Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TAỊ CÔNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 139 trang )


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- ^φ^--ĐẶNG THỊ THƯƠNG NHI

HOÀN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TAỊ CƠNG TY
CỔ PHẦN EUROWINDOW

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


⅛μ.................. ,

, , IW

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- - -^φ^---

ĐẶNG THỊ THƯƠNG NHI

HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TAỊ CƠNG TY
CỔ PHẦN EUROWINDOW

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM THANH THỦY

HÀ NỘI - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ taị
Cơng ty Cổ phần Eurowindow” là do tơi tự nghiên cứu và hồn thiện dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Thanh Thủy. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng
trình nào.
Tơi xin cam đoan và hồn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Tác giả
Đặng Thị Thương Nhi


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các Thầy cô trường Học Viện Ngân
Hàng đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong thười gian tác giả học tập tại
trường. Đặc biệt, tác giả bảy tỏ sự cảm ơn chân thành tới cô PGS.TS. Phạm Thanh
Thủy - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp này.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của Ban lãnh
đạo, tập thể nhân viên phịng Kế tốn, các nhân viên và quản lý tại các bộ phận đã
cung cấp số liệu thực tế, giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm hiểu thực tế, khảo sát số
liệu tại Cơng ty để tác giả hồn thành Đề tài nghiên cứu này.
Tác giả của Luận văn

Đặng Thị Thương Nhi


iii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ TRONG DOANH
NGHIỆP..................................................................................................................8
1.1.

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRỊ, MỤC TIÊU CỦA KIỂM SỐT NỘI BỘ.........8

1.1.1.

Khái niệm kiểm sốt nội bộ........................................................................... 8

1.1.2.

Vai trị kiểm sốt nội bộ............................................................................... 11

1.1.3.

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ..................................................................... 12


1.2.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KIỂM SỐT NỘI BỘ....................................... 13

1.2.1.

Mơi trường kiểm sốt.................................................................................. 13

1.2.2.

Quy trình đánh giá rủi ro.............................................................................. 15

1.2.3.

Hệ thống thông tin và truyền thông............................................................. 17

1.2.4.

Hoạt động kiểm soát.................................................................................... 19

1.2.5.

Giám sát các kiểm soát................................................................................ 21

1.3.

CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KIỂM SOÁT NỘI BỘ.............................22

1.3.1.


Nguyên tắc phân công, phân nhiệm............................................................. 22

1.3.2.

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm......................................................................... 22

1.3.3.

Nguyên tắc phê chuẩn, ủy quyền................................................................. 23

1.4.

HẠN CHẾ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ........................................................ 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN EUROWINDOW............................................................................................26
2.1.

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN EUROWINDOW..............................26

2.1.1.

Lịch sử hình thành Cơng ty Cổ phần Eurowindow......................................26

2.1.2.

Tổ chức bộ máy công ty cổ phần Eurowindow............................................30


2.1.3.

Đặc điểm của Công ty Cổ Phần Eurowindow ảnh hưởng đến kiểm sốt nội bộ .31

2.2.

THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

EUROWINDOW......................................................................................................... 37


ιv
v
Cán bộ cơng nhân viên
Doanh nghiệp

CBCNV
^DN
HCNS

2.2.1.

Hành
chínhsự
Mơi trường kiểm sốt
DANH
..................................................................................
MỤCnhân
TỪ VIẾT
TẮT

37

2.2.2.

Quy trình đánh giá rủi ro............................................................................. 44

2.2.3.

Hoạt động kiểm sốt.................................................................................... 46

2.2.4.

Hệ thống thông tin và truyền thông............................................................. 57

2.2.5.

Giám sát các hoạt động kiểm sốt................................................................ 61

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
EUROWINDOW.........................................................................................................62
2.3.1.

Ưu điểm....................................................................................................... 62

2.3.2.

Tồn tại......................................................................................................... 66

2.3.3..................................................................................................Nguyên nhân


70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 71
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIẾM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG
TY CỔ PHẦN EUROWINDOW...............................................................................72
3.1...............................................ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 72
3.1.1..................................................................Định hướng về mục tiêu chung 72
3.1.2..................................Định hướng hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại cơng ty 75
3.2. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI CƠNG TY..........76
3.2.1.................................................................................Mơi trường kiểm sốt 76
3.2.2............................................................................Quy trình đánh giá rủi ro 80
3.2.3...............................................................................................................Hoạt
động kiểm sốt.......................................................................................... 82
3.2.4.....................................................Hệ thống thơng tin và trao đổi thơng tin 86
3.2.5...............................................................................Giám sát các kiểm sốt 89
3.3.......................................................................................................KIẾN NGHỊ 91
3.3.1...............................................................................................................Kiến
nghị với ban giám đốc.............................................................................. 91
3.3.2...............................................................................................................Kiến
nghị với các phòng ban............................................................................. 91
3.3.3..............................................................................Kiến nghị với nhà nước 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 93


