Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VI PHẠM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY VIỆT Á TRONG VIỆC NÂNG GIÁ THIẾT BỊ Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.42 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

------ oOo ------

TIỂU LUẬN MÔN:

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VI PHẠM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CỦA CÔNG TY VIỆT Á TRONG VIỆC NÂNG GIÁ
THIẾT BỊ Y TẾ

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8
Lớp tín chỉ: KDO305(GD1-HK2-2122).1
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Bích Hải

Hà Nội, tháng 2 năm 2022


Danh sách thành viên và phân công công việc
ST
T

1

Họ và tên

Đào Ngọc Anh



MSV

Phân cơng cơng
việc

+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc
1915510003 + Đưa ra phân
tích, nhận xét
+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc

2

3

Hồng Quốc Đạt

Hồng Thị Minh Hạ

1915510029 + Phân cơng,
kiểm tra, tổng
hợp bài làm
+ Tìm hiểu lý
thuyết và thơng
tin chung về
1915510043 cơng ty
+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc

+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc

4

Nguyễn Diệu Linh

1915510090 + Đưa ra phân
tích, nhận xét
+ Làm slides

5

Nguyễn Danh Nam

1915510112 + Tìm hiểu diễn
biến vụ việc
+ Chuẩn bị các

Đánh giá
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao

+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến


6

Đỗ Bích Ngọc

1915510252

phần thơng tin
cơ bản của bài
tiểu luận

+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao

+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc


+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến

+ Đưa ra phân
tích, nhận xét
+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc

7

Vũ Hồng Phúc

1915510134

+ Đưa ra phân
tích, nhận xét
+ Tìm hiểu diễn
biến vụ việc

8

Bùi Thị Thùy

1915510178

+ Đưa ra phân
tích, nhận xét


+ Hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao
+ Tham gia đầy đủ
các buổi họp, tích
cực đóng góp ý kiến
+ Hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH................3
1.1. Đạo đức kinh doanh.....................................................................................3
1.1.1. Khái niệm:.............................................................................................3
1.1.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh........................3
1.2. Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp.............................4
1.3. Đạo đức kinh doanh của ngành dịch vụ y tế................................................4
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỆT Á VÀ VỤ VIỆC VI PHẠM
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY.......................................................5
2.1.  Tổng quan về Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.....................................5
2.1.1. Thơng tin chung.....................................................................................5
2.1.2. Tình hình hoạt động của cơng ty trước khi xảy ra sai phạm(2016-2020)
.........................................................................................................................6
2.2. Diễn biến vụ việc.........................................................................................8

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM........15
3.1. Phân tích, nhận xét.....................................................................................15
3.1.1. Tính trung thực....................................................................................15
3.1.2. Kinh doanh gắn với lợi ích của cộng đồng, xã hội..............................16
3.2. Bài học kinh nghiệm..................................................................................20
3.2.1. Bài học cho các cơ quan, tổ chức........................................................20
3.2.2. Bài học cho các doanh nghiệp.............................................................22
KẾT LUẬN..........................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................27

1


LỜI MỞ ĐẦU
Bất kế doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh doanh đều luôn muốn đạt
được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, họ ln có những chiến lược tận
dụng cơ hội mà thị trường tạo ra. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng
ý thức được một số hành động của mình có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi
trường, xã hội. Thậm chí họ sẵn sàng gạt bỏ đạo đức kinh doanh và coi thường
trách nhiệm xã hội chỉ vì những đồng lợi tức ngắn hạn rồi cuối cùng thiệt thòi
nhất lại là người tiêu dùng và sau đó chính là bản thân doanh nghiệp.
Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, nền kinh tế trì
trệ, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, vật
tư y tế khơng ngừng tăng cao. Vì thế, Nhà Nước cũng như nhiều doanh nghiệp
đã và đang cố gắng hết sức chung tay giúp đỡ nhân dân tiếp cận những dịch vụ,
thiết bị y tế dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội lớn để một bộ phận doanh
nghiệp lợi dụng thu lợi bất chính khiến xã hội khơng khỏi bức xúc.
Trước tình trạng đó, nhóm 8 chúng em thực hiện bài tiểu luận với đề tài
“Phân tích vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong kinh
doanh của Công ty Việt Á”. Bài viết cung cấp bức tranh toàn cảnh về vụ việc vi

phạm nghiêm trọng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Việt
Á trong việc nâng giá thiết bị y tế, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm giá
trị.
Bài tiểu luận được chia thành ba phần chính:
Chương 1: Lý thuyết về đạo đức kinh doanh
Chương 2: Giới thiệu về công ty Việt Á và vụ việc vi phạm đạo đức kinh
doanh của công ty
Chương 3: Phân tích, nhận xét và bài học kinh nghiệm

2


Do kiến thức và thơng tin cịn hạn chế nên bài tiểu luận khơng tránh khỏi
những thiếu sót, chúng em rất mong có thể nhận được những nhận xét, đóng góp
từ giảng viên để bài tiều luận được hồn thiện hơn nữa.
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1. Đạo đức kinh doanh
1.1.1. Khái niệm:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh
doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động
gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo
đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng
hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng
sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác
như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán.
Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một

hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
1.1.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất qn trong nói và làm, trung thực
trong chấp hành  luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế,
lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện
những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn
hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả,
khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi
3


tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản
thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các
quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.
Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi
trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Bí mật và trung thành với các trách
nhiệm đặc biệt.
1.2. Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
Thực tế cho thấy mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp phụ thuộc
vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuận thu được gắn liền với
việc thực hành đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh như một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của văn
hóa kinh doanh, là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và
người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây
dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong

doanh nghiệp, bảo đảm từ lãnh đạo đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong
doanh nghiệp có những ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức, qua đó không ngừng
nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Sự tồn vong, phát
triển cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp chính là do người tiêu dùng quyết
định, do đó doanh nghiệp muốn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao và thành công bền
vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp
mình.

