Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Điều kiện phát hành và niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch upcom và lấy ví dụ thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phầnNgân An Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.92 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT CHỨNG
KHOÁN TRÊN SÀN GIAO DỊCH UPCOM. THỰC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

Học phần: Thị trường chứng khốn
GV hướng dẫn: Đặng Thị Lan Phương

HÀ NỘI - 03/2022

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 25 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam
đã trải qua những thăng trầm để có được sự phát triển với nhiều thành tựu đáng kể như
hiện tại. Một nhân tố quan trọng góp phần vào những thành cơng ấy là các sàn giao
dịch chứng khoán - một nền tảng giao dịch các loại chứng khoán trên thị trường. Nếu
giao dịch chứng khốn khơng được thực hiện trên một sàn chứng khốn uy tín, nhà
đầu tư sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro bởi khơng ai có thể đảm bảo đối tượng đang giao
dịch với họ là tốt. Một trong số những sàn giao dịch chứng khốn uy tín trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện nay là sàn Upcom. Sàn giao dịch chứng khốn Upcom có
những điều kiện phát hành và niêm yết chứng khoán rõ ràng, cụ thể nhằm giúp các
doanh nghiệp muốn thực hiện giao dịch trên sàn nắm rõ và thực hiện các hoạt động
giao dịch đạt hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện phát hành và niêm yết chứng
khoán cũng như thực tế áp dụng tại doanh nghiệp, nhóm 9 đã lựa chọn đề tài: “Điều
kiện phát hành và niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch Upcom. Thực tế tại Ngân


hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABB)” nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng phát
hành và niêm yết chứng khốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABB)
từ đó chỉ ra những lợi ích và bất lợi của ngân hàng khi phát hành và niêm yêt chứng
khoán trên sàn giao dịch Upcom.

2


MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................6
B.

NỘI DUNG........................................................................................................................................7

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI LUẬN CƠ BẢN....................................................................................7
1.1

Chứng khoán.................................................................................................................................7

1.1.1

Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán.........................................7

1.1.2

Các loại chứng khoán................................................................................................................8


1.2

Thị trường chứng khoán............................................................................................................10

1.3

Phát hành chứng khoán.............................................................................................................11

1.4

Niêm yết chứng khoán................................................................................................................14

1.5

Sở giao dịch chứng khoán..........................................................................................................15

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN GIAO
DỊCH UPCOM........................................................................................................................................16
2.1

Giới thiệu sàn giao dịch Upcom................................................................................................16

2.1.1

Khái niệm sàn giao dịch Upcom.............................................................................................16

2.1.2

Đặc điểm của sàn giao dịch Upcom.......................................................................................16


2.1.3

Các loại cổ phiếu......................................................................................................................17

2.2

Tình hình hoạt động của sàn giao dịch Upcom.......................................................................18

2.3

Điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch Upcom.........................................................................20

2.3.1

Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom........................................................20

2.3.2

Điều kiện về trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch Upcom.........................21

2.4

Thủ tục đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom............................................................21

2.5

Đánh giá lợi ích và bất lợi khi tham gia vào sàn giao dịch Upcom.......................................24

CHƯƠNG III. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH

(ABBANK)...............................................................................................................................................26
3.1
3.1.1

Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình......................................................26
Thơng tin chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.........................................26

3.1.2
Quá trình hình thành phát triển và hành tựu đạt được của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần An Bình...........................................................................................................................................26
3.1.3
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình trước khi phát
hành và niêm yết chứng khốn trên sàn giao dịch Upcom...................................................................28
3.1.4
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình sau khi phát hành
và niêm yết chứng khốn trên sàn giao dịch Upcom............................................................................30
3.2
Niêm yết và phát hành chứng khoán trên sàn giao dịch Upcom của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần An Bình.............................................................................................................................32
3.2.1

Chào bán chứng khốn ra cơng chúng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình..32

3.2.2
Bình

Niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
33
3



3.2.3
Bình

Niêm yết trái phiếu trên sàn giao dịch Upcom của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
35

3.2.4
Thực trạng phát hành chứng khoán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình trên
sàn giao dịch Upcom................................................................................................................................36
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ VIỆC NIÊM YẾT VÀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHỐN RA CƠNG
CHÚNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH UPCOM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN
BÌNH.........................................................................................................................................................41
4.1

Lợi ích...........................................................................................................................................41

4.2

Bất lợi...........................................................................................................................................42

C.

KẾT LUẬN......................................................................................................................................43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................44
PHỤ LỤC.................................................................................................................................................45

4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABBANK

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

BCTC

Báo cáo tài chính

CAR

Hệ số an tồn vốn (Capital Adequacy Ratio)

CBNV

Cán bộ nhân viên

CBTT

Công bố thông tin

CTCK

Công ty chứng khốn

CTĐC

Cơng ty đại chúng


CTNY

Cơng ty niêm yết

DNNN CPH

Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

ĐHCĐ

Đại hội cổ đơng

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

ĐKGD

Đăng ký giao dịch

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange)

HOSE


Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock
Exchange)

IFC

Tổ chức Tài chính Quốc tế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NHNN

Ngân hàng nhà nước

OTC

Cổ phiếu chưa niêm yết (Over-the-counter)

ROA

Hệ số lợi nhuận trên tài sản

ROE

Hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần


TMCP

Thương mại cổ phần

TNST

Thu nhập sau thuế

TNTT

Thu nhập trước thuế

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước

UPCOM

Unlisted Public Company Market

VSD

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt nam (Vietnam Securities
5



Depository)