HĐQT

Hội đồng quản trị

KSNB


Kiểm soát nội bộ

QLCL

Quản lý chất lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Tài chính kế tốn

TGĐ

Tơng giám đơc

XNK

Xuất-Nhập khâu



vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Ket quả sản xuất kinh doanh đến T6/2018 Công ty Cổ Phần Eurowindow ...29
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Eurowindow..........................30
Sơ đồ 2.3. Trình độ nhân viên tại công ty Cổ Phần Eurowindow..........................39

Sơ đồ 2.4. Phân bổ nguồn lực nguồn lực.................................................................40
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ trong quá trình sản xuất............53
Sơ đồ 2.6. Sơ đồ hình thức ghi sổ theo Nhật ký chung..........................................58
Sơ đồ 2.7. Bộ máy tổ chức phịng kế tốn...............................................................60
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình đánh giá rủi ro...............82
Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán.....................................................................90


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Quản lý là một quá trình tích cực, năm vai trị chủ đạo trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề
doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng để củng cố hoạt động của mình. KSNB được
coi là cánh tay phải đắc lực của các nhà quản lý. KSNB được coi như là một
phương tiện sống còn của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho họ thực hiện đươc mục
tiêu của mình. KSNB hiệu quả khơng những phát hiện và ngăn ngừa được các sai
phạm mà cịn đảm bảo độ tin cậy của thơng tin tài chính. Tuy nhiên, việc phát huy
hiệu lực của KSNB tại Việt Nam vẫn chưa cao. Các nhà quản trị đã nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này để xây dựng KSNB một cách có hệ thống hơn nhằm
nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, kiểm sốt chi phí, nâng cao chất lượng lao
động, ...Chính vì vậy, xây dựng KSNB có hiệu quả là mục tiêu và nhiệm vụ cấp
thiết hàng đầu của mỗi doanh nghiệp.
Hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp- một trong những ngành đi đầu
của nền kinh tế Việt Nam, công ty Cổ Phần Eurowindow đã gặt hái được nhiều thành
quả đáng tự hào. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh đầy rủi ro cũng như biến

đổi hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì KSNB cũng phải có sự
vận động biến đổi theo. Xuất phát từ thực tế trên, hoàn thiện KSNB trở thành vấn đề
cấp bách tại đơn vị. Qua q trình làm việc thực tế tại cơng ty kết hợp với kiến thức
của bản thân, tác giả lựa chọn đề tài “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại công ty Cổ
Phần Eurowindow” nhằm nghiên cứu thực trạng KSNB tại doanh nghiệp và từ đó vận
dụng những kiến thức lý luận để đánh giá và hoàn thiện KSNB tại đơn vị này.
2. Tổng quan nghiên cứu
Từ trước năm 1929 đến năm 1992, lý luận về KSNB không ngừng được mở
rộng, tuy nhiên KSNB vẫn chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ cho các kiểm


2

tốn viên trong q trình kiểm tốn báo cáo tài chính, có nhiều quan điểm khơng
đồng nhất về KSNB, do đó dẫn đến u cầu phải hình thành một hệ thống lý luận có
tính chuẩn mực về KSNB.
Năm 1992, các công ty ở Hoa kỳ phát triển rất mạnh, kèm theo đó là tình trạng
gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Do đó, nhiều ủy ban ra đời để tìm cách
khắc phục và ngăn chặn các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế trong đó có Ủy ban
COSO (Committee Of Sponsoring Organizations) là một ủy ban gồm nhiều tổ chức
nghề nghiệp nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Treadway nhu: Hiệp hội kế tốn viên cơng
chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà quản
trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán quản trị
(IMA) đã đua ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ. Báo cáo của
COSO gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ
có hệ thống về KSNB, làm nền tảng cho lý thuyết về KSNB hiện đại sau này. Điểm
mới của báo cáo là đã đua ra đuợc các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB (Môi
truờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thơng tin và truyền thơng,
giám sát), các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB, KSNB khơng cịn chỉ là
một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà cịn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt

động và tuân thủ. Nhu vậy có thể nói báo cáo của COSO là một khung lý thuyết căn
bản để các nhà nghiên cứu sau này phát triển khung lý thuyết đó và hồn thiện nó
hơn trong những điều kiện và môi truờng kinh doanh cụ thể. Cũng từ đây khi nói về
KSNB nhà quản lý sẽ nhìn nhận một các cụ thể hơn vai trò cũng nhu các bộ phận
cấu thành của nó để từ đó để thiết kế, vận hành sao cho KSNB phát huy đuợc hiệu
quả trong quá trình hoạt động.
Sau báo cáo COSO, đã có hàng loạt nghiên cứu mở rộng và phát triển lý luận
về KSNB trên nhiều lĩnh vực nhu: Sử dụng báo cáo COSO là nền tảng đánh giá hệ
thống KSNB trong kiểm toán độc lập, về kiểm tốn báo cáo tài chính và ảnh huởng
của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong báo cáo tài chính, ảnh huởng
của cơng nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong báo cáo tài chính đuợc thể
hiện trong Chuẩn mực kiểm tốn Hoa Kỳ.


