Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện quận 2, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học

CHẤT LƢỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHỊNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
BỆNH VIỆN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồng Văn Tám1, Nguyễn Duy Phong1, Lê Nữ Thanh Uyên1

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính khơng lây phổ biến nhất hiện nay.
Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém có khuynh hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăm sóc
và điều trị ở người bệnh khám ngoại trú. Có nhiều nghiên cứu chứng minh CLGN kém có liên quan với các nguy
cơ làm tăng bệnh lý THA và các bệnh mạn tính khác. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về CLGN trên
người bệnh THA.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ CLGN kém và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA tại Phịng khám Bác sĩ gia
đình (BSGĐ), bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 422 bệnh nhân THA tại Phòng khám
BSGĐ, bệnh viện Quận 2, TP. HCM từ tháng 01/2021-05/2021. Tất cả đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên
cứu được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn; CLGN kém được đánh giá qua điểm trung bình PSQI với
ngưỡng cắt >5. Sử dụng hồi quy Poisson để xác định mối liên quan, với p <0,05.
Kết quả: Điểm PSQI trung bình là 6,9 ± 4,28; tỷ lệ có CLGN kém chiếm 57,8%. Sau khi phân tích hồi quy
Poisson đa biến, các biến số: nhóm chỉ số khối cơ thể (p=0,049), trình độ học vấn (p <0,001), nơi sinh sống
(p=0,045), phân độ THA (p=0,015), trầm cảm (p <0,001), bệnh mạn tính đi kèm (p <0,001), cụ thể bệnh tim mạch
(p=0,001), bệnh cơ xương khớp (p <0,001) là thật sự có liên quan đến CLGN kém.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh THA có CLGN kém cịn khá cao; cần chú trọng đánh giá CLGN ở các bệnh nhân
có các đặc điểm: chỉ số khối cơ thể cao, trình độ học vấn thấp, sống ở thành thị, phân độ THA cao, trầm cảm, có
bệnh mạn tính đi kèm, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp.
Từ khóa: chất lượng giấc ngủ, tăng huyết áp, PSQI, PHQ-9

ABSTRACT


SLEEP QUALITY AND ASSOCIATED FACTORS AMONG HYPERTENSION PATIENTS
AT FAMILY DOCTOR’S CLINIC IN DISTRICT 2 HOSPITAL, HO CHI MINH CITY
Hoang Van Tam, Nguyen Duy Phong, Le Nu Thanh Uyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 26 - No. 2 - 2022: 234 - 241
Background: Hypertension is one of the most common chronic non-infectious diseases. Poor sleep quality
(SQ) tends to increase negative effects on care and treatment in outpatents. There are many studies demonstrated
that poor SQ is associated with an increased risk of hypertension and other chronic diseases. In Vietnam, there
have not been many studies on SQ in patients with hypertension.
Objective: To identify the proportion of poor SQ and associated factors among outpatients with
hypertention at family doctors’s clinic in district 2 Hospital, Ho Chi Minh City.
Methods: A cross-sectional survey was conducted on 422 hypertension patients at family doctors’s clinic in
district 2 Hospital, Ho Chi Minh City from January to May in 2021. All eligible subjects were interviewed face to
Khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Nữ Thanh Uyên ĐT: 0903313539
Email:
1

234

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

face via a structured questionnaire. Poor SQ was measured by using the mean PSQI score based on a cut-off of
>5. Poisson Regression model were used to evalute associations between poor SQ and related factors with p <0.05.
Results: The mean PSQI was 6.9 ± 4.28 and the proportion of poor SQ was 57.8%. After analyzing
multivariable with Poisson Regression, the prevalence of poor SQ was associated with Body Mass Index

