên chính thức. Tại trụ sở có 11 phòng ban,
ngoài ra chi nhánh còn có 1 phòng giao dịch để phục vụ hàng trăm doanh
nghiệp cũng như người dân.
Nguyễn Thành Trung 4 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng
2.1 Cơ cấu tổ chức
Họ và tên Phòng, ban Chức vụ
Nguyễn Duy Chính Ban lãnh đạo Giám đốc
Hồ Công Hưởng Ban lãnh đạo Phó Giám đốc

Nguyễn Quang Bảo Ban lãnh đạo Phó Giám đốc
Trần Sỹ Tiếm Tín dụng Trưởng phòng
Trần Thị Năng Tĩnh Dịch vụ Trưởng phòng
Lưu Diễm Cầm Huy động vốn Trưởng phòng
Đinh Quốc Thắng Kỹ thuật Trưởng phòng
Nguyễn Trung Kiên Kế hoạch nguồn vốn Trưởng phòng
Lê thị thu Hiền Thẩm định và quản lý
TD
Trưởng phòng
Nguyễn Thành Trung 5 Lớp Đầu tư 44A
Phó giám Đốc
Ban Giám Đốc
Khối nghiệp vụ
Tín
Dụng
Dịch
vụ
Huy
động
vốn
Khối hỗ trợ kinh doanh
KH
NV

&
QL
Kỹ
thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.2 Nhiệm vụ

Căn cứ vào quyết định số 32/5/QĐ-TCCB1 ngày 5/9/2003 của Tổng
Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chức năng nhiệm vụ
chính của Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành nhu sau:
2.2.1. Khối Tín Dụng
Sau khi chương trình dự án Hiện đại hóa vận hành ổn định, các phòng
tín dụng được bố trí, gồm 1-2 phòng; trong đó có 1 phòng tín dụng cá nhân,
Khách hàng đặc biệt (VIP) và 1 phòng tín dụng doanh nghiệp (Doanh nghiệp
lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp chuyên ngành…)
a. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp
Bộ phận quan hệ trưc tiếp với khách hàng:
Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị
tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ( tiền gửi, tiền vay và các sản
phẩm dịch vụ khác) đối với khách hàng là doanh nghiệp theo từng đối tượng
khách hàng được phân công cho từng phòng; trực tiếp nhận các thông tin
phản hồi từ khách hàng.
Nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến
các ban phòng liên quan để thực hiện theo chức năng. Phân tích doanh
nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ; đánh giá tài sản bảo đảm
nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các dơn vị chức năng có liên quan.
Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản vay, bảo
lãnh, tài trợ thương mại. Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các
điều kiện vay vốn của khách hàng, Giám sát liên tục khách hàng vay về tình
hình sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với với khách hàng để nắm
vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo qui định.
Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ
quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Duy trì và nâng cao chất lượng của
nền Ngân hàng. Đề xuất hạn mức tín dụng đối với tưng khách hàng. Chăm
sóc toàn diên khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả các
dịch vụ ngân hàng của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan để giải
quyết nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu khách hàng.

Nguyễn Thành Trung 6 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phòng
Thẩm định. Quản lý tín dụng tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.
Lâp các báo cáo về tín dụng theo qui định. Thực hiện các nhiêm vụ khác
được Giám đốc phân công.
Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp)
Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý các khoản vay. Xem xét
các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền
vay. Nắm được các dữ liệu về khoản vay và hạn mức. Thiết lập các thông tin
khách hàng. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập
vào hệ thống chương trình phần mềm ứng dụng. Chịu trách nhiệm về tính
đúng đắn của các giao dich được nhập vào hệ thống ngân hàng. Đảm bảo cơ
sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống luôn
chính xác cập nhập. Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn
nội bộ về Quản trị tác nghiệp các khoản cho vay. Thực hiện viêc lưu giữ các
hồ sơ tín dụng. Chuẩn bị các số liệu thống kê báo cáo tài chính về các khoản
cho vay phục vụ mục đích quản lý nội bộ của Chi nhánh Hà Thành, của
Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
b. Nhiệm vụ tín dụng dân cư
Thực hiện các chức năng nhiệm vụ như nhiệm vụ tín dụng doanh
nghiệp đối với đối tượng là khách hàng cá nhân (bao gồm cả cho vay cầm
cố, chiết khấu sổ tiết kiệm, chứng từ có giá…)
c. Nhiệm vụ tài trợ thương mại
Trên cơ sở các hạn mức , khoản vay, bảo lãnh , L/C đã được phê
duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao
dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ
100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các Ngân
hàng nước ngoài. Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại.

Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác tiếp thị
các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Nguyễn Thành Trung 7 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.2.2. Khối dịch vụ Ngân hàng
a. Phòng dịch vụ khách hàng:
Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các
giao dịch đối với khách hàng là cá nhân, như sau: Thực hiện việc giải ngân
vốn vay tên cơ sở hồ sơ được duyệt.Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm
xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của
khách hàng. Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua , bán ngoại tệ giao ngay
đối với khách hàng theo thẩm quyền được Giám đốc giao. Thực hiện các
giao dịch thanh toán , chuyển tiền, bán thẻ ATM , thẻ tín dụng…cho khách
hàng. Duy trì và kiểm soát giao dich đối với khách hàng. Thực hiện các công
tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Nhiệm vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao
dịch đối với các khách hàng là doanh nghiệp , tổ chức khác như: Thực hiên
việc giải ngân cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được
duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng , chịu trách nhiệm xử lý các
yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất
cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền của khách hàng. Thực hiện giao
dich mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định
và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc. Thực hiện các giao dịch
thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch
đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với
khách hàng.
b. Tổ Tiền tệ - kho quỹ:
Thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản lý qui nghiệp vụ của
chi nhánh; thu-chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc , kim loại quý, đá quý; Quản

lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất – nhập
tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch
vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng…
2.2.3. Khối hỗ trợ kinh doanh:
a. Phòng Thẩm định quản lý tín dụng:
Nguyễn Thành Trung 8 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Thu thập thông tin, cung cấp và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung , dài hạn) và các khoản tín
dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng; tham khảo
ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các
khoản tín dụng vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng. Thẩm định
các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách
hàng. Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Thư ký Hội đồng tín
dụng, Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá xếp
loại khách hàng doanh nghiệp. Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc
giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng.
Quản lý, kiểm soát hạn mức tín dụng của khách hàng và toàn bộ chi nhánh
Hà Thành.
Phân tích hoạt động của ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên
quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý báo cáo , tham mưu
xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngan hàng Nhà nước,
quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín
dụng và các quy định , chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín
dụng. Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng.
b.Phòng Kế hoạch – Nguồn Vốn:
Nhiệm vụ về Kế hoạch Tổng hợp:
Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi
trường kinh doanh; xây dưng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh
doanh, chính sách Marketting, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất,

chính sách huy động vốn…/. Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế
hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hoạt
động (năm, quý, tháng ) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Hà
Thành. Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến an toàn trong
hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành.
Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp
vụ tại chi nhánh Hà Thành; Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo, đề xuất về các
thông tin phản hồi của khách hàng. Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin
kinh tế, phòng ngừa rủi ro. Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh Hà Thành, các hệ số Nim, ROA… trên cơ sở đó xây
Nguyễn Thành Trung 9 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới.
Nhiệm vụ về Nguồn vốn kinh doanh:Tổ chức quản lý hoạt động huy
đông vốn, cân đối vốn với các quan hệ vốn của chi nhánh Hà Thành. Nghiên
cứu phát triển , lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu
thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về chính sách, sản phẩm, biện pháp
huy động vốn. Tham mưu, giúp Giám Đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại
chi nhánh Hà Thành. Thực hiện các giao dich mua –bán ngoại tệ với khách
hàng doanh nghiệp gồm : giao ngay ( trừ mua ngay ), kỳ hạn, quyền lựa
chọn, theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc.
Thực hiện các nhiệm vụ pháp chế, chế độ: Hướng dẫn phổ biến lưu
trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ. Tham mưu tư vấn cho Giám Đốc
chỉ đạo công ty huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành hoạt động đúng pháp
luật nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thành lập các đơn vị
trực thuộc. Tham mưu tư vấn cho Giám Đốc, các phòng nghiệp vụ về việc
soạn thảo đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề giải quyết tố tung trực
tiếp liên quan đến chi nhánh Hà thành.
Các nhiệm vụ khác: Thư ký ban Giám Đốc thư ký hội đồng khoa

học. Thư ký hội đồng quản lý tài sản nợ - có của Chi nhánh Hà Thành.
2.2.4. Quản lý nội bộ
a. Phòng Tài chính – Kế toán:

