Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.28 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
---------***--------

TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM HIỆN NAY
THÀNH VIÊN NHÓM 2
1. Nguyễn Thị Hải Yến - 1913310156
2. Nguyễn Tú Anh - 1913330008
3. Lê Quỳnh Anh - 1913310005
4. Nguyễn Quang Thắng - 1913310114
5. Đỗ Thị Ngân Uyên - 1913310148
6. Phạm Xuân Đức - 1913310029

Lớp tín chỉ: TCH302(1.1/2021).3
Giảng viên: Mai Thị Hồng

Hà Nội, tháng 09 năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP .............................................3
1.

2.

Tìm hiểu chung về thị trường trái phiếu doanh nghiệp .......................................................3




Trái phiếu ...........................................................................................................................3



Trái phiếu doanh nghiệp....................................................................................................3
Một số thay đổi trong chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp................................3

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....6
1. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.........................................................................6
2. Cơ cấu thị trường phát hành theo ngành lũy kế T6 năm 2020 ................................................7
2.1 Trái phiếu doanh nghiệp Bất động sản ...............................................................................8
2.2 Trái phiếu các Ngân hàng Thương mại ..............................................................................8
3. Hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ........................................................................10
3.1. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 ...................................................10
3.2. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 ..............................11
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN KHẮC PHỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..........................................................13
1. Nhận định về thị trường Trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 ...............................................13
2. Điểm cần khắc phục để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam ..........14
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................15


MỞ ĐẦU
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trong 2
năm trở lại đây. Điều này vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, vừa là thách
thức cho các nhà quản lý thị trường khi các yếu tố cơ sở hạ tầng của thị trường chưa
theo kịp. Nghiên cứu tổng quan về thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cho
thấy hiện trạng các vấn đề liên quan đến một số thay đổi chính sách phát hành trái
phiếu doanh nghiệp, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động giao

dịch trái phiếu doanh nghiệp... Từ đó, các đánh giá và hàm ý chính sách cho phát triển
thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bàn luận.

Đặt vấn đề
Trong giai đoạn mới thành lập, thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển khá khiêm
tốn. Tới năm 2009, hệ thống giao dịch chuyên biệt của trái phiếu Chính phủ (TPCP)
được đưa vào hoạt động tại ở Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội (HNX), quy trình
đấu thầu, thanh tốn và bù trừ được thiết kế một cách đồng bộ và hệ thống. Năm
2013, HNX xây dựng đường cong lợi suất chuẩn của TPCP, là thước đo tham khảo
quan trọng cho các hoạt động giao dịch trái phiếu.
Đồng thời, những biện pháp tích cực như: đầu tư cơ sở hạ tầng tin học, tái cấu trúc
các đợt phát hành TPCP… đã khiến tốc độ tăng trưởng trung bình năm của thị trường
trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2011-2015 lên mức 31%/năm. Theo thống kê công bố
từ HNX và từ các doanh nghiệp, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện
chào bán tổng cộng 300,588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó
có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là
280,141 tỷ đồng, tương đương 93.2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018.
Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ
9.01% GDP (2018) lên khoảng 11.3% GDP (2019), tổng lượng TPDN lưu hành đạt
gần 670 ngàn tỷ đồng.

1


Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu để đánh giá sự phát triển của thị trường TPDN
ở Việt Nam là cần thiết để tạo tiền đề cho các chính sách nhằm phát triển một thị
trường TPDN bền vững.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan được thực hiện trên cơ sở thu thập và phân tích số liệu thống
kê về thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Đối tượng nghiên

cứu là các cấu phần của thị trường TPDN gồm: thực trạng các hoạt động chính trên
thị trường, quy mơ thị trường, hoạt động công bố thông tin, cơ cấu kỳ hạn và cấu trúc
nhà đầu tư,... Từ đó, đánh giá thực trạng của thị trường nhằm đưa ra các hàm ý chính
sách cho sự phát triển thị trường trong thời gian tới.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
1. Tìm hiểu chung về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
 Trái phiếu
Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của người phát hành đối với
người nắm giữ trái phiếu, trong đó cam kết sẽ hồn trả khoản nợ kèm với lãi suất
trong một thời hạn nhất định.
Có thể phân loại theo chủ thể phát hành hoặc theo cách thức trả lãi.
 Trái phiếu doanh nghiệp
Là trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn dài hạn
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo 2 hình thức, gồm phát hành ra công
chúng; phát hành riêng lẻ.
* Đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:
➔ Mục đích phát hành: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu để: Đầu tư cho các
chương trình, dự án; Tăng quy mơ vốn hoạt động; Tái cơ cấu nợ.
➔ Về phương thức phát hành: trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo
một trong ba phương thức: đấu thầu; bảo lãnh; bán lẻ (chỉ đối với doanh
nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).
* Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, điều kiện chào bán, hồ
sơ đăng ký chào bán thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định
58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và Nghị định 60/2014/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

