Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ - Chương 5: Đại cương về tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.45 KB, 70 trang )

CHƯƠNG 5

Đại cương về tiền tệ

1. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
2. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
3. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
4. CÁC HỌC THUYẾT TIỀN TỆ


MỤC 1

Nguồn gốc và
Sự phát triển của tiền tệ

1.1. Tiền tệ là gì?
1.2. Nguồn gốc của tiền tệ
1.3. Quá trình phát triển của tiền tệ


MỤC 1.1.

tiền tệ LÀ GÌ ?

Theo K.Marx
“Tiền tệ là vật kết tinh được hình thành khách quan trong quá trình
trao đổi, qua đó các sản phẩm khác nhau của lao động được trao
đổi ngang bằng với nhau”.


MỤC 1.1.



tiền tệ LÀ GÌ ?

Đặc điểm của tiền:
1- Tiền là sản phẩm được hình thành từ quá trình lưu thông trao đổi HH;
2- Tiền là biểu hiện giá trị chung nhất, mà qua đó tất cả các HH
có thể trao đổi với nhau trên nguyên tắc ngang giá;
3- Tiền có hình thái vật chất rất đa dạng;
4- Tiền là hàng hoá phổ biến được xã hội thừa nhận trong thanh toaùn.


MỤC 1.2.

NGUỒN GỐC CỦA tiền tệ

1- Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển tới một trình
độ nhất định, giá trị của một số hàng hoá mới được biểu hiện
bằng tiền.
2- Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của
các hình thái giá trị,
- Từ hình thái vật chất giản đơn,
- Đến hình thái vật chất mở rộng,
- Đến hình thái giá trị chung và
- Cuối cùng là hình thái tiền teä,


MỤC 1.2.1

HÌNH THÁI VẬT CHẤT GIẢN ĐƠN


Tiền tệ đóng vai trò vật ngang giá đơn nhất
Đặc điểm:
- Trao đổi trực tiếp H - H
- Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị,
- Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của LĐ trừu tượng,
- LĐ cá nhân trở thành LĐ XH trực tiếp nhưng không đồng nhất;


MỤC 1.2.2

HÌNH THÁI VẬT CHẤT mở rộng

Tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá đặc thù,
Đặc điểm:
- Trao đổi trực tiếp H - H
- Giá trị của vật được biểu hiện ở một số giá trị sử dụng của HH,
- Xã hội xuất hiện chế độ đa tiền tệ


MỤC 1.2.3

HÌNH THÁI VẬT ngang giá chung

Tiền tệ đóng vai trò làm vật ngang giá chung thống nhất,
Đặc điểm:
- Trao đổi gián tiếp H – T - H
- Tiền là hàng hoá đặc biệt làm giá trị đại diện cho tất cả các HH,
- Tiền Là hình thái giá trị phổ biến được cả xã hội thừa nhận.



MỤC 1.2.4

HÌNH THÁI tiền tệ

Vật ngang giá chung thống nhất phát triển từ hình thái ban đầu là
các HH phổ biến đến hình thái kim loại, đến hình thái tiền giấy.
Đặc điểm:
- Khi được cố định ở hình thái kim loại quý là bạc và vàng, vật
ngang giá chung thống nhất mới thực sự trở thành tiền tệ.
- Trao đổi gián tiếp H – T - H
- Thế giới hàng hoá lúc này phân thành hai cực,
Các HH thông thường - HH đặc biệt – HH tiền tệ.


MỤC 1.3.

Quá trình
phát triển của tiền tệ

1.3.1. Tiền hoá tệ
1.3.2. Tín tệ – Tiền giấy (fiat or token currency)
1.3.3. Bút tệ (Tiền qua ngân hàng)
1.3.4. Tiền điện tử (Digital Currency)


MỤC 1.3.1.

tiền hoá tệ

1- Hoá tệ không kim loại (bắt đầu từ năm 2000 TCN),

là các hàng hoá thông thường được chọn làm đơn vị
tiền tệ trong trao đổi.
Đặc điểm của hoá tệ:
- Khó phân chia,
- Khó bảo quản,
- Không phổ biến,
- Trao đổi phải có thời gian và không gian nhất định;


MỤC 1.3.1.

tiền hoá tệ

2- Hoá tệ bằng kim loại quý (từ thế kỷ thứ 7 TCN),
- Các hình thái tồn tại dưới dạng bạc, vàng,..
Đặc điểm:
- Hình thức dễ bị hao mòn,
- Cồng kềnh khó chuyên chở,
- Phụ thuộc vào nguồn vàng dự trữ
- Giá trị của vàng ngày càng xa cách so với bạc.


MỤC 1.3.2.

tiền tín tệ – tiền giấy

1- Tiền giấy khả hoán (vào thế kỷ 17)
- Bắt đầu từ việc các nhà buôn tiền Hà Lan phát hành các biên lai
xác nhận có ký thác vàng.
- Sau đó các ngân hàng Thụy Điển đã dựa vào số vàng dự trữ và

uy tín để phát hành tiền tín dụng (kỳ phiếu ngân hàng)
Đặc điểm:
- Có thể chuyển đổi được ra vàng.
- Các ngân hàng đều được phép phát hành,
- Đễ gây ra lạm phát do số lượng tiền giấy phát hành vượt quá
Khả năng dự trữ vàng;


MỤC 1.3.2.

tiền tín tệ – tiền giấy

2- Tiền giấy bất khả hoán (sau CTTG lần I và II)
- Do NHTW phát hành và lưu hành với giá trị bắt buộc,
- Ban đầu còn cho phép được khả hoán gián tiếp qua chế độ
bản vị ngoại tệ nhưng đến thập niên 1970 thì chấm dứt.
Đặc điểm:
- Dễ mang theo,
- Dễ cất trữ
- Có nhiều mệnh giá đáp ứng nhu cầu trao đổi chi ly, chính xác.


