Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiềm năng sử dụng PBHC từ nguồn chất thải chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 17 trang )

TIỀM NĂNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ NGUỒN CHẤT THẢI
CHĂN NUÔI BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH
NCS, Th.S. Bùi Thị Hồng Hà
TĨM TẮT
Cộng đồng khoa học trong và ngồi nước đã chỉ rõ nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nam là từ trồng trọt và chăn nuôi.
Hiện nay là chất thải chăn ni là một trong những nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm
môi trường không khí, nước. Hàng năm, lượng chất thải chăn nuôi từ gia súc, gia
cầm được thải ra vơ cùng lớn, trong đó mới chỉ có một phần nhỏ các trang trại chăn
nuôi thực hiện khử mùi chuồng trại và khoảng 20% chất thải được khai thác sử
dụng hiệu quả vào các mục đích khác nhau như làm khí sinh học, phân bón,… Chất
thải chăn ni có hàm lượng chất hữu cơ, các nguyên tố khoáng đa lượng khá cao
và có cả các chất trung , vi lượng – là nguồn nguyên liệu có giá trị tiềm năng rất lớn
để sản xuất phân hữu cơ nếu được được quản lý, sử dụng hiệu quả. Việc sử dụng
chế phẩm vi sinh trong khử mùi khu vực chuồng trại và xử lý phế thải chăn nuôi
vừa hạn chế ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn vừa rút ngắn thời gian ủ
phân đồng thời nâng cao chất lượng phân ủ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi tạo ra một lượng lớn chất thải có chứa các chất dinh dưỡng,
chất hữu cơ, kim loại nặng và mầm bệnh. Sử dụng chất thải chăn ni bón trả lại
đất góp phần tái chế chất dinh dưỡng, tăng chất hữu cơ của đất và cải thiện điều
kiện vật lý của đất. Mặt khác, các vật liệu nguy hiểm như kim loại nặng và mầm
bệnhtrong chất thải chăn ni có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường [1].
Sự gia tăng các trang trại chăn nuôi ở nhiều địa phương trong thời gian gần đây
dẫn đến một lượng lớn chất thải chăn nuôi được thải ra môi trường. Vấn đề đặt ra là
1


với khoảng 85 triệu tấn chất thải rắn từ phân lợn, trâu bị, gia cầm, trong đó mới có
20% chất thải được khai thác sử dụng vào các mục đích khác nhau như làm khí
sinh học, phân bón, … cịn lại đa phần chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, sẽ


tạo nguy cơ về ô nhiễm môi trường (Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và
PTNT năm 2017). Chất thải chăn ni có chứa nhiều ngun tố đa, trung, vi lượng
– là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất phân bón.
Như vậy, tiềm năng sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp đặc biệt là nguồn
phế thải chăn nuôi của Việt Nam là rất lớn, song thực tế sử dụng chúng để giảm ô
nhiễm môi trường và tự sản xuất phân bón hữu cơ tạo thu nhập cho nơng dân cịn
rất hạn chế.
Trong phạm vi bài viết, tác giả xin trình bày một số phần: i) Hiện trạng và tiềm
năng sử dụng nguồn phế thải chăn nuôi ở Việt Nam; ii) Sự phân giải một số hợp
chất cao phân tử do vi sinh vật; iii) Ứng dụng khả năng phân giải hợp chất hữu cơ
của một số chủng vi sinh vật; iv) Kết quả sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV trong
xử lý môi trường chăn nuôi; v) Kết luận và kiến nghị.
1. Hiện trạng và tiềm năng sử dụng nguồn phế thải chăn nuôi ở Việt Nam
Tác giả đã tham khả các tài liệu sau để đánh giá hiện trạng và tiềm năng sử
dụng nguồn phế thải chăn nuôi tại Việt Nam: 1) Báo cáo của Tổ chức Nông Lương
thế giới (FAO); 2) Báo cáo của Dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP)
năm 2015; 3) Một số dự án, tài liệu chuyên ngành khác.
1.1. Hiện trạng sử dụng nguồn phế thải chăn nuôi
Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nam là từ trồng trọt và chăn nuôi.
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO, chất thải của gia súc toàn
cầu là ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng
hấp thụ năng lượng mặt trời cao nhất, gấp 296 lần so với khí CO2. Cùng với các
loại khí khác như CO2, CH4, …gây lên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Ơ
2


nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất
thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc gia cầm chết được chôn lấp, tiêu hủy không
đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia

súc cho thấy: tổng số vi khuẩn trong khơng khí ở chuồng ni cao gấp 30 – 40 lần
so với khơng khí bên ngồi. Các chất thải chăn ni gây ơ nhiễm mơi trường do vi
sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) là đặc biệt nguy hiểm, vì nó sẽ làm phát sinh
các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm,…
Những năm gần đây, chăn nuôi là lĩnh vực được các địa phương rất chú trọng
phát triển. Tuy nhiên, do quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa tốt, người dân tự
mở rộng quy mô những lại thiếu quan tâm đến cơng trình xử lý chất thải nên chất
thải chăn nuôi ở nhiều nơi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, tiềm ẩn nguy
cơ cao về ơ nhiễm mơi trường.
Theo tính tốn thì lượng chất thải rắn trung bình mà các vật ni có thể thải ra
(kg/con/ngày) là bò 10 kg, trâu 15 kg, lợn 2 kg, … Ngồi phân khơ, thức ăn thừa
cịn thải ra môi trường chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng
trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn và khoảng 80% chất thải lỏng được
xả thẳng ra môi trường hoặc sử dụng không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến tháng 4/2017, tổng đàn gia súc gia
cầm tập trung của Việt Nam có 2.519.411 con trâu; 5.496.557 con bò;28.312.083
con lợn và 341.892.000 con gia cầm và ước tính thải ra khoảng 85 triệu tấn chất
thải rắn (trâu 13 triệu tấn; bò 20 triệu tấn; lợn 26 triệu tấn; gia cầm 26 triệu tấn),
trong đó mới chỉ có khoảng 20% chất thải được khai thác, sử dụng có hiệu quả [2].
Theo thống kê về biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của 55/63 tỉnh, thành năm
2013 cho thấy: Trong tổng số 12.427 trang trại điều tra có 729 trang trại làm đệm
lót (6,37%), 3.950 trang trại sử dụng biogas (31.79%), 235 trang trại áp dụng ủ
compost (1,89%), 6.694 trang trại bán phân ra ngoài (25,615), áp dụng biện pháp
khác có 270 trang trại (2,17%) và số trang trại chưa áp dụng biện pháp xử lý nào là
781 trang trại (6,28%). Cũng theo kết quả tổng hợp này, trong tổng số 5,6 triệu hộ
3


chăn ni có 1,08% số hộ áp dụng đệm lót sinh học , 4,08% số hộ áp dụng biogas,

6,15% số hộ ủ phân và 37,28% số hộ chưa áp dụng biện pháp xử lý chất thải.
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi năm 2013 cho thấy: tỷ lệ lượng chất thải sử
dụng cho khí sinh học thấp (3,7%), tỷ lệ phân ủ compost cao hơn (10%), tỷ lệ phân
không qua xử lý (sử dụng trực tiếp) rất cao (khoảng 60%), tỷ lệ sử dụng các hình
thức khác như xả ra ao, mương, kênh, rạch khá cao (khoảng gần 20%).
Ở một số địa phương tuy đã có những biện pháp xử lý làm giảm mùi hôi
chuồng trại cũng như xử lý ủ làm phân bón nhưng tỷ lệ được xử lý (qua khí sinh
học hay ủ compost) cịn rất thấp (chỉ đạt 13,7%), phần còn lại khoảng gần 16 triệu
tấn phân (86,3%) và khoảng 7,2 triệu m 3dùng bón trực tiếp ra đồng ruộng hoặc xả
vào kênh, mương, ao, hồ. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật
tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng [5].
Tóm lại, chăn ni phát triển có thể cũng sẽ tạo ra những rủi ro cho môi trường
sinh thái và là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên nếu vẫn đề môi
trường chăn nuôi không được quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, phát triển chăn nuôi sẽ vẫn là sinh kế cho nhiều người
dân. Do vậy, vấn đề đặt ra là phát triển chăn nuôi nhưng phải bền vững để hạn chế
tối đa mức độ gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời có những biện
pháp xử lý chất thải chăn ni hiệu quả, mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cho
chính người dân.
1.2. Tiềm năng sử dụng chất thải chăn nuôi
a.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong chất thải chăn nuôi
Dinh dưỡng trong phân chuồng tươi (phân lợn, gà, trâu, bò, …) chủ yếu nằm
dưới dạng các hợp chất hữu cơ cây trồng khó có thể hấp thụ được. Từ ngày xưa
người dân đã có kinh nghiệm xử lý phân chuồng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ
phân tử lớn thành các chất vô cơ phân tử nhỏ hơn và chất khống dễ tiêu trước khi
đưa ra bón trực tiếp cho cây trồng. Nguyên lý của quá trình ủ phân chuồng là dưới
tác động của các vi sinh vật hiếu khí và yếm khí, các chất hữu cơ phân tử lớn sẽ
chuyển thành các chất hữu cơ phân tử nhỏ, các chất khống khó tiêu thành các chất
dễ tiêu.
4



Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, giá trị và chất lượng của một số chất thải rắn
trong chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, ni dưỡng, chất liệu độn
chuồng và cách ủ phân.
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng.
Đơn vị: %

Loại phân
Lợn
Trâu bị
Ngựa

Vịt

H2O
82,0
83,1
75,7
56,0
56,0

N
0,80
0,29
0,44
1,63
1,00

P2O5

0,41
0,17
0,35
1,54
1,40

K2O
0,26
1,00
0,35
0,85
0,62

CaO
0,09
0,35
0,15
2,40
1,70

MgO
0,10
0,13
0,12
0,74
0,35

Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như
sau:
Bo: 5 – 200 g; Mn: 500 – 2.000 g; Co: 2 – 10 g

Cu: 50- 150 g; Zn: 200 – 1.000 g; Mo: 2 - 25 g
Và một số nguyên tố khác.
Như vậy, có thể thấy chất thải chăn ni là nguồn nguyên liệu quý có thể tái sử
dụng để sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp cho sản xuất nơng nghiệp. Mặt khác
phân hữu cơ là một lựa chọn thân thiện với mơi trường và kinh tế [3].
b.
Lợi ích kinh tế và môi trường khi sử dụng chất thải chăn nuôi
Hàng năm Việt Nam bỏ ra khoảng 4 tỷ USD cho phân bón hóa học (trong đó, 2
tỷ USD sản xuất trong nước và 2 tỷ USD nhập khẩu). Mặt khác, Việt Nam có tiềm
năng sản xuất phân bón hữu cơ sinh học rất lớn từ chất thải chăn nuôi (hơn 80 triệu
tấn chất thải chăn nuôi/ năm) nên nếu có thể thay thế một phần phân bón hóa học
bằng phân hữu cơ sinh học thì sẽ tiết kiệm được tiền nhập khẩu phân bón hóa học
hàng năm. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sử dụng chất thải chăn ni cịn giúp tiết
kiệm được khoản kinh phí cho xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi [4].
Theo báo cáo của Dự án hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP) năm 2015,
khi sử dụng 8 tấn phụ phẩm trồng trọt và 3 tấn chất thải chăn nuôi kết hợp vưới 3
tấn phụ phẩm khí sinh học thì sẽ sản xuất được 5 tấn phân ủ compost. Nếu sử dụng
lượng phụ phẩm nơng nghiệp này để sản xuất phân bón hữu cơ thì tiềm năng sản
5


xuất được hơn 20 triệu tấn phân ủ compost. Với giá phân ủ compost hiện nay là
khoảng 2,5 triệu đồng/tấn sẽ thu được hơn 50 nghìn tỷ đồng.
2. Sự phân giải một số hợp chất hữu cơ cao phân tử do vi sinh vật
2.1. Sự phân giải hợp chất cacbon
Hợp chất cacbon tồn tại trong chất thải chăn nuôi chủ yếu là cellulose.
Cellulose là một glucan mạch thẳng gồm 8.000 – 12.000 phân tử glucose, nối với
nhau qua liên kết β-1,4 glucozit. Các sợi cellulose cạnh nhau xếp song song gắn với
nhau nhờ liên kết hydro giữa các nhóm –OH của chúng.
Việc thủy phân cellulose có thể thực hiện bằng phương pháp hóa học hoặc sinh

học. Phương pháp hóa học địi hỏi trang thiết bị tốn kém và khó thu được sản phẩm
tinh khiết, do vậy hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó, vi sinh vật sinh trưởng
nhanh, ni cây dễ, sinh enzyme đặc hiện nên có thể thu được sản phẩm tinh khiết
ngay ở nhiệt độ và áp suất thường. Theo hướng này, trước hết cellulose đượcc thủy
phân thanh glucose, rồi từ glucose có thể làm thức ăn cho người, gia súc hoặc lên
men tạo thành các dung mơi, chất dẻo và cồn.
Enzyme thực hiện q trình phân giải cellulose là cellulase. Các vi sinh vật có
khả năng phân giải cellulose như: Nhóm vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas,
Cellulomonas,…; Nhóm xạ khuẩn: Streptomyces, Actinomyces, Micromonospora,
…; Nhóm nấm: Trichoderma viride, Penicillium pinophinum,…
2.2. Sự phân giải hợp chất nitơ
Các protein phức tạp được vi sinh vật phân giải thành các axit amin nhờ
enzyme protease, q trình này diễn ra bên ngồi tế bào.
Vi sinh vật hấp thụ axit amin và phân giải tiếp tạo ra năng lượng.
Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ thì vi sinh vật sẽ khử axit amin, sử
dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon.
Enzyem thực hiện quá trình phân giải protein là protease. Các vi sinh vật có khả
năng sinh enzyme protease như: Nhóm vi khuẩn có Bacillus mesentericus, B.
subtilis; Nhóm nấm mốc Aspergillus. oryzae, A. flavus; Nhóm xạ khuẩn
Streptomyces fradiae, S. griseus, S. rimosus; …
3. Ứng dụng khả năng phân giải hợp chất hữu cơ của một số chủng vi sinh vật