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI LUẬN CƠ BẢN
1.1 Chứng khoán
1.1.1
Khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của chứng khoán
a) Khái niệm
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hay phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khốn có thể được thể
hiện dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Phân loại chứng khốn
Theo tính chất và nguồn gốc của chứng khoán:
 Chứng khoán vốn: là chứng khốn xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần
vốn góp và các quyền hợp pháp khác với tổ chức phát hành bao gồm: cổ phiếu
và chứng chỉ quỹ đầu tư.
 Chứng khoán nợ: là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Điển hình cho
loại chứng khốn này là trái phiếu.
 Chứng khốn phái sinh: là các cơng cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khốn
và có quan hệ chặt chẽ với chứng khoán gốc. Chứng khoán phái sinh gồm:
quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai.
Ngoài ra chứng khốn cịn được phân loại theo khả năng chuyển nhượng, theo đặc
điểm thu nhập do chứng khoán mang lại.
c) Các đặc trưng cơ bản của chứng khốn
 Tính sinh lợi:
Chứng khốn là một loại tài sản có khả năng mang lại thu nhập cao cho người
sở hữu trong tương lai. Thu nhập này sẽ được đảm bảo bằng lợi tức được phân chia
hằng năm và việc tăng giá chứng khốn trên thị trường. Khả năng sinh lợi có quan hệ

chặt chẽ với rủi ro tài sản thông qua nguyên lý “mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì
lợi nhuận kỳ vọng thu được càng lớn”.
 Tính rủi ro
Là khả năng xảy ra những sự cố không lường trước, và nó xảy ra làm thu nhập
thực tế khác thu nhập dự kiến. Rủi ro trong chứng khoán bao gồm: rủi ro thị trường, rỉ
ro lạm phát, rủi ro vỡ nợ,…
 Tính thanh khoản
6


Tính thanh khoản hay cịn gọi là tính lỏng, là khả năng chuyển đổi chứng khoán
thành tiền mặt của người nắm giữ chứng khốn. Chứng khốn khác nhau sẽ có khả
năng thanh khoản khác nhau. Một chứng khốn có tính thanh khoản cao nếu nó có thể
chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng trong thời gan ngắn và khơng có rủi ro sụt giảm giá
trị tiền tệ của chứng khoán đó.
1.1.2
Các loại chứng khốn
a) Trái phiếu
 Khái niệm trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành trả cho
người nắm giữ chứng khoán một khoản tiền nhất định bao gồm cả khoản nợ vay ban
đầu và lãi trong một khoảng thời gian nhất định.
 Đặc điểm của trái phiếu


Là một hình thức vay nợ



Có lợi ích xác định trước




Có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường



Khi giải thể công ty, trái chủ được thanh tốn trước cổ đơng



Trái chủ khơng được tham gia đại hội đồng cổ đông

 Phân loại trái phiếu
 Theo chủ thể phát hành


Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương



Trái phiếu doanh nghiệp

 Theo phương thức trả lãi


Trái phiếu trả lãi trước




Trái phiếu trả lãi định kỳ



Trái phiếu trả lãi sau

 Căn cứ trái phiếu có kèm phiếu lãi hay khơng


Trái phiếu có kèm phiếu trả lãi



Trái phiếu khơng kèm phiếu trả lãi

 Theo tính chất lãi suất:


Trái phiếu lãi suất cố định



Trái phiếu có lãi suất thả nổi

b) Cổ phiếu
 Khái niệm cổ phiếu

7



Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với
tài sản hoặc phần vốn của công ty cổ phần.
 Đặc điểm


Là loại chứng khốn vốn



Thơng thường cổ đơng được chia cổ tức hàng năm



Cổ đơng có thể tự do mua bán chuyển nhượng cổ phiếu



Được quyền tham gia đại hội cổ đông (ĐHCĐ) và ứng cử, bầu cử vào hội đồng



quản trị
Được quyền chia tài sản cuối cùng khi công ty giải thể

 Phân loại cổ phiếu
 Theo quyền lợi mà cổ phiếu mang lại:


Cổ phiếu thường: Là hình thức mà người sở hữu sẽ có quyền dự họp đại hội cổ




đơng, có quyền tham gia biểu quyết trong những trường hợp cần thiết của
doanh nghiệp.
Cổ phiếu ưu đãi: Là hình thức mà người sở hữu sẽ có quyền lợi khác nhau tùy

theo từng loại, với đặc quyền hoặc hạn chế hơn so với cổ phiếu phổ thông.
 Theo trạng thái công ty phát hành


Cổ phiếu thượng hạng



Cổ phiếu tăng trưởng



Cổ phiếu phòng vệ



Cổ phiếu thu nhập: mức chi trả lãi cao hơn bình thường



Cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ

 Theo khả năng chuyển nhượng



Cổ phiếu ghi danh



Cổ phiếu vô danh

 Theo quyền tham gia biểu quyết


Cổ phiếu đơn phiếu



Cổ phiếu đa phiếu



Cổ phiếu lưỡng phiếu

c) Chứng chỉ quỹ đầu tư
 Khái niệm
Quỹ đầu tư chứng khốn: hình thành từ vốn góp nhà đầu tư để đầu tư vào chứng
khốn theo hình thức: thành lập như công ty cổ phần và phát hành cổ phần ra công
chúng và bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
8


 Một số loại quỹ đầu tư chứng khoán:


 Quỹ đại chúng: thực hiện việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng
 Quỹ thành viên: bao gồm không quá 30 thành viên là pháp nhân
 Quỹ đóng: là quỹ đại chúng, chứng chỉ quỹ đã bán ra công chúng không được
mua lại theo yêu cầu nhà đầu tư
 Quỹ mở: chứng chỉ quỹ có thể mua lại theo yêu cầu nhà đầu tư, được phép tăng
vốn không hạn chế
d) Chứng khoán phái sinh
 Khái niệm
Chứng khoán phái sinh là những chứng khốn được hình thành trên cơ sở các
chứng khoán gốc, nhằm các mục tiêu khác nhau như: bảo vệ quyền lợi của người sở
hữu chứng khoán gốc, phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo lợi nhuận.
 Một số loại chứng khoán phái sinh
 Quyền mua cổ phần
 Chứng quyền
 Hợp đồng quyền chọn
 Hợp đồng kỳ hạn
 Hợp đồng tương lai
1.2 Thị trường chứng khoán
 Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua
bán chứng khốn.
 Đặc điểm của thị trường chứng khốn
 Hàng hóa là những hàng hóa đặc biệt
 Được đặc trương bởi những định chế tài chính trực tiếp
 Hoạt động mua bán thơng qua người mơi giới
 Thị trường chứng khốn gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo
 Về cơ bản là thị trường liên tục
 Các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán
 Tổ chức phát hành: là những tổ chức có thể thực hiện huy động vốn thơng qua

thị trường chứng khốn. Tổ chức phát hành có thể là tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân, nhà nước….

