Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kích thước cột sống cổ của người Việt Nam trưởng thành bình thường bằng chụp cắt lớp vi tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.03 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

KÍCH THƢỚC CỘT SỐNG CỔ
CỦA NGƢỜI VIỆT NAM TRƢỞNG THÀNH BÌNH THƢỜNG
BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
Đỗ Phúc Long1, Nguyễn Thị Minh Trang2, Đỗ Hải Thanh Anh2, Lê Văn Phước2,
Trương Thị Phương Thảo2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cột sống cổ là một vùng giải phẫu phức tạp đóng vai trị quan trọng trong chức năng vận động
và nâng đỡ cơ thể. Việc nắm rõ kích thước cột sống cổ không chỉ quan trọng trong chẩn đốn bệnh lý cột sống mà
cịn giúp ích cho các phẫu thuật viên.
Mục tiêu: Xác định kích thước cột sống cổ của các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên đến khám tại bệnh viện Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Kích thước các cấu trúc cột sống cổ được đo trên hình ảnh cắt lớp vi tính
vùng cổ của 150 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 41 và khơng có bệnh lý cột sống. Các phép kiểm T được dùng để so
sánh sự khác biệt các kích thước ở nam và nữ.
Kết quả: Các kích thước cột sống cổ của nam lớn hơn nữ (p <0,05). Đường kính ngang thân sống tăng dần
từ C3 tới C7. Đường kính trước sau mặt trên và mặt dưới thân sống C3 là nhỏ nhất, C7 là lớn nhất. Chiều cao
bờ trước và bờ sau thân sống giảm từ C3 tới C5 là nhỏ nhất, rồi tăng dần tới C7. Đường kính ngang cuống sống
phải và trái tăng dần từ cuống sống C3 đến C7. Chiều cao cuống sống phải và trái ở C4 cao hơn C3, C5 và lớn
nhất ở C7.
Kết luận: Kích thước các cấu trúc cột sống cổ thay đổi theo giới tính và các tầng đốt sống-đĩa đệm.
Từ khóa: kích thước, cột sống cổ, cắt lớp vi tính

ABSTRACT
CERVICAL VERTEBRAE DIMENSIONS
IN ADULT VIETNAMESE USING COMPUTED TOMOGRAPHY
Do Phuc Long, Nguyen Thi Minh Trang, Do Hai Thanh Anh, Truong Thi Phuong Thao, Le Van Phuoc


* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 132-137
Background: The cervical spine is a complex area that plays a major role in body support and movements.
Knowledge of cervical morphometry is vital not only for the diagnosis of spinal diseases but also for the
development of surgeries.
Objective: We seek to determine normal values for various cervical vertebrae dimensions of individuals
presenting at University Medical Center with ages above 18 years old.
Methods: The morphometric dimensions of cervical vertebrae were measured on neck and head CT scans of
265 adults without spinal pathology, age above 18 years old. The independent T tests were conducted to compare
the difference in various morphometric characteristics between sexes.
Results: All vertebrae dimensions are significantly greater in male than female (p <0.05). Middle vertebral
body width increased from C3 to C7. Upper and lower vertebral body depth minimum at C3, maximum at C7.
Anterior and posterior vertebral body heigh decrease from C3 to C5 and increased to C7. Right and left pedicle
Khoa CĐHA, Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Phúc Long
1

132

Bộ môn CĐHA, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0389322662
Email:
2

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022


width increased from C3 to C7. Right and left pedicle height maximum at C7.
Conclusions: Cervical vertebrae dimensions vary between sexes, vertebral and intervertebral disc levels.
Keywords: dimension, cervical vertebrae, computed tomography