4


1.3. Đạo đức kinh doanh của ngành dịch vụ y tế
Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và
người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Dịch vụ là kết quả mang
lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để
đáp ứng nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra
được niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Dịch vụ ngày càng phát triển và
đóng vai trị ngày càng quan trọng trong mỗi quốc gia. 
Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường
khơng thể hồn tồn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà
phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế); là kết quả mang lại nhờ các
hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu
cầu về sức khoẻ như: khám chữa bệnh, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, tư vấn
sức khỏe, trạm y tế xã, cơ sở y tế tư nhân, ...
Một trong những yêu cầu thiết yếu đối với các cơ sở y tế nói chung và cơ sở
kinh doanh liên quan đến ngành dịch vụ y tế nói riêng phải đảm bảo cung cấp đủ
trang thiết y tế thông thường, đúng đủ, phù hợp, hiện đại để thực hiện những kỹ
thuật điều trị theo tuyến quy định, có tính đến khả năng sử dụng trang thiết bị y
tế của nhân viên y tế tại cơ sở y tế. Chất lượng phục vụ bao gồm chất lượng về
chuyên môn kỹ thuật, chất lượng quản lý ngành y tế và đạo đức phục vụ mang

tính quan trọng. Chất lượng phục vụ cịn được hiểu là hoạt động chăm sóc sức
khỏe nhân dân phải có hiệu quả trên cả ba mặt y học, xã hội và kinh tế. 
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VIỆT Á VÀ VỤ VIỆC VI
PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1.  Tổng quan về Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á
Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (được gọi tắt là Công ty Việt Á) là
một công ty cung cấp các thiết bị, hóa chất y tế của Việt Nam, có trụ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh và 5 chi nhánh tại Cần Thơ, Bình Dương, Kon Tum, ...
5


Công ty được biết đến nhờ việc sản xuất kit xét nghiệm COVID-19 trong đại
dịch ở Việt Nam.
2.1.1. Thông tin chung
2.1.1.1. Về cơ sở 
Tên cơ sở cơng bố: CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỆT Á
Mã số thuế: 0304851147
Địa chỉ: 372A/8 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố
Hồ Chí Minh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Tên cơ sở sản xuất: CƠNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỆT Á
Địa chỉ cơ sở sản xuất: 372A/8 Hồ Văn Huê, Phường 09, quận Phú Nhuận,
thành phố Hồ Chí Minh, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1900545543    
Fax: 0838545543
Email:    
2.1.1.2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở sản xuất:
Họ và tên: Phan Quốc Việt
Chức vụ: Giám đốc điều hành
2.1.1.3. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở sản xuất:
Họ và tên: VÕ THỊ CHI MAI

Trình độ chun mơn: Bác sĩ
Thời gian cơng tác trong lĩnh vực trang thiết bị y tế: 40 tháng
2.1.2. Tình hình hoạt động của cơng ty trước khi xảy ra sai phạm (2016-2020)
Công ty được thành lập vào năm 2007 với số vốn ban đầu là 80 triệu từ 3
thành viên. Ông Phan Quốc Việt (sinh năm 1980) là người sáng lập kiêm Tổng
giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Cuối năm 2017, Việt Á Corp tăng
vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỉ đồng, mặc dù trước năm 2017, công ty
này chỉ thu nhập vài chục tỉ đồng và thường báo lỗ. Trải qua 6 lần tăng vốn điều
6


lệ, tỷ lệ góp vốn của 3 cổ đơng sáng lập vào Công ty Việt Á không biến động,
vẫn nắm giữ khoảng 20%. Tuy số vốn nhiều, Công ty Việt Á chỉ mượn chỗ để
đặt cái bảng hiệu trụ sở cơng ty trong 10 năm. Phịng sản xuất kit của công ty
này chỉ rộng chừng hơn 10m2 với 10 nhân sự. Hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là
vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ.
Tại thời điểm thành lập, cơng ty này chỉ có vốn điều lệ 80 triệu đồng. Đến
tháng 10-2017, Việt Á đã tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ lên 1.000 tỷ đồng, nhưng
vẫn giữ nguyên 3 cổ đông sáng lập là ông Phan Quốc Việt (nắm giữ 10,2% cổ
phần); ông Đồng Sỹ Huy (ngụ phường 9, quận Phú Nhuận) nắm giữ 5% và bà
Hồ Thị Thanh Thủy (thường trú huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) nắm giữ 4,8%.
Số cổ phần 3 cổ đơng sáng lập nắm giữ là 20%, cịn khoảng 800 tỷ đồng vốn
điều lệ là của các cổ đông khác góp vốn.
Dù là doanh nghiệp có vốn điều lệ lên tới cả nghìn tỷ đồng nhưng giai
đoạn 2016-2019, kết quả kinh doanh của Việt Á có chiều hướng đi xuống cả về
doanh thu và lợi nhuận. Kết quả kinh doanh của Việt Á tăng đột biến khi đến
năm 2020, sau khi được Bộ Y tế cấp phép và cung ứng ra thị trường bộ kit xét
nghiệm Covid-19, doanh thu công ty đã tăng vọt 6,4 lần, đạt 406,7 tỉ đồng. Tuy
vậy, con số lợi nhuận rịng cơng ty mẹ Việt Á thu về được trong năm vừa qua chỉ
là 1,4 tỷ đồng, tỷ lệ lợi nhuận ròng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng

ngành.
Trước dịch COVID-19, công ty được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit
thử bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay - chân - miệng, HPV… Việt Á tự giới
thiệu là cơng ty có kinh nghiệm 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử. Từ năm
2016 đến nay, Việt Á đã trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn như Bệnh
viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai…
Ngày 4 tháng 3 năm 2020, bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARSCoV-2 do Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp
7


nghiên cứu với ngân sách gần 19 tỷ đồng, sản xuất trở thành sản phẩm xét
nghiệm SARS-CoV-2 đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép
sử dụng tạm thời. Bộ kit giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia phát
triển được kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào thời điểm đó.
Trong giai đoạn thiếu hụt kit xét nghiệm toàn cầu, sản phẩm trên đã được
dùng cho lên đến 80% xét nghiệm tại Việt Nam. Đến tháng 12 năm 2021, công
ty đã cung ứng kit cho 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
2.2. Diễn biến vụ việc
Sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 của công ty Việt Á là kết quả của
nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia có tên đầy đủ là: "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh
phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019
(2019-nCoV)", mã số ĐTĐL.CN.29/20 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN). Tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỉ đồng. Thời
gian thực hiện theo hợp đồng đã ký kết là từ tháng 2-2020 đến tháng 7/2021.
Thời gian thực tế thực hiện là từ tháng 2/2020 đến tháng 10/2021 sau khi được
gia hạn. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ này là Học viện Quân y do PGS-TS Hồ Anh
Sơn làm Chủ nhiệm nhiệm vụ. Tham gia nhiệm vụ cịn có 16 thành viên khác
thuộc nhóm nghiên cứu, trong đó có 4 thành viên thuộc Cơng ty cổ phần Cơng
nghệ Việt Á. Ơng Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công
ty cổ phần công nghệ Việt Á, là thành viên nghiên cứu chính tham gia thực hiện
nhiệm vụ này. Việc chuyển giao kit được thực hiện gần như đồng thời giữa

nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp cho
việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch. Việt Á cũng được Hội đồng tư vấn
lựa chọn là đối tác nghiên cứu phát triển sản phẩm bởi đơn vị này có năng lực
sản xuất kit test.
Ngày 26/4/2020, Cổng thơng tin điện tử (TTĐT) của Bộ KH-CN đã công
bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận
8


đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Cụ
thể, Cổng TTĐT của Bộ KH-CN đăng tải: "Bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của
Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận". Trong đó nêu rõ:
"Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận bộ KIT xét nghiệm
Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao cho Học viện Quân y
và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất. WHO
đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL
0524-210-00". Tuy nhiên, ngày 20/10/2020, WHO công bố báo cáo công khai về
đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định bộ xét nghiệm Covid-19 của
Việt Á là: Not Accepted - Không được chấp nhận. Cụ thể, trong mục “Các ứng
dụng đã được đánh giá và không đáp ứng được các bằng chứng, tài liệu cần thiết
về độ an toàn, hiệu suất và/hoặc hệ thống quản lý chất lượng – xét nghiệm axit
nucleic SARS-CoV-2”, có tên sản phẩm “LightPower iVASARS‐CoV‐2 1stRT‐
rPCR Kit” của Công ty Công nghệ Việt Á, mang mã số EUL 0524‐210 ‐00.
“SARS‐CoV‐2 IVDs” là danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO dành cho các
chẩn đoán In vitro SARS-CoV-2; trong khi EUL là quy trình lập danh sách sử
dụng khẩn cấp của WHO. EUL sẽ như một tài liệu tham khảo, hỗ trợ các cơ quan
của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên trong việc chấp nhận sử dụng và
mua sắm các sản phẩm, dựa trên một bộ dữ liệu cần thiết về chất lượng, an tồn,
hiệu quả và hiệu suất có sẵn.
Cũng trong tháng 4/2020, Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành

kit test Covid-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Trước khi sản xuất thành công
bộ kit này, Việt Á cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit xét nghiệm
khác.  Khi chào hàng sản phẩm "hàng Việt Nam" của mình, Việt từng nói chi phí
sản xuất bộ kit đã được tài trợ nên giá 400.000-600.000 đồng/test. Giám đốc
công ty Việt Á cũng từng khẳng định: "Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục
vụ cho chính người dân của mình, vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người
9