2. Một số thay đổi trong chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp
● Tình hình TPDN 7 tháng đầu năm 2020
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục cho thấy mức độ thu hút cả từ phía tổ
chức phát hành và nhà đầu tư. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2020, theo số liệu
từ FiinPro và HNX, VCBS ước tính lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn
191.000 tỷ đồng (64% lượng phát hành năm 2019). Trong đó, khối lượng phát hành

3


lớn tiếp tục thuộc về nhóm ngành Bất động sản, Ngân hàng & tài chính. Năm 2019
tỷ trọng phát hành của nhóm này đạt lần lượt 37% và 22%.

Trước sự phát triển nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong vài năm trở lại
đây việc hoàn thiện khung pháp lý, minh bạch thông tin, đảm bảo sự phát triển lành
mạnh bền vững của thị trường là yêu cầu cấp thiết.

Ngày 1/9/2020, Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy
định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực. Nghị định này tiếp
tục hồn thiện khung pháp lý đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Bổ sung khoản 1 Điều 10:
d) Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định
tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này, trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức
được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp
luật
i) Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành
(bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu
theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
k) Mỗi đợt phát hành phải hồn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố

thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối
thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện,
điều khoản.
4


l) Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu khơng phải đáp ứng quy định tại điểm i và
điểm k khoản này.”
Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 14:
b) Mục đích phát hành trái phiếu, trong đó nêu cụ thể thơng tin về chương trình, dự
án đầu tư; các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần bổ sung vốn; các khoản nợ được
cơ cấu (tên khoản nợ, giá trị, kỳ hạn nợ) bằng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. Đối
với tổ chức tín dụng nêu cụ thể mục đích phát hành để tăng vốn cấp 2 và/hoặc sử
dụng để cho vay, đầu tư hoặc sử dụng cho mục đích khác.
Bổ sung Khoản 5 điều 21:
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chế độ công bố thông tin đối với doanh nghiệp
phát hành trái phiếu.
Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24:
b) Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài quy định tại điểm a khoản này, phải có
báo cáo tình hình sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu có ý kiến sốt xét của tổ
chức kiểm toán và báo cáo đánh giá tác động đến môi trường.

Một số thay đổi đáng chú ý khác có thể kể đến trong nghị định 81:
- Thứ nhất, tại Điều 22 NĐ 163 thay đổi thời hạn tối thiểu cung cấp thông tin trước
đợt phát hành tối thiểu 3 ngày thay vì 10 ngày như trước đây.
- Thứ hai, bổ sung quy định tại điều 36, quy định trách nhiệm của các tổ chức tư vấn
phát hành, đấu thầu, đại lý, bảo lãnh phát hành về (i) rà soát tuân thủ quy định về giới
hạn số lượng nhà đầu tư, (ii) Khung pháp lý hoạt động: Nghị định 81 và pháp luật
chứng khoán.
- Thứ ba, bổ sung yêu cầu trong Hợp đồng mua trái phiếu trong đó bao gồm cam kết

của nhà đầu tư về việc đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát
hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu. Đây là động thái hiện thực hóa quy
phạm pháp lý mới nhất của các cơ quan quản lý nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức
nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi trước đó, Bộ Tài

