Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ của MẠNH tử và ý NGHĨA của nó đối với VIỆC xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.58 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NĨ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

MÔN : TRIẾT HỌC

TIỂU LUẬN
Họ và Tên Giáo Viên Giảng Dạy : TS. Bùi Xuân Thanh
Họ Và Tên Học Viên : Nguyễn Tiến Vinh
Lớp : 21C1PHI61000416
MSSV : 212107216
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2022
0


I .Lời Mở đầu
Mạnh Tử ( 372TCN- 289TCN)là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời
kỳ nở rộ hàng trăm trường phái tư tưởng lớn như Pháp gia, Nho gia, Mặc gia. Trong hồn
cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi
quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử được xây
dựng nhất quán trên tinh thần nhân bản và dân bản.Tư tưởng đó khơng chỉ có giá trị về
mặt học thuật mà cịn có ý nghĩa thiệt thực đối với sự phát triển của xã hội ngày nay.
Những di sản mà Mạnh tử để lại cho đến ngày hôm nay đã thể hiện rõ quan niệm của ơng
về triết lý và chính trị, trong đó tâm điểm là tư tưởng chính trị-xã hội với thuyết nhân
chính .
Xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Đảng ta về vai trò của Nho Giáo, về
nhà nước pháp quyền của dân,do dân.Chúng ta nhận thấy công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn có thể tìm thấy trong tư tưởng của Mạnh Tử
những bài học bổ ích, vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của xã hội,nếu chúng


ta biết kế thừa có chọn lọc và nâng chúng lên bình diện hiện đại.
I.I .Lịch sử hình thành tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử
Trung Quốc cổ đại là một trong những cái nôi của nên văn minh phương Đông. Lịch sử
Trung Quốc cổ đại đã trải qua nhiều thiên nhiên kỉ và từng có những giai đoạn phát triển
mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt. Giai đoạn Xuân Thu – Chiến
Quốclà giai đoạn là giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ , sâu sắc nhất trong lịch sử xã hội
Trung Quốc khi đó Trung Quốc bị chia thành bảy nước lớn mạnh,các nước chư hầu
không ngừng tổ chức những liên minh để thơn tính lẫn nhau, xã hội Trung Quốc một mặt
tiềm ẩn nguy cơ triệt tiêu lẫn nhau giữa các tập đoàn vua chúa, mặt khác chiến tranh liên
miên cũng với việc tăng cường hình pháp của giai cấp thống trị làm cho đời sống của
nhân dân hết sức cơ cực. Bức trang toàn cảnh của xã hội Trung Quốc đương thời gắn liền
với sự chinh phạt,vơ vét của cải của các vương hầu, lãnh chúa, đói rét, trộm cướp cùng
với cảnh tôi giết vua, con giết cha, anh em, chồng vợ chia lìa nhau thường xuyên xảy ra.
Phẫn uất trước cảnh tính mạng con người bị coi rẻ do cuộc chiến gây ra , Mạnh Tử viết “
Đánh nhau giành đất, giết người thây chết đầy đồng,đánh nhau tranh thành, giết người
thây chết đầy thành”. Mặt khác chiến tranh và sự phát triển của kinh tế hành hóa đã thực
sự làm tan rã công xã nông thôn . Công xã nông thôn tan rã cùng với việc mua bán ruộng

1


đất tự do đã mở đường cho sự tập trung ruộng đất vào trong tay một số ít lãnh chúa, địa
chủ giàu có. Đa số nơng dân nghèo mất hết ruộng đất phải đi cày thuê,cuốc mướn để
kiếm sống. Trong bối cảnh lịch sử đó,lịng người thay đổi.Người ta chỉ theo đuổi theo tư
dục mà khơng cịn coi trọng nhân nghĩa. Tất cả tình hình đó đã đẩy mâu thuẫn xã hội tới
điểm đỉnh, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ đến những giờ phút cuối cùng. Bối cảnh lịch sử
đó khiến các nhà tư tưởng Trung Quốc đương thời không thể dửng dưng, an phận trước
thân phận cùng cực của con người, trước một xã hội bị tàn phá bởi chiến tranh. Sống
trong thời đại xã hội đang chuyển mình dữ dội, họ bị cuốn theo dịng chảy “ thiên hạ như
nước đổ cuộ cuồn cuộn” và tất cả đều cô gắng đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi lớn nhất

của lịch sử : Làm thế nào để thống nhất quốc gia về một mói, trị yên thiên hạ ?. Đối với
nho gia, trong bối cảnh đó đã xuất hiện một nhân vật mới là Mạnh Tử với lịng nhân ái và
có hồi bão lớn lao : Cứu đời, cứu người. Do những đòi hỏi bức xúc của thời kỳ thiên hạ
đại loạn,dân chúng cùng khổ nên Mạnh Tử quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề cụ thể của
đời sống chính trị,kinh tế. Trong suy nghĩ của Mạnh Tử, xã hội đương thời đã ở trong
tình trạng “ đời suy, đạo hỏng” và nhiệm vụ của ông là phải cứu vãn tình trạng ấy. Để
thực hiện điều đó, Mạnh Tử dựa trên học thuyết về tính thiện và tiếp tục tư tưởng đức trị
của Khổng Tử, đề xuất đường lối nhân chính trong đạo trị nước. Ơng cũng chủ trương lấy
phép tắc, đạo lý của các “ Thánh Vương” đời Tam đại, Ngũ đế để làm chuẩn mực , để
giáo hóa dân, bình thiên hạ, gọi là pháp tiên vương.Đường lối ấy đã được Mạnh Tử thể
hiện khá sâu sắc và nhất quán trong tư tưởng nhân chính và tư tưởng dân bản với tư cách
là hạt nhân trong tư tưởng chính trị-xã hội của ơng
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử cũng khơng xuất hiện trên mảnh đất trống
không, mà bắt nguồn , nảy sinh từ sự kế thừa quan điểm “ Trời trông nghe ở dân ta trông
nghe” trong kinh thư cũng như trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, đặc biệt kế thừa
tư tưởng đức trị của Khổng Tử, trên nền tảng học thuyết nhân, học thuyết chính danh của
Khổng Tử. Mạnh Tử nhấn mạnh vấn đề xã hội hóa nhân và cụ thể hóa tư tưởng đức trị
của Khổng Tử thành đường lối nhân chính.
Ngồi ra chính trị - xã hội của Mạnh Tử không chỉ phản ánh yêu cầu của thời đại với tư
cách là sự kế thừa tư tưởng đức trị của Khổng Tử mà cịn được ơng xây dựng trực tiếp
2