6


Các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ được ứng dụng rất
nhiều trong đời sống dưới dạng các chế phẩm vi sinh hay chế phẩm sinh học nói
chung (probiotic). Một tập hợp các chủng vi sinh vật với những khả năng khác
nhau được kết hợp với nhau tạo ra một loại chế phẩm sinh học đa cơng dụng.
Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học hiện có trên thị

trường với mục đích xử lý mơi trường chăn ni. Tuy nhiên, Phịng Vi sinh nơng
nghiệp – Trung tâm Nơng nghiệp hữu cơ, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tìm
hiểu, lựa chọn và phát triển ứng dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV tại nhiều mơ hình
mẫu với mục đích xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Giới thiệu về phẩm vi sinh EMUNIV: là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu bản
chất vi sinh vật trong chế phẩm EM và nghiên cứu sản xuất EM tại Việt Nam” - Đề
tài đặc biệt EM/KHCN năm 1997-2000.
Thành phần chế phẩm: là tập hợp các vi sinh vật được chọn lọc kỹ gồm 7
chủng vi sinh vật như sau:
+ Bacillus subtilis và Bacillus lichemiformis: có khả sinh các Enzyme phân
giải các chất hữu cơ bao gồm: cellulase phân giải cellulose, amylase phân giải tinh
bột, protease phân giải protein.
+ Bacillus megaterium : có khả năng chuyển hóa phophat khó tan thành dễ
tan, đồng thời sinh chất kháng sinh chống vi khuẩn gây bệnh héo lá (Ralstonia
celanacearum), và chống nấm gây bệnh thối cổ rễ (Fusarium oxysporum) đồng thời
sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật (IAA – acid indol acetic)
+ Lactobacillus plantarum và Lactobacillus acidophilus: có khả năng sinh
acid lactic và bacteriocin, cạnh tranh và gây ức chế sinh trưởng của một số vi khuẩn
gây bệnh
+ Streptomyces sp: có khả năng sinh enzyme cellulace phân giải cellulose
mạnh và chất kháng sinh chống một số nấm gây bệnh thực vật.
7


+ Saccharomyes cerevisiae: lên men cồn, cung cấp nguồn thức ăn
cacbonhidrat cho các sinh vật khác.
+ Nitrosomonas sp và Nitrobacter sp: có khả năng sinh enzyme
oxidoreductase giúp chuyển hóa hồn toàn nitơ trong hợp chất hữu cơ thành NO3-.
Chế phẩm vi sinh EMUNIV có các ưu điểm như: 1) Có khả năng sinh các
Enzyme phân giải nhanh các chất hữu cơ (rác thải, phế thải sau thu hoạch, phân gia

súc gia cầm); 2) Sinh trưởng tốt trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng; 3) Có
sức cạnh tranh với các vi sinh vật bất lợi, ví dụ các vi sinh vật gây thối nên giảm rõ
rệt mùi hôi thối từ các đống phế thải; 4) Có khả năng sinh chất kháng khuẩn, ức chế
một số vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng; 5) Một số chủng có khả nâng sinh chất
kích thích sinh trưởng của thực vật (ví dụ IAA – axit indol axetic); 6) An toàn đối
với người, vật nuôi, cây trồng và môi trường sinh thái. Các vi sinh vật trong chế
phẩm thuộc loại an toàn cấp 1.
Chế phẩm vi sinh EMUNIV được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
xử lí rác thải, phế thải sau thu hoạch, phân gia súc, gia cầm để làm phân bón hữu
cơ,… dựa trên kết quả của đề tài “Nghiên cứu phân huỷ rác làm phân bón hữu cơ
và thức ăn chăn nuôi bằng biện pháp vi sinh vật” - Đề tài cấp Nhà nước, mã số 52D
- 04 - 01, 1987-1990.
Các kết quả ứng dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV trong xử lý mơi trường chăn
ni được nhóm tác giả thực hiện như mục 4 dưới đây.
4. Kết quả sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV trong xử lý môi trường chăn
nuôi
4.1. Xử lý môi trường trong chăn nuôi bị sữa tại Mộc Châu
Trong q trình ni, bị thải ra một khối lượng chất thải rất lớn, chúng chứa rất
nhiều vi khuẩn gây bệnh, có hại cho cả đàn bò và con người, gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người dân xung quanh. Vì thế cần xử lý tốt vấn đề môi trường

