Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Phát triển du lịch bền vững tại hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.12 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC

MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Sỹ Huy

Tên đề tài:

Danh sách nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Lâm Ngọc Anh
2. Nguyễn Phương Nam
3. Nguyễn Phạm Hoài Nhân
4. Lê Nguyễn Hằng Nhi
5. Nguyễn Hồng Yến Thu

Tháng 6/2021


MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Sỹ Huy

Tên đề tài:

Danh sách nhóm sinh viên thực hiện:
1. Lê Lâm Ngọc Anh
2. Nguyễn Phương Nam
3. Nguyễn Phạm Hoài Nhân


4. Lê Nguyễn Hằng Nhi
5. Nguyễn Hồng Yến Thu

Tháng 6/2021


LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo đề tài “Phát triển du lịch bền vững ở Hội An” được thực hiện
bởi nhóm năm thành viên thuộc trường đại học vào tháng 6 năm 2021. Đầu tiên
nhóm xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Sỹ huy – giảng viên môn Phương pháp học
đại học đã tận tình chỉ dẫn cho nhóm để nhóm có một hướng đi đúng đắn để
hồn thành đề án một cách thuận lợi. Xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã
cùng nhau nỗ lực thực hiện báo cáo này.
Cuối cùng, mặc dù nhóm đã cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những sai
sót. Mong thầy và các bạn góp ý kiến, phê bình để nhóm chúng tơi có thể rút
kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn ở lần sau.
Xin chân thành cảm ơn!

BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ

i


TRÍCH YẾU
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng
khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt
Nam ngày càng được biết đến nhiều, đặc biệt là các điểm đến nội địa. Giữa
muôn vàn các thành phố đang thay đổi chạy theo thời đại thì vẫn có một nơi
ln giữ được những nét đẹp cổ xưa đó là phố cổ Hội An. Với việc mỗi năm đón
nhận một lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, thành phố Hội An

đứng trước nguy cơ các di sản văn hóa sẽ bị ảnh hưởng tàn phá. Vì vậy Hội An
đã thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững và bài báo cáo này sẽ giúp
cho các bạn hiểu thêm về cách phát triển du lịch bền vững ở Hội An và những
biện pháp để gìn giữ du lịch một cách tồn vẹn.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i
TRÍCH YẾU..................................................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................vi
DẪN NHẬP...................................................................................................................... 1
 Mục tiêu của đề tài.............................................................................................1
 Phân công công việc..........................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỘI AN........................................................2
1.1. Kiến trúc truyền thống............................................................................................2
1.2. Di tích tiêu biểu......................................................................................................3

1.2.1.

Chùa Cầu.....................................................................................................3

1.2.2.

Nhà cổ Quân Thắng.................................................................................... 4

1.2.3.

Nhà cổ Phùng Hưng.................................................................................... 5


1.2.4.

Hội quán Phúc Kiến.................................................................................... 6

1.2.5.

Chùa Ông.................................................................................................... 6

1.3. Đặc sản Hội An...................................................................................................... 7

1.3.1.

Cao lầu Hội An............................................................................................7

1.3.2.

Mì Quảng Hội An........................................................................................7

1.3.3.

Bánh đập hến xào........................................................................................ 8

1.3.4.

Bánh mỳ phượng Hội An............................................................................ 8

1.4. Di sản Hội An.........................................................................................................9

1.4.1.


Làng nghề làm lồng đèn..............................................................................9

1.4.2.

Làng gốm Thanh Hà..................................................................................10

1.4.3.

Làng mộc Kim Bồng.................................................................................10

1.4.4.

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An............................................................. 11


CHƯƠNG 2 : PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG................................................... 12
2.1. Khái niệm về du lịch bền vững............................................................................ 12
2.2. Những mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch bền vững......................................12

2.2.1.

Hiệu quả kinh tế........................................................................................12

2.2.2.

Phát triển cho địa phương......................................................................... 12

2.2.3.


Công bằng xã hội...................................................................................... 12

2.2.4.

Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch................................................... 12

2.2.5.

An sinh xã hội........................................................................................... 12

2.2.6.

Bảo tồn các giá trị văn hóa........................................................................12

2.2.7.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực............................................................... 13

2.2.8.

Bảo vệ mơi trường.....................................................................................13

2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.................................................... 13

2.3.1.

Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý..........................................13

2.3.2.


Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên............................13

2.3.3.

Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn..................... 13

2.3.4.

Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội...14

2.3.5.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển bền

vững du lịch............................................................................................................. 14
2.3.6.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực..............................................14

2.4. Ví dụ điển hình du lịch bền vững tại Việt Nam....................................................14

2.4.1.

Mơ hình phát triển du lịch sinh thái núi Bà Nà (Đà Nẵng).......................14

2.4.2.

Phát triển du lịch văn hóa di sản ở Huế.....................................................15

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH HIỆN NAY TẠI HỘI AN............................. 17

3.1. Các vấn đề xảy ra tại Hội An................................................................................17

3.1.1.

Vấn đề tự nhiên......................................................................................... 17

3.1.2.

Vấn đề do con người tác động.................................................................. 19

3.2. Biện pháp xử lý của chính quyền địa phương và người dân tại Hội An..............21


3.2.1.

Ơ nhiễm mơi trường.................................................................................. 21

3.2.2.

Di tích văn hóa.......................................................................................... 24

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HỘI AN..............................................................................25
LỜI KẾT......................................................................................................................... 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 27


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1. Kiến trúc nhà tại Hội An......................................................................................2
Hình 2. Hội An lúc chiều tà hồng hơn............................................................................3

Hình 3. Chùa Cầu phía sau mặt tờ tiền polyme................................................................3
Hình 4. Khu nhà cổ Quân Thắng......................................................................................4
Hình 5. Khu nhà cổ Phùng Hưng..................................................................................... 5
Hình 6. Hội quán Phúc Kiến............................................................................................ 6
Hình 7. Cao lầu Hội An....................................................................................................7
Hình 8. Mì quảng..............................................................................................................7
Hình 9. Bánh đập hến xào................................................................................................8
Hình 10. Bánh mì phượng Hội An................................................................................... 8
Hình 11. Làng nghề làm lồng đèn.................................................................................... 9
Hình 12. Cảnh quan tại làng gốm Thanh Hà.................................................................. 10
Hình 13. Làng gốm mỹ nghệ tại Hội An........................................................................ 11
Hình 14. Khu du lịch Bà Nà Hill tại Đà Nẵng................................................................15
Hình 15. Cố đơ Huế........................................................................................................16
Hình 16. Chỉ trong 2 tháng, Hội An hứng chịu 6 cơn lũ lớn nhỏ...................................17
Hình 17. Một di tích đang bị xuống cấp, phải cần chống đỡ..........................................18
Hình 18. Di tích chùa Cầu đang xuống cấp nghiêm trọng............................................. 19
Hình 19. Chùa Cầu là nơi thu hút rất nhiều du khách....................................................20
Hình 20. Lượng rác khổng lồ tại TP.Hội An..................................................................20
Hình 21. Cơng nhân xử lý rác thải tại dịng nước dưới chân chùa Cầu......................... 21
Hình 22. Thành phố Hội An nhanh chóng xử lý rác tại bãi rác Cẩm Hà....................... 22
Hình 23. Chiến dịch dọn rác bảo vệ môi trường diễn ra tại Hội An...............................23