ĐẶT VẤNĐỀ
Cột sống cổ đóng vai trò quan trọng đối với
chức năng vận động và nâng đỡ cơ thể. Tuy vậy,
trong các bệnh lý cơ-xương-khớp, các vấn đề ở
cột sống cổ thường khá thường gặp như thối
hóa, thốt vị đĩa đệm, chấn thương mất vững.
Các tổn thương nói trên làm thay đổi cấu trúc và
chức năng sinh lý của cột sống, cuối cùng gây ra
các triệu chứng lâm sàng như đau, tê bì vùng cổ,
cánh tay, hạn chế cử động cột sống, làm giảm
chất lượng cuộc sống. Ngày nay, với sự tiến bộ
vượt bậc trong các kỹ thuật chẩn đốn, bác sĩ
chẩn đốn hình ảnh đã có vai trị khá quan trọng
trong việc phát hiện và chẩn đốn các bệnh lý
nói chung và bệnh lý vùng cột sống cổ nói riêng.
Việc chẩn đốn sớm, chính xác sẽ giúp bác sĩ lâm
sàng lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp
(nội khoa hoặc ngoại khoa)(1,2). Do đó, việc nắm
vững các kích thước giải phẫu bình thường của
cột sống cổ là rất quan trọng, không chỉ giúp cho
các nhà chẩn đốn hình ảnh trong q trình chẩn
đốn mà còn giúp các phẫu thuật viên hạn chế
biến chứng trong các cuộc phẫu thuật.
Ở Việt Nam cũng có vài nghiên cứu đo các
kích thước giải phẫu của đốt sống cổ, nhưng
thường khơng tồn diện, vì vậy chúng tơi thực

hiện nghiên cứu đo các kích thước bình thường
của cột sống cổ người Việt Nam trưởng thành.
Mục tiêu nghiên cứu là xác định các kích thước
của khối bên đốt sống C1, cuống sống đốt sống
C2, thân sống, cuống sống đốt sống C3 đến C7 ở
người Việt Nam trưởng thành.

Tiêu chuẩn chọn
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại
bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí
Minh được chụp CLVT vùng cổ.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân có các bất thường bẩm sinh cột
sống hoặc bệnh lý cột sống như viêm, u, thối
hóa, có chất thương cột sống hoặc đã được phẫu
thuật cột sống.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Kỹ thuật chụp CLVT vùng cổ
Tư thế bệnh nhân khi chụp CLVT: đặt bệnh
nhân trong khung máy, nằm ngửa, vai hạ thấp
tối đa, hai tay xuôi dọc theo cơ thể. Bệnh nhân
nhịn thở và khơng nuốt trong q trình thực
hiện. Hình ảnh cắt lớp vi tính vùng cổ của bệnh
nhân được hiển thị trên cửa sổ xương. Sử dụng
kĩ thuật tái tạo MPR với độ dày 1 mm và khoảng
cách 0,8 mm để thu được ba mặt phẳng ngang,
đứng dọc và đứng ngang.

Biến số nghiên cứu
Đo kích thước khối bên C1

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Các bệnh nhân tuổi từ 18 tuổi trở lên được
chụp cắt lớp vi tính (CLVT) vùng cổ bằng máy
128 dãy đầu dị tại bệnh viện Đại học Y Dược
Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2017 đến
tháng 12/2020.

Hình 1: Hình minh họa đo kích thước khối bên C1
(BN L.V. X, số hồ sơ N20-0021446)

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

133


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

Mặt cắt ngang đi qua khối bên C1: Đo đường
kính ngang và đường kính trước sau của khối
bên, chính là khoảng cách dài nhất của khối bên
theo chiều trước sau và chiều ngang.

thân sống.


Đo kích thước cuống sống C2-C7

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các kích thước trong nghiên cứu được trình
bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (mm).
Phép kiểm t được sử dụng để kiểm định sự
khác biệt kích thước giữa nam và nữ, giữa các
kích thước bên trái và bên phải.
Phép kiểm ANOVA được sử dụng để kiểm
định sự khác biệt giữa các kích thước trên năm
tầng đốt sống liên tiếp.

