Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Về Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.85 KB, 19 trang )

Đề tài cuối kỳ: Nhận xét về Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam.
CHÍNH CƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM - VĂN KIỆN CĨ TÍNH
CHẤT BƯỚC NGOẶT TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tóm tắt
Bài viết trình bày những suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của Cương lĩnh chính
trị của Đảng ta tại Đại hội II (2/1951). Đồng thời bài viết nhấn mạnh đến những tư
duy mang tầm chiến lược mà trong cả Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đại hội
đã nêu ra, và liên hệ tư duy chiến lược đó với thực tiễn cách mạng Việt Nam để có
thể nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và ý nghĩa của bản Cương lĩnh chính trị nói
riêng và ý nghĩa lịch sử của Đại hội II của Đảng ta nói chung.
1. Vấn đề
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam là văn kiện hồn thiện nhất về lý
luận cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, đồng thời văn kiện này cũng phác
họa căn bản tư duy chiến lược về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Văn
kiện này phản ánh sâu sắc tư duy và quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là sự quay trở
về những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh trong Chánh cương vắn tắt và
Sách lược vắn tắt. Đồng thời Chính cương cịn là văn kiện thể hiện những tư duy
mang tầm chiến lược của Người đã được bổ sung và hoàn thiện. Văn kiện này gồm
hai tư duy chiến lược: trong đó tư duy về cách mạng giải phóng dân tộc là nội dung
chủ yếu và có tầm quan trọng rất lớn trong bối cảnh Đảng ta đang thực hiện kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược và tư duy về con đường quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, trong đó nội dung chủ đạo là xây dựng chính quyền dân chủ nhân
dân, thực hiện kinh tế kháng chiến, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Để có được Chính Cương - một cương lĩnh hồn thiện về tư duy chiến lược
cách mạng giải phóng dân tộc và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,


Đảng ta đã phải trãi qua một khoảng thời gian tương đối dài, nhiều quanh co, đơi
khi có những bước thụt lùi, lệch lạc, nhưng rồi Đảng ta cũng nhận thức, khắc phục
và phát triển, thay đổi tư duy của mình để phù hợp với tư duy chiến lược về cách
mạng giải phóng dân tộc.


Song, q trình đó chỉ là bước thụt lùi tạm thời, là những thử thách mà Đảng
ta phải trãi qua để tơi luyện chính bản thân mình. Điều đó, đồng thời minh chứng
thêm cho chúng ta thấy về tầm nhìn và năng lực tư duy cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh, là một tư duy sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt
Nam.
2. Đại hội II của Đảng và sự ra đời Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam
Năm 1945, chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc với sự thắng lợi của các
lực lượng dân chủ đối với chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật. Cùng với sự thắng lợi
đó, các nhà nước dân chủ nhân dân lần lượt ra đời sau khi giải phóng mình khỏi
ách thống trị của thực dân đế quốc. Sau cách mạng tháng Tám lịch sử, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, đã xóa bỏ đi ách thống trị của thực dân đế
quốc và chế độ quân chủ. Ngày 2 tháng Chín 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc
bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nhà nước dân chủ cộng hịa đầu tiên ở Đơng
Nam Á.
Nhưng nền độc lập của nước ta vừa mới ra đời đã phải đối phó với hồn
cảnh ngàn cân treo sợi tóc. Theo chân thực dân Anh, Pháp quay trở lại tái xâm lược
nước ta, cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc lại tiếp tục. Nhân dân ta đã anh
dũng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ròng rã suốt 9 năm để làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu.


Đến năm 1950, sau 5 năm của cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân
ta, địa vị của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã có những bước tiến triển đáng
kể, nhất là sau khi các nước Xã hội chủ nghĩa bắt đầu công nhận và thiết lập ngoại
giao với nước ta. Đông Dương trở thành tiền đồn của phe Xã hội chủ nghĩa, còn
các nước Xã hội chủ nghĩa trở thành hậu phương chi viện cho cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân của các dân tộc Đơng Dương. Tình hình đó vừa đem lại những
thuận lợi nhất định về thế và lực của ta, đồng thời cũng mang lại khó khăn khi Mỹ
can thiệp ngày càng sâu vào chiến trường Đông Dương nhằm thay chân Pháp tiến