(p=0.049), educational levels (p <0.001), living places (p=0.045), levels of hypertension (p=0.015), depression (p
<0.001), comorbidity chronic diseases (p <0.001), specifically cardiovascular disease (p=0.001) and
musculoskeletal diseases (p <0.001).
Conclusion: The prevalence of poor SQ in hypertention patients were high. The SQ assessment should be
focused on patients with characteristics such as high Body Mass Index, low education level, urban residents, high
classtification of hypertension, depression, comorbidity chronic diseases, cardiovascular diseases and
musculoskeletal diseases.
Keywords: quality of sleep, hypertension, PSQI, PHQ-9
trò của BSGĐ ở tuyến y tế cơ sở trong dự phịng,
ĐẶT VẤNĐỀ
chăm sóc và điều trị liên tục, toàn diện cho bệnh
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý tim
nhân.
mạch phổ biến nhất, rất thường gặp trong
những bệnh mạn tính khơng lây; là một thách
thức lớn đối với cơng tác chăm sóc sức khỏe tồn
cầu hiện nay, trong đó có Việt Nam. Rối loạn
giấc ngủ là một trong những rối loạn phổ biến
hiện nay và đang ngày càng gia tăng, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người(1).
Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém có liên quan
với các nguy cơ làm gia tăng các bệnh: tăng
huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành và
các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và
stress(2,3,4). Tại Việt Nam, mơ hình Phịng khám
Bác sĩ gia đình (BSGĐ) – nơi bệnh nhân đến
khám và tái khám bệnh ngoại trú thường xuyên
theo lịch hẹn; hiện đang là mơ hình chăm sóc sức
khỏe ban đầu hiệu quả với các dịch vụ y tế phù
hợp, chăm sóc liên tục và toàn diện(5).

Xuất phát từ những lý do và điều kiện thuận
lợi trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm xác định tỷ lệ CLGN kém và các yếu tố
liên quan ở bệnh nhân THA tại Phòng khám
BSGĐ, bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM) năm 2021. Từ đó, đưa ra những
giải pháp hiệu quả cho việc thay đổi các hành vi
của lối sống, giúp bệnh nhân tự cải thiện CLGN;
giúp giảm thiểu các nguy cơ, biến cố xấu cho
người bệnh THA. Cũng như, giúp cho người bác
sĩ thực hiện một cách tối ưu nhất trong công tác
chẩn đoán và điều trị THA; giúp nâng cao vai

ĐỐI TƢỢNG- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2021
đến 05/2021 trên bệnh nhân (BN) THA đến
khám tại Phịng khám BSGĐ, bệnh viện Quận 2,
TPHCM.

Tiêu chí chọn vào
Bệnh nhân tuổi đủ từ 18 trở lên; và bệnh
nhân có mắc THA đã được chẩn đốn bởi bác sĩ
ít nhất 01 tháng hoặc bệnh nhân đang dùng
thuốc điều trị THA theo chỉ định của bác sĩ ít
nhất 01 tháng.
Tiêu chí loại ra
Bệnh nhân đang có các bệnh lý cấp tính, có
chỉ định phải nhập viện;
BN đang mang thai sau tuần thứ 20;

BN hiện gặp vấn đề về rối loạn ngơn ngữ và
trí nhớ khơng thể trả lời phỏng vấn.
Phƣơng pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức ước lượng một tỷ lệ:

n=

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

235


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Trong cơng thức trên các kí hiệu được qui
ước như sau, với n: là số bệnh nhân tối thiểu cần
điều tra để ước lượng tỷ lệ bệnh nhân THA có
CLGN kém; α: là xác suất sai lầm loại I, với
α=0,05; Z: là trị số từ bảng phân phối chuẩn với
α=0,05 thì Z=1,96; d: là sai số biên cho phép của
ước lượng trong nghiên cứu, với d=0,05 và p: là
trị số ước đoán tỷ lệ CLGN kém ở bệnh nhân
THA. Theo nghiên cứu của Trần Kim Trang
(2012) khảo sát dựa vào thang đo PSQI ở bệnh
nhân THA tại TPHCM, kết quả có tỷ lệ CLGN
kém là 52,6%(6).
Do đó, nhóm nghiên cứu chọn p=0,526 để

đạt cỡ mẫu tối thiểu, đảm bảo tính tin cậy của
nghiên cứu; kết hợp với dự trù mất mẫu 10%.
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
này là 422 (bệnh nhân).

Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện.
Thu thập số liệu
Bệnh nhân khi được chọn vào nghiên cứu,
thực hiện trả lời phỏng vấn trực tiếp qua bảng
câu hỏi soạn sẵn về đặc điểm nhân khẩu học kinh tế - xã hội, tình trạng bệnh lý, thói quen
sinh hoạt, rối loạn trầm cảm qua Bộ câu hỏi Sức
khỏe bệnh nhân (PHQ-9) và CLGN qua thang
đo Pittsburgh (PSQI); kết hợp với đo cân nặng,
chiều cao và huyết áp (đo bằng máy đo điện tử)
tại cùng thời điểm được phỏng vấn.
Thang đo PHQ-9 gồm 9 câu hỏi, với mỗi câu
được đánh giá bằng thang điểm Likert 4 lựa
chọn theo thứ tự tăng dần tần suất cảm nhận các
triệu chứng trầm cảm trong thời gian là 02 (hai)
tuần qua, ý nghĩa của mỗi mức điểm lần lượt
tương ứng: không ngày nào (0 điểm); vài ngày (1
điểm); hơn bảy ngày trong hai tuần qua (2 điểm)
và gần như mỗi ngày (3 điểm). Trầm cảm được
xác định khi tổng điểm PHQ-9 ≥10 điểm, thang
đo này đã được chuẩn hóa tại Việt Nam với hệ
số tin cậy nội bộ Cronbach’s alpha là 0,82 khi
dùng khám sàng lọc tại bệnh viện(7).
Thang đo PSQI bao gồm bảy thành phần:
chất lượng chủ quan của giấc ngủ, rối loạn giấc


236

Nghiên cứu Y học
ngủ tiềm tàng, thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ
thường xuyên, rối loạn giấc ngủ, sử dụng thuốc
ngủ và rối loạn chức năng ban ngày. Tổng điểm
của bảy thành phần là điểm CLGN hay PSQI;
CLGN kém được xác định khi tổng điểm PSQI
>5. Phiên bản PSQI tiếng Việt cũng đã được
lượng giá, có hệ số Cronbach’s alpha là 0,789(8).
Nghiên cứu thử được tiến hành trên 30 bệnh
nhân THA, tuổi đủ từ 18 trở lên đến khám tại
Phòng khám BSGĐ, bệnh viện Quận 2, TPHCM.
Kết quả nghiên cứu có hệ số Cronbach’s alpha
đạt 0,745 (thang đo PHQ-9) và 0,843 (thang đo
PSQI), trước khi được tiến hành nghiên cứu thật.

Xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi thu thập, được nhập liệu qua
EpiData 3.1 và phân tích qua Stata 14.2. Số thống
kê mơ tả, tính tần số và tỷ lệ các biến số: đặc
điểm nhân khẩu học - kinh tế - xã hội, tình trạng
bệnh lý, thói quen sinh hoạt, rối loạn trầm cảm
và CLGN. Số thống kê phân tích, sử dụng phép
kiểm Chi bình phương hoặc chính xác Fisher
(khi có >20% số ơ có giá trị vọng trị <5 hoặc có
một ơ có giá trị vọng trị <1) để xác định mối liên
quan giữa CLGN và các đặc điểm của đối tượng;
sử dụng số đo tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR và khoảng

tin cậy 95% để đo lường mức độ liên quan, với
ngưỡng khác biệt có ý nghĩa thống kê p <0,05. Sử
dụng mơ hình hồi quy Poisson để xác định mối
liên quan, với ngưỡng khác biệt có ý nghĩa thống
kê p <0,05.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TPHCM, số 970/HĐĐĐ - ĐHYD, ký ngày
29/12/2020.

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021, có 422
bệnh nhân THA thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, tuổi trung bình
của dân số nghiên cứu là 59,3 ± 10,26 năm. Chỉ
số khối cơ thể (BMI) trung bình của bệnh nhân là

Chuyên Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Nghiên cứu Y học
23,7 ± 3,10 (kg/m2). Điểm số trầm cảm (theo
thang đo PHQ-9) có trung vị là 5 điểm (khoảng
tứ phân vị: 0-9); điểm số nhỏ nhất là 0 điểm và
cao nhất là 14 điểm.


Mối liên quan giữa chất lƣợng giấc ngủ kém
với các đặc điểm của bệnh nhân

Kết quả mô tả đặc điểm chung của bệnh
nhân cho thấy, có khoảng hai phần ba bệnh
nhân được khảo sát là nữ giới chiếm 66,6%. Về
Bảng 1. Đặc điểm tuổi, chỉ số khối cơ thể và điểm số
nhóm tuổi, độ tuổi dưới 60 chiếm hơn một phần
trầm cảm của bệnh nhân (n=422)
Trung bình ± Độ lệch
hai (52,4%) trong khi độ tuổi trên 81 chiếm tỷ lệ
Đặc tính
chuẩn
rất ít chỉ 1,9%. Tỷ lệ đối tượng có thừa cân hoặc
Tuổi (năm)
59,3 ± 10,26
béo phì với hơn một nửa dân số nghiên cứu
2
Chỉ số khối cơ thể (BMI) (kg/m )
23,7 ± 3,10
(53,5%). Đa số đối tượng đều sinh sống ở thành
Điểm số trầm cảm
thị. Về trình độ học vấn, tỷ lệ đối tượng có học
Trung vị (khoảng tứ phân vị)
5 (0 - 9)
Giá trị lớn nhất - nhỏ nhất
0 - 14
vấn ≤Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao với 59,2%.
Chất lƣợng giấc ngủ theo thang đo PSQI