5


chính trong thời gian gần đây đã liên tiếp đưa ra nhiều cảnh báo về các rủi ro tiềm ẩn
trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Hoạt động phát hành trên thị trường TPDN hiện nay tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp
năm 2014, Luật Chứng khoán 2006 và Nghị định số 163/2018/NĐ-CP. Theo Nghị
định số 163/2018, các cơng ty có thể lựa chọn chào bán trái phiếu theo một trong các
hình thức sau: (i) Đấu thầu phát hành trái phiếu; (ii) Bảo lãnh phát hành trái phiếu;
(iii) Đại lý phát hành trái phiếu; (iv) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Hiện nay, hầu hết
các đợt phát hành TPDN được thực hiện thơng qua hình thức bảo lãnh phát hành, chủ
yếu là phát hành riêng lẻ.
Hình thức bán trực tiếp tới các nhà đầu tư chỉ áp dụng cho các tổ chức tín dụng và
các TCTD này đồng thời phải tuân thủ các quy định của NHNN áp dụng cho việc
phát hành TPDN. Ngoài ra, bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào khi phát hành TPDN
cũng phải báo cáo kế hoạch phát hành lên đơn vị/bộ chủ quản để xin phê duyệt. Bên
cạnh đó, những cơng ty muốn phát hành trái phiếu quốc tế đều phải báo cáo NHNN
vì SBV được Chính phủ giao trách nhiệm kiểm soát trần giới hạn vay nợ nước ngoài
hàng năm của quốc gia.
Sự ra đời của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP với những quy định gia tăng tính minh
bạch về thơng tin phát hành và sự tham gia tích cực của các định chế trung gian phân

phối đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường TPDN. Bên cạnh đó,
các chính sách của NHNN nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng cũng khiến các doanh
nghiệp chuyển từ kênh huy động tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu.
Sự gia tăng cả hai phía cung và cầu đối với TPDN giúp thị trường TPDN phát triển
sôi động hơn bao giờ hết.

6


Theo thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 296.713 tỷ đồng trái phiếu
doanh nghiệp được phát hành theo hình thức riêng lẻ. Lượng trái phiếu phát hành
tồn thị trường tăng 61,2% so với năm 2018. Lượng phát hành trái phiếu doanh
nghiệp (riêng lẻ) tăng mạnh đi cùng với xu hướng tăng lượng trái phiếu phát hành
toàn thị trường cho thấy nhu cầu trái phiếu của nhà đầu tư trên thị trường.
Trong những năm gần đây, với định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước,
thị trường trái phiếu doanh nghiệp có bước phát triển mạnh mẽ, qua đó giúp các doanh
nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh, giảm dần sự phụ thuộc vào
kênh tín dụng ngân hàng.
2.Cơ cấu thị trường phát hành theo ngành lũy kế T6 năm 2020
Trong 6 tháng đầu năm 2020, nhóm các doanh nghiệp BĐS phát hành nhiều nhất,
tổng cộng 71,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5%
YoY. Đứng thứ 2 là nhóm ngân hàng với tổng giá trị phát hành là 47,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 27,6% và tăng 31,2% YoY. Nhóm năng lượng và khống sản phát
hành 10,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 6,1%) - gấp 5,3 lần cùng kỳ 2019). Cịn lại là nhóm
phát triển hạ tầng (1,6%), các cơng ty dịch vụ tài chính (1,7%) và các doanh nghiệp
khác.

7



2.1 Trái phiếu doanh nghiệp Bất động sản
Các doanh nghiệp BĐS phát hành 47,2 nghìn tỷ đồng trong Q2.2020, tăng gần gấp
đôi so với lượng phát hành Q1.2020 và cùng kỳ 2019. Lũy kế 6T2020, có 71,6 nghìn
tỷ đồng trái phiếu BĐS được phát hành, tăng +57,5% so với 6T2019.

2.2 Trái phiếu các Ngân hàng Thương mại
Trong 6 tháng đầu năm 2020, các NHTM phát hành tổng cộng 47,3 nghìn tỷ đồng
với kỳ hạn bình quân 4,55 năm – dài hơn mức 4,12 năm của năm 2019 và lãi suất
bình quân 6,68%/năm – thấp hơn mức lãi suất 7,04%/năm của 2019. BIDV tiếp tục
là ngân hàng phát hành nhiều nhất với 15,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6
đến 15 năm – đều là những trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV
8


đều có quyền mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10
năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua, lãi suất các kỳ
sau sẽ bật lên rất cao.