hành “chế độ thực dân kiểu mới” ở nước ta.
Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được triệu tập trong thời
điểm lịch sử như vậy, cho nên nó cũng có những ý nghĩa lịch sử chính trị quan
trọng. Đại hội II giải quyết những cơng việc chủ đạo1:
- Đảng phải giải quyết và đề ra một cương lĩnh cách mạng cho toàn Đảng
nhằm thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến toàn thắng. Cương lĩnh
đó nhất thiết phải căn cứ trên hồn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể của Đông
Dương.
- Chính phủ cách mạng ở Đơng Dương là Chính phủ kháng chiến, khơng cịn
là thuộc địa của thực dân Pháp, ta có mặt trận dân tộc, có căn cứ địa, có nhân dân
ủng hộ. Đảng Cộng sản có thể cơng khai hoạt động dưới tên gọi Đảng Lao động
Việt Nam, điều lệ của Đảng phải được sửa đổi để tranh thủ tập hợp và gây dựng
lực lượng.
- Cương lĩnh mới của Đảng lần này xác định đúng đắn nhiệm vụ và phát
triển hơn so với Luận cương tháng Mười của Trần Phú, khối lượng công việc ngày

1 Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Diễn văn khai mạc của đồng chí Tơn Đức Thắng
(11/2/1951), Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tr.12


càng lớn, cho nên cần phải tổ chức một Ban chấp hành Trung ương mới, với số
lượng ủy viên đông hơn, để có thể đáp ứng tình hình mới.
Đại hội II của Đảng được tiến hành họp từ ngày 11 đến 19 tháng Hai năm
1951, tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang với sự tham gia của 158 đại biểu, đại diện cho
hơn 75 vạn đảng viên2. Tồn bộ Đại hội có 14 văn kiện, trong đó gồm có: 2 văn
kiện ngày khai mạc; 1 văn kiện bế mạc; văn kiện Tuyên ngôn và Cương lĩnh của
Đảng Lao động Việt Nam; Nghị quyết của Đại hội Đảng; 8 văn kiện liên quan (bao
gồm cả Báo cáo chính trị của Hồ Chủ tịch) nhằm giải đáp, cụ thể hóa tư duy chiến
lược và vạch ra những nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn, tình
hình mới.

Trong 14 văn kiện trên, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam là văn
kiện mang giá trị lịch sử quan trọng bậc nhất.
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam bao gồm 3 chương, nêu bật các
vấn đề: Nhận định tình hình thế giới và Việt Nam; Phân tích xã hội Việt Nam và
những điều kiện của cách mạng Việt Nam; đề ra các chính sách của Đảng Lao
động Việt Nam.
Nội dung chủ yếu mà Chính cương đề cập đến là:
- Nhận định Xã hội Việt Nam bao gồm có ba tính chất: “dân chủ nhân dân,
một phần thuộc địa và nửa phong kiến”3. Các tính chất đó đấu tranh lẫn nhau,
trong đó mâu thuẫn chủ yếu nhất đó là “giữa tính dân chủ nhân dân và tính chất
thuộc địa”4, nói cách khác là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và bọn đế quốc
xâm lược.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.481.
3 Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Tun ngơn và Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tr.257.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.433-434.


Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng ở một nước thuộc địa: nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong.
Nhiệm vụ phản đế là chống lại bọn xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc;
nhiệm vụ phản phong là xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến và nửa phong kiến.
Trong đó nhiệm vụ phản đế là nhiệm văn căn bản nhất, nhiệm vụ phản phong là
thứ yếu và hỗ trợ cho nhiệm vụ phản đế. Cho nên đối tượng của cách mạng Việt
Nam bao gồm: “Đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể
lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong
kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động”5.
Chính cương đã khẳng định: “Cho nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt
Nam là: đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn

cho dân tộc, thủ tiêu chế độ thuộc địa, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây
cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”6.
Hai nhiệm vụ phản đế và phản phong có mối quan hệ khăn khít, cần phải
nhìn thấy rõ mối quan hệ đó. Nhiệm vụ phản phong hồn tồn có thể tạo điều kiện
và thúc đẩy để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ phản đế. Không được xem nhiệm vụ
phản phong là ngang hàng, hoặc hơn nhiệm vụ phản đế được. Nhiệm vụ phản đế là
nhiệm vụ quan trọng nhất và căn bản nhất, tất cả nhiệm vụ khác phải phục vụ
nhiệm vụ phản đế.
Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc Pháp, không thể không sử dụng lực lượng
đông đảo từ quần chúng nhân dân, thậm chí đó là điều then chốt. Nhưng muốn
động viên quần chúng, phát động quần chúng tham gia đánh bại quân thù xâm
lược, thì nhất thiết phải mang lại lợi ích thực tế cho nhân dân, làm cho quần chúng
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.433-434.
6 Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Tun ngơn và Chính cương của Đảng Lao động Việt
Nam, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tr.257.