Thực hiên các công tác kế toán, tài chính tín dụng cho toàn bộ hoạt
động của Chi nhánh Hà Thành (không trực tiếp làm nhiêm vụ kế toán khách
hàng và tiết kiệm) bao gồm: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công
tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo của các phòng và các đơn vị trực
thuộc. Hậu kiểm ( đối chiếu, kiểm soát ) các chứng từ thanh toán của các
phòng tại Chi nhánh Hà Thành. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế
toán ( bảng cân đốí tài sản, báo cáo thu nhập, chi phí, lợi nhuận, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ ) của chi Nhánh Hà Thành. Tham mưu cho Giám đốc về thực
hiện chế độ tài chính, kế toán. Cung cấp thông tin Tài chính và các chỉ tiêu
thanh khoản của Chi nhánh Hà Thành.
b. Tổ diện toán
Nguyễn Thành Trung 10 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Quản lý mạng; quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo
quyết định của Giám Đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học của Chi
nhánh Hà Thành.Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh
Hà Thành vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành
của Chi nhánh Hà Thành.
c. Phòng tổ chức - hành chính
Nhiệm vụ: về tổ chức cán bộ. Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn
cán bộ thực hiện các chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyên lợi
của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp với các phòng
nghiệp vụ để xây dựng mạng lưới, thành lập giải thể các dơn vị trực thuộc
chi nhánh Hà Thành. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng theo yêu cầu của
Chi nhánh Hà Thành. Tham mưu cho Giám Đốc việc tổ chức, sắp xếp, bố trí
nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu

hoạt động của Chi nhánh Hà Thành. Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch,
nhận xét cán bộ nhân viên. Quản lý, thực hiên chế độ tiền lương, chế độ bảo
hiểm của cán bộ nhan viên. Tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động,
thực hiện nội quy cơ quan. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo
của Chi nhánh Hà Thành, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khóa đào tạo
theo quy định.
Nhiệm vụ: về hành chính. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con
dấu, văn thư in ấn, lưu trữ, bảo mật…). Thực hiện các công tác hậu cần cho
chi Nhánh Hà Thành như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản…
phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
d. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Thực hiện việc kiểm tra kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh Hà Thành và
tất cả các đơn vị trưc thuộc tại Chi nhánh Hà Thành.Kiểm tra việc thực hiện
các quy chế, chế độ tại Chi nhánh Hà Thành. Thực hiên chức năng kiểm
toán nội tại Chi nhánh Hà Thành theo quy định hoạt động kiểm tra kiểm
toán nội bộ
Nguyễn Thành Trung 11 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
3. Tình hình hoạt động chung tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát
triển Hà Thành trong ba năm gần đây
Những năm vừa qua đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh
tế Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nền
kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo chiều hướng tích cực, tăng cao của khu công nghiệp và xây dựng,
dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp tiếp tục hạ thấp. Đầu trực tiếp nước ngoài cà
các nguồn ODA ngày càng tăng cao và chuyển dịch tốt, xuất nhập khẩu tiếp
tục tăng trưởng cao. Khu vực ngân hàng tiếp tục phát triển, hệ thống ngân
hàng thương mại quốc doanh vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình cơ cấu lại
và điều hành theo thông lệ quốc tế, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao
chất lương kinh doanh, khu vực ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động

lành mạnh, đạt tỷ suất lợi nhuận tăng đều qua các năm, hệ số bảo toàn vốn
đạt trên 8%, nợ quá hạn thấp (<1%). Môi trường xã hội ổn định và phát
triển, đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức
thấp (3-5%) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, GDP tăng nhanh
và ổn định qua các năm (trên 8% ). Tuy vậy nền kinh tế Viêt Nam vẫn dứng
trước nhiều khó khăn và thách thức trong giai đoạn mới, đó là sự thua thiệt
về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực, sự thua thiệt về
công nghệ, hệ thống tài chính - ngân hàng còn yếu kém so với quốc tế và
khu vực, quá trình hội nhập quốc tế còn gặp nhiều khó khăn do các rào cản
phi thương mại của các nước đang phát triển Đó là những thuận lợi mà nền
kinh tế nước ta có được trong quá trình phát triển cũng như những khó khăn
thử thách mà chúng ta phải đương đầu, phải vượt qua để thực hiện sự nghiệp
xây dựng đất nước trong thời đại mới.
Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội Đồng quản trị,
của ban lãnh đạo ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Việt Nam, sự hợp tác chặt
chẽ của bạn hàng và sự cố gắng của các cán bộ công nhân viên, Sở giao dich
cũng đã đạt được những kết quả khả quan. Chi nhánh Hà Thành cũng giống
như nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hoạt động đa năng trên
moi lĩnh vực thực hiện hâù hết các nghiệp vụ tiền tệ như: Nhận tiền gửi và
thanh toán, bảo lãnh tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo
hiểm chứng khoán