Trong nghiên cứu, đa phần đối tượng có sống
chung với người thân và tỷ lệ đối tượng có
Bảng 2. Đặc điểm chất lượng giấc ngủ của bệnh
nguồn thu nhập bản thân hàng tháng cao, chiếm
nhân (n=422)
hơn hai phần ba. Qua khảo sát, số đối tượng
Chất lượng giấc ngủ kém
Điểm PSQI
theo PSQI
chưa bao giờ hút thuốc lá chiếm tỷ lệ cao nhất và
Tần số KTC Trung bình ± Độ
số đối tượng hiện tại vẫn đang hút chiếm 22,7%.
Đặc tính
6,9 ± 4,28
(tỷ lệ %) 95%
lệch chuẩn
Tỷ lệ đối tượng khơng hoạt động thể lực cao hơn
Có (điểm
244
53,1- Trung vị (khoảng
6 (3-10)
số đối tượng có hoạt động thể lực. Thời gian
PSQI >5)
(57,8)
62,5
tứ phân vị)
phát hiện và thời gian điều trị bệnh THA của đối
Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ có CLGN
tượng nghiên cứu đa số nằm trong khoảng từ 1
kém khá cao chiếm 57,8%, với khoảng tin cậy

đến 5 năm. Số đối tượng có THA ở độ I theo JNC
95%: 53,1- 62,5. Điểm số PSQI trung bình là 6,9 ±
VII chiếm nhiều nhất. Tỷ lệ đối tượng có mắc
4,28; có điểm trung vị là 6 điểm và khoảng tứ
bệnh mạn tính kèm theo khá cao (85,6%), cụ thể
phân vị là: 3-10 (Bảng 2).
trong đó bệnh cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao
nhất, kế đến là đái tháo đường rồi bệnh tim
mạch, hô hấp (Bảng 3).
Bảng 3. Mối liên quan giữa CLGN kém với các đặc điểm của bệnh nhân (n=422)
Đặc tính
Giới tính
Nhóm tuổi (năm)

Chỉ số khối cơ thể
2
(kg/m )
Nơi sinh sống
Trình độ học vấn
Tình trạng sống
chung

Chung
a
n(%)

Nữ
281 (66,6)
≤60
221 (52,4)

61-70
154 (36,5)
71-80
39 (9,2)
≥81
8(1,9)
Gầy (<18,5)
7 (1,7)
Trung bình (18,5-22,9)
189 (44,8)
Thừa cân (23,0-24,9)
81 (19,2)
Béo phì (≥25,0)
145 (34,3)
Nơng thơn
183 (43,4) 239
(56,6)
Thành thị
>Trung học cơ sở
172 (40,8)
≤Trung học cơ sở
250 (59,2)
Sống một mình
358 (84,8)
Sống với người thân
64 (15,2)

CLGN kém
Có n=244
Khơng n=178 Giá trị p

b
b
(%)
(%)
161 (57,3)
120 (42,7)
0,757
108 (48,9)
113 (51,1)
100 (64,9)
54 (35,1)
*
<0,001
29 (74,4)
10 (25,6)
7 (87,5)
1 (12,5)
2 (28,6)
5 (71,4)
99 (52,4)
90 (47,6)
**
0,052
50 (61,7)
31 (38,3)
93 (64,1)
52 (35,9)
114 (62,3)
69 (37,7)
0,101

130 (54,4)
109 (45,6)
59 (34,3)
113 (65,7)
<0,001
185 (74,0)
65 (26,0)
42 (65,6)
22 (34,4)
0,138
202 (56,4)
156 (43,6)

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng

PR(KTC95%)
0,98 (0,82-1,15)
1
1,24 (1,13-1,35)
1,54 (1,30-1,84)
1,92 (1,46-2,50)
1
1,12 (1,02-1,22)
1,25 (1,05-1,50)
1,40 (1,08-1,83)
1
0,87 (0,74-1,02)
1
2,15 (1,73-2,68)
1