3

Trong lĩnh vực kiểm tốn một số cơng trình nghiên cứu cũng đề cập đến kiểm
soát kiểm toán nội bộ trong mối quan hệ với kiểm tốn nộ có rất nhiều tác phẩm
nghiên cứu về KSNB của các nhà nghiên cứu đề cập đến khái niệm về kiểm soát,
các loại hình kiểm sốt trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp, ... Một số
nghiên cứu có thể kể đến như: Tác giả Merchant, K.A (1985) về «Kiểm sốt trong
tổ chức kinh doanh»; Tác giả Anthony, R.N và Dearden, J. Bedford (1989) về
«Kiểm sốt quản lý». Một số tác giả sau này có xu hướng nghiên cứu kiểm sốt nội
bộ trong phạm vi hẹp theo các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, chẳng hạn như
Tác giả Laura F. Spira và Micheal Page (2002) nghiên cứu về Quản trị rủi ro trong
mối quan hệ với kiểm soát nội bộ; Tác giả Faudizah, Hasnah và Muhamad (2005)
nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với kiểm
soát nội bộ; Tác giả Yuan Li, Yi Liu, Youngbin Zhao (2006) nghiên cứu về vai trò
định hướng thị trường của doanh nghiệp và kiểm sốt nội bộ có tác động đến hoạt
động phát triển sản phẩm mới...

Ở Việt Nam, nghiên cứu về KSNB được nhiều tác giả quan tâm. Nghiên cứu
định tính về KSNB như PGS. TS. Ngơ Trí Tuệ và cộng sự với Đề tài “Xây dựng hệ
thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại TCT Bưu chính - Viễn thơng
Việt Nam” (Năm 2004), tập trung vào xây dựng và hoàn thiện KTNB hay KSNB
trong một đơn vị cụ thể.
Nguyễn Thanh Thủy (2017) nghiên cứu giải pháp hoàn thiện KSNB của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm,
nhược điểm các thành phần của KSNB, ... - “Giải pháp hoàn thiện KSNB của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội;
Các nghiên cứu định lượng về KSNB mới chỉ đang trong giai đoạn ban đầu:
Vũ Thu Phụng (2016) nghiên cứu tác động của các nhân tố cấu thành KSNB
đến hiệu quả hoạt động của EVN Việt Nam cho thấy, mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố thuộc KSNB tác động đến hiệu quả hoạt động- iiTac động của các nhân tố
cấu thành KSNB đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn điện lực Việt Namn
Chu Thị Thu Thủy (2016) nghiên cứu tổ chức KSNB chi phí sản xuất với việc
nâng cao hiệu quả tài chính trong DN nhỏ và vừa Việt Nam đã chỉ ra tác động của


4

tổ chức KSNB chi phí sản xuất với việc nâng cao hiệu quả- “Tổ chức KSNB chi phí
với việc nâng cao hiệu quả tài chính trong DN nhỏ và vừa Việt Nam'”, Luận án Tiến
sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Đặng Thúy Anh (2017) nghiên cứu KSNB trong các DN xây dựng niêm yết
trên thị truờng chứng khoán Việt Nam đã kiểm định mối quan hệ giữa chất luợng
KSNB với khả năng sinh lời, mối quan hệ giữa quy mơ ban kiểm sốt, tính độc lập
của ban kiểm sốt, trình độ của ban kiểm sốt với chất luợng KSNB. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra những hạn chế của các yếu tố KSNB, trên cơ sở đó để thực hiện
các giải pháp hoàn thiện KSNB... - “Nghiên cứu KSNB trong các DN xây dựng trên
thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội’”.
Qua nghiên cứu một số đề tài có liên quan về doanh nghiệp sản xuất:
-

Đề tài luận văn thạc sỹ “Hồn thiện hệ kiểm sốt nội bộ tại Công ty TNHH
Nuplex Resins Việt Nam” của Đinh Thụy Ngân Trang (2007) đã đua ra một số vấn
đề lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quan điểm của PGS. TS Ngơ Trí
Tuệ và các cộng sự (2004), nêu đuợc khái quát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ
trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó đua ra các giải pháp để hồn thiện KSNB.
Tuy nhiên thực trạng chua đuợc phân tích chi tiết cho đặc thù sản phẩm của doanh
nghiệp là sản xuất kinh doanh hóa chất dùng cho sản xuất các loại sơn, keo nên các
giải pháp đua ra chua mang tính thực tiễn cao.