Nguyễn Thành Trung 12 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Bảng1: Tình hình huy động vốn của Chi Nhánhqua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2004 31/12/2003
I Huy động vốn 2,120,249 1,380,576 741,885
1 Tiền gửi không kỳ hạn 524,608 1,005,576 103,822
VNĐ 369,809 145,149 50,346

2
Tiền gửi chuyên dùng của CN và
TCKT 45 95,228 104
3
Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của
CN và TCKT 490,501 43 176,569
VNĐ 349,411 308,611 110,360
4
Tiền gửi có KH trên 12 tháng của CN
và TCKT 478,243 203,670 242,290
VNĐ 251,964 679,918 117,191
5 Kỳ phiếu ngắn hạn 138,412 180,375 114,412
VNĐ 81,658 83,109 103,893
6 Kỳ phiếu dài hạn 1,961 38,753 31,311
VNĐ 178 13,208 12,887
7 Tiết kiệm tích lũy 197 1,998 204
8 Chứng chỉ tiền gửi 40,135 0 70,104
VNĐ 27,157 73,314 45,831
9 Trái phiếu 2,150 51,710 3,071
VNĐ 408 2,225 442
10 Nguồn khác 444,000 375,000 65,000
II Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 852,400 972,490 221,418
Tính đến 31/12/2005, tổng tài sản đạt 3.357.456 triệu đồng, tăng so
với năm 2004 là 547.389 triệu đồng, và nhiều hơn so với năm 2003 là
838.548 triệu đồng. Tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc hơn năm
2004, với tổng số vốn huy động đạt 2.120.249 triệu đồng, tăng so với năm
2004 là 739.673 triệu đồng (tăng khoảng 53,58%). Thị phần huy động vốn
trên địa bàn vẫn được giữ vững và tăng lên trong điều kiện cạnh tranh gay
gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn.
Nguyễn Thành Trung 13 Lớp Đầu tư 44A

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn qua các năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Huy động vốn 86.09% 53.58%
Tiền gửi không kỳ hạn 86.856% -47.83%
VNĐ 188.30% 154.78%
Tiền gửi chuyên dùng của CN và
TCKT 91465.38% -99.95%
Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của
CN và TCKT -99.98% 1140600.00%
VNĐ 179.64% 13.22%
Tiền gửi có KH trên 12 tháng của
CN và TCKT -15.94% 134.81%
VNĐ 480.18% -62.94%
Kỳ phiếu ngắn hạn 57.65% -23.26%
VNĐ -20.01% -1.75%
Kỳ phiếu dài hạn 23.77% -94.94%
VNĐ 2.49% -98.65%
Tiết kiệm tích lũy 879.41% -90.14%
Chứng chỉ tiền gửi -100.00%
VNĐ 59.97% -62.96%
Trái phiếu 1583.82% -95.84%
VNĐ 403.39% -81.66%
Nguồn khác 476.92% 18.40%
Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 339.21% -12.35%
Bảng 3: Đánh giá các chỉ tiêu huy động vốn của chi nhánh qua các năm
Đơn vị tính:triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2004 2005
I Huy động vốn 638,691 739,673

1 Tiền gửi không kỳ hạn 901,754 -480,968
VNĐ 94,803 224,660
2
Tiền gửi chuyên dùng của CN và
TCKT 95,124 -95,183
3
Tiền gửi có KH dưới 12 tháng của
CN và TCKT -176,526 490,458
Nguyễn Thành Trung 14 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
VNĐ 198,251 40,800
4
Tiền gửi có KH trên 12 tháng của
CN và TCKT -38,620 274,573
VNĐ 562,727 -427,954
5 Kỳ phiếu ngắn hạn
65,96
3 -41,963
VNĐ -20,784 -1,451
6 Kỳ phiếu dài hạn 7,442 -36,792
VNĐ 321 -13,030
7 Tiết kiệm tích lũy 1,794 -1,801
8 Chứng chỉ tiền gửi -70,104 40,135
VNĐ 27,483 -46,157
9 Trái phiếu 48,639 -49,560
VNĐ 1,783 -1,817
10 Nguồn khác 310,000 69,000
II Nguồn HĐ khác và Tài sản nợ khác 751,072 -120,090
3.1. Nguồn tiền gửi của các tổ chức
Bước vào năm 2005, trước những thận lợi cũng như những khó khăn

