Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” ảnh hưởng của covid 19 đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.85 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

HỌ VÀ TÊN :
LỚP :
MSSV :
BÀI TẬP LỚN : TRIẾT HỌC MAC- LENIN
Đề tài 2 : Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến” hãy phân tích những ảnh hưởng của Covid 19 đối với việc học tập và
rèn luyện của sinh viên hiện nay.

GVHD :
Hà Nội , Tháng 04 - 2022


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
a.Lí do chọn đề tài..........................................................................................................1
Thực tiễn........................................................................................................................ 1
Lý luận........................................................................................................................... 1
b.Mục đích nghiên cứu đề tài.........................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................2
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về nguyên lý mối liên hệ phổ biến.................................2
1.1.Khái niệm về nguyên lý mối liên hệ phổ biến..........................................................2
1.2. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến............................................................2
1.3.Ý nghĩa.....................................................................................................................4
Chương 2 : Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “nguyên lý về mối
hệ phổ biến” – Liên hệ những ảnh hưởng của dịch Covid 19 đối với sinh viên.................5
2.1.Tình trạng chung......................................................................................................5
2.2.Khó khăn.................................................................................................................. 5
2.3.Liên hệ bản thân.......................................................................................................6


2.3.Bài học cho sinh viên thơng qua ngun lí phổ biến................................................7
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh viên.....8
3.1.Giải pháp từ phía nhà trường....................................................................................8
3.2.Giải pháp sinh viên...................................................................................................9
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU

a.Lí do chọn đề tài
Thực tiễn
Đại dịch Covid 19 đã và đang trải qua, chúng ta đang phải sống chung với dịch bệnh
đây là những ảnh hưởng của dịch bệnh hiện nay và những tác động của nó và với nguyên
tắc là phương pháp luận, nguyên lý về sự phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Để thực hiện, áp dụng được các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào
cuộc sống, học tập, nhiệm vụ chính trị thì mỗi chúng ta phải nắm chắc cơ sở lý luận của
chúng chính về thế em chọn Đề tài 2 : Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng về “Nguyên lý về mối hệ phổ biến” hãy phân tích những ảnh hưởng của dịch covid
19 đối với sinh viên và nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện
của sinh viên đề phân tích lí luận cho đề tài của mình.
Lý luận
Để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời
kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước và bối
cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực hiện đường lối, chủ
trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hồn cảnh cụ
thể.
b.Mục đích nghiên cứu đề tài
Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” là việc nâng

cao năng lực tư duy cho sinh viên là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, giúp sinh
viên có tư duy khoa học trong quá trình học tập và làm việc sau này. Cần xác định, hiểu
rõ nội dung phương pháp luận biện chứng duy vật; xác định vấn đề cần giải quyết để
chọn đúng phương pháp, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn; là cơ sở quan trọng

3


để xây dựng năng lực tư duy, nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách
đúng đắn.
Văn kiện qua các Đại hội của Đảng xác định:“Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự
phát triển nhanh, bền vững đất nước, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố
cơ bản của giáo dục theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.
Đối với sinh viên chúng ta, việc học tập phương pháp luận duy vật biện chứng ngay từ
năm thứ nhất phải được đặc biệt chú trọng.

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về nguyên lý mối liên hệ phổ biến

1.1.Khái niệm về nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm chỉ sự quy
định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt
của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tế đều tác động đến nhau. Khơng có sự
vật, hiện tượng nào tách biệt hồn tồn với các sự vật, hiện tượng khác.
1.2. Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trị làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ và phát
triển của tự nhiên, xã hội lồi người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát triển nào
của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một

trong những ngun lí có ý nghĩa khái quát nhất. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho
rằng các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa
có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hố lẫn nhau.Trong đó liên hệ là sự tác động
qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là sự quy định lẫn nhau, là sự