-

Đề tài luận án tiến sỹ “Hồn thiện kiểm sốt nội bộ trong các doanh nghiệp
may mặc Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) đã hệ thống hoá các lý
thuyết, quan điểm kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ từ truớc đến nay, đua
ra các đặc thù của các doanh nghiệp may mặc, khẳng định những yêu cầu đối với hệ
thống kiểm soát nội bộ ứng dụng trong các doanh nghiệp may mặc trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KSNB tại các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam tác giả đua ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện KSNB.
Kết quả của đề tài có nhiều đóng góp cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.
Tuy nhiên để hoàn thiện KSNB cho đặc thù các doanh nghiệp khác nhu sản xuất,
thuơng mại, khách sạn, giao thơng...thì vẫn cần các giải pháp khác phù hợp với đặc


5

điểm của các doanh nghiệp này.

Trong chuyên ngành kế toán, bài báo iiHoan thiện tổ chức hệ thống chứng từ
kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại cơng ty cổ phần nhựa - bao bì
Vinh”, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hịa đăng trên tạp chí Kế tốn & kiểm toán số
tháng 8/2012 đã nêu ra thực trạng về hệ thống chứng từ kế tốn tại cơng ty và đua ra
một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác chứng từ kế toán phục vụ cho hoạt động
kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Tuy nhiên tác giả chua đi sâu và đề cập cụ thể thực
trạng KSNB của đơn vị và giải pháp hoàn thiện KSNB của đơn vị.
Tác giả nhận thấy ở Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về KSNB trong các
ngành khác nhau. Tuy nhiên, chua có đề tài nào nghiên cứu về KSNB cho công ty
sản xuất và lắp đặt cửa cụ thể là chua có đề tài nghiên cứu về Cơng ty Cổ Phẩn
Eurowindow. Vì thế tác giả tập trung nghiên cứu vào các yếu tố cấu thành KSNB ở
đơn vị, đồng thời chỉ ra một số đặc điểm của đơn vị trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt
cửa tác động đến việc thiết kế, hoạt động của KSNB, phân tích về thực trạng KSNB
tại đơn vị, từ đó đề ra các giải pháp hồn thiện KSNB tại Cơng ty Cổ Phần
Eurowindow.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu nhằm phát triển lý luận về KSNB trong doanh
nghiệp. Tác giả cụ thể hóa để làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB tại
doanh nghiệp. Phân tích các quan điểm khác nhau về KSNB, từ đó tổng qt đua ra
mơ hình tổ chức KSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu KSNB tại Công ty Cổ phần
Eurowindow gồm: Nội dung (chính sách kiểm sốt, hoạt động kiểm sốt), các yếu
tố cấu thành (Mơi truờng kiểm sốt, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thơng tin và
trao đổi thơng tin, hoạt động kiểm sốt, giám sát các kiểm soát), mục tiêu của
KSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc
thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động)
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KSNB tại Công ty cổ phần
Eurowindow. Phân tích đuợc đặc điểm hoạt động (cơ cấu tổ chức, quy mô, đặc
điểm về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, lao động, ...) của công ty chi phối đến việc
thiết kế và vận hành KSNB tại Công ty. Điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng



6

KSNB của Cơng ty Cổ phần Eurowindow, tính hiệu lực của các chính sách và vận
hành của KSNB. Ket quả đánh giá chỉ ra những mặt đạt đuợc, đặc biệt là những tồn
tại và nguyên nhân của những tồn tại.
Thứ ba, đua ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình cũng nhu nâng cao
hiệu quả hoạt động của KSNB tại Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xác định đối tuợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là rất quan trọng khi
thực hiện đề tài nghiên cứu, Luận văn đã cụ thể đối tuợng nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu nhu sau:
-

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn
Đối tuợng nghiên cứu của Luận văn là kiểm sốt nơi bộ tại cơng ty Cổ Phần
Eurowindow. Với đối tuợng này, Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ
bản và tiến hành khảo sát thực trạng KSNB tại Cơng ty Cổ phần Eurowindow, từ đó
đề xuất các giải pháp hồn thiện KSNB tại Cơng ty Cổ phần Eurowindow.

-

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Eurowindow
Phạm vi về thời gian: Số liệu trong đề tài đuợc thu thập từ năm 2016 đến năm
2018;
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phuơng

pháp để thu thập thông tin và xử lý số liệu nhu sau:
-

Phuơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê
Nin vào nghiên cứu xã hội học. Xuất pháp từ ứng dụng thực tiễn của Luận văn và
nghiên cứu hoạt động cụ thể KSNB tại Công ty Cổ phần Eurowindow, Luận văn sử
dụng phuơng pháp khái quát hóa, tổng hợp và phân tích những nguyên lý cơ bản về
KSNB qua các giáo trình, tài liệu, cơng trình một số tác giả, để từ đó đua ra nhận
định, đánh giá về KSNB tại công ty Cổ Phần Eurowindow.