phấn đấu tự giác bảo vệ lợi ích của mình, trước hết là lợi ích chung của tồn thể
dân tộc. Đối với một nước có đến hơn 90% là nơng dân, thì việc thõa mãn nhu cầu
lợi ích của nơng dân chiếm một địa vị quan trọng, đó cũng chính là nhiệm vụ phản
phong. Nói một cách rõ ràng, Đảng phải nhất thiết giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa nhiệm vụ phản phong và kháng chiến chống Pháp, giữa nhiệm vụ phản
phong và việc phát động, động viên quần chúng trong cơng cuộc kháng chiến
chống Pháp. Điều đó mang lại khả năng to lớn để cách mạng giải phóng dân tộc ở
một nước tiểu nhược có thể giành thắng lợi, đánh bại một trong những cường quốc
hàng đầu thế giới lúc bấy giờ là đế quốc Pháp.
Nhưng như thế khơng có nghĩa là chỉ chú trọng nơng dân. Cuộc kháng chiến
là của toàn thể dân tộc, phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, cho nên
tính chất mặt trận phải rộng rãi, phải tồn dân. Chính cương viết: “Động lực của

cách mạng Việt Nam lúc này là nhân dân, gồm có cơng nhân, nơng dân, tiểu tư sản
và tư sản dân tộc, rồi đến những thân sĩ, địa chủ yêu nước và tiến bộ”7.
Chính cương của Đảng vạch ra rằng cách mạng Việt Nam phải trãi qua 3 giai
đoạn, bao gồm: “giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hồn thành giải phóng
dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến,
thực hiện người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ (cơng nghiệp), hồn chỉnh chế độ
dân chủ nhân dân; giai đoạn ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ
nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”8. Ba giai đoạn đó tiếp nối nhau,
có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi giai đoạn lại có một nhiệm vụ trung tâm
riêng.

7 Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Tun ngơn và Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tr.258.
8 Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam ngày 19/4/2018.


Chính cương cịn đề ra 15 chính sách lớn của Đảng nhằm đẩy mạnh kháng
chiến, thực hiện đến cùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong giai đoạn đầu tiên của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Có thể nói, văn kiện Chính cương của Đảng
Lao động Việt Nam đã bổ sung và hoàn thiện tư duy chiến lược về cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam, vốn đã xuất hiện từ Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn
tắt của Đảng ta, trãi qua 20 năm thực tiễn cách mạng ngày càng được củng cố hoàn
thiện và phát triển. Đến Đại hội II của Đảng ta, tư duy đó đã được đúc kết lại và
hồn chỉnh được thể hiện dưới văn kiện Cương lĩnh chính trị của Đảng Lao động
Việt Nam, trong đó những quan điểm, tư duy của Hồ Chủ tịch là linh hồn của văn
kiện chính trị có tầm vóc lịch sử này.
Sau Đại hội II, khi Đảng ra hoạt động công khai lấy tên Đảng Lao động Việt
Nam. Ban chấp hành Trung ương mới đã tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến
đến toàn thắng. Trong suốt thời gian đó, Đảng ta đã tổ chức một số hội nghị Trung

ương quan trọng thúc đẩy kháng chiến như:
Hội nghị Trung ương lần thứ nhất khóa II (3-1951), tập trung giải quyết các
nhiệm vụ kinh tế tài chính, bồi dưỡng sức dân để phục vụ kháng chiến, bảo đảm
hậu cần quân sự và phát triển công tác địch vận.
Hội nghị Trung ương lần thứ hai khóa II (9-1951), bàn vệ nhiệm vụ chung,
về công tác nội bộ, nhiệm vụ kinh tế và công tác trong vùng địch chiếm đóng.
Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa II (4-1952), bàn về chỉnh đốn Đảng,
chỉnh đốn quân đội.
Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa II (1-19513), kiểm điểm tình hình
chính sách ruộng đất, triệt để giảm tơ, chuẩn bị đề án cải cách ruộng đất.
Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa II (11-1953), tiến hành triệt để giảm
tô và tiến hành cải cách ruộng đất.