trên nền tảng của thuyết tính thiện,là quan điểm khá đặc sắc của ông về đạo đức nhân
sinh. Với bốn đức nhân,nghĩa, lễ ,trí đều thuộc về tâm nên lương tâm với tính thiện là
một,khi lương tâm thất lạc phải biết cách tìm lại nó- nó là đạo lý. Đường lối nhân chính
trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử là hệ quả tất yêu của quan niệm về bản tính
thiện con người của ơng.
Như vậy , cơ sở khách quan hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là bối
cảnh lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Bên cạnh đó điều cực quan trọng

là ông đã kế thừa và phát triển tư tưởng Đức Trị của Khổng Tử.
II. Nội dung tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử
II.1 Thuyết “ Nhân Chính” trong tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử
Trên cơ sở kế thừa và cải biến các phạm trù đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đặc biệt
đề cao vai trò của nghĩa, kết hợp với nhân với nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa.Xuất phát
từ đó,ơng vận dụng nhân nghĩa vào cơng việc chính trị của nhà cầm quyền,hình thành nên
tư tưởng nhân chính với những nội dung cơ bản: Xây dựng đường lối chính trị nhân
nghĩa, hồn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trị của dân theo tinh thần dân bản, dươn
dân gắn liền với giáo hóa dân, cùng với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh… Tư
tưởng ấy chính là tâm điểm của tồn bộ triết học Mạnh Tử nói chung và tư tưởng chính
trị -xã hội của ơng nói riêng.Trong lịch sử tư tưởng Nho Gia, Mạnh Tử không phải là
người đầu tiên đề xuất đường lối đức trị. Khổng Tử (551-479) chính là người đặt nền
móng cho chủ trưởng chính trị ấy với quan điểm “vi chính dĩ đức” tức là lấy đức để làm
chính trị.Mạnh Tử kế thừa tư tưởng đức trị của Khổng Tử và cụ thế hóa tư tưởng ấy bằng
đường lối nhân chính nhằm phản đối phương pháp “pháp trị” của giai cấp địa chỉ mới lên.
Vẫn trên nền tảng đức nhân của Khổng Tử, Nhưng Mạnh Tử chủ trương hiện thực hóa
đức nhân trong đời sống xã hội, đưa ra tư tưởng nhân nghĩa và vận dụng nhân nghãi vào
hiện thực xã hội thành nhân chính. Do vậy ,muốn hiểu tư tưởng nhân chính của Mạnh Tử
thì phải hiểu tư tưởng nhân nghĩa của ơng và muốn hiểu nhân nghĩa cần phải hiểu tư
tưởng nhân của Khổng Tử mà Mạnh Tử đã kế thừa.

3


Trong tư tưởng của Khổng Tử, nhân là phạm trù luân lý đạo đức căn bản nhất mang
nhiều nghĩa khác nhau. Khổng Tử gắn liền nhân với thiên mệnh và cho rằng tất cả những
gì thuộc về tiên nghiệm đều là cái trời phú cho con người, nó là hạt nhân của hệ thống tri
thức và đạo đức của con người. Dù hiểu theo nghĩa trừu tượng hay cụ thể thì xét tới cùng
“ Nhân”là đạo làm người . Có thể nói, phạm trù nhân là phạm trù xuất phát mang tính nền
tảng của Khổng Tử trong quan niệm về đạo trị nước và trong chính sách cai trị của nhà

cầm quyền,bởi lẽ ông chủ trương xây dựng một học thuyết chính trị lấy nhân làm tư
tưởng chủ đạo, dùng đức và chính đanh dể điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong học
thuyết chính trị của mình ơng gắn chặt nhân với lễ, coi nhân là nội dung của lễ cịn lễ là
hình thức của nhân.Trong suy nghĩ của ơng ,xã hội khơng có lễ, con người sẽ khơng có
đạo đức nhân nghĩa,nên khơng có trên- dưới, vua- tơi, cha-con…, khơng có sự uy
nghiêm,khơng có lịng thành kính.
Trong bối cảnh xã hội thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đã phát triển và làm rõ hơn nội dung
của nhân.Theo ông,đầu mối của nhân là “lòng trắc ẩn”, nhân đứng đầu trong tứ thiện đức
và là đỉnh cao của tháp nhà đạo đức con người, từ đó làm nảy sinh các đức tính khác
Nhân hay nhân tâm là thiên bẩm,là biểu lộ đầu tiên của tính thiện sơ khai, là tình cảm trìu
mến âu yếm của mỗi người với cha mẹ… là lóng trắc ẩn tự nhiên của ta khi nhìn thấy đứa
bé ngã xuống giếng. Chính vì vậy, trong tư tưởng Mạnh Tử, đức nhân không chỉ là đức
riêng của người quân tử như quan niệm của Khổng Tử. Mạnh Tử cho rằng đức nhân vẫn
luôn ở bên cạnh ta. Nếu ta đối xử thành thật với mọi người, cha con, vợ chồng… và lịng
ta khơng muốn hoạn nạn cho người khác, khi ấy ta đã là người có nhân. Mạnh Tử đã đặt
lòng tin mãnh liệt vào sự hiện hữu của đức nhân ở mọi người và vai trò của nó trong cuộc
sống. Theo ơng, đức nhân có thể chiến thắng tất cả những tật xấu của con người như
nước thằng lửa. Ơng cịn tin vào sự chiến thức của đức nhân đối với sự bất nhân ngay
trong tâm mỗi người cũng như trong một nước và trong cả thiên hạ. Trong suy nghĩ của
ông, sự hiện hữu và tỏa sáng của đức nhân sẽ chi phối mọi suy nghĩ và hành vi của con
người,cũng giống như dòng sữa mẹ ni ta khơn lớn. Chính vì lẽ đó, Mạnh Tử không gắn
chặt nhân với lễ và không đề cao lễ như Khổng Tử.
4