-

Phuơng pháp điều tra, quan sát: Tác giả thực hiện quan sát các nghiệp
vụ và hoạt động của đơn vị. Tất cả nhằm mục đích làm rõ thực trạng KSNB tại
Công ty;


7

-

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử
dụng hai bộ dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp.
về phương pháp xử lý dữ liệu nhằm khái quát lý luận, tổng kết thực tiễn đề từ
đó đề ra các giải pháp hồn thiện thực tiễn. Đối chiếu các thông tin sơ cấp mà tác
giả thu thập được từ quan sát và phỏng vấn và so sánh với tài liệu đơn vị cung cấp
nhằm xem xét tình KSNB thực tế, đi sâu phân tích những chính sách trong đơn vị
nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập; Phân tích các thơng tin thứ cấp thu thập được
từ website của cơng ty nhằm phân tích tình hình tài chính hiện nay của cơng ty;


-

Phương pháp so sánh: Tác giả tiến hành so sánh giữa thực tế việc xây dựng
và hoạt động của KSNB tại công ty với những kiến thức lý luận mà tác giả nghiên
cứu qua giáo trình, văn bản pháp luật, các đề tài nghiên cứu liên quan để thấy được
hiệu quả hoạt động và những hạn chế của KSNB tại đơn vị.

6. Ket cấu của luận văn
Chương I. Lý luận chung về kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng kiểm sốt nội bộ tại Cơng ty Cổ Phần Eurowindow
Chương III. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ tại Công ty Cổ Phần
Eurowindow.


8

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.
1.1.1.

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ, MỤC TIÊU CỦA KIỂM SỐT NỘI BỘ

Khái niệm kiểm sốt nội bộ
Trên thế giới: Kiểm sốt nội bộ ln được coi là đề tài thu hút sự quan tâm

trong cả thực tiễn và lý luận. Thuật ngữ KSNB được đề cập lần đầu tiên tại Cục dự
trữ liên bang Hoa Kỳ vào năm 1929, khái niệm về KSNB và cơng nhận vai trị của
hệ thống KSNB trong doanh nghiệp được đưa ra trong các văn bản hướng dẫn của
các tổ chức nghề nghiệp và quản lý công bố của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Nó

được sử dụng tỏng các tài kiệu kiểm tốn và được hiểu là một cơng cụ nhằm bảo vệ
tài sản, tuân thủ pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra
các tiêu chuẩn tìm hiểu về hệ thống KSNB. Năm 1934, Ủy ban Chứng khoán Hoa
Kỳ vận dụng khái niệm về KSNB để soạn thảo pháp luật về giao dịch chứng khoán
Hoa Kỳ, trong đó có nêu vai trị của hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với việc bảo đảm
mục tiêu cơ bản như: quy định về tiêu chuẩn về cung cấp thông tin và mơ hình các
hành vi, qua đó tổ chức pháp hành phải cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, rõ
ràng, phản hánh hoạt động kinh doanh, rủi ro, lợi nhuận của dự án đầu tư mới hay
các hoạt động đang diễn ra. Điều này nhằm mục đích khuyến khích các nhà đầu tư
thực hiện các quyết định đầu tư mua, bán hay giữ chứng khoản một cách hợp lý
trong tình trạng đầy đủ thơng tin. Luật pháp cũng quy định các chế tài nghiêm khắc
nhằm ngăn chặn các hành vi xuyên tạc thông tin, lừa dối, gian lận trên thị trường
chứng khoán. Năm 1936, Hiệp hội kiểm toán viên cơng chứng Hoa Kỳ (AICP) đã
xác định KSNB có tác dụng bảo vệ tiền và tài sản cũng như kiểm tra tính chính xác
trong ghi chép của sổ sách từ đó cung cấp các số liệu kế tốn tin cậy, thúc đẩy hoạt
động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Năm
1958, trong tài liệu qui định phạm vi của kiểm toán viên độc lập xem xét KSNB,
trong đó lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán.
Đến năm 1970, khi thiết kế hệ thống kế toán và kiểm toán, người ta đặc biệt
chú ý đến KSNB tại doanh nghiệp và coi việc hồn thiện nó là công việc của kiểm


9

toán viên. Năm 1977, lần đầu tiên khái niệm về hệ thống KSNB xuất hiện trong một
văn bản pháp luật của Hạ viện Hoa Kỳ, nó đuợc đúc rút từ sau vụ bê bối với các
khoản thanh toán bất hợp pháp cho chính phủ nuớc ngồi. Đến thập niên 80 (19801988), với sự sụp đổ hàng loạt các công ty cổ phần tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp
buộc phải quan tâm đến KSNB và ban hành nhiều quy định huớng dẫn nhu: Qui
định về qui tắc đạo đức, kiểm soát và làm rõ chức năng của KSNB; Qui định về
phịng chống gian lận báo cáo tài chính; Các ngun tắc về báo cáo trách nhiệm và