thách thức của nền kinh tế trong và ngoài nước, Chi nhánh vẫn giữ vững
được vị trí của mình địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù
chio nhánh đứng trước sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trên cùng
địa bàn.Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng năm 2003 đạt 103.822
triệu đồng, năm 2004 đạt 1.005.576 triệu đồng tăng 901.754 triệu đồng
tương ứng với 86.856%; năm 2005 đạt 524.608 triệu đồng giảm 47,83%
tương ứng với 480.968 triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ
hạn của khách hàng cũng có biến động không đều: Tiền gửi có kỳ hạn dưới
12 tháng năm 2003 đạt 176.569 triệu đồng tăng đến 204.453 triệu đồng vào
năm 2004 năm 2005 tăng đến 490.501 triệu đồng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn
trên 12 tháng năm 2003 đạt 242.290 triệu đồng thì năm 2005 đã đạt tới
478.243 triệu đồng tăng gần 193%. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã
có những chủ trương kinh doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng,
mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn cùng với việc triển khai và
nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ lãi suất đối với
khách hàng Cơ chế điều hành vốn được tập trung hóa toàn nghành, việc
quản lý tài sản Nợ - Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá
hướng theo thông lệ. Bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động rủi ro chính
Nguyễn Thành Trung 15 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro
ngoại hối được đánh giá để có biện pháp bảo đảm an toàn. Ngoài ra, cùng
với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ đồng bộ của Ngân hàng
nhà nước và BIDV, Chi nhánh đã triển khai các sản phẩm phát sinh trên thị
trường ngoại hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, Chi
nhánh đã có được những thành công trong công tác huy động tiền gửi khách
hàng, đảm bảo một cơ cấu tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, trung và
dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng của Chi
nhánh.
3.2. Nguồn tiền trong dân cư:

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư của Ngân Hàng Hà
Thành có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2005 nguồn này đạt
182.855 triệu đồng, giảm 63,1% so với năm 2004 (đạt 495.533 triệu đồng)
nhưng lại tăng 22.67% so với năm 2003 (đạt 149.068 triệu đồng). Đó là do
năm 2005 chỉ số giá tiêu dùng tăng 9.4%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ
năm 2004, lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn năm trước khiến người dân có
xu hướng giữ lại tiền đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó đời
sống của người dân được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và sử dụng của
người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của
các thị trường trong nước và ngoài nước cũng là một trong những nguyên
nhân, như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ noi
chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng Vì vậy lượng tiền gửi trong dân cư
cũng không có sự thay đổi đáng kể nào, các Ngân hàng thương mại cũng
như Sở giao dịch không có được sự thay đổi tích cực nào trong công tác huy
động vốn từ dân cư.
Trong ba năm gần đây, tiền gửi dân cư tiết kiệm tại Chi nhánh có sự
tăng trưởng tương đối khá. Vì chi nhánh đã có những biện pháp nhằm nâng
cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiện như các chế độ ưu
đãi về lãi suất đối với khách hàng, các phương thức trả lãi thỏa thuận, tích
cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Ngan hàng ĐT&PT Việt
Nam: tiết kiệm dự thưởng với quy mô và giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết
kiệm gửi góp Mặc dù vậy vẫn không có sự thay đổi lớn, người dân chủ yếu
chuyển từ khoản tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm trả góp.
Năm 2005, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã tiến hành việc phát hành
các chứng chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nâng cao năng lực tài chính, kích
Nguyễn Thành Trung 16 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến
mục tiêu là đích đến của khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời
gian tới nguồn huy động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi (CDs) năm 2005