9


 Nhà đầu tư chứng khoán: là những người thực hiện các giao dịch mua bán
chứng khoán trên thị trường. Nhà đầu tư chứng khốn có thể là cá nhân hay tổ
chức.
 Người kinh doanh chứng khoán: là các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiệp vụ
kinh doanh chứng khoán.
 Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán.
 Người quản lý và giám sát thị trường: bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, sở
giao dịch, sở giao dịch, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
 Phân loại thị trường chứng khoán
 Theo đối tượng giao dịch


Thị trường cổ phiếu: là bộ phận quan trọng nhất



Thị trường trái phiếu



Thị trường chứng chỉ quỹ đầu tư




Thị trường chứng khoán phái sinh

 Theo giai đoạn vận động của chứng khoán


Thị trường sơ cấp



Thị trường thứ cấp

 Theo cơ chế hoạt động


Thị trường chứng khốn khơng có tổ chức: tự phát, chợ đen



Thị trường có tổ chức

 Theo thời hạn thanh toán


Thị trường giao ngay



Thị trường kỳ hạn




Chức năng thị trường chứng khoán

 Tập trung huy động vốn cho nền kinh tế
 Điều tiết các nguồn vốn trong nền kinh tế


Vai trị thị trường chứng khốn

 Kênh huy động, tập trung và luân chuyển vốn
 Kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động
 Đa dạng hóa hình thức đầu tư và huy động vốn
 Thúc đẩy hội nhập kinh tế
 Tạo mơi trường giúp chính phủ thực hiện chính sách kinh tế
 Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp

10


1.3 Phát hành chứng khoán
a) Các chủ thể phát hành chứng khốn bao gồm: doanh nghiệp; chính phủ và
chính quyền địa phương; công ty quản lý quỹ đầu tư.
b) Các phương thức phát hành chứng khoán
 Phát hành cổ phiếu:


Phát hành nội bộ: nội bộ tổ chức phát hành, gồm: cho người lao động, cho cổ




đông hiện hữu, người quen biết.
Phát hành ra công chúng: phát hành rộng rãi ra công chúng với một quy mô



nhất định, gồm:
Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): phương thức này sử dụng khi một công



ty lần đầu tiên đưa ra một loại chứng khốn của mình đến với cơng chúng.
Phát hành bổ sung: sử dụng khi cơng ty đã có chứng khốn được lưu thơng trên

thị trường trước đó.
 Phát hành trái phiếu
Phát hành trái phiếu là cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa
vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền
kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.
Do 3 tổ chức phát hành bao gồm: doanh nghiệp; chính phủ; chính quyền địa
phương.
Trong thời kì đầu, việc ghi nhận khoản nợ của người cung ứng trái phiếu được
thể hiên trên giấy nên trải phiếu có ý nghĩa là phiếu nhận ng. Ngày nay, mặc dù vẫn
gọi là trái phiếu nhưng ngồi hình thức bằng giấy, trái phiếu cịn được thể hiện dưới
hình thức ghi chép bằng nghiệp vụ kế toán gọi là bút toán ghi sổ. Người cung ứng trái
phiếu gọi là tổ chức phát hành trái phiếu, đến hạn thanh tốn có nghĩa vụ hồn trả cho
người sở hữu trái phiếu khoản tiền là mệnh giá trái phiếu kèm theo một khoản tiền lãi.
Lãi trái phiếu có thể được tính theo tỉ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu hoặc bằng
một số tiền cố định. Tổ chức phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp hoặc Nhà
nước.
c) Điều kiện phát hành

Theo Luật chứng khốn 2019, quy định tại điều 15 ta có:
Điều 15: Điều kiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao
gồm:
a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên
tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
11


b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán
phải có lãi, đồng thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải
được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ
của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ
chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức
phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà
chưa được xóa án tích;
g) Có cơng ty chứng khốn tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công
chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là cơng ty chứng khốn;
h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên
hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;
i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của
đợt chào bán.
2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao

gồm:
a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ
phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam
kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu
còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn
vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để
thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt
tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án
bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.
3. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
12


a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; khơng có các khoản nợ
phải trả q hạn trên 01 năm;
c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên
hoặc chủ sở hữu công ty thơng qua;
d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và
các điều kiện khác;
đ) Có cơng ty chứng khốn tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công
chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là cơng ty chứng khốn;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy
định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;
h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của
đợt chào bán;
i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ
thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
4. Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng áp dụng theo quy định
tại khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này.
5. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư vốn thu được từ đợt chào bán
chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này;
c) Phải được giám sát bởi ngân hàng giám sát theo quy định của Luật này;
d) Chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng phải được niêm yết trên hệ thống
giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán chứng
chỉ quỹ mở.
6. Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ chào bán chứng khốn ra cơng chúng để
chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh
nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty
cổ phần; chào bán cổ phiếu với giá thấp hơn mệnh giá; chào bán chứng khốn ra cơng
chúng của cổ đơng cơng ty đại chúng; chào bán chứng khốn ra cơng chúng của tổ
13