0,86 (0,70-1,05)

237


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
Chung
a
n(%)

Đặc tính

Thu nhập bản thân
Hút thuốc lá
Hoạt động thể lực

Nhóm thời gian phát
hiện THA (năm)
Phân độ THA (theo
JNC VII)
Nhóm thời gian điều
trị THA (năm)
Bệnh mạn tính kèm
theo
Các bệnh đi kèm cụ
thể (n=361)

Trầm cảm

Khơng


Chưa bao giờ hút
Đã từng, giờ khơng
Hiện tại vẫn đang hút
Khơng

<1
1-5
6-10
>10
Bình thường
Độ I
Độ II
<1
1-5
6-10
>10
Khơng

Đái tháo đường
Cơ xương khớp
Tim mạch
Hơ hấp
Khơng


*Kiểm định chính xác Fisher

112 (26,5) 310
(73,5)

299 (70,9)
27 (6,4)
96 (22,7)
226 (53,6)
196 (46,4)
25(5,9)
263(62,3)
94(22,3)
40(9,5)
154(36,5)
200(47,4)
68(16,1)
25(5,9)
263(62,3)
93(22,0)
41(9,7)
61(14,4)
361(85,6)
143(39,5)
162(44,8)
138(38,1)
51(14,1)
325(77,0)
97(23,0)

Nghiên cứu Y học
CLGN kém
Có n=244
Không n=178 Giá trị p
b

b
(%)
(%)
73 (65,2)
39 (34,8)
0,065
171 (55,2)
139 (44,8)
176 (58,9)
123 (41,1)
0,063
20 (74,1)
7(25,9)
0,149
48 (50,0)
48(50,0)
139 (62,0)
87(39,0)
0,099
105 (53,6)
91(46,4)
9(36,0)
16(64,0)
146(55,5)
117(44,5)
0,002*
60(63,8)
34(36,2)
29(72,5)
11(27,5)

69(44,8)
85(55,2)
129(64,5)
71(35,5)
<0,001*
46(67,7)
22(32,35)
9(36,0)
16(64,0)
148(56,3)
115(43,7)
0,015*
60(64,5)
33(35,5)
27(65,8)
14(34,2)
19(31,2)
42(66,8)
<0,001
225(62,3)
136(37,7)
98(68,5)
45(31,5)
0,043
121(74,7)
41(25,3)
<0,001
103(74,6)
35(25,4)
<0,001

19(37,3)
32(26,7)
<0,001
157(48,3)
168(51,7)
<0,001
87(89,7)
10(10,3)

**Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng

a

phần trăm theo cột

PR(KTC95%)
1
0,84 (0,10-1,00)
1
1,25 (0,98-1,60)
0,85 (0,68-1,06)
1
0,87 (0,74-1,02)
1
1,18(1,07-1,30)
1,39(1,14-1,69)
1,64(1,22-2,21)
1
1,24(1,11-1,39)
1,55(1,24-1,95)

1
1,14(1,03-1,26)
1,30(1,06-1,59)
1,49(1,09-2,02)
1
2,00(1,36-2,93)
1,18(1,00-1,38)
1,43(1,22-1,68)
1,37(1,17-1,59)
0,56(0,39-0,81
1
1,85(1,62-2,11)
b

phần trăm theo hàng

Bảng 4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến CLGN kém của bệnh nhân (n=422)
Giá trị
pthơ

Đặc tính
Nhóm chỉ số khối cơ thể
2
(kg/m )
Trình độ học vấn
Nơi sinh sống
Phân độ THA (theo JNC
VII)
Bệnh mạn tính kèm theo
Bệnh cụ thể tim mạch

Bệnh cụ thể cơ xương
khớp
Trầm cảm

*Kiểm định chính xác Fisher

238

Gầy (<18,5)
Trung bình (18,5-22,9)
Thừa cân (23,0-24,9)
Béo phì (≥25,0)
>Trung học cơ sở
≤Trung học cơ sở
Nông thôn
Thành thị
BT do điều trị
Độ I
Độ II
Khơng

Khơng

Khơng

Khơng


0,052*


<0,001
0,101
<0,001**
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

PRthơ
(KTC 95%thơ)
1
1,12(1,02-1,22)
1,25(1,05-1,50)
1,40(1,08-1,83)
1
2,15(1,73-2,68)
1
0,87(0,74-1,02)
1
1,24(1,11-1,39)
1,55(1,24-1,95)
1
2,00(1,36-2,93)
1
1,37(1,17-1,59)
1
1,43(1,22-1,68)
1
1,85(1,62-2,11)