giảm so với năm 2004 nhưng tăng so với năm 2003. Chi nhánh vẫn giữ được
vị thế của mình trên thị trường tiền tệ, đảy mạnh quan hệ tín dụng đối với
đói tượng khách hàng trong và ngoài nước, tăng cường các khoản tài trợ cho
các công trình lớn trong và ngoài nước, giải ngân các khoản vay đã ký Tuy
nhiên cũng trong năm 2005, lượng kỳ phiếu phát hành ra công chúng đã
giảm một lượng đáng kể. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm nguồn
vốn huy động từ dân của Chi nhánh trong năm 2005 vừa qua.Bên cạnh đó
còn có các nguyên nhân khác như các diễn biến lãi suất tiền gửi trong năm
2005, lãi suất tăng không nhanh hơn chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 (CPI
tăng 9.28%) trong khi lãi suất huy động chỉ là 8.4%/năm.
II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành thời
gian qua.
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) theo nhận thức chung hiện nay
là một nhóm các thành phần kinh tế, bao gồm cơ sở sản xuất, hộ nông dân cá
thể và tiểu chủ, hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, thương mại ở thành thị;
doanh nghiệp tư nhân. DNVVN dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
là bộ phận hợp thành hữu cơ quan trọng của nền kinh tế đất nước và ngày
càng tỏ rõ sự năng động cũng như tính hiệu quả của nó trong nền kinh tế thị
trường. Nghị quyết Đại hội Đảng IX khẳng định: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ,
tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi không hạn chế về
quy mô hoạt động trong những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
có lợi cho quốc kế dân sinh”.
Thực tế là sau 17 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay, khu vực DNVVN có
bước phát triển mạnh mẽ và đã có những đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Một là, huy động được các nguồn lực tiềm ẩn
trong dân cư vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Hai là, tạo ra đại đa số
công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động bảo đảm đời sống và do đó

góp phần đáng kể cho việc ổn định xã hội và tăng trưởng của GDP. Vai trò
này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước ta khi mà khả năng
Nguyễn Thành Trung 17 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
thu hút lao động của khu vực kinh tế Nhà nước còn hạn chế. Ba là, góp phần
duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, kinh nghiệm sản xuất kinh
doanh, kinh nghiệm quản lý đã tích lũy qua nhiều thế hệ; tạo lập sự cân đối
và phát triển kinh tế giữa các vùng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá nông
nghiệp và nông thôn. Bốn là, góp phần mạnh mẽ vào thúc đẩy sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Năm là, khu vực hình thành một tầng lớp xã hội mới -
đó là doanh nhân - là những người khá năng động.
1.1. Vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN
Về khả năng tiếp cận: Năm 1995, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ
mới nhận được vốn từ hệ thống ngân hàng là 18.198 tỉ đồng; đến năm 1999
lưu lượng vốn đạt được 44.873 tỉ đồng, tăng 146% so với năm 1995; trong
khi đó, tín dụng cho doanh nghiệp Nhà nước chỉ tăng 73%. Đến năm 1997,
1998, 1999 tỉ trọng vốn tín dụng cho các DNVVN trong tổng số vốn tín
dụng cho các khu vực kinh tế khoảng 46% và từ năm 2000 - 2003 tỉ trọng
này đã tăng lên đáng kể (năm 2000: 55,7%; năm 2001: 57,8%; năm 2002:
61,3%; năm 2003: 64,5%). Tuy nhiên, hiện nay DNVVN đang gặp phải một
cản trở rất lớn đến sự phát triển sản xuất kinh doanh và là hiện tượng phổ
biến đối với toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các DNVVN đó là tình trạng
thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Quy mô của doanh nghiệp hầu
hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn rất ít (theo Nghị định
của Chính phủ số 90/2001/NĐ- CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 thì định
nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa là cở sở sản xuất, kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hằng năm không quá 300 người).
Thực tế những năm gần đây, số doanh nghiệp có vốn sử dụng dưới 10

tỷ đồng chiếm 94,93%, bình quân vốn thực tế sử dụng một doanh nghiệp là
3,7 tỷ đồng. Lao động bình quân của doanh nghiệp tư nhân là 26 người. Mức
trang bị tài sản cố định trên 1 lao động của doanh nghiệp tư nhân chỉ có 34,7
triệu đồng. Chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp tư nhân rất thấp, tỷ suất lợi
nhuận/ vốn rất thấp quá xa so với lãi suất ngân hàng, đặc biệt là của khu vực
hộ cá thể còn thấp hơn nữa, chủ yếu là gia công (nếu sản xuất) hoặc đại lý
(nếu bán hàng) nên lấy công làm lãi là chính. Điều này chứng tỏ khả năng
tích tụ và huy động vốn của DNVVN trong toàn xã hội còn thấp.
Nguyễn Thành Trung 18 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Lượng vốn tự có của các doanh nghiệp chỉ đáp ứng từ 20% đến 30%
yêu cầu. Các doanh nghiệp thiếu vốn dẫn đến việc họ không có điều kiện
đầu tư khoa học công nghệ hiện đại. Nhiều nhà doanh nghiệp ban đầu có ý
định phát triển sản xuất nhưng do thiếu vốn nên đã gặp nhiều khó khăn lúng
túng trong việc triển khai và nhiều khi họ phải hủy bỏ hợp đồng đã ký với
đối tác. Điều đó giải thích tại sao các DNVVN thường tập trung vào lĩnh vực
thương mại dịch vụ, những ngành nghề đòi hỏi vốn ít, thời gian thu hồi vốn
nhanh, thu lãi ngay chứ chưa đủ sức đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực
quan trọng đòi hỏi nhiều vốn, có công nghệ tiên tiến. Còn với các nhà sản
xuất, trong ba hình thức tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) thì loại hình doanh nghiệp tư nhân
được họ ưa chuộng, phổ biến hơn cả. Tính chất sản xuất nhỏ vẫn tồn tại
trong các này.
Mặc dù các Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn ngân hàng ngày càng
tăng, nhưng nhìn chung việc tiếp cận vốn từ khu vực ngân hàng thương mại
quốc doanh vẫn còn không ít khó khăn. Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc
doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh tập trung chủ yếu ở 2 ngân
hàng: Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam và gần đây là Ngân hàng Phục vụ người
nghèo (nay là Ngân hàng Chính sách xã hội), bởi các ngân hàng này có chi