4


nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt, các yéu tố, các thuộc tính cấu
thành sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
Ngoài ra những người theo quan điểm duy vật biện chứng còn khẳng định cơ sở của
sự liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng chính là tính thống nhất vật chất của thế
giới. Theo quan điểm này, các sự vật, các hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng, có khác
nhau như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của
một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Các mối liên hệ diễn ra trong mỗi sự vật, giữa
các sự vật với nhau, trong toàn bộ vũ trụ, trong mọi không gian và thời gian.
Quan điểm duy vật biện chứng khơng chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến
của sự liên hệ giữa các sự vật, các hiện tượng, các q trình mà nó cịc nêu rõ tính đa
dạng của sự liên hệ qua lại đó. Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn
tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy định. Có mối liên hệ
bên trong là mối liên hệ qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một sự vật, nó giữ vai trị quyết định đối với sự
tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Có mối liên hệ bên ngồi là mối liên hệ giữa
các sự vật, các hiện tượng khác nhau, nói chung nó khơng có nghĩa quyết định, hơn nữa
nó thường phải thông qua các mối liên hệ bên trong mà phát huy.
Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng hết sức quan trọng, đơi khi cịn giữ vai trị
quyết định. Ngồi ra cịn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu, có mối liên hệ
chung bao qt tồn bộ thế giới, có mối liên hệ bao quát một số lĩnh vực hoặc một số lĩnh
vực riêng biệt của thế giới. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp mà trong đó
sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay một số khâu trung gian. Có mối

liên hệ bản chất và mối liên hệ khơng bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên hệ ngẫu
nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau của cùng
một sự vật.
Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau,
giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực
của các sự vật và các quá trình tương ứng. Quan điểm duy vật biện chứng về sự liên hệ
5


địi hỏi phải thừa nhận tính tương đối trong sự phân loại đó. Các loại liên hệ khác nhau có
thể chuyển hố cho nhau. Sự chuyển hố đó có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi bao
quát khi xem xét hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật hiện tượng ấy.
1.3.Ý nghĩa
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản ánh tính
thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng trên thế giới dù có đa dạng,
có khác nhau như thế nào chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dạng khác nhau của
một thế giới duy nhất đó là thế giới vật chất. Xét dưới góc độ nhận thức lí luận, nó là cơ
sơ lí luận của quan điểm tồn diện. Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận
trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, quan điểm tồn diện địi hỏi để có nhận thức
đúng về sự vật chúng ta cần xem xét nó: một là : trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó, hai là : trong mối
liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Hơn
thế nữa quan điểm tồn diện địi hỏi để nhận thức đúng sự vật, chúng ta cần xem xét nó
trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên
hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự
vật hay hiện tượng đó. Nhưng quan điểm tồn diện khơng đồng nhất với cách xem xét
dàn trải, liệt kê những quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó, nó địi hỏi phải
làm nổi bật cái cơ bản nhất, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lí về

mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực
tiiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như mối liên hệ qua lại
giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp,
nhiều phương tiện khác nhau để tac động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Để tránh những phưng pháp luận sai lầm trong việc xem xét sự vật, hoạt động cần
tránh chủ nghĩa chiết trung, thuật nguỵ biện. Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong

6


không gian thời gian nhất định và mang dấu ấn của khơng gian thời gian đó. Do đó chúng
ta cần có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề thực tiễn đặt ra.
Chương 2 : Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về “nguyên lý về
mối hệ phổ biến” – Liên hệ những ảnh hưởng của dịch Covid 19 đối với sinh viên.
2.1.Tình trạng chung
Ngày nay, hầu như các Trường học đã cho sinh viên quay trở lại trường và học tập
trong môi trường sống chung với dịch bệnh và thực hiện mục tiêu kép đó là vừa tiếp thu
kiến thức vừa chống dịch.
Nhiều sinh viên đặt lên mình nỗi lo âu về tương lai khi một số hoạt động học tập phải
thay đổi do dịch. Đa số các bạn đều cảm thấy khó đạt được mục tiêu học tập đã đề ra ban
đầu trước những thay đổi từ học trực tiếp với trực tuyến và thường ngày sinh viên đã mệt
mỏi với nhiều áp lực, từ học tập tới chi tiêu hằng tháng. Đại dịch như cú giáng mạnh làm
sinh viên lao đao.
Khi trở lại trường thì đa số một lượng lớn sinh viên gặp ảnh hưởng vì dịch trải qua
F0, đặc biệt là sinh viên khó khăn khiến các bạn bị suy sụp tâm lí cũng như sức khỏe tinh
thần rất nhiều. Những gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra ảnh hưởng đến mọi quốc
gia, cả giàu và nghèo, và sinh viên từ những nhóm thiểu số phải đối mặt với nhiều thách
thức hơn.
Ở những quốc gia có Internet chưa phổ biến và dung lượng băng thông thấp, cơ hội
học tập trực tuyến bị hạn chế đáng kể. Các trường cao đẳng và đại học ở những quốc gia