**Kiểm định Chi bình phương khuynh hướng

Giá trị
phc
0,049

<0,001
0,045
0,015
<0,001
0,001
<0,001
<0,001

PRhc
(KTC 95%hc)
1
1,09(1,01-1,18)
1,18(1,02-1,39)
1,29(1,03-1,64)
1
1,65(1,34-2,04)
1
0,86(0,75-0,99)
1
1,13(1,02-1,25)
1,27(1,04-1,56)
1
0,65(1,09-4,72)
1

1,27(1,10-1,46)
1
1,30(1,12-1,51)
1
1,51(1,33-1,72)

hc: hiệu chỉnh

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022

Sau khi phân tích bằng mơ hình hồi quy
Poisson đa biến, nghiên cứu có tìm thấy mối liên
quan giữa nhóm chỉ số khối cơ thể (BMI) với
CLGN kém (p=0,049). Cứ tăng lên một bậc trong
nhóm BMI (từ gầy lên trung bình, từ trung bình
lên thừa cân, từ thừa cân lên béo phì) thì tỷ lệ
CLGN kém tăng 1,09 lần, với khoảng tin cậy
(KTC) 95%: 1,01-1,18. Những đối tượng có trình
độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống có
CLGN kém gấp 1,65 lần so với những đối tượng
có trình độ học vấn trên trung học cơ sở, với p
<0,001 và KTC 95%: 1,34-2,04. Những đối tượng
sống ở thành thị có tỷ lệ CLGN kém giảm 0,14
lần so với những đối tượng sống ở nơng thơn,
với p=0,045 và KTC 95%: 0,75-0,99. Có tìm thấy

mối liên quan có khuynh hướng giữa phân độ
THA và CLGN kém ở các đối tượng (p=0,015).
Cứ tăng lên một bậc trong phân độ THA (từ
huyết áp bình thường do điều trị lên độ I, từ độ I
lên độ II) thì tỷ lệ CLGN kém tăng 1,13 lần với
KTC 95%: 1,02-1,25. Những bệnh nhân có bệnh
mạn tính kèm theo có tỷ lệ CLGN kém giảm 0,35
lần so với những bệnh nhân khơng có bệnh mạn
tính đi kèm, với p <0,001 và KTC 95%: 0,09-4,72.
Cụ thể trong đó, khi bệnh nhân mắc bệnh tim
mạch có tỷ lệ CLGN kém gấp 1,27 lần so với
bệnh nhân không mắc, với p=0,001 và KTC 95%:
1,10-1,46; cịn khi bệnh nhân có mắc bệnh cơ
xương khớp có tỷ lệ CLGN kém gấp 1,30 lần so
với bệnh nhân khơng mắc, với p<0,001 và KTC
95%: 1,12-1,51. Ngồi ra, nghiên cứu có tìm thấy
mối liên quan giữa trầm cảm với CLGN kém, cụ
thể những đối tượng trầm cảm có tỷ lệ CLGN
kém gấp 1,51 lần so với những đối tượng khơng
bị trầm cảm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p<0,001 và KTC 95%: 1,33-1,72 (Bảng 4).

nghiên cứu tại Ethiopia(9), Nigeria(10), Trần Kim
Trang (TPHCM) và Vũ Thị Minh Phượng (Nam
Định)(6,11). Nguyên nhân có sự chênh lệch này có
thể là do đặc điểm dân số mỗi nơi khác nhau và
thang đo PSQI cho phép bệnh nhân tự báo cáo,
dẫn đến các câu trả lời mang tính chủ quan theo
suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân bệnh nhân,
ngoài ra việc phỏng vấn trực tiếp và trong một

không gian khám bệnh ngoại trú với thời gian có
phần cịn hạn chế.