DẪN NHẬP
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển trong nhiều
năm trở lại đây. T˜ một nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ yếu nhưng giờ đây đang
dần chuyển sang nền kinh tế phát triển công nghệ, dịch vụ hay nông nghiệp. Hơn nữa,
du lịch còn được biết đến là một trong những cơng nghệ đem lại nhiều lợi ích cho đất
nước và góp phần giúp chúng ta đạt nhiều mục tiêu trong việc phát triển kinh tế. Chúng
ta nhận thức được, nhu cầu của con người về du lịch ngày càng gia tăng và thậm chí là

khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt nên việc phát triển du lịch theo hướng bền
vững tại Việt Nam là vơ cùng cần thiết.
Chính vì thấy được tầm quan trọng của du lịch bền vững và muốn hiểu r™ hơn về
địa điểm du lịch nổi tiếng Hội An nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Phát
triển du lịch bền vững tại Hội An” . Qua đề tài này cũng giúp chúng em thấy được việc
phát triển du lịch bền vững tại Hội An đã đóng góp cho sự phát triển của kinh tế nước
nhà như thế nào?

 Mục tiêu của đề tài


Học được cách làm việc nhóm hiệu quả



Biết được cách làm báo cáo theo đúng chuẩn



Tìm hiểu thực trạng du lịch hiện nay; những vấn đề xảy ra tại Hội An



Đưa ra biện pháp và cách phát triển theo hướng bền vững tại Hội An

 Phân công công việc
STT

Họ tên SV


Công việc thực hiện

Đánh giá

1

Lê Lâm Ngọc Anh

Phần 3 và tổng hợp báo cáo

100%

2

Nguyễn Phương Nam

Phần 2 và Lời kết

100%

3

Nguyễn Phạm Hồi Nhân

Phần 4 và phân cơng

100%

4


Lê Nguyễn Hằng Nhi

Phần 1; Trích yếu và Lời cảm ơn

100%

5

Nguyễn Hồng Yến Thu

Phần 3 và Dẫn nhập

100%

BÁO CÁO ĐỀ ÁN CUỐI KỲ

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỘI AN
Nhắc đến Hội An chắc h•n ai cũng nghi đến những khung cảnh lãng mạn cùng
đèn lồng và sắc màu vàng nhe nhàng. Hội An nổi tiếng bởi vẻ đep kiến trúc truyền
thống, hài hịa của những ngơi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao
biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đep xưa cổ.
Đến ngày nay kiến trúc Phố Cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng
và giữ cho mình được nét thuần túy và đậm phong cách phương đơng thời Trung đại.
Nơi đây chính là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị nổi tiếng thế giới.
Hội An nằm ở vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa thế giới vào năm 1999.


1.1.

Kiến trúc truyền thống
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính
là những ngơi nhà hình ống chỉ
một hoặc hai tầng với chiều
ngang hep, chiều dài sâu. Mái
nhà lợp bằng ngói tạo cảm giác
v˜a cổ xưa v˜a ấm cúng. Những
vật liệu chính dùng để xây dựng
nhà ở đây đều có sức chịu lực và
Hình 1. Kiến trúc nhà tại Hội An

độ bền cao do đặc điểm khí hậu

khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thơng thường, các ngơi nhà có kết cấu
kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khn viên trung bình của các
ngơi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 m, biến thiên
theo t˜ng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè,
hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.
Nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành
không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không
gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hep và kết hợp nhiều công
năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa
khu vực.


Trên mặt bằng tổng thể thì nhà
trước, nhà cầu và nhà sau được
lợp bằng những mái riêng biệt.

Ngói ở Hội An là loại ngói làm t˜
đất, mỏng, nung thơ, mang hình
vng, mỗi cạnh khoảng 22cm và
có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu
tiên người ta xếp một hàng ngói
ngửa lên và sau đó tiếp tới một
hàng ngói úp xuống. Cách lợp

Hình 2. Hội An lúc chiều tà hồng hơn

này
được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định
bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhơ lên dọc xi theo mái, khiến tồn bộ mái toát
nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ.
Đường phố được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố uốn lượn, ôm lấy
những ngôi nhà. Dạo bước chân qua t˜ng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách
khơng chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống n bình, giản dị.

1.2.