Như vậy, trên tinh thần Cương lĩnh chính trị của Đảng và các Nghị quyết của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng đã tiến hành lãnh đạo toàn quân và toàn
dân ra sức phát triển, củng cố và tăng cường lực lượng về mọi mặt, làm thay đổi
cán cân thế và lực giữa địch và ta, tạo những bước tiền đề cho sự thắng lợi của
cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi thắng lợi ở Điện Biên Phủ.
3. Những tư duy mang tầm chiến lược trong Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam.
Tại Hội nghị thành lập Đảng tháng Hai 1930, thông qua các văn kiện Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo. Đây là thời điểm tư duy mang tầm chiến lược của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc bắt đầu hình thành. Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên,
Người đã xác định một cách chính xác phương hướng cách mạng cho cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, đó phải là một cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc, mặc dù lý luận lúc đó cịn sơ khai và chưa hồn chỉnh. Do tình hình thực tế và
nhiệm vụ cần kíp trước mắt cho nên vấn đề “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”
chưa được Nguyễn Ái Quốc đặt ra trong các văn kiện trên.

Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương tháng Mười 1930 đã thơng
qua Luận cương chính trị tháng Mười do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Cương lĩnh
có viết này chỉ đề cập đến tư duy chiến lược về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
khi đề cập: “xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp
sức cho mà phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã
hội chủ nghĩa”9. Vấn đề giải phóng dân tộc trong Luận cương tháng Mười chỉ được
xem là một bộ phận của đường lối cách mạng tư sản dân quyền, xem nó là thời kỳ
dự bị để đi tới chủ nghĩa xã hội mà thơi.

9 Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.2, 2002, tr.98.


Cương lĩnh 1991 hay Cương lĩnh thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và
Cương lĩnh bổ sung 2011, ra đời trong thời kỳ hịa bình xây dựng đất nước cho
nên Cương lĩnh không đề cập đến tư duy về cách mạng giải phóng, mà chỉ đề cập
đến tư duy chiến lược về con đường quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khác với tất cả các Cương lĩnh chính trị cịn lại của Đảng, Chính cương của
Đảng Lao động Việt Nam là cương lĩnh duy nhất nêu ra cùng lúc hai nhiệm vụ
mang tầm chiến lược của cách mạng Việt Nam: tư duy chiến lược về cách mạng
giải phóng dân tộc và tư duy chiến lược về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Đồng thời, cả hai tư duy chiến lược đó đều là những tư duy đúng đắn đã
được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam minh chứng.
3.1 Tư duy chiến lược về cách mạng dân tộc giải phóng
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được xem là bản Cương lĩnh
hoàn chỉnh nhất về đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Lao
động Việt Nam. Nó là sự quay trở lại với những giá trị, tư tưởng của Hồ Chí Minh
về cách mạng giải phóng dân tộc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta.
Khơng những thế, trong Chính cương, những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí
Minh cịn được hồn thiện cụ thể hơn, đã được bổ sung và làm rõ hơn so với
Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

Trước hết, nói về phương hướng cách mạng Chính Cương của Đảng Lao
động Việt Nam có viết rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam hiện nay là
đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thực sự cho dân tộc, xóa
bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển
chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”10.

10 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, ngày
19-4-2018.


Có thể thấy, so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng Lao động Việt Nam
đã phát triển toàn diện về phương hướng chính trị cho cương lĩnh cách mạng dân
tộc dân chủ. So với Luận Cương tháng 10 của Trần Phú thì Chính Cương khác biệt
hồn tồn về phương hướng chính trị khi Luận Cương đặt hai nhiệm vụ chống đế
quốc và chống phong kiến song song với nhau, chưa nhận thức và đặt nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Chính Cương cịn xem con đường đi tới chủ nghĩa xã hội là con đường nền
tảng lâu dài, điều này tương đồng với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái
Quốc. Đồng thời quan điểm này bác bỏ quan điểm cách mạng liên tục lên chủ
nghĩa xã hội trong Luận cương tháng 10 của Trần Phú khi chỉ xem làm “tư sản dân
quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”.
Chính Cương chia con đường cách mạng Việt Nam thành nhiều giai đoạn 11:
trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc nhằm làm cho nước nhà thực sự độc lập
và thống nhất; thực hành cách mạng ruộng đất và phát triển chế độ dân chủ nhân
dân, xem hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ; đặt vấn đề xây dựng cơ sở
cho chủ nghĩa xã hội (thay cho Luận Cương tháng 10 của Trần Phú chỉ xem đây là
thời gian dự bị để chuyển tiếp ngay lập tức lên CNXH), đảm bảo cho sự nhận thức
của Đảng về con đường từng bước để đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó con đường
cách mạng này phải trãi qua từng bước từng bước, không phải là con đường cách
mạng liên tục khơng ngừng như Luận cương chính trị đề cập. Điều trên đây cũng