có thu nhập thấp phải vật lộn để triển khai những chương trình đào tạo từ xa có chất
lượng, do thiếu những học giả có kinh nghiệm và thiếu nguồn lực.
2.2.Khó khăn
Kế hoạch năm học vừa rồi bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay
đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học
trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp.Ngày nay khi trở lại trường
vẫn mang trong mình nỗi lo sợ về khả năng tái nhiễm cũng như.
7


Sinh viên sau một thời gian dài học trực tuyến trở lại trường học trực tiếp chắc chắn
sẽ có những lo lắng, hồi hộp; nhất là đối với các tân sinh viên. Các em có thể sẽ có những
cú sốc nhẹ khi quay trở lại trường, điều này xuất phát từ việc thay đổi thói quen học trực
tuyến được hình thành trong suốt mùa dịch.
Một trong những thử thách đầu tiên khi sinh viên chuyển từ học trực tuyến sang trực
tiếp chính là phải thay đổi hồn tồn thói quen sinh hoạt. Phải thức dậy sớm, vội vã tới
trường, vào lớp đúng giờ... Và việc học trực tiếp cũng sẽ có nhiều áp lực khác nữa. Chính
vì vậy, kỹ năng đầu tiên các em cần thiết lập chính là quản lý thời gian.
Sinh viên nên có một lịch trình hẳn hoi dựa theo thời khóa biểu của mình; từ đó, thu
xếp thời gian, cơng việc phù hợp. Vì ngồi giờ học chính, các em cịn phải chia thời gian
làm việc nhóm, tự học, làm thêm, học các khóa kỹ năng… nên cần biết cân đối ưu tiên
việc nào trước việc nào sau. “Đối với sinh viên, kỹ năng tự học hết sức quan trọng. Ngoài
thời gian tự học tại nhà, sinh viên còn cần dành thời gian cho việc sinh hoạt cá nhân.
Đặc biệt, bước vào cuộc sống tự lập sinh viên cần tăng cường tương tác, gọi về thăm
hỏi gia đình. Việc đi học xa khơng có nghĩa là “ngắt” mối quan hệ với gia đình; tuy
chuyển từ gần thành xa, nhưng chỉ cách biệt nhau về khoảng cách địa lý, không xa cách
về tinh thần.
Và khi chưa quen với phương pháp học Đại học, chắc chắn không tránh khỏi việc lo
lắng. Ngồi lo về việc thay đổi mơi trường, các em còn gặp lo lắng về mối quan hệ. Khi
đó, học tập chính là cầu nối giúp sinh viên tăng cường giao kết, mở mang các mối quan

hệ, xóa bỏ áp lực.
2.3.Liên hệ bản thân
Khi quay trở lại trường học trực tiếp, bản thân em chỉ cảm thấy tương đối ổn. Vì là
tân sinh viên nên em gặp cú sốc đầu đời với việc học ở trường lẫn trong cuộc sống tự
lập. Trong bất cứ liệu trình can thiệp nào, giữ cho tinh thần lạc quan vẫn là phương thuốc
hiệu quả nhất để đưa cơ thể cân bằng trở lại. Chúng ta có thể nghĩ rằng đại dịch là vấn đề
của cả nhân loại, không riêng sinh viên mà loài người đang phải đối diện những thứ chưa
từng có tiền lệ.
8