Theo Mạnh Tử, nhân là lương tâm của con người,nhân gắn chặt với nghĩa. Nghĩa là con
đường chính đại,là làm việc theo nghĩa phải,không lầm đường ,lạc lối. Muốn giữ gìn đức
nhân, con người phải có nghĩa.Nếu như đức nhân thể hiện trong những mối quan hệ của
ta với những người khác thì đức nghĩa thể hiện trong khi ta tự vấn lương tâm mình. Mạnh
Tử rất quan tâm đến nghĩa và đề cao nghĩa nhằm thi hành đức nhân. Nghĩa là điều nên

nói,việc nên làm.Nói điều gì đó,làm việc gì đó mà lương tâm khơng cắn rứt thì điều
nói,việc làm đó là điều nghĩa. Như vậy, nghĩa khơng chỉ là đức tính cá nhân mà nghĩa cịn
là một đức tính xã hội. Gắn chặt nhân với nghĩa, Mạnh Tử khẳng định,kẻ tự xưng mình là
người nhân nhưng chẳng thi hành điều nhân chẳn qua như một hạt lúa lép vô dụng.
Kế thừa tư tưởng nhân của Khổng Tử nhưng Mạnh Tử đặc biệt nhấn mạnh vấn đề xã hội
hóa nhân. Với ơng,Nhân khơng chỉ là đức tính của con người mà cịn là hành động của
họ. Đã có nhân nhưng điều quan tọng hơn là phải người ta phải chuyển hóa vào hành
động của bản thân mình mới là người nhân.Trong bốn đức lớn do tứ đoan, vốn có ở tâm
con người là :Nhân ,Nghĩa,Lễ, Trí, Mạnh Tử ít đề cập tới trí và lễ mà đặc biệt đề cao
nhân và nghĩa, kết hợp chúng thành phạm trù nhân nghĩa.Theo ông ,trên mọi lĩnh vực của
đạo làm người cũng như trong mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, xét
tới cùng đều có hai mặt nhân nghĩa. Nhân nghĩa cần thiết cho tất cả mọi người từ quần
chúng nhân dân đến nhà cầm quyền.
Về phạm trù chính, Khổng Tử nói nhiều tới chính, vi chính, chính sự. Theo đó chính gắn
liền với hình, đức gắn lễ. Mặc dù Khổng Tử khơng giải thích rõ từ chính nhưng ông đã
khẳng định sự ảnh hưởng và chi phối của nó đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống
xã hội.Trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử,chính gắn liền với chính sự. Con
người thi hành chính sự là vua, nói rộng ra là nhà cầm quyền, đó là những con người đảm
đương cơng việc trị nước, an dân,bình thiên hạ.Họ có nhiệm vụ đề ra đường lối trị quốc,
dẫn dắt quần chúng nhân dân,thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân
vào việc giải quyết những vấn đề then chốt nhằm đạt đến những mục tiêu cụ thể. Từ đó
cho thấy, dù Khổng Tử và Mạnh Tử khơng nói tới chính trị, nhưng các từ chính hay
chính sự mà các ơng sử dụng đều có nghĩa là chính trị theo cách hiểu của chúng ta ngày
5


nay. Như vậy, nhân chính tức là làm chính trị bằng nhân nghãi, Nói cách khác là lấy nhân
nghĩa làm gốc trong cơng việc chính trị của nhà cầm quyền.
Tóm lại, trong toàn bộ các phạm trù đạo đức của Nho Gia, Mạnh Tử chủ yếu nói tới các
phạm trù nhân và nghĩa.Với phong các tư duy độc đáo của mình,ơng đã thêm vào các