cho thấy các nhiệm vụ cách mạng mang tính phù hợp với giai đoạn phát triển cách
mạng.
Chính Cương cịn hồn thiện trong viện nhận định tính chất và nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam. Trong chương II12: Xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam.
11 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, ngày
19-4-2018
12 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, ngày
19-4-2018


Trong đó, mục “Xã hội Việt Nam” đề cập chủ yếu tới tính chất xã hội của Việt
Nam. Trong đó, xã hội Việt Nam thực chất là xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Song nhưng lại có đến 3 tính chất, bên cạnh tính nửa thuộc địa, nửa phong kiến và
tính dân chủ nhân dân (vùng giải phóng). Trong đấy, mâu thuẫn chủ yếu trong xã
hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa tính dân chủ nhân dân với tính thuộc địa - tức là
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược và tay sai; mục
“Cách mạng Việt Nam” đề cập đến nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Trong đó
Đảng Lao động Việt Nam đặt nhiệm vụ căn bản nhất của cách mạng là đánh đuổi
bọn đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc, tới đó là đánh phong kiến và xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân. Trong đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ
chính trước mắt. Các bộ phận nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Có thể nói đây là tính mới, tính phát triển trong vấn đề lý luận cách mạng
của Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam so với Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đặt
những nhiệm vụ cách mạng là riêng biệt, trong đó xem cách mạng giải phóng dân
tộc để giành độc lập tự do cho dân tộc nằm riêng với cách mạng thổ địa, nhưng đó
là Đảng ta vừa mới ra đời, lại trong điều kiện thân phận của người mất nước, đặt
ngọn gỉai phóng dân tộc lên cao nhất và riêng biệt là để giành độc lập. Nhưng trong
giai đoạn mới, Chính cương của Đảng Lao động bên cạnh việc đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu, đồng thời lại xem các nhiệm vụ đều có mối liên hệ

mật thiết với nhau chứ khơng riêng lẻ. Lý giải điều đó có thể hiểu, trước hết vì
Chính cương ra đời khi dân tộc Việt Nam đã giành được độc lập sau Cách mạng
tháng Tám, thân phận là Đảng lãnh đạo của một nước thực tế đã độc lập; chúng ta
đã có Chính phủ đại diện cho nhân dân và tiến hành tổ chức kháng chiến; Đảng ta
đã có một bề dày kinh nghiệm và có được sự hậu thuẫn từ các nước xã hội chủ
nghĩa. Cho nên, sự thay đổi trong Chính cương Đảng Lao động Việt Nam so với


Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là do sự xuất phát từ sự thay đổi tương
quan giữa thế và lực của Đảng, sự phát triển của các điều kiện lịch sử, và đặc điểm
lịch sử bấy giờ.
Trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, các chính sách, những
biện pháp và nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được làm rõ và cụ
thể hóa bằng các chính sách rõ ràng. Nội dung chương III 13: Chính sách của Đảng
Lao động Việt Nam. Nội dung chủ yếu của chính sách được Đảng ta đề cập đến:
kháng chiến; chính quyền nhân dân; Mặt trận dân tộc thống nhất; Quân đội; kinh tế
tài chính; Cải cách ruộng đất; Văn hóa giáo dục; Tơn giáo; Chính sách dân tộc;
Vùng tạm chiếm; đối với Lào và Campuchia; ngoại kiều; cho nền hịa bình và dân
chủ thế giới; thi đua ái quốc.
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam đã phát triển khá đầy đủ và căn
bản về tư duy tầm chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Bên cạnh Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, tại Đại hội II của
Đảng một công việc quan trọng khơng kém được đặt ra, đó là phải tổ chức cho
Đảng Lao động Việt Nam sao cho phù hợp với nhu cầu kháng chiến. Đồng thời
cũng chính là sự cụ thể hóa những tư tưởng trong Chính cương vào hiện thực,
trước hết bắt đầu từ đầu não chỉ huy của cách mạng nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích và nêu lên tầm quan trọng của việc công
khai Đảng với tên gọi khác: “Chúng ta phải có một Đảng cơng khai, tổ chức hợp
với tình hình thế giới và tình hình trong nước, để lãnh đạo tồn dân đấu tranh cho
đến thắng lợi, Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam…