8


Các hộ ni bị sữa tại Thị trấn nơng trường Mộc Châu đã đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý chất thải khép kín. Tất cả các chất thải như: phân bò, nước tiểu, nước
rửa chuồng đều được thu gom vào bể xử lý.
Toàn bộ chất thải rắn được gom lại vào một bể riêng ủ để làm phân bón.Cịn
nước thải như nước tiểu, nước rửa chuồng… cho vào bể lắng (được ngăn thành 3
bể riêng biệt), và xử lý qua 3 bước: Bước 1, toàn bộ nước thải từ chuồng bò được

thu hết vào một bể; Bước 2, cho nước thải chảy từ bể 1 sang bể thứ 2 để nuôi cấy vi
sinh. Loại vi sinh này được nuôi cấy trong thùng phi khoảng một tuần sau đó đem
đổ vào bể nước thải, chúng có tác dụng khử mùi, giảm hàm lượng chất rắn; Bước 3,
ở bể chứa thứ 3 nước thải được đảo và sục khí để vi sinh vật phát triển. Khi nước
thải qua xử lý, đạt đến độ an toàn nhất định, chúng được lấy quay trở lại làm phân
bón tưới cho đồng cỏ, vườn rau và cây cối…
a. Phương pháp thực hiện
Xử lý môi trường chăn ni bị sữa tại Mộc Châu quy mơ 17.000 con bò / 600
trại (mỗi trại 30 – 2.000 con bị), gồm 2 cơng đoạn: Khử mùi chuồng trại và xử lý
chất thải chăn nuôi
+ Thực hiện khử mùi chuồng trại: Chuẩn bị dịch vi sinh thức cấp, rồi pha lỗng
và phun dịch này lên bề mặt chuồng ni
+ Thực hiện xử lý chất thải dạng rắn: chọn kiểu ủ theo lớp tại bể thu gom chất
thải, nghĩa là cứ 1 lớp chất thải dày 20 – 25 cm rồi đến 1 lớp chế phẩm vi sinh, rồi
lại 1 lớp chất thải.
+ Thực hiện xử lý chất thải dạng lỏng: chọn kiểu bổ sung chế phẩm vi sinh vật
theo ngày, nghĩa là chất thải được thu gom về bể xử lý và hàng ngày bổ sung vào
bể một lượng chế phẩm vi sinh vật.
b. Kết quả thực hiện
 Khử mùi chuồng trại
Theo đánh giá của các hộ chăn ni bị sữa, quy trình khử mùi chuồng trại đơn
giản, dễ thực hiện, an tồn cho sức khỏe vật ni và mang lại hiệu quả cao.
 Xử lý chất thải dạng rắn
Kết quả đánh giá bằng cảm quan khứu giác trực tiếp của hộ chăn nuôi: Khu vực
bể thu gom và xử lý chất thải về cơ bản là khơng có mùi hoặc mùi nhẹ, giảm hiện
9


tượng ri muỗi. Sản phẩm phân ủ hồn tồn khơng còn mùi sau khi đưa về độ ẩm
30 – 40%.

Đánh giá bằng các kết quả phân tích được thể hiện như bảng sau:
Bảng 2: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu phân bò sữa trước và sau khi ủ
bằng chế phẩm EMUNIV
Chỉ tiêu

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Tiêu chuẩn
PBHC

Thời gian xử lý

Phân
tươi

30 ngày

45 ngày

Ghi chú

Phụ lục VIII
TTư 41/2014/TT
BNNPTNT

pH

Nito (%)
Photpho (%)
Hữu cơ – OM

5,83
0,374
0,203
21,23

(%)
Cu (mg/kg)
Hg (mg/kg)
Cd (mg/kg)
Pb (mg/kg)
Vi khuẩn
E.Coli (CFU/g)