BÀN LUẬN

Những bệnh nhân sống ở thành thị có
nguy cơ ngủ kém giảm đi 2 lần so với những
bệnh nhân sống ở nông thôn(12). Kết quả này
khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khi
người bệnh sống ở thành thị có tỷ lệ CLGN
kém giảm đi 0,14 lần so với những người bệnh
sống ở nơng thơn. Có thể lý giải cho điều này,
những bệnh nhân sống ở nơng thơn có điều

Tỷ lệ ngƣời bệnh THA có CLGN kém
Trong tổng số 422 người bệnh tham gia
nghiên cứu, điểm trung bình PSQI là 6,9 ± 4,28;
tỷ lệ có CLGN kém chiếm 57,8% (điểm PSQI >5).
Những nghiên cứu trước đây cũng ghi nhận tỷ
lệ bệnh nhân THA có CLGN kém khá cao, dao
động lần lượt từ 35,5% đến 87,5% trong các

Yếu tố liên quan độc lập đến CLGN kém
Sau khi đưa 17 yếu tố (với ngưỡng p <0,2)
gồm: nhóm tuổi, nhóm BMI, nơi sinh sống, trình
độ học vấn, tình trạng sống chung, thu nhập bản
thân hàng tháng, hút thuốc lá, hoạt động thể lực,
nhóm thời gian phát hiện bệnh, phân độ tăng
huyết áp, nhóm thời gian điều trị bệnh, bệnh
mạn tính đi kèm, bệnh kèm theo cụ thể (đái tháo

đường, cơ xương khớp, tim mạch và hô hấp), và
trầm cảm (Bảng 3) vào mơ hình hồi quy Poisson
đa biến để kiểm sốt các yếu tố gây nhiễu, thì chỉ
có 8 yếu tố: nhóm BMI, trình độ học vấn, nơi
sinh sống, phân độ THA, bệnh mạn tính đi kèm,
bệnh cụ thể tim mạch, bệnh cơ xương khớp, và
trầm cảm là thật sự có liên quan đến CLGN kém
(Bảng 4).
Tương tự nghiên cứu này, mối liên hệ giữa
CLGN kém và trình độ học vấn cũng đã được
quan sát, tìm thấy trong nghiên cứu ở Ethiopia
(tháng 05/2020)(12). Mặc dù lý do chính xác vẫn
chưa được biết đến nhưng có thể là do những cá
nhân có học vấn thấp khiến đối tượng làm
những công việc lao động nặng nhọc, thu nhập
thấp, bấp bênh và kinh tế gia đình eo hẹp dễ dẫn
đến ảnh hưởng sức khỏe cũng như giấc ngủ của
bản thân.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

239


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
kiện sống không thoải mái, nhận thức chưa
cao và quản lý sức khỏe cá nhân kém hơn.
Ngoài ra, những bệnh nhân sống ở nơng thơn
có thể có giấc ngủ nhẹ trong thời gian dài hơn
kể từ khi họ đi ngủ sớm hơn.

Kết quả nghiên cứu có tìm thấy mối liên
quan giữa phân độ THA với CLGN kém. Kết
quả này cũng tương đồng với nghiên cứu trước
đó tại Nigeria(10). Ngồi ra, nghiên cứu cũng tìm
thấy mối liên quan giữa việc mắc ít nhất một
bệnh mạn tính kèm THA (cơ xương khớp, đái
tháo đường, tim mạch, hơ hấp) có liên quan với
CLGN kém. Cụ thể, khi mắc bệnh cơ xương
khớp kèm theo thì có liên quan đến CLGN kém,
kết quả này cũng tương đồng với tác giả Trần
Kim Trang (TPHCM), rằng bệnh khớp/thối hóa
khớp có liên quan đến CLGN kém ở người bệnh
THA. Điều này được giải thích có thể một phần
do việc đau nhức khớp(6).
Khi đưa vào mô hình đa biến, tỷ lệ có trầm
cảm cũng thực sự có mối liên quan với CLGN
kém. Kết quả này hồn tồn phù hợp với những
phát hiện trước đây(10,13). Do đó, việc cải thiện
CLGN ở người bệnh THA là một trong những
yếu tố giúp cải thiện sức khỏe tâm thần nói
chung, trầm cảm nói riêng và ngược lại.
Ngồi ra, nhóm BMI và bệnh cụ thể tim
mạch cũng có mối liên quan độc lập với CLGN
kém, đây là một phát hiện mới từ nghiên cứu
của chúng tôi. Các yếu tố khác như: nhóm tuổi,
nhóm thời gian phát hiện bệnh, nhóm thời gian
điều trị bệnh, bệnh đái tháo đường đi kèm, bệnh
hô hấp đi kèm có thể chỉ ảnh hưởng hay tác
động phần nào đó đến những người bệnh THA
có CLGN kém.