Di tích tiêu biểu
1.2.1. Chùa Cầu

Biểu tượng của Hội An chính là Chùa
Cầu. Cơng trình kiến trúc độc đáo này
còn được in trên tờ tiền polyme
20.000đ của nước ta. Đây là cơng trình
kiến trúc do người Nhật Bản đến buôn
bán tại Hội An và xây dựng vào đầu

thế kỷ 17. Chiếc cầu dài 18m với 07
gian bằng gỗ, vắt qua lạch nước chảy Hình 3. Chùa Cầu phía sau mặt tờ tiền polyme
ra sơng Hồi (một nhánh sông Thu
Bồn). Cầu uốn cong mềm mại và
được chạm trổ


nhiều hoạ tiết tinh xảo. Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó ngồi chầu. Chùa
Cầu là tài sản vơ giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.


1.2.2. Nhà cổ Quân Thắng
Được đánh giá là một trong những ngôi nhà đep nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có
niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ - Trung Hoa. Qua năm
tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí
nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những
người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Toàn bộ phần kiến
trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng
mộc Kim Bồng, Hội An thực hiện.

Hình 4. Khu nhà cổ Quân Thắng


1.2.3. Nhà cổ Phùng Hưng
Được xây dựng cách đây hơn 100 năm trong thời kỳ phát triển của đô thị Hội An. Nhà
có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện
sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội
An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng
lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất
liệu quý nhưng nhà cổ Phùng Hưng không trạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô

một cách cố ý. Nhà cổ Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hố quốc gia
vào tháng 6 năm 1993.

Hình 5. Khu nhà cổ Phùng Hưng


1.2.4. Hội quán Phúc Kiến
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu
Thánh Mẫu (bà Chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ
biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa
Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện
mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thơng qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị
tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... Hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh
phúc con người. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hố quốc
gia ngày 17 tháng 02 năm 1990.

Hình 6. Hội quán Phúc Kiến
1.2.5. Chùa Ông
Được xây dựng vào năm 1653. Chùa Ông (hay cịn gọi là Quan Cơng Miếu) có kiến
trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường (một biểu tượng
về trung - tín - tiết - nghia). Chùa Ông đã t˜ng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam
xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay
nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.


1.3.

Đặc sản Hội An

Khi quý khách đến tham quan Hội An sẽ được thưởng thức vơ vàn món ăn t˜ những

gánh hàng rong đến những gian hàng như nước Mót, cao lầu, mỳ quảng, hến đập, tào
phớ, bánh mỳ phượng…..
1.3.1. Cao lầu Hội An
Không quá lời nếu bảo rằng nếu chưa ăn cao lầu thì xem như chưa t˜ng đến Hội An.
Sợi mì cao lầu có màu vàng sáng, do bột được trộn cùng với tro củi tràm tạo nên hương
vị đặc biệt. Cao lầu thường được ăn chung với tơm, thịt heo, xá xíu, rau sống…. Nước
dùng ít nhưng đậm vị, tạo nên “linh hồn” cho món ăn được xem là tiêu biểu cho nét đep
xưa cũ của phố cổ. Khơng q khó để tìm
thấy một cửa hàng bán cao lầu
“chuẩn chỉnh” ở Hội An. Thế nhưng
nếu phải lựa chọn thì bạn hãy ghé
đến tiệm cao lầu Liên - nằm ở số 16,
Thái Phiên. Bắt đầu t˜ một gánh
hàng rong nhỏ, cửa hàng đã tồn tại
hơn 30 năm
nhưng chưa một lần vắng bóng thực
Hình 7. Cao lầu Hội An

khách lui tới.

1.3.2. Mì Quảng Hội An
Đã đến miền Trung thì nhất định
phải ăn mì Quảng. Mộc mạc, giản dị
mà tinh tế, khơng biết t˜ lúc nào, mì
Quảng đã trở thành cái tên u thích
của giới sành ăn. Sợi mì Quảng màu
trắng đục, mềm và dai. Mùi gạo
Hình 8. Mì quảng

thơm của mì hồ quyện trong nước

dùng đậm đà, beo béo ăn cùng với

rau sống, đậu phộng rang, tôm, thịt, trứng lòng đào… quả thật là tuyệt hảo. Ăn kèm với
bánh đa giòn tan mới thực sự đúng điệu.