chức tín dụng được kiểm sốt đặc biệt; chào bán chứng khốn ra nước ngồi và các
trường hợp chào bán, phát hành khác
1.4 Niêm yết chứng khoán
a) Khái niệm
Niêm yết chứng khốn là việc đưa các loại chứng khốn có đủ tiêu chuẩn và

giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung.
b) Các loại niêm yết
Có thể phân biệt một số loại niêm yết chứng khoán sau đây:
 Niêm yết lần đầu
 Niêm yết bổ sung
 Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần
 Niêm yết cửa sau
 Niêm yết lại:
 Thay đổi niêm yết
 Niêm yết chéo
Các tiêu chuẩn hay điều kiện niêm yết sẽ do Sở giao dịch chứng khoán ở mỗi
nơi quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế và tình hình hoạt động của các
doanh nghiệp.
c) Đều kiện niêm yết
 Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ
Chí Minh được quy định tại điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
 Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội được
quy định tại điều 55 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
1.5 Sở giao dịch chứng khoán
a) Khái niệm và phân loại sở giao dịch chứng khốn
Sở giao dịch chứng khốn là hình thức tổ chức thị trường chứng khoán, tạo ra
địa điểm và phương tiện để phục vụ việc mua, bán chứng khoán.
Hiện nay tại Việt Nam, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo mơ hình
các cơng ty thuộc sở hữu của Nhà nước với 2 sở giao dịch chứng khốn chính là:
 Sở giao dịch chứng khốn Tp.Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock Exchange) với
tên viết tắt là HOSE. Sở giao dịch này hiện cũng đang quản lý sàn giao dịch
chứng khoán HOSE.
 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange) có tên viết tắt là
HNX. Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội hiện đang quản lí 2 sàn giao dịch
chứng khoán là HNX và UPCOM.

14


b)
Chức năng của sở giao dịch chứng khoán
 Phân phối lại những nguồn vốn giữa các nhà đầu tư


Xác định giá thị trường của chứng khốn



Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khốn



Là nơi cung cấp cho các cơng ty được niêm yết nguồn hình thành vốn

c)
Vai trị của sở giao dịch chứng khoán
 Sở giao dịch chứng khoán có các vai trị chính như: huy động vốn cho các dự án
cơng của Chính phủ; huy động vốn cho doanh nghiệp; kiến tạo mơi trường đầu
tư an tồn, minh bạch, thanh khoản tốt hơn cho nhà đầu tư; đo lường “sức khỏe”
của tồn bộ nền kinh tế,..
 Sở có quyền hạn ban hành các quy chế về niêm yết, giao dịch, cơng bố thơng
tin về chứng khốn.
 Sở giao dịch chứng khốn vừa là mơi trường đầu tư vừa bảo vệ quyền và lợi ích
cho người đầu tư.

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT

CHỨNG KHOÁN TRÊN SÀN GIAO DỊCH UPCOM
2.1 Giới thiệu sàn giao dịch Upcom
2.1.1
Khái niệm sàn giao dịch Upcom
Upcom là từ viết tắt của Unlisted Public Company Market (thị trường của
những công ty đại chúng chưa niêm yết). Sàn Upcom là nơi tập hợp những công ty cổ
phần hoặc trách nhiệm hữu hạn, phát hành chứng khốn ra cơng chúng nhưng chưa
đăng ký hay khơng đủ điều kiện để có thể niêm yết trên các sàn HNX hoặc sàn HOSE.
Sàn hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
2.1.2
Đặc điểm của sàn giao dịch Upcom
 Đối tượng được đăng ký giao dịch:
Khoản 2 Điều 133 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng đăng ký
giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom như sau:
 Công ty đại chúng khơng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn;


Cơng ty bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc hủy bỏ niêm yết tự nguyện nhưng



vẫn đáp ứng điều kiện là cơng ty đại chúng;
Doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải đăng ký giao dịch theo quy
định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn
15


một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự
nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
 Thời gian hoạt động:

Trong giờ hành chính sàn Upcom giao dịch giống như hai sàn giao dịch TP.
HCM (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX); giao dịch trong tuần là từ thứ hai đến thứ sáu,
thứ bảy chủ nhật và ngày lễ nghỉ theo quy định của Luật lao động.
Thời gian giao dịch trong ngày là sáng từ 9 giờ đến 11 giờ và chiều từ 13 giờ
đến 15 giờ.
Giao dịch bằng hình thức khớp lệnh liên tục và thỏa thuận. Đối với phương thức
khớp lệnh liên tục, trong một ngày chỉ diễn ra duy nhất một phiên giao dịch vào buổi
sáng và một phiên vào buổi chiều. Còn đối với phương thức giao dịch thỏa thuận thì
sàn khơng có quy định về số lần đặt lệnh cũng như thời gian, chỉ cần đảm bảo thực
hiện khi sàn đang hoạt động.
 Nguyên tắc khớp lệnh tại Upcom:
Nguyên tắc khớp lệnh là cơ sở thực hiện khớp lệnh tại tất cả những sàn giao
dịch chứng khốn. Có 2 nguyên tắc khớp lệnh được thực hiện tại sàn Upcom :

 Ưu tiên về giá: Có nghĩa Upcom sẽ ưu tiên những lệnh có giá tốt hơn, cụ thể giá


mua cao hơn sẽ được xếp trước, hoặc giá bán thấp hơn sẽ được ưu tiên trước.
Ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh khác nhau có cùng mức giá thì lệnh nào đặt
trước, được hệ thống Upcom ghi nhận trước thì ưu tiên được thực hiện trước.