đánh giá hiệu quả của KSNB.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về hệ thống kiểm sốt nội bộ. Các quan điểm
đều có sự khác nhau do u cầu và góc độ nhìn nhận khác nhau.
Đầu tiên là khái niệm đua ra năm 1948 của Viện kế toán Mỹ (American
Institute of Accountants) tiền thân của AICPA: “Kiểm soát nội bộ bao gồm các kế
hoạch tổ chức và các phuơng pháp và biện pháp kết hơp đuợc áp dụng trong đơn vị
kinh doanh để bảo vệ tài sản, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của số liệu kế tốn,
phát huy tính hiệu quả của hoạt động, và khuyến khích sự tuân thủ các chính sách
quản lý đã thiết lập” [20,tr.9]
Theo Ủy ban Tổ chức kiểm tra (COSO- The Committee of Sponsoring
Organizations of the Treadway Commission) là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc
gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính, “Kiểm sốt nội bộ là một
quy trình chịu ảnh huởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên
khác của một tổ chức, đuợc thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc
thực hiện các mục tiêu sau: hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, tính chất đáng
tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành”
[21,tr.118]
Còn theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA số 210 (Thỏa thuận các điều
khoản của hợp đồng kiểm tốn) có giải thích về kiểm soát nội bộ nhu sau: Thuật
ngữ “kiểm soát nội bộ” bao gồm các thành phần: Mơi truờng kiểm sốt; Quy trình
đánh giá rủi ro của đơn vị; Hệ thống thơng tin liên quan đến việc lập và trình bày
báo cáo tài chính, bao gồm các quy trình kinh doanh có liên quan và trao đổi thơng
tin; Các hoạt động kiểm soát; và Giám sát các kiểm soát [4]


10

Theo văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 được Hội đồng Liên hiệp các
nhà kế toán Malaysia (Malaysian Assembly of Certificated Public Accountant MACPA) và Viện kế toán Malaysia (Malaysian Institute of Accountant - MIA) đưa
ra như sau : “Kiểm soát nội bộ là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục

do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu
của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật tự
và có hiệu quả bao gồm : tuyệt đối tuân theo đường lối của Ban quản trị, bảo vệ tài
sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, tồn hiện số
liệu hạch toán, xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thơng tin tài chính. Phạm vi của
hệ thống kiểm sốt nội bộ cịn vượt ra ngồi những vấn đề có liên quan trực tiếp với
chức năng của hệ thống kế toán. Mọi nguyên lý riêng của hệ thống kiểm soát nội bộ
đượ xem như hoạt động của hệ thống và được hiểu là Kiểm soát nội bộ”
Hội kế toán Anh quốc (England Association of Accountant - EAA) định nghĩa
về hệ thống kiểm soát nội bộ như sau: “Một hệ thống kiểm sốt tồn diện có kinh
nghiệm tài chính và các lĩnh vực khác nhau được thành lập bởi Ban quản lý nhằm:
-

Tiến hành kinh doanh của đơn vị trong trật tự và có hiệu quả;

-

Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối đường lối kinh doanh của Ban quản trị;

-

Giữ an tồn tài sản;

-

Đảm bảo tính tồn diện và chính xác của số liệu hạch toán, những thành
phần riêng lẻ của hệ thống Kiểm soát nội bộ được coi là hoạt động kiểm tra hoặc
hoạt động kiểm tra nội bộ.”
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA số 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai
sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn

vị - “Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân
khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả
năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài
chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có
liên quan”[4,tr.241]. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 - Xác định và
đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và
mơi trường của đơn vị - Ban hành theo TT214/2012/TT-BTC 36 ngày 06 tháng 12


11

năm 2012, cũng khá tương đồng với chuẩn mực kiểm tốn quốc tế thì: Kiểm sốt nội
bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết
kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu
của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả,
hiệu suất của hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Chuẩn mực
này cũng nêu ra các thành phần của kiểm soát nội bộ bao gồm: Mơi trq ờng kiểm
sốt; Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; Hệ thống thông tin có liên quan tới việc lập
và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm các quy trình kinh doanh có liên quan và trao
đổi thơng tin; Các hoạt động kiểm soát; Giám sát các kiểm soát [1]
Từ các khái niệm trên có thể thấy, KSNB nhìn chung đều có những đặc điểm sau:
-

Kiểm soát nội bộ là một quá trình: Kiểm sốt nội bộ bao gồm một chuỗi hoạt
động kiểm soát được xây dựng và vận hành ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết
hợp với nhau thành một thể thống nhất;

-

Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bới con người: con người vừa là

chủ thể vừa là khách thể của quá trình kiểm sốt, chính con người định ra mục tiêu
và thiết lập cơ chế, vận hành kiểm soát ở mọi bộ phận.

1.1.2.