Mặt cắt ngang đi qua trục cuống sống: Đo
đường kính ngang của cuống sống: khoảng cách
nhỏ nhất giữa bờ trong và bờ ngoài cuống sống.
Mặt cắt đứng dọc đi qua trục cuống sống: Đo
chiều cao của cuống sống: khoảng cách nhỏ nhất
giữa bờ trên và bờ dưới cuống sống.

+ Đo đường kính trước sau mặt trên và mặt
dưới thân sống: khoảng cách giữa bờ trước và bờ
sau thân sống.

Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. HCM, số: 974/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày
29/12/2020.
Hình 2: Hình minh họa đo đường kính và chiều cao
cuống sống (BN L.V.X, số hồ sơ N20-0021446)

Đo kích thước thân sống C3-C7
Mặt cắt ngang đi qua chính giữa thân sống:
Đo đường kính ngang chính giữa thân sống:
khoảng cách lớn nhất giữa bờ trái và bờ phải
thân sống.

KẾT QUẢ
Kích thƣớc khối bên C1
Đường kính ngang và đường kính trước sau
khối bên C1 của nam giới lớn hơn nữ giới, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01). Khơng có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các kích thước
bên phải so với bên trái, ở cả nam lẫn nữ (p
>0,05).
Bảng 1: Kích thước khối bên C1
Đường kính ngang Đường kính trước sau
(mm)
(mm)
Phải
Trái
Phải
Trái
Nam
13,12 ±
13,25 ±
19,87 ± 1,14 19,53 ± 1,06
(N=75)
0,64
0,73
12,26 ±

12,33 ±
Nữ (N=75)
19,28 ± 0,99 19,00 ± 0,97
0,75
0,82
Giới

Hình 3: Hình minh họa đo đường kính trước sau và
chiều cao thân sống (BN L.V.X, số hồ sơ N20-0021446)
Mặt cắt đứng dọc đi qua chính giữa thân sống:
+ Đo chiều cao mặt trước thân sống: khoảng
cách giữa góc trước trên và góc trước dưới của
thân sống.
+ Đo chiều cao mặt sau thân sống: khoảng
cách giữa góc sau trên và góc sau dưới của

134

Đƣờng kính ngang ở mức giữa thân sống C3C7
Bảng 2: Đường kính ngang ở mức giữa thân sống
Đốt sống
C3
C4
C5
C6
C7

Đường kính ngang thân sống (mm)
Nam (N=75)
Nữ (N=75)

22,57 ± 0,92
20,93 ± 0,89
23,25 ± 1,00
21,61 ± 0,93
24,25 ± 0,97
22,90 ± 0,85
26,14 ± 1,18
24,55 ± 0,80
29,04 ± 1,35
27,10 ± 0,90

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học
Đường kính ngang thân sống của nam giới
lớn hơn nữ giới ở tất cả các đốt sống, khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p <0,01). Đường kính ngang
thân sống tăng dần từ C3 tới C7, sự khác biệt
kích thước giữa các đốt sống có ý nghĩa thống kê
(p <0,01).
Đƣờng kính trƣớc sau mặt trên và mặt dƣới
thân sống C3-C7
Đường kính trước sau mặt trên và mặt dưới
thân sống của nam giới lớn hơn nữ giới ở tất cả
các đốt sống, khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p <0,01). Đường kính trước sau mặt trên và mặt
dưới thân sống C3 là nhỏ nhất, C7 là lớn nhất, sự

khác biệt kích thước giữa các đốt sống có ý nghĩa
thống kê (p <0,01). Đường kính trước sau mặt
dưới thân sống lớn hơn đường kính trước sau
mặt trên thân sống ở tất cả các đốt sống, sự khác
biệt kích thước có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
Bảng 3: Đường kính trước sau mặt trên và mặt dưới
thân sống
Đốt sống
C3
C4
C5
C6
C7

ĐKTSMT (mm)
ĐKTSMD (mm)
Nam (N=75) Nữ (N=75) Nam (N=75) Nữ (N=75)
14,25±1,08 12,71±0,93 15,62±1,26 13,87±1,08
14,75±1,11 13,03±0,92 15,82±1,01 14,02±1,02
14,61±1,10 12,85±0,97 15,64±1,07 14,15±1,05
15,05 ± 1,16 13,34±0,92 15,95±1,19 14,01±1,07
15,54 ± 1,16 13,76±0,95 16,16±1,26 14,18±0,91