dân". Nhưng thực tế lại khác, một năm sau đó, nhiều doanh nghiệp, người dân
phản ánh về việc loạn giá kit và chi phí xét nghiệm. 
Ngày 10/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành
khám xét khẩn cấp 16 địa điểm tại 08 địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải
Dương, Thừa Thiên – Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ, Nghệ An) và triệu
tập ghi lời khai trên 30 đối tượng có liên quan đến nghi ngờ “thổi giá” kit xét
nghiệm Covid-19 tại công ty Việt Á.
Ngày 17/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định
khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”
số 67/QĐ-CSKT-P9 xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC Hải Dương và các đơn vị,
địa phương liên quan. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối
với 07 đối tượng: Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám
đốc Cơng ty Việt Á); Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt Á); Hồ
Thị Thanh Thảo (Thủ quỹ Công ty Việt Á); Phan Tôn Noel Thảo (Trợ lý Tài
chính Cơng ty Việt Á); Trần Thị Hồng (Nhân viên Kinh doanh Công ty Việt Á);
Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương); Nguyễn Mạnh Cường (Kế toán
trưởng CDC Hải Dương). 
Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát
điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định, Lệnh nêu trên. Đồng thời,
phong tỏa, ngăn chặn, kê biên nhiều tài khoản, sổ tiết kiệm của Phan Quốc Việt
và các đối tượng thuộc Công ty Việt Á trị giá trên 320 tỷ đồng, 100.000 USD, 20

bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương
khác; 8 bất động sản của Phạm Duy Tuyến.
Trong ngày 20/12/2021, trên website của Bộ KH-CN (www.most.go.vn),
thông tin công bố đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế Anh
cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu cho bộ kit test của Việt Á đã bị gỡ bỏ.

10


Ngày 22/12/2021, Văn phịng Chính phủ có văn bản số 9373/VPCP-NC
truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xử
lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Cơng
ty Cổ phần Cơng nghệ Việt Á. Trong đó có nội dung: u cầu Bộ Cơng an chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều
tra, xác minh, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa
các đối tượng ra xét xử khách quan, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.
Chiều 28/12/2021, tại cuộc họp báo cuối năm của Bộ Công an, đại diện
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) đã thông
tin thêm về vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á. Theo kết quả điều tra bước đầu,
Phan Quốc Việt và các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt Công ty Việt Á khai nhận:
Quá trình kinh doanh và tiêu thụ bộ sinh phẩm nghiệm SARS-CoV-2 do Công ty
Việt Á sản xuất, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu của các địa phương trên cả
nước, sản phẩm thuộc danh mục được áp dụng hình thức Chỉ định thầu rút gọn
nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước
cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng. Sau đó, Việt thơng đồng
với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ Chỉ định thầu bằng cách Công ty
Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (Công ty liên doanh, Công ty con)
lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ
sơ, ký hợp đồng, thanh quyết tốn cho Cơng ty Việt Á theo giá do Công ty này
đưa ra, cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Đồng thời, để được giao cung

ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, tăng doanh thu lợi nhuận
và được tạo điều kiện trong việc hoàn thiện hồ sơ, thanh quyết tốn theo giá do
Cơng ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán
bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Cụ thể, để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngồi hợp đồng, Phan Quốc
Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí
11


nguyên vật liệu đầu vào rồi đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là
470.000 đồng/bộ sinh phẩm xét nghiệm. Sau đó Phan Quốc Việt đã thơng đồng
với lãnh đạo nhiều cơ sở y tế và đơn vị liên quan trên cả nước để hợp thức hồ sơ
chỉ định thầu nhằm mục đích được phép cung ứng kit xét nghiệm. Qua đó, Việt
Á đã bán sản phẩm đến 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng đã làm rõ được sai
phạm trong việc Công ty Việt Á bán các bộ sinh phẩm xét nghiệm cho CDC Hải
Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi
tiền % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương gần 30
tỷ đồng. 
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Cơng an cịn xác định một
số lãnh đạo, cán bộ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC Nghệ An)
và Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Dương (CDC Bình Dương) đã thông
đồng, cấu kết với Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan thuộc Công ty Việt
Á, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Công nghệ ứng dụng Việt Nam
(Công ty VNDAT) trong vụ nâng giá sinh phẩm xét nghiệm COVID-19; xác
định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa
học về sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và
trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời (theo Quyết định số 774/QĐBYT ngày 4-3-2020), cấp phép đăng ký lưu hành chính thức (theo Quyết định số
5071/QĐ-BYT ngày 4-12-22020) sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19, việc hiệp
thương giá sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế.

Ngày 31/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định
bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 30/QĐ-CSKT-P9 về các tội Đưa hối
lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đồng
thời, ra các Quyết định, thủ tục tố tụng, cụ thể như sau: 

12


Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Quốc Việt
(Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Vũ Đình Hiệp (Phó Tổng giám đốc Cơng ty
Việt Á) về tội Đưa hối lộ.
Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Duy Tuyến
(Giám đốc CDC Hải Dương) về tội Nhận hối lộ.
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn
đối với các đối tượng: Ông Nguyễn Minh Tuấn (Nguyên Vụ trưởng Vụ Trang
thiết bị & Cơng trình y tế, Bộ Y tế); Ơng Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch Tài chính, Bộ Y tế); Ông Trịnh Thanh Hùng (Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học
& Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học & Công nghệ) về tội Lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
với 9 đối tượng: Ông Nguyễn Văn Định (Giám đốc CDC Nghệ An); Bà Nguyễn
Thị Hồng Thắm (Kế Toán trưởng CDC Nghệ An); Nguyễn Thành Danh (Giám
đốc CDC Bình Dương); Trần Thanh Phong (Phó phịng Tài chính Kế tốn CDC
Bình Dương); Lê Thị Hồng Xun (ngun Phụ trách Phịng Thí nghiệm CDC
Bình Dương); Tiêu Quốc Cường (Kế tốn trưởng, Phó phịng tài chính Sở Y tế
Bình Dương); Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty VNDAT); Nguyễn Thị
Thuý (nhân viên kinh doanh Công ty VNDAT); Lê Trung Nguyên (Giám đốc
Vùng Công ty Việt Á) về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng.
Ngày 7/1, Trung tướng Tơ Ân Xơ, Chánh Văn phịng, Người Phát ngơn