phạm trù nhân,nghĩa những nội hàm,những ý tưởng mới mẻ,trên cơ sở đó kết hợp chúng
thành phạm trù nhân nghĩa. Chính sự kế thừa mang tính sáng tạo đó đã làm cho các phạm
trù đạo đức của Nho gia mang những diện mạo và sắc thái mới. Có thể nói, từ tư tưởng
nhân nghĩa đến đường lối nhân chính, Mạnh Tử đã mở rộng đạo đức đến chính trị, làm
cho đạo đức hóa thân vào chính trị. Chính vì thế, tư tưởng chính trị-xã hội của ông chẳng
những không phải là bản sao tư tưởng đức trị của Khổng Tử mà còn làm cho tư tưởng
đức trị trở nên sâu sắc hơn, rõ ràng hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn đối với xã hội Trung
Quốc đương thời.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, Mạnh Tử luôn luôn coi trọng dân, đề cao dân. Mọi
chủ trương ,đường lối,chính sách ơng đưa ra đều hướng tới dân, vì dân. Điều đó cho thấy,
tư tưởng chính trị-xã hội với đường lơi nhân chính của ơng ,về thực chất là tư tưởng dân
bản- tư tưởng lây dân làm gốc,nước.Nhân chính được hiểu theo nghĩa khái quát nhất là
dùng nhân nghĩa trong chính trị.
II.2 Đường lối dân bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử
Giống như Khổng Tử, Mạnh Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của dân,nhưng khác ở chỗ
ông nghiêng về triết lý : Nhà cầm quyền là thuyền cịn thứ dân là nước. Chính vì thế ông
không gọi dân là cỏ mà chỉ gọi dân là thường,là những người có vị trí thấp trong xã hội.
Ơng chỉ ra rằng, nếu nhà cầm quyền được lịng dân sẽ được tất cả,nhưng nếu để mất lòng
dân sẽ mất tất cả.Như vậy , thương dân là để được lịng dân,muốn được lịng dân thì phải
thương dân. Đức nhân đã chuyển hóa thành phương pháp trị nước và phương pháp trị
nước được gắn chặt trên nền tảng của đức nhân
Vượt xa Khổng Tử, Mạnh Tử đưa ra mệnh đề nổi tiếng khi đánh giá về vị trí,vai trị của
dân “ Dân vi quý,xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, đây là tư tưởng cơ bản chi phối các chính
6


sách cụ thể trong việc thực hiện đường lối nhân chính. Đó cũng là tư tưởng tiến bộ của
ơng so với Khổng Tử và phần lớn các nhà tư tưởng Trung Quốc đương thời.Trong tư
tưởng chính trị- xã hội của mình , ơng ln địi hỏi nhà cầm quyền phải thấu hiểu nỗi khổ
của dân và biết lo lắng cho đời sống của nhân dân.Đối với ông ,dùng nhân nghĩa trong

chính trị,tức là thương dân,lo cho dân và coi trọng dân nên nhân nghĩa và tôn trọng dân
luôn gắn liền với nhau,không tách rời nhau. Tranh thủ sức dân- được lịng dân-lo cho dân
đã trở thành phương pháp trị nước.Nói cách khác, Mạnh Tử đã nối liền các mệnh đề được
thiên hạ, được dân chúng, được lòng dân với việc thi hành nhân nghĩa của nhà cầm
quyền. Sự sống còn của một chế độ xã hội do dân quyết định.Khi dân ủng hộ thì nhà
nước tồn tại, xã hội ổn định,khi dân không ủng hộ,sớm muộn nhà nước cũng bị lật đổ,nên
kẻcai trị phải biết dựa vào dân và phát huy sức dân. Để phát huy sức mạnh của dân đối
với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tất nhiên nhà cầm quyền phải biết lo lắng
cho dân, đáp ứng yêu cầu của dân. Xuất phát từ chủ trương dùng nhân nghĩa trong chính
trị, nhằm nhấn mạnh hơn nữa vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự tồn vong của
một chế độ xã hội. Mạnh Tử đưa ra tư tưởng lấy nhân làm trọng.
Trong toàn bộ tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử, chủ trương bảo dân, khoan thư
sức dân,lo cho đời sống của dân là một trong những tư tưởng đặc sắc, thể hiện rõ nét tinh
thần dân bản của ông. Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa ,một mặt Mạnh Tử đòi hỏi nhà
cầm quyền phải giữ gìn sinh mệnh cho dân, mặt khác ơng cịn u cầu họ khơng được
lạm dụng sức dân và phải giữ gìn của cải cho dân.
“ Dân vi quý, Quân vi Khinh” nên ông phê phán gay gắt sự vơ vét tham lam của vua chúa
đương thời, đồng thời lên án những kẻ giúp vua vơ vét tô thuế, giúp vua gây chiến tranh,
đánh lại nước khác. Tư tưởng bảo dân,lo cho đời sống của dân mà Mạnh Tử đề xuất với
nhà cầm quyền không chỉ dừng lại ở phương tiện giáo hóa đạo đức cho kẻ cai trị.Nó
chính là phương pháp trị nước theo tinh thần dân bản, đậm tính nhân văn, xứng đáng để
người đời sau kế thừa như là bài học lịch sử bổ ích trong cơng việc trị nước.
Thực hiện nhân chính là công việc của vua chúa nên trước hết vua chúa phải là những
người có nhân đức,khi vua chúa là kẻ bất nhân,họ sẽ không chịu nghe theo lời hay,lẽ
7


phải. Tư tưởng dân bản mà Mạnh Tử đề xuất với nhà cầm quyền được hình thành trên cơ
sở là tư tưởng nhân nghĩa của ông, Theo tư tưởng ấy,dân là gốc nước, nên nhà cầm quyền
phải tôn trọng dân. Tuy nhiên,dân có được làm gốc nước hay khơng lại phụ thuộc vào