Do đó, chính sinh viên phải là những người tiên phong nghĩ tích cực, làm tích cực,
học tập với tinh thần tích cực, tập trung vào những điểm mạnh để tìm giải pháp thay vì
chỉ nghĩ đến những khó khăn. Ảnh hưởng của dịch bệnh chỉ là vấn đề trong ngắn hạn,
hãy giữ ổn định cho chính mình bằng cách lắng nghe cơ thể, chăm sóc bản thân nhiều
hơn, mạnh dạn chia sẻ với mọi người, tương tác nhiều hơn với các hoạt động cộng đồng
để được trao và đón nhận những yêu thương nhiều hơn".
2.3.Bài học cho sinh viên thơng qua ngun lí phổ biến
Một là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm tồn diện trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn. Quan điểm tồn diện địi hỏi sinh viên nhận thức và xử lý các tình huống thực
tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên hệ biện chứng qua lại
giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự
tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác.
Trong hoạt động thực tế, sinh viên phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương
tiện khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác,
chúng ta cần giúp cho sinh viên có thể nhận diện và phê phán quan điểm phiến diện, quan
điểm chiết trung, ngụy biện.
Hai là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và hành
động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi sinh viên trong nhận thức và xử lý các tình
huống, giải thích các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức.

Khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử –
cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra, tồn tại, phát triển. Phải xác định rõ
vị trí, vai trị khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể, trong tình huống cụ thể.
Ba là, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong hoạt
động thực tiễn. Quan điểm phát triển địi hỏi sinh viên khơng chỉ nắm bắt cái hiện đang
tồn tại của sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của
chúng; phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt
lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy được tính quanh co, phức tạp
của sự vật, hiện tượng trong q trình phát triển của nó.
9


Sinh viên phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành từng giai đoạn, từ
đó có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển. Cần giúp sinh viên nhận diện và
phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hành động.
Bốn là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương pháp luận rút
ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái riêng và cái chung,
nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện
tượng, khả năng và hiện thực.
Năm là, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu những quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật. Với quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về
lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, giảng viên cần rèn luyện cho sinh
viên trong nhận thức và hành động phải biết đi từ những tích luỹ về lượng để làm biến
đổi về chất, cách thức tích lũy về lượng (tăng về số lượng, thay đổi cách sắp xếp các yếu
tố cấu thành, hay cả hai), phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy thơng qua vận dụng
linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Cần khắc phục hai tư tưởng trái ngược nhau là tư
tưởng tả khuynh (nơn nóng, bất chấp quy luật, chủ quan duy ý chí) và tư tưởng hữu
khuynh (bảo thủ, trì trệ).
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh
viên.

3.1.Giải pháp từ phía nhà trường
Các Trường Đại Học cần tạo ra các chương trình tư vấn, chăm sóc sức khỏe và tinh
thần liên quan đến COVID-19, các buổi kĩ năng mềm, tọa đàm cụ thể. Các giảng viên
cần trực tiếp lắng nghe những tâm tư của sinh viên, phát huy vai trò để trợ giúp sinh viên
diện nhiễm COVID-19 và cả chưa nhiễm các trường ln mở cửa, sáng đèn để đón sinh
viên.
Thầy cô tạo môi trường chia sẻ để các em được lắng nghe, qua đó cung cấp các kỹ
năng, kỹ thuật để cân bằng tâm lý như hít thở đúng cách, kỹ thuật giảm căng thẳng, tư
duy tích cực, tự tin để chia sẻ nỗi lo âu. Từ những tham vấn của các thầy cô sẽ phần nào
giúp các em thấy thoải mái và tìm được sự cân bằng cho chính mình.
10


Với đất nước chúng ta, cơng tác phịng, chống dịch do đó tiếp tục được thực hiện
nghiêm túc cùng với đẩy mạnh các hoạt động phục hồi phát triển kinh tế-xã hội.Chính vì
thế nhà trường cân nhắc sinh viên học tùy theo điều kiện y tế, điều kiện cá nhân lựa
chọn tham gia học trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng vẫn tiếp cận được đầy đủ nội dung bài
giảng từ xa và ngày nay mở cửa trường học, đón sinh viên trở lại trường học trực tiếp tại
thời điểm này là phù hợp và cần thiết. Nhà trường cần chuẩn bị chu đáo, thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng dịch, có phương án xử lý kịp thời đối với các tình huống
xảy ra, khơng gây lo lắng thái q nhưng cũng không chủ quan, việc học trực tiếp sẽ đạt
hiệu quả như mong muốn, mỗi sinh viên sẽ thực sự thích ứng an tồn, đủ sức khỏe, tự tin
và hào hứng học tập trên các giảng đường.
3.2.Giải pháp sinh viên
Việc học tập trong trạng thái kép này đối với cá nhân em là sinh viên , em phải trang
bị chính là sự bình tĩnh để có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Đối với việc học trở lại
mỗi sinh viên có thể gặp gỡ bạn bè, sinh hoạt và giao lưu.Ngoài ra bản thân em cần cố
gắng rất nhiều trong việc học tập , việc tiếp thu kiến thức , rèn luyện và học hỏi thật tốt ,
tham gia các hoạt động xã hội , tham gia tuyên truyền dựa trên mối liên hệ phổ biến để
kêu gọi mọi người không nên chia sẻ những thông tin chưa chính thống , lắng ý nghe