1.3.3. Bánh đập hến xào
Bánh đập hến xào là đặc sản Hội An nức
tiếng gần xa mà chúng ta nên thử ít nhất
một lần trong đời. Hến tươi được xào cùng
với gia vị, rau răm, hành tây, hành phi, đậu
phộng, tương ớt,… đến khi dậy mùi thơm
phức. Sau đó, ăn cùng với bánh đa hoặc
bánh đập và chan thêm nước chấm chua
ngọt. Dù nguyên liệu và cách chế biến
không quá phức tạp, rất khó để tìm được
cửa hàng bán hến xào bánh đa có hương vị
thơm ngon, đậm đà đúng chuẩn phố cổ.

Hình 9. Bánh đập hến xào

Giá của món ngon này cũng khá “mềm”,
chỉ t˜ 20.000đ thôi.
1.3.4. Bánh mỳ phượng Hội An
Toạ lạc ở số 2B, Phan Châu Trinh, Hội An, bánh mì Phượng đã t˜ng được đầu bếp nổi
tiếng Anthony Bourdain nhận xét là “bánh mì ngon nhất thế giới”. Khác với danh tiếng
có phần hào nhống, tiệm bánh mì Phượng thoạt trơng rất dân dã, chỉ có một tủ bánh mì
và vài chiếc bàn cho thực khách muốn ăn tại chỗ. Bánh mì ở đây có hơn 20 loại nhân
khác nhau, thông dụng nhất vẫn là patê, thập cẩm, bị cuộn phơ mai, thịt xơng khói….
Mỗi loại nhân đều có hương vị riêng, hồ hợp cùng bánh mì nóng hổi, giịn tan.


Hình 10. Bánh mì phượng Hội An


1.4.

Di sản Hội An
1.4.1. Làng nghề làm lồng đèn

Lồng đèn có thể xem là biểu tượng của phố cổ Hội An, vậy nên ở Hội An t˜ lâu việc
làm đèn lồng đã trở nên phát triển đến nỗi hình thành làng nghề làm đèn lồng có niên
đại hơn 400 năm. Làng nghề này cũng được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam
trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước.
Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An.
Đi dọc con sơng Hồi hay ngồi giữa chiếc thuyền nhỏ, chèo ra giữa sông, nhe nhàng thả
t˜ng chiếc đèn hoa đăng, ngắm nhìn những dãy đèn lồng lung linh đơi bờ và nguyện
cầu điều bình an là một trải nghiệm du khách nên làm trong chuyến du lịch tại Hội An.

Hình 11. Làng nghề làm lồng đèn


1.4.2. Làng gốm Thanh Hà
Nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An khoảng hơn 3km về phía Tây,
làng gốm Thanh Hà được hình thành t˜ cuối thế kỷ 15. Ban đầu làng nghề chỉ tập trung
sản xuất bát chén, chum vại, ngói lợp, gạch lát nền cho nhà cổ ở Hội An và các khu vực
lân cận thì giữa thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 18, làng gốm Thanh Hà phát triển một cách
mạnh mẽ với các sản phẩm đất nung nổi tiếng bền đep, t˜ng được triều đình nhà
Nguyễn đưa vào danh sách “thổ sản quốc gia”.

Hình 12. Cảnh quan tại làng gốm Thanh Hà

1.4.3. Làng mộc Kim Bồng
Làng mộc Kim Bồng tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cẩm Kim,
thành phố Hội An. Thông qua thương cảng Hội An sầm uất, các sản phẩm mộc Kim
Bồng đã vang danh xứ Đàng Trong t˜ thế kỷ 15-16. Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng
t˜ng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đơ xây dựng
và tơn tạo các cơng trình thành qch, lăng tẩm.