nhánh xuống tận đơn vị cấp huyện, cấp xã. Theo số liệu báo cáo của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến cuối năm 2003, dư
nợ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 95,5% so với đầu năm
(tỉ trọng 15,3%), dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng 34% so với đầu năm (tỉ
trọng 63%).
1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của
các DNVVN
Tại báo cáo kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ IX đã nêu: “Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có bước phát triển
vượt bậc so với trước đây, đóng góp nhiều cho tạo việc làm mới, tăng thu
nhập cho người lao động và cho ngân sách Nhà nước”. Tuy nhiên, báo cáo
cũng đã đề cập: “Một số chính sách khuyến khích phát triển các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh chậm đưa vào cuộc sống Nhà nước chưa quan
tâm hỗ trợ đúng mức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Doanh nghiệp
vừa và nhỏ và kinh tế tập thể còn khó tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà
nước và vốn tín dụng của ngân hàng thương mại Nhà nước”.
Nguyễn Thành Trung 19 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Thứ nhất, về vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Theo các quy định
hiện hành của Nhà nước và ngành Ngân hàng về “bảo đảm tiền vay của các
tổ chức tín dụng” thì: khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản để thế chấp, cầm
cố, bảo lãnh thì rất khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền
sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp nhất
là tài sản thế chấp là đất, nhà
Thứ hai, đa số các doanh nghiệp thường không đủ điều kiện để vay
vốn tín chấp tại ngân hàng như: chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc
sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn (cả gốc và lãi), không ít doanh
nghiệp lừa đảo, chây ì trả nợ; hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, không rõ
ràng về sổ sách
Thứ ba, vẫn còn tình trạng hình sự hóa quan hệ giữa ngân hàng và

doanh nghiệp, nhiều cán bộ tín dụng không dám cho vay do sợ làm trái luật.
Việc tự chịu trách nhiệm về quyết định trong việc cho vay, và việc không
một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ
trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng vẫn chưa được
thông thoáng. Việc cho phép tổ chức tín dụng được cho vay theo phương
thức mà pháp luật không cấm, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh
của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng, nhưng trong thực tế các
doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, mặc dù có những
doanh nghiệp kinh doanh tốt, đạt doanh số và nộp thuế rất cao nhưng các
ngân hàng vẫn không dám mạnh dạn cho vay, nhất là đối với khoản vay lớn
không có tài sản thế chấp (đặc biệt là sau vụ án Minh Phụng - EPCo). Ngoài
ra, còn không ít doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác lừa đảo, chây ì trả
nợ Trong khi đó, những mặc cảm về mức độ rủi ro của vốn vay đối với
DNVVN từ các ngân hàng vẫn còn khá nặng nề. Việc cơ quan hành pháp coi
ngân hàng là người gây hại trong một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền vay,
mà thực ra ngân hàng cũng là người bị hại, trong thời gian qua vẫn để lại
tâm lý nặng nề đối với các cán bộ tín dụng của ngân hàng.
2. Nội dung thẩm định của các dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành tiến hành thẩm
định DAĐT theo đúng quy trình do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam quy định, ban hành theo quy định 308/QĐ - TĐ ngày 29/01/2003. Về
quy trình chung như sau: (có lưu đồ kèm theo)
Nguyễn Thành Trung 20 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay
vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại cán bộ tín dụng để hướng dẫn
khách hàng hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ. Nếu đã có đủ cơ sở thẩm định thì ký
giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm
định.
Bước 2: Trên cơ sở đối chiếu các quy định thông tin có liên quan và