Thơng thường giá mua hoặc bán sẽ chênh lệnh trên dưới 15% với giá tham
chiếu. Giá tham chiếu tính dựa trên giá khớp lệnh liên tục, theo phương pháp bình
quân gia quyền ở phiên giao dịch mới nhất.
 Đơn vị giao dịch tại Upcom:
Cổ phiếu trên Upcom được chia tách thành những 2 kiểu lơ chính:
 Lơ chẵn: Là lơ giao dịch từ 100 cổ phiếu và chia hết cho 100.
Ví dụ 200, 1.500 hay 10.300…
 Lô lẻ: Là lô giao dịch từ 1-99 cổ phiếu. Thơng thường tính thanh khoản của các
lơ lẻ thấp và khó khớp lệnh, vì người mua lơ lẻ chỉ có thể khớp lệnh với người

bán lơ lẻ. Do đó ít ai sẽ đầu tư mua lơ lẻ, trừ trường hợp đó là cổ phiếu hiếm
hoặc đặc biệt trên thị trường. Đó cũng chính là lí do mà lơ lẻ hiếm khi được sử
dụng để giao dịch tại Upcom. Đồng thời, thông tin về lô lẻ cũng không được
hiển thị trên tài khoản. Nếu khối lượng cổ phiếu giao dịch là 120.098 thì nhà
đầu tư tự nhận định có 98 lệnh khớp cho lô lẻ.

 Lệnh giao dịch trên sàn Upcom
16


Sàn Upcom chỉ áp dụng một lệnh giao dịch duy nhất là lệnh giới hạn (LO). Đây
là lệnh mà nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu giá bao nhiêu thì đặt ra giá bấy nhiêu, trong
phạm vi giá trần và giá sàn.
 Biên độ giao động giá:
Cổ phiếu trên sàn Upcom giá giao động trong biên độ ± 15%, cụ thể:
 Đối với cổ phiếu: ± 15%


Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch trong ngày giao dịch đầu tiên và cổ

phiếu khơng có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên
giao dịch trở lại, biên độ dao động giá được áp dụng là ± 40% so với giá tham
chiếu.
Đối với trái phiếu: Sàn Upcom khơng quy định cụ thể về giá. Vì vậy thị trường cung
cầu sẽ quyết định giá giao dịch của chứng khoán này.
2.1.3
Các loại cổ phiếu
Sàn giao dịch Upcom phân loại cổ phiếu thành 3 nhóm:



UpCom Large: là nhóm cổ phiếu của những tổ chức phát hành với vốn chủ sở
hữu tối thiểu 1000 tỷ đồng.



Upcom Medium: là nhóm cổ phiếu của những tổ chức phát hành với vốn chủ sở
hữu dao động từ 300 – dưới 1000 tỷ đồng.



Upcom Small: là nhóm cổ phiếu của những tổ chức phát hành với vốn chủ sở
hữu dao động từ 10 tỷ – dưới 300 tỷ đồng.

Dựa trên 3 nhóm cổ phiếu được phân bổ, có thể thấy Upcom chia theo quy mơ
doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, mặc dù giá cổ phiếu thấp
nhưng sẽ có nhiều biến động và cổ đơng sẽ có nhiều cơ hội đột phá hơn. Trong khi đó,
những doanh nghiệp với quy mơ lớn hơn có giá trị hơn, đồng thời duy trì được mức
tăng trưởng bền vững trong dài hạn và ít biến động. Khi quyết định mua cổ phiếu trên
sàn Upcom, bạn nên xem xét đến cả yếu tố này.
2.2 Tình hình hoạt động của sàn giao dịch Upcom
Sàn Upcom ra đời vào ngày 01/01/2009, lúc mới đầu chỉ có khoảng 10 doanh
nghiệp tham gia nhưng đến nay tính đến ngày 15/12/2021 có 889 doanh nghiệp đăng
ký giao dịch (ĐKGD), với giá trị ĐKGD theo mệnh giá đạt 393,9 nghìn tỷ đồng, giá trị
vốn hóa Upcom tại ngày 15/12/2021 đạt hơn 1.411 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với
cuối năm 2020. Chỉ số Upcom Index ngày 15/12/2021 đạt 112,09 điểm, tăng 50,56%
so với cuối năm 2020. Thanh khoản bình quân đạt 97,28 triệu cổ phiếu/phiên, giá trị
giao dịch đạt 1.671 tỷ đồng/phiên, tăng 237% về khối lượng và 298% về giá trị giao
dịch so với năm 2020. Đặc biệt, phiên giao dịch ngày 19/11, giá trị giao dịch Upcom
17



đạt 5.065 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay trong một phiên giao dịch trên thị
trường Upcom.
Sau quá trình hơn 12 năm đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường Upcom
khơng những đã hồn thành mục tiêu ban đầu mà còn khẳng định vai trò là kênh giao
dịch cổ phiếu an toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư và kênh huy động vốn hiệu quả cho
doanh nghiệp. Với quy mô thị trường và chất lượng cổ phiếu gia tăng nhanh chóng,
sàn Upcom đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
- Chất lượng doanh nghiệp trên Upcom chưa đồng đều:
Bên cạnh các kết quả đã đạt được trong hơn 12 năm qua thì Upcom ở một góc
độ nào đó, vẫn chưa được như mong đợi của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Do
khơng có tiêu chuẩn sàng lọc ban đầu nên các công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm
yết đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Upcom rất đa dạng về quy mơ vốn hóa cũng như
hiệu quả hoạt động. Bên cạnh những “ngơi sao” đang lên thì sàn Upcom cũng có
khơng ít mã cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ, làm ăn chưa hiệu quả.
Theo thống kê hiện nay, sàn Upcom đang cos gần 900 mã cổ phiếu ĐKGD nhưng có
đến 34 doanh nghiệp báo lỗ liên tiếp trong 5 năm gần nhất (2014 - 2018), thậm chí
mức lỗ trong 5 năm này của một số doanh nghiệp đều trên 100 tỷ đồng mỗi năm.
Không chỉ về kết quả kinh doanh, yếu tố thị giá cũng như thanh khoản đều khiến nhà
đầu tư tỏ ra lo ngại khi tham gia vào thị trường Upcom. Toàn sàn Upcom hiện tại đang
có gần 150 mã cổ phiếu có thị giá dưới 5.000 đồng/cổ phiếu. Đa phần các cổ phiếu này
đều có thanh khoản rất thấp, thậm chí thuộc diện "đóng băng".
Mặt khác, mặc dù điều kiện để giao dịch ở sàn Upcom cũng như việc công bố
thông tin (CBTT) “lỏng lẻo” hơn nhiều so với hai sàn niêm yết, đó là chỉ yêu cầu các
CTĐC chưa niêm yết lớn với quy mô vốn từ 120 tỷ đồng trở lên phải thực hiện theo
các quy định về CBTT giống như đối với các doanh nghiệp niêm yết, còn các CTĐC
chưa niêm yết có quy mơ vốn dưới 120 tỷ đồng thì CBTT như CTĐC thơng thường
theo các quy định CBTT, ít khắt khe hơn CTĐC lớn. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp
trên Upcom thường xuyên chậm công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm tốn năm.