5,98
3,06
2,08

6,32
2,96
2,57

≥ 2,0
-

22,45


22,1

≥ 20,0

2,07
0,27
1,1
48,1

2,62
0,21
1,04
35,7

 2,0
 5,0
 200

2,4 x
105

390

350

 1,1 × 103

ĐẠT
ĐẠT


ĐẠT
ĐẠT
ĐẠT
ĐẠT

Từ kết quả phân tích phân bị sữa trước và sau ủ tại một số hộ chăn ni bị sữa
thuộc Cơng ty Cổ phần Giống bị sữa Mộc Châu cho thấy:
+ Phân ủ có pH trung tính, phù hợp sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
+ Chất hữu cơ OM: qua quá trình ủ phân, hàm lượng chất hữu cơ tăng lên.
+ Hàm lượng nitơ tổng số (N ts), hàm lượng lân tổng số (P2O5 ts), hàm
lượng kali tổng số (K2O ts) trong phân ủ cũng tăng lên qua quá trình xử lý bằng vi
sinh vật.
+ Các chỉ tiêu vi sinh trong phân ủ gồm E. coli, Salmonella đều phát hiện ở
mức cho phép mẫu phân ủ.
 Xử lý chất thải dạng lỏng:
10


Kết quả đánh giá cảm quan khứu giác trực tiếp của chủ hộ chăn nuôi: nước thải
sau xử lý không có mùi.
Đánh giá bằng kết quả phân tích được thể hiện như bảng sau:
Bảng 3: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải chăn ni bị sữa trước
và sau xử lý.

Kết quả
Trước
Sau
Chỉ tiêu

pH

BOD5
(20C)
COD
TSS
NH4+ - N
Tổng
Photpho
Coliform
TDS

Đơn vị

-

xử lý

xử lý

7,8

7,55

mg/L

1500

158,5

mg/L
mg/L

mg/L

3080
2380
125,41

223,5
112
17,2

mg/L

35,9

6,7

11×105

3600

2800

1976

MPN/100
mL
mg/L

Nước tưới


Xả thải

QC 39:

QC62-MT:

2011/BTNM

2016/BTNMT

T
5,5 - 9

5,5 - 9
100
300
150

<5000
<2000

<2000

Từ kết quả ở Bảng 2 cho thấy:
+ Nước thải sau xử lý (bể 3) các chỉ tiêu pH, COD, TSS, Coliform, TDS đã
giảm rõ rệt so với nước thải đầu vào, đám ứng QCVN QC62-MT:2016/BTNMT
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
+ Hàm lượng NH4+ và Photpho tổng số trong nước sau xử lý cũng giảm so
với nước thải đầu vào.
+ Chỉ tiêu pH, TDS của nước sau xử lý đảm bảo đáp ứng QCVN 39:

2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước dùng cho tưới tiêu.
c. Kết luận
Sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV trong khử mùi chuồng trại và xử lý chất
thải chăn ni bị sữa (dạng rắn và djang lỏng) tại các hộ chăn nuôi bò sữa thuộc
11


Cơng ty Cổ phần Giống Bị sữa Mộc Châu đã và đang mang lại hiệu quả rất tốt.
Chuồng ni bị sữa khơng có mùi, khu vực thu gom xử lý chất thải cũng khơng
cịn mùi khó chịu, sản phẩm phân ủ đủ tiêu chuẩn để sử dụng trực tiếp cho cây
trồng hoặc là nguồn đầu vào cho sản xuất phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hữu cơ
sinh học.
4.2. Xử lý môi trường chăn nuôi lợn
4.2.1. Xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau ép phân tại bắc Giang
Nước thải trại lợn của gia đình ơng Nguyễn Văn Quang - thôn Quỳnh, xã
Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang quy mô 4.000 con lợn, được thu gom
và xử lý bằng chế phẩm vi sinh EMUNIV sản xuất thành nguồn dinh dưỡng cho
cây trồng như sau.
a. Phương pháp thực hiện
Nước ép phân lợn được thu gom và xử lý bằng chế phẩm vi sinh theo phương
pháp ủ hiếu khí tùy tiện, 7 – 10 ngày khuấy trộn một lần.
b. Kết quả thực hiện
Nước thải trại lợn sau ủ 30 ngày được đánh giá cảm quan: Là dung dịch trong,
không cịn bọt khí, có màu nâu sẫm, khơng cịn mùi hơi.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải trại lợn sau xử lý như bảng sau:
Bảng 4: Thành phần chất lượng nước thải sau xử lý
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Nhóm
Đa lượng