nhân đức, trí tuệ và sự giác ngộ của vua chúa.Quan điểm trên đây của Mạnh Tử một mặt
cho thấy ơng có tấm lịng nhân ái sâu sắc, Mặc khác ,nó cũng chỉ rõ một trong những
phẩm chất quan trọng của nhà cầm quyền là phải dũng cảm gánh vác công việc xã hội, tỏ
rõ tinh thần trách nhiệm trước dân và dám nhận lỗi của mình trước nhân dân.Theo ơng,
một vị vua có nhân đức mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ đẻ thực hiện nhân chính.
Điều quan trọng là vua phải thi hành nhân đức bằng những việc làm cụ thể hướng tới dân,
vì dân. Thi hành nhân chính khơng phải chỉ là việc của vua mà còn là việc của các quan
khanh-những người giúp vua trị nước. Ông vua nhân đức biết làm nhân chính khơng chỉ
là ơng vua biết thương dân mà cịn biết sử dụng người hiền tài cho công cuộc trị nước của
mình. Sử dụng người tài đức là một phần của cơng việc trị nước, về mặt lý luận, đó là
nguyên tắc mà nhà cầm quyền phải tuân theo nếu khơng muốn mất nước. Làm thế nào để
có thể sử dụng người tài đức trong công việc trị nước. Khổng tử cho rằng, trước hết nhà
cầm quyền phải thực sự ái mộ người tài đức, sau đó phải cụ thể hóa sự ái mộ đó bằng
những việc làm cụ thể. Đối với Mạnh Tử, nhân tài là rường cột của quốc gia,là tài sản
quý của đất nước,nên việc sử dụng người tài đức là điều kiện cho sự tồn tại và phát
triểncủa một chết độ xã hội. Cũng chính vì thế, sử dụng người tài đức đã trở thành một
phần quan trọng trong phương pháp trị nước. Có thể nói, vấn đề sử dụng người tài đức
mà ông đề xuất với vua chúa thời đó đến nay vẫn là vấn đề mang tính thời sự cho đến tận
ngày hơm nay.
Tóm lại Mạnh tử địi hỏi nhà cầm quyền phải tơn trọng đạo đức, hoan nghênh đạo lý,
nghĩa là phải trọng người hiền.Trong suy nghĩ của ơng, thi hành nhân chính khơng chỉ là
đơn giản là thương dân,đề cao vai trị của dân, mà cịn là tìm cho được người hiền giúp
mình tỏng việc trị nước. Nhân nghĩa là nền móng của ngồi nhà hanh phúc.Trong thực tế
người ta ai cũng muốn vinh hiển nhưng lại dễ dàng đánh mất nhân nghĩa. Hạnh Phúc và
sự vinh hiển khơng tự tìm đến mỗi người,Những thành quả và hạnh phúc mà mình đã có,
8


đang có, sẽ mất đi nếu như mình khơng biết giữ gìn nó, Ngau vàng của vua chúa khơng
thể bền vững nếu như họ khơng nhìn thấy vai trị to lớn của quần chúng nhân dân- những

người chở thuyền những cũng có thể lật thuyền.
II. 3 Chính sách kinh tế và giáo dục trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử.
Thời loạn lạc Xuân Thu- Chiến Quốc, trong mấy trăm năm chiến tranh liên tiếp, dân
chúng Trung Hoa chịu nhiều nỗi khổ cực.Theo Mạnh Tử, sỡ dĩ dân chúng phạm nhiều tội
ác là do nhà cầm quyền cai trị dở làm cho dân đói khổ. Để dưỡng dân, một mặt Mạnh Tử
yêu cầu nhà cầm quyền chỉ thu một thứ thuế và thu thuế của dân có chừng mực, mặt
khác,ơng vạch ra chế độ điền địa với mục đích cứu dân, bảo đảm đời sống kinh tế cho
dân.Thi hành chế độ điền địa ấy vừa thuận lợi cho việc thu thuế của chính phủ, vừa đảm
bảo sự no ấm cho quốc dân. Đối với việc thu thuế,nhà cầm quyền phải linh hoạt,cụ thể,
mềm dẻo,nghĩa là phải tính đến tình hình cụ thể như được mùa,mất mùa để thu thuế cho
hợp lí. Thuế khơng hợp lý sẽ làm cho dân oán hận.Theo Mạnh Tử, thu thuế hợp lý là phải
căn cứ và tình hình sản xuất cụ thể của dân để vừa đảm bảo cho công quỹ của đất nước
vừa đảm bảo được đời sống nhân dân. Quản điểm này một mặt mang tính nhân bản,mặt
khác,nó nhắc nhở nhà cầm quyền phải linh hoạt trong việc thu thuế nói riêng và trong các
chính sách kinh tế nói chung. Muốn làm cho đời sống của dân được sung túc, nền kinh tế
đất nước phồn vinh, nhà cầm quyền phải thi hành những chính sáchkinh tế như phân chia
điền địa cơng bằng,thích hợp, sắp đặt ranh giới ruộng đất phân minh,khuyến khích dân
phát triển sản xuất.. Trong tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử , chủ trương dưỡng
dân gắn liền với tư tưởng kinh tế. Với Mạnh Tử, phát triển kinh tế là nhằm dưỡng dân
một cách tốt nhât, ngược lại,muốn dưỡng dân thì phải phát triển kinh tế. Bên cạnh đó , tư
tưởng làm cho dân có “ hằng sản” là tư tưởng đặc sắc, đáng lưu ý của Mạnh Tử về trách
nhiệm của nhà cầm quyền. “ Hằng sản” là có nhà cửa, ruộng vườn, có cơm ăn ,áo mặc, là
điều kiện để “ Hằng tâm”, Để dân có “ hằng sản” ,Mạnh Tử đề xuất những chính sách
kinh tế chi tiết, cụ thể, như đo đạc lại đất đai để vạch ra ranh giới ruộng đất cho phân
minh,cơng bằng. Theo ơng ,muốn làm nhân chính thì trước hết nhà cầm quyền phải sắp
đặt ranh giới ruộng đất cho phân minh. Như vậy, chính sách kinh tế của nhà cầm quyền