Đảng Lao động Việt Nam phải là một Đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn,
trong sạch, cách mạng triệt để …
13 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, ngày
19-4-2018


Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến
thắng lợi. Các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó”14.
Vấn đề xây dựng Đảng Lao động Việt Nam có một vai trị rất to lớn đối với
Đại hội II, cần phải có một chính Đảng phù hợp để thực hiện tốt vai trị Cương lĩnh
chính trị của Đảng. Cuộc thảo luận trong Đảng đã đi tới thống nhất: tách Đảng
Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng riêng biệt. Đây là quyết
định có ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa đối với chính phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam, làm cho Đảng tập trung duy nhất vào nhiệm vụ giải phóng dân
tộc hơn nữa.
Trong Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lý giải việc phải
đặt tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là
Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của
dân tộc Việt Nam”. Nhiệm vụ cốt lõi cả Đảng đó là kế thừa và tiếp tục những sứ
mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Đơng Dương, đó là hồn thành đến cùng nhiệm
vụ giải phóng dân tộc.
Thắng lợi lịch sử vĩ đại của 30 năm đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do
và thống nhất cho dân tộc đã minh chứng cho con đường cách mạng mà Chính
cương của Đảng Lao động Việt Nam đề ra là đúng đắn. Cương lĩnh đó dựa trên cơ
sở tư tưởng của Hồ Chí inh về học thuyết dân tộc giải phóng và phát triển dân tộc
vì độc lập tự do, là một sự sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng của dân tộc Việt Nam.
3.2 Tư duy chiến lược về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Mặc dù không được đề cập cụ thể trong Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam, song những tư duy về chiến lược này không hề mờ nhạt trong các văn

kiện của Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam. Những nội dung của nó cịn
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2001, t.12, tr.37-38.


được phản ánh qua một số văn kiện chủ đạo như: Bàn về cách mạng Việt Nam,
Mấy vấn đề chính quyền dân chủ nhân dân Việt Nam, Báo cáo kinh tế tài chính.
Việc gián tiếp xác nhận tư duy mang tầm chiến lược về con đường quá độ
lên chủ nghĩa xã hội đã được xác định thông qua việc chia con đường cách mạng ở
nước ta làm 3 giai đoạn: “giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải
phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ các di tích phong
kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ,
hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây
dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội”15. Quá độ
nửa trực tiếp tức là nói đến cách mạng liên tục khơng ngừng, còn quá độ gián tiếp
tức là quá độ từng bước, từng giai đoạn khác nhau, có thể thấy quan điểm này
tương ứng với tư duy chiến lược về con đường xây dựng chủ nghĩa theo lối gián
tiếp ở nước ta.
Đi kèm với tư duy chiến lược đó là các biện pháp chính sách để cụ thể nó
cũng được xác định. trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam còn xác
định những nhân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ, tồn thể nơng dân (bao gồm cả
phú nơng và trung nông) là động lực của cách mạng. Xem nhiệm vụ chủ yếu của
giai đoạn thứ hai là giải quyết triệt để người cày có ruộng nhưng khơng đề cập đến
việc thủ tiêu giai cấp địa chủ, cịn cơng tác cải cách ruộng đất trước hết nhắm đến
các hình thức giảm tơ giảm tức nhằm khuyến khích cải thiện đời sống nhân dân và
gia tăng sản xuất và tịch thu ruộng đất của thực dân và tay sai bán nước mà thôi.
Nếu như theo tư duy chiến lược quá độ nửa trực tiếp như Trần Phú trong Luận
cương chính trị tháng 10 thì sẽ phải tiến hành một cách triệt để nhiệm vụ cải cách
ruộng đất, hoàn thành nhiệm vụ phản phong, tức là cuộc cách mạng liên tục.
Nhưng ngược lại, trong Chính Cương của Đảng Lao động Việt Nam lại xác định
15 Văn kiện Đại hội Đảng, Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, ngày