các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn
thuộc quy trình thẩm định, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định
DAĐT và khách hàng. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng bổ sung giải trình
thêm.
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng
xem xét.
Bước 4: Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ,
thông qua hoặc yêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Bước 5: Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định,
trình trưởng phòng ký, thông qua, lưu hồ sơ tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ
kèm báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.
Nguyễn Thành Trung 21 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
Sơ đồ quy trình thẩm định DAĐT
Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu,
giao hồ sơ vay vốn
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Chưa rõ Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Nguyễn Thành Trung 22 Lớp Đầu tư 44A
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra
hồ sơ
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm
định
Bổ sung,
giải trình
Lập báo cáo

thẩm định
Kiểm tra
Kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Lưu hồ sơ tài liệu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Để vay được vốn của Ngân hàng, khách hàng phải trình cho Ngân
hàng hồ sơ vay vốn. Ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra giấy đề nghị vay vốn
- Kiểm tra về hồ sơ khách hàng vay vốn
- Kiểm tra hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân
sự của khách hàng
- Kiểm tra về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của
khách hàng và người bảo lãnh
- Kiểm tra về Dự án vay vốn
- Kiểm tra về đảm bảo nợ vay (nếu có)
2.2. Thẩm định về khách hàng
2.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
Kiểm tra lại tính chính xác hợp pháp của tất cả các giấy tờ trong hồ sơ
pháp lý, trong đó coi trọng các yếu tố: Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế
toán trưởng; Ngành nghề đăng kí kinh doanh, thời gian hoạt động của doanh
nghiệp.
2.2.2. Thẩm định lịch sử phát triển của khách hàng
Quá trình hình thành, phát triển của khác hàng. Những mối quan hệ
của khách hàng với các tổ chức có liên quan. Tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh.
2.2.3. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng
Cán bộ thẩm định dựa vào các báo cáo tài chính trong hồ sơ kinh tế để

thẩm định các nội dung:
- Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu
- Phân tích tình hình công nợ
- Phân tích doanh thu, chi phí
- Phân tích hàng tồn kho
- Tính toán các chỉ tiêu tài chính như: ROA, ROS,
Nguyễn Thành Trung 23 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.3. Thẩm định DAĐT
2.3.1. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án
- Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối.
- Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án
2.3.2. Đánh giá nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
khác
- Nguồn NNVL có đầy đủ ? Đơn vị cung ứng ? Số lượng, chất lượng ?
Điều kiện cung cấp ?
2.3.3. Thẩm định phương diện kỹ thuật
- Địa điểm xây dựng
- Quy mô sản xuất và sản phẩm
- Công nghệ, thiết bị
- Quy mô giải pháp xây dựng
2.3.4. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn
vốn
- Tổng vốn đầu tư của dự án
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ của dự án
- Xem xét các nguồn vốn đầu tư
2.3.5. Đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án

- Xác định hiệu quả kinh tế: Tính toán các chỉ tiêu doanh thu, chi phí,
thuế, để xác định lợi nhuận dự kiến. Tính NPV, IRR, phân tích điểm hoà
vốn, độ nhạy cảm của dự án để đánh giá hiệu quả tài chính.
- Hiệu quả xã hội: Đánh giá những lợi ích về mặt xã hội do dự án
mang lại như khả năng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân
- Dự kiến khả năng trả nợ của dự án:
+ Số kỳ trả nợ
+ Số tiền trả mỗi kỳ (gốc + lãi)
+ Nguồn trả nợ
Nguyễn Thành Trung 24 Lớp Đầu tư 44A
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bộ môn Kinh tế đầu tư
2.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro (nếu
có)
Các rủi ro có thể xảy ra là gì ? xác suất xảy ra rủi ro. Từ đó đề
ra biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro.
2.5. Đánh giá, nhận xét, kết luận của Ngân hàng. Đề xuất kiến nghị với
lãnh đạo
Trên đây là những nội dung cơ bản hướng dẫn quy trình thẩm định
DAĐT do Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ban
hành, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm
túc quy trình trên. Mặc dù vậy, tuỳ theo từng dự án (là đầu tư mới, hay đầu
tư mở rộng…), mà Ngân hàng có thể thực hiện thẩm định tất cả các nội dung
hoặc những nội dung cơ bản, quan trọng nhất. Để hiểu rõ và đánh giá thực
trạng công tác thẩm định của Ngân hàng, ta xem xét việc thẩm định một dự
án cụ thể.
Nguyễn Thành Trung 25 Lớp Đầu tư 44A

×