9



phải được xây dựng trên cơ sở là đời sống kinh tế và thự tiễn sản xuất của dân. Những
chính sách ấy phải khuyến khích được sức sản xuất của dân, hướng dân tới lợi ích lâu
dài,bền vững. Tư tưởng kinh tế trên đây cho thấy Mạnh Tử một lần nữa cho thấy ơng là
một nhà tư tưởng có tầm lịng nhân ái và tầm nhìn chiến lược.
Quan trọngkhơng kém bên cạnh sự phát triển kinh tế đó là sự quan tâm đến các chính
sách xã hội,cải thiện đời sống nhân dân và chủ trương giáo hóa dân. Dưỡng dân và giáo
dân là hai việc không thể tách rời nhau. Giáo hóa dân là một trong những nhiệm vụ trọng
yếu của phép trị nước theo đạo nhân chính.
Về phương pháp giáo dục, Mạnh Tử chủ trương tuân theo các phép tắc, đạo lý của các
bậc “ Thánh hiền”.Để giáo hóa dân, nhà nước cần lập nên những trường từ làng xã đến
kinh đơ để dạy dân về trí thức,đạo lý,phong tục, võ nghệ, gọi là tường, tự,hiệu,học. Tất cả
đều dạy cho người ta về đạo lý nhân luân.
Theo đường lối nhân chính, trung thành với tư tưởng tơn dân, Mạnh Tử phản đối vũ
lực,kịch liệt lên án chiến tranh nhằm giữ gìn sinh mạng cho dân. Mạnh Tữ tỏ rõ thái độ
căm ghét chiến tranh và lên án gay gắt những cuộc chiến tranh xâm lược, thơn tính lẫn
nhau của các tập đồn vua chúa đương thời. Qua đó,ơng địi hỏi nhà cầm quyền phải biết
giữ gìn sinh mạng và tài sản của dân.Trong bất kì hồn cảnh nào, Mạnh Tử đều chủ
trương nhà cầm quyền phải thi hành phép cai trị nhân ái nhằm bảo vệ tính mạng của nhân
dân.Dân vi quý, xã tắc thứ chi,nên ông không chấp nhận bất kì cuộc chiến tranh nào với
mục đích tranh giành đất đai và quyền lực.Mặc dù Mạnh Tử cho rằng việc chống xâm
lăng là việc chính đáng nhưng vua không quý bằng đất đai,đất đai là không quý bằng dân,
nên khi khơng chống lại được kẻ thù thì vua có để đưa dân tới một miền khác mà sống,
rồi cứ thi hành nhân chính, tới một lúc nào đó sẽ thu phục được nhân tâm mà thống nhất
được thiên hạ.Như vậy cho dù Mạnh Tử không phủ nhận sức mạnh của bạo lực,nhưng
ơng hồn tồn phản đối bạo lực. Trong suy nghĩ của ông,bạo lực đồng nghĩa với sự tàn
phá,chiến tranh, chết chóc, đưa xã hội đến cảnh loạn lạc phân tranh,huynh đệ tương tàn.
Mặt khác dùng vũ lực tuy có thể khuất phục được những hành vi chống đối mà không thể

10



thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ,củng cố nền chính trị bền vững,nhà cầm quyền
phải thi hành nhân đức.
Đánh giá lại, Tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử là hệ thống những luận điểm
phong phú nhưng rất đặc sắc về các vấn đề chính trị,kinh tế,xã hội và con người…Những
quan điểm về kinh tế, giáo dục, chiến tranh, về xây dựng củng cố bộ máy cầm quyền, với
đường lối nhân chính và quan điểm dân bản sâu sắc,cùng những với những biện pháp cải
cách kinh tế- xã hội thiết thực, thực sự đã có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội
Trung Quốc đương thời, Tư tưởng đó có thể tóm gọn lại trong những ý chính sau:
-Mạnh Tử mở rộng đạo đức đến chính trị,hình thành nên tư tưởng nhân chính,quan tâm
sau sắc tới cuộc sống con người
- Tư tưởng dân bản,lấy dân làm gốc của nước đã nâng cao vị thế của dân
- Nhà cầm quyền cần chú trọng xây dựng các chính sách kinh tế phát triển sản xuất vật
chất.
- Giáo hóa dân chúng bằng phương pháp phản tỉnh nội tâm
- Trọng dụng người tài đức là chiến lược quan trọng trong đường lối trị quốc
Tuy nhiên, ngoài những giá trị lịch sử đã đề cập trên đây, tư tưởng chính trị- xã hội của
Mạnh Tử cịn tồn tại khơng ít hạn chế do sự chi phối của lập trường giai câp của ông và
điều kiện lịch sử xã hội Trung Quốc đương thời.
Thứ nhất : Điểm cốt lõi mang tính đặc sắc trongtư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử là
thuyết nhân chính,thì hạn chế đầu tiên và xun suốt của tư tưởng ấy cũng bắt đầu từ
thuyết này. Nhân chính là dùng đạo đức nhân nghĩa trong chính trị,nhưng đó là thứ đạo
đức tiên nghiệm,chứ khơng phải những giá trị, chuẩn mực đạo đức được hình thành trong
quá trình phát triển của xã hội.
Thứ hai: Trước sự xung đột giữa lẽ phải và dục vọng, Mạnh Tử cũng chỉ biết đề cao nhân
nghĩa để xoa dịu tình hình mà khơng thực sự giải quyết mâu thuẫn đó.