kiến tư vấn của thầy cô giáo ,cùng các bạn trong trường chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau
vượt qua khó khăn.
Phương pháp học Đại học khác hẳn bậc phổ thông khiến em bối rối trong việc tiếp
cận kiến thức, nhất là khi nguồn kiến thức này rất rộng lớn. Rồi khi rời xa gia đình, sống
tự lập, buộc em phải chăm sóc bản thân bằng những kỹ năng mà trước giờ em chưa có
được. Hay đơn giản là vấn đề sinh hoạt phí, khi sống tự lập rồi thì mức chi tiêu phải tăng
lên”.
Mỗi sinh viên nên tận dụng ưu điểm, phát huy thế mạnh của bản thân để tạo được
điểm nhấn, thu hút sự chú ý, từ đó dễ dàng hịa nhập tập thể. Những sinh viên hướng
ngoại có thể thể hiện bản thân thông qua việc xung phong nhận một nhiệm vụ nào đó
trong lớp chẳng hạn. Cịn những sinh viên hướng nội, trong trường hợp không kết nối
11


được nhiều, các em có thể bắt đầu quen thân một vài người bạn, dần dần mở rộng mối
quan hệ ra. “Sinh viên cần hiểu giá trị của việc kết nối với một người bạn trong lớp, vì
việc này sẽ đem đến cho các em nhiều thứ như sự sẻ chia, tâm sự, hỗ trợ việc học tập,
cuộc sống xa nhà, làm thêm, hoạt động xã hội…”.

12


KẾT LUẬN
Thấu hiểu Chủ nghĩa duy vật biện chứng về “Nguyên lý về mối hệ phổ biến” đã cho
chúng ta thấy rõ những ảnh hưởng của dịch covid 19 đối với sinh viên trong suốt thời
gian vừa qua , cuộc sống khơng thể tránh khỏi những khó khăn và thử thách thơng qua
hoạt động thực tiễn, sinh viên có thể cải biến hiện thực khách quan theo những lợi ích của
mình. Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai
trị quan trọng đối với cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn.
Và để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên thông qua rèn luyện phương pháp biện

chứng duy vật thì giảng viên cần xác định trọng tâm, nắm vững nội dung và phương pháp
dạy học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên kiểm tra sinh viên dưới
nhiều hình thức, định hướng vận dụng trong cuộc sống bản thân. Rèn luyện phương pháp
biện chứng duy vật cho sinh viên, sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực
nhận thức biện chứng, nâng cao năng lực tư duy biện chứng và giải quyết tốt các vấn đề
cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học.
Thơng qua ngun lí phổ biến của sự vật hiện tượng mà thấy được góc cạnh cuộc
sống nó quý giá như thế nào , chúng ta chỉ có một lần để sống , vì vậy hãy sống tích cực
hãy vượt qua những khó khăn , có những khát vọng để cống hiến cho đất nước.
Được sống và học tập trở lại trạng thái bình thường mới là một niềm vui niềm vinh
dự không những tới sinh viên mà còn là cả người dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần học tập
và rèn luyện một cách có ý thức và hiệu quả để tiến tới những thắng lợi vượt qua đại dịch
Covid 19.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lê-nin, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lênin, NXB Chính trị quốc gia, HN, 491tr
3.Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia.
4.Lý luận chính trị số 1- 2002
5.Một số vấn đề thời sự tin tức mới nhất .

14




×