Vai trị kiểm sốt nội bộ
Vai trị của KSNB trong quản lý: từ khái niệm của kiểm sốt nội bộ có thể

thấy được vai trị cơ bản của kiểm sốt trong quản lý là đảm bảo hiệu quả hoạt động
và hiệu năng quản lý của đơn vị. Nhờ có chức năng này mà các kế hoạch, mục tiêu
đề ra, và việc sử dụng các yếu tố nguồn lực luôn được giám sát một cách chặt chẽ từ
khâu xây dựng cho đến khâu thực hiện. Việc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tiến
độ thực hiện sẽ giúp điều hòa mối quan hệ, kịp thời điều chỉnh các định mức và mục
tiêu từ đó tiết kiệm tối đa chi phí nguồn lực mà vẫn đạt được kết quả cao. Từ đó
nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Vai trò của KSNB với nhà quản trị:
+ Bảo đảm độ tin cậy của thông tin. Hệ thống thông tin trong đơn vị là cơ sở
quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý. Thơng tin có thể
được cung cấp từ nhiều bộ phận khác nhau, đó có thể là thơng tin tài chính từ phịng
kế tốn, có thể là thơng tin kỹ thuật hoặc là những thông tin từ bộ phận nhân sự


12

hoặc là thông tin từ bộ phận sản xuất... Thông tin cần đảm bảo kịp thời, tin cậy,
chính xác đảm bảo phản ánh đúng về thực trạng hoạt động. Việc thực hiện đúng các
chính sách thủ tục, hệ thống kiểm sốt nội bộ sẽ đảm bảo thơng tin cung cấp tới nhà
quản lý có độ tin cậy và kịp thời.
+ Bảo đảm tuân thủ các chế độ pháp lý. Doanh nghiệp nằm trong lãnh thổ
quốc gia, chịu sự chi phối, điều tiết của các quy định pháp lý. Các thủ tục kiểm sốt

được tạo lập giúp đơn vị duy trì ý thức chấp hành các quy định, nội quy của nhân
viên. Nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của đơn vị, của nhà nước.
Như vậy, kiểm soát nội bộ hữu hiệu có vai trị rất lớn giúp doanh nghiệp
nhanh chóng đạt được những mục tiêu trên.
Trong thực tê, khơng có bất ký doanh nghiệp nào có kiểm sốt nội bộ có thể
ngăn ngừa, phát hiện kịp thời tất cả mọi sai phạm. Doanh nghiệp phải luôn ý thức
được điều này để ngăn ngừa, giảm thiểu bớt các hạn chế tiềm ẩn trong hệ thống
nhằm phát huy hết vai trò của kiểm soát nội bộ trong đơn vị.
1.1.3.

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn kiểm toán Việt Nam số 315 về việc xác định và đánh giá rủi ro có

sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của
đơn vị (Ban hành theo thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012),
kiểm soát nội bộ được thiết kế, thực hiện và duy trì nhằm giải quyết các rủi ro kinh
doanh đã được xác định, gây ra nguy cơ đơn vị không đạt được một trong các mục
tiêu liên quan đến:
-

Độ tin cậy của quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính: Thơng tin kinh tế, tài
chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành
các quyết định của các nhà quản lý. Như vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính
kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh
đầy
đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính.

-

Hiệu quả và hiệu suất hoạt đơng: KSNB góp phần tang cường việc sử dụng

tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu sự lãng phí do các nghiệp vụ
thừa, khơng cần thiết. KSNB hỗ trợ ban giám đốc hồn thiện, điều hành bộ máy
quản lý bằng cách cung cấp thêm thơng tin về q trình hoạt động của các bộ phận.


13

-

Việc tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành: KSNB đuợc đuợc thiết kế
trong doanh nghiệp phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đuợc tuân thủ đúng mực.

1.2.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA KIỂM SỐT NỘI BỘ
Kiểm sốt nội bộ của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau do có sự khác biệt về qui

mơ, đặc điểm kinh doanh, văn hóa, ... Theo chuẩn mực kiểm toán số VSA 315 về
việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị
đuợc kiểm tốn và mơi truờng của đơn vị (Ban hành theo thông tu số 214/2012/TTBTC ngày 06 tháng 12 năm 2012), KSNB bao hàm phạm vi rộng, thuờng gồm 5
thành phần:
-

Mơi truờng kiểm sốt

-

Quy trình đánh giá rủi ro


-

Hoạt động kiểm sốt

-

Hệ thống thơng tin và trao đổi thơng tin

-

Giám sát các kiểm sốt

1.2.1.

Mơi trường kiểm soát

1.2.1.1.

Định nghĩa

Theo chuẩn mực kiểm toán số VSA 315 về việc xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị đuợc kiểm tốn và mơi truờng của
đơn vị (Ban hành theo thông tu số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012),
mơi truờng kiểm sốt bao gồm chức năng quản trị và quản lý, các quan điểm, nhận
thức và hành động của Ban quản trị và Ban giám đốc liên quan đến kiểm soát nội bộ
và tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động của đơn vị. Môi truờng kiểm soát
tạo nên đặc điểm chung của một đơn vị về cơng tác kiểm sốt.
1.2.1.2.