KẾT LUẬN
Thơng qua thang đo PSQI, nghiên cứu tìm
thấy tỷ lệ CLGN kém ở người bệnh THA tại
Phòng khám BSGĐ, bệnh viện Quận 2,
TPHCM còn khá cao (57,8%), cần giảm hơn
nữa tỷ lệ người bệnh có CLGN kém. Giấc ngủ,
và chuyên biệt hơn là CLGN đóng vai trị quan

240

Nghiên cứu Y học
trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ hệ tim mạch,
do đó bác sĩ cần quan tâm và chú trọng hơn tới
việc đánh giá CLGN của người bệnh trong
suốt quá trình điều chăm sóc và điều trị. Từ
đó, giúp phát hiện và điều trị sớm những bệnh
nhân có CLGN kém, đảm bảo cho hiệu quả
của việc điều trị, chăm sóc người bệnh tốt hơn.
Những đối tượng có BMI cao, trình độ học vấn
thấp, sống ở thành thị, phân độ THA càng cao,
có bệnh mạn tính đi kèm, bệnh đi kèm tim
mạch và/hoặc bệnh cơ xương khớp, và trầm
cảm có CLGN kém cao hơn nhóm đối tượng
khơng có các/nhóm yếu tố này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Murray BS, Shay LB, Frank J, et al (2008). Impairment

Associated With Sleep Problems in the Community:
Relationship to Physical and Mental Health Comorbidity.
Psychosomatic Medicine, 70(8):913-919.
2. Laura P, Rosa MB, Angelo G, et al (2013). Sleep Loss and
Hypertension: A Systematic Review. Current Pharmaceutical
Design, 19(13):2409-2419.
3. Ru-Qing L, Zhengmin Q, Edwin T (2016). Poor sleep quality
associated with high risk of hypertension and elevated blood
pressure in China: Results from a large populationbased study.
Hypertension Research, 39(1):54-59.
4. Justin TS, David J (2017). Sleep, insomnia, and hypertension:
Current findings and future directions. Journal of the American
Society of Hypertension Calhoun, 11(2):122-129.
5. Bộ mơn Y học gia đình, Trường Đại học Y Hà Nội (2020). Lễ kỷ
niệm 20 năm Thành lập Bộ mơn Y học gia đình - Trường Đại
học Y Hà Nội. URL: truy cập ngày 08/12/2021.
6. Trần Kim Trang (2012). Chất lượng giấc ngủ ở người Tăng
huyết áp. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1):150-154.
7. Đặng Duy Thanh (2011). Đánh giá sơ bộ giá trị của Bảng câu hỏi
Sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9) trong sàng lọc bệnh nhân trầm
cảm. Y Học Thực Hành, 2011(7):173-176.
8. Tô Minh Ngọc, Nguyễn Đỗ Nguyên, Phùng Khánh Lâm,
Nguyễn Xuân Bích Huyền, Trần Thị Xuân Lan (2014). Thang đo
chất lượng giấc ngủ Pittsburgh phiên bản tiếng Việt. Y Học
Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(6):664-668.
9. Birhanu TE, Getachew B, Gerbi A, et al (2020). Prevalence of
poor sleep quality and its associated factors among
hypertensive patients on follow up at Jimma University Medical
Center. Journal of Human Hypertension, 35:94-100.
10. Shittu RO, Issa BA, Olanrewaju GT (2020). Association between

Subjective Sleep Quality, Hypertension, Depression and Body
Mass Index in a Nigerian Family Practice Setting. Journal of Sleep
Disorders and Therapy, 3(2):157.

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Cơng Cộng


Nghiên cứu Y học
11. Vũ Thị Minh Phượng, Ngô Huy Hoàng (2016). Chất lượng giấc
ngủ và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định. Y Học Thực
Hành, 2018(1):35-37.
12. Edmealem A, Genet D, Dessalegn H, et al (2020). Sleep Quality
and Associated Factors among Diabetes, Hypertension, and
Heart Failure Patients at Debre Markos Referral Hospital,
Northwest Ethiopia. Hindawi Sleep Disorders, 2020:9.

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 26 * Số 2 * 2022
13. Lina M, Jun L (2017). The effect of depression on sleep quality
and the circadian rhythm of ambulatory blood pressure in older
patients with hypertension. Journal of Clinical Neuroscience,
2017(39):49-52.

Ngày nhận bài báo:

28/11/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/02/2022


Ngày bài báo được đăng:

15/03/2022

Chun Đề Chẩn Đốn Hình Ảnh - Y Tế Công Cộng

241



×