Thậm chí có những trường hợp buộc HNX phải ra quyết định tạm ngừng giao dịch đối
với doanh nghiệp chậm cơng bố BCTC kiểm tốn năm cho đến khi doanh nghiệp phải
CBTT theo đúng quy định thì mới được giao dịch trở lại bình thường. Điều này đã
khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về chất lượng cổ phiếu Upcom.
Một lý do nữa khiến cho thanh khoản trên Upcom còn thấp liên quan đến yếu tố
nhiều doanh nghiệp trên Upcom có gốc là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
(DNNN CPH). Tính riêng năm 2017, trong số 287 doanh nghiệp ĐKGD mới trên
Upcom, có tới gần 60% là DNNN CPH. Ở các doanh nghiệp này, tỷ lệ nắm giữ của
18


Nhà nước vẫn cịn ở mức cao, thơng thường từ mức 30% trở lên. Tuy có quy mơ vốn
hóa lớn nhưng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng thấp, khiến thanh khoản của cổ
phiếu bị ảnh hưởng. Thậm chí có những doanh nghiệp tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển
nhượng chỉ dưới 10%.
- Vẫn còn dư địa cho nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên sàn Upcom:
Theo các chun gia phân tích, mặc dù có khá nhiều nhà đầu tư e dè đầu tư vào
các cổ phiếu trên sàn Upcom, nhưng nếu biết “gạn đục, khơi trong” thì nhà đầu tư vẫn
có thể tìm kiếm tốt cơ hội sinh lời trên sàn này. Theo thống kê hiện nay, trên sàn
Upcom có khá nhiều doanh nghiệp chất lượng tham gia giao dịch với quy mô vốn
thuộc top đầu của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam như ACV của Tổng Cơng
ty Cảng hàng khơng Việt Nam (vốn hóa 180.400 tỷ đồng), VEA của Tổng công ty Máy
động lực và máy nơng nghiệp Việt Nam (vốn hóa 68.000 tỷ đồng). Nếu xét đến những
doanh nghiệp đầu ngành, Upcom có sự hiện diện của “ông lớn” Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam - (ACV), Cơng ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR),… Chưa kể sắp
tới, số lượng những DNNN CPH sẽ nườm nượp lên Upcom theo quy định, đẩy mặt
bằng chất lượng của Upcom tăng mạnh.
Bên cạnh những doanh nghiệp vốn Nhà nước lên sàn sau khi chào bán cổ phần
ra cơng chúng, sàn Upcom cịn nhiều tên tuổi khác, mà khi so sánh với các bluechips
trên 2 sàn niêm yết thì khơng hề kém cạnh. Xét trong bảng Upcom LARGE, nơi hội tụ

68 cổ phiếu có quy mơ vốn lớn nhất sàn, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân vốn
lớn và tiềm năng.
Theo các chuyên gia phân tích, do sàn Upcom khơng có tiêu chuẩn nên đây là
một nơi “vàng thau lẫn lộn”, có cả cổ phiếu tốt và xấu. Tuy không thiếu cơ hội cho nhà
đầu tư, nhưng chính vì sự phức tạp về quy mơ các cổ phiếu trên Upcom nên không ai
biết được “mỏ vàng” đang bị vùi lấp ở sàn này. Điều đáng tiếc là khơng có cơng ty
chứng khốn (CTCK) nào đứng ra đánh giá các cổ phiếu trên sàn Upcom để tư vấn
cho nhà đầu tư.
Cũng theo các chuyên gia phân tích, với mục đích ban đầu khi hình thành sàn
Upcom là sàn tổ chức thị trường giao dịch tập trung cho mọi doanh nghiệp đại chúng
(khơng có điều kiện), Upcom khơng phải là sàn giao dịch dành có các cơng ty niêm
yết, chính vì vậy, hiện nay cơ quan quản lý chưa nên đặt ra tiêu chuẩn khắt khe đối với
các doanh nghiệp ĐKGD cổ phiếu trên Upcom.
Tuy nhiên, để gỡ các nút thắt nói trên, Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội
(HNX) - đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành sàn Upcom, đã và đang có nhiều giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cổ phiếu trên Upcom, từ đó sẽ giúp sàn Upcom minh
bạch hơn. Ngồi các chính sách thu hút nhiều doanh nghiệp mới lên Upcom, cũng như
tăng cường chất lượng CBTT và đưa quy định về nhà tạo lập thị trường với cơ chế ưu
19