Chiều cao bờ trƣớc và bờ sau thân sống C3-C7
Chiều cao bờ trước và bờ sau thân sống của
nam giới lớn hơn nữ giới ở tất cả các đốt sống,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01). Chiều
Bảng 5: Đường kính ngang và chiều cao cuống sống
Đốt sống
Nam (N=75)

ĐKNCT (mm)
Nữ (N=75)
Nam (N=75)
ĐKNCP (mm)
Nữ (N=75)
Nam (N=75)
CCCT (mm)
Nữ (N=75)
Nam (N=75)
CCCP (mm)
Nữ (N=75)

C2
5,45 ± 0,59
4,97 ± 0,59
5,49 ± 0,74
5,09 ± 0,63
8,65 ± 0,58
7,54 ± 0,50
8,79 ± 0,52
7,66 ± 0,46

C3
4,86 ± 0,43
4,17 ± 0,36
4,80 ± 0,45
4,12 ± 0,42
6,50 ± 0,56
5,50 ± 0,47
6,42 ± 0,55

5,39 ± 0,53

cao bờ trước và bờ sau thân sống giảm từ C3 tới
C5 là nhỏ nhất, rồi tăng dần tới C7, sự khác biệt
kích thước giữa các đốt sống có ý nghĩa thống kê
(p <0,01). Chiều cao bờ trước thân sống lớn hơn
bờ sau thân sống ở các đốt C1, C2, C7. Chiều cao
bờ sau thân sống lớn hơn bờ trước thân sống ở
các đốt C2, C3. Sự khác biệt kích thước này có ý
nghĩa thống kê ở tất cả các đốt sống (p <0,01)
Bảng 4: Chiều cao bờ trước và bờ sau thân sống
Đốt sống
C3
C4
C5
C6
C7

CCBTTS (mm)
CCBSTS (mm)
Nam (N=75) Nữ (N=75) Nam (N=75) Nữ (N=75)
14,80±0,96 13,34±0,79 14,52±1,08 12,87±0,86
13,88±0,85 12,52±0,78 13,70±0,79 12,58±0,89
12,83±0,65 12,01±0,90 13,69±0,94 12,42±0,93
13,52±0,92 12,42±0,68 13,67±0,97 12,63±0,69
15,00±0,89 13,72±0,73 14,75±0,94 13,49±0,76

Kích thƣớc cuống sống bên phải và bên trái đốt
sống C2-C7
Đường kính ngang cuống sống bên trái và

bên phải của nam giới lớn hơn nữ giới ở tất cả
các đốt sống từ C2-C7, khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,01). Đường kính ngang của cuống
sống bên phải và bên trái khơng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê ở tất cả các đốt sống C2-C7
(p >0,05).
Chiều cao cuống sống bên trái và bên phải
của nam giới lớn hơn nữ giới ở tất cả các đốt
sống từ C2-C7, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
<0,01). Chiều cao của cuống sống bên phải và
bên trái khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê ở tất cả các đốt sống C2-C7 (p >0,05).
C4
5,03 ± 0,45
4,35 ± 0,33
5,02 ± 0,40
4,36 ± 0,36
6,72 ± 0,55
5,79 ± 0,55
6,80 ± 0,49
5,84 ± 0,46

C5
5,35 ± 0,42
4,62 ± 0,36
5,36 ± 0,47
4,73 ± 0,34
6,41 ± 0,59
5,72 ± 0,49
6,49 ± 0,50

5,66 ± 0,46

C6
5,65 ± 0,42
5,05 ± 0,41
5,77 ± 0,46
5,02 ± 0,47
6,64 ± 0,56
5,78 ± 0,53
6,53 ± 0,64
5,74 ± 0,52

C7
6,50 ± 0,48
5,87 ± 0,48
6,50 ± 0,53
5,69 ± 0,43
7,28 ± 0,58
6,15 ± 0,56
7,30 ± 0,63
6,17 ± 0,50

BÀN LUẬN

giữa các cấu trúc ở bên phải và bên trái.

