Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vai trò của chụp cắt lớp vi tính trong phân giai đoạn của ung thư thanh quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.96 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

VAI TRÒ CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TRONG PHÂN GIAI ĐOẠN
CỦA UNG THƢ THANH QUẢN
Nguyễn Bảo Minh Triết1, Lâm Thanh Ngọc1, Trần Minh Hồng1, Trần Thị Mai Thùy1

TĨM TẮT
Mở đầu: Ung thư thanh quản xếp thứ hai sau ung thư vòm họng trong các ung thư đầu mặt cổ và đứng
thứ chín trong các ung thư tồn thân, do đó, chẩn đốn đúng giai đoạn sẽ giúp điều trị hiệu quả
Mục tiêu: Khảo sát giá trị của CLVT trong đánh giá yếu tố T của phân giai đoạn UTTQ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân ung thư thanh quản
có CLVT vùng đầu cổ trước khi phẫu thuật. Đọc mù phân giai đoạn T trên CLVT, đối chiếu với kết quả mô học
sau phẫu thuật. Phân tích độ nhạy, độ đặc hiệu của CLVT đối với sự xâm lấn các sụn thanh quản, sự lan rộng
của ung thư thanh quản.
Kết quả: Nghiên cứu thu được105 trường hợp gồm 96 nam và 9 nữ, trong đó có 38 bệnh nhân được phân
giai đoạn T3, T4 trên CLVT. Trong phân giai đoạn, CLVT có độ nhạy chẩn đoán giai đoạn T1, T2, T3, T4a, T4b
lần lượt là 71%, 52%, 70%, 74% và 100%, độ đặc hiệu, độ chính xác tăng dần từ giai đoạn T1 đến T4b. Độ nhạy
của CLVT trong chẩn đoán xâm lấn sụn giáp, sụn phễu, sụn nhẫn khi u ở giai đoạn T3, T4, lần lượt là 69,6%,
97,5%, 88,9% và độ đặc hiệu tương ứng là 70%, 57,9%, 97%. Đối với chẩn đoán xâm lấn khoang cạnh thanh
môn, khoang trước sụn nắp khi u ở giai đoạn T3, T4, CLVT có độ nhạy là 88,2%, 45,4% với độ đặc hiệu tương
ứng là 44,4%, 93,8%.
Kết Luận: CLVT là phương tiện hình ảnh khơng xâm lấn, chính xác để phân giai đoạn T cho UTTQ với độ
đặc hiệu cao. Dù độ nhạy của CLVT chưa cao, song nhìn chung CLVT vẫn có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn
phương thức phẫu thuật cho bệnh nhân
Từ khóa: ung thư thanh quản, xâm lấn sụn thanh quản, xâm lấn khoang cạnh thanh môn
Từ viết tắt: CLVT: cắt lớp vi tính, UTTQ: ung thư thanh quản, KCTM: khoang cạnh thanh mơn, KTSN:
khoang trước sụn nắp, TP: dương tính thật, FN: âm tính giả, FP: dương tính giả, TN: âm tính thật, Sn: độ nhạy,
Sp: độ đặc hiệu, PPV: giá trị tiên đoán dương, NPV: giá trị tiên đoán âm, Acc: độ chính xác


ABSTRACT
THE ROLE OF COMPUTED TOMOGRAPHY IN THE STAGING T OF LARYNGEAL CANCER
Nguyen Bao Minh Triet, Tran Thi Mai Thuy, Lam Thanh Ngoc, Tran Minh Hoang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 181 - 186
Backgroud: Laryngeal cancer was the second most common cancer after nasopharyngeal cancer in head and
neck region and was the ninth cancer in whole body cancer. Therefore, accurate diagnosis of stage of cancer helps
effective treatment.
Objective: Evaluating the role of computed tomography (CT) in the staging T of laryngeal cancer.
Methods: Cross-sectional study of patients with cancer larynx who were taken a preoperative head neck CT
scan. Classify T stage by blinded reading of CT, compared with surgical results, histopathological T-stage.
Analyzing the sensitivity and specificity of CT to detect cartilaginous penetration and spread outside the larynx.
Results: Researched 105 patient including 96 male patients and 9 female patients, 38 patients with stage
BM Chẩn đốn Hình ảnh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Bảo Minh Triết
ĐT: 0914045919
1