MỤC 1.3.3.

tiền bút tệ

Bút tệ còn được gọi là tiền ghi sổ hay tiền qua ngân hàng
là hình thái tiền tệ được hình thành thông qua các bút toán
chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác.
Đặc điểm:

- Ra đời cùng với các chứng từ thanh toán như: Séc (Cheques),
Giấy chuyển ngân, Giấy nhờ thu, ..
- Khả năng tạo ra bút tệ tùy vào sự phân cấp của Hệ thống
ngân hàng và các quy định về tỷ lệ dự trữ tiền gửi bắt buộc.


MỤC 1.3.4.

tiền điện tử

Tiền điện tử (Digital currency)
là hình thái tiền tệ gắn liền với các tiến bộ của khoa học,
công nghệ thông tin.
Đặc điểm:
Xuất phát từ việc sử dụng phổ biến các loại thẻ thanh toán,
thẻ ghi nợ cá nhân, khiến mọi giao dịch đều được thực hiện
thông qua hệ thống máy tính trung tâm.


MỤC 2

Bản chất và
Chức năng của tiền tệ

2.1. Bản chất của tiền tệ
2.2. Chức năng của tiền tệ
2.3. Vai trò của tiền tệ


MỤC 2.1.


Bản chất của tiền tệ

- Là loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò VNGC được dùng để
đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác.
- Là phạm trù lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại gắn liền với
nền sản xuất và trao đổi hàng hoá,
- Chứa đựng và biểu hiện các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ
giữa người – người trong quá trình SX - LTHH,
- Là công cụ của giai cấp cầm quyền.
Nói chung,
Bất kỳ vật chất nào nếu được chấp nhận trong thanh toán cho
HHDV hoặc hoàn trả các món nợ thì đều được xem là tiền.


MỤC 2.2.

Chức năng của tiền tệ

Tiền tệ có 5 chức năng
1- Thước đo giá trị (Standard of value)
2- Phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)
3- Phương tiện tích lũy (Store of value)
4- Phương tiện thanh toán (Payment)
5- Tiền tệ thế giới (World Currency)


MỤC 2.2.1.

Chức năng thước đo giá trị


Tiền thông qua giá trị của mình để đo lường và biểu hiện giá trị
cho các HH khác, qua đó chuyển giá trị của HH thành giá cả HH.
- Tiền là “tiêu chuẩn” đo lường HPLĐXH kết tinh trong các HH,
- Tiền là công cụ quan trọng để thực hiện quy luật giá trị.
Điều kiện để tiền làm chức năng thước đo giá trị:
1- Tiền phải có đầy đủ giá trị;
2- Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả, (phải có nội dung, tên gọi, bội
Số và ước số đơn vị tiền tệ và phải được quy định bằng pháp luật;
3- Tiền có thể đo lường giá trị hàng hoá trên ý niệm.


MỤC 2.2.2.

Chức năng phương tiện trao đổi

Tiền được dùng làm trung gian môi giới cho quá trình trao đổi HH,
là phương tiện để thực hiện giá trị của HH tạo ra sự chuyển hoá
của chu trình H – T – H. Trong đó:
1- Giai đoạn H – T (bán hàng):
Diễn ra khá khó khăn, hàng hoá phải được xã hội xem xét đánh giá,
giá trị của lao động kết tinh và cung cầu hàng hoá quyết định mức
độ tiền thu về, gây ra nhiều rủi ro cho người bán;
2- Giai đoạn T – H (mua hàng):
Diễn ra khá dễ dàng do tiền là hàng hoá đặc biệt ưa thích. Tuy
Nhiên tuỳ số lượng tiền đưa ra mà tiền có những ảnh hưởng nhất
Định đối với sự phát triển của nền sản xuất, nếu phát hành quá mức
Có thể gây ra khủng hoảng kinh tế;



MỤC 2.2.2.

Chức năng phương tiện trao đổi

Điều kiện để tiền làm chức năng phương tiện trao đổi trong lưu thông
1- Tiền chỉ đóng vai trò trung gian môi giới không phải là mục đích
cuối cùng của trao đổi.
2- Tiền được sử dụng phải là tiền mặt.
3- Ngoài tiền có đủ giá trị có thể sử dụng các loại tiền ký hieäu.


MỤC 2.2.3.

Chức năng phương tiện tích trữ

Tiền được rút ra khỏi lónh vực lưu thông và được đưa vào cất trữ
nhằm thoả mãn các nhu cầu mua hàng trong tương lai.
Điều kiện để tiền làm chức năng phương tiện tích lũy,
1- Tiền phải có giá trị đầy đủ và phải bằng tiền mặt;
2- Tiền chỉ tạm thời rút ra khỏi lưu thông,
vận dụng điều này có thể điều hoà lưu thông tiền tệ phù hợp
với nhu cầu lưu thông hàng hoaù.


MỤC 2.3.

Vai trò của tiền tệ

Tiền tệ là phương tiện để,
- Mở rộng và phát triển kinh tế, sử dụng trong hạch toán,

tích lũy, đo lường giá trị,…;
- Thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, như: thanh toán,
tín dụng ngoại thương;
- Phục vụ cho mục đích của người sở hữu.


MỤC 3

Các chế độ tiền tệ

3.1. Khái quát về chế độ tiền tệ
3.2. Các chế độ tiền tệ
3.3. Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam


×