Vi lượng

Thành phần
N tổng số
P2O5 hữu hiệu
K2O hữu hiệu
Fe
Mo
Cu
Mn
Zn
B
As
Cd
Pb

Kết quả

0.31
KPH
0.34
39.33
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH

Đơn vị
%
%
%
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
12


STT

13
14
15

Nhóm

Thành phần

Thành phần
Hg
E.coli

Kết quả
KPH
KPH

Đơn vị
mg/l
MPN/ml

Salmonella

KPH

CFU/25g

Aspartic acid
Threonine
Serine
Glutamic acid

Glycine
Alanine
Valine
Methionine
Iso leucine
Leucine
Tyrosin
Phenylalanin
Histidine
Lysine
Arginine
Tryptophan
Proline

24.0
KPH
20.8
16.1
87.7
85.3
18.6
15.7
218
103
245
203
46.3
278
280
KPH

KPH

mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

gây hại, gây
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25
26
27
28
29
30
31
32

bệnh
(yếu tố hạn
chế)

Axít amin

Từ kết quả trên ta thấy:
+ Các thành phần hạn chế có khả năng gây hại cho cây trồng, người và
động vật: Các nguyên tố arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg),
E.coli, Salmonella đều khơng phát hiện trong mẫu sản phẩm sau ủ.
+ Hàm lượng Nitơ và Kali hữu hiệu (cây có khả năng dễ dàng hấp thu)
tương đối cao.
+ Ngồi ra cịn chứa thêm Fe và 14 loại axit amin thiết yếu cho quá trình
sinh trưởng, phát triển của sinh vật nói chung và của cây trồng nói riêng.
c. Kết luận
13


Từ các kết quả trên cho thấy, nước thải sau khi tách phân được xử lý bằng chế
phẩm vi sinh Emuniv khơng có mùi hơi thối và hồn tồn có thể dùng như một loại
phân bón hữu cơ dạng lỏng cho cây trồng.

4.2.2. Xử lý chất thải chăn nuôi lợn dạng rắn tại Hải Dương
Toàn bộ chất thải rắn được thu gom về khu vực xử lý có mái che. Trộn đều
phân lợn với chế phẩm vi sinh Emuniv, ủ trong thời gian 30 ngày (có đảo trộn với
tần suất 10 ngày/lần). Sau 30 ngày phân hoai mục hoàn toàn, chất lượng phân được
thể hiệ ở bảng sau
Bảng 5: Thành phần phân lợn sau 30 ngày xử lý bằng chế phẩm vi sinh
STT
Thành phần
Kết quả
Đơn vị
1
N tổng số
35
%
2
P2O5 tổng số
0.367
%
3
K2O tổng số
0.09
%
4
Chất hữu cơ tổng số
42,5
%
5
Salmonella
KPT
CFU/25g

Từ kết quả bảng 5 cho thấy, phân lợn sau khi ủ bằng chế phẩm vi sinh hồn
tồn đáp ứng là nguồn phân bón hữu cơ, có thể sử dụng trực tiếp cho cây trồng
hoặc sử dụng làm nguồn nguyên sản xuất các loại phân hữu cơ chuyên canh.
4.3. Xử lý môi trường chăn nuôi gà tại Long Thành, Đồng Nai
Nhằm giúp giảm thiểu mùi hôi từ chăn nuôi, tạo điệu kiện môi trường thuận lợi
cho vật ni phát triển, phịng trừ một số bệnh do vi khuẩn gây ra, nhóm tác giả đã
thực hiện “Chương trình thử nghiệm ứng dụng cơng nghệ sinh học xử lý môi
trường chăn nuôi tại Long Thành – Đồng Nai’’.
a. Phương pháp thực hiện
Sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV để làm đệm lót sinh học trong chăn ni
gà.
Sử dụng chế phẩm vi sinh EMUNIV để xử lý chất thải chăn nuôi gà (gồm phân
gà và các nguyên liệu làm đệm lót sinh học).
b. Kết quả thực hiện
Sử dụng chế phẩm vi sinh làm đệm lót trong chăn ni gà từ khi bắt đầu nhập
gà đến khi xuất hết gà, kết quả cho thấy có 93,75% diện tích chuồng có đệm trấu
tơi xốp. Trong khi đó có 50% diện tích chuồng mà đệm trấu bị kết tảng dày khoảng
14