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

Email:

181


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

T3-T4 by CT. In staging laryngeal cancer from T1 to T4b, sensitivity of CT was 71%, 52%, 70%, 74% and
100%, respectively. Specificity and accuracy were increased from T1 to T4b. The sensitivity of computed

tomography (CT) for detecting thyroid cartilage, arytenoid cartilage, cricoid cartilage involvement was as follows:
69.6%, 97.5%, 88.9% and specificity 70%, 57.9%, 97%, respectively as patients with T3-T4 stage. For detection
of paraglottic space, pre-epiglottic space invasion, CT has sensitivity 88.2%, 45.4% and specificity 44.4%, 93.8%
as patients with T3-T4 stage.
Conclusion: CT could serve as a powerful auxiliary and non-invasive method for staging T laryngeal cancer
Although the sensitivity of CT isn’t high, CT is still be useful to guide the choice of surgical procedure.
Keywords: laryngeal cancer, paraglottic space invasion, laryngeal cartilage invasion

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Ung thư thanh quản (UTTQ) chỉ chiếm gần
1% trong tất cả các loại ung thư và chiếm khoảng
25% các u ác tính của vùng đầu – cổ. Hầu hết
UTTQ là ung thư biểu mô tế bào vảy
(UTBMTBV)(1).

Đối tƣợng nghiên cứu

Ở Việt Nam, UTTQ xếp thứ hai sau ung thư
vòm họng trong các ung thư đầu mặt cổ và
đứng thứ chín trong các ung thư tồn thân(2).

Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp điều trị UTTQ phụ thuộc
nhiều vào việc phân giai đoạn TNM trước phẫu
thuật, dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT)
và nội soi thanh quản(3). Sự kết hợp giữa hình

ảnh nội soi và CLVT giúp đánh giá vị trí, mức độ
lan rộng của ung thư(4). Đặc biệt những khối u
giai đoạn T3, T4 có liên quan đến sụn, lan ra
ngồi thanh quản, cần được đánh giá chính xác
vì thái độ điều trị ảnh hưởng lớn đến chất lượng
cuộc sống bệnh nhân.
CLVT hiện nay đã được sử dụng tương đối
rộng rãi ở các cơ sở y tế lớn nhỏ và có độ nhạy
cao trong phân giai đoạn UTTQ(5). Ở Việt Nam
có nhiều cơng trình nghiên cứu về giá trị của
CLVT trong phân độ TNM, tuy chưa có nhiều
cơng trình đánh giá đầy đủ về độ nhạy, độ đặc
hiệu của CLVT trong chẩn đoán xâm lấn các
thành phần của thanh quản như sụn, khoang
cạnh thanh môn (KCTM), khoang trước sụn
nắp (KTSN). Do đó, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu vai trị của chụp cắt lớp vi tính
trong phân giai đoạn T của ung thư thanh
quản tại bệnh viện Đại học Y Dược và bệnh
viện Ung Bướu, nhằm góp phần làm rõ giá trị
của CLVT trong đánh giá UTTQ.