11



Thứ ba: Mạnh Tử là một nhà triết học duy tâm, Trong tư tưởng của Mạnh Tử, trời là đấng
tối cao chi phối vạn vật,và xét tới cùng, mọi sự biến đổi của đời sống xã hội, sự thay thế
nhau của các vương triều cũng như quyền hành,chức tước của mỗi cá nhân đều do “
Thiên mệnh” chi phối.
Thứ tư: Mạnh tử không dùng khoa học mà chỉ dùng sức mạnh của đạo đức để hướng dẫn
tình cảm của quần chúng nhân dân, vì vậy ,dù có nêu cao tinh thần đạo đức,góp phần
kiềm chế những hành vi khơng theo lẽ phải, song nhìn chung rất hạn chế,nếu khơng
muốn nói là nông cạn
Thứ năm : Tư tưởng an phận “ khi cùng thì tự giữ lấy thân” của Mạnh Tử mâu thuẫn trực
tiếp với tư tưởng nhân nghĩa của ông, bởi lẽ nó chẳng những khơng khuyến khích con
người đấu tranh làm việc nghĩa,đòi hỏi nhân quyền, mà còn khuyên người ta né tránh đấu
tranh. Đây là tư tưởng tiêu cực,đáng phê phán.
Thứ Sáu :Mạnh Tử từng khuyến cáo kẻ cai trị phải biết lo cho đời sống vật chất của dân
để họ “ hằng tâm” nhưng vì quá đề cao đạo đức nên ông đã phản đối sự giàu mạnh.
Thứ bảy : Do lập trường gai cấp và ảnh hưởng của quan điểm : “nông bản,thương mạt”
trong xã hội Trung Quốc đương thời, Mạnh Tử coi thường thương nhân và tách biệt
người lao tâm với kẻ lao lực
Thứ tám : Mạnh Tử tách biệt ngườilao tâm với kẻ lao lực nhưng khơng đồng nghĩa ơng
đề cao lao động trí óc và hạ thấp lao động chân tay vì “dân vi q”. Ơng chưa nhận thấy
mơi quan hệ giữa lao tâm với lao lức là quan hệ giữa lý luận và ứng dụng.
Thứ chín :Mạnh Tử là ngươi có tưởng dân bản,Tuy nhiên,tư tưởng dân bản tự nó chưa
nảy mầm thành dân chủ trong thời đại mà quyền lực chỉ có ở ngơi vua.
Thứ mười : Mệnh đề” Dân vi quý,xã tắc thứ chi, quân vi khinh: của Mạnh Tử cũng không
giống như tư tưởng dân chủ mà các nhà khai sáng Pháp chủ trương.Mện đề đó được ơng
đặt trên nền tảng của thuyết tính thiện nên mọi người đều có khả năng hướng thiện ,nên ai
cũng có thể trở thành vua.
12


III. Ý Nghĩa Tư tưởng chính trị- xã hội Mạnh Tử đối với việc xây dựng nhà nước

Pháp Quyền ở Việt Nam hiện nay
Việc nghiên cứu tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử, đặc biệt là tư tưởng nhân
chính,khơng chỉ dừng lại đơn thuần nó,mơ tả, chiêm ngưỡng nó một chiều mà cái căn bản
và có nghĩa sâu xa,thiết thực chính là phân tích ,đánh giá những giá trị lịch sử của nó để
rút ra những bài học bổ ích phục vụ cho cuộc sống hiện tại, để từ đó hướng tới phía trước
bằng sự kết tinh dịng chảy lịch sử , của tinh hoa giá trị nhân loại trong quá khứ nhằm áp
dụng cho hiện tại và tương lai. Với tinh thần ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Ta đã kế
thừa có chắt lọc những tư tưởng của Nho giáo,nhưng không phải là để bảo vệ,phát triển
Nho giáo mà là để phủ định nó một cách biện chứng bằng cách nhân danh nó để mở đường
cho ý thức mới tiên tiến hơn. Sau khi đã loại bỏ ở tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử
những hạn chế về mặt lịch sử và lập trường giai cấp ,cùng với tinh thân tôn quân bản vị
quyền lực chỉ ở ngơi vua, chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng tư tưởng ấy và cuộc đấu vì tranh
tự do, bình đẳng của nhân loại cần lao trong thời đại của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế
thừa có chọn lọc tư tưởng hay đó là tư tưởng “ lấy dân làm gốc nước” vào việc xây dựng
nhà nước Việt Nam của dân,do dân, vì dân. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Người
đã nâng tư tưởng “ lấy dân làm gốc nước” lên bình diện hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Dân phải có quyền làm chủ thực sự,Trong nhà nước
của dân,nhân dan làm chủ,họ có quyền bất cứ việc gì mà pháp luật khơng cấm.Nhà nước
đó có sự thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân và tính dân tộc, được đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lấy việc phục vụ nhân dân,đem lại lợi ích cho dân
là mục đích duy nhất. Bản chất “ của dân,do dân,vì dân” của nhà nước ta còn được khẳng
định nhất quán trong các văn kiện của Đảng và được thể hiện rõ nét trong đường lối,chính
sách,cũng như trong hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà Nước.
Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay, việc tăng cường pháp chế,xây dựng nhà
nước pháp quyền chính là nội dung và điều kiện của q trình xây dựng và hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa, là phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả,hiệu lực tác động
của Nhà nước tới việc mở rộng quyền dân chủ của nhân dân. Nhà nước ta do nhân dân lập
ra thơng qua tổng tuyển cử tồn dân,được đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân.Sức mạnh
13



