Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

HÒAN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (NGO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.42 KB, 117 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LÊ GIA BÌNH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ
VÀ TRẺ EM (NGO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội- năm 2018


II


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LÊ GIA BÌNH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ


VÀ TRẺ EM (NGO

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
Ts. Ngơ Thị Thu Hương

Hà Nội- năm 2018
Ì1

íf


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao
chép của bất cứ ai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
được công bố trong các cơng trình khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin
chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình !
Người cam đoan

Lê Gia Bình


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU MẪU

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ.................5

Í.ÍKhái niệm, bản chất của Ke Toán Quản Trị và Ke Toán Quản Trị Chi Phí .5
1.1.1Khái niệm, bản chất của Kế Toán Quản Trị.................................................. 5
1.1.2Bản chất của kế toán quản trị chi phí............................................................ 6
1.1.3Moi quan hệ giữa Kế Tốn Quản Trị Chi Phí với chức năng quản trị......8
1.2 Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ................................................................9
1.2.1TỔ chức phi chính phủ và đặc điểm của tổ chức phi chính phủ:.......................9
1.2.2Đặc điểm của Tổ chức phi chính phủ..............................................................11
1.2.3Nhận diện và phân loại chi phí trong tổ chức phi chính phủ:..........................15
1.3 Nội dung của kế tốn trị chi phí trong tổ chức phi chính phủ..................... 17
1.3.1 Lập dự tốn chi phí........................................................................................17
1.3.2 Kiểm sốt chi phí:......................................................................................... 18
1.3.3 Phân tích thơng tin kế tốn quản trị phục vụ cho việc ra quyết định:............19
1.4 Kế toán quản trị chi phí theo chế độ kế tốn Việt Nam................................20
1.4.1 Q trình hình thành và phát triển của Kế Tốn Quản Trị tại Việt Nam........20
1.4.2 Đặc điểm của Tổ chức phi chính phủ ảnh hưởng đến kế tốn quản trị chi phí........23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI

TRUNGTÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM...................29
2.1Khái quát chung về Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.....29
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm..............................................29
2.1.2Tinh hình tài sản của Trung Tâm:.................................................................... 30
2.1.3Đặc điểm hoạt động của Trung tâm:...............................................................31
2.1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm:.............................................. 33


2.1.5Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Trung tâm............................................. 35

2.2Thực trạng kế tốn quản
trị chi
phí TỪ
tại Trung
tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ
DANH
MỤC
VIẾT TẮT
nữ và Trẻ em..........................................................................................................36
2.2.1Thực trạng cơng tác lập kế hoạch chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì
Phụ nữ và Trẻ em.....................................................................................................37
2.2.2Thực trạng cơng tác tập hợp chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ
và Trẻ em:................................................................................................................ 53
2.2.3Thực trạng kiểm sốt chi phí:.......................................................................... 56
2.2.4Thực trạng phân tích, kiểm sốt chi phí........................................................... 69
2.3Đánh giá thực trạng kế tốn quản trị chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát
triển vì Phụ nữ và Trẻ em.....................................................................................73
2.3.1Những mặt đạt đuợc........................................................................................73
2.3.2Những mặt cần khắc phục............................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 77
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM..................78
3.1Định hướng phát triển của trung tâm trong giai đoạn 2020-2030................78
3.1.1Nguyên tắc chung:..........................................................................................78
3.1.2Chiến luợc phát triển:.....................................................................................78
3.2Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện KTQT chi phí tại các tổ chức phi chính
phủ.......................................................................................................................... 78
3.2.1Nguyên tắc hồn thiện kế tốn QTCP.............................................................. 78
3.2.2u cầu hồn thiện kế tốn QTCP...................................................................79

3.3Một số giải pháp nhằm hồn thiện KTQT chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ
Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em.............................................................................80
3.4Một số kiến nghị................................................................................................92
3.4.1Kiến nghị với Chính phủ.................................................................................92
3.4.2Kiến nghị với Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em....................94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 95
KẾT LUẬN............................................................................................................ 96
DWC
KTQT
NGO
TT-BTC
PCP

Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển vì Phụ nữ và Trẻ em (The Center for
Promoting Development for Women and Children)___________________
Ke Toán Quản Trị_____________________________________________
Non Government Organization___________________________________
Thơng Tư - Bộ Tài Chính_______________________________________
Phi Chính Phủ'________________________________________________


WG
QLCĐ

QTCP

Nhóm cơng tác thực địa - Working Group__________________________
Quản Lý Cộng Đồng___________________________________________
Quản Trị Chi Phí______________________________________________



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình tài sản của trung tâm tại31/12/2016........................................31
Bảng 2.2 Ke hoạch hoạt động năm 2017 củatrung tâm..........................................39
Bảng 2.3 Định mức chi phí hoạt động.....................................................................43
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn, định mức tư vấn....................................................................44
Bảng 2.5 Định mức phòng nghỉ..............................................................................45
Bảng 2.6 Định mức cơng tác phí.............................................................................45
Bảng 2.7 Định mức giải khát...................................................................................45
Bảng 2.8 Phân bổ chi phí hoạt động........................................................................68
Bảng 2.9 Báo cáo gửi nhà tài trợ.............................................................................72
Bảng 3.1 Phân tích tình hình sử dụng nguồnngân sách...........................................92