1.4.4. Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Địa điểm là nơi trưng bày giới thiệu 12 ngành nghề thủ công nổi tiếng lâu đời của Hội
An như gốm mỹ nghệ, mộc, lồng đèn nghệ thuật, chằm nón, đan lát mây tre, chạm
khảm gỗ, sơn mài, quay xa dệt vải, thêu thùa…
Xưởng thủ công một phần tái hiện truyền thống đặc sắc của người dân khi xưa. Một
phần vẫn tiếp tục tạo nên những sản phẩm thủ công chất lượng cao đến mức điêu luyện,
không chỉ để làm quà lưu niệm mà còn phân bổ khắp các vùng khác của đất nước.
Đến thăm qua xưởng thủ công, không những du khách được tận mắt chứng kiến quá
trình làm ra sản phẩm bắt mắt mà cịn có thể tự tay tham gia vào một vài quá trình giúp
lưu dấu những trải nghiệm thi vị trong chuyến thăm phố cổ Hội An.

Hình 13. Làng gốm mỹ nghệ tại Hội An


CHƯƠNG 2 : PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1. Khái niệm về du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của
du lịch cho mơi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu
dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.
2.2. Những mục tiêu cơ bản của phát triển du lịch bền vững
Để phát triển du lịch và xây dựng được những nguyên tắc phát triển bền vững trước hết
cần xác định được các mục tiêu cơ bản. Đó chính là:

2.2.1. Hiệu quả kinh tế
Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du
lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
2.2.2. Phát triển cho địa phương
Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa
phương tại các điểm du lịch, khu du lịch, bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch
được giữ lại tại địa phương.
2.2.3. Cơng bằng xã hội
Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được t˜ hoạt động du lịch một cách
công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.
2.2.4. Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch
Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách.
2.2.5. An sinh xã hội
Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu
tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh
làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.
2.2.6. Bảo tồn các giá trị văn hóa
Tơn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống
và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.


2.2.7. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được
trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
2.2.8. Bảo vệ mơi trường
Giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí, nước, đất và rác thải t˜ du khách và các hãng du lịch.
2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao,
muốn phát triển bền vững đòi hỏi sự nỗ lực chung của toàn xã hội. Mục tiêu của phát
triển bền vững mang tới sự hài hòa giữa kinh tế - xã hội và môi trường nhưng không

làm ảnh hưởng tới tương lai. Để thực hiện những mục tiêu trên, cần xác định được các
nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững, lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động
tiếp theo, giúp du lịch phát triển bền vững trong tương lai.
2.3.1. Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia,
nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngồi
nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch. Việc sử dụng, bảo
tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự
phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính tốn nhu cầu
hiện tại.
2.3.2. Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên
Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức v˜a đủ một mặt giúp cho việc phục hồi tài
nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường. Các tài nguyên thiên nhiên
cần được quy hoạch, quản lý tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng.
2.3.3. Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn
Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự phát
triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn
nhau giữa du khách và dân cư sở tại...


2.3.4. Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội
Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược của quốc gia,
vùng, địa phương về kinh tế - xã hội. Để đảm bảo sự phát triển, ngành Du lịch cần phải
tính tới nhu cầu trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cần phải
thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến lược của quốc gia,
vùng, lãnh thổ, địa phương. Phát triển ngành Du lịch phải phù hợp với địa phương, phù
hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài.
2.3.5. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển bền
vững du lịch
Việc tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố đảm bảo cho phát triển du lịch