Bộ Công an đã cung cấp thêm những thông tin mới về kết quả điều tra vụ án xảy
ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên
quan. Theo lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt, Việt đã “bắt tay” với các đối
tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong

13


vụ này là trên 500 tỷ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là
gần 800 tỷ đồng.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
xác định: Ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang đã có hành vi thơng
đồng, cấu kết với ơng Phan Huy Văn, Giám đốc Cơng ty Phan Anh (có trụ sở tại
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang); Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty
Việt Á và các đối tượng liên quan vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu khi tổ
chức đấu thầu mua Kit xét nghiệm COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất, tổng
giá trị hơn 148,310 tỷ đồng.
Ông Phan Huy Văn và bà Phan Thị Khánh Vân (chị ruột Phan Huy Văn)
còn thỏa thuận, nhận trên 44 tỷ đồng tiền % ngoài hợp đồng do Công ty Việt Á
chuyển, Phan Thị Khánh Vân đã chi một phần tiền cho ông Lâm Văn Tuấn,
Giám đốc CDC Bắc Giang. 
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 21/1/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ
Công an đã ra các Quyết định, Lệnh:
Quyết định khởi tố bị can số 19, 20, 21/QĐ- CSKT-P9, Lệnh bắt bị can để
tạm giam số 07, 08, 09/L-CSKT-P9 đối với: Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc
Giang; Phan Huy Văn, Giám đốc Công ty Phan Anh; Phan Thị Khánh Vân, kinh
doanh tự do (chị ruột Phan Huy Văn) về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng".
Lệnh khám xét số 03, 04/L-CSKT-P9 đối với: Lâm Văn Tuấn, Giám đốc
CDC Bắc Giang; Phan Huy Văn, Giám đốc Công ty Phan Anh.

Đến nay, hoạt động sản xuất kit xét nghiệm của công ty Việt Á vẫn gặp
phải nhiều nghi vấn. Vì cơng ty chỉ có một cơ sở duy nhất với diện tích hơn chục
mét vng sao có thể sản xuất được số lượng kit lớn đến vậy. Tuy nhiên đến tối
20/1/2022, Tổng cục Hải quan (TCHQ) cho biết thông tin về hoạt động nhập
khẩu của cơng ty Việt Á, qua đó cũng bắt đầu trả lời cho câu hỏi năng lực SX bộ
14


kit của cơng ty này. Theo đó, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Á trong 5
năm (2017-2021) gồm bộ thành phẩm que thử test nhanh xét nghiệm định tính
kháng nguyên virus SARS-CoV-2. Từ tháng 9 đến tháng 12/2021, mặt hàng
thành phẩm là que thử test nhanh xét nghiệm định tính kháng nguyên virus
SARS-CoV-2 chủng loại Novel Coronavirus 2019-nCoV Antigen Test
(Colloidal Gold) mới 100% được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc là 3 triệu
que, giá khai báo 0,955 USD/que (khoảng 21.560 đồng/que thử), với tổng trị giá
64,68 tỷ đồng. Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Việt Á trong 5 năm 20172021 là 286 tỷ đồng; trong đó que test nhanh thành phẩm, hóa chất, chất thử,
chất chuẩn dùng trong phịng thí nghiệm là 162 tỷ và 123 tỷ đồng máy móc, thiết
bị các loại phục vụ việc xét nghiệm, nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. Như
vậy có thể ngầm hiểu rằng cơng ty chỉ đem các hóa chất và các sản phẩm có sẵn
để sản xuất ra một sản phẩm “made in Vietnam”.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Phân tích, nhận xét
Hành vi của Việt Á không chỉ là hành vi vi phạm vấn đề đạo đức trong
kinh doanh mà còn vi phạm pháp luật. Vì lợi nhuận và lịng tham cá nhân của
những người đứng đầu, Việt Á và các đối tượng liên quan đã sẵn sàng chà đạp
lợi ích của cộng đồng và xã hội. Có thể nhận thấy Việt Á chưa phải là doanh
nghiệp coi trọng đạo đức kinh doanh vì trước khi bị phát giác về việc nâng
khống giá bộ kit xét nghiệm, công ty cũng đã từng có nhiều sai phạm liên quan
tới lao động và nguyên vật liệu, nhưng tới vụ việc lần này đã đạt tới đỉnh điểm
của sự thiếu đạo đức trong kinh doanh, đặc biệt là đạo đức của ngành dịch vụ y

tế trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Việt Á đã tiếp tay cho những hành vi
vô cảm, trục lợi mùa dịch mà bất chấp sự an toàn của cộng đồng xảy ra vừa qua
như găm khẩu trang để bán giá cao, sản xuất thuốc và khẩu trang kém chất
lượng, tăng giá hàng hóa mùa dịch…
15