182

Các bệnh nhân UTTQ nguyên phát và có
thực hiện CLVT tại bệnh viện Đại học Y Dược từ
tháng 01/2017 đến tháng 12/2020 và bệnh viện
Ung Bướu từ tháng 01/2020 đến tháng12/2020.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành với thiết kế
nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu hồ sơ.
Phương pháp thực hiện
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
UTTQ nguyên phát, được phẫu thuật và có chụp
CLVT vùng đầu cổ có tiêm cản quang đường
tĩnh mạch tạai bệnh viện Đại Học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh hoặc bệnh viện Ung Bướu,
đồng thời hình ảnh cịn lưu trữ trên hệ thống
PACS. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu gồm Bệnh
nhân UTTQ tái phát hoặc đã được điều trị (phẫu
thuật, hóa trị, xạ trị) trước khi chụp CLVT.
Bệnh nhân được khảo sát vùng cổ bằng máy
CT đa lát cắt (máy GE 16 và 64 lát cắt ở bệnh
viện Ung Bướu và máy Siemens 64 và 128 lát cắt
ở bệnh viện Đại Học Y Dược), có tiêm thuốc
tương phản. Kết quả CLVT được đọc phân giai
đoạn T theo AJCC 8th, kết quả này sau đó được
so sánh với kết quả giải phẫu bệnh sau mổ.
Xử lý số liệu
Mô tả tần số, tỉ lệ % cho biến định tính. Mơ tả
trung bình, độ lệch chuẩn cho biến định lượng
có phân phối chuẩn, trung vị và khoảng tứ phân
vị cho biến định lượng khơng có phân phối
chuẩn. So sánh các tỉ lệ bằng phép kiểm Chi bình

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022


Nghiên cứu Y học
phương hoặc Fisher. So sánh các giá trị trung
bình bằng phép kiểm t test hoặc Mann-Whitney
với độ tin cậy 95%. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ
chính xác của CLVT trong chẩn đốn giai đoạn
và xâm lấn các sụn thanh quản theo phương
pháp định tính, dựa trên tiêu chuẩn là kết quả
phân loại trên giải phẫu bệnh.

KẾT QUẢ

được phân giai đoạn T3, T4 trên CLVT, gồm 35
nam và 3 nữ.
Phân giai đoạn T
Ở tất cả giai đoạn, CLVT có đơ đặc hiệu cao
(>80%), trong đó ở giai đoạn muộn (T3, T4)
CLVT có độ đặc hiệu rất cao (>90%). Độ nhạy
CLVT ở giai đoạn T2 thấp nhất (52%) (Bảng 1).
Xét tất cả trường hợp UTTQ trong mẫu (T1
đến T4b) (n=105).

Nghiên cứu thu được 105 trường hợp thỏa
tiêu chuẩn chọn mẫu, trong đó, có 38 bệnh nhân
Bảng 1: Giá trị của CLVT trong phân giai đoạn T

CT

CT


T1
T2
T3
T4a
T4b
T

TP
30
12
14
14
1
71

FP
11
11
8
1
0
31

FN
12
11
6
5
0

34

TN
52
71
77
85
104
389

Sự xâm lấn sụn thanh quản
Bảng 2: Số trường hợp được chẩn đoán xâm lấn sụn
của UTTQ trên CLVT và PT-GPB
CLVT (+)
Sụn thanh quản
CLVT (-)
CLVT (+)
Sụn nhẫn
CLVT (-)
CLVT (+)
Sụn phễu
CLVT (-)

PT – GPB (+) PT – GPB (-)
16
6
7
76
8
1

2
94
24
9
6
66

Chúng tơi tính được độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán dương, tiên đốn âm, độ chính
xác của CLVT trong sự xâm lấn sụn của u thanh
quản lần lượt là: 70%, 93%, 73%, 92%, 88% đối
với sụn giáp; 80%, 99%, 89%, 98%, 97% đối với
sụn nhẫn; 80%, 88%, 73%, 92%, 86% đối với sụn
phễu (Bảng 2).
Sự xâm lấn khoang trƣớc sụn nắp và khoang
cạnh thanh mơn
CLVT đã chẩn đốn đúng 5 trường hợp xâm
lấn khoang trước sụn nắp. Tuy nhiên, có 2
trường hợp được nghĩ là có xâm lấn trên CLVT
lại khơng thấy được trên kết quả mơ bệnh học.
CLVT có độ nhạy 50%, độ đặc hiệu 93%, giá trị
tiên đoán dương 71%, giá trị tiên đốn âm 84%,
độ chính xác 82% với sự xâm lấn khoang này.