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ Đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của Trung tâm..............................................................33
Sơ Đồ 2.2 Quy trình kế tốn tại trung tâm..............................................................35


DANH MỤC BIỂU MẪU

Biểu mẫu 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng......................................................................42
Biểu mẫu 2.2 Đề xuất dự án..................................................................................48
Biểu mẫu 2.3 Ke hoạch ngân sách.........................................................................49
Biểu mẫu 2.4 Hóa đơn VAT...................................................................................50
Biểu mẫu 2.5 Bảng chấm công..............................................................................52
Biểu mẫu 2.6 Kế hoạch ngân sách.........................................................................53
Biểu mẫu 2.7 Thanh toán tạm ứng........................................................................56
Biểu mẫu 2.8 Kế hoạch hoạt động tháng...............................................................59
Biểu mẫu 2.9 Dự trù kinh phí hoạt động tháng.....................................................60
Biểu mẫu 2.10 Dự trù từng hoạt động tập huấn cho học sinh................................61

Biểu mẫu 2.11 Dự trù hoạt động tập huấn cho Giáo viên......................................63
Biểu mẫu 2.12 Báo cáo chi phí dự án....................................................................64
Biểu mẫu 2.13 Sổ chi tiết tài khoản chi phí...........................................................69
Biểu mẫu 3.1 Sổ theo dõi tạm ứng.........................................................................83
Biểu mẫu 3.2 Lịch trình xe....................................................................................84
Biểu mẫu 3.3 Biên bản kiểm kê quỹ đột xuất........................................................86
Biểu mẫu 3.4 Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng........................................................88
Biểu mẫu 3.5 Sổ theo dõi tài sản............................................................................89
Biểu mẫu 3.6 Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng........................................................90



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong tiến trình hội nhập với
khu vực và kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập vào WTO
thì việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong doanh nghiệp nhằm tiết kiệm
chi phí hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc, tăng cường lợi thế cạnh
tranh là một yêu cầu cấp bách rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà
quản lý. Tuy nhiên để cơng tác kế tốn quản trị chi phí thật sự là một cơng cụ giúp
cho các nhà quản lý tiếp cận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
thì hiện nay cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại các doanh nghiệp nói chung vẫn
chưa có nhiều cơ sở cũng như là kinh nghiệm để phục vụ cho việc điều hành hoạt
động .
Để làm rõ các vấn đề trên, tôi đã tham gia thực tế tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát
triển vì Phụ nữ và Trẻ em và nghiên cứu tình hình thực tế cơng tác kế tốn quản trị
chi phí của trung tâm. Sau thời gian tìm hiểu hoạt động thực tế tôi quyết định lựa
chọn đề tài iiHoan thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ

Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em “ cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Những vấn đề về kế tốn quản trị, trong đó có kế tốn quản trị chi phí được
các tác giả Việt Nam nghiên cứu từ năm 1990. Nó được coi là cơng cụ quản lý hữu
hiệu bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thơng tin kế tốn phục vụ yêu cầu
quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả này đều
phản ánh chung vể quá trình xây dựng hệ thống kế tốn quản trị chi phí là nội dung
có ý nghĩa quan trọng trong kiểm sốt, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất
lượng, tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Vì
vậy việc nghiên cứu kế tốn quản trị chí sản xuất được nhiều tác giả quan tâm đến.
Từ năm 2000, các vấn đề của kế toán quản trị chi phí đã được đề cập và phản
ánh trong nhiều cơng trình nghiên cứu trong các ngành cụ thể. Trong các nghiên
cứu này, các tác giả đã trình bày đề xuất các phương hướng áp dụng kế toán quản trị


2

vào các lĩnh vực ngành nghề cụ thể như: Như trong luận văn của tác giả Nguyễn
Thanh Trúc (2008) nghiên cứu về “Kế tốn quản trị chi phí ở các công ty cà phê nhà
nước trên địa bàn tỉnh Đaklak”. Qua nghiên cứu đặc điểm quản trị chi phí tại 30
doanh nghiệp kinh doanh cà phê nhà nước ở Đak lak, tác giả đã đánh giá và chỉ
ra những hạn chế, ngun nhân trong cơng tác kế tốn quản trị chi phí. Từ đó
đề xuất phương hướng và các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại các
đơn vị này.Trong các đề xuất của tác giả, đề xuất hồn thiện cơng tác lập dự
tốn chi phí phù hợp hoạt động của đơn vị là điểm đáng chú ý trong đề tài này
và hoàn toàn phù hợp với đặc thù kinh doanh của lĩnh vực kinh doanh cà phê.
Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, tác giả
Huỳnh Thị Tú (2010) nghiên cứu về “Hồn thiện kế tốn quản trị tại các cơng ty
may ở Quảng Nam”, với đặc điểm kinh doanh may mặc là sản xuất theo đơn đặt
hàng nên công tác lập dự tốn chi phí sản xuất cũng được thực hiện theo từng đơn