19-4-2018


rằng con đường này là con đường lâu dài, nhiều chặng đường, và trong mỗi chặng
đường sẽ căn cứ trên nhiệm vụ mà quyết định sao cho phù hợp, không mang tính
cực đoan trong việc thúc đẩy hồn thành đấu tranh giai cấp.
Đề cập như là một sự cụ thể hóa các quan điểm của Chính cương về chính
quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam, các văn kiện như Báo cáo Hồn thành giải
phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội (Luận cương
cách mạng Việt Nam); Mấy vấn đề cốt yếu của chính quyền dân chủ nhân dân Việt
Nam; Báo cáo kinh tế tài chính đã chỉ rõ tính chất kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong Báo cáo Luận cương cách mạng Việt Nam, Tổng bí thư Trường Chinh
trình bày tại Đại hội II đã nói: “Kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế của thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế dân chủ nhân dân Việt Nam gồm có những bộ phận như sau: kinh tế
Nhà nước gồm những xí nghiệp do Nhà nước kinh doanh; bộ phận hợp tác xã gồm
những tổ chức kinh tế do hợp tác xã kinh doanh; bộ phận kinh tế tư bản tư nhân
gồm những xí nghiệp của tư sản dân tộc. Ngồi ra, cịn bộ phận tư bản nhà nước
gồm những xí nghiệp do tư bản tư nhân cùng chung vốn với Nhà nước kinh doanh,
hoặc các xí nghiệp và tài nguyên của Nhà nước nhượng cho tư nhân kinh doanh có
điều kiện. ”16.
Báo cáo của Trường Chinh còn nhấn mạnh, những vấn đề quan trọng của
thời kỳ quá độ: “Vì trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nên thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể ngắn. Kinh tế tư nhân nước ta còn tồn tại và
phát triển trong một thời gian lâu dài”17.

16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.106.
17 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.12, tr.108.



Về mặt thực chất, hình thức thức và cách thức tổ chức kinh tế đó là Chính
sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xuất thực hiện ở Liên Xô từ năm 1921. Chính
sách kinh tế này tỏ ra phù hợp và hữu dụng đối với thực tiễn lịch sử cách mạng
Việt Nam.
Sau khi hịa bình lập lại, trong cơng cuộc khôi phục kinh tế và hàn gắn vết
thương chiến tranh. Việc áp dụng những quan điểm kinh tế dân chủ nhân dân tại
Đại hội II chỉ trong 3 năm (1955-1957) đã tỏ ra hiệu quả rất tích cực. Nếu năm
1954 tình hình nơng nghiệp tồi tệ với hơn 14 vạn ha đất bị bỏ hoang, cơng trình
thủy lợi bị tàn phá thì năm 1957 sản lượng miền Bắc đã đạt 4 triệu tấn lúa, khôi
phục căn bản các công trình nơng nghiệp trọng điểm. Cơng nghiệp thì năm 1957 đã
khơi phục được 29 xí nghiệp, xây dựng 55 xí nghiệp mới, trong khi vào năm 1955
thì hầu như chẳng cịn gì18.
Tuy nhiên, tình hình miền Nam trở nên vơ cùng phức tạp sau khi đế quốc
Mỹ phá hoại cuộc tổng tuyển cử Geneva và đổ tiền ngày càng nhiều để củng cố
chính quyền Diệm. Sự đàn áp các lực lượng cách mạng của Diệm ngày càng thảm
khốc. Tình hình đó thúc giục Đảng Lao động và nhân dân miền Bắc buộc phải
khẩn trương lao động để tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội, để trở thành hậu phương
vững chắc cho cách mạng miền Nam. Cho nên từ tháng 1 năm 1956, Bộ Chính trị
đã chuẩn bị văn kiện Mấy vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam. Trong đó, đối
với miền Bắc đã định hình về đường lối thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa,
trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ phải hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành xây
dựng kinh tế quốc doanh và tập thể, cải tạo kinh tế theo hướng chủ nghĩa xã hội.
Đồng thời bên cạnh đó, tình hình quốc tế, tình hình phong trào công nhân vô
cùng phức tạp. Nhất là khi phe xã hội chủ nghĩa có dấu hiệu rạn nứt, bất đồng. Đặc
biệt Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân họp tháng 11/1957 tại Mát18 Đại hội II của Đảng tại Tuyên Quang thủ đô kháng chiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.121.


xcơ-va, giới cầm quyền Liên Xô đứng đầu là Khơ-ru-sốp đã áp đặt 9 quy luật về
cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó nhấn mạnh đến việc có thể rút gọn tiến trình

đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển. Điều đó làm thúc đẩy gia tăng
xu hướng tả trong nội bộ Đảng Lao động Việt Nam.
Do đó, đến Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng 11/1958 đã
quyết định tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể, thợ thủ công,
tiểu thương, kinh tế tư bản tư doanh, từng bước xóa bỏ kinh tế nhiều thành phần.
Chuyển đổi sự quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ hình thức gián tiếp
theo chính sách kinh tế mới của Lê-nin (NEP) sang hình thức quá độ nửa trực tiếp
phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa mà tiến lên với tốc độ cao
bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã không
thực hiện tổng kết kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chưa chú ý
đến những khuyết điểm của việc đẩy nhanh, đẩy mạnh, tiến lên Chủ nghĩa xã hội
với tộc độ cao như thế nên đã phạm phải những sai lầm rất nghiêm trọng. Đồng
thời các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xơ lâm vào tình trạng sản xuất
ngày càng kém do quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa phát triển ngày càng tỏ ra
khơng tương thích với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã kìm hãm và
khiến Liên Xơ rơi vào thời kỳ trì trệ, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đối với chế độ
kinh tế của Việt Nam vốn phụ thuộc rất nhiều vào các mặt hàng công nghiệp và
khoa học của Liên Xô nhằm rút nhanh, rút gọn thời gian để tiến lên Chủ nghĩa xã
hội do đó kéo theo tình cảnh là nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế kéo dài.
Mãi tới thời kỳ Đổi mới, Đảng ta mới từng bước tháo gỡ những tư duy chủ
quan, giáo điều, duy ý chí đó, thực hiện mơ hình kinh tế đa thành phần, đa chế độ
sở hữu, vận hành theo lối thị trường. Điều đó, đồng nghĩa với việc chúng ta quay
lại thực hiện những quan điểm kinh tế đã được đưa ra tại Đại hội II (1951).


Mặc dù chưa hoàn chỉnh trong việc xây dựng tư duy mang tầm chiến lược về
đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Song, tư duy chiến lược
của Đảng ta trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam – Cương lĩnh thấm
đâm tư duy của Hồ Chí Minh – là một cương lĩnh sáng tạo, phù hợp và đầy tính

cách mạng đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
4. Kết luận
Không chỉ Cương lĩnh, mà hầu hết các văn kiện của Đại hội II của Đảng ta,
những văn kiện đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng, đường lối chính trị của Hồ Chí
Minh - được trình bày trong Báo cáo chính trị - là nhân tố quan trọng hàng đầu làm
nên thắng lợi của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Là người tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc, đồng thời cũng là
người tổ chức cho những thắng lợi của cơng tác đó, khơng ai khác, chủ tịch Hồ Chí
Minh là kiến trúc sư chính cho một đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta tại
Đại hội II. Tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc đã là sự nghiệp đầy khó
khăn và gian khổ, nhưng Người còn trực tiếp lãnh đạo và tổ chức để thực hiện con
đường đó, một nhiệm vụ cịn đặc biệt khó khăn và gian khổ hơn. Nắm vững đường
lối là một lẽ, còn vận dụng, thực hiện đường lối đó là một vấn đề khác, cần phải có
đủ cái tầm, cái tâm, cái phương pháp. Chính thời điểm đó, khơng ai khác ngồi Hồ
Chí Minh mới có thể lãnh đạo được sự nghiệp cách mạng nước ta đi đến tồn
thắng, giải phóng dân tộc ta khỏi ách nơ lệ, áp bức.
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam - một cương lĩnh chính trị - kế
thừa và phát triển sâu sắc hơn nữa những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh
được đưa ra trong các văn kiện Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt mà Người
đã đề cập từ hồi 1930. Nó thể hiện tầm nhìn và tầm tư duy chiến lược của cá nhân
lãnh tụ Hồ Chí Minh, khơng chỉ là một nhà u nước, mà cịn là một nhà cách
mạng chân chính.


Đã gần 70 năm trôi qua, nhưng những giá trị, bài học của Cương lĩnh này
vẫn là những bài học quý báu cho Đảng ta trong việc hoạch định các chủ trương,
chính sách trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đồng thời, cũng là bài
học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ
quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.


TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Đại hội II của Đảng tại Tun Quang thủ đơ kháng chiến, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, t.12.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002, t.2.
4. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19/4/2018.
5. Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Diễn văn khai
mạc của đồng chí Tơn Đức Thắng (11/2/1951), Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.
6. Văn kiện Lịch sử Đảng, Những văn kiện chính của Đại hội II, Tun ngơn và
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc.



×