9


3.Hoạt động giao dịch trái phiếu doanh nghiệp
3.1. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2019
Quy mô thị trường TPDN năm 2019 có mức vốn hóa bằng tương đương 11% GDP,
vượt mục tiêu đặt ra là 7% GDP và năm 2020. Thị trường TPDN theo đó đang từng
bước hình thành kênh cung vốn trung và dài hạn cho DN, giảm bớt áp lực cho vay
của các NHTM và hỗ trợ DN thuộc mọi lĩnh vực huy động vốn cho sản xuất kinh
doanh.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, quy mô thị trường trái

phiếu doanh nghiệp của Việt Nam còn khá khiêm tốn. Một số các quốc gia trong khu
vực như Thái Lan hay Indonesia, quy mô thị trường TPDN rơi vào khoảng 20%, đặc
biệt một số quốc gia có quy mơ TPDN lớn thậm chí đạt cao hơn TPCP như Hàn Quốc
với quy mô xấp xỉ 80% GDP.

10


3.2. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020
Quy mô phát hành TPDN tăng vọt trong 6 tháng đầu năm 2020. Tổng khối lượng
TPDN phát hành trong Q2. 2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, +67,7% so với cùng kỳ năm
2019; lũy kế 6 tháng đầu năm là 171,5 nghìn tỷ đồng, +61,3% so với 6 tháng năm
2019 - bỏ xa mức tăng trưởng 37% trong năm 2019. Trong đó chỉ có 10 nghìn tỷ đồng
(chiếm 5,8% tổng lượng phát hành) của Tập đoàn Masan là phát hành ra công chúng,
94,2% là phát hành riêng lẻ của 133 doanh nghiệp và được chia thành 826 đợt. Quy
mô thị trường TPDN tăng khoảng 15,6% so với năm 2019, lên mức 791 nghìn tỷ
đồng, tương đương khoảng 12,9% GDP.

Việt Nam cùng với Trung Quốc, Malaysia là những nước Châu Á có thị trường TPDN
tăng trưởng mạnh nhất. Hiện tại, quy mơ thị trường TPDN tính trên GDP của Việt
Nam đã bỏ xa Indonesia, vượt qua Philippines nhưng vẫn còn cách khá xa mức 23%
của Thái Lan; 33 – 35% GDP của Trung Quốc, Singapore; 50,9% GDP của Malaysia
và 80% GDP của Hàn Quốc (theo ADB).

11


So với các kênh huy động vốn khác tại Việt Nam, kênh TPDN vẫn có quy mơ khá
khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mơ tín dụng
tại 30/6/2020 là 8,46 triệu tỷ đồng, tương đương 138,5% GDP và gấp 10,75 lần kênh

trái phiếu doanh nghiệp.

12


CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ NHỮNG ĐIỂM CẦN KHẮC PHỤC ĐỂ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Nhận định về thị trường Trái phiếu doanh nghiệp năm 2020
Thị trường TPDN được nhận định là sẽ hạ nhiệt trong giai đoạn Quý IV/2020 sau sự
gia tăng mạnh vào Quý II/2020. Lý giải cho điều này chính là sự tăng tốc của các
doanh nghiệp trước thời điểm nghị định 81 có hiệu lực làm thắt chặt một số điều kiện
phát hành TP của doanh nghiệp.
Về nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2018/NĐ-CP, đi
theo hướng nâng cao tiêu chuẩn và giới hạn phát hành riêng lẻ nhằm hạn chế việc
phát hành quá mức cho những nhà đầu tư cá nhân. Đồng thời nghị định cũng đề cập
đến nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan khi tham gia vào việc phát hành trái
phiếu. Nói về nghị định 81, Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu- Chuyên gia tài chính ngân
hàng đưa ra nhận định : “Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 163/2018/NĐ-CP khuyến khích nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường trái phiếu
nhiều hơn, bởi họ có khả năng phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp phát hành trái phiếu tốt hơn nhà đầu tư cá nhân”
Đồng thời TS. Nguyễn Trí Hiếu cịn cho biết thêm nghị đình này cũng u cầu doanh
nghiệp phải tính tốn chi li hơn trong việc gọi vốn để phù hợp với tình trạng tài chính
của cơng ty nhằm hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
Bắt đầu từ tháng 9, quy mô việc phát hành TP riêng lẻ sẽ giảm mạnh, thay vào đó là
việc phát hành TP ra công chúng. Hơn nữa, việc Ngân hàng Nhà nước giãn lộ trình
giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, kênh tín dụng của các NHTM sẽ
trở lại thành kênh tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
BĐS. Tuy nhiên, thị trường thứ cấp của TPDN được dự báo sẽ vẫn sôi động trong
những tháng cuối năm, do sự tăng mạnh mẽ về quy mô phát hành từ năm 2019 đến

nay.