đãi phí cho CTCK thực hiện giao dịch tạo lập thị trường, HNX đã và đang hướng các
doanh nghiệp ĐKGD trên Upcom minh bạch thơng tin thơng qua “Chương trình đánh
giá chất lượng CBTT và minh bạch”. Sau 4 năm liên tiếp (2012 - 2016) duy trì
Chương trình đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch áp dụng đối với các
công ty niêm yết (CTNY), năm 2018, lần đầu tiên, HNX công bố kết quả đánh giá các
CTĐC quy mô lớn trên sàn Upcom. Kết quả đánh giá cho thấy, mỗi 1% tăng điểm của
CBTT và minh bạch đồng nghĩa với hệ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) tăng 0,14% và
hệ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) tăng 0,24%. Đây là dẫn chứng để khuyến
khích và thúc đẩy doanh nghiệp thực thi tốt hơn các quy định, thông lệ về CBTT và

minh bạch.
2.3 Điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch Upcom
2.3.1
Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 24/6/2009, Upcom ra
đời với mục tiêu thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, có
quản lý của Nhà nước, quy tụ các cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết về một đầu
mối quản lý thống nhất, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán cơng khai, minh bạch, an
tồn và thuận lợi cho nhà đầu tư.
Sàn Upcom được xem như là sàn chứng khoán dành cho công ty đại chúng,
chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc từng bị hủy niêm yết hoạt động. Để cổ phiếu của
doanh nghiệp được niêm yết trên sàn Upcom, cần đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu sau:
 Về vốn điều lệ: Công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom tính từ thời



điểm chào bán phải có trên 10 tỷ đồng vốn điều lệ với giá trị đúng trên sổ kế
tốn.
Cơng ty đó 5 năm trước khi chào bán ra đại chúng phải hoạt động có lợi nhuận,



khơng có lỗ lũy kế được tính tới thời điểm đăng ký chào bán cổ phiếu.
Quá trình niêm yết trên sàn Upcom, cùng với kế hoạch sử dụng vốn phải được



tất cả cổ đơng thơng qua.
Chứng khốn của cơng ty đăng ký giao dịch phải đăng ký lưu ký tại trung tâm
Lưu ký chứng khốn Việt Nam (VSD).


Nhìn chung, điều kiện để doanh nghiệp được niêm yết trên sàn Upcom khá đơn
giản. Nhiều công ty đại chúng đáp ứng được yêu cầu tham gia thị trường, tạo nên sự
gia tăng mạnh của số lượng mã cổ phiếu trên sàn Upcom.
Đến nay, thị trường Upcom đã khẳng định vai trò là kênh giao dịch cổ phiếu an
toàn, hiệu quả cho nhà đầu tư và kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Với
quy mô thị trường và chất lượng cổ phiếu gia tăng nhanh chóng, thị trường Upcom
đang ngày càng hấp dẫn cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài và đã trở thành thị
20


trường được các quốc gia trong khu vực dành nhiều sự quan tâm, trao đổi kinh nghiệm
vận hành, quản lý như: Singapore, Thái Lan, Lào.
2.3.2
Điều kiện về trái phiếu doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch
Upcom
Điều kiện niêm yết trái phiếu tại Upcom được quy định như sau:


Các công ty, doanh nghiệp đăng ký niêm yết trái phiếu đều là công ty cổ phần



hoặc là các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Cơng ty niêm yết phải có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ



10 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Và giá trị này được tính theo giá trị được ghi trên
sổ sách kế tốn.

Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty năm trước năm đăng ký niêm yết



phải có lãi.
Có hồ sơ đăng ký trái phiếu niêm yết hợp lệ theo quy định.



Các trái phiếu cùng một đợt phát hành có ngày đáo hạn giống nhau

2.4 Thủ tục đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch Upcom
Ngày 31/12/2020, Chính phủ Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Chứng khốn. Trong đó, tại Điều 135 quy định rõ về thủ
tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
hoặc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán (đối với
trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 134 Nghị định này), Sở giao dịch
chứng khốn có quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch đồng thời thực hiện
công bố thông tin ra thị trường.
2.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán ban hành quyết
định chấp thuận đăng ký giao dịch, tổ chức phát hành có trách nhiệm đưa cổ
phiếu vào giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM.
3.Doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch thì trình
tự, thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCoM thực hiện theo
quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn
vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
* Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch Upcom:
Điều 134 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký giao dịch như

sau:

21


Thứ nhất, hồ sơ đăng ký giao dịch của công ty đại chúng có vốn điều lệ đã góp
từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất
100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu theo mẫu 36 (có đính kèm dưới đây)
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Điều lệ công ty;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thơng tin tóm tắt về
mơ hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đơng, tài
sản, tình hình tài chính và các thơng tin khác;
đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất của cơng ty cổ phần được kiểm tốn bởi tổ
chức kiểm tốn độc lập. Trường hợp cơng ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ
kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm
tốn;
e) Giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước về việc hồn tất đăng ký
công ty đại chúng;
g) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khốn của Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ
chứng khốn Việt Nam và văn bản thơng báo cho Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng
khốn Việt Nam về việc đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch.
Thứ hai, hồ sơ đăng ký giao dịch của công ty đại chúng đã thực hiện chào bán
thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thơng qua đăng ký với Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật chứng khoán, bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu theo mẫu 36 (có đính kèm dưới
đây) Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hồn tất đăng ký

cơng ty đại chúng;
c) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khốn của Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam và văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam về việc đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch.
d) Bản cáo bạch kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán và báo cáo kết
quả chào bán chứng khoán ra công chúng;
đ) Điều lệ công ty;
e) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Thứ ba, hồ sơ đăng ký giao dịch của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
* Đối với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đã hồn tất việc chuyển sang
công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký giao dịch bao gồm:
22


a) Giấy đề nghị đăng ký giao dịch cổ phiếu theo mẫu 36 (có đính kèm dưới
đây) Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Điều lệ công ty;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản công bố thông tin về công ty đại chúng bao gồm thông tin tóm tắt về
mơ hình tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, cơ cấu cổ đơng, tài
sản, tình hình tài chính và các thơng tin khác;
đ) Báo cáo tài chính năm gần nhất của cơng ty cổ phần được kiểm toán bởi tổ
chức kiểm toán độc lập. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ
kế toán năm gần nhất, cơng ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm
toán;
e) Giấy xác nhận của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước về việc hồn tất đăng ký
cơng ty đại chúng;
g) Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán của Tổng cơng ty lưu ký và bù trừ
chứng khốn Việt Nam và văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam về việc đăng ký ngày chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch.

* Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa khơng đáp ứng quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 32 Luật chứng khốn thì hồ sơ khơng bao gồm giấy xác nhận của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước về việc hồn tất đăng ký cơng ty đại chúng;
* Đối với trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa gắn với đăng ký, lưu ký và
đăng ký giao dịch, hồ sơ đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom thực hiện
theo quy định pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự
nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
2.5 Đánh giá lợi ích và bất lợi khi tham gia vào sàn giao dịch Upcom
 Lợi ích:


Sàn Upcom hoạt động công khai, minh bạch cam kết mang lại sự an tồn và uy



tín cho khách hàng. Dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp từ trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội, sàn Upcom được đánh giá tốt hơn so với sàn OTC.
Nhà đầu tư có thể tiếp cận đến rất nhiều doanh nghiệp tốt thông qua cổng thơng



tin của sàn HNX, vì sự liên kết chặt chẽ của hai sàn này mà quá trình giao dịch
tập trung diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, an tồn cho cả người bán lẫn người
mua.
Sàn Upcom được các công ty lựa chọn để đo lường mức độ tăng trưởng của cổ
phiếu phát hành, nó cịn tạo địn bẩy để việc thực hiện niêm yết trên sàn HOSE

23





và HNX dễ dàng hơn sau này. Sàn Upcom cũng là nơi để doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận nhiều nhà đầu tư.
Việc thanh toán giao dịch cổ phiếu qua mạng lưới hệ thống sàn được triển khai



đơn thuần và bảo đảm an toàn cho cả người mua – người bán.
Khi đưa cổ phiếu lên sàn Upcom tốt hơn với những công ty chưa từng niêm yết



hiểu hơn về sàn chứng khốn. Đồng thời những cơng ty có thời cơ tiếp cận với
những nhà đầu tư khác thoáng đãng hơn, thuận tiện cho việc niêm yết lên sàn
sàn chứng khoán HNX hoặc HOSE sau này .
Mặt khác, giá chứng khoán tại Thị trường Upcom thường sẽ thấp hơn so với

những sàn như HSX hay HNX. Vì vậy, tạo cơ hội cho bạn có thể nắm giữ được
những loại chứng khốn tốt với giá hời.
 Bất lợi:


Sàn Upcom có tính minh bạch và tiêu chuẩn thấp hơn so với HNX và HOSE.



Biên độ dao động lớn ± 15% (sàn HOSE: ± 7%; sàn HNX: ± 10%). Chính vì




vậy, giá cổ phiếu trên Upcom có thể tăng gấp đơi khi so sánh với HOSE hoặc
giảm gấp đơi. Chính vì biên độ dao động quá mạnh nên người ta thường xem
xét Upcom là nơi đầu cơ chứ khơng phải đầu tư (đầu cơ có nghĩa là mua 1 tài
sản nào đó với giá thấp và chờ đợi có người mua với giá cao hơn).
Tính thanh khoản thấp, thậm chí nhiều mã cịn khơng có giao dịch. Tuy nhiên,



vì Upcom chiếm đến 50% lượng cổ phiếu khi so với 2 sàn còn lại nên nhà đầu
tư vẫn có thể tìm được những mã có phiếu lớn, có lượng giao dịch cao và rất
phù hợp với việc đầu tư cá nhân.
Vì tính rủi ro cao hơn, nên có nhiều hạn chế, tuy nhiên cũng chính vì rủi ro cao
hơn nên nhiều doanh nghiệp sẽ định giá ở mức giá thấp hơn. Có thể nói Upcom
là nơi lẫn lộn giữa “vàng” và “rác”.

24


CHƯƠNG III. LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
3.1.1
Thơng tin chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
 Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần đăng ký lần đầu
vào 17/5/1993 và thay đổi lần mới nhất: Lần thứ 25 vào 22/7/2019:
 Tên hiện nay: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình, viết tắt: Ngân hàng An
Bình
 Tên cũ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nơng thơn An Bình

 Tên tiếng Anh: An Binh Commercial Joint Stock Bank, viết tắt: ABBANK
 Mã doanh nghiệp: 0301412222
 Mã cổ phiếu: ABB
 Trụ sở chính: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố HCM,
Việt Nam. Ngày 16/09/2019 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành
ngày 13/9/2019 về việc chấp thuận đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính
của ABBANK nay tại Tầng 1, 2, 3 Tịa nhà Geleximco, Số 36 Hồng Cầu,
Phường Ơ Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
 Vốn điều lệ: Mức vốn điều dự kiến sau khi tăng là 9.409.498.010.000 đồng
(2021).
3.1.2
Quá trình hình thành phát triển và hành tựu đạt được của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần An Bình
 Ngày 15/04/1993: ABBANK được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép hoạt
động ngân hàng số 0031/NH-GP.
 Ngày 13/05/1993: Ngân hàng TMCP An Bình được thành lập dưới hình thức
ngân hàng thương mại cổ phần theo Giấy phép số 535/GP-UB do Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh cấp.
 Năm 2004: ABBANK được nâng cấp từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng
quy mô đô thị; vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng vào năm 2002 đã tăng thành 70,04 tỷ
đồng.
 Năm 2005: cổ đông chiến lược tham gia: Tập đồn Điện lực VIệt Nam (EVN),
Cơng ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco), nâng vốn điều
lệ đạt 165 tỷ đồng.
 Năm 2006: ABBANK nâng vốn điều lệ lên 1131 tỷ đồng.

25



×