Trong nghiên cứu của chúng tơi, các kích
thước cột sống cổ ở nam giới đều lớn hơn nữ
giới, ngược lại khơng có sự khác biệt kích thước


Đường kính ngang khối bên C1 có giá trị từ
10,47 mm tới 15,25 mm. Đường kính trước sau
khối bên C1 có giá trị từ 15,57 mm tới 22,61 mm.

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

135


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Tương đồng với nghiên cứu của các tác giả Lê
Viết Dũng, David C hay Goksin S(1,3,4). Tuy nhiên,
nghiên cứu của tác giả Nitixa PP(5) có đường
kính trước sau khối bên C1 lớn hơn số liệu của
chúng tôi cịn đường kính ngang khối bên C1 thì
lại nhỏ hơn số liệu của chúng tơi, ngun nhân
có thể là do tác giả Nitixa PP thực hiện đo trực
tiếp trên xác.
Đường kính ngang cuống sống C2 có giá trị
từ 3,61 mm đến 6,88 mm. Cịn chiều cao cuống
sống C2 có giá trị từ 6,07 mm đến 9,82 mm.
Nghiên cứu của tác giả Lê Viết Dũng(1) cho giá trị
trung bình của đường kính ngang cuống sống
C2 khá tương đồng, tác giả Pakorn Y(6) nghiên
cứu trên quần thể người Thái Lan hay tác giả
Wiwat W(7) cũng cho ra kết quả tương đồng với
nghiên cứu của chúng tơi. Bên cạnh đó, các
nghiên cứu của tác giả Gosavi, S(4,8) với phương
pháp nghiên cứu là đo trực tiếp trên xác thì đều
cho số liệu lớn hơn tương đối với nghiên cứu

của chúng tơi.
Về kích thước của thân sống đốt sống cổ
thấp, chúng tôi ghi nhận đường kính ngang thân
sống có chiều hướng tăng dần từ C3 tới C7, với
giá trị trung bình nhỏ nhất ở C3 (21,75 mm) lớn
nhất ở C7 (28,07 mm). Tác giả Trương Thiết
Dũng(2) cho kết luận tương tự về chiều hướng
tăng dần, tuy nhiên các giá trị trung bình lại thấp
hơn nghiên cứu của chúng tơi, điều này có thể là
do tác giả đo trực tiếp trên xác. Tác giả Brian K(9),
với phương pháp nghiên cứu trên hình ảnh
CLVT, cho kết quả tương tự với nghiên cứu của
chúng tơi. Cịn đường kính trước sau thân sống
C3-C7 có giá trị nhỏ nhất là 13,48 ở mặt trên C3,
lớn nhất là 15,17 ở mặt dưới C7. Đường kính
trước sau thân sống C3 là nhỏ nhất, lớn nhất ở
C7. Các nghiên cứu trong nước như tác giả
Trương Thiết Dũng, Trần Ngọc Anh(2,10) cho các
giá trị trung bình khá tương đương với nghiên
cứu của chúng tơi và ghi nhận đường kính trước
sau thân sống C7 cũng có giá trị lớn nhất. Các
nghiên cứu ở nước ngồi như của tác giả Bashar
A hay Brian K(9,11) đều cho giá trị trung bình lớn
hơn hẳn các nghiên cứu trong nước. Điều này có