bền vững. Khi cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều
điều kiện thuận lợi cho du lịch, vì sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ gắn quyền
lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển chung của du lịch.
2.3.6. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô
cùng cần thiết. Lực lượng lao động trong linh vực du lịch đang thiếu hụt một lượng rất
lớn, lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu chung
của ngành. Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, khơng những mang lại
lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
2.4. Ví dụ điển hình du lịch bền vững tại Việt Nam
2.4.1. Mơ hình phát triển du lịch sinh thái núi Bà Nà (Đà Nẵng)
Núi Bà Nà là một trong những ngọn núi đep nhất Đà Nẵng. Núi cao 1.482m so với mặt
biển, có hệ động thực vật đa dạng, độc đáo với hơn 543 loài thực vật, 256 loài động vật
có xương sống. Trong số đó, có nhiều lồi động thực vật quý hiếm như trầm hương, sến
mặt, tri sao, vượn má nhung… Khu du lịch Bà Nà được người Pháp xây dựng t˜ những
năm đầu của thế kỷ XX với hàng trăm ngôi biệt thự, lâu đài rất đep nhưng qua thời gian
và chiến tranh, một số biệt thự đã xuống cấp, bị tàn phá. Bước vào thời kỳ đổi mới, ý
thức được giá trị của hệ sinh thái núi Bà Nà, thành phố Đà Nẵng đã xây dựng, hoàn
thiện


quy hoạch khu du lịch sinh thái trên đỉnh núi, với quan điểm phát triển ở đây các loại
hình du lịch thân thiện với thiên nhiên.

Hình 14. Khu du lịch Bà Nà Hill tại Đà Nẵng
Quy hoạch được tổ chức thực hiện nghiêm túc, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược,
có năng lực tài chính, quản trị, có chiến lược phát triển du lịch bền vững. Các công trình
lưu trú, nghỉ dưỡng, hệ thống giao thơng đường bộ, cáp treo đều được xây dựng theo
hướng dựa vào thiên nhiên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên và môi trường.
Đến khu du lịch sinh thái Bà Nà, du khách sẽ được tận hưởng khơng khí trong lành, hệ

sinh thái được khoanh vùng, giữ gìn và bảo vệ nghiêm ngặt. Các sản phẩm du lịch được
khai thác là du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu…
2.4.2. Phát triển du lịch văn hóa di sản ở Huế
Huế là cố đơ duy nhất ở Việt Nam cịn bảo lưu được khá nguyên ven tổng thể kiến trúc
nghệ thuật Cung đình. Với một kho tàng di sản văn hóa phong phú, có giá trị và tầm
vóc quốc tế, trong đó có 2 di sản văn hóa thế giới, Huế là điểm đến quan trọng trong các
hành trình du lịch di sản của du khách. Ngành du lịch Th˜a Thiên – Huế đã có những
giải pháp thiết thực, mang tính lâu dài để phát huy bền vững tiềm năng, lợi thế tài
ngun cho phát triển du lịch. Trong đó, cơng tác bảo tồn di sản được thực hiện rất tích
cực, thường xuyên,


có tính chiến lược với nhiều giải pháp cụ thể như đầu tư trùng tu, tơn tạo di tích, bảo tồn
và vinh danh văn hóa phi vật thể, tơn tạo cảnh quan môi trường quanh các khu di sản,
hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực.
Duy trì mối quan hệ tương tác cùng phát triển lâu bền giữa hoạt động du lịch và công
tác bảo tồn di sản: Bảo vệ di sản truyền thống để thu hút và phục vụ phát triển du lịch
văn hóa đồng thời thơng qua hoạt động du lịch để giới thiệu, phát huy giá trị di sản và
sử dụng nguồn thu t˜ du lịch trực tiếp đầu tư trở lại cho bảo tồn di sản. Cơng tác bảo vệ
mơi trường du lịch nhìn chung được chính quyền địa phương và ngành du lịch rất quan
tâm trong quá trình triển khai các dự án đầu tư, các hoạt động du lịch. Ngành du lịch
cũng đã có nhiều giải pháp xây dựng các mơ hình du lịch cộng đồng như du lịch làng
nghề, du lịch nhà vườn…, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách khá hiệu quả thu hút
nguồn lực xã hội, huy động sự tham gia của cộng đồng, lắng nghe ý kiến cộng đồng và
các ý kiến phản biện trước khi quyết định đầu tư, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi
ích giữa nhà nước, nhà đầu tư, khách du lịch, cộng đồng trong phát triển du lịch.

Hình 15. Cố đơ Huế



×