Sn
71%
52%
70%
74%
100%

68%

Sp
83%
87%
91%
99%
100%
93%

PPV
73%
52%
64%
93%
100%
70%

NPV
81
87%
93%
94%
100%
92%

Acc
78%
79%
87%

94%
100%
88%

Với sự xâm lấn khoang cạnh thanh môn, CCLVT
độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu 29%, giá trị tiên
đoán dương 86%, giá trị tiên đoán âm 67%, độ
chính xác 84% (Bảng 3).
Bảng 3: Số trường hợp được chẩn đoán xâm lấn phần
mềm của UTTQ trên CLVT và PT-GPB
KCTM
KTSN

CLVT (+)
CLVT (-)
CLVT (+)
CLVT (-)

PT – GPB (+)
30
4
5
6

PT – GPB (-)
5
66
2
92


Xét các trường hợp UTTQ giai đoạn T3, T4
trên CLVT và PT – GPB (n = 43).
Đánh giá xâm lấn sụn giai đoạn T3, T4
Bảng 4: Số trường hợp được chẩn đốn xâm lấn sụn
của mơ u trên CLVT và PT – GPB khi xét u ở giai
đoạn T3, T4 trên CLVT và PT – GPB
Sụn giáp
Sụn nhẫn
Sụn phễu

CLVT (+)
CLVT (-)
CLVT (+)
CLVT (-)
CLVT (+)
CLVT (-)

PT – GPB (+)
16
7
8
1
21
3

PT – GPB (-)
6
14
1
33

8
11

Chúng tơi tính được độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đốn dương, tiên đốn âm, độ chính

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

183


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
xác của CLVT trong sự xâm lấn sụn của u thanh
quản khi chỉ xét u ở giai đoạn T3, T4 trên CLVT
và PT – GPB lần lượt là: 69,6%; 70%; 72,7%;
66,7%, 69,8% đối với sụn giáp; 88,9%; 97%;
88,9%; 97%; 95,3% đối với sụn nhẫn; 87,5%;
57,9%; 72,4%; 78,6%; 74,4% đối với sụn phễu.
Đánh giá xâm lấn khoang trƣớc sụn nắp và
khoang cạnh thanh môn giai đoạn T3, T4
Chúng tơi tính được độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đốn dương, tiên đốn âm, độ chính
xác của CLVT trong sự xâm lấn phần mềm của
UTTQ khi chỉ xét u ở giai đoạn T3, T4 trên CLVT
và PT – GPB lần lượt là 88,2%; 44,4%; 85,7%,
50%, 79,1% với xâm lấn KCTM và 45,4%, 93,8%,
71,4%, 83,3%, 81,3% với KTSN.

BÀN LUẬN
Trong đánh giá giai đoạn T của u thanh

quản, ta cần đánh giá kỹ xâm lấn sụn và các
thành phần của thanh quản.
Xâm lấn các sụn
Đặc điểm hình ảnh của các sụn thanh quản
tùy thuộc vào sự vơi hóa, lượng mỡ trong tủy(5).
Phát hiện xâm lấn sụn trên CCLVT có ý
nghĩa quan trọng trong phân giai đoạn T vì với
khối u khi đã xâm lấn sụn (trừ xâm lấn vỏ trong
sụn giáp) thì được xếp giai đoạn T4a, và có ảnh
hưởng lớn đến điều trị. Nhiều chiến lược điều trị
khác nhau như cắt thanh quản bán phần, xạ trị,
hóa trị trong điều trị bảo tồn, với bệnh nhân ung
thư tiến triển, khó để phẫu thuật bảo tồn cần
phẫu thuật toàn bộ thanh quản để tăng khả năng
sống(6).
Khi phân tích các thành phần sụn thanh
quản, các nghiên cứu chỉ ra độ nhạy và độ đặc
hiệu: 55-80% và 79-92% đối với sụn giáp (430 sụn
giáp trong 7 bài báo)(7,8,9,10,11,12,13); 24-93% và 8596% đối với sụn nhẫn (267 sụn nhẫn trong 5 bài
báo)(8,9,10,11,13), 21-61% và 85-95% đối với sụn phễu
với sụn phễu (291 sụn phễu trong 5 bài
báo)(8,9,10,11,13).
Sụn giáp
Có bốn tiêu chuẩn với độ nhạy và độ đặc
hiệu cao để đánh giá sự xâm lấn sụn giáp, được