hàng cụ thể và theo từng công đoạn của quá trình may mặc, với đặc điểm trên tác
giả đề xuất các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất trong đó chú
trọng đến biện pháp điều chỉnh định mức nguyên vật liệu trực tiếp để tiết kiệm chi
phí. Ngồi ra tác giả cũng đề xuất phương án lập dự toán linh hoạt theo từng đơn
hàng phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong lĩnh vực kinh doanh sản
xuất sản phẩm hữu hình như sản phẩm bia rượu, tác giả Ngơ Thị Hường (2010)
nghiên cứu về “Hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty cổ phần bia
Phú Minh” tác giả đã trình bày về cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại cơng ty. Cơng
tác lập dự toán trong đơn vị này được thực hiện theo sản lượng sản xuất ước tính do
phịng kế hoạch của đơn vị đề xuất, vì vậy các dự tốn chi phí sản xuất tại cơng ty
cổ phần bia Phú Minh được lập dựa trên sản lượng bia ước tính sản xuất. Từ nghiên
cứu này, tác giả đã xây dựng các đề xuất hồn thiện kế tốn quản trị chi phí bao
gồm: xây dựng định mức nguyên vật liệu theo sản lượng sản xuất, lập dự toán linh
hoạt theo sản lượng sản xuất và tổ chức kế tốn mơ hình kế tốn quản trị theo mơ
hình hỗn hợp. Trong lĩnh vực kinh doanh hoạt động xây lắp, tác giả Nguyễn Thị
Kim Cường (2010) nghiên cứu về “Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí tại cơng


3

ty cổ phần Vinaconex 25”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày cơng tác kế
tốn quản trị chi phí tại đơn vị như xây dựng định mức, dự tốn, tổ chức q trình
thi cơng. Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét cơng tác lập dự tốn chi phí chưa linh
hoạt, xây dựng hệ thống định mức chưa cụ thể, giá phí sản phẩm vẫn xác định theo
phương pháp truyền thống. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp hồn thiện kế tốn
quản trị chi phí tại đơn vị bao gồm: phân loại chi phí, xây dựng bổ sung định mức
chi phí, tổ chức kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp trực
tiếp, đồng thời tác giả cũng đề xuất phương pháp định giá khi đấu thầu phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của đơn vị. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng không,
tác giả Trương Thị Trinh Nữ (2011) nghiên cứu về “Hồn thiện kế tốn quản trị chi

phí tại Cơng ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nằng”. Trong nghiên cứu này, tác
giả đã tìm hiểu và làm rõ những vấn đề thuộc về lý luận của kế toán quản trị chi
phí loại hình kinh doanh dịch vụ. Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng kế tốn quản
trị chi phí tại đơn vị thuộc hoạt động kinh doanh vận chuyển taxi khách, sản xuất và
cung ứng suất ăn, kinh doanh thương mại, dịch vụ hàng không. Qua nghiên cứu
thực tế, tác giả đã đề xuất các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí về cơng
tác bộ máy kế tốn quản trị chi phí, thu thập và phân loại theo cách ứng xử chi phí,
lập dự tốn chi phí, hồn thiện báo cáo kế tốn quản trị và hồn thiện phương pháp
tính giá thành trực tiếp cho hoạt động kinh doanh vận chuyển khách theo phương
pháp phân loại biến phí và định phí. Qua các cơng trình này, ta có thể thấy các tác
giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống kế toán quản trị và đề xuất
phương hướng ứng dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên
cứu của các đề tài. Mặc dù vậy, các cơng trình nghiên cứu về kế tốn quản trị đã
cơng bố đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống kế tốn quản trị chi phí áp
dụng cho các tổ chức phi chính phủ. Chính vì vậy, vấn đề mà Luận văn cần tập
trung nghiên cứu là kế toán quản trị chi phí trong các tổ chức phi chính phủ mà cụ
thể ở đây là tại Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển vì Phụ nữ và Trẻ em trên cơ sở
nghiên cứu về bản chất, vai trò và nội dung của kế tốn quản trị chi phí.