Hành động của Việt Á đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và chuẩn
mực của đạo đức kinh doanh:
3.1.1. Tính trung thực
Trong khi cả nước đang chung tay chống dịch COVID-19 với tinh thần
"chống dịch như chống giặc"; trong khi nhiều người dân sẵn sàng "nhường cơm
sẻ áo" với người nghèo bị ảnh hưởng vì dịch COVID-19 và trong khi nhiều cán
bộ, chiến sĩ công an, bộ đội, bác sĩ… hi sinh quyền lợi bản thân, lao lên tuyến
đầu chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho người dân thì lại có những cá nhân tranh
thủ lúc khó khăn để kiếm thêm lợi nhuận. Như hành động của Việt Á, có thể
khẳng định hành động nâng khống giá kit test của công ty là một hành động gian
dối, xảo trá với thủ đoạn tinh vi, chà đạp lên lòng tin của nhân dân, lợi dụng tình
hình dịch bệnh căng thẳng để trục lợi bất chính. Cụ thể cơng ty đã lợi dụng tính
cấp bách về nhu cầu test covid tại các địa phương trên cả nước, khi mà đây đang
là sản phẩm thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên
ông Việt đã thông đồng với lãnh đạo CDC các tỉnh và các bệnh viện sử dụng
công ty liên danh, công ty con “ma” để làm hồ sơ chào hàng sản phẩm, khống
các báo giá nguyên vật liệu nhắm đưa ra giá thành cao hơn nhiều so với giá
thành sản xuất thật.
Không dừng lại ở đó, theo như chỉ định ban đầu, đây là một dự án nghiên
cứu khoa học cấp quốc gia được nhà nước chi gần 19 tỉ đồng tiền ngân sách để
hỗ trợ quá trình nghiên cứu phát minh ra bộ kit này. thế nhưng khi sự việc vỡ lở,
trong quá trình điều tra, cơ quan cơng an phát hiện ra toàn bộ những nguyên vật
liệu như que test, chất thử, hóa chất, dụng cụ phục vụ xét nghiệm đều được Việt

Á nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ. Đây chẳng phải là hoạt động lừa dối tất
cả các bộ ban ngành, phụ lòng mong đợi và những lời tán thưởng của người dân
hay sao. 

16


Hành vi trục lợi, lợi dụng những người khó khăn trong thời điểm dịch bệnh có
thể xảy ra bất kỳ lúc nào, tại bất kỳ quốc gia nào và trong cơn bấn loạn, ai cũng
có thể trở thành nạn nhân. Tình hình càng khó khăn, phức tạp, “nước càng đục”,
thì xuất hiện càng nhiều “con cò” cơ hội, dùng mọi thủ đoạn kiếm tiền trên nỗi
đau của đồng loại. Nhẹ thì chỉ là hành vì lừa đảo tiền bạc, nặng thì có thể gây
mất mạng người.
3.1.2. Kinh doanh gắn với lợi ích của cộng đồng, xã hội
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế - xã hội và tác
động tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Hơn hai năm qua, toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân ta đã dốc sức, dốc lòng, cùng nhau phòng, chống và đẩy lùi dịch
bệnh. Rất nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đã tự nguyện đóng góp hàng chục
nghìn tỷ đồng, hàng trăm nghìn tấn lương thực, thực phẩm và nhiều thứ khác để
mua vaccine ngừa Covid-19, mua trang thiết bị y tế, hỗ trợ an sinh xã hội. Trong
thời gian giãn cách xã hội cao điểm tại các tỉnh, thành phố phía Nam, đời sống
của người dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vậy mà Cơng ty Việt Á và các
đồng phạm đã bất chấp sự khó khăn của đất nước, của các địa phương, bất chấp
nỗi khổ của đồng chí, đồng bào, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Đây được coi
như là một tội ác đối với đất nước và nhân dân. Hành vi của họ gây hại và làm
xáo trộn xã hội, làm dư luận hoang mang, cản trở nỗ lực chống dịch bệnh. Đó là
hành vi bất nhân, vơ cảm, đáng bị trừng phạt nặng.
Vấn đề thứ nhất, việc nâng khống giá ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của
doanh nghiệp và người dân - những người mua và sử dụng bộ kit của Việt Á:
Xét việc ảnh hưởng tới lợi ích của người dân, việc đội giá bất thường làm

ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là đối với các gia đình có người ốm
đau, bệnh tật, gây dư luận bức xúc trong xã hội.
Dịch vụ y tế không phải là thị trường tự do, không chịu tác động của cung
và cầu, giá của thiết bị, sinh phẩm y tế phụ thuộc vào người cung ứng. Điều này
17


đòi hỏi lương tâm và đạo đức của người cung cấp dịch vụ y tế để có thể đưa ra
những sản phẩm chất lượng, để người dân đặt niềm tin vào những thứ liên quan
trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của họ. Việt Á đã lợi dụng điều này và lợi
dụng hoạt động mua sắm công để ép người mua sử dụng bộ kit với giá cả vượt
gấp quá nhiều lần so với giá trị thực, coi thường niềm tin của nhân dân, vi phạm
nghiêm trọng đạo đức ngành dịch vụ y tế. Bởi lợi ích có được từ việc kinh doanh
bất chính đó được đánh đổi bằng sự mất mát, nỗi đau của người khác, trong đó,
có nhiều người nghèo, người gặp khó khăn thì đó khơng chỉ là sự vơ cảm hay bất
nhẫn mà cịn là bất nhân, bất nghĩa. 
Việc lợi dụng dịch bệnh để kiếm lời là sai phạm về đạo lý, có thể coi là tội
ác trong kinh doanh. Bởi lẽ, một vụ giết người, có thể gây ra cái chết của một hai
người…và thủ phạm dưới bàn tay nghiệp vụ của cơ quan điều tra, có thể điểm
mặt chỉ tên. Nhưng việc kinh doanh trên nỗi đau của đồng bào trực tiếp đẩy
người dân vào tình cảnh khốn đốn, nhất là cho các gia đình khó khăn có bệnh
nhân mắc Covid-19; gây ra những hệ lụy không chỉ về kinh tế, mà hơn hết là trên
tình cảnh khó khăn, trên nỗi đau của người bệnh.
Với quy mô sai phạm lên tới 62/63 tỉnh thành trên cả nước, thật khó có thể
thống kê và hình dung hết được đã bao doanh nghiệp/người dân đã phải bỏ
những đồng tiền quý giá của họ trong thời kỳ đại dịch khó khăn để chi trả cho
những khoản giá khống này. Hành động của Việt Á là hành động kiếm lời trên
sức khỏe, trên sự khốn khổ của người dân. 
Xét trên lợi ích ở quy mơ doanh nghiệp, trong khoảng thời gian thực hiện
mơ hình "3 tại chỗ", phải thường xuyên xét nghiệm để duy trì sản xuất, các

doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long khi biết đến
việc "thổi giá" bộ xét nghiệm và thấy "khủng khiếp". Nếu nhập bộ kit xét
nghiệm với giá rẻ chắc chắn có thể xét nghiệm được nhiều hơn.

18


Ông Võ Văn Phục (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt
Nam, Sóc Trăng) chia sẻ: “Cơng ty tơi có mua của Cơng ty Việt Á 5.280 bộ xét
nghiệm với số tiền gần 2,2 tỉ đồng. Trong đó, tơi đã tặng CDC tỉnh Sóc Trăng
2.112 bộ. Tơi có đề nghị giảm giá nhưng họ nói 470.000 đồng là giá do Bộ Y tế
quy định.
Sau khi biết Việt Á "thổi giá" cao hơn giá thị trường, tôi đã làm đơn đề
nghị Bộ Công an yêu cầu Việt Á phải trả lại phần chênh lệch cho công ty. Tôi
vẫn biết việc đòi lại được số tiền này sẽ gian nan, nhưng khơng bỏ cuộc.”
Thay vì bán đúng giá, lời vừa phải, Việt Á đã "thổi giá" trên trời. Chính
việc "thổi giá" này khơng chỉ bóp chết doanh nghiệp mà còn cản trở, ảnh hưởng
đến thành quả phòng chống dịch. Nếu mua được bộ xét nghiệm giá rẻ, tần suất
tầm sốt sẽ dày hơn, nhiều cơng nhân được kiểm tra, sớm phát hiện và ngăn chặn
dịch bệnh tốt hơn. Thời điểm dịch bệnh dầu sơi lửa bỏng, địi hỏi phải xét
nghiệm cho công nhân nên nhu cầu mua bộ xét nghiệm rất lớn. Trong khi đó, số
doanh nghiệp được cấp phép cung cấp đếm trên đầu ngón tay. Do vậy, rất nhiều
doanh nghiệp trên cả nước trở thành "khách hàng" của Việt Á. Chi phí của các
doanh nghiệp bỏ ra hàng tháng khơng hề nhỏ, con số có thể lên tới hàng trăm,
hàng tỉ đồng. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh buộc phải thực hiện mơ hình "3
tại chỗ" các cơng ty chỉ cầm cự để duy trì sản xuất chứ không đạt công suất và
hiệu quả. Vậy mà trong lúc người dân, doanh nghiệp khó khăn lại có những kẻ
tham lam trục lợi về túi mình.
Vấn đề thứ hai, hành động kinh doanh của Việt Á công ty Việt Á ban đầu
được giao ngân sách hơn 19 tỉ đồng để nghiên cứu sản xuất bộ kit real-time RTPCR:

Tuy nhiên khi sự việc bị phát giác, các cơ quan điều tra đến cơ sở sản xuất
được cho là của Việt Á thì phát hiện xưởng sản xuất khơng đảm bảo một yếu tố
nào về quy trình, kiểm sốt, ... Và những bộ kit xét nghiệm lại được Việt Á nhập
19


từ Trung Quốc. Điều này gây ra sự hoang mang của người dân và các cơ sở y tế
về chất lượng thực sự của các bộ kit xét nghiệm được mua từ công ty Việt Á. 
Trong y khoa, kit/test xét nghiệm khơng đảm bảo chất lượng rất nguy hiểm, bỏ
sót những người nhiễm Covid-19 thật (kết quả âm tính) thì từ đó sẽ dẫn đến lây
nhiễm cộng đồng. Cịn nếu người đó khơng mắc Covid-19 mà xét nghiệm dương
tính, bắt họ cách ly, sẽ dễ bị lây nhiễm chéo. Đó là chưa tính đến tốn kém ngân
sách khổng lồ bởi xài test không chất lượng. Điều này tác động tiêu cực tới cơng
tác phịng chống dịch của cả nước, đạp đổ cơng sức của tồn bộ hệ thống chính
trị, y tế cùng nỗ lực của người dân để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Có thể thấy, việc bất chấp đúng sai để lưu hành, trục lợi từ những sản
phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định có thể gây hậu quả không nhỏ,
đặc biệt là những sản phẩm liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Việc
lợi dụng dịch bệnh, lợi dụng sự sợ hãi của người dân và bất chấp những cố gắng
của các cơ quan chức năng trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh phải được coi
là tội ác.
Hành vi thổi giá của Việt Á không bảo đảm nguyên tắc chống dịch. Trong hoạt
động y tế cộng đồng, vai trị, hình ảnh của người chăm sóc sức khỏe nhân dân
đang là tấm gương tốt, là hình mẫu. Trong khi đó, sự việc xảy ra như trên làm
suy giảm nghiêm trọng niềm tin của quần chúng vào những người đứng đầu
cơng tác phịng chống dịch của địa phương cũng như mất niềm tin vào cán bộ
ngành y tế.
3.2. Bài học kinh nghiệm
3.2.1. Bài học cho các cơ quan, tổ chức
Xã hội luôn luôn tồn tại 2 mặt sáng tối, không tồn tại một xã hội nào tồn