13


2. Điểm cần khắc phục để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt
Nam
Dù có tuổi đời hơn 10 năm nhưng việc hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu
Việt Nam, đặc biệt là TPDN còn nhiều vấn đề cần khắc phục, cụ thể là:
Thứ nhất, mặc dù có tốc độ tăng trưởng đáng kể qua các năm nhưng xét về quy mô
các kênh huy động vốn trong nước thì thị trường TPDN vẫn chiếm quy mơ khá khiêm
tốn. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn tìm đến Ngân hàng khi có nhu cầu thay vì việc
tự phát hành trái phiếu.
Thứ hai, việc phát hành trái phiếu tại Việt Nam hiện chỉ tồn tại những doanh nghiệp
lớn đã tạo dựng được uy tín trên thị trường.
Thứ ba, cần thiết có một khung đánh giá rủi ro đến tránh những rủi ro tiềm ẩn trên
thị trường.
Thứ tư, hiện tại ở Việt Nam việc xếp hạng tín nhiệm cho một tổ chức phát hành vẫn
còn là một khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, việc tồn tại một công ty chuyên
biệt xếp hạng mức độ tín nhiệm cho những tổ chức phát hành trái phiếu là hết sức cần
thiết. Nhà đầu tư hiện vẫn dành sự quan tâm tới lãi suất hơn là mức độ tín nhiệm, chỉ
có một số ngân hàng lớn được các tổ chức như Moody’s và S&P xếp hạng.
Thứ năm, sự đa dạng hóa các lĩnh vực của doanh nghiệp trên thị trường. Dựa vào cơ
cấu phát hành TPDN năm 2019 do HNX và SSI tổng hợp. Ta thấy được ngành BĐS
và Ngân hàng chiếm đến gần 80% (BĐS-38% và Ngân hàng 41,2%).Ngoài ra, việc
đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu cũng rất cần thiết.

14



KẾT LUẬN
Hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam được coi là một kênh quan trọng trong
việc huy động vốn về cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Vậy nên để hoàn thiện và tiếp
tục phát triển thị trường trái phiếu cần sự đóng góp tích cực của tất cả các bên từ Bộ
tài chính đến các nhà đầu tư tại thị trường sơ cấp và thứ cấp, các NHTM, các cơng ty
CK, quỹ đầu tư trong và ngồi nước,…
Chính sách phát hành hiện nay bao gồm nhiều thủ tục phức khiến doanh nghiệp
gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hành trái phiếu. Do đó họ ưu tiên chọn phương
thức phát hành riêng lẻ thay vì bán ra cơng chúng. Bộ tài chính và các bên liên quan
cần có nhiều hơn những nghị định để hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc phát hành
trái phiếu. Để không chỉ khuyến khích những doanh nghiệp phát hành mà các nhà
đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu, tạo động lực phát triển thị trường TPDN
tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ tài chính cũng cần nâng cao nhận thức của các doanh
nghiệp sản xuất, cơ sở hạ tầng và xây dựng… đối với kênh huy động trái phiếu doanh
nghiệp. Việc này nhằm đa dạng hóa doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường
thay vì chỉ thấy các NHTM và các cơng ty BĐS như hiện tại.
Về phía doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần có khả năng quản trị và điều hành
công ty một cách hiệu quả. Đi đối với đó là tính minh bạch và chun nghiệp để đáp
ứng những yêu cầu trong việc phát hành trái phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp nên tham
vấn những đơn vị chuyên môn để lựa chọn một kênh huy động vốn phù hợp nhất.
Nói tóm lại, thị trường trái phiếu tại Việt Nam hiện vẫn cần rất những sự đổi mới và
hoàn thiện hơn để có thể làm động lực để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và phát
triển. Ngoài ra, với kinh nghiệm vượt qua những cuộc khủng hoảng lớn và được đánh
giá rất cao thì thị trường trái phiếu Việt Nam được nhận định sẽ còn rất phát triển
trong nhiều năm tới. Đây sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn về
cả trung và dài hạn.

15




×