184

Nghiên cứu Y học
mô tả bởi Becker là sự lan rộng ngoài thanh

quản, hủy sụn, xơ cứng và bào mịn(14) Nghiên
cứu của chúng tơi có độ nhạy và độ đặc hiệu
(70% và 93%) phù hợp với các nghiên cứu nước
ngoài như của các tác giả Kashany SS (2008)(11),
Koopmann M (2016)(12), Han MW (2013)(10) có độ
nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 81%- 91%, 46%89%, 57%- 94%.
Nếu chỉ xét đối với u giai đoạn iT3, iT4, theo
nghiên cứu của Jaipuria, độ nhạy, độ đặc hiệu(15)
(86,7%- 50%) gần tương đồng với nghiên cứu
của chúng tơi (73%- 63%).
Vai trị của CCLVT trong đánh giá xâm lấn
sụn ở u thanh môn giai đoạn sớm được nghiên
cứu bởi Hartl và cộng sự(16). Nghiên cứu này có
độ nhạy 10,5% và độ đặc hiệu 94%, và đánh giá
quá mức sự xâm lấn sụn ở bệnh nhân có xâm lấn
mép trước hoặc gây bất động dây thanh. Tác giả
nhấn mạnh hình CLVT khơng thể đánh giá kỹ
sự xâm lấn vào vỏ trong sụn giáp.(16).
Trong nghiên cứu của Ryu IS(13), 23 người
trong số 32 bệnh nhân (72%), có kết quả mơ học
phù hợp với CLVT về sự phá hủy sụn giáp và 24
người trong số 33 bệnh nhân có kết quả mơ học
phù hợp với CLVT về xâm lấn ngoài thanh
quản. Độ nhạy của nghiên cứu này thấp hơn khi
so với nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên độ
đặc hiệu cao hơn nghiên cứu chúng tơi, lí do có
lẽ vì định nghĩa về xâm lấn sụn của chúng tơi có
hàm ý rộng hơn.
Sụn phễu
U ở sụn phễu, có thể lan lên vào nếp gấp sụn

phễu, từ đó lan vào sụn nắp, khoang trước nắp,
bờ trên của sụn giáp, do đó việc đánh giá sự xâm
lấn sụn phễu khá quan trọng.
Độ nhạy không tương đồng giữachúng tôi
với hai tác giả Kashany SS (2008)(11) và Han MW
(2013)(10), nhưng độ đặc hiệu cao khi xét qua toàn
bộ các giai đoạn.
Với u ở giai đoạn T3, T4, nghiên cứu của
chúng tôi có độ nhạy cao hơn và độ đặc hiệu
thấp hơn khi xét với nghiên cứu của Jaipuria
B(15), có thể vì số trường hợp dương tính giả của

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học
chúng tơi cao, khi có sự nhầm lẫn hình ảnh trong
trường hợp viêm quanh u nhưng chưa xâm lấn,
cũng gây hình ảnh xơ cứng sụn.
Sụn nhẫn
Nhìn chung, các nghiên có độ đặc hiệu đối
với sự xâm lấn sụn nhẫn khá cao, dù xét chung
toàn thể các giai đoạn của (Kashany SS (2008),
Koopmann M (2016), Han MW (2013), chúng tôi)
hay chỉ xét riêng giai đoạn T3-T4 (Jaipuria B
(2018), Ryu IS (2014)).
Khi chỉ xét đối với u giai đoạn T3, T4, theo
nghiên cứu của Jaipuria B, độ nhạy, độ đặc hiệu,
độ chính xác lần lượt là 75%, 83,3% và 56,5%.
Nghiên cứu của chúng tơi có độ nhạy, độ đặc