Các nhân tố trong mơi trường kiểm sốt


a) Truyền đạt thơng tin và u cầu thực thi tính chính trực và các giá trị
đạo đức
Đây là những yếu tố then chốt ảnh huởng đến hiệu quả của việc thiết kế, vận
hành và giám sát các kiếm soát. Tính hữu hiệu của các kiểm sốt khơng thể cao hơn
các giá trị đạo đức và tính chính trực của những nguời tạo ra, quản lý và giám sát


14

các kiểm sốt đó. Tính chính trực và hành vi đạo đức là sản phẩm của chuẩn mực về
hành vi và đạo đức của đơn vị cũng như việc truyền đạt và thực thi các chuẩn mực
này trong thực tế.
b) Cam kết về năng lực
Năng lực là kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thuộc
phạm vi công việc của từng cá nhân. Sự cân nhắc của Ban Giám đốc về các mức độ
nặng lực cần đáp ứng cho mỗi nhiệm vụ cụ thể, các kỹ năng và kiến thức cần thiết
tương ứng;
c) Sự tham gia của Ban quản trị
Ban quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị.
Ban quản trị có trách nhiệm quan trọng và trách nhiệm đó được đề cập trong các
chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và quy định khác, hoặc trong các hướng dẫn do
Ban quản trị ban hành. Ngoài ra, Ban quản trị cịn có trách nhiệm giám sát việc thiết
kế và hiệu quả hoạt động của các thủ tục báo cáo sai phạm và các thủ tục sốt xét
tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ của đơn vị.
d) Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc
Triết lý và phong cách điều hành của Ban Giám đốc có nhiều đặc điểm, như
quan điểm, thái độ và hành động của Ban Giám đốc đối với việc lập và trình bày
báo cáo tài chính có thể được thể hiện qua việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán một
cách thận trọng hoặc ít thận trọng khi có nhiều lựa chọn khác nhau về ngun tắc kế

tốn, hoặc sự kín kẽ và thận trọng khi xây dựng các ước tính kế tốn.
e) Cơ cấu tổ chức
Khn khổ mà theo đó các hoạt động của đơn vị được lập kế hoạch, thực hiện,
kiểm soát và soát xét nhằm đạt được mục tiêu. Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức
thích hợp gồm việc xem xét, cân nhắc các vấn đề chính về quyền hạn, trách nhiệm
và các kênh báo cáo phù hợp. Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức phụ thuộc một phần
vào quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị.
f) Phân công quyền hạn và trách nhiệm
Cách thức phân công quyền hạn và trách nhiệm đối với hoạt động, cách thức


15

thiết lập trình tự hệ thống báo cáo và sự phân chia quyền hạn và trach nhiệm giữa
các cấp.
g) Các chính sách và thơng lệ về nhân sự
Các chính sách và thông lệ liên quan đến các hoạt động tuyển dụng, định
huớng, đào tạo, đánh giá, huớng dẫn, thăng tiến nhân viên, luơng, thuởng và các
biện pháp khắc phục sai sót.
1.2.2.

Quy trình đánh giá rủi ro

1.2.2.1.

Định nghĩa

Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị hình thành nên cơ sở để Ban Giám đốc
xác định các rủi ro cần đuợc quản lý. Một quy trình đánh giá rủi ro phù hợp với
hoản cảnh, bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của đơn vị có thể.

Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt
đuợc các mục tiêu hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và sự tuân thủ
các quy định. Do đó đánh giá rủi ro là cơ sở cho việc quyết định quản lý rủi ro nhu
thế nào. Bao gồm việc Ban Giám đốc xác định các rủi ro kinh doanh có liên quan
nhu thế nào đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo khn khổ về lập và
trình bày báo cáo tài chính, uớc tính độ rủi ro, đánh giá khả năng xảy ra rủi ro và
quyết định các hành động nhằm xử lý, quản trị rủi ro và kết quả thu đuợc.
Các rủi ro liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính bao gồm các sự kiện
trong hay ngoài đơn vị, các giao dịch hoặc các tình huống có thể phát sinh và có ảnh
huởng bất lợi đến khả năng tạo lập, ghi chép, xử lý và báo cáo dữ liệu tài chính phù
hợp với các cơ sở dẫn liệu của Ban Giám đốc trong báo cáo tài chính. Ban Giám
đốc có thể lập các chuơng trình, kế hoạch hoặc hành động để xử lý những rủi ro cụ
thể hoặc quyết định chấp nhận rủi ro do tính đến hiệu quả kinh tế hay do xem xét
các yếu tố khác. Các rủi ro có thể phát sinh hoặc thay đổi trong các tình huống nhu:
-

Những thay đổi trong môi truờng hoạt động: Những thay đổi trong mơi
truờng pháp lý hoặc mơi truờng hoạt động có thể dẫn đến những thay đổi về áp lực
cạnh tranh và các rủi ro khác nhau đáng kể;

-

Nhân sự mới: Những nhân sự mới có thể có hiểu biết và những trọng tâm
khác về kiểm soát nội bộ;


×