4

3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến cơng tác kế tốn quản trịchi phí
trong tổ chức phi chính phủ.
Phân tích thực trạng cơng tác kế tốn quản trị chi phí và mức độ vận dụng kế
toán quản trị tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em, từ đó rút ra ưu,
nhược điểm trong cơng tác kế tốn quản trịchi phí tại đơn vị.
Vận dụng lý thuyết kế tốn quản trị chi phí để đưa ra một số giải pháp nhằm
hịan thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ

nữ và Trẻ em.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kế tốn quản trị chi phí, đồng
thời nghiên cứu thực trạng cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ
Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em. Đề tài chủ yếu khảo sát và sử dụng số liệu tại Trung
tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em trong năm 2017 để minh họa cho bài
viết.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích
tổng hợp, so sánh, thống kê. Luận văn sử dụng các dữ liệu chủ yếu là dữ liệu sơ cấp
tại đơn vị kết hợp với các chế độ tài chính, qui định của ngành, hệ thống các văn
bản hướng dẫn về công tác Tài chính Kế tóan
5. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong tổ chức phi chính
phủ
Chương 2: Thực trạng kế tốn quản trị chi phí tại Trung tâm Hỗ Trợ Phát
triển vì Phụ nữ và Trẻ em
Chương 3: Một số biện pháp hồn thiện cơng tác kế tốn quản trị chi phí tại
Trung tâm Hỗ Trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1 Khái niệm, bản chất của Ke Tốn Quản Trị và Ke Tốn Quản Trị chi phí
1.1.1

Khái niệm, bản chất của Kế Toán Quản Trị


Ke toán quản trị là một trong các lĩnh vực của kế toán nhằm thể hiện được thực
trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó giúp ích cho cơng
tác quản trị nội bộ và ra quyết định. Thông tin của kế tốn quản trị rất hữu ích trong
q trình hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá
doanh nghiệp đó.1
Bản chất của thơng tin trong kế tốn quản trị là thơng tin quản lý, khơng phải
thơng tin tài chính đơn thuần, nó bao gồm cả thơng tin tài chính và thơng tin phi tài
chính.Trước khi tập hợp thơng tin kế tốn quản trị phải biết rõ mục đích của thơng
tin đó.
Theo quan điểm của Giáo trình Kế toán quản trị - Trường Đại học kinh tế quốc
dân xuất bản năm 2002: "Kế toán quản trị là qui trình định dạng, đo lường, tổng
hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thơng đạt các số liệu tài chính và phi tài
chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch
trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp và để đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu
quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này" [16, tr. 7].
Theo mục 3 Điều 4 Luật Kế toán Việt Nam năm 2003: "Kế toán quản trị là việc
thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản
trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán" [2, tr. 15].
Theo bộ luật Kế toán Việt Nam (năm 2003) và thông tư 53/2006/TT-BTC ngày
12/6/2006 của Bộ Tài chính hướng áp dụng kế tốn quản trị doanh nghiệp: “Kế
toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế
tốn'”

1




6


Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm chung về kế toán quản trị nhu
sau: Kế toán quản trị là một q trình tiếp nhận, phân tích và đua ra những thông tin
định luợng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị, là công cụ để các
nhà quản trị ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. Kế tốn quản trị khơng
chỉ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phản ánh quá khứ mà cả thông tin huớng
về tuơng lai. Đó là những thơng tin đuợc xử lý dựa vào những thành tựu của cơng
cụ quản lý, phuơng tiện tính tốn hiện đại nhằm tăng cuờng tính linh hoạt, kịp thời,
hữu ích nhung đơn giản.Đồng thời kế tốn quản trị hợp nhất với kê tốn tài chính
làm cho quy trình cơng việc kế tốn hồn thiện và phong phú hơn.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc 1 chu kỳ nhất định.
Chi phí là yếu tố thiết yếu của việc quản lý hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp.Một doanh nghiệp phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt q
trình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh huởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu
quả của doanh nghiệp. Do đó, vấn đề đuợc đặt ra là làm sao có thể kiểm sốt đuợc
tất cả các khoản chi phí. Kế tốn quản trị chi phí là cơng cụ hữu hiệu nhằm đáp ứng
đuợc nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị, từ đó đua ra các quyết định kinh
doanh, cơng cụ kiểm sốt, sử dụng chi phí của đơn vị tối uu hơn. Nhu vậy, kế tốn
quản trị chi phí là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thơng tin về chi
phí của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các
chức năng quản trị chi phí trong q trình hoạt động.
1.1.2

Bản chất của kế tốn quản trị chi phí

Đầu tiên ta xem xét bản chất của kế toán quản trị nói chung truớc khi nghiên cứu
bản chất của kế tốn quản trị chi phí:

Kế tốn quản trị chỉ là một phần trong cơng tác kế tốn của doanh nghiệp, tuy
nhiên lại có vai trị quan trọng khơng thể thiếu đối với cơng tác quản trị nội bộ
doanh nghiệp.Kế tốn quản trị đuợc ví nhu một cơng cụ nhằm trợ giúp cho các nhà