136

Nghiên cứu Y học
thể do sự khác biệt chủng tộc gây ra. Nghiên cứu
của Bashar A(11) thấy rằng đường kính trước sau

lớn nhất ở thân sống C7, nhỏ nhất ở thân sống
C5. Trong khi Brian K(9) lại ghi nhận giá trị lớn
nhất ở C6, nhỏ nhất ở C3. Chúng tơi ghi nhận
kích đường kính trước sau ở mặt dưới thân sống
lớn hơn mặt trên thân sống, điều này tương tự
với nghiên cứu của tác giả Brian K(9). Chiều cao
thân sống có giá trị nhỏ nhất là 12,42 ở bờ trước
thân sống C5, cao nhất là 14,26 ở bờ trước thân
sống C7. Chiều cao thân sống ở cả bờ trước và
bờ sau đều giảm dần từ C3 tới C5, tăng lên ở C6
và lớn nhất ở C7. Nghiên cứu của các tác giả
trong nước như Trương Thiết Dũng, Trần Ngọc
Anh(2,10) cho giá trị trung bình khơng tương ứng
với nghiên cứu của chúng tơi, điều đó có thể là
do nghiên cứu của Trương Thiết Dũng(2) thực
hiện đo trực tiếp trên xác chết, còn tác giả Trần
Ngọc Anh(10) đo trên hình ảnh cộng hưởng từ.
Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trên đều thống
nhất chỉ ra xu hướng chiều cao thân sống giảm
dần từ C3 tới C5, sau đó tăng lên ở C6 và lớn
nhất ở C7. Khi so sánh giữa chiều cao thân sống
ở bờ trước và bờ sau, chúng tôi ghi nhận chiều
cao bờ trước thân sống lớn hơn bờ sau thân sống
ở các đốt C3, C4, C7. Chiều cao bờ sau thân sống
lớn hơn bờ trước thân sống ở các đốt C5, C6.
Điều này không giống với tác giả Bashar A(11) khi
tác giả này ghi nhận chiều cao bờ trước thân
sống lớn chiều cao bờ sau thân sống hơn ở các
đốt C3, C6, C7, thấp hơn ở các đốt C4, C5. Còn
nghiên cứu của tác giả Trương Thiết Dũng và

Trần Ngọc Anh(2,10) lại thống nhất chỉ ra rằng
chiều cao bờ trước thân sống lớn hơn chiều cao
bờ sau thân sống ở tất cả các đốt sống C3-C7.
Về kích thước cuống sống của đốt sống cổ
thấp, chúng tơi ghi nhận đường kính ngang
cuống sống C3-C7 ở nữ giới có giá trị từ 3,27 mm
tới 6,98 mm, cịn ở nam giới là từ 3,63 mm tới
7,46 mm. Đường kính ngang cuống sống có xu
hướng tăng dần từ cuống sống C3 tới C7.
Nghiên cứu của tác giả Trương Thiết Dũng(2) cho
thấy các giá trị trung bình thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tơi, điều này có thể do tác

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

giả này thực hiện đo trực tiếp trên xác chết với
do cỡ mẫu khá nhỏ (44 mẫu), tuy nhiên nghiên
cứu này cũng ghi nhận đường kính ngang cuống
sống có xu hướng tăng dần từ C3-C7. Nghiên
cứu của các tác giả Leonard W(12) trên người da
trắng ghi nhận các giá trị trung bình lớn hơn so
với nghiên cứu của chúng tơi, điều này có thể là
do khác biệt về chủng tộc. Trong khi nghiên cứu
của các tác giả Kamran F, Pongsthorn C(13,14) lần
lượt ở Ấn Độ và Thái Lan cho các giá trị khá

tương tự nghiên cứu của chúng tôi. Chiều cao
cuống sống C3-C7 ở nữ giới có giá trị từ 4,24 mm
tới 7,19 mm, còn ở nam giới là từ 4,61 mm tới
8,46 mm. Chiều cao cuống sống ở C4 cao hơn
C3, C5 sau đó tăng lên ở C6, lớn nhất ở C7.
Nghiên cứu của tác giả Trương Thiết Dũng(2) cho
thấy các giá trị trung bình hơi thấp hơn so với
nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu của các
tác giả Kamran F, Pongsthorn C(13,14) cũng cho các
giá trị trung bình thấp hơn nghiên cứu của
chúng tơi, có thể do khác biệt về phương pháp
nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Leonard
W(12) cũng nghiên cứu trên hình ảnh CLVT, với
mặt cắt và cách đo tương đồng nghiên cứu của
chúng tôi đã cho ra kết quả khá tương tự nghiên
cứu của chúng tôi.

2.

KẾT LUẬN

13.

Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy các kích
thước cột sống cổ ở nam giới đều lớn hơn ở nữ
giới (p <0,01). Kích thước khối bên C1 và cuống
sống từ C2-C7 khơng có sự khác biệt giữa bên
phải và bên trái trên cùng một tầng đốt sống (p
>0,05). Các kích thước của thân sống có sự thay
đổi đa dạng, giữa hai tầng đốt sống liên tiếp sẽ

có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,01).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

14.

Trương Thiết Dũng (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm giải
phẫu cột sống cổ đoạn C3-C7 ứng dụng trong phẫu thuật cột
sống cổ thấp do chấn thương. Luận Án Tiến Sĩ Y Học, Học viện
Quân Y.

David C, Robert E, James L, Michael Y, et al (2007). C1 anatomy
and dimensions relative to lateral mass screw placement. Spine,
32(8):844-848.
Goksin S, Hakan HK (2006). Morphometric anatomy of the atlas
and axis vertebrae. Turkish Neurosurgery, 16(2): 69-76.
Nitixa PP, Deepa SG (2016). A morphometric study of adult
human atlas vertebrae in South Gujarat population, India.
International Journal of Research in Medical Sciences, 4:10.
Pakorn Y, Thakul O, Tunthanathip T (2020). Morphometry of
the C2 Pedicle and Lamina in Thai Patients. Asian Journal of
Neurosurger, 15:39-44.
Wiwat W, Thamrong L, Praman F, Pongsthorn C, et al (2016).
Prevalence of High-Riding Vertebral Artery and Morphometry
of C2 Pedicles Using a Novel Computed Tomography
Reconstruction Technique. Asian Spine Journal, 10(6):1141-1148.
Shilpa G, Vatsalaswamy P (2012). Morphometric Study of the
Atlas Vertebra using Manual Method. Malays Orthop J, 6(3):1820.
Brian K, Frederick S, William M, Jonathan G, et al (2004).
Morphologic evaluation of cervical spine anatomy with
computed tomography: anterior cervical plate fixation
considerations. J Spinal Disord Tech, 17(2):102-107.
Trần Ngọc Anh (2006). Nghiên cứu kích thước cột sống cổ trên
X quang và MRI ở người Việt trưởng thành bình thường và
người có biểu hiện lâm sàng thối hóa cột sống cổ. Luận Án Tiến
Sĩ Y Học, Học viện Quân Y.
Bashar A, Banu T, Baris K, Saffet T (2010). Anatomic basis of
anterior and posterior instrumentation of the spine:
morphometric study. Surg Radiol Anat, 32(1):75-85.
Leonard W, Carolin S, Peer E, Marvin S, et al (2018). Computer
tomography-based morphometric analysis of the cervical spine

pedicles C3-C7. Acta Neurochir, 160(4):863-871.
Kamran F, Rahul Y, Buddhadev C, Shivanand G, et al (2018).
Computerized Tomography–Based Morphometric Analysis of
Subaxial Cervical Spine Pedicle in Asymptomatic Indian
Population. International Journal of Spine Surgery, 12(2):112-120.
Pongsthorn C, Chaiwat K, Aroonjarattham K (2014).
Morphometric evaluation of subaxial cervical spine using multidetector computerized tomography (MD-CT) scan: the
consideration for cervical pedicle screws fixation. BMC
Musculoskeletal Disorders, 15:125.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Lê Viết Dũng (2019). Đánh giá chỉ số giải phẫu C1, C2 trên cắt
lớp vi tính phục vụ phẫu thuật chấn thương cột sống cổ cao.
Điện Quang Việt Nam, pp.34.

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

137




×