3 cm khi không sử dụng vi sinh để làm đệm lót. Kết quả này có thể giải thích là do
hệ vi sinh vật có trong chế phẩm EMUNIV giúp phân hủy phân gà và tạo độ thơng
thống trong lớp đệm lót.
Mặt khác, sử dụng chế phẩm vi sinh để làm đệm lót giúp cải thiện đáng kể mùi
hơi từ chuồng gà. Đánh giá cảm quan này được thực hiện bởi công nhân trực tiếp
làm việc tại chuồng gà, công nhân của bên thu mua gà và quản lý trực tiếp trang
trại.
Hình 1: Trấu tơi xốp
Hình 2: Trấu đóng tảng
Chất thải chăn nuôi gà được thu gom và xử lý bằng chế phẩm vi sinh theo

phương pháp ủ hiếu khí tùy tiện, có đảo trộn. sau 30 ngày xử lý bằng chế phẩm vi
sinh thu được nguồn phân bón hữu cơ với các chỉ tiêu chất lượng như bảng sau.
Bảng 6: Thành phần chất lượng phân gà sau xử lý

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Chỉ tiêu phân tích
pH
Độ ẩm
Nt s
P2O5 ts
P2O5 hh
K2O ts
K2O hh
Hữu cơ tổng số (OM)
Pb ts
Cd ts

As ts
Hg ts
Salmonella

ĐVT
%
%N
% P2O5
% P2O5
%K2O
%K2O
%
ppm
ppm
ppm
ppm
CFU/25g

Kết quả phân tích
6.4
28.1
1.82
5.18
4.46
5.06
5.06
59.16
10.1
1.85
2.71

0.51
KPH

Ghi chú

c. Kết luận
Ứng dụng cơng nghệ sinh học trong xử lý trấu làm đệm lót sinh học tại trại gà
Long Thành Phát, Đồng Nai giúp 93% diện tích đệm lót tơi xốp đến ngày xuất
15


chuồng , đồng thời sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý trấu làm đệm lót sinh học
giúp giảm rõ rệt mùi hôi chuồng trại.
Chất thải chăn nuôi gà được xử lý bằng chế phẩm vi sinh sau 30 ngày thu được
sản phẩm là phân bón hữu cơ vi sinh. Nguồn phân bón này có thể sử dụng trực tiếp
cho cây trồng hoặc dùng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm phân
bón chuyên canh cho cây trồng.
5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
Sản lượng chất thải chăn nuôi hàng năm lên đến gần 85 triệu tấn nhưng mới chỉ
có khoảng 20% lượng chất thải được xử lý, lượng còn lại chưa được xử lý hoặc xử
lý chưa đúng sẽ tiềm ẩn nguy cơ về vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn tại Việt
Nam
Hàng năm, lượng phân bón mà Việt Nam tự sản xuất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
của người sử dụng nên phải nhập khẩu phân bón.Nếu biết tận dụng nguồn nguyên
liệu quý là chất thải chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ thì sẽ tiết kiệm được một
nguồn ngân sách đáng kể.
Kết quả từ các mơ hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý mơi trường trong
chăn ni bị sữa Mộc Châu, trong chăn nuôi lợn tại Bắc Giang, trong chăn nuôi gà
tại Đồng Nai đã cho kết quả: chuồng trại khơng cịn mùi, khu vực thu gom xử lý

chất thải khơng cịn mùi khó chịu, sản phẩm sau xử lý đủ tiêu chuẩn để sử dụng
trực tiếp cho cây trồng hoặc trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân
bón hữu cơ, phân sinh học hoặc phân hữu cơ vi sinh.
5.2. Kiến nghị
Trên cơ sở những phân tích, nghiên cứu về tình hình sử dụng chất thải chăn
nuôi và kết quả ứng dụng vi sinh vật trong khử mùi chuồng trại và xử lý chất thải
chăn nuôi, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
+ Có định hướng, quy hoạch các trang trại chăn nuôi nhỏ, tập trung thu
gom chất thải để xử lý đúng cách.
+ Khuyến cáo các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ cải thiện môi trường chuồng
nuôi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người, động vật nuôi và môi trường xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


1. Huang J, Yu Z , Gao H và cs, (2017). Chemical structures and characteristics
of animal manures and composts during composting and assessment of
maturity indices. PLoS ONE (12)6.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2017). Tài liệu hội nghị trực tuyến
triển khai cơng tác phịng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn
chặn bệnh dịch Tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
3. Hoitink HAJ, Fahy PC. Basis for the control of soil borne plant pathogens
with composts. Ann. Rev. Phytopathol. 1986; 24:, 93–114
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014). Báo cáo môi trường quốc gia. Nhà
xuất bản Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, (2015). Báo cáo rà sốt Nơng
nghiệp và Lương thực của OECD – chính sách Nơng nghiệp Việt Nam năm
2015.

17




×