của nhà nước ta bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân,của khối đại đồn kết tồn dân, do
đó mọi hoạt động của nhà nước đều vì dân,lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao
nhất. Bản chất của nhà nước pháp quyền thể hiện ra ở tính dân chủ. Đối với nhà nước ta
,quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hôi được đảm bảo bằng luật,bằng
cơ chế,chính sách và khơng ngừng được hồn thiện,nâng cao trong q trình xây dựng,hồn
thiện nhà nước cũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Chúng ta nhận thấy công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
trong thời kì đổi mới ở nước ta hiện nay vẫn có thể tìm thấy tỏng tư tưởng của Mạnh Tử
những bài học bổ ích liên quan đến các vấn đề: Lấy dân làm gốc nước,thi hành chính sự
trên lập trường thân dân, đánh giá con người ,quan hệ giữa người lãnh đạo và người chịu
sự lãnh đạo,sử dụng người tài đức… Vẫn có nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của xã
hội, nếu chúng ta biết kế thừa có chọn lọc và nâng chúng lên bình diện hiện đại.
Đầu tiên phải nói đến sự tồn vong của một chế độ xã hội phụ thuộc vào sức dân,ý dân,lòng
dân nên nhà nước phải lấy dân làm gốc.Trong xã hội Việt Nam hiện đại , Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã tiếp thu tư tưởng “ lấy dân làm gốc nước” Của Mạnh Tử trên lập trường dân
chủ mác xít và nâng nó lên bình diện hiện đại,nhằm đáp ứng nhu cầu của cách mạng Việt
Nam trong thời đại mới.Theo Người,nhà nước “của dân” là nhà nước dân chủ,trong đó
nhân dân có quyền làm chủ thực sự,nên quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân.Những
người đại diện cho dân,do dân cử ra thực thi quyền lực chỉ là “công bộc” của dân theo ý
nghĩa đúng đắn của từ này.
Tiếp đó phải kể đến sự chú trọng kết hợp dưỡng dân với giáo hóa dân trong q trình xây
dựng và phát triển đất nước. Mạnh Tử đã nhìn thây một trong những nguyên nhân cơ bản
đưa đến tình trạng mất ổn định cã hội là do nhà nước không đảm bảo được đời sống kinh
tế cho dân. Để dưỡng dân một cách tốt nhất, các chính sách kinh tế của Nhà Nước cần phát
huy được sức sản xuất của dân. Do đó, Nhà nước cần xác định rõ chức năng,nhiệm vụ của
mình là bảo vệ,hỗ trợ sự vận hành của kinh tế thị trường,phát triển đất nước thơng qua việc
thực thi chính sách và pháp luật.Để cuộc sống của nhân dân ổn định lâu dài, thì việc xây
dựng các chính sách kinh tế có hiệu của Nhà nước phải được coi là việc làm căn bản và
14



thường xuyên. Đó mới thực sự là lo cho dân của nhà nước “vì dân”. Nhà nước “ vì dân”
trong xã hội hiện đại lại càng phải coi trọng giáo dục,nâng cao trình độ học vấn,năng lực
nhận thức cho nhân dân để nhân dân có thể tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,nắm
bắt khoa học,kĩ thuật vận dụng vào q trình sản xuất. Các chính sách nhà nước đưa ra cần
tạo điều kiện cho sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và giáo dục ,sao cho kinh tế và giáo dục
tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Muốn hiện thực hóa tư tưởng “lấy dân làm gốc” và xây dựng nhà nước vì dân,cần quan
tâm sâu sắc đến việc đào tạo,rèn luyện và sử dụng con người. Tuyển dụng những người có
đức có tài để phục vụ nhân dân, Hiện nay quá trình đổi mới đất nước đang địi hỏi đội ngũ
cán bộ,cơng chức có ý chí, có quyết tâm,có lịng nhiệt tình và sự sáng tạo trong công việc.
Để phát huy những phẩm chất ấy của cán bộ cơng chức,viên chức, thì việc nhà nước sử
dụng cán bộ,công chức đúng với chuyên môn đã được đào tạo,cùng với việc xây dựng
chính sách đối với cán bộ,cơng chức theo hướng khuyến khích tài năng của họ,bố trí vào
các cơng việc tương xứng với năng lực của mình là những việc căn bản và cần thiết
Cuối cùng Đức trị phải gắn liền với pháp trị và pháp trị phải trên nền tảng của đức trị.Lịch
sử đã chứng minh đạo đức có vai trị tó lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.Trong
bất kì xã hội nào, ý thức đạo đức luôn là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức và biểu
hiện bản chất xã hội của con người.Nhà nước ta khơng tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật
mà phủ nhận đạo đức, coi nhẹ sự tự đánh giá,tự thức tỉnh lương tâm và sự từ điều chỉnh
hành vi con người.
IV. Kết Luận
Như vậy giá trị của tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử khơng chỉ ở phương diện học
thuật mà cịn ở tính ứng dụng của nó.Đảng ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho mọi hành động,Trên nền tảng
tư tưởng ấy, Đảng ta đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân,do dân, vì dân. Vì lẽ đó những bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng chính trị -xã hội của
Mạnh Tử chỉ thật sự có ý nghĩa nếu chúng ta biết kế thừa,tiếp thu nó trên lập trường của


15


chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ đó nâng chúng lên bình diện hiện đại
và gắn nó với thực tiễn của cách mạng Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo : Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật - TS.Bùi Xuân Thanh

Mục Lục
I .Lời Mở đầu......................................................................................................................................... 1
I.I .Lịch sử hình thành tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử ......................................................... 1
II. Nội dung tư tưởng chính trị- xã hội của Mạnh Tử .......................................................................... 3
II.1 Thuyết “ Nhân Chính” trong tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử ......................................... 3
II.2 Đường lối dân bản trong tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử ................................................ 6
II. 3 Chính sách kinh tế và giáo dục trong tư tưởng chính trị-xã hội của Mạnh Tử. .......................... 9
III. Ý Nghĩa Tư tưởng chính trị- xã hội Mạnh Tử đối với việc xây dựng nhà nước Pháp Quyền ở
Việt Nam hiện nay ............................................................................................................................... 13
IV. Kết Luận ........................................................................................................................................ 15
Tài liệu tham khảo : Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử giá trị và hạn chế .................................. 16

16



×