7

quản lý đưa ra quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong
doanh nghiệp. Kế toán quản trị chỉ đưa ra những thông tin về hoạt động tài chính
theo yêu cầu quản lý nội bộ của một doanh nghiệp. Những thơng tin đó chỉ có ý
nghĩa đối với những người, những bộ phận và những nhà điều hành, quản lý doanh
nghiệp, khơng có ý nghĩa đối với các đối tượng bên ngồi. Thơng tin kế tốn quản
trị tập trung cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định
điều hành sản xuất kinh doanh. Thơng tin kế tốn quản trị thường chi tiết và định
lượng vì nó thể hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể. Mục đích sử dụng thơng tin
kế toán quản trị là để hoạch định và kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp, nó được
cụ thể hố thành các chức năng cơ bản của nhà quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, phân tích đánh giá và ra quyết định.
Theo thông tư số 53/2006/TT- BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ tài chính:
"Kế tốn quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh
nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng cơng việc, sản
phẩm; Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí,
lợi nhuận; quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn, cơng nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi
phí với khối lượng và lợi nhuận; Lựa chọn thơng tin thích hợp cho các quyết định
đầu tư ngắn hạn và dài hạn; Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm
phục vụ việc điều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế". Đi sâu vào chi tiết nội
dung, thông tin chủ yếu nhất mà kế tốn quản trị phân tích và cung cấp cho nhà
quản lý là thơng tin về chi phí. Trong q trình hoạt động của các doanh nghiệp, chi
phí thường xun phát sinh, gắn liền với mọi hoạt động và có ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi nhuận cũng như hiệu quả thu được. Hơn nữa, trên giác độ chủ quan, chi phí

phần lớn phát sinh từ bên trong doanh nghiệp, chịu sự chi phối của nhà quản trị, vì
thế, kiểm sốt và quản lý tốt chi phí là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế tốn quản
trị chun thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thơng tin về chi phí nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức
thực hiện, kiểm tra và ra quyết định.


8

Nếu như kế tốn chi phí cung cấp những thơng tin đã xảy ra trước đó thơng qua
việc lập các báo cáo về giá thành nhằm kiểm sốt chi phí, hạ giá thành thì thơng tin
mà kế tốn quản trị chi phí cung cấp khơng chỉ là những thơng tin q khứ mà cịn
là những thơng tin có tính dự báo thơng qua việc lập kế hoạch và dự tốn chi phí
trên cơ sở các định mức, làm căn cứ để ra các quyết định thích hợp về ký kết hợp
đồng, giá bán, có nên mở rộng sản xuất hay khơng...
Kế tốn quản trị chi phí đề cao đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của
nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với việc quản lý chi phí phát sinh
tại bộ phận của mình.
Kế tốn quản trị chi phí sẽ đưa ra thơng tin về sự thay đổi chi phí bỏ ra như thế
nào khi có sự biến đổi về lượng sản xuất, khi có sự biến động chi phí thì sẽ tác động
như thế nào đến lợi nhuận và ai sẽ là người đứng ra phụ trách về sự thay đổi đó và
giải pháp cần được đưa ra để điều chỉnh kịp thời.
1.1.3

Mối quan hệ giữa Ke Tốn Quản Trị Chi Phí với chức năng quản

trị
về bản chất thông tin mà kế tốn cung cấp thường là thơng tin tài chính định
lượng và thông tin này hỗ trợ cho các nhà quản trị lập kế hoạch, tổ chức điều hành,

kiểm soát và ra quyết định. vai trị thơng tin kế tốn chi phí với nhà quản trị có thể
biểu hiện qua những vấn đề cơ bản sau:
Với chức năng lập kế hoạch: Nhà quản trị phải thiết lập các loại dự toán, kế
hoạch như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách hoạt động hàng
năm. Các kế hoạch, dự toán được thực hiện bởi các nhân viên kế toán và dưới sự
điều khiển của trưởng phịng kế tốn.Ví dụ: Dự tốn kinh phí hoạt động, dự tốn
chi phí nhân lương, dự tốn chi phí sản xuất... giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng
thể, tập hơp, huy động các nguồn lực và hạn chế rủi ro trong hoạt động để đảm
bảo đạt hiệu quả.
Với chức năng tổ chức và điều hành: Là quá trình tạo ra liên kết giữa các thành
viên trong tổ chức cùng phối hợp hành động để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Kế
toán quản trị chi phí cung cấp thơng tin để thực hiện chức năng này thông qua việc
thiết lập các bộ phận, xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận trong bộ


9

máy hoạt động của tổ chức để giám sát việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã đề ra
trong từng khâu, từng bước công việc.
Với chức năng kiểm tra: Kế hoạch đã được lập ra sẽ phải so sánh với thực tế để
đảm bảo tính khả thi. Kế tốn quản trị chi phí sẽ cung cấp cho nhà quản trị những
thông tin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch.Nếu giữa báo cáo
thực hiện với mục tiêu đề ra có sự sai biệt lớn thì phải tiến hành điều tra để tìm hiểu
nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ: báo cáo chi phí, báo cáo tình
hình
thực hiện định mức.
Với chức năng ra quyết định: Để có thơng tin thích hợp đáp ứng nhu cầu ra
quyết định của các nhà quản trị, kế tốn quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thơng tin
cần thiết và không chỉ dừng lại ở việc cung cấp, số liệu đó sẽ được xử lý, đánh giá,
phân tích và nêu lên kiến nghị, đề xuất giải pháp cho các nhà quản trị đưa ra các

quyết định phù hợp.
1.2 Đặc điểm của tổ chức phi chính phủ
1.2.1

Tổ chức phi chính phủ và đặc điểm của tổ chức phi chính phủ:

Theo khái niệm của Liên Hợp Quốc:“Tổ chức phi chính phủ” là thuật ngữ dùng
để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi
nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước
và khơng hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, khơng thể phân
chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này khơng bao gồm các nghiệp đồn, đảng
phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
Một tổ chức phi chính phủ (tiếng Anh: non-governmental organization-NGO) là
một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt lý thuyết, định
nghĩa cũng có thể bao gồm các tổ chức vì lợi nhuận, tuy nhiên thuật ngữ này chỉ
giới hạn để chỉ các tổ chức xã hội ,văn hoá mà mục tiêu chính khơng phải là thương
mại.2

2

Avina, J. (1993) The Evolutionary Life Cycles if Non-Governmental Development Organisations. Public
Administration and Development. 13(5), p. 453-474.


10

Một điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo
ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia. 3
Một vài người cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì
"khơng phải là chính phủ" đều là NGO.Vì NGO thường là các tổ chức phi chính

phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều
NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân (Private voluntary
organization-PVO). Tên gọi "Tổ chức phi chính phủ" (NGO) được chính thức đưa
vào sử dụng ngay sau khi thành lập Liên Hiệp Quốc vào năm 1945, trong đó điều
71 chương 10 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc có đề cập đến vai trị tư vấn của
của các tổ chức khơng thuộc các chính phủ hay nhà nước thành viên. Các tổ chức
phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh
các mục tiêu xã hội như bảo vệ mơi trường thiên nhiên, khuyến khích việc tơn trọng
các quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại
diện cho một nghị trình đồn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của
chúng bao trùm nhiều khía cạnh xã hội, triết lý và nhân văn .
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên tinh thần phi lợi nhuận, có mục đích
xã hội cao, có ngân sách hoạt động chính khơng dựa vào chính phủ. Tuy nhiên, ở
một số nước phát triển (Anh, Mỹ, Châu Âu), dịch vụ xã hội công (y tế, vệ sinh môi
trường, giáo dục) được Chính phủ trao cho các tổ chức phi chính phủ làm và Chính
phủ trả phí cho các tổ chức đó. Tổ chức phi chính phủ khơng thể là tổ chức vơ chính
phủ, bởi vì nếu 1 tổ chức phi chính phủ muốn hoạt động tại địa bàn 1 quốc gia nào
đó thì phải được Chính phủ đó cấp phép thành lập hoặc cho phép hoạt động và phải
thường xuyên báo cáo về hoạt động của mình với cơ quan Chính phủ có thẩm quyền
quản lý.Bên cạnh tên gọi phi chính phủ, cịn có một số khái niệm tương đồng khác
để gọi các tổ chức dạng này:
Phi lợi nhuận (Non-for-profit): Các tổ chức phi chính phủ tuy là tổ chức phi
lợi nhuận, nhưng khơng phải là hoạt động khơng có lợi nhuận, mà nó “phi lợi
3

Ebrahim, A. (2003) Accountability in practice: Mechanisms for NGOs. World Development. 31(5), p. 813829


11


nhuận” ở chỗ lợi nhuận không đuợc phân chia cho các mục đích cá nhân mà dùng
để duy trì sự tồn tại của tổ chức hoặc tái sử dụng vì mục đích cộng đồng. Vấn đề ở
chỗ là nếu khơng minh bạch về tài chính thì làm sao biết đuợc là lợi nhuận không
đuợc chia cho chủ sở hữu mà đuợc tái đầu tu.
Doanh nghiệp xã hội (Social Enterprise): Đây là một khái niệm mới bắt đầu nổi
lên gần đây, bắt nguồn từ Anh. Đây là loại hình lai giữa một doanh nghiệp và 1 tổ
chức phi chính phủ . Tức là những loại hình tổ chức hoạt động nhu 1 doanh nghiệp
tức là kinh doanh 1 sản phẩm dịch vụ gì đó nhung mà có định huớng xã hội cao,
giải quyết các vấn đề xã hội, và phần lớn lợi nhuận đuợc tài đầu tu lại cho cộng
đồng. Do khái niệm này còn đang gây ra tranh cãi nhiều về mặt học thuật và pháp
lý, nên ở Việt Nam hiện nay chua có khn khổ pháp lý cho loại hình này.
Xã hội dân sự (Civil Society): Là khái niệm bao quát nhất để chỉ các các tổ chức
phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức tự nguyện, các câu lạc bộ, các hội
nhóm, đồn thể của cơng dân nói chung. Khái niệm này dùng phổ biết ở Châu Âu.
Trụ cột ba (Third Sector): Khái niệm này đuợc sử dụng ở Mỹ, bởi lẽ trong lý
thuyết xã hội đuợc sử dụng rộng rãi ở đây, nguời ta chia xã hội thành 3 trụ cột
chính: chính phủ, doanh nghiệp và phi chính phủ. Nguời ta gọi chung là trụ cột thứ
ba để phản ánh vị trí của nó trong kết cấu xã hội.
1.2.2