bộ con người, doanh nghiệp, ... đều có văn hóa và đạo đức cao. Thiết lập bộ máy
nhà nước, có luật pháp và quy định là những cơng cụ kìm hãm và giảm thiểu mặt
tối của xã hội, không thể xóa bỏ được chúng. Và trong vụ việc doanh nghiệp
20


Việt Á gần đây, rõ ràng các công cụ này đã hoạt động không hiệu quả, gây ra
những hậu quả và hệ lụy to lớn cho xã hội. 
Các bước hoạt động và quy định theo lý thuyết rất rõ ràng, cụ thể thời gian
thực hiện theo hợp đồng giữa Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần
Công nghệ Việt Á nghiên cứu sản xuất test kit đã ký kết thực hiện từ tháng
2.2020 đến tháng 7.2021. Thời gian thực tế thực hiện từ tháng 2.2020 đến tháng
10.2021 sau khi được gia hạn đến tháng 10.2021, thời gian nghiệm thu là tháng
12.2021. Tuy nhiên, đã có sự tắc trách và lợi ích nhóm trong giám sát, đã khiến
lộ trình trên khơng được diễn ra. Thực tế, hợp đồng ký tháng 2.2020, nhưng ngày
4.3.2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục
hai sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2). Trong
1 tháng hoàn thành đề án nghiên cứu quan trọng thật sự quá thần tốc. Hoạt động
nghiệm thu, đánh giá đến nay vẫn chưa triển khai. Ngoài ra, sự gian dối trong
thông tin vô cùng nghiêm trọng khi Cổng TTĐT của Bộ KH-CN đăng tải: "Bộ
KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới
chấp thuận". Trong đó nêu rõ: "Ngày 24-4, Tổ chức Y tế thế giới đã chấp thuận
bộ KIT xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam do Bộ Khoa học - Công nghệ giao
cho Học viện Quân y và Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên
cứu và sản xuất. WHO đã đánh giá bộ kit theo quy trình danh sách khẩn cấp
(EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00". Trong khi đó, ngày 20-10-2020, WHO
cơng bố báo cáo cơng khai về đánh giá sử dụng khẩn cấp của WHO thẩm định
bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là: Not Accepted - Khơng được chấp nhận.
Chưa kể, tổng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ khoa học này là 18,98 tỉ đồng,
được chi từ ngân sách sự nghiệp khoa học nhưng lại chuyển cho Công ty Việt Á

kinh doanh. Tiền ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu đã bị chuyển giao cho 1
doanh nghiệp để kinh doanh thu lời. 

21


Từ các sự kiện trên, ta có thể thấy việc thực hiện nghiên cứu là kịp thời và
nhanh chóng khi ngay từ tháng 2/2020 đã có các hoạt động nghiên cứu test kit,
thời gian nghiên cứu 20 tháng là hợp lý và có quy định về thời gian nghiệm thu.
Tuy nhiên, chính vì tồn tại các nhóm lợi ích, khả năng quản lý thanh tra cũng
như khảo sát năng lực doanh nghiệp hợp tác yếu kém đã dẫn đến đại án Việt Á.
Từ sự kiện trên, chúng ta đã có rất nhiều bài học trong công tác quản lý xã hội:
+ Các hoạt động giữa các bộ ngành cần minh bạch và giám sát chặt chẽ
nhau, tránh trường hợp thông đồng, chia sẻ lợi ích, giấu diếm. Điển hình trong sự
việc trên là hành động thông đồng và bao che giữa Bộ Y tế và Bộ KH-CN
+ Đẩy mạnh công tác thanh tra, quản lý. Nếu công tác thanh tra quản lý
hiệu quả, việc hợp tác với 1 doanh nghiệp mập mờ trong dịng vốn như Việt Á là
khơng thể xảy ra, khi công ty Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á)
được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại TP.HCM, với vốn đăng ký thành
lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng, nhưng sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin
doanh nghiệp, Công ty Việt Á có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng vào tháng 102017. Chưa kể các bước thực hiện thực tế đã sai lệch so với hợp đồng nghiên
cứu.
+ Triệt phá những nhóm lợi ích, bắt giam và trừng trị những người tham
nhũng, nhận hối lộ làm thất thoát ngân sách nhà nước.
+ Đẩy mạnh công tác tư tưởng và giáo dục xã hội, tăng tính minh bạch và
trí thức cho cộng đồng, xã hội. 
3.2.2. Bài học cho các doanh nghiệp
Kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm cộng đồng, xã hội. Ở trong lĩnh
vực kinh doanh, động lực trách nhiệm xã hội song hành với động lực kinh tế tài
chính chính là biểu hiện căn bản cho quá trình hài hịa hóa nói trên, thậm chí, có

nơi chốn và thời điểm động lực trách nhiệm xã hội có thể và cần thiết trở thành
động lực mang tính dẫn dắt. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là một
22


×