hiệu và độ chính xác cao hơn(15). Có thể vì trong
nghiên cứu của chúng tôi, khi u ở giai đoạn T3,
T4 thì đã kích thước lớn, đã lan rộng các thành
phần khác trong thanh quản, dấu hiệu xâm lấn
sụn nhẫn rõ nên dẫn đến độ nhạy, độ đặc hiệu
và độ chính xác đều cao hơn.
Khoang cạnh thanh môn
Đánh giá sự xâm lấn khoang này khá quan
trọng trong việc xác định giai đoạn T3, trên nội
soi có thể gợi ý phần nào cho chúng ta biết có sự
xâm lấn khoang cạnh thanh mơn đó là sự bất
động của hai dây thanh (nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy sự bất động dây thanh trên nội soi
và sự xâm lấn khoang cạnh thanh môn có tương
quan thuận, rất chặt).
Khi khối u xâm lấn khoang cạnh thanh mơn,
có một tỉ lệ cao sẽ xâm lấn bộ khung của thanh
quản, di căn cổ. Nghiên cứu của chúng tơi với
khoang cạnh thanh mơn có độ nhạy thấp hơn và
có độ đặc hiệu cao hơn so với nghiên cứu của
Atlanoğlu S(3).
Nếu chỉ xét đối với u giai đoạn T3, T4,
nghiên cứu của chúng tơi có độ nhạy (97%) cao
hơn của Jaipuria B, Ryu IS và độ đặc hiệu (28%)
thấp hơn rất nhiều nghiên cứu của Jaipuria B,
Ryu IS, tuy nhiên về độ chính xác ba nghiên cứu
chênh lệch khơng nhiều (85%, 82,6%, 79,1%)(13,15).

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Khoang trƣớc sụn nắp

Cịn khi ung thư xâm lấn khoang trước sụn
nắp thì có liên quan đến phẫu thuật bảo tồn hay
cắt xương móng, liên quan đến bờ phẫu thuật ở
đáy lưỡi.
Đánh giá sự xâm lấn khoang trước nắp trên
bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào vảy ở thanh
môn/ thượng thanh môn quan trọng trong xác
định chính xác giai đoạn u và có thái độ điều trị
thích hợp. Kết quả hình ảnh trước mổ ở bệnh
nhân ung thư thanh quản góp phần đánh giá sự
xâm lấn dưới niêm và sự xâm lấn khoang trước
sụn nắp hoặc cạnh thanh môn của khối u(17).
Nghiên cứu của chúng tơi có độ nhạy thấp
hơn của Bozkurt G(18) (86-93%), Han MW (62,5%)
khả năng do chúng tôi chỉ xét về khía cạnh khối
tổn thương đậm độ mơ trong khoang, vì vậy
khơng phát hiện các trường hợp xâm lấn rất sớm
nhưng bù lại độ đặc hiệu cao hơn.
So với nghiên cứu của Jaipuria, Ryu độ đặc
hiệu của chúng tôi cao hơn có lẽ do khối u trong
mẫu của tơi lớn hơn, dễ phát hiện hơn, bệnh
nhân đến muộn hơn.
Giai đoạn T
Độ nhạy và giá trị tiên đốn dương, nhìn
chung, có giá trị tăng dần qua các giai đoạn. Độ
nhạy của các nghiên cứu với giai đoạn T2 là thấp
nhất, khả năng vì tính chủ quan trong phân định
ranh giới giữa các tầng thanh môn, tương đồng
với nghiên cứu của Jaipuria. Điều này cho thấy
CLVT là phương tiện không dùng cho việc tầm

soát u ở giai đoạn T2 (dễ nhầm qua giai đoạn T1
hoặc T3), đặc biệt phù hợp với tầm soát u khi đã
ở giai đoạn T3, T4. Độ đặc hiệu ở các giai đoạn
đều cao, khả năng do số âm thật cao, phù hợp
với vai trò xác định lại chẩn đoán sau khi bệnh
nhân đã nội soi thanh quản

KẾT LUẬN
CLVT là phương tiện hình ảnh khơng xâm
lấn, chính xác để phân giai đoạn T cho UTTQ với
độ đặc hiệu cao. Dù độ nhạy của CLVT chưa
cao, song nhìn chung CLVT vẫn có ý nghĩa lớn

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

185


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
trong việc lựa chọn phương thức phẫu thuật cho
bệnh nhân.