Đặc điểm của Tổ chức phi chính phủ

Có những loại hình phi chính phủ nào?
Hiện tại, ở Việt Nam nếu phân chia dựa theo nơi đăng ký thành lập, thì sẽ có 2
loại hình tổ chức phi chính phủ đó là:
Tổ chức phi chính phủ quốc tế: đăng ký tu cách pháp nhân tại một quốc gia khác.
Nó là một tổ chức quốc tế đuợc đăng ký thành lập tại một nuớc ngoài lãnh thổ đang
hoạt động, ví dụ Save the Children/USA, PLAN International, ActionAid, World
Vision, Oxfam UK.. ..Các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam đuợc
quản lý bởi Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) và kết nối với nhau

thơng
qua Trung Tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ (NGO-Resource Centre)


12

Tổ chức phi chính phủ trong nước: do các cá nhân đăng ký thành lập tại quốc gia
đó. Tại Việt Nam để đăng ký thành lập tổ chức này thì phải dựa theo nhiều văn bản
pháp luật khác nhau. Ví dụ như Nghị định 88 của Chính phủ về tổ chức phi chính
phủ , đăng ký thành lập với Vụ các tổ chức phi chính phủ của Bộ Nội Vụ. Hay là
Nghị định 30/2012 của Chính phủ về Quỹ xã hội/ Quỹ từ thiện. Hay có thể là loại
hình Tổ chức khoa học - công nghệ theo Luật Khoa học công nghệ mà đa số là trực
thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Hiện tại ở Việt
Nam khơng thể thống kê được có bao nhiêu tổ chức phi chính phủ trong nước. Ít
nhất cũng có trên 1000 tổ chức phi chính phủ trong nước và rất nhiều các loại mơ
hình câu lạc bộ, trung tâm...vv
Nguồn vốn của tổ chức phi chính phủ ở đâu?
Các tổ chức phi chính phủ có nhiều nguốn vốn đa dạng khác nhau tùy theo từng tổ
chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây:
Ngân sách chính phủ: Ở Việt Nam thì hầu như có rất ít (hầu như là khơng có)
các tổ chức phi chính phủ được nhận tiền tài trợ từ ngân sách nhà nước. Nhưng ở
các nước tư bản, nơi mà xã hội dân sự được coi trọng như là 1 trụ cột thứ ba của xã
hội bên cạnh chính phủ và doanh nghiệp, thì các tổ chức phi chính phủ có phần lớn
nguồn tài trợ từ ngân sách chính phủ (bang hoặc liên bang). Bạn có thể thấy các tổ
chức phi chính phủ của Úc tại Việt Nam thường xin được tài trợ từ ngân sách chính
phủ Úc cho các dự án tại Việt Nam, như vậy có thể thấy sự ưu tiên “đồng hương”
trong tài trợ phi chính phủ. Điều này cũng cho thấy, mặc dù mang tên phi chính
phủ, có nghĩa là nó độc lập về mặt hệ thống chính trị, nhưng khơng có nghĩa là độc
lập về tài chính.
Hoạt động gây quỹ (fund raising): là một trong những hoạt động mà các tổ chức

phi chính phủ phải rất “giỏi” để duy trì hoạt động của mình. Hoạt động này giống
như là “đi câu” vậy, phải câu được cá mới có tiền mà hoạt động. Do đó, tổ chức phi
chính phủ nào mạnh thì thường có đội ngũ Fund Raising rất giỏi “đi câu” dự án. Có
rất nhiều cách gây quỹ khác nhau. Với các tổ chức phi chính phủ quốc tế, ở các


13

nước phát triển thì chi nhánh của nó đi gây quỹ, vận động tài trợ để chuyển tiền
sang cho các chi nhánh ở các nước đang phát triển làm dự án.
Viết đề xuất dự án (Proposal Writing): Hàng năm, các tổ chức phi chính phủ
hoạt động tại địa phương phát hiện những vấn đề bất cập trong mọi lĩnh vực như y
tế, giáo dục, nghèo đói.. ..vv và họ đề xuất các dự án sáng tạo, đổi mới và bền vững
để gửi cho các quỹ tài trợ đa phương, song phương hay tư nhân. Ví dụ, quỹ từ thiện
của Bill & Melinda Gates hàng năm vẫn kêu gọi các đề xuất dự án để tài trợ về các
lĩnh vực như HIV, sốt rét hay phát triển thư viện..vv
Tiền đóng góp/ tài trợ của các tổ chức/cá nhân: Thường các tổ chức phi chính
phủ hay có những nhà tài trợ giàu có đứng sau ủng hộ, cung cấp một nguồn ngân
sách vơ cùng dồi dào. Ví dụ như Bill & Melinda Gates Foundation là một quỹ từ
thiện tư nhân của tỷ phú Bill Gates. Quỹ Michael and Susan Dell Foundation là do
ơng chủ tập đồn máy tính Dells sáng lập. Hay quỹ Citi Foundation của tập đồn tài
chính Citigroup. Các quỹ từ thiện cá nhân (private foundations) được lập ra rất
nhiều ở Mỹ.
Các tổ chức phi chính phủ làm những gì?
Từ những năm 1950 các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tiến hành hoạt
động ở Việt Nam, lúc đầu chỉ có một vài tổ chức với mục đích hoạt động nhân đạo
thuần túy theo chiều hướng chung của thế giới. Sau năm 1975 số lượng NGO tăng
dần và nội dung viện trợ cũng thay đổi theo hướng giảm viện trợ nhân đạo tăng viện
trợ phát triển.Một số nét điển hình về viện trợ của các Tổ chức phi chính phủ tại
Việt Nam:

Số lượng các Tổ chức phi chính phủ nước ngồi có quan hệ với Việt Nam ngày
càng tăng lên từ 210 tổ chức năm 1994 đến năm 2006 đã có 650 tổ chức và đến cuối
năm 2013 đã có 990 tổ chức.
Viện trợ NGO tăng lên nhanh chóng, từ 1994 - 2006 các Tổ chức PCP đã tài trợ
cho hơn 20.000 dự án và các khoản viện trợ hơn 1,3 tỷ USD, giá trị giải ngân của
các Tổ chức PCP năm 2004 là 140 triệu USD, năm 2005: 175 triệu USD, năm 2006:


14

217 triệu USD năm 2013: Năm 2014 là 2,4 tỷ USD với 28.000 dự án.4
Hoạt động viện trợ triển khai tại 63 tỉnh, thành với nhiều lĩnh vực như: an sinh
xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên - môi trường,
đặc biệt các chương trình, dự án từng bước giúp nơng dân và những người nghèo
biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường, nâng cao mức thu nhập của bản thân
và cải thiện điều kiện sống của gia đình, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Thơng qua các hoạt động, các TCPCP góp phần tăng cường sự hiểu biết và mở
rộng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước và đối tác
các nước với Việt Nam. Quan hệ và cơ chế hợp tác giữa các TCPCP và Việt Nam
ngày càng hoàn thiện, đảm bảo việc sử dụng và quản lý hiệu quả các nguồn viện trợ
phi chính phủ
Hiện nay khối lượng viện trợ của NGO cho các nước đang phát triển ngày càng
tăng và lĩnh vực hoạt động của NGO cũng đã chuyển hướng theo cách giảm dần các
viện trợ nhân đạo mà tăng cường viện trợ cho sự phát triển. Các NGO ngày càng
đóng vai trị quan trọng trong đời sống, kinh tế - xã hội, nhân đạo, giáo dục, một
trường... trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
Viện trợ NGO dù không lớn nhưng là nguồn viện trợ khơng hồn lại, mang tính
nhân đạo và phát triển, khơng chỉ là hỗ trợ vật chất mà cả chuyển giao kinh nghiệm,
cơng nghệ, bí quyết. rất cần cho xây dựng kinh tế, nâng cao dân trí.

Các tổ chức phi chính phủ thường làm những dự án phát triển, với khoảng ngân
sách dự án dao động khác nhau, từ vài ngàn USD đến vài trăm ngàn USD, tổ chức
lớn có thể có dự án triệu USD. Những dự án này đều dựa trên tinh thần khơng vì lợi
nhuận (non-for-profit). Các tổ chức phi chính phủ có nhiều dự án khác nhau, tùy
theo tầm nhìn và mục tiêu của mỗi tổ chức, có thể kể ra những lĩnh vực mà các tổ
chức phi chính phủ đang làm tại Việt Nam:


Xóa đói giảm nghèo

4

Đinh Xuân Phượng- Cổng thông tin điện tử Hội hữu nghị nhân dân các nước tỉnh Bạc Liêu


15



Chất độc da cam



Quyền trẻ em



Khuyết tật




Bảo vệ động vật hoang dã



Dân tộc thiểu số



Dân chủ, nhân quyền, quyền công dân



Sức khỏe sinh sản



HIV/AIDS



Phát triển nông nghiệp nông thôn



Du lịch dựa vào cộng đồng



Cơng nghệ thơng tin vì sự phát triển




Y tế, chăm sóc sức khỏe



Giáo dục,



Hệ thống nước sạch và vệ sinh



Mơi trường



Nâng cao năng lực, đào tạo



Phịng ngừa thiên tai, trợ giúp nhân đạo...

1.2.3

Nhận diện và phân loại chi phí trong tổ chức phi chính phủ:

*Đặc điểm của chi phí:

Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hố
phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí là những phí tổn
về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những
nhận thức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình thức thể hiện chi phí
nhưng tất cả đều thừa nhận một vấn đề chung, chi phí là phí tổn về tài nguyên, vật
chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây
chính là đặc điểm cơ bản của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu như chi phí trong kế tốn tài chính được đặt trong mối quan hệ với tài sản,
vốn sở hữu của doanh nghiệp và thường được đảm bảo bằng những chứng từ nhất
định chứng minh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đứng


×