Nghiên cứu Y học

11.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Peter SHC (2011). Head and neck imaging, Elsevier, pp. 19052035.

2. Trần Anh Bích, Phạm Hồi Nam (2014). Đối chiếu lâm sàng và
hình ảnh học (Ctscan) trong ung thư thanh quản. Y học Thành
Phố Hồ Chí Minh, 18: 367-370.
3. Atlanoglu S, Gurbuz MK, Acikalin M, Adapinar B, et al (2016).
Laryngeal cancer: Radiological staging by multislice computed
tomography and pathological correlation, Osmangazi J Med, 38:
25–33.
4. Connor S (2007). Laryngeal cancer: How does the radiologist
help? Cancer Imaging, 7: 93-103.
5. Zinreich SJ (2002). Imaging in Laryngeal cancer: computed
tomography, magnetic resonance imaging, positron emission
tomography. Otolaryngologic Clinics North Am, 35:971-991.
6. Forastiere AA, Ismaila N, Lewin JS, Nathan CA, et al (2018). Use
of larynxpreservation strategies in the treatment of laryngeal
cancer: American Society of Clinical Oncology Clinical Practice
Guideline Update. J Clin Oncol, 36:1143–1169.
7. Arora M, Thakker V, Sindhwani G, Bhatt J, et al (2018).
Pretherapeutic assessment by multidetector computed
tomography for thyroid cartilage invasion in laryngeal cancer: a
double-edged sword. Indian J Med Paediatr Oncol, 39:196–202.
8. Beitler JJ, Muller S, Grist WJ, Corey A, et al (2010). Prognostic
accuracy of CT findings for patients with laryngeal cancer
undergoing laryngectomy. J Clin Oncol, 28:2318–2322.
9. Dankbaar JW, Oosterbroek J, Jager EA, Jong HW, et al (2017).
Detection of cartilage invasion in laryngeal carcinoma with
dynamic contrast-enhanced CT. Laryngoscope Investig
Otolaryngol 2:373-379.
10. Han MW, Kim SA, Cho KJ, Lee JH, et al (2013). Diagnostic
accuracy of computed tomography findings for patients


186

12.

13.

14.

15.

16.

17.
18.

undergoing salvage total laryngectomy. Acta Otolaryngol,
133:620–625.
Kashany SS, Malek M, Mazaher H (2008). The diagnostic
accuracy of computed tomography in neoplastic invasion of the
laryngeal cartilage. Iran J Radiol, 5:11–18.
Koopmann M, Weiss D, Steiger M, Elges S, et al (2016). Thyroid
cartilage invasion in laryngeal and hypopharyngeal squamous
cell carcinoma treated with total laryngectomy. Eur Arch
Otorhinolaryngol, 273:3789–3794.
Ryu IS, Lee JH, Roh JL, Choi SH, et al (2014). Clinical implication
of computed tomography findings in patients with locally
advanced squamous cell carcinoma of the larynx and
hypopharynx. Eur Arch Otorhinolaryngol, 272:2939–2945.
Zbaren P, Becker M, Lang H (1997). Staging of laryngeal cancer:
endoscopy, computed tomography and magnetic resonance

versus histopathology. Eur Arch Otorhinolaryngol, 254.
Jaipuria B, Dosemane D, Kamath PM, Screedharan S, et al
(2018). Staging of Laryngeal and Hypopharyngeal Cancer:
Computed Tomography versus Histopathology. Iranian Journal
of Otorhinolaryngology, 30:4.
Hartl DM, Landry G, Bidault F, Hans S, et al (2013). CT-scan
prediction of thyroid cartilage invasion for early laryngeal
squamous cell carcinoma. Eur Arch Otorhinolaryngol, 270:287–
291.
Becker M (2008. Imaging of the larynx and hypopharynx.
European Journal of Radiology, 66:460-479.
Bozkurt G (2017). Does CT help in predicting preepiglottic space
invasion in laryngeal carcinoma? Auris Nasus Larynx, 45